Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.38 KB, 83 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







CHU HUY TƯỞNG


NGHIÊN CỨU TRỒNG MỚI TRONG CẢI TẠO
CÁC NƯƠNG CHÈ GIÀ, CẰN CỖI TẠI HUYỆN
CHỢ MỚI – TỈNH BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01









THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







CHU HUY TƯỞNG


NGHIÊN CỨU TRỒNG MỚI TRONG CẢI TẠO
CÁC NƯƠNG CHÈ GIÀ, CẰN CỖI TẠI HUYỆN
CHỢ MỚI – TỈNH BẮC KẠN


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Tất Khương





THÁI NGUYÊN - 2011








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chợ Mới là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn, nằm dọc theo quốc lộ
số 3, với vị trí trung gian giữa thị xã Bắc Kạn và thành phố Thái Nguyên nên
Chợ Mới có lợi thế về giao thông và tiêu thụ hàng hoá. Đất đai ở các xã vùng
thấp của huyện chủ yếu là núi thấp và đồi gồm có đất Feranit vàng đỏ trên
phiến thạch sét (FQs) diện tích gần 7.984 ha. Đây là loại đất có diện tích lớn,
thích hợp với phát triển cây công nghiệp như: chè, hồi, quế Với lượng mưa
trung bình 1.508 mm/năm, các tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, 8 đạt từ

313  315mm/tháng, số ngày mưa trung bình/năm là 134 ngày và nhiệt độ
trung bình của vùng là 21
0
C, tổng tích ôn bình quân năm là 5.850
0
C, ít có
sương muối, bình quân 0,3 ngày/năm vào tháng 12 và tháng 1. Do đó, huyện
Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho cây chè
sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Bên cạnh đó, giao thông thuận lợi
giúp cây chè của huyện Chợ Mới có điều kiện để phát triển thành cây trồng
mang tính hàng hóa cao.
Hiện nay, diện tích chè của huyện Chợ Mới vào khoảng 449,59 ha trong
đó chủ yếu (khoảng 80%) được trồng từ những năm 1980, giống chè sử dụng là
giống chè trung du được nhân giống bằng hạt có độ phân ly cao cả về ngoại
hình và phẩm chất. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác của người dân chưa cao, chưa
chú trọng đến việc làm đất, chăm sóc giai đoạn kiến thiết cơ bản và các kỹ
thâm canh khiến cho những nương chè có thời kỳ sản xuất kinh doanh ngắn,
nhanh già cỗi, năng suất và chất lượng kém. Trước thực trạng đó huyện Chợ
Mới cùng với tỉnh Bắc Kạn đã có một số chương trình cung cấp giống chè mới
cho người dân trồng thay thế các nương chè già cỗi và trồng mới. Kết quả bước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
đầu cho thấy một số giống chè mới có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Tuy
nhiên, do người dân chưa nắm vững về kỹ thuật nên hiệu quả của việc cải tạo là
chưa cao, chưa khai thác được tiềm năng của cây chè, chưa kích thích được
người sản xuất. Do vậy, chủ trương của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, phát triển vùng chè thành vùng sản xuất hàng hóa rất khó thực hiện.
Trên thực tế các giống chè nhập nội (TRI

777
, Bát tiên, Yabukiata, Phúc
vân tiên, Keo am tích, Kim tuyên,…) và các giống chè đã được chọn lọc trong
nước (LDP
1
, LDP
2
) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho
phép đưa vào sản xuất thích hợp với chế biến chè xanh, chè đen, chè ô long,
có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt đang dần được thay thế cho
các giống chè trồng bằng hạt có chất lượng kém. Kỹ thuật cải tạo các nương
chè già cỗi, kỹ thuật trồng thâm canh chè cành giống mới đã được các viện
nghiên cứu đưa ra quy trình sản xuất. Tuy nhiên việc đưa các giống mới và ứng
dụng các quy trình sản xuất vào điều kiện thực tiễn của mỗi vùng sản xuất cần
có những nhiên cứu cơ bản nhằm hòa thiện quy trình sản xuất cho vùng.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
trồ ng mớ i trong cả i tạ o cá c nương chè già , cằ n cỗ i tại huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung:
Cải tạo diện tích chè già trồng hạt, cằn cỗi năng suất thấp bằng các giống
mới nhằm thay đổi cơ cấu giống chè góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng
vùng chè.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được phương pháp đốn hợp lý nương chè cũ trong kỹ thuật
cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

- Xác định được thời vụ trồng hợp lý trong kỹ thuật trồng cải tạo nương
chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới tại huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài tìm ra được một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo các nương
chè già cỗi bằng một số giống chè mới phù hợp với điều kiện của vùng nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng cây chè của vùng.
Đề tài góp phần cải thiện cơ cấu giống chè của huyện Chợ Mới, tăng
khả năng cho năng suất của các nương chè, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống cho người dân trong huyện.
Đề tài là cơ sở để phát triển vùng chè chất lượng cao, theo hướng sản
xuất hàng hóa, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu góp
phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của các kỹ thuật đốn chè
Theo tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [21] sự phát dục
của các cành chè là khác nhau, cành phía trên thường có độ phát dục già,
chóng ra hoa, kết quả, khả năng sinh trưởng sinh dưỡng kém, năng lực sản
xuất búp kém. Sau một thời gian sinh trưởng nhất định những cành có tuổi
phát dục già ấy cần được đốn đi để các mầm ở phía dưới phát triển vì những
mầm này được phát triển trên những cành có trình độ phát dục non nên có sức
sống, sinh trưởng mạnh.

