Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.87 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Bộ môn: Kinh tế công cộng

Đề tài:

THỰC TRẠNG CUNG CẤP TƯ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
GV: ThS. Trần Thu Vân
Nhóm sinh viên thực hiện (lớp PT 00):
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Huỳnh Kim Chi
Bùi Thị Thanh Hằng
Huỳnh Thị Yến Nhi
Lê Thị Thanh Phương
Nguyễn Thị Bích Trầm
Nguyễn Thị Kim Tuyền

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trang 2


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trang 3


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trang 4


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trang 5


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

MỤC LỤC
-----  ----NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN......................................................................1
MỤC LỤC.......................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................3
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC........................4
1.
2.
3.
4.

Giáo dục là hàng hóa công không thuần túy..............................................4
Một số thất bại của thị trường giáo dục......................................................5
Vai trò của tư nhân trong cung cấp giáo dục............................................. 8
Tính hiệu quả của trường tư ở một số nước trên thế giới.........................10

PHẦN B: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM.............13
PHẦN C: NGUYÊN NHÂN.......................................................................19
1. Tín hiệu thị trường...................................................................................19
2. Vấn đề quản lý.........................................................................................20
3. Cuộc chạy đua vì mục tiêu lợi nhuận.......................................................22
PHẦN D: HƯỚNG GIẢI PHÁP................................................................24
Lời kết...........................................................................................................26
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 27


Trang 6


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học ngày càng cao. Ngày nay, việc một
học sinh phấn đấu trong học tập để thi đậu đại học cũng trở nên phổ biến hơn ở Việt
Nam. Tuy nhiên, hệ thống trường đại học công lập lại không đủ để đáp ứng nhu cầu đi
học của nhiều người. Sự xuất hiện hàng loạt các trường đại học dân lập đặt ra nhiều
câu hỏi xoay quanh vấn đề chất lượng giáo dục ở các trường này. Ai là người kiểm
tra, đánh giá chất lượng giáo dục? Thực tế cho thấy nhiều trường dân lập thậm chí
trường đại học dân lập theo chuẩn quốc tế cũng không đảm bảo được chất lượng giáo
dục cho sinh viên khi tham gia vào các khóa học. Nguyên nhân của vấn đề này là từ
đâu? Trong đề tài này, nhóm đã nghiên cứu và đưa ra những nguyên nhân điển hình
về sự thất bại của tư nhân trong việc cung cấp hàng hóa công là giáo dục, đồng thời đề
cập đến những tác động tiêu cực và những biện pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
Mặc dù rất cố gắng hoàn thành tốt nhưng với lượng kiến thức hạn chế, cái nhìn
khá chủ quan nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi sai sót. Mong Cô đóng góp
ý kiến và nhận xét để giúp nhóm chúng em hiểu rõ và hoàn thành tốt hơn đề tài này.
Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 7


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay


GVHD: ThS. Trần Thu Vân

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Giáo dục là hàng hóa công không thuần túy:
Trong xu hướng phát triển của xã hội, giáo dục là nhu cầu cần thiết cho mỗi con người
tồn tại trong thế giới ngày càng hiện đại và đó cũng là nhu cầu sống còn của một xã
hội. Giáo dục là sản phẩm đặc biệt theo nghĩa nó là phương tiện được dùng để tăng
khả năng sản xuất ra của cải trong tương lai, mà như vậy, nó là hàng tích lũy. Do đó
giáo dục là một loại hàng hóa công, nhưng về bản chất thì không phải là hàng hóa
công thuần túy như an ninh quốc phòng, giáo dục mang một số đặc tính khác như: tính
loại trừ (excludability) và tính cạnh tranh trong sử dụng (rivalness). Có tính loại trừ
trong sử dụng vì sinh viên không thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó mà không có điều
kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí, v.v… Nếu sinh viên không thỏa mãn
những điều kiện đó sẽ bị loại trừ ra khỏi việc hưởng thụ dịch vụ giáo dục. Dịch vụ
giáo dục có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của một người này sẽ ảnh hưởng
đến việc học của người khác. Vì số lượng sinh viên trong một lớp học là hạn chế và số
lượng lớp học trong một trường cũng bị hạn chế, nên người này được học thì một
người khác không được học, hay là nếu thêm một sinh viên vào một lớp học quá đông
sẽ ảnh hưởng đến việc học của các sinh viên khác. Tuy nhiên tính cạnh tranh trong
giáo dục không cao, việc tiêu dùng hàng hóa của người này cũng không làm ảnh
hưởng đáng kể đến việc tiêu dùng của người khác. Do đó, giáo dục được xếp vào hàng
hóa công không thuần túy.

