Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: D620301
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CON GIỐNG
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở BẾN TRE
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ THU TRÂM
MSSV: 1053040030
LỚP: NTTS K5
Cần Thơ, 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: D620301
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CON GIỐNG
TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei) THÂM CANH Ở BẾN TRE
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN HỮU LỘC NGUYỄN THỊ THU TRÂM
MSSV: 1053040030
LỚP: NTTS K5
Cần Thơ, 2014
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Khóa luận: Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng
(Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre.
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU TRÂM.


Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản K5.
Khóa luận được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ
khóa luận đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại học Tây Đô.
Cán bộ hướng dẫn Cần Thơ, ngày……tháng…năm 2014
Sinh viên thực hiện
Th.S NGUYỄN HỮU LỘC NGUYỄN THỊ THU TRÂM
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
……………………………….
LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp rất quan trọng đối với tất cả sinh viên trong quá trình học tập và kết
quả cuối cùng của khóa học để đạt được những hiểu biết về kiến thức chuyên ngành, áp
dụng những lý thuyết vào thực tế. Để có được những thành quả như vậy, không thể nào
quên gửi những lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng
toàn thể quý thầy cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Hữu Lộc đã tận tình hướng dẫn trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Và qua đây, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp Nuôi trồng thuỷ sản 05 đã hỗ
trợ, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Kính mong nhận được sự góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn!
Xin chân thành cám ơn!
TÓM TẮT
Bến Tre là tỉnh có nghề nuôi tôm phát triển, đặc biệt là nghề nuôi tôm nước lợ. Bên cạnh
đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú thì tôm thẻ chân trắng là đối tượng đang được nuôi
phổ biến hiện nay. Do đó, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm
thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre” được thực hiện từ tháng 3
đến tháng 5 năm 2014 tại các huyện của tỉnh Bến Tre. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 30 hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại 3 huyện (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) theo bảng

câu hỏi soạn sẵn với những nội dung về khía cạnh con giống và hiệu quả kinh tế.
Qua kết quả điều tra cho thấy diện tích đất sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh ở Bến Tre trung bình 0,29 ± 0,17 ha/hộ. Diện tích ao lắng trung bình 0,12 ± 0,076
ha/hộ, diện tích ao lắng chiếm 41,37% so với diện tích ao nuôi. Mật độ thả nuôi trung
bình 82,33 ± 10,07 con/m
2
, tỷ lệ sống 82,5 ± 11,5% năng suất trung bình 8,5 ± 2,7
tấn/vụ/ha.
Qua kết quả khảo sát nguồn con giống được các hộ nuôi thả có hai nguồn chủ yếu là miền
Trung và nguồn giống từ ĐBSCL. Hiện nay nguồn con giống ở miền Trung được hộ nuôi
thả nuôi khá nhiều chiếm đa số 96,67% và nguồn con giống từ ĐBSCL chỉ chiếm 3,33%.
Trong nuôi thâm canh đa số các hộ nuôi đều sử dụng thức ăn có độ đạm từ 39 – 42% và
hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình 1,24 ± 0,1. Qua kết quả điều tra 30 hộ nuôi
thấy có xuất hiện 5 bệnh phổ biến như: đốm trắng, phân trắng, bệnh gan tụy, sốc môi
trường và đen mang.
Tổng chi phí của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre là 543,67 triệu
đồng/vụ/ha. Với thời gian nuôi ngắn từ 2 đến 3 tháng nuôi người nuôi có thể nuôi từ 1
đến 3 vụ trong năm với lợi nhuận khá cao, lợi nhuận từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng tại
Bến Tre trung bình 678,02 ± 34,64 triệu đồng/vụ/ha.
Trong quá trình nuôi, nông hộ còn gặp nhiều khó khăn về nguồn con giống sạch bệnh, chi
phí nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao, giá tôm không ổn định. Cần đề ra các biện
pháp khắc phục nhằm phát triển mô hình nuôi thâm canh bền vững, lâu dài.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, tôm giống.
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ của đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến Tre” và các kết quả của nghiên cứu
này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Ký tên

Nguyễn Thị Thu Trâm
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………………… I
DANH SÁCH HÌNH……………………………………………………………………III
DANH SÁCH BẢNG………………………………………………………………… IV
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………… V
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Giới thiệu 1
1.2. Mục tiêu 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Đặc điểm sinh học 3
2.1.1. Phân loại 3
2.1.2. Đặc điểm hình thái 3
2.1.3. Phân bố 4
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.6. Lột xác và sinh sản 6
2.1.7 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng 7
2.1.8 Các loại bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng 7
2.1.9 Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú 9
2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam 9
2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình nuôi tôm trong nước và xuất khẩu 9
2.2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống ở Việt Nam 11
2.2.4 Chỉ tiêu lựa chọn con giống 11
2.3. Vài nét về tỉnh Bến Tre 12
2.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 12
2.3.1.1 Vị trí địa lý 12