- Trong quá trình sinh trưởng các cành ở phía trên có ưu thế sinh trưởng
nhanh (gọi là ưu thế sinh trưởng đỉnh) kìm hãm sự phát triển của những cành
phía dưới, đốn chè sẽ phá vỡ được ưu thế sinh trưởng đỉnh, tạo điều kiện cho
các mầm chè phía dưới sinh trưởng phát triển tạo tán.
- Giữa các bộ phận trên và dưới mặt đất luôn có tỷ lệ cân bằng, đốn
chè là hình thức phá vỡ thế cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện
cho các bộ phận trên mặt đất phát triển. Vì thế đốn càng đau, búp phát
sinh, sinh trưởng càng mạnh.
- Ở miền Bắc nước ta mùa đông nhiệt độ thấp, khí hậu khô, cây chè bị
thoát hơi nước mạnh, nếu để nhiều lá cây chè sẽ ở trạng thái mất cân bằng về
chế độ nước. Đốn chè là biện pháp giữ lại một số lượng lá trên cây thích hợp
tạo điều kiện hạn chế sự thoát hơi nước của cây.
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc xác định thời vụ trồng chè
Xác định thời vụ trồng hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh thái của cây
chè tạo điều kiện thuận lợi để cây chè mới trồng sinh trưởng phát triển tốt cho tỷ
lệ sống cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Việc xác định thời vụ trồng chè dựa trên đặc điểm thực vật học, yêu cầu
sinh thái của cây chè và điều kiện sinh thái của từng vùng cụ thể.
2.2. Đặc điểm sinh vật học cây chè và yêu cầu sinh thái của cây chè
2.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè
2.2.1.1. Nguồn gốc và phân loại của cây chè.
Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho biết cây chè có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam).
Những cây chè dại tiền sử được tìm thấy ở những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt
theo những triền sông lớn ở núi cao. Cách đây 4000 năm người Trung Quốc
đã biết sử dụng chè để uống và coi như một thứ dược liệu quí, người Pháp đã

tìm thấy cây chè dại lá to vùng Atsam ( Ấn Độ).
Theo hệ thống phân loại thực vật, chè thuộc:
Ngành: Hạt kín Angiosprtmae
Lớp Hai lá mầm Dicotyledonae
Bộ Chè Theales
Họ Chè Theacaae
Chi Chè Camellia
Loài Sinensis
Về thực vật chè được nhiều tác giả thống nhất tên là Camellia Sinensis
(L) Okentze, ở Việt Nam có 4 thứ chè:
- Trung Quốc lá nhỏ ở vùng Lạng Sơn, búp nhỏ xanh tím đỏ năng suất thấp
- Trung Quốc lá to điển hình là chè Trung du lá to ở Phú Thọ, Tuyên
Quang,Yên Bái, Thái Nguyên.
- Shan (chè tuyết) ở Hà Giang, Nghĩa Lộ (Suối Giàng), Mộc Châu, Lâm
Đồng, Tam Đường.
- Ấn Độ là chè Assamica: Phú Hộ, Pleiku, Lâm Đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
2.2.1.2. Đặc trưng hình thái
Tuỳ theo từng thứ chè mà có các đặc trưng hình thái khác nhau.
Thân cây chè: Tuỳ theo chiều cao, kích thước thân, cành chia làm 3
loại: Thân bụi, cây gỗ nhỡ, cây gỗ vừa. Về hình dạng cây chè không đốn, để
tự nhiên có dạng vòm, điển hình là vòm suốt chỉ (cao và hẹp ngang, tán nhỏ),
vòm cầu và nửa cầu (thấp hơn, to ngang và tán to), vòm mâm xôi (to ngang,
mặt tán rộng), căn cứ vòm lá là chỉ tiêu chọn giống cần vươn tới.
Cành chè: Cành chè do mầm dinh dưỡng sinh trưởng lên, tuỳ theo vị trí
mọc khác mà cành chè phân ra nhiều cấp: cấp 1, 2 3
Mầm chè: Cây chè có 3 loại mầm, mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực,

mầm dinh dưỡng chia ra mầm đỉnh, mầm nách, mầm ngủ, mầm bất định.
Búp chè: Được hình thành từ mầm dinh dưỡng gồm: tôm và 2-3 lá
non. Quá trình sinh trưởng của búp chè chịu sự chi phối của nhiều yếu tố
bên ngoài lẫn bên trong. Các giống khác nhau có trọng lượng búp khác nhau,
búp chè có 2 loại: Búp bình thường (búp 1 tôm và 2-3 lá non) và búp mù là
búp không có tôm.
Hoạt động sinh trưởng của búp chè tuân theo một qui luật nhất định.
Tóm tắt sơ đồ như sau:











Đợt
sinh
trƣởng
Mầm chè
Lá vảy
ốc mở
Lá thật
xuất hiện
Cành chè ngừng
sinh trưởng(hoặc
hái búp)