Trang 8


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


2. Một số thất bại của thị trường giáo dục (Market failures)
Thị trường giáo dục tồn tại một số thất bại như: thông tin không hoàn hảo, tính cạnh tranh
không cao, hàng hoá không đồng nhất, hạn chế trong lựa chọn của người đi học, người mua
trả tiền trước, và khó khăn trong tiếp cận giáo dục của người nghèo.
a. Thông tin không hoàn hảo.
Thông tin không hoàn hảo được thể hiện ở thị trường giáo dục là sự bất cân xứng
thông tin. Nhà trường (người cung ứng dịch vụ) biết được chất lượng dịch vụ của
mình nhiều hơn người đi học (người mua dịch vụ). Người mua dịch vụ chỉ biết được
chất lượng giáo dục sau khi học xong. Nhưng sau khi học xong không thể đổi hoặc trả
lại nếu phát hiện chất lượng đào tạo kém.
b. Tính cạnh tranh trong thị trường giáo dục không cao.
Nếu xét theo cấu trúc thị trường thì thị trường giáo dục mang đặc điểm của một thị
trường độc quyền nhóm (oligopoly) vì cùng một cấp học ở bậc phổ thông hay cùng
một ngành học ở bậc đại học chỉ có một vài trường cung ứng. Ví dụ, học sinh bậc phổ
thông phải chọn những trường ở gần nhà. Sinh viên ở phía Nam muốn học ngành
Nông học chỉ có học ở Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Cần Thơ hay Đại học Tây
Nguyên. Như vậy, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sẽ dẫn đến không hiệu quả
cao cho xã hội, các trường chủ quan, không đầu tư nhiều trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và cạnh tranh về học phí.

Trang 9


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

c. Chất lượng dịch vụ không đồng nhất.
Không giống như hàng hóa và dịch vụ khác, chất lượng của trường học và giáo viên
trong mỗi trường học là không đồng nhất, nhiều trường đại học đào tạo chung một

ngành nhưng chất lượng giữa các trường thì rất khác nhau. Trong cùng một trường
đại học, chất lượng của giảng viên cũng rất khác nhau. Do đó, việc lựa chọn của sinh
viên gặp nhiều khó khăn.
d. Người mua trả tiền trước và không bảo đảm về chất lượng .
Sinh viên phải đóng tiền trước khi học và thi. Việc thi đậu hay rớt, có việc làm hay
không có việc làm của sinh viên sau này, nhà trường không bảo đảm. Do đó, việc kinh
doanh giáo dục rủi ro thấp, nhưng người đi học thì rủi ro cao hơn.
e. Người có thu nhập thấp không có khả năng tiếp cận giáo dục.
Vì chi phí cho việc học khá cao và đầu tư cho việc học là đầu tư lâu dài, thời gian học đại
học trung bình là 4 năm, trong thời gian đi học chỉ có chi không có thu, do đó những gia
đình có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục nếu tất cả các trường
học theo cơ chế thị trường, học phí bù đắp đầy đủ chi phí giáo dục của trường. Việc hỗ trợ
cho người nghèo đi học là rất cần thiết.
f. Quan hệ xã hội tác động không tốt đến giáo dục.
Trong một xã hội có vốn xã hội thấp, con người sống hoạt động dựa trên các mối quan
hệ xã hội; các doanh nghiệp, các đơn vị tuyển dụng chỉ tuyển dụng những người quen
biết tin cẩn, bất chấp trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Điều này dẫn đến hệ quả xấu là
người đi học không chú ý đến kiến thức sẽ được học ở trường, hệ thống giáo dục sẽ bị
Trang 10


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

đình đốn và chậm phát triển, khi mà người học không có niềm tin vào việc học, không
nghĩ rằng những gì mình học ngày hôm nay có thể vận dụng vào tương lai thì sẽ
không có động lực để phấn đấu và việc học cũng trở nên vô nghĩa.
g. Ngoại tác tích cực trong giáo dục.
Lợi ích tư nhân của việc học luôn nhỏ hơn lợi ích xã hội do tồn tại lợi ích ngoại tác

