Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào của công ty CPHD vạn an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 56 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và nghành công nghiệp
phát triển, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế quốc
dân nói chung và nghành hóa nói riêng.
Nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của xã hội phục vụ đời sống con người thì
cho đến nay việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào của bất kỳ một công
ty nào cũng đòi hỏi khắt khe. Một phần là đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng
cao uy tín thương hiệu của Công ty trên thị trường, một phần khẳng định
chuyên môn, tay nghề của một công ty lớn, luôn lấy chất lượng làm hàng đầu.
Cả hai thành phần này đều tác động đến lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ của Công
ty.
Hiện nay các loại sản phẩm dầu mỏ, dung môi hóa chất trong công
nghiệp có thể nói là những mặt hàng chính, chủ yếu trong sản xuất công
nghiệp, nên việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của bất kỳ công ty nào cũng
khắt khe và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra.
Để đi sâu về vấn đề này tôi đã tìm hiểu về “Các phương pháp kiểm tra
chất lượng sản phẩm đầu vào của công ty CPHD Vạn An”.Và đây cũng là
chuyên đề thực tập trong thời gian qua.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty CP Hóa Dầu Vạn An
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA DẦU VẠN AN
- Tên giao dịch: VAN AN PETROCHEMICAL CORPORATION
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Đông Xuyên, Phường Rạch Dừa,
TP.Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Công ty Cổ Phần Hóa Dầu Vạn An được thành lập và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 04/03/2005, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3500691713 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp.


Với diện tích mặt bằng rộng 25.000 m
2
, bao gồm hệ thống đường ống
và kho bồn, với một hệ thống kho bồn bể với quy mô sức chứa là: 45.000m
3
,
gồm 20 bồn bể thép trụ đứng chia làm 5 dãy:
 Dãy A (từ bồn A1 - A5)
 Dãy B (từ bồn B1 - B4)
 Dãy C (từ bồn C1 - C5)
 Dãy E (từ bồn E1 – E3)
 Dãy F (từ bồn F1 – F3)
Mỗi dãy có dung tích từ 1.000m
3
đến 5.500m
3
dùng để chứa xăng, dầu
Diesel, dầu FO, các loại dung môi - hóa chất cơ bản dùng trong ngành công
nghiệp.
Ngoài ra, hệ thống đường ống với công nghệ hiện đại và khép kín có thể
đảm bảo tồn chứa tốt các loại hàng hóa lỏng. Đặc biệt, Công ty còn có hệ
thống cầu cảng chuyên dụng do Cục hàng hải Việt Nam cấp phép đưa vào
khai thác sử dụng, có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 10,000 tấn ra vào cảng
an toàn, điều này rất thuận lợi cho việc nhập xuất các loại hàng hóa. Đây
cũng chính là một thế mạnh giúp Công ty cạnh tranh với các công ty khác.
Bên cạnh những điểm mạnh về kỹ thuật hạ tầng hiện đại, Công ty còn
có lợi thế kinh doanh khi nằm trên ngã ba đường hàng hải quốc tế, trong đó có
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là một trong những thuận lợi lớn giúp

Công ty khai thác sâu hơn nữa tiềm năng kinh tế, đáp ứng nhu cầu kinh doanh
về cảng biển chuyên dụng, kho vận và kinh doanh mặt hàng dung môi hóa
chất tại khu vực này.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
1.1.3. Sơ đồ tổ chức từng bộ phận trong công ty
a. Sơ đồ tổ chức phòng Hành Chánh
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
Chức năng và nhiệm vụ của phòng Hành Chánh là chịu trách nhiệm về
nhân sự của công ty, đồng thời quản lý 3 bộ phận trên.
- Bộ phận Bảo Vệ: Có trách nhiệm bảo vệ tài sản cho công ty 24/24 và tiếp
nhận, hướng dẫn khách tới liên hệ làm việc tại công ty. Đồng thời bộ phận
Bảo Vệ cũng là lực lượng nhân viên nồng cốt trong công tác PCCC tại chỗ, đã
qua đào tạo về nghiệp vụ chữa cháy.
- Bộ phận công tác PCCC: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong công
tác PCCC toàn công ty khi xảy ra sự cố, đại diện chịu trách nhiệm và làm việc
trực tiếp với đơn vị công an PCCC của tỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến
vấn đề cháy nổ của toàn công ty.
- Bộ phận tạp vụ: Chịu trách nhiệm chính về bữa ăn cho toàn công ty, luôn đặt
vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm làm hàng đầu, và đảm bảo bữa ăn
đầy đủ dinh dưỡng cho CB-CNV trong công ty.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
b. Sơ đồ tổ chức phòng Kỹ Thuật
Chức năng của phòng Kỹ Thuật là chịu trách nhiệm chính các vấn đề liên
quan đến chất lượng sản phẩm, vấn đề môi trường và đảm bảo vấn đề an toàn
trong công việc cho toàn công ty.
- Phòng Lab & QA: Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng
hóa có tại công ty.
- Bộ phận Môi Trường: Chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan môi