Mầm chè
phát động
Giai
đoạn ẩn
Giai đoạn
hiện
Thời kỳ
hoạt động
tiềm sinh
Thời kỳ hoạt
động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Lá chè mọc trên cành, hình thuôn, rìa lá có răng cưa gồm có lá vảy ốc,
lá cá và lá thật.
- Rễ chè: Là bộ phận giữ cho cây đứng thẳng hút nước và dinh dưỡng
đưa lên cây gồm: Rễ trụ (Rễ cọc), rễ hút và rễ dẫn. Đối với cây chè phát triển từ
hạt thì ngay từ lúc bắt đầu ra rễ đã phân biệt rõ rễ cọc và các rễ khác. Nhưng
đối với chè nhân giống vô tính hoặc giâm cành thì lúc cây con có bộ rễ kiểu
chùm, khi cây sinh trưởng phát triển lâu năm thì lại biểu hiện rễ cọc rất rõ.
- Hoa quả hạt: Hoa chè là hoa lưỡng tính (một hoa có cả tính đực và
tính cái), quả chè thuộc quả nang, mỗi quả thường có một đến vài hạt.
2.2.1.3. Đặc điểm sinh hoá
Thành phần sinh hoá búp chè gồm: nước và các hợp chất sinh hoá khác.
- Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè, hàm lượng từ 75-80%.
- Tanin (hay chất chát) là thành phần cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng
chè, quyết định màu sắc và vị chè.
- Chất hoà tan: Là hỗn hợp nhiều nhất trong búp chè, chủ yếu đạm,

đường, vitamin caphêin, catêsin, hương tạo nên hương vị đặc trưng của từng
giống chè.
2.2.1.4. Sinh trưởng và phát triển
Cây chè có 2 chu kỳ phát triển gọi là chu kỳ sống của cây chè: Chu kỳ
phát triển lớn gồm cả đời sống cây chè từ tế bào trứng thụ tinh đến khi cây già
cỗi và chết. Chu kỳ phát triển nhỏ bao gồm thời kỳ phát triển trong các năm:
hạt nảy mầm, mầm mọc lá ra hoa, kết quả trong năm đó là 2 quá trình sinh
trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Quá trình sinh trưởng dinh
dưỡng là quá trình sinh trưởng cành.
2.2.2. Yêu cầu sinh thái chủ yếu của cây chè.
Cây chè tồn tại phát triển trong một hệ sinh thái nông nghiệp có giới
hạn xác định, ngày nay con người hiểu được muốn phát triển chè một cách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
bền vững, cần kết hợp sản xuất chè với bảo vệ thiên nhiên và liên quan đến
các yếu tố kinh tế xã hội. Trong đó, yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, đất
đai, địa hình là vô cùng quan trọng.
2.2.2.1. Yếu tố khí hậu
* Lượng mưa và độ ẩm không khí:
Búp chè 1 tôm 2 lá non chứa nhiều nước (từ 75-80%). Ở nước ta lượng
mưa trung bình ở các vùng chè là 1750mm - 2500mm/năm là phù hợp với
sinh trưởng cây chè. Song lượng mưa phân bố không đều, thời kỳ mưa nhiều
từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng ngay trong thời gian này vẫn có hạn cục bộ
thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đế tháng 4. Mưa nhiều chè sinh trưởng tốt, mưa ít
chè sinh trưởng kém, nếu thời tiết hạn chè tạm ngừng sinh trưởng, độ ẩm
không khí cần cho chè sinh trưởng từ 80-85%.
* Nhiệt độ:
Là yếu tố quyết định sinh trưởng cây chè, nhiệt độ từ 22-28

0
C thuận lợi
cho cây chè sinh trưởng, từ 10-18
0
và > 30
0
chè sinh trưởng chậm, dưới 10
0

và > 40
0
sinh trưởng rất chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Biên độ nhiệt ngày
đêm có liên quan đến chất lượng chè, nhìn chung biên độ ngày đêm lớn và
nhiệt độ thấp có lợi cho chất lượng chè.
* Ánh sáng:
Chè vốn là cây rừng sinh trưởng trong điều kiện ẩm ướt dưới tán rừng
vùng nhiệt đới. Nhu cầu ánh sáng của cây chè là trung tính, cây con ưa bóng
râm, lớn lên ưa ánh sáng nhiều hơn. Trong bóng râm lá chè có màu xanh đậm,
lóng dài, búp non lâu, quang hợp kém, sản lượng thấp. Trong kỹ thuật trồng
chè Nhật Bản không thấy trồng cây che bóng, trái lại Ấn Độ, Srilanka và
Đông Phi có trồng cây che bóng cho chè, ở Việt Nam trồng cây che bóng cho
chè có tác dụng tốt về năng suất chất lượng chè và làm giàu đạm cho đất. Ánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
sáng tán xạ vùng núi có ảnh hướng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực
xạ, vùng núi cao có chất lượng chè tốt hơn vùng thấp.
2.2.2.2. Yêu cầu về đất trồng chè
a. Các loại đất trồng chè.