của việc đi học. Lợi ích tư nhân là lợi ích của bản thân sinh viên sau khi học, đó là sau
khi học có được kiến thức và kỹ năng làm việc, sẽ tìm được việc làm tốt hơn và có thu
nhập cao hơn, không chỉ một hai năm mà lợi ích cho cả cuộc đời còn lại. Do đó, cá
nhân người đi học phải đầu tư.
Tuy nhiên, lợi ích xã hội của giáo dục là rất lớn, nó bao gồm lợi ích tư nhân như nói trên và
lợi ích ngoại tác. Lợi ích ngoại tác có nghĩa là người đi học đem lợi ích cho người khác và
xã hội. Việc học sẽ giảm bớt tệ nạn xã hội, dễ dàng hơn cho nhà nước trong việc phổ biến
và thực hiện các chính sách kinh tế văn hóa và xã hội. Hơn nữa, các doanh nghiệp và cơ
quan tuyển dụng cũng có lợi nhuận trong việc học của các cá nhân. Sinh viên học xong sẽ
có lợi ích trong việc học, sẽ làm việc cho các doanh nghiệp chẳng hạn, doanh nghiệp phải
trả lương cho sinh viên tốt nghiệp, nhưng mức lương bao giờ cũng thấp hơn năng suất lao
động mà sinh viên đem lại cho doanh nghiệp, sự chênh lệch đó là lợi nhuận mà doanh
nghiệp có được do việc học của sinh viên. Như vậy, tồn tại lợi ích ngoại tác mà người đi
học không nhận được, nên người đi học không đầu tư đúng mức cho việc đi học vì họ
quyết định đầu tư cho việc học phụ thuộc vào sự so sánh giữa chi phí tư nhân và lợi
ích tư nhân thay vì lợi ích xã hội, họ không quan tâm đến lợi ích xã hội.

Trang 11


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

3. Vai trò của tư nhân trong cung cấp giáo dục.
Giáo dục là hàng hóa công không thuần túy và giáo dục có ảnh hưởng ngoại biên
thuận. Trong trường hợp này (tính theo giá trị biên):
[Lợi ích xã hội] > [lợi ích cá nhân = chi phí cá nhân]
Do đó, tổng lợi ích xã hội sẽ tăng lên nếu như sản phẩm được sản xuất nhiều hơn, như
vậy đòi hỏi chi phí cao hơn, tức là ở điểm:

[Lợi ích xã hội] = [(chi phí cá nhân = lợi ích cá nhân) + bù lỗ của nhà nước]
Đối với hàng hóa có ngoại biên thuận, thị trường tự do sẽ không tự nó cung cấp đủ
nhu cầu cho xã hội. Để đáp ứng đủ nhu cầu cho xã hội, khi mà lợi ích xã hội lớn hơn
lợi ích cá nhân và do đó lớn hơn chi phí cá nhân, nhà nước hoặc ai đó (chẳng hạn các
nhà hảo tâm hoạt động vô vị lợi) phải bù đắp thêm vào chi phí cá nhân. Có thể lấy thí
dụ như an ninh quốc gia, mọi người trong xã hội đều thấy là cần, nhưng đây là hàng
không bán được, cho nên không có cá nhân nào tự đứng ra sản xuất. Nếu giả dụ một
người nào đó bỏ tiền ra sản xuất dịch vụ an ninh thì mọi người đều được hưởng an
ninh dù không trả tiền vì không thể có thị trường để bán. Để có thị trường, phải có
phương cách ngăn chặn người không trả tiền không được hưởng lợi ích. Do đó chỉ có
một cách giải quyết để có an ninh quốc gia hoặc an ninh khu vực là thông qua nhà
nước. Đường xá trong thành phố cũng thế, không thể xây khắp nơi các trạm thu phí
như trên xa lộ, do đó nhà nước hoặc cộng đồng phải chịu trách nhiệm về chi
phí. Thường là nhà nước tổ chức sản xuất và thu hồi vốn bằng thuế. Đây là những
hàng hóa công (public goods) nhà nước phải đứng ra tài trợ sản xuất. Cũng có hàng

Trang 12


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

hoá có một phần tính chất công (semi-public goods) như giáo dục vì ảnh hưởng ngoại
biên thuận, nhưng có thể bán được, không như an ninh quốc gia.
Phần bù lỗ của nhà nước cho giáo dục được bù lỗ phần lớn bằng thuế địa phương, góp
phần làm tăng gánh nặng lên người dân, nhưng vì là hàng hóa công nên giáo dục có
tính công bằng, có nghĩa là gia đình có bốn người đang đi học cũng chịu mức thuế
như là gia đình chỉ có một người con đi học hay người nghèo và người giàu đều đóng
góp cùng một mức thuế cho giáo dục địa phương. Trình độ giáo dục là ngang nhau,