2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên 12
2.3.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội 12
2.3.3 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre 13
2.3.4 Quy hoạch, định hướng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre
14
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
ii
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
3.2 Đối tượng nghiên cứu 15
3.3 Phạm vi nghiên cứu 15
3.4 Phương pháp thu thập số liệu 15
3.4.1 Về mặt kỹ thuật 15
3.5 Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận 16
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 18
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
19
4.1 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bến Tre 19
4.1.1 Tình hình phát triển chung 19
4.1.2 Số vụ thả nuôi 20
4.1.3 Độ tuổi, trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm nuôi 20
4.2 Thông tin kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 22
4.2.1 Kết cấu ao nuôi 22
4.2.2 Phương pháp và thời gian cải tạo ao 24
4.2.3 Xử lí nước 25
4.2.4 Mật độ và kích cỡ con giống tôm thẻ chân trắng thả nuôi 25
4.3 Đánh giá chất lượng hiệu quả của mô hình nuôi 27
4.3.1 Nguồn con giống và giá con giống 27
4.3.2 Thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 28
4.3.3 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống, năng suất 29
4.3.4 Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre.30

4.3.5 Chi phí và lợi nhuận của mô hình nuôi 31
4.4 Đánh giá về tình hình sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre
34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 37
5.1 Kết luận 37
5.2 Đề xuất 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
iii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) 3
Hình 2.2. Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên 7
Hình 2.3. Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 13
Hình 4.1. Trình độ chuyên môn 21
Hình 4.2. Kích cỡ con giống thả nuôi 26
Hình 4.3. Tỷ lệ các chi phí trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre 31
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 Tình hình nuôi tôm thâm canh ở Bến Tre qua 4 năm 19
Bảng 4.2 Số vụ nuôi tôm thâm canh của các hộ nuôi trong năm 20
Bảng 4.3 Cơ cấu độ về tuổi của chủ hộ nuôi 21
Bảng 4.4 Kết cấu ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Bến Tre 24
Bảng 4.5 Thời gian cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng 24
Bảng 4.6 Mật độ và kích cỡ con giống trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến
Tre 26
Bảng 4.7 Tỷ lệ nguồn gốc con giống được các hộ nuôi thả nuôi……………………… 27
Bảng 4.8 Các loại thức ăn……………………………………………………………… 28
Bảng 4.9 Mối tương quan giữa mật độ, tỷ lệ sống, năng suất…………………… 28
Bảng 4.10 Các bệnh thường gặp trên tôm nuôi 29
Bảng 4.11 Nguồn gốc con giống ảnh hưởng đến năng suất 33
Bảng 4.12 Tỷ lệ cách kiểm tra con giống của các hộ nuôi ở Bến Tre 35

v
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
PL: Postlarvae
VASEP: (The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers): Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
NN và PTNT: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
UBND: Ủy ban nhân dân
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong những năm qua, xuất khẩu thủy sản đã góp phần tạo nên một hình ảnh Việt Nam
với các bạn bè quốc tế. Năm 2004, lần đầu tiên Việt Nam nằm trong số 10 nước có sản
lượng nuôi trồng thủy sản hàng đầu thế giới (FAO, 2005), sản phẩm thủy sản của Việt
Nam đã có mặt trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ (ABS, 2010). Một trong những nghề
đóng góp cho thành công của thủy sản Việt Nam phải kể đến là nghề nuôi tôm. Nghề nuôi
tôm góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của nước nhà, nuôi tôm là một trong
những nghề đem lại lợi nhuận cao, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Trong đó,
tôm thẻ chân trắng là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế cao, thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao nên được nuôi phổ biến và chủ yếu ở các tỉnh ven biển nước
ta như: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Ninh Thuận…(Trần Viết Mỹ, 2009).
Ở Bến Tre diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là khoảng trên 4.862ha, trong
đó tôm thẻ chân trắng được nuôi chủ yếu. Diện tích nuôi tôm tập trung vào 3 huyện ven
biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình
giáp biển, thiên nhiên ưu đãi Bến Tre có những thuận lợi và tiềm năng để phát triển nghề
nuôi tôm (Trần Thị Mai Phương, 2010).
Những năm gần đây giống tôm thẻ chân trắng được sản xuất đại trà ở nước ta. Do lợi
nhuận của nghề nuôi tôm đem lại khá lớn nên diện tích nuôi ngày càng mở rộng nằm
ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng, chính điều này đang đưa nghề nuôi tôm của