trường của toàn công ty và trước cơ quan ban ngành, luôn đảm bảo môi
trường làm việc và môi trường xung quanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Bộ phận An Toàn: Chịu trách nhiệm chính về các vấn đề an toàn, tai nạn lao
động tại các vị trí làm việc trong toàn công ty, cũng như tất cả khách hàng
làm việc tại công ty, luôn đảm bảo an toàn là tuyệt đối.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 5
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
c. Sơ đồ tổ chức phòng Kinh Doanh
Chức năng của phòng kinh doanh là liên hệ làm việc với khách hàng
về việc mua bán, xuất nhập hàng tại công ty.
- Nhân viên xuất nhập khẩu: Chịu về vấn đề xuất - nhập hàng hóa của công
ty và các giấy tờ liên quan đến thông tin sản phẩm sẽ phải thông báo lại cho
bộ phận trực tiếp làm việc xuất nhập.
- Nhân viên kiểm soát – đối chiếu: Chịu trách nhiệm về các chứng từ liên
quan về thông tin sản phẩm, các mặt hàng được xuất - nhập chứng từ phải
được lưu trữ.
- Nhân viên điều độ cảng: Chịu trách nhiệm về vấn đề tàu ngoại cập cảng liên
hệ làm việc cùng công ty, các vấn đề này phải được báo cáo lại cho cơ quan
ban ngành có chức năng.
- Nhân viên kế hoạch kinh doanh: Chịu trách nhiệm về kế hoạch làm việc
cho bộ phận trực tiếp sản xuất và tình hình kinh doanh của công ty, báo cáo
lại cho ban lãnh đạo về tình hình kinh doanh của công ty.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 6
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
d. Sơ đồ tổ chức bộ phận Sản Xuất
Chức năng của bộ phận Sản Xuất là chịu trách nhiệm về tình hình lĩnh
vực hoạt động sản xuất và năng suất doanh thu của công ty, luôn cải tiến kĩ
thuật, nâng cao trình độ cho nhân viên, để tạo ra hiệu quả tốt nhất trong công
việc.
- Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm chính về hệ thống bồn bể chứa và lượng

hàng tồn trong các bồn bể, tính toán lượng hàng thực tế và có báo cáo cụ thể
lại cho cấp trên.
- Bộ phận đóng rót: Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất tại
công ty, như về bơm rót sản phẩm vào phuy hay vào xe bồn xitec.
- Bộ phận giao nhận: Chịu trách nhiệm về vấn đề xuất - nhập hàng cho khách
hàng có yêu cầu.
- Bộ phận cơ điện: Chịu trách nhiệm về hệ thống điện toàn công ty, luôn đảm
bảo hệ thống điện cấp 24/24 cho các hoạt đông kinh doanh sản xuất của công
ty.
e. Sơ đồ tổ chức phòng Tài Chính
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
Chức năng của phòng Tài Chính là đảm bảo nguồn thu - chi cho hợp lý
công ty, luôn đảm bảo nguồn tài chính của công ty trong tình trạng ổn định
nhất.
- Phòng kế toán trưởng: Có chức năng kiểm soát tất cả các nguồn thu - chi
cho các lĩnh vực hoạt động của công ty là phòng ban đại diện cho công ty
thanh toán các hóa đơn với khách hàng.
- Nhân thủ quỹ: Có nhiệm thu - chi các khoản do phòng kế toán trưởng chỉ
đạo và luôn đảm bảo nguồn quỹ của công ty ổn định.
- Nhân viên kế toán: Có nhiệm vụ kiểm kê tính toán các khoản thu – chi của
công trước khi giao cho phòng kế toán trưởng duyệt thu - chi.
1.2.Đặc điểm kinh doanh của Công ty
Công ty CPHD Vạn An là một công ty kinh doanh dịch vụ, đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu kinh doanh về cảng biển chuyên dùng, các dịch vụ về kho vận,
tồn trữ, đóng rót các mặt hàng dung môi hóa chất trong khu vực. Một số lĩnh
vực chính.
- Dịch vụ kho vận, cảng, bến cảng, tiếp nhận và phân phối hàng hóa xuất nhập
khẩu, lưu giữ hàng hóa trong kho ngoại quan.
- Thực hiện các dịch vụ đóng rót, bơm hàng ra phuy và xe bồn theo quy cách

SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 8
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
về số lượng và chất lượng hợp đồng với các công ty đối tác.
- Cho thuê kho, bãi đỗ xe.
- Vận tải hàng hóa bằng xe tải liên tỉnh: vận tải chất lỏng (xăng, dầu, nước, ),
hóa chất ( dung môi, không phải hóa chất có tính độc hại mạnh), ống dẫn
xăng, dầu, sản phẩm lọc dầu.
Hình 1.2.1. Các dãy bồn trong công ty
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 9
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
2.1. Nguồn nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy
Nguyên liệu đầu vào của Công ty là nhiên liệu – dung môi – hóa chất
như: xăng, dầu DO, Methyl Ethyl Ketone, Toluene, Acetone, Butyl
Acrylate, được cung cấp bởi đối tác như: tập đoàn DEALIM (Hàn Quốc),
Công ty xăng dầu quân đội, Petrolimex, PLC, và một số công ty khác trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, dung môi – hóa chất.
Sản phẩm đầu ra của Công ty là nhiên liệu – dung môi – hóa chất đã
được đóng rót đúng quy cách về số lượng và chất lượng, sử dụng cho các đơn
vị bán lẻ và công nghiệp.
Với đặc trưng là một công ty chuyên về kinh doanh dịch vụ quy mô lớn,
công ty cổ phần xăng dầu Vạn An hoạt động dựa trên việc cho thuê bồn chứa.
Khách hàng là các công ty khác trong và ngoài nước, khi nhập hàng từ nước
ngoài về bằng tàu thủy sẽ thuê cơ sở của công ty để chứa hàng tạm thời. Sau
đó tùy vào quá trình kinh doanh mà phân phối hàng đi. Như vậy, do tính đặc
biệt của công ty, nguồn nguyên liệu và sản phẩm của công ty là một.
2.2. Hệ thống tồn trữ và vận chuyển nguyên liệu của nhà máy
2.2.1. Thông số bồn
Hệ thống tồn trữ của nhà máy bao gồm 20 bồn chứa lớn nhỏ được chia ra
làm 3 loại với các thông số kích thước và thể tích sau đây:s

− Bồn lớn: A1 – A5, dung tích thiết kế 5500 (m
3
)
− Bồn trung bình: B3, B4, E1 – E3, F1 – F3, dung tích thiết kế 1700 (m
3
)
− Bồn nhỏ: B1, B2,C1 – C5, dung tích thiết kế 970 (m
3
)
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 10
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
Hình 2. 2.1.1. Sơ đồ bố trí bồn trong nhà máy
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
Thông số
Loại bồn
Bồn lớn Bồn trung bình Bồn nhỏ
Đường kính 22 (m) 11,4 (m) 9,5 (m)
H
tk
17 (m) 17 (m) 14 (m)
H
tp
16,7 (m) 16,7 (m) 13,6 (m)
H
gh
16,2 (m) 16,2 (m) 13 (m)
V
tp
5500 (m

3
) 1700 (m
3
) 970 (m
3
)
V
gh
5300 (m
3
) 1600 (m
3
) 925 (m
3
)
V
min
580 (m
3
) 102 (m
3
) 70 (m
3
)
V
đáy
70 (m
3
) 28 (m
3

) 19 (m
3
)
Bề dày bồn (mm)
3 lớp trên 8 8 6
Các lớp giữa 10 10 8
3 lớp dưới 12 12 10
Bảng 2.2.1.1. Các thông số bồn trụ đứng
Trong đó:
− H
tk
là chiều cao thiết kế bên ngoài bồn
− H
tp ,
V
tp


chiều cao toàn phần và thể tích toàn phần bên trong bồn
− H
gh ,
V
gh
là chiều cao giới hạn và thể tích giới hạn cho phép chứa trong
bồn
− V
min
là thể tích tối thiểu còn lại có thể đo được trong bồn.
− V
đáy

là thể tích phần đáy trũng.
2.2.2. Đường ống
Các đường ống dẫn sản phẩm đi từ cảng vào bồn và từ bồn đến các trạm
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
bơm đều được thiết kế đường kính 6 inchs. Đường ống dẫn sản phẩm từ trạm
bơm đến xe bồn và trạm chiết rót phuy được thiết kế đường kính 3 inchs.
Đường ống công nghệ có thể đi trên cao hoặc dưới đất tùy theo địa hình
và bố trí thiết bị trong khu vực.
2.2.3. Thông số bơm
Các bơm dùng trong nhà máy công suất 50 kW
− Bơm dùng trong đóng rót phuy: 35 (m
3
/h)
− Bơm trong trạm bơm ra xe bồn: 30 – 45 (m
3
/h)
− Bơm từ tàu vào bồn: thuộc về bên khách hàng, thông thường 250 – 300
(m
3
/h).
2.3. Quy trình nhập hàng từ tàu vào kho bồn
Quy trình nhập hàng từ tàu vào kho bồn và xuất hàng từ kho bồn ra tàu
hay xà lan đều tương tự nhau.
2.3.1. Thủ tục hồ sơ trước nhận tàu
Nếu là hàng của công ty mua trực tiếp thì giám đốc kinh doanh nhận các
hồ sơ liên quan đến hàng hóa ít nhất 2 ngày trước khi tàu đến, bao gồm:
− Thông báo từ tàu đến (Notice of Vessel’s Arrival)
− Hợp đồng (Sales Contract)
− Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L)