nên các gia đình có nhu cầu muốn nâng cao thêm cũng không được đáp ứng đầy đủ.
Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giáo dục của người dân sẽ cao
hơn, đòi hỏi phải nâng cao cơ sở vật chất cũng như phương pháp, thiết bị dạy học
ngày càng hiện đại. Chính điều này tạo áp lực lên chính phủ, cũng như chính quyền
địa phương và gánh nặng về thuế lên người dân. Nhu cầu thì không ngừng tăng lên
nhưng nguồn lực, ngân sách địa phương có giới hạn không thể đáp ứng đủ cho mọi
người dân được tiếp cận giáo dục một cách tốt nhất.
Hệ thống trường tư ra đời như là một giải pháp hiệu quả cho xã hội trong vấn đề trên.
Nhưng, vì lý do lợi nhuận ngắn hạn, một số nhà cung cấp giáo dục tư có thể tạo ra
bằng cấp một cách bừa bãi, thiếu chất lượng. Sự lạm phát bằng cấp thiếu tiêu chuẩn sẽ
làm tăng tổn phí giao dịch trong thị trường lao động, và làm suy giảm hiệu năng của
kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, giáo dục, nhất là giáo dục ở cấp đại học, thường đi
song song với tìm tòi, nghiên cứu, phát minh mà ngày nay nhiều nhà kinh tế xem là
động cơ chính thúc đẩy tăng trưởng sản phẩm, nhất là ở trong những quốc gia đã phát
triển. Những công trình khảo cứu này thường xuyên giúp ra đời những mặt hàng,
phương pháp sản xuất hay tổ chức mới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lý thuyết không
có ứng dụng thương mại trực tiếp (thí dụ như những khảo cứu về tư tuởng, lịch sử,...)

Trang 13


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

hay chỉ có ứng dụng rất lâu sau này. Chúng ta không thể kỳ vọng thị trường tư nhân
chịu bảo trợ những nghiên cứu với tỷ suất sinh lợi thấp như thế.
Tuy nhiên, nếu chính quyền đứng ra độc quyền sản xuất giáo dục (dù là miễn phí hay
bắt người mua đóng học phí tượng trưng) thì cũng không phải là biện pháp tối
ưu. Trong trường hợp này, chúng ta không có giá cả để đo lường mức khan hiếm xã

hội của giáo dục. Thêm nữa, số lượng, chất lượng và thể loại giáo dục mà nhà nước
cung cấp không nhất thiết phù hợp với nhu cầu trong thị trường lao động và tình hình
phát triển kinh tế quốc gia. Nói tóm lại, giáo dục là một hàng hóa mà chính phủ phải
can thiệp mạnh mẽ vào thị trường qua những biện pháp sau đây:
-

Tài trợ trực tiếp giáo dục/nghiên cứu;

-

Khuyến khích tư nhân (kể cả tư nhân nước ngoài) hoạt động giáo dục ở cấp đại

học, nhất là dưới hình thức vô vụ lợi;
-

Điều tiết chất lượng giáo dục, công cũng như tư.

Tài trợ giáo dục ở cấp tiểu và trung học có thể giải lý qua ý niệm công bình phân phối:
xã hội tin tưởng rằng tất cả trẻ em có quyền đi học mà không phải tùy thuộc vào khả
năng tài chính hay tình thương con cái của cha mẹ. Tài trợ giáo dục cấp đại học chính
yếu là để khuyến khích những ngành học cần thiết nhưng tỷ suất sinh lợi thấp, và
những hoạt động nghiên cứu, nhất là nghiên cứu thuần lý. Nhưng chính phủ tài trợ
giáo dục không đồng nghĩa với chính phủ tự đứng ra sản xuất giáo dục.
4. Tính hiệu quả của trường tư ở một số nước trên thế giới:
Hệ thống trường tư ở các nước phát triển trên thế giới được đánh giá là rất hiệu quả, và là
nguồn động lực cho phát triển kinh tế, ví dụ: Harvard, Cambridge, Oxford, …