nước ta tiềm ẩn nhiều mối nguy phát triển không bền vững như: ô nhiễm môi trường, dịch
bệnh, tôm chết hàng loạt, hiện trạng sử dụng hóa chất, kháng sinh bừa bãi dẫn đến tôm bị
còi cọc, tồn dư kháng sinh…. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia thủy sản
Việt Nam các thông tin về tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam hiện nay còn khá ít, các nghiên
cứu về đối tượng này ở Việt Nam chưa nhiều (Lâm Thái Xuyên, 2011). Tháng 11/2008,
tỉnh Bạc Liêu đã có 10/74ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại hoàn toàn. Nguyên nhân
được xác định là do con giống kém chất lượng, người nuôi chưa nắm vững kỹ thuật chăm
sóc, đặc biệt phát hiện tôm bị bệnh đốm trắng, đỏ thân…Nếu không quản lý nguồn giống,
môi trường, phòng bệnh, thì hội chứng Taura (đã gây thiệt hại ở nhiều nước trên thế giới
như Thái Lan, Ecuador…) có thể phát sinh và bùng phát gây thiệt hại cho người nuôi
(Báo cáo năm 2008 của Bộ NN và PTNT trích bởi Lâm Thái Xuyên, 2011). Đứng trước
thực trạng đó thì việc lựa chọn được con giống tốt đối với người nuôi tôm là thật cần thiết
và cấp bách. Để có thể đánh giá được hiểu biết và ý thức của người nuôi tôm thẻ chân
2
trắng thâm canh về việc lựa chọn chất lượng con giống phục vụ nghề nuôi tôm thẻ thâm
canh đạt chất lượng cao. Xuất phát từ nhu cầu trên đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng
con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở Bến
Tre” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu
Tìm hiểu hiện trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) thâm canh ở Bến Tre.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sử dụng con giống trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre tại 3
huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
Đánh giá chất lượng con giống và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh tại vùng nuôi được điều tra.
3
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học

2.1.1 Phân loại
Theo Nguyễn Văn Thường và ctv., (2009) tôm thẻ chân trắng được phân loại như sau:
Nghành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Tên khoa học: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).
Tên tiếng Anh: White leg shrimp.
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm chân trắng.
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Nguyễn Trọng Nho và ctv., (2003), cơ thể tôm thẻ chân trắng chia làm 2 phần: Phần
đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực có các đôi phần phụ, một đôi mắt kép có cuống
mắt, 2 đôi râu: Anten 1 (A1), anten (A2), hai đôi râu này giữ chức năng là khứu giác và
giữ thăng bằng, 3 đôi hàm có chức năng ăn mồi, giữ mồi và hỗ trợ hoạt động bơi lội của
tôm, 5 đôi chân ngực giúp cho việc ăn và bò trên mặt đáy của tôm. Ở tôm cái ở giữa chân
ngực 4 và 5 có thelycum. Phần đầu ngực được bảo vệ bởi giáp đầu ngực, trên giáp đầu
ngực có nhiều gai, gờ, sóng, rãnh. Phần bụng được chia làm 7 đốt, mỗi đốt đều mang theo
một đôi chân bơi. Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong, đốt ngoài hình thành 2
4
nhánh: nhánh trong và nhánh ngoài. Đốt thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi
phân nhánh tạo thành đuôi giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, 2 nhánh
trong của đôi chân bụng 1 biến thành petesma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến
thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài.
Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có
màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi là tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân
trắng có chủy hơi cong xuống, có 7 - 10 răng trên chủy và 2 - 4 răng dưới chủy, chân
ngực 4 và chân ngực 5 có màu trắng đục. Chiều dài lớn nhất của con đực là 187mm và