− Chứng nhận về chất lượng (Certificate of Quality – COQ or Certificate
of Analysis – COA)
− Chứng thư về số lượng (Certificate of Quantity)
− Bảng đo hàng kho xuất hàng trước và sau khi bơm hàng (Short tank
Measureement)
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
− Chứng thư về bồn tàu sạch trước khi nhận hàng (Certificate of Empty
Tank before Loading)
− Báo cáo đo bồn tàu sau khi nhận hàng (Ship tank Ullage Report after
Loading)
Nếu là hàng ký gởi thì giám đốc kinh doanh nhận các hồ sơ sau:
− Thông báo từ tàu đến (Notice of Vessel’s Arrival)
− Vận đơn hàng hải (Bill of Lading – B/L)
− Chứng thư chất lượng và số lượng nếu có
Một ngày trước khi tàu tới, Giám đốc kinh doanh kiểm tra lại để đảm
bảo các đơn vị có liên quan như Hải quan, Giám định được cập nhật về thời
gian chính xác tàu sẽ cập cảng. Đồng thời trưởng kho tiến hành kiểm tra lại
tình trạng cầu cảng, khu vực bồn, tình trạng ống mềm, hệ thống PCCC, trang
bị bảo hộ các nhận cần thiết để đảm bảo việc đón tàu.
2.3.2. Quy trình trong khu bồn
a. Chuẩn bị nhận tàu
Trước khi tàu vào cầu cảng, phòng kinh doanh lập kế hoạch nhận tàu,
bao gồm khối lượng tối đa của các bồn chứa có thể nhận số lượng sản phẩm
tương ứng, giá trị này phải thấp hơn mức cao nhất cho phép của bồn, và triên
khai công việc cho các công nhân:
− Kiểm tra sơ bộ các bồn nhập hàng.
− Điền các thông số vào “phiếu chuẩn bị trước khi nhận dung môi” tại
kho khu bồn và cầu cảng. Phiếu này được điền cho mỗi loại sản phẩm, thực
hiện ngay trước khi chuẩn bị nhập loại sản phẩm đó, không điền thông số cho

các loại sản phẩm chưa chuẩn bị nhập. Nếu chuyến tàu chứa nhiều loại sản
phẩm thì phải nhập mỗi loại sản phẩm một phiếu.
− Trưởng kho kết hợp với người trực cầu cảng thực hiện kiểm tra tại cầu
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 14
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
cảng: đường ống mềm nhập tàu, các van, hệ thống xả làm sạch đường ống,
đường cung cấp khí Nitơ, các thiết bị đo nhiệt độ, áp suất và các công cụ liên
quan đến việc nhận tàu. Đảm bảo tất cả phải sẵn sàng cho việc nhận tàu.
b. Trước khi bơm vào bồn
− Công nhân vận hành bồn thực hiện đo mực chất lỏng và nhiệt độ ban
đầu cũng như dùng thuốc thử nước để kiểm tra nước tự do ở đáy bồn.
− Chuẩn bị đầy đủ máy bộ đàm cho các vị trí trực trong lúc nhận tàu.
− Giám đốc kho, trưởng kho kiểm tra việc nối ống mềm và thao tác đóng
mở van tại khu vực bồn: nối ống và đóng mở van đúng tuyến, đúng bồn chứa
sản phẩm chuẩn bị nhập.
− Bên phía khách hàng có thể cử người đến để kiểm tra tuyến các đường
ống, van, đóng seal các van và giám sát nhập tàu.
− Trong trường hợp có lấy mẫu slop trước khi nhận hàng thì phải chuẩn
bị các đường ống mềm 2 inchs để đấu nối đường ống lấy hàng slop vào phuy,
chuẩn bị các phuy để chứa hàng slop.
− Tiến hành lấy mẫu tại bồn trước khi nhập hàng đối với những mặt hàng
có khả năng hòa tan với nước gồm một mẫu chạy và một mẫu đáy
− Tiến hành lấy mẫu tại tàu gồm một mẫu chạy và một mẫu đáy gởi cho
phòng thí nghiệm kiểm tra tỉ trọng và hàm lượng nước với các mặt hàng hòa
tan với nước. Giám đốc kinh doanh nhận thông báo kết quả kiểm định lấy
mẫu tại hầm tàu từ phòng thí nghiệm. Nếu “ĐẠT” (bao gồm mẫu chạy, mẫu
trộn giữa các hầm tàu cùng sản phẩm và mẫu đáy, cũng như so sánh tỉ trọng
của phòng thí nghiệm. Nếu tỉ trọng kiểm tra không khác biệt với tỉ trọng mà
giám định sử dụng tính toán trên tàu quá 0.0012 kg) thì mới tiến hành cho
bơm sản phẩm đó. Ngược lại phải báo cáo lên ban Tổng giám đốc để nhận ý

