Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Thảo luận phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.7 KB, 3 trang )

Thảo luận phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại
Câu hỏi
Câu 1: Nêu quan điểm về cơ cấu phân bổ tài sản ngắn hạn. Trong các nguồn tài sản trên
thì bộ phận nào nên phát sinh nhiều, tài sản nào phát sinh ít thì tốt ?
Câu 2: Nêu các giải pháp để tăng tốc độ chu chuyển của TSNH ?
Bài làm
Câu 1: Tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp được hiểu là biểu hiện bằng tiền giá trị
những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà trên thời gian sử dụng thu hồi
luân chuyển thường là một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh.
Có nhiều cách để phân chia tài sản, nhưng ở đây ta căn cứ vào đặc điểm chu chuyển
tài sản để phân chia thành các loại:
- Vốn bằng tiền: là bộ phận TSNH tồn tại dưới hình thái tiền tệ bao gồm: tiền mặt
tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư của doanh nghiệp ra bên
ngoài được thực hiện dưới hình thức cho vay, cho thuê, góp vón liên doanh, mua
bán chứng khoán…có thời gian sử dụng, thu hồi vốn không quá một năm.
- Các khoản phải thu ngắn hạn : là toàn bộ các khoản mà doanh nghiệp có nghĩa vụ
phải thu từ các đối tượng khác như: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, các
khoản thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược…
- Hàng tồn kho: hàng tồn kho ở doanh nghiệp là những tài sản hữu hình thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc thực
hiện lao vụ, dịch vụ, hàng hoá để gửi bán hoặc gửi đi bán trong kỳ kinh doanh. Ở
doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho thường bao gồm: nguyên liệu, vật liệu chính,
vật liệu phụ, công cụ lao động, thành phẩm, sản phẩm dở dang…
- Các tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước…
Trong các loại tài sản ngắn hạn trên ta có thể thấy được:
- Vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là bộ phận cho thấy khả
năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi có nhiều tiền thì sẽ
đảm bảo khả năng thanh toán những khoản có thời gian vay, nợ ngắn hay các
khoản đột xuất phát sinh hay các khoản như thanh toán lương, trả tiền thuế, mua
nguyên vật liệu, tài sản….khi lượng tiền xuống thấp có thể bổ sung bằng việc bán


các loại chứng khoán.Tuy nhiên cũng không nên tồn đọng quá nhiều các khoản
này vì như thế chứng tỏ quản lý, sử dụng cũng chưa được tốt. Tiền bản thân nó là
loại tài sản không sinh ra lãi. Tồn nhiều tiền thì sẽ không tối ưu hoá được vốn
bằng tiền, mất đi chi phí cơ hội, không sinh thêm được lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
- Đối với các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác :
nếu phát sinh quá nhiều các khoản phải thu tức là doanh nghiệp cho khách hàng
nợ nhiều, doanh nghiệp sẽ không có vốn để tái đầu tư hoặc đầu tư những dự án,
công việc có tính gấp gáp, đặc biệt là có thể có những khoản nợ khó đòi, khách
hàng không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên việc cho khách hàng nợ lại có khả
năng làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm. Hàng tồn kho nếu tồn nhiều quá chứng tỏ
tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp là chưa tốt. nhưng vẫn có thời điểm hàng
tồn kho nên phát sinh nhiều ví dụ như thời điểm gần chính vụ ( khi mà nhu cầu
người tiêu dùng có khả năng tăng nhanh) doanh nghiệp lúc này dự trữ nhiều hàng
tồn kho lại tốt vì sẽ đảm bảo được khả năng cung ứng cho khách hàng, tránh được
trường hợp hết hàng khi nhu cầu cao.
Như vậy, tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp cũng như tuỳ vào từng thời điểm trong
năm mà cơ cấu tài sản ngắn hạn có sự biến động khác nhau. Các doanh nghiệp sẽ phụ
thược vào lĩnh vực hoạt động của mình, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để có sự
quản lý và sử dụng hợp lý
Câu 2: Các giải pháp để tăng tốc độ chu chuyển TSNH:
Như chúng ta biết thì TSNH bao gồm các bộ phận như trên, muốn tăng tốc độ chu
chuyển thì ta cần quản lý, tổ chức TSNH có hiệu quả. Vì vậy khi đưa ra các giải pháp
tăng tốc độ chu chuyển TSNH thì chính là đưa ra các biện pháp quản lý thích hợp với
từng loại TSNH.
- Trước hết, đối với vốn bằng tiền: doanh nghiệp cần xác định mức tồn quỹ tiền nào
là hợp lý. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tổ chức
quản lý vốn bằng tiền. Có các biện pháp cụ thể như: mọi khoản thu chi vốn bằng
tiền mặt thì đều phải thực hiện thông qua quỹ, không tự thu chi, có sự phân chia
rach ròi giữa thủ quỹ, kế toán quỹ, có các quy định quy chế về thu chi như các

khoản thu chi lớn có thể không dùng tiền mặt
- Đối với các khoản phải thu: cần hạn chế những chi phí không cần thiết hoặc rủi ro
cao. Một số biện pháp như: phải theo dõi từng khách hàng, thừng khoản nợ và đôn
đốc để thu hồi nợ đúng hạn, có biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán, khi làm
hợp đồng với khách hàng cần có rang buộc rõ rang…
- Hàng tồn kho: doanh nghiệp cần xác định mức tồn kho tối ưu sao cho tối thiểu hoá
chi phí tồn kho mà vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên
tục…
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có các biện pháp để phòng ngừa rủi ro như: mua
bảo hiểm, lập các quỹ dự trữ để có thể bù đắp khi xảy ra rủi ro, đảm bảo việc kinh
doanh vẫn diễn ra bình thường, định kỳ kiểm tra xem việc quản lý và sử dụng có
hợp lý hay không để từ đó có những điều chỉnh kịp thời
Tất cả những biện pháp trên đều giúp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng TSNH một
cách hiệu quả và hợp lý. Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính, quản lý của doanh nghiệp mà
có các biện pháp khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh được tốc độ chu chuyển
của TSNH, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận cho
doanh nghiệp.

×