con cái là 230mm (Nguyễn Văn Thường, 2009).
2.1.3 Phân bố
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ từ Nam Mỹ chạy dài đến Peru, Mêxicô, nhóm này phân bố tự
nhiên ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới của vùng đông Thái Bình Dương, khi trưởng
thành chúng sống ở biển và giai đoạn con giống thì chúng sống ở sông (Bailey – Brock và
Moss, 1992; Jory và Cabrera, 2003, trích bởi Trần Ngọc Hải và ctv., 2009).
Trên thế giới, họ tôm he (Penaeidae) phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới, tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi,
Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á
như: Đài Loan, Philippine, Inđônesia, Thái Lan, Malaysia (Theo Motoh, 1985 trích bởi
Nguyễn Văn Thường, 2009).
Trong tự nhiên, tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát bùn, độ
sâu 0 – 72m, tôm trưởng thành phần lớn sinh sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố
nhiều ở vùng cửa sông nơi giàu chất dinh dưỡng và hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước
trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi
khỏe, tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích cỡ phù hợp từ mùn bã hữu cơ
đến các động - thực vật thủy sinh. Còn trong môi trường nuôi nhân tạo với nhiệt độ cao,
thì ban ngày tôm kết thành đàn bơi trong các tầng nước. Lượng thức ăn vào ban ngày
chiếm 25 – 35%, ban đêm chiếm 65 – 75% (Nguyễn Khắc Hường, 2007).
Nhu cầu protein trong khẩu phần thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (20 – 35%) thấp hơn nhu
cầu protein của tôm sú 40 – 45% (Lee, 1971 trích bởi Trần Viết Mỹ, 2009). Trong thời kỳ
sinh sản và đặc biệt giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu lượng
thức ăn hằng ngày tăng gấp 2 - 5 lần. Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm rất cao, trong
5
điều kiện nuôi thâm canh hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là 1,1 – 1,3 (Trần Viết Mỹ,
2009).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ

mặn và nhiệt độ. Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệt độ
(15 – 33
0
C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 – 32
0
C. Nhiệt
độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30
0
C và cho tôm lớn (12 – 18g) là 27
0
C (Trần Viết Mỹ,
2009). Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 – 45‰, khoảng thích
hợp cho sự phát triển tối ưu là: 7 – 34‰ (Trần Viết Mỹ, 2009) và pH dao động từ 5 – 9
tuy nhiên pH tối ưu cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng là từ 7 – 8,5 (Boyd, 2003).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 27 – 30
0
C (Kureshi và ctv., 2002 trích bởi Trần
Ngọc Hải và ctv., 2009), tuy nhiên chúng có thể sống được khi nhiệt độ từ 12 – 28
0
C
(Trần Viết Mỹ, 2009).
Tôm tăng trưởng nhanh trong điều kiện nuôi với môi trường sinh thái phù hợp tôm có khả
năng đạt 8 – 10g trong 60 – 80 ngày, hay đạt 35 – 40g trong khoảng thời gian là 180 ngày.
Trong 60 ngày nuôi đầu thì tôm tăng trưởng nhanh dần về sau tôm tăng trưởng chậm lại
(Thái Bá Hồ và ctv., 2004).
Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày. Tốc độ lớn thời gian đầu 3 g/tuần
(mật độ nuôi 100 con/m
2
) tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần 1 g/tuần. Tôm cái thường lớn hơn
tôm đực, nuôi 60 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm. Trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ

nước 30 - 32
0
C, độ mặn 20 - 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu
trung bình 40g. Tuổi thọ trung bình của tôm trên 32 tháng (Thái Bá Hồ và ctv., 2004).
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về độ
mặn và nhiệt độ. Tôm có khả năng thích nghi với độ mặn 0,5 - 45ppt, tôm sinh trưởng và
phát triển tối ưu ở độ mặn từ 10 - 15ppt. Vì thế, tôm thẻ chân trắng được xem là ứng cử
viên sáng giá cho nuôi thủy sản ở những vùng có độ mặn thấp. Nhiệt độ tôm có thể sinh
trưởng và phát triển từ 15 – 33
0
C, nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30
0
C và cho tôm
lớn (12 - 18g) là 27
0
C. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các
bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura. Tôm thẻ chân trắng có tốc độ tăng
trưởng nhanh trong 60 ngày đầu, trong điều kiện nuôi phù hợp, tôm có khả năng đạt
8 - 10g trong 60 - 80 ngày, hay đạt 35 - 40g trong khoảng 180 ngày (Sở NN và PTNT
TP.HCM, 2009 trích bởi Đặng Lâm Tú Trang, 2010).
6
2.1.6 Lột xác và sinh sản
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định,
tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Hiện tượng lột xác của tôm có tính gián đoạn theo
hình bậc thang (Dall et al., 1990; Chang, 1992). Chu kỳ giữa 2 lần lột xác ở tôm nhỏ ngắn
hơn ở tôm lớn. Tôm thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác
khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột
xác tăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g) trung bình 2,5 tuần tôm lột
xác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009).
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, đều có ảnh hưởng khi tôm đang lột