Trang 14



Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Ở Pháp, đại học chủ yếu là công lập, nhà nước trợ cấp tài chính, hầu hết sinh viên
thuộc hệ thống công lập, trả học phí ít, vì lẽ dân chúng cho rằng tiền bạc của nhà nước
là do của cải chung của nhân dân, người dân đóng góp trả thuế, cho nên nhà nước phải
gánh trách nhiệm về chi phí cho giáo dục.
Ở Mỹ, có nhiều đại học tư, nhưng tư lập đây là theo nghĩa không chịu sự quản lý của
chính quyền về mặt tài chính, trong khi công lập hưởng một phần sự tài trợ từ ngân
sách của bang hoặc thành phố hoặc của liên bang. Nhưng dù ở Mỹ hay ở Pháp, nói
chung, công hay tư, các đại học đều không có mục đích kinh doanh, chúng hoạt động
"không vụ lợi", chúng không phải là những công ty với cổ đông hưởng lợi nhuận. Lợi
nhuận nếu có – ví dụ như do những hợp đồng ký và thực hiện với các doanh nghiệp,
hoặc các của cải, như bất động sản do những nhà hảo tâm biếu tặng có thể đầu tư sinh
lời – đều được sử dụng vào việc trang trải các kinh phí và trang bị nghiên cứu hoặc
phát triển trường. Trên mặt này, có thể nói là Mỹ và Pháp đều không coi giáo dục là
một thứ hàng hóa mua bán kiếm lời.
Mục tiêu giáo dục của Mỹ và Pháp không khác nhau, ví dụ như trong giáo dục đại
học không đặt vấn đề "đào tạo nhân tài", mà nhằm trang bị cho người học những
hiểu biết cơ bản nghiêm túc và, ngay từ đó hay sau đó, mang lại cho họ những kỹ
thuật nghề nghiệp vững chãi để đi vào thị trường lao động. Tài năng được nảy nở
hay không là ở lúc đã vào đời: tài năng cho phép cá nhân có đường tiến thân, đồng
thời tài năng được phát huy cũng góp phần làm cho xã hội phồn vinh. Nó khác xa
với việc kinh doanh giáo dục, "thuận mua vừa bán" bằng cấp và danh hiệu. Đây là
hậu quả của việc mở trường tràn lan mà không có đủ một đội ngũ nhà giáo đủ tiêu
chuẩn, dựa trên việc tính số lượng mà không tính chất lượng.

Trang 15



Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

PHẦN B: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự phát triển kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á đã cho thấy quan hệ mật thiết giữa phát
triển và giáo dục đại học (đại học và cao đẳng nói chung). Cho dù trong các nước và
vùng lãnh thổ thịnh vượng nhất ở khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore đi theo những con đường phát triển khác nhau, nhưng điểm chung trong thành
công của họ là sự theo đuổi nhất quán một nền khoa học và giáo dục đại học chất lượng
cao. Một số nước tương đối kém thành công hơn ở Đông Nam Á – Thái Lan, Philippines
và Indonesia - lại là một câu chuyện mang tính cảnh báo. Những nước này nói chung đã
không đạt được chất lượng cao trong khoa học và giáo dục đại học và họ đã thất bại trong
việc phát triển những nền kinh tế tiến bộ.
Thế nhưng, so với các nước láng giềng này thì có vẻ Việt Nam vẫn còn một khoảng
cách nào đó. Thực tế cho thấy phần lớn lớn các trường đại học của Việt Nam bị cô lập
khỏi các dòng chảy kiến thức quốc tế, ví dụ như số bài viết được xuất bản trên các tạp
chí khoa học năm 2007:
Cơ sở

Quốc gia

Số bài viết

Đại học tổng hợp Quốc gia Seoul
Đại học tổng hợp Quốc gia Singapore
Đại học tổng hợp Bắc Kinh
Đại học tổng hợp Mahidol
Đại học tổng hợp Malaya


Hàn Quốc
Singapore
Trung Quốc
Thái Lan
Malaysia

5.060
3.598
3.219
950
504

Đại học tổng hợp Philippines

Philippines

220

Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội và tp HCM)

Việt Nam
Việt Nam

52
44

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nguồn: Science Citation Index Expanded, Thomson Reuters


Trang 16


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Thực trạng hiện nay cho thấy, nền giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất
nhiều bất cập. Việc thi đậu vào các trường đại học công lập là điều mong muốn của
nhiều người. Thế nhưng do số lượng trường công lập có hạn nên nhiều người đã không
thể đặt chân vào giảng đường đại học. Theo thống kê từ năm 2006 đến năm 2009 thì số
tuyển sinh thực tế có xu hướng tăng qua các năm :

Nguồn: Báo Giáo Dục và Thời Đại online
Sự xuất hiện hàng loạt của các trường cao đẳng hoặc trung cấp nghề chuyên nghiệp
đã tạo thêm cơ hội cho nhiều người có thể nâng cao thêm trình độ của mình. Thế
nhưng do lượng kiến thức được cung cấp ở các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp không chuyên sâu như ở các trường đại học và nếu các sinh viên đang theo
học hệ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp muốn học tới bậc đại học thì phải học
Trang 17