Cây chè phân bố ở các loại đất và địa hình rất đa dạng nhưng trên thế
giới chè được trồng ở những dạng đất chủ yếu:
- Đất xám: Ở Việt nam trên bản đồ đất ký hiệu là X (ký hiệu theo FAO -
UNESCO là AC-Acrisols) bao gồm: Xám bạc màu, xám có tầng loang lổ,
xám Feralits, xám mùn trên núi là phù hợp cho trồng chè.
- Đất đen: Ở Việt Nam ký hiệu R (theo FAO - UNESCO là Lv-luvisols)
trong đó đất nâu thẫm phát triển trên đá bazan là trồng chè tốt.
- Đất nâu: Ở Việt Nam ký hiệu là NL -Lixisops (theo FAO -UNESCO)
bao gồm: có đất nâu và xám nâu là phù hợp cho việc trồng chè.
- Đất đỏ: Ở Việt nam ký hiệu là F (theo FAO- UNESCO FR-Ferralsols)
trong đó đất nâu đỏ, đất nâu vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi là thích hợp cho
trồng chè.
- Đất mùn Alit trên núi cao: Ở Việt Nam kỹ hiệu là A (theo FAO -
UNESCO là AL-Alisols) bao gồm đất mùn alit trên núi cao, đất mùn than bùn
trên núi cao đều trồng chè được.
b. Đặc tính vật lý của đất chè
- Độ dầy tầng đất: Cây chè sinh trưởng cả đời trên một vị trí cố định,
điều quan trọng là bộ rễ phát triển vừa ăn sâu, vừa lan rộng hút được nhiều
dinh dưỡng, trên tầng đất dày (1 - 3 m) cây chè cho năng suất cao bền vững,
tầng đất mỏng 40 - 60 cm cây chè cho năng suất thấp chóng tàn.
- Kết cấu đất: Kết cấu đất ở dạng viên, hạt, đất tơi xốp giữ nước nhiều,
thấm nước nhanh lại dễ thoát nước, có lợi cho sự sinh trưởng của bộ rễ chè và
là điều kiện tốt cho các loại vi sinh vật đất phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
- Thành phần cơ giới đất: Đất thịt pha cát đến thịt nặng (theo phân loại
quốc tế) hay thịt nhẹ đến thịt nặng (theo phân loại của Liên xô cũ) là phù hợp
cho cây chè sinh trưởng. Loại đất này có chế độ nước và không khí điều hoà,

thuận lợi cho cây trồng phát triển rễ, cũng như các quá trình sinh, hoá học xảy
ra trong đất.
- Mực nước ngầm: Phải > 1 m vì chè không chịu ngập nước lâu, những
nơi đất trũng chè dễ bị chết.
c. Đặc tính hoá học đất chè.
- Độ chua pH
kcl
: Độ chua thích hợp cho cây chè sinh trưởng là 4 - 6 nếu
đất có độ chua < 4 có thể bón vôi để làm tăng pH nếu đất có độ chua > 6,5 thì
không nên trồng chè.
- Hàm lượng mùn: Mùn là chỉ tiêu quan trọng, vừa là kho dự trữ dinh
dưỡng vừa có tác dụng cải tạo thành phần cơ giới và kết cấu đất, tăng khả
năng hấp phụ và giữ các chất dinh dưỡng. Năng suất chè tỷ lệ thuận với hàm
lượng mùn trong đất. Đất trồng chè có hàm lượng mùn rất khác nhau, ở Liên
Xô đất phần lớn có hàm lượng mùn là 3 - 5% thậm chí 7 - 8%, Srilanka 1 -
2%, Trung Quốc 1 - 2%, Việt Nam phổ biến ở mức 1 - 2% là. Rất ít đất trồng
chè của Việt Nam có hàm lượng mùn > 4%.
- Các chất dinh dưỡng: Trong lá chè qua phân tích có tới 17 nguyên tố
hoá học, trong đó quan trọng nhất là đạm, lân, kali. Đất càng có đủ nguyên tố
cây cần thì chè càng cho năng suất cao.
Chè là cây cho thu hoạch lá nên N (đạm) là chất dinh dưỡng quan trọng
hàng đầu, hàm lượng N tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn. Trong quá trình phân
giải mùn sẽ cung cấp N cho cây. Những loại đất khi đưa vào trồng chè có mùn
< 3% phải bón lót 20 tấn phân chuồng/ha trở lên.
Lân làm tăng cường sự phát triển của rễ mới, nâng cao được chất lượng
chè (làm tăng hương vị). Đất chè ở Việt Nam hàm lượng lân tổng số rất thấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11

(0,06%) không đủ cung cấp lân cho cây sinh trưởng vì vậy khi trồng chè phải
bón lót 100 kg P
2
O
5
(700 - 800 kg supelân).
Kali: Là nguyên tố di động mạnh, trong đất kali dễ bị rửa trôi nên mặc
dù đất trồng chè ở Việt Nam hàm lượng ka li tổng số (K%) ở mức thấp nhưng
khi trồng chè không cần phải bón lót kali, quá trình phân huỷ mùn trong đất,
trong phân chuồng cũng đủ cung cấp kali cho cây chè ở giai đoạn đầu.
2.2.2.3. Độ cao và địa hình
- Độ cao so với mặt biển ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây
chè, chè vùng cao có chất lượng tốt hơn chè vùng thấp, ngược lại chè vùng
thấp thường sinh trưởng mạnh và có năng suất cao hơn chè vùng cao.
- Địa hình: Có ảnh hưởng tới tiểu khí hậu vùng chè, địa hình bằng phẳng
khí hậu thường thuần nhất, địa hình phức tạp khí hậu không thuần nhất, địa
hình nhiều đồi dốc gây xói mòn đất mạnh và khó sử dụng cơ giới trong canh
tác chè. Đất có độ dốc cao khó giữ nước dễ bị hạn không thuận lợi cho sinh
trưởng phát triển cây chè. Ở Việt nam vùng chè công nghiệp thường trồng ở độ
dốc < 25
0
, độ dốc > 25
0
trồng cây lâm nghiệp hoặc trồng chè shan theo phương
thức trồng rừng.
Ngoài những yếu tố chính trên một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển của cây chè như gió, sương muối, mưa đá .v.v.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới

Chè là cây trồng có tính thích nghi tương đối mạnh với điều kiện sống,
tuy nhiên cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định về điều kiện sinh thái (điều kiện
đất đai, nhiệt độ, lượng mưa…). Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển
như hiện nay, cây chè đã được trồng ở những nơi khác xa so với nguyên sản của
chúng, từ 42
0
vĩ Bắc (Gruzia) đến 27
0
vĩ Nam (Achentina), với lịch sử có từ rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
lâu đời khoảng 4000 năm. Trong đó Châu Á chiếm vị trí chủ đạo, Châu Đại
Dương là ít nhất, địa hình trồng chè khá lớn từ 0- 2000m so với mực nước biển.
Cho đến nay đã có hơn 100 nước thuộc 5 Châu trồng và xuất khẩu chè, ngành
chè đã phát triển một cách vững chắc bước theo chân nền kinh tế phồn vinh của
thế giới.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên thế giới và một số
nƣớc trồng chè chính đến năm 2008
STT
Tên nƣớc
Diện tích
(1000 ha )
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản
lƣợng khô
(1000 tấn)
Thế giới

2.806,44
15,15
3.833,75
1
Trung Quốc
1.215,17
10,35
1.257,38
2
Ấn Độ
474,00
16,99
805,18
3
Srilanca
212,72
14,97
318,47
4
Kênya
157,70
21,93
345,80
5
Việt Nam
129,30
13,53
174,90
6
In-đô-nê-si-a

106,95
14,11
150,85
7
Thổ Nhĩ Kỳ
75,83
26,12
198,05
8
My-an-mar
74,50
3,56
26,50
(Nguồn: Theo FAOSTAT 2010)
Trong những thập kỷ gần đây, vùng sản xuất chè không ngừng mở rộng,
diện tích cây chè tăng nhanh chóng, khoa học kỹ thuật chè phát triển kéo theo
năng suất, sản lượng chè của các nước trên thế giới ngày càng cao. Nhìn vào
bảng 2.1 ta thấy: tính đến năm 2008 toàn thế giới có trên 2,8 triệu ha chè, trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
đó Trung Quốc có diện tích trồng chè lớn nhất với hơn 1,2 triệu ha – bằng
43,29% tổng diện tích chè trên toàn thế giới. Xếp sau Trung Quốc về diện tích
là Ấn Độ và Srilanca với diện tích chè lần lượt là 474,00 nghìn ha và 212,72
nghìn ha. Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích với gần 130 nghìn ha. Tuy nhiên
năng suất trung bình của chúng ta chỉ đạt 13,53 tạ khô/ha, thấp hơn năng suất
trung bình của thế giới là 15,15 tạ khô/ha. Phân loại các quốc gia sản xuất chè
theo sản lượng cho thấy: Sản lượng đạt trên 30 vạn tấn/năm gồm 4 nước: Trung
Quốc Ấn Độ, Srilanca và Kênya (chiếm trên 70% tổng sản lượng chè trên thế

giới). Sản lượng đạt trên 10 vạn tấn có 3 nước: Việt Nam, In-đô-nê-si-a và Thổ
Nhĩ Kỳ.
Theo FAO, trong 20 năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới 3,83
triệu tấn năm 2008), phần lớn các nước sản xuất chè đều tăng sản lượng.
Tính đến năm 2008 diện tích chè thế giới đạt 2,806 triệu ha trong đó diện
tích chè Châu Á chiếm 88,3%, Châu Phi là 9,6%. Trong đó Trung Quốc là
nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với diện tích 1.215,1 nghìn ha; Năng suất
trung bình trên thế giới đạt 15,15 tạ khô/ha. Thổ Nhĩ Kỳ là nước có năng suất
trung bình cao năng suất bình quân thế giới đạt 26,12 tạ khô/ha; Sản lượng chè
thế giới đạt 3,83 triệu tấn. Đứng đầu thế giới là Trung Quốc có sản lượng đạt
1.257.384 tấn (chiếm 32,8% tổng sản lượng toàn thế giới).
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới
Chè là thứ nước uống phổ biến trên thế giới, ngoài giá trị giải khát,
nước chè còn có giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu, do vậy nhu cầu tiêu
thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Năm 2008, sản lượng xuất khẩu chè
trên thế giới đạt xấp xỉ 1,9 triệu tấn (tăng 15,98% so với năm 2004). Kenya
là quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất với sản lượng xuất khẩu năm 2008 là
396 nghìn tấn. Việt Nam đứng thứ 5 về sản lượng xuất khẩu với sản lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
xuất khẩu đạt 104 nghìn tấn. Mặc dù đứng thứ 5 về sản lượng xuất khẩu
nhưng do giá chè trung bình của Việt Nam thấp nên giá trị xuất khẩu của
chúng ta chỉ đạt 147 triệu đô la Mỹ. Tổng lượng xuất khẩu chè của 5 nước
xuất khẩu chè lớn nhất chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu chè của toàn
thế giới. Sản lượng chè nhập khẩu trên toàn thế giới tính đến năm 2008 đạt
1,67 triệu tấn. Trong đó Liên bang Nga là nước nhập khẩu chè lớn nhất thế
giới với lượng chè nhập khẩu năm 2008 là 181 nghìn tấn – tương đương giá

trị nhập khẩu là 510 triệu đô la Mỹ.
Bảng 2.2. Tình hình xuất, nhập khẩu chè của một số nƣớc xuất, nhập
khẩu chính trên thế giới năm 2008
Đơn vị: Nghìn tấn
TT
Xuất khẩu
Nhập khẩu
-
Thế giới
1.895,81
Thế giới
1.675,39
1
Kenya
396,64
Russian Federation
181,86
2
Sri Lanka
318,33
United Kingdom
157,59
3
China
299,79
United States of America
116,75
4
India
203,21