kiến chỉ đạo cho từng trường hợp cụ thể.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
c. Bơm dung môi vào bồn
− Kiểm tra các van tại trạm nhận và đóng mở thích hợp cho việc bơm sản
phẩm.
− Trưởng kho là người có trách nhiệm duy nhất thông báo việc bơm một
loại dung môi vào bồn.
− Trong khu bồn, công nhân vận hành bắt đầu mở van vào bồn sản phẩm
chính. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt như khi đã xác định được
trước là đường ống từ cảng về bồn trong nhà máy nhiễm bẩn hoặc còn sót lại
sản phẩm khác thì Giám đốc kinh doanh sẽ ra lệnh cho sản phẩm về bồn slop
trước và liên tục kiểm tra mẫu cho đến khi mẫu sản phẩm đạt thì mới cho sản
phẩm vào bồn chính. Chỉ các mặt hàng gốc monomer mới cần lấy mẫu slop.
− Áp suất trên đường ống tại cầu cảng lúc bắt đầu bơm không vượt quá
1,5 bar. thời gian trung bình sản phẩm vào bồn là 30’. Nếu vượt quá thời gian
trên sản phẩm chưa vào bồn thì báo ngay cho Giám đốc kinh doanh. Sau đó
Giám đốc kinh doanh cho ngưng bơm và tiến hành kiểm tra. Chỉ tiến hành
bơm lại sau khi đã kiểm tra xong và được sự chấp thuận của Giám đốc kinh
doanh.
− Từ từ tăng áp suất lên và không vượt quá 5 bar tại cầu cảng. Tốc độ
tăng áp không vượt quá 3 bar/phút
d. Làm sạch đường ống
Khi kết thúc bơm một loại sản phẩm, nếu tàu có một sản phẩm duy nhất,
tiến hành làm sạch đường ống bằng cách thổi nhanh bằng áp lực khí Nitơ, sau
đó xả khô bằng các ống xả tại những điểm thấp nhất trên đường ống. Nếu tàu
có hai loại sản phẩm trở lên cùng chủng loại, tiến hành làm sạch đường ống
như trên và thực hiện việc bơm sản phẩm tiếp theo theo đúng trình tự các
bước như quy định.
e. Kết thúc nhận tàu

SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
Đo bồn: công nhân vận hành bồn kết hợp với giám định thực hiện việc
đo mực lỏng và nhiệt độ đã nhận trong từng bồn tương ứng cũng như kiểm tra
trước đối với những mặt hàng không hòa tan với nước bằng cách kiểm tra
bằng van xả đáy.
Công nhân trực bồn kết hợp đo xác định mực và khối lượng sản phẩm.
Trưởng kho dựa theo số liệu này để xác định khối lượng sản phẩm đã nhận và
số liệu này dùng để tham khảo thừa chiếu.
Công việc lấy mẫu: bồn phải để tĩnh ít nhất 2 giờ trước khi lấy mẫu. lấy
mẫu phải dựa theo quy trình lấy mẫu tại phòng thí nghiệm. Mỗi bồn lấy mẫu
gồm một mẫu chạy, 1 mẫu lớp sát đáy và một mẫu cách đáy 150mm để xác
định sản phẩm nhiễm bẫn, cặn hay không.
g. Công việc báo cáo
Giám đốc kinh doanh thực hiện các số liệu liên quan đến chuyến tàu từ
phụ trách cầu cảng và lập bảng báo cáo nhập tàu.
Nộp báo cáo nhập tàu, các chứng từ bản chính đến phó Tổng giám đốc
không trễ quá 3 ngày làm việc kể từ khi xác định khối lượng đã nhận của sản
phẩm tương ứng. Nếu khối lượng hàng nhận tại bồn thiếu quá 0,5% so với
Vận đơn hàng hải thì giám đốc kinh doanh phải tiến hành làm báo cáo thiếu
hàng.
Giám đốc kinh doanh lưu hồ sơ giấy tờ liên quan đến chuyến nhận tàu tại
nơi làm việc quy định.
2.3.3. Quy trình vận hành tại cầu cảng
a. Chuẩn bị nhận tàu
Giám đốc kinh doanh thực hiện kiểm tra tại cầu cảng trước khi tàu vào
với các mục như sau: bơm, đường ống mềm, các van, hệ thống làm sạch
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 17
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
đường ống, ống mềm, các thiết bị đo áp suất và các dụng cụ liên quan đến