xác (Thái Bá Hồ và ctv., 2004).
Tôm thẻ chân trắng cùng thuộc họ tôm he nên có một số đặc điểm chung của họ tôm he
như sau:
Ở con đực, các nhánh trong chân bụng thứ nhất biến thành cơ quan giao vĩ (Petasma). Khi
chưa thành thục là những nhánh thon, dẹp, hình dạng đặc trưng cho loài. Cơ quan sinh
dục trong bao gồm một đôi tinh sào, một đôi ống dẫn tinh và đầu mút nằm ở vùng tim
phía trên của gan tụy. Đầu cuối của ống có túi tinh và đổ ra gốc của chân ngực thứ 5.
Ở tôm thẻ chân trắng cái có thelycum hở. Cơ quan sinh dục trong gồm một đôi buồng
trứng và ống dẫn trứng (Dall et al.,1990; Bray & Lawrence, 1992).
Theo Nguyễn Khắc Hường (2007), tôm thẻ chân trắng có mùa sinh sản tương đối dài, tôm
bố mẹ gần như thành thục quanh năm. Tôm thẻ chân trắng có thelycum hở nên quá trình
giao vĩ theo trình tự: lột xác - thành thục - giao vĩ - đẻ trứng, nên việc sản xuất giống gặp
khó khăn hơn. Ở tôm thẻ chân trắng giao vĩ chỉ vài giờ trước khi đẻ trứng và túi tinh của
con đực được chuyển sang đầu con cái và nằm bên ngoài thelycum để thụ tinh cho trứng
khi đẻ. Giao vĩ chủ yếu xảy ra vào chiều tối hay đầu hôm của đêm khoảng
19:00h - 21:00h (Trần Ngọc Hải và ctv., 2009). Tôm cái chưa giao vĩ, chỉ cần buồng trứng
đã thành thục thì vẫn đẻ trứng nhưng không thể ấp. Giống như tôm sú, ấu trùng tôm thẻ
chân trắng cũng phải lột xác để biến thái qua nhiều giai đoạn mới thành tôm trưởng thành
và tiếp tục vòng đời.
2.1.7 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng
Ấu trùng (6 giai đoạn nauplius, 3 giai đoạn Zoae và 3 giai đoạn Mysis) – hậu ấu trùng –
tiền trưởng thành – trưởng thành.
7
Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên
2.1.8 Các loại bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng
Từ năm 1993 - 1994 đến nay bệnh tôm thường xuyên xuất hiện ở các vùng nuôi tôm ven
biển từ quảng canh đến thâm canh, bệnh đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi tôm (Bùi
Quang Tề, 2003). Đối với tôm thẻ chân trắng thường xuất hiện một số loại bệnh sau:
Hội chứng Taura (TSV)
Hội trứng Taura là bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Bệnh

TSV do virus thuộc giống Piconavirus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn từ 14 – 40
ngày tuổi có thể gây chết từ 40 - 90% tôm nuôi (Bùi Quang Tề, 2003).
Triệu chứng nổi bật của bệnh là cơ thể có màu hồng sáng hay đỏ, nhất là đỏ đuôi và các
chân bơi, một số tôm bị mềm vỏ, phồng mang ruột rỗng, tôm thường chết sau khi lột xác
(Lê Đình Quốc Khánh, 2013).
Bệnh đốm trắng (WSSV)
Bệnh WSSV do virus thuộc giống Baculovirus gây ra, bệnh thường xảy ra trong 2 tháng
đầu. Trong những năm gần đây bệnh đốm trắng thường xuyên xuất hiện trong các khu
vực nuôi tôm ven biển ở Việt Nam. Mùa xuất hiện bệnh là mùa xuân và đầu mùa hè, khi
thời tiết biến đổi nhiều, như biên độ nhiệt độ trong ngày dao động lớn (>5
0
C) gây sốc cho
tôm (Bùi Quang Tề, 2003 trích bởi Trương Huyền Trân, 2010).
Bệnh đầu vàng (YHV)
Lần đầu tiên mô tả bệnh đầu vàng làm chết tôm sú ở miền Trung và miền Nam Thái Lan,
đặc biệt nguy hiểm cho các vùng nuôi tôm thâm canh qua một số năm (Boonvaratpalin
8
et al., trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2003). Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi có điều kiện
môi trường xấu và ở những vùng có một số trại cao, đặc điểm của bệnh là mang và gan
tụy có màu vàng nhạt, tuy nhiên dấu hiệu cũng xuất hiện ở vài bệnh khác, khi phát triển
thành dịch bệnh thì nguyên nhân gây bộc phát bệnh trong ao nuôi rất dễ nhầm lẫn (Đặng
Thị Hoàng Oanh và ctv., 2005). Chưa có báo cáo nào cho thấy YHV ảnh hưởng nghiêm
trọng lên tôm thẻ chân trắng trong các mô hình nuôi. Tuy nhiên, khi tiến hành tiêm trực
tiếp YHV chiết tách từ tôm nhiễm bệnh lên tôm thẻ chân trắng thì cho thấy có sự nhiễm
bệnh và tỷ lệ khá cao (Lightner, 1996). Điều đó chứng minh YHV hoàn toàn có khả năng
lây nhiễm và gây nguy hiểm trên tôm thẻ chân trắng.
Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV)
IHHNV lần đầu tiên được phát hiện trên tôm P.vannamei và p.styliostris ở Hawai vào
năm 1981 (Lightner, 1996). Khi bị nhiễm IHHNV tôm thẻ chân trắng thường bị dị hình
như chủy bị biến dạng hoặc mất, thân bị cong, chậm lớn làm tỷ lệ tôm nhỏ cao khi thu