United Arab Emirates
109,58
5
Viet Nam
104,70
Egypt
107,59
6
Indonesia
96,21
Pakistan
100,39
7
Argentina
77,43
Iran
74,23
8
Uganda
46,02
Morocco
51,87
(Nguồn: Theo FAOSTAT 2010)

2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện
thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây chè chỉ thực
sự được quan tâm và đầu tư sản xuất từ những năm đầu của thế kỷ 20 trở lại


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
đây. Cây chè Việt nam được chính thức khảo sát nghiên cứu vào năm 1885
do người Pháp tiến hành. Sau đó vào các năm 1890-1891 người Pháp tiếp
tục điều tra và thành lập đồn điền trồng chè đầu tiên ở Việt Nam năm 1890 ở
tỉnh Phú Thọ và thành lập các trạm nghiên cứu chè ở Phú Hộ (1918), Pleicu
(1927) và Bảo Lộc (1931).
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Kính 1979, thời kỳ đầu (1890) Việt Nam
có khoảng 300 ha, đến năm 1939 chúng ta có khoảng 13.408 ha với sản
lượng 10.900 tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế giới.
Trong thời gian chiến tranh 1945-1954 do ảnh hưởng của chiến tranh
nên sản xuất chè bị đình trệ, diện tích năng suất, sản lượng chè giảm nghiêm
trọng. Sau khi hoà bình được lập lại cây chè lại được chú trọng phát triển, các
nông trường được thành lập, các vùng kinh tế mới và lúc này thị trường được
mở rộng.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất chè của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008
Năm

Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Diện tích (1000ha)
120,8
122,5
122,9
126,2

129,3
Năng suất (tạ khô/ha/năm)
9,89
10,82
12,29
13,00
13,53
Sản lượng (nghìn tấn)
119,5
132,5
151,0
164,0
174,9
(Nguồn: Theo FAOSTAT 2010)
Giai đoạn 5 năm gần đây (2004 – 2008) sản xuất chè của Việt Nam
tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích chè của Việt Nam đã
tăng từ 120 nghìn ha năm 2004 lên 129 nghìn ha năm 2008 (tăng 7%), đứng
thứ 5 trên thế giới về diện tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Biểu đồ 1:Diễn biến diện tích chè của Việt Nam giai
đoạn 2004 - 2008
120.800
122.900
126.200
129.300
122.500
116.000

118.000
120.000
122.000
124.000
126.000
128.000
130.000
2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Diện tích (ha)


Trong những năm gần đây, do công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất chè được quan tâm đẩy mạnh, năng suất chè đã tăng đáng kể. Nhìn
biểu đồ 2 ta thấy, năng suất chè đã tăng từ 9,89 tạ khô/ha/năm năm 2004 lên
13,53 tạ khô/ha/năm năm 2008 (tăng 37% trong vòng 5 năm). Tuy đã tăng
đáng kể trong vòng 5 năm gần đây nhưng năng suất chè của Việt Nam vẫn
thấp hơn năng suất trung bình thế giới (15,15 tạ khô/ha/năm). Điều này cho
thấy, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để đưa năng suất chè của chúng ta
bằng và vượt mức trung bình của thế giới.
Diện tích và năng suất tăng kéo theo sự tăng trưởng về sản lượng chè
của Việt Nam trong 5 năm gần đây (2004 – 2008). Sản lượng chè của Việt
Nam đã tăng 46% trong giai đoạn 2004 - 2008, từ 119,5 nghìn tấn năm 2004
lên 174,9 nghìn tấn năm 2008. Sản lượng tăng đưa Việt Nam lên hàng thứ 5
trên thế giới về sản lượng xuất khẩu chè. Tuy nhiên giá chè xuất khẩu của
chúng ta vẫn ở mức thấp. Theo số liệu thống kê của FAOSTAT năm 2010,
giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam chỉ đạt 1,41 đô la Mỹ/kg, chỉ
bằng 48,4% giá chè trung bình của thế giới. Thực tế này cho thấy, các sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
phẩm chè của chúng ta bán ra thị trường thế giới vẫn chưa được đánh giá
cao. Nguyên nhân khiến cho giá chè xuất khẩu của chúng ta thấp hơn nhiều
so với giá chè của thế giới là chất lượng chè của chúng ta còn kém, vấn đề
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến chè chưa được quan tâm.
Để đưa giá chè của Việt Nam ngang bằng và cao hơn giá chè thế giới trước
hết chúng ta cần nghiên cứu đưa các giống chè mới có năng suất cao, chất
lượng tốt thay thế dần diện tích chè Trung du trồng hạt đã bị thoái hóa hiện
nay. Đồng thời chúng ta cần phải hướng tới một nền sản xuất an toàn, bền
vững, sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, để đáp ứng
được yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu. Đi cùng với đó
chúng ta cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để
ngành chè của Việt Nam không chỉ xuất khẩu với số lượng lớn mà còn có
giá trị cao.
Biểu đồ 2: Diễn biến năng suất chè của Việt Nam giai đoạn 2004 -
2008
13,53
13,00
12,29
9,89
10,82
-
2,00
4,00
6,00
8,00
10,00
12,00
14,00