việc nhận tàu. Đảm bảo tất cả phải sẵn sàng cho việc nhận hàng từ tàu.
Một giờ trước khi tàu đến, giám đốc kinh donh hướng dẫn 2 công nhân
đón tàu chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để đón tàu như: các khóa phù hợp mở
các mặt bích, dây để treo ống mềm, phao, áo phao, trang bị bảo vệ cá nhân,
bình chữa cháy, đèn pin, vv…, nước sạch để rửa khi sản phẩm dính vào người
kiểm tra hệ thống liên lạc bằng bộ đàm giữa cảng và người giám sát tại bồn
nhận ở nhà máy và đảm bảo pin của bộ đàm được sạc đầy đủ, kiểm tra hệ
thống chiếu sáng nếu nhận hàng qua đêm.
Giám đốc kinh doanh phải đảm bảo trong khu vực cầu cảng không có
một công việc nóng nào thực hiện và dừng ngay bất kỳ một công việc nguội
nào ảnh hưởng đến an toàn hệ thống bơm hàng hay ảnh hưởng tới tàu khi
đang neo tại cảng.
Khi hoa tiêu đang điều khiển tàu từ từ cập cảng, Giám đốc kinh doanh
hướng dẫn 2 công nhân mắc dây neo tàu vào các trụ neo trên cầu cảng đồng
thời hướng dẫn hoa tiêu cập tàu vào cầu cảng sao cho mặt bích đầu ra của hệ
thống ống bơm sản phẩm trên tàu ở đúng vị trí phù hợp với mặt bích ống
mềm nhận sản phẩm ở cảng. trong suốt quá trình này, Giám đốc kinh doanh
phải luôn đứng ở vị trí thường trực tại cảng.
b. Các công việc sau khi tàu nhập cảng và trước lúc bơm hàng
− Giám đốc kinh doanh yêu cầu phối hợp với Chief Officer của tàu để
tiến hành kiểm tra an toàn và lập kế hoạch bơm hàng theo cuốn “Ship/Shore
Check List” đính kèm.
− Giám đốc kinh doanh và Chief Officer thực hiện công việc kiểm tra an
toàn.
− Người điều hành nhận hàng ở cảng ký xác nhận vào “Notice of
Readiness” do Thuyền trưởng (Chief Officer) yêu cầu.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 18
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
− Giám đốc kinh doanh yêu cầu Chief Officer cung cấp các chứng từ về
Seal list (nếu có) và Letter of protest (nếu có).

− Giám đốc kinh doanh phải bàn giao sơ đồ hầm hàng trên tàu cho nhân
viên phòng thí nghiệm để giám sát công nhân lấy mẫu.
− Giám đốc kinh doanh cùng với giám đốc kho (nếu cần) phải giám sát
quá trình ghi chép các thông số như: mớn nước mũi, mớn nước lái, mực lỏng
sản phẩm và nhiệt độ sản phẩm của giám định và đảm bảo rằng các thông số
ghi chép này phản ánh chính xác số liệu thực tế.
− Nhân viên giám định hàng hoàn thành việc tính khối lượng hàng trên
tàu trước khi bơm. Nếu khối lượng này khác biệt với khối lượng ghi trên vận
đơn (B/L) vượt quá 0,5% và hoặc khác với khối lượng theo báo cáo đo bồn
tàu sau khi nhận hàng vượt quá 0,3% thì người điều hành nhận hàng ở cảng
phải yêu cầu giám định lập kháng thư có chữ ký xác nhận của thuyền trưởng,
đồng thời phải thông báo ngay về sự sai lệch này cho Giám đốc kinh doanh và
báo cáo cho ban Tổng giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo
− Khi làm thủ tục hải quan nhập hàng xong và có sự đồng ý của Hải quan
thì Giám đốc kinh doanh mới được ra lệnh nối ống để bơm hàng giữa tàu và
bờ. Khi nối ống, những việc nào thộc phía cảng thì công nhân vận hành làm,
công việc nào của boong tàu thì yêu cầu thủy thủ của tàu làm.
− Giám đốc kinh doanh kết hợp với Chief Officer kiểm tra và đảm bảo
chắc chắn là đường ống nhận hàng đã được nối đúng mặt bích của đường ống
bơm hàng cần nhận.
− Sau khi nhận kết quả kiểm tra mẫu “ĐẠT” và 5 phút trước khi bơm
hàng, Giám đốc kinh doanh thông báo lại với nhân viên vận hành tại cầu cảng
và Giám đốc kho là tàu đã bắt đầu bơm sản phẩm tên gì, áp suất bơm bao
nhiêu. Mục đích là để kiểm tra lại nếu có sự sai sót nào thì người điều hành
nhận hàng ở cảng nhận thông tin phản hồi và lệnh bơm hàng phải tạm ngưng
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 19
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
ngay. Khi tất cả các bên sẵn sàng, Giám đốc kinh doanh thông báo công nhân
vận hành ở cảng mở van trên đường ống nhận hàng và phải kiểm tra lần cuối
theo “phiếu kiểm tra và chuẩn bị trước khi bơm hàng về bồn”, tiếp theo liên