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

liên thông và do đó họ mất nhiều thời gian hơn để có thể hoàn thành. Đại học dân
lập, tư thục là một giải pháp để những người này có thể hoàn thành bậc đại học theo
thời gian giống như các trường đại học công lập.
Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng loạt trường đại học và cao đẳng được thành lập mới

trên cả nước trong đó có không ít trường ngoài công lập. Hiện tại trên cả nước có khoảng
53 trường đại học và 100 trường cao đẳng ngoài công lập. Thế nhưng không ít trường
được thành lập nhưng không đảm bảo đủ các yêu cầu cần phải có để thành lập trường.
Nhiều ngành mới được mở để đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng lại không nghĩ đến việc sẽ
có sự dư thừa lao động ở các ngành này trong tương lai và những sinh viên ra trường ở
thời điểm này sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn để có thể tìm được công việc phù hợp với
mức lương có thể chấp nhận được.
Hệ lụy của việc mở trường tràn lan thiếu kiểm soát là điểm sàn đại học của các khối ngành
qua các năm có xu hướng giảm để các trường có thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu.
Điểm sàn đại học các khối giai đoạn 2004-2010
Đại học

Cao đẳng

Khối A

Khối B

Khối C

Khối D

Khối A

Khối B

Khối C

Khối D


14

15

15

14

11

12

12

11

15

15

14

14

12

12

11


11

13

14

14

13

10

11

11

10

15

15

14

13

12

12


11

10

13
15
14
13
8
Nguồn:
200 Tổng hợp từ Tuổi Trẻ Online
13
14
14
13

10

12

11

10

10

11

11


10 Trang 18

200
4
200
5
200
6
200
7
200


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Điều này đã làm cho chất lượng đầu vào của bậc giáo dục đại học giảm sút và do đó
cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đầu ra của cử nhân tốt nghiệp đại học, cao
đẳng. Rất nhiều trường hợp sinh viên ra trường không thể tìm được việc do số sinh
viên ra trường tốt nghiệp cùng năm và cả sinh viên tốt nghiệp cùng ngành những năm
trước đó cạnh tranh. Và cũng vì chất lượng đầu ra không cao nên nhiều sinh viên phải
chịu thiệt thòi do phải làm việc không đúng với ngành nghề được đào tạo.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể học ở các trường đại học dân lập, tư thục vì
mức học phí ở các trường này là rất cao. Do đó ta dễ dàng nhận thấy rằng các trường
đại học thuộc hệ tư thục dân lập này chỉ dành cho người có điều kiện về tài chính
cao. Ví dụ như trường đại học FPT với mức học phí là khoảng $1.100/học kỳ và
trường cao đẳng nghề Việt Mỹ (VATC) thì có mức học phí năm 2009 là $1.800 và
năm 2010 là $2.000. Còn đối với trường quốc tế RMIT thì trước khi nhập học thì
sinh viên phải đạt một trình chuẩn tiếng Anh nhất định mà trường đặt ra vì toàn bộ

các môn học ở trường này là do giáo viên nước ngoài dạy bằng tiếng Anh. Do đó các
sinh viên ở đây đã phải học các lớp Anh văn do trường tổ chức với mỗi cấp lớp kéo
dài 5 hoặc 10 tuần với mức học phí $156/tuần và mức học phí đại học toàn khóa từ
$27.000 đến $35.000. Không những thế, mức học phí ở các trường này đều tăng mỗi
năm. Chẳng hạn năm 2005, sinh viên ngành điện - điện tử trường đại học Hồng Bàng
đóng học phí là

2.980.000 đồng/năm thì đến năm học 2006-2007 đã tăng lên

4.480.000 đồng/năm và bước sang năm học 2008-2009 học phí lên thành 5.880.000
đồng/năm, tương đương với 2.940.000 đồng/học kỳ. Khi vừa bước sang học kỳ II
năm học 2008-2009, trường đột ngột tăng học phí lên 3.490.000 đồng/học kỳ.

Trang 19


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Với mức học phí cao như vậy, các sinh viên đang theo học ở các trường này có lợi thế
hơn những sinh viên theo học tại các trường công lập như thuận lợi trong việc tìm chỗ
thực tập. Ở trường đại học FPT, sinh viên khi đến học kỳ thực tập thì sẽ được thực tập
tại công ty FPT; trường VATC thì liên hệ tìm nơi thực tập cho sinh viên của mình, và
trường RMIT thì được nhiều doanh nghiệp đến mời hoặc được các giáo viên giới thiệu
đến những công ty quen biết. Điều này làm cho sức cạnh tranh trong việc tìm nơi
thực tập tốt cũng như cơ hội nghề nghiệp của các sinh viên trường tư cao hơn các
sinh viên trường công lập. Tuy nhiên, chưa chắc điều này sẽ được thực hiện như
những hứa hẹn ban đầu. Chẳng hạn như trường VATC hứa với sinh viên là sẽ đảm
bảo nơi làm việc cho sinh viên nhưng điều này dường như mơ hồ.