16,00
2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Năng suất (tạ khô/ha)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
2.3.2.2. Tình hình tiêu thụ chè ở Việt Nam
Uống trà là một nét văn hoá ẩm thực Việt Nam. Phần lớn chè tiêu
thụ nội địa là chè xanh, với 90% sản lượng chè xanh được tiêu thụ ngay
trên thị trường trong nước (Accenture 2000). Ở một số vùng nông thôn,
tập quán uống chè tươi phổ biến hơn, tuy nhiên hầu hết chè được bán ra
đều là chè chế biến thô sơ.
Chè đen chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn, nhưng cũng chỉ
chiếm 1% tổng mức tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu đối với các loại
chè đen ướp hương liệu đang tăng nhanh ở khu vực thành thị, nhãn hiệu
đầu tiên được giới thiệu bởi Dilmah, một công ty của Srilanca. Ước tính
Lipton và Dilmah chiếm khoảng 70% thị phần ở các thành phố lớn và các
khu công nghiệp. Ngoài ra trong những năm gần đây các sản phẩm nước
giải khát chế biến từ chè cũng phát triển mạnh.
Chè trồng ở các vùng phía Bắc như Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang
và Lạng Sơn khá phổ biến ở Hà nội và các thành phố khác ở miền Bắc,
trong khi chè Lâm Đồng chủ yếu được tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam. Chè xanh ướp hoa nhài, hoa sen và các loại hoa có
hương thơm khác cũng khá phổ biến, chiếm khoảng 20% tiêu thụ nội địa.
Mặc dù có truyền thống uống trà từ lâu đời, nhưng theo báo cáo của
FAO, tiêu thụ chè bình quân đầu người ở Việt Nam năm 1997 chỉ đạt 260g,
thấp hơn nhiều so với các nước châu á có tập quán uống trà khác (Hồng

Công 1400g; Đài Loan 1300g; Nhật Bản 1050g; Trung Quốc 340g). Từ
năm 1997 đến năm 2007, tiêu thụ chè bình quân đầu người của Việt Nam
tăng 123% lên 580g/người/năm. Tuy nhiên mức tiêu thụ chè theo đầu
người của Việt Nam vẫn thấp hơn mức tiêu thụ bình quân của thế giới là
700g/người/năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
2.4. Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.4.1. Những kết quả nghiên cứu ngoài nước
2.4.1.1. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng đến sinh trưởng
chè, Carr-Squir (1979) [29] chỉ ra rằng: Ở một số vùng chè trên thế giới, nhiệt
độ không khí tối thiểu là 13 – 14
0
C, nhiệt độ tối thích là 18 – 25
0
C, nhiệt độ
tối cao là 30
0
C, nhiệt độ bề mặt lá chè tối thiểu là 21
0
C, nếu nhiệt độ trên
30
0
C sinh trưởng của cây chè giảm nhanh.
Cây chè được coi là cây trung tính, khi mới mọc là cây ưa bóng, lớn lên
là cây ưa ánh sáng, nếu nhiệt độ cao trên 35
0

C cần thiết phải che bóng thích
hợp để giảm cường độ ánh sáng và giảm nhiệt độ. Hiện nay diện tích chè
trồng mới chủ yếu được trồng bằng cây chè giâm hom vì vậy khi trồng nếu
cây chè được che bóng sẽ làm tăng tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng đến sinh trưởng và năng
suất chè, Cllander và Woodhear dẫn theo Carr (1997) [28] cho biết nếu điều
kiện nương chè có trồng chè bóng có thể ngăn chặn được nhiệt độ cao ở lá
và sự thiếu hụt bão hòa hơi nước của không khí, do đó năng suất cao hơn.
Tuy nhiên theo tác giả việc trồng cây che bóng cho cây chè phải chú ý đến
ảnh hưởng trở lại của cây che bóng đối với cây chè.
Khi nghiên cứu một số loài Bọ Trĩ hại chè ở một số nước Châu Phi,
Rattan (1992) [30] nhận xét: Những nương chè trồng cây che bóng sẽ bị Bọ
Trĩ hại nặng hơn, đặc biệt vào thời kỳ khô nóng.
Theo Muralaedhanran N (1992) [31] ở những vùng có độ cao so với
mặt nước biển thấp người ta rất chú trọng trồng cây che bóng cho chè. Ngoài
các lợi ích tăng hiệu suất quang hợp, từ đó tăng năng suất và chất lượng cho
chè, theo tác giả lá của cây che bóng và cây trồng xen khi rụng sẽ làm tăng
lượng chất hữu cơ cho nương chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
Theo Barbora (1994) [32] Trạm thí nghiệm Chè Tocklai (Ấn Độ) ở
vùng Đông Bắc Ấn Độ, khi tán chè còn thưa nên trồng các cây trồng xen và
cây che bóng là cần thiết. Chè không được che bóng có hại về mặt quang
hợp, cây che bóng sẽ làm giảm nhiệt độ mặt lá, làm cho chè không bị cháy
nắng. Đồng thời cây che bóng và cây trồng xen sẽ làm tăng chất hữu cơ vì
thế cây chè sinh trưởng phát triển tốt hơn, năng suất cao hơn.
2.4.1.2. Nghiên cứu về sinh trưởng búp chè
Bakhotadze (182) [33] khi nghiên cứu về sự sinh trưởng của búp chè