hoạch (Bùi Quang Tề, 2003 trích bởi Lê Đình Quốc Khánh, 2013).
Bệnh do vi khuẩn Vibrio
Các dạng nhiễm khuẩn do giống Vibrio gây ra gồm vi khuẩn gây bệnh trên vỏ và bệnh
“đen mang”, các vi khuẩn thuộc nhóm này là tác nhân cơ hội, có mặt trong ao nuôi là một
quần thể vi khuẩn tự nhiên, phổ biến như bệnh “hội chứng chết sau một tháng tuổi”, bệnh
phát sáng,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nghề nuôi tôm ở nước ta. Đặc biệt
bệnh phát sáng trên tôm chủ yếu do Vibrio harveyi gây ra, tôm bệnh có biểu hiện phát
sáng, đỏ thân và bị ăn mòn phụ bộ. Trong môi trường giàu dinh dưỡng, mùn bã hữu cơ
bệnh có thể xuất hiện quanh năm, là cơ hội cho bệnh đốm trắng xâm nhập. Bệnh phổ biến
ở các vùng nước lợ, trong sản xuất giống bệnh được lây truyền từ ruột của tôm mẹ cho
trứng trong quá trình sinh sản. Tỷ lệ chết tùy theo mức độ bệnh, tôm chết từ rải rác tới
hàng loạt (Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., 2005).
2.1.9 Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú
So với tôm sú tôm thẻ chân trắng có một số ưu điểm: Lớn nhanh hơn trong khoảng hai
tháng nuôi đầu, do đó có thể nuôi nhiều vụ trong một năm. Thích nghi với biên độ nhiệt
độ và độ mặn rộng hơn, có thể thuần hóa nuôi hoàn toàn ở nước ngọt, có khả năng chịu
được sự thay đổi đột ngột. Chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi.
Hệ số chuyển đổi thức ăn nhỏ hơn, giá thức ăn rẻ hơn. Lợi nhuận cao hơn.
9
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Trên thế giới tôm thẻ chân trắng được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ và có sản lượng
đứng hàng đầu, đạt 86.000tấn (1990) và gần 200.000tấn (1999). Tôm thẻ chân trắng được
nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO, 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến
trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ. Khi đó nhiều nước Châu Á đã
tìm cách hạn chế sự phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Cho đến năm
2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng
trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm
đạt 1,6 triệu tấn (2009), đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn (FAO,
2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (FAO, 2013). Các nước nuôi

tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador,
Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Peru,
Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia,
Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas…(FAO, 2012).
Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm
2012 (FAO, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản
lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (FAO, 2012).
2.2.2 Tình hình nuôi tôm trong nước và xuất khẩu
Chỉ mới được phép nuôi đại trà tại ĐBSCL hơn 5 năm trở lại đây, nhưng tôm thẻ chân
trắng đã phát triển vượt bậc cả về diện tích nuôi và giá trị xuất khẩu, đe dọa “qua mặt”
con tôm sú đã phát triển rất lâu trước đó.
Đầu năm 2008, sau một thời gian có mặt tại Việt Nam, tôm thẻ chân trắng được Bộ NN
và PTNT cho phép nuôi đại trà tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản
xuất khẩu. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân chọn
nuôi, do đó diện tích, sản lượng đã tăng nhanh chóng.
Năm 2011, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III triển khai dự án “Phát triển nuôi tôm
thẻ chân trắng theo quy trình GAP”. Dự án này được thực hiện tại Khánh Hòa với 3 mô
hình có diện tích 4ha. Nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình GAP đạt sản lượng 10 – 12
tấn/ha. Theo VASEP (2011), kim ngạch xuất khẩu của tôm thẻ chân trắng đã tương đương
với tôm sú khoảng 1 tỷ USD. Dự kiến năm 2011 xuất khẩu tôm đạt 2,1 tỷ USD (Nguyễn
Toàn Định, 2012).
Năm 2012, tỉnh Kiên Giang phát triển 86.500ha nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, phấn
dấu đạt sản lượng 44.260tấn tăng 4.659tấn so với năm 2011. Tỉnh sẽ sớm xây dựng Trung
10
tâm giống thủy sản Phú Quốc đưa vào sản xuất cung cấp nguồn giống sạch bệnh, chất
lượng tốt cho nông dân và các cơ sở nuôi tôm công nghiệp ở vùng tứ giác Long Xuyên.
Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tôm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, tôm thương
phẩm cung cấp cho thị trường (Nguyễn Toàn Định, 2012).
Thống kê của Tổng cục Thủy sản cho biết, tính đến cuối tháng 9/2013, diện tích nuôi tôm