Mặt khác, cũng với mức học phí khá cao, nhưng chỉ có một số ít trường đáp ứng được
tất cả các nhu cầu về học tập và giải trí cho sinh viên đang theo học. Về việc giảng
dạy thì nhiều trường có tỷ lệ sinh viên/giáo viên cơ hữu khá cao và nhiều trường hoàn
toàn không có một giáo viên cơ hữu nào như trường FPT, Hồng Bàng, Quản lý khách
sạn Du lịch Sài Gòn … Ở các trường này, khi đi thực tập, sinh viên không được các
Giảng viên hướng dẫn làm bài báo cáo thực tập. Riêng các trường giảng dạy về ngành
du lịch-khách sạn thì các giảng viên đều là những người đang làm việc trong ngành du
lịch-khách sạn nên rất bận rộn. Điều này cũng làm cho việc sắp xếp thời khóa biểu
cho các lớp học phải thay đổi hàng tuần. Sinh viên của Trường Quản lý khách sạn Du
lịch Sài Gòn phải cập nhật thời khóa biểu hàng tuần.

Trang 20


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Hình: Số sinh viên trên một giáo sư, 1990

Nguồn: Vũ Quang Việt, “Giáo dục Việt Nam: Nguyên nhân của sự xuống cấp và các
cải cách cần thiết”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, năm 2007
Cơ sở hạ tầng của nhiều trường ngoài công lập thiếu thốn một cách trầm trọng. Tình
trạng một trường nhưng nhiều cơ sở hoặc phải thuê thêm cơ sở đào tạo cũng là một
vấn đề đáng quan tâm. Điều này làm cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và
sinh viên gặp khó khăn do phải di chuyển chỗ học.
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục- Đào tạo, số lượng trường có thư viện đáp ứng nhu cầu
học tập, nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên còn rất ít. Nhìn chung các thư
viện hiện tại còn rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn về nguồn tư liệu, sức hút đối
với giảng viên và sinh viên thấp. Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu, tìm tư liệu

phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên, nhất là khi
các trường chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ. Trong đợt khảo sát ở 196 trường đại
học và cao đẳng về cơ sở vật chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2007 thì tỷ lệ trường
có thư viện là 87% và có 13% trường không có thư viện. Đây là tình trạng báo động đối
với giáo dục đại học Việt Nam, trong khi các trường đại học trên thế giới thì thư viện là

Trang 21


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

một bộ phận quan trọng của một trường đại học. Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của sinh
viên hiện nay còn rất thấp, trung bình 21,2 sinh viên mới có 1 chỗ ngồi.
Ngoài việc học thì việc giải trí của giảng viên và sinh viên cũng rất quan trọng. Thế
nhưng, điều này vẫn chưa được các trường quan tâm đúng mức. Đa phần các trường
phải thuê mướn sân bãi để dạy các môn thể chất cho sinh viên. Chẳng hạn như trường
VATC thuê sân tập phục vụ cho môn giáo dục thể chất và tổ chức các sự kiện thể thao
cho sinh viên ở nhà thi đấu Phú Thọ - Quận 11. Khi có các hoạt động thể dục thể thao
hoặc tổ chức sự kiện nhưng cần có một không gian rộng lớn như tổ chức cắm trại, các
giải bóng đá, bóng rổ, … thì các trường đề phải đi thuê ngoài. Điều này sẽ càng làm
cho chi phí học tập tại trường nâng cao và sẽ tăng khi có các tác động từ bên ngoài.