lạc với trưởng ban kho vận và phát lệnh bơm hàng.
c. Quá trình bơm hàng
− Giám đốc kinh doanh phải đảm bảo theo dõi áp suất trên đường ống tại
cầu cảng lúc bắt đầu bơm cho đến khi sản phẩm vào bồn không vượt qúa 2,5
bar. Thời gian trung bình để sản phẩm vào bồn là khoảng 30ph.
− Giám đốc kho phải thông báo cho giám đốc kinh doanh khi sản phẩm
vào bồn và yêu cầu giám đốc kinh doanh cho áp suất bơm tăng dần và không
vượt quá 7 bar.
− Trong suốt quá trình bơm hàng Giám đốc kinh doanh phải đảm bảo:
+ Kiểm tra máy bộ đàm mỗi 30ph (giữa Giám đốc kinh doanh với tàu
và với bồn).
+ Phân công hay thay phiên kiểm tra đường ống từ cảng đến kho 2
giờ/lần, nếu có bất thường phải báo ngay cho Giám đốc kinh doanh.
+ Kiểm tra tình trạng vị trí ống nối mềm do thủy triều thay đổi.
+ Giám đốc kinh doanh cập nhật cho giám đốc kho về tốc độ bơm hàng
của tàu khi trưởng kho vận cần.
+ Giám đốc kho phân công nhân viên kiểm tra khu vực bồn trong suốt
quá trình bơm hàng, nếu công nhân phát hiện bất kỳ một dấu hiệu nào
bất thường thì phải báo ngay cho Giám đốc kho.
− Giám đốc kinh doanh thông báo cho Giám đốc kho 30 phút trước khi
bơm xong hàng.
− Khi tàu vét hàng khoảng 15 phút trước khi dừng bơm, công nhân vận
hành tại cảng thực hiện kiểm tra đường khí Nitơ cung cấp, chuẩn bị việc làm
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 20
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
sạch đường ống.
− Khi tàu vét sản phẩm trong bồn xong, Giám đốc kinh doanh cùng với
Giám đốc kho (nếu cần) kết hợp với nhân viên giám định kiểm tra xem hầm
tàu có được vét sạch sản phẩm, đồng thời yêu cầu nhân viên giám định đọc lại
thông số của các bồn slop hay bồn chứa sản phẩm khác loại ở trên tàu để xem

xét sản phẩm của Vạn An có tràn qua các hầm khác không.
− Xác nhận tàu đã bơm khô vét cạn sản phẩm và sản phẩm không bị chạy
qua các bồn khác thì người điều hành nhận hàng ở cảng yêu cầu tàu dùng máy
nén đẩy hơi ít nhất 5 lần để đẩy hết sản phẩm khỏi đoạn ống mềm. Giám đốc
kinh doanh yêu cầu công nhân vận hành ở cảng đóng van trên đường ống và
tiến hành làm sạch đường ống.
d. Sau khi bơm xong hàng
− Sau khi xả sạch ống xong, Giám đốc kinh doanh yêu cầu phía tàu tháo
ống mềm, thông báo cho công nhân vận hành tại cảng và bồn đã kết thúc quá
trình bơm hàng.
− Công nhân vận hành ở cảng khóa niêm phong van trên đường ống, kéo
ống mềm sau khi tàu tháo xong , bịt bích mù ống mềm, dọn dẹp cầu cảng.
− Thổi banh đường ống để đẩy hết hàng còn lại trong đường ống vào bồn
đồn thời làm sạch đường ống.
− Giám đốc kinh doanh nhận các hồ sơ sau:
+ Báo cáo khối lượng trên tàu trước khi bơm.
+ Báo cáo đã bơm khô vét sạch hầm hàng.
+ Số lượng còn trên tàu, nếu có.
+ Biên bản kiểm tra các bồn chứa.
+ Thời gian làm hàng, kể cả việc chậm trễ và nguyên nhân.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 21
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
+ Thư kiếu nại (nếu có).
− Giám đốc kinh doanh ký xác nhận các hồ sơ sau khi bơm hàng của tàu
và giữ lại một bản copy.
− Giám đốc kinh doanh kiểm tra lại các van rên đường ống tại cầu cảng
đã được đóng và khóa lại chưa, kiểm tra công nhân mang tất cả các dụng cụ
lên nhà kho ở cảng chưa. Cầu cảng đã được gọn gàn sạch sẽ như trước khi
nhận tàu chưa.
− Sau 4 tiếng từ thời điểm kết thúc việc thổi banh và xả sạch đường ống

nhập hay kể từ thời điểm kết thúc việc thu hồi đường ống nhập, Giám đốc
kinh doanh cùng với giám định tiến hành cho kiểm tra chiều cao hàng trong
bồn và nhiệt độ thực tế để tiến hành xác định số lượng. Sau đó ký chứng thư
giám định hàng tại bồn sau nhập.
− Giám đốc kinh doanh thông báo giờ cho công nhân tháo dây neo tàu
khi tàu rời cảng.
− Ngay ngày hôm sau, Giám đốc kinh doanh gởi toàn bộ hồ sơ nhận hàng
lên phòng kinh doanh.
− Trong vòng 3 ngày làm việc, phải có chứng thư giám định khối lượng
do giám định cấp.
2.4. Quy trình xuất hàng ra xe bồn
Công việc đóng rót xăng dầu, dung môi vào xe bồn được xác định là có
khả năng gây rủi ro sự cố cao. Chỉ những người được huấn luyện kỹ càng về
công việc và được trang bị đầy đủ thiết bị bảo vệ cá nhân mới được phép thực
hiện.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 22
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
Hình 2.4. Nhà bơm xe bồn
2.4.1. Quy trình cụ thể
a. Chuẩn bị trước khi bơm hàng
− Kiểm tra và đảm bảo trang bị dồ bảo hộ lao động thích hợp, đầy đủ
theo quy định, bao gồm quần áo bảo hộ lao động, găng tay và ủng, mặt nạ
phòng độc, thiết bị cứu hỏa, bộ đàm liên lạc.
− Cân xe tại trạm cân trước khi vào khu vực nạp sản phẩm. Trọng lượng
xe trước khi bơm được thể hiện trên phiếu bơm hàng.
− Nhân viên an toàn tại cổng tưới nước làm mát cho xe. Nước được tưới
vào gầm và khung xe, nếu trời nóng có thể tưới nước lên phần lồi của bồn xe
và không được tưới gần cửa nạp sản phẩm tránh nước vào bồn chứa.
− Công nhân vận hành nhận phiếu bơm hàng từ tài xế, kiểm tra các thông
tin trên phiếu bơm hàng bao gồm tên và trọng lượng sản phẩm, bồn xuất, tên

SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 23
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh
tài xế, số xe phải đúng với thực tế. Sau đó thông báo cho nhân viên an toàn tại
trạm bơm.
− Khối lượng sản phẩm sẽ bơm vào xe không được lớn hơn khối lượng
ghi trên phiếu bơm hàng.
− Nhân viên an toàn hướng dẫn xe vào khu vực bơm sản phẩm, hai bánh
xe phải chạm vạch vàng trong trạm bơm để tránh va quẹt với các thiết bị, tắt
máy, kéo thắng tay và chèn bánh xe.
− Nhân viên an toàn nối tiếp đất cho xe bồn, kiểm tra điện trở từ bồn xe
đến dây tiếp đất không được lớn hơn 10 Ω, kiểm tra bình chữa cháy trong tình
trạng hoạt động tốt nhất. Hướng dẫn tài xế ra nhà chờ trong lúc bơm sản
phẩm.
− Nhân viên kho kiểm tra các ngăn bơm sản phẩm trên xe bồn, phải đảm
bảo sạch, khô, không có nước hay các sản phẩm bơm trước đó. Sau đó kiểm
tra hệ thống van trên xe bồn, khóa và niêm van đáy tránh rò sản phẩm khi
nạp.
b. Bơm sản phẩm
− Nhân viên mở nắp bồn, hạ thấp cần xuất vào bồn, cách đáy bồn khoảng
20cm và giữ nguyên trong quá trình nạp.
− Khóa van gió và đóng chốt an toàn trên cần xuất.
− Công nhân vận hành bật bơm và thông báo bắt đầu bơm hàng.
− Mở van trước cần xuất với tốc độ chậm cho đến khi cần xuất ngập
trong sản phẩm thì tăng dần lưu lượng lên để tránh văng bắn. Tuy nhiên vận
tốc dòng sản phẩm trong ống dẫn không được lớn hơn 10 (m/s).
− Khi đã nạp đủ sản phẩm vào một ngăn, nhân viên đóng van trước cần
xuất, sau đó nâng cần lên và di chuyển sang ngăn kế tiếp cho đến khi đạt yêu
cầu về trọng lượng hàng.
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 24
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: ThS.Diệp Khanh

− Sau khi đã bơm đủ lượng hàng, công nhân vận hành lấy mẫu theo quy
định để xác định hàm lượng nước. Ngăn lấy mẫu phải để tĩnh 10 phút trước
khi lẫy mẫu để tránh hiện tượng phóng tĩnh điện, dây tiếp đất vẫn giữ nguyên
vị trí.
c. Kết thúc bơm sản phẩm
− Kết thúc quá trình bơm sản phẩm, công nhân vận hành tắt bơm, đóng
van nạp, mở van gió trên cần bơm để cho lượng sản phẩm còn lại trong cần
bơm chảy hết vào bồn xe. Mở chốt an toàn để đưa cần bơm ra khỏi bồn xe.
− Công nhân vận hành đóng seal các van và nắp của xe bồn, trả phiếu
bơm hàng cho tài xế.
− Nhân viên an toàn tháo tiếp đất, hướng dẫn xe ra trạm cân để cân xe
sau khi bơm để thể hiện khối lượng hàng lên phiếu cân hàng và hoàn thành
giấy tờ liên quan.
− Thực hiện vệ sinh khu vực, hoàn thành báo cáo sản xuất.
Chú ý: trong lần bơm đầu tiên, nhân viên kho thao tác van theo thứ tự:
− Van từ bồn đến bơm: MỞ
− Van trước và sau bơm: MỞ
− Van từ bơm hồi về bồn: MỞ
− Van trên tuyến ống đến bơm xe bồn: MỞ
− Van trước cần bơm sản phẩm: ĐÓNG
Sau khi bơm xong nhân viên kho thao tác đóng van cũng theo thứ tự này.
2.4.2. Một số sự cố gặp phải
− Công nhân thao tác mở van khi bơm sai quy trình, mở van tại cần bơm
sản phẩm trước và van tại bồn sau cùng. Khi áp lực chất lỏng đẩy về van tại
cần bơm quá lớn làm cho cần bơm bị gật mạnh và văng ra khỏi miệng bồn
SVTH: Đỗ Sinh Tùng Trang 25

×