cả nước đạt hơn 628.700ha, sản lượng thu hoạch đạt hơn 258.780tấn. Trong đó, diện tích
tôm sú đạt gần 581.500ha, sản lượng đạt trên 152.313tấn. Trong khi diện tích tôm thẻ
chân trắng xấp xỉ 47.300ha nhưng sản lượng thu hoạch được cũng đạt mức rất cao,
106.479tấn.
Tại nhiều vùng chuyên nuôi tôm khu vực ĐBSCL hiện nay như Tiền Giang, Sóc Trăng,
Trà Vinh, Bến Tre tôm thẻ chân trắng được nhiều nông dân ưu tiên chọn nuôi do năng
suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 2 - 3 tháng có thể thu hoạch nên xoay vòng
vốn nhanh.
Bên cạnh sự phát triển về năng suất, sản lượng trong nước, hoạt động xuất khẩu tôm thẻ
chân trắng cũng tăng mạnh thời gian gần đây. Báo cáo của (VASEP) cho biết, tính đến
giữa tháng 9/2013, kim ngạch xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 875,4 triệu USD, vượt
qua mức 868,3 triệu USD thu từ xuất khẩu tôm sú.
Theo hiệp hội thủy sản Việt Nam ước tính giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng 9 tháng
đầu năm 2013 chiếm hơn 47% tổng giá trị xuất khẩu tôm cả nước, cao hơn xuất khẩu tôm
sú với mức gần 46%.
Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu tôm thẻ chân trắng cũng đang tăng lên ở tất cả các thị trường
chính của tôm Việt Nam. Cụ thể, thống kê của cục Hải quan cho thấy 8 tháng đầu năm
2013, tỷ trọng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 31,6% cùng kỳ năm
2012 lên 42,7%. Tỷ trọng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng gần gấp đôi từ
37% lên 66,3%. Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang EU và Trung Quốc cũng tăng đáng
kể.
2.2.3 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng bố mẹ được di nhập từ nhiều quốc gia khác nhau nên
việc sản xuất giống rất được chú trọng để đảm bảo số lượng cho nuôi tôm thương phẩm.
Bên cạnh số lượng thì chất lượng con giống cũng được chú trọng rất nhiều trong quá trình
sản xuất. Đến năm 2002 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu vào việc nghiên cứu quy
trình sản xuất giống như Viện Hải Dương Học Nha Trang, viện nghiên cứu Nuôi Trồng
Thủy Sản III. Hiện nay đã có nhiều công ty, trung tâm, trại giống sản xuất giống tôm thẻ
11
chân trắng đạt năng suất cao như: trại giống công ty Việt Úc, trại của viện nghiên cứu

Nuôi Trồng Thủy Sản III, công ty Việt Anh. Theo thống kê của viện nghiên cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản III năm 2009, cả nước có 490 trại sản xuất tôm thẻ chân trắng, mỗi năm
sản xuất khoảng 10 tỷ con giống trong khi đó thì mỗi năm nước ta cần khoảng 20 – 25 tỷ
con giống dự đoán năm 2012 là 50 tỷ con giống (Nguyễn Toàn Định, 2012).
2.2.4 Chỉ tiêu lựa chọn con giống
Tôm giống chất lượng phải: sạch bệnh, sức khỏe tốt, bơi mạnh, đuôi xòe,….Chọn giống
bằng cách xét nghiệm theo tiêu chuẩn ngành, bằng cách gây sốc con giống với formol để
loại bỏ con giống yếu. Trước khi thả giống cần loại bỏ tôm yếu bằng cách sốc formol, sục
khí vừa phải đảm bảo oxy trong nước. Tốt nhất là nên thả giống vào sáng sớm vì lúc này
nhiệt độ thấp nên việc thuần hóa nhiệt độ và pH sẽ nhanh và tôm ít bị sốc. Có thể thả các
bao tôm vào ao khoảng 30 phút trước khi mở bao cho tôm ra ngoài để thuần nhiệt độ
(Trần Ngọc Hải và ctv., 2009).
Theo Bộ thủy sản – Trung tâm khuyến ngư Quốc gia (2004), trước khi thả giống phải
kiểm tra chất lượng con giống. Tôm giống đạt tiêu chuẩn là: tôm không mang mầm bệnh
mà hiện nay khoa học đã phát hiện thấy phổ biến như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh
MBV, bệnh phát sáng, bệnh đóng rong, bệnh hoại tủ phụ bộ,… Hiện nay chỉ có loài
P.vannamei do viện O1 của Hoa Kỳ chọn giống tạo ra mới sạch bệnh.
Theo Bộ thủy sản – Trung tâm khuyến ngư Quốc gia (2004), tôm thả nuôi phải là tôm
khỏe, trước khi thả nuôi phải kiểm tra con giống bằng cách: dùng 50 – 100 tôm giống có
chiều dài 1 – 1,2cm để kiểm tra hình dạng. Tôm khỏe là tôm không dị hình, không có
thương tích, các phụ bộ đầy đủ, có cơ đầy đặn, màu trong, ruột và dạ dày no, thích bơi
ngược dòng, khi bơi hoạt bát. Bên ngoài không có ký sinh trùng và vật khác. Đàn tôm bố
mẹ phải là tôm SPF nhập từ O1 của Hoa Kỳ. Công nghệ sản xuất phải áp dụng công nghệ
O1.
2.3 Vài nét về tỉnh Bến Tre
2.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các
tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh
85km về phía Tây (qua Tiền Giang và Long An). Các sông lớn như sông Tiền, Ba Lai,