cho rằng: sinh trưởng của búp chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, ở những
vùng có mùa Đông rõ rệt, búp chè sẽ ngững sinh trưởng vào mùa Đông và
cây chè được phục hồi vào thời kỳ có nhiệt độ không khí ấm lên, ngược lại
những nước nhiệt đới (quần đảo Java) Srilanka hay Ấn Độ do có điều kiện
thời tiết thuận lợi, đặc biệt là khí hậu ôn hòa, búp chè sinh trưởng liên tục,
chè cho thu hoạch quanh năm, đây được coi là lợi thế của vùng.
2.4.2. Những kết quả nghiên cứu trong nước
2.4.2.1. Những kết quả nghiên cứu nương chè suy thoái
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dạng đốn đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng cây chè Trung du tuổi lớn ở Phú Hộ, tác giả Đỗ
Văn Ngọc (1991) [16] khẳng định cây chè Trung du đạt năng suất cao nhất
năm 17 tuổi sau đó năng suất bắt đầu giảm dần.
Theo tác giả Đỗ Văn Ngọc (2004) [6], các nương chè suy thoái thường
có biểu hiện:
+ Mật độ nương chè không đảm bảo: Mất khoảng trên 30-40% diện tích.
+ Chè thường ở giai đoạn tuổi lớn: Chè hạt (trung du): Lớn hơn 18 tuổi,
chè cành đã qua thời kỳ sung sức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
+ Sinh trưởng cây chè kém: Tán mỏng, hệ số diện tích lá thấp, mật độ
búp nhỏ, nhanh mù xoè, khung tán có nhiều u biếu, cành tăm hương, năng
suất thường rất thấp chỉ đạt 1-2 tấn búp tươi/ha/năm.
Tác giả Đỗ Văn Ngọc (2004) [6] đưa ra nguyên nhân làm cho các
nương chè suy thoái bao gồm:
+ Quy hoạch trồng chè không chú ý đến điều kiện đất đai: Trồng chè ở
nơi có tầng đất quá mỏng < 50 cm, dinh dưỡng nghèo (mùn tổng số < 2%),
hoặc nơi có độ dốc quá lớn trên 25
0

mà các điều kiện đầu tư, chăm sóc không
đảm bảo yêu cầu.
+ Làm đất không đúng kỹ thuật,chỉ đào rạch hay cuốc hố nhỏ khi trồng
chè. Đất không được cuốc lật hay cày san toàn bộ diện tích, kết hợp với
không đào rãnh đủ độ sâu: 40-50 cm, rộng 50-60cm.
+ Đầu tư không đúng lúc trong quá trình trồng mới.
Cắt xén quy trình trồng chè là nguyên nhân quan trọng làm cho chè
chưa ở giai đoạn tuổi lớn đã suy thoái.
+ Dùng giống kém chất lượng, hạt giống non, lẫn tạp lớn, tỷ lệ mọc
thấp, hoặc trồng chè cành tiêu chuẩn cây giống không đảm bảo làm tỷ lệ mất
khoảng lớn ngay sau khi trồng. Mặt khác dùng các giống không thích hợp,
không có biện pháp canh tác.
- Do bón phân không cân đối trong nhiều năm chủ yếu bón đạm, 300-
500 N/ha, không bón phân hữu cơ kết hợp với phân lân và phân Kali, cây chè
sinh trưởng kém dần. Ngoài ra chè thường xuyên được bón phân vãi trên mặt
đất, kết hợp khi làm cỏ kéo đất từ gốc ra ngoài làm trơ cổ rễ, làm cho hệ rễ
chè ăn nông, gặp điều kiện khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng
của cây chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
- Các biện pháp kỹ thuật cải thiện hoá tính không đươc tiến hành triệt
để như cày, cuốc, giữ ẩm qua đông,tủ đất giữ ẩm, ép xanh lá già sau đốn, làm
cho đất chè chai cứng.
- Do trồng xen quá dày các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả không thích
hợp với cây chè, không có biện pháp đốn tỉa kịp thời, dẫn đến tranh chấp ánh
sáng, dinh dưỡng ảm độ, làm suy kiệt nương chè.
- Do đốn sai quy trình, các cấp cành không rõ, tán chè nhiều u biếu,
cành tăm hương cây sinh trưởng kém dần.

- Do hái sai quy trình trong nhiều năm: Vụ xuân không để lá chừa 2-3
lá thật + 1 lá cá, làm cho cây chè có tán rất mỏng, hệ số diện tích lá quá thấp,
cây chè suy tàn dần.
- Chè trồng ở nơi đất quá dốc hướng Tây, không có cây bóng mát cũng
dần bị suy thoái.
- Do không chú ý đến phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đặc biệt là chè đầu
vụ bị cháy rầy, giữa cuối vụ bị nhện đỏ phá hại nặng bộ lá chừa. Kết hợp với
nắng hạn có thể làm cho chè bị xuống cấp nghiêm trọng.
- Do người làm chè không phát hiện được bệnh.Ví dụ bệnh chết
loang, bệnh sùi cành chè trong nhiều năm đẫ làm cho chè bị mất khoảng
lớn mặc dù vẫn được chăm sóc đảm bảo.
Những nguyên nhân trên kết hợp với sự biến động của giá cả thị
trường chè, người làm chè bị thua lỗ. Không đầu tư chăm sóc cũng làm cho
nhiều nương chè thời kỳ đang sung sức bị suy thoái dãn đến phải thanh lý để
trồng mới.
2.4.2.2. Những nghiên cứu về đốn chè
Tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [21] cho rằng việc đốn
chè có những tác dụng sau:

×