Hàm Luông và Cổ Chiên mang phù sa bồi đắp qua nhiều thế kỷ và đã chia địa hình Bến
Tre thành ba dãy cù lao lớn là cù lao An Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh. Bến Tre tiếp
giáp với biển Đông, có đường bờ biển dài 65km, phía bắc giáp Tiền Giang, phía Tây giáp
12
Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh, với vị trí như vậy tỉnh Bến Tre có tiềm năng lớn cho
việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt
mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra ở
phía Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360km
2
, khí hậu nhiệt đới, dân số khoảng 1,4
triệu người. Địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không
có rừng cây lớn.
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh
hưởng của gió mùa nhiệt đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình
hằng năm từ 26
0
C – 27
0
C. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20
0
C.
Trở ngại đáng kể đối với tỉnh Bến Tre trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ
thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh
hưởng đến việc cung cấp nước ngọt cho các huyện gần phía biển và ven biển. Địa hình
tỉnh Bến Tre có thể chia làm 3 vùng nông nghiệp: vùng nước ngọt, vùng nước lợ và vùng
nước mặn. Tại vùng nước lợ - mặn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản.
2.3.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội
Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65km chiều dài bờ biển nên

thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong
phú với các loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể… Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản
sinh ra vựa lúa lớn của ĐBSCL và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước. Trên lĩnh
vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại - du lịch phong phú, đa dạng
phát triển ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa
phương trong thời gian tới. Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Miễu hoàn thành và đưa
vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế - văn hóa-
xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh
ĐBSCL, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho
toàn vùng.
2.3.3 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre
Thời gian qua, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết
thực cho người nuôi tôm tỉnh Bến Tre, có thể xem đây là một triển vọng của nghề nuôi
trồng thủy sản của tỉnh thời gian tới. Tuy nhiên theo quyết định số 03/2008/QĐ – UBND
ngày 07/3/2008 về sản xuất giống và nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì
13
tôm thẻ chân trắng chỉ được nuôi tại một số vùng không còn phù hợp để nuôi tôm sú. Do
đó chưa đánh giá được tiềm năng về diện tích nuôi cũng như hiệu quả kinh tế đối với loài
thủy sản này. Vì vậy để đánh giá hiệu quả việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa
bàn tỉnh được toàn diện, đồng thời làm cơ sở cho việc định hướng quy hoạch nuôi tôm thẻ
chân trắng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành quyết
định số 02/2008/QĐ – UBND ngày 20/02/2009 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định
03/2008/QĐ – UBND. Theo đó sẽ cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng
nuôi tôm sú thâm canh theo quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 3 huyện:
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Lê Đình Quốc Khánh, 2013).
Năm 2011 diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bến Tre đạt 43.000ha, trong đó nuôi
tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa đạt 26.230ha, tôm sú thâm canh, bán thâm canh
3.980ha, riêng tôm thả chân trắng là 1.259ha tăng 136% so với năm 2010. Cuối năm
2011, tình hình dịch bệnh trên tôm sú phát triển mạnh (21% diện tích bị nhiễm bệnh) gây

thiệt hại lớn cho người nuôi tôm, nhiều hộ đã chuyển đổi diện tích sang nuôi tôm thẻ chân
trắng và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao (Lê Đình Quốc Khánh, 2013).
14
2.3.4 Quy hoạch, định hướng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến
Tre
Hình 2.3 Quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020

×