Trang 22


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


PHẦN C: NGUYÊN NHÂN
Một số nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của việc cung cấp tư nhân ngành giáo dục bậc
Đại học-Cao đẳng ở Việt Nam :
1.Tín hiệu thị trường.
Phát tín hiệu thị trường là một trong những cách khắc phục thông tin bất cân xứng
giữa người mua và người bán và trong thị trường lao động cũng như thế. Trình độ học
vấn của một lao động có thể giúp các doanh nghiệp khắc phục được điều này. Nó có
thể được xác định bằng các tiêu thức như số năm đến trường, những bằng cấp đạt
được hay danh tiếng của trường đại học đã cấp bằng,… Tất nhiên ở mặt nào đó, giáo
dục có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất lao động của một cá nhân
thông qua việc trang bị thông tin, các kiến thức hữu ích cho công việc. Việc ngày càng
có nhiều trường đại học tư nhân ra đời ở nước ta cũng không nằm ngoài mục đích đáp
ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động. Bằng tốt nghiệp đại học được xem như một
tấm vé vào đời mà hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều muốn nắm giữ. Để đạt được một
bằng cấp như vậy thì lao động phải có một trình độ nhất định mới có thể hoàn tất khóa
học và thông qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực của lao động mà họ sẽ
thuê mướn. Chẳng hạn như, một CEO thường đòi hỏi phải có bằng MBA vì những cá
nhân đạt được tấm bằng này thường có năng lực cao vì họ không chỉ học về quản trị
kinh doanh mà còn phải nắm vững kinh tế vĩ mô, tài chính, thông thạo ngoại ngữ,…
và để hoàn thành khóa học này thì họ phải thật sự chăm chỉ, có trí thông minh.
Như vậy, bằng cấp là một trong những tín hiệu giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân
viên cho công ty của mình. Tuy nhiên, trong thị trường hiện nay, không phải có bằng

Trang 23


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


cấp là chứng minh được năng lực thật sự của lao động đối với doanh nghiệp và chắc
chắn sẽ được tuyển dụng đúng ngành nghề mà lao động đã được đào tạo. Đa phần các
cuộc tuyển dụng đều có liên quan đến quan hệ thân quen, ruột thịt, nhất là trong các
doanh nghiệp nhà nước. Những cá nhân có năng lực thật sự chưa chắc đã được tuyển
dụng, thay vào đó là những mối quan hệ quen biết sẽ giúp lao động được tuyển dụng
dễ dàng hơn. Rất nhiều vị trí công việc hấp dẫn không bao giờ được quảng cáo công
khai mà chỉ được thông báo nội bộ, tìm từ những ứng viên có mối quan hệ quen biết
hoặc dù có mở các cuộc tuyển dụng thì việc kiểm tra năng lực chuyên môn cũng chỉ
mang tính hình thức còn kì thực thì kết quả đã có sẵn. Ở khu vực doanh nghiệp tư
nhân thì tình trạng này cũng khá phổ biến, chỉ số ít doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
tại Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có những buổi tuyển
dụng thật sự đúng nghĩa để kiểm tra năng lực của ứng viên. Thế nhưng số doanh nghiệp
này chỉ chiếm số nhỏ so với các doanh nghiệp trong nước.
2. Vấn đề quản lý.
Các cơ sở học thuật ở Việt Nam vẫn chịu một hệ thống quản lý tập trung hoá cao độ.
Bộ Giáo dục & Đào tạo quyết định số lượng sinh viên các trường được phép tuyển, và
lương trả cho các giảng viên đại học (đối với trường hợp các trường đại học công lập).
Ngay cả những quyết định mang tính thiết yếu đối với việc vận hành một trường đại
học như việc lập khoa cũng do hệ thống quản lý tập trung hoá này kiểm soát. Hệ
thống này hoàn toàn không khuyến khích các trường và học viện cạnh tranh hay đổi
mới. Thù lao được trả căn cứ vào thâm niên, lương cứng nhắc và thấp đến nỗi các
giảng viên đại học phải dạy thêm ngoài giờ vào ban đêm để đảm bảo cuộc sống.

Trang 24


Đề tài: Thực trạng cung cấp tư giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


Cho đến thời điểm này, các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học
chưa cụ thể và không rõ ràng, chưa có qui định cụ thể về kiến thức, kỹ năng cũng như
thái độ cần thiết cho từng trình độ đào tạo.
Hoạt động đánh giá và kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng vẫn đang ở giai đoạn
đầu còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm.
Cơ chế tài chính, đầu tư cơ sở vật chất và chế độ học phí còn bất cập. Hệ thống giảng
đường, phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của
các trường còn thiếu, nghèo nàn và lạc hậu.
Vì có quá nhiều người mong muốn được bước chân vào giảng đường đại học - chỉ
1/10 người Việt Nam ở độ tuổi học đại học được tuyển sinh vào các trường sau phổ
thông , nên các trường đại học Việt Nam không phải chịu áp lực đổi mới nào.
Cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có quy chế về trường đại học không vì mục
tiêu lợi nhuận. Các trường đại học tư thục được thành lập dựa trên vốn góp và hội
đồng quản trị của trường hoạt động theo cơ chế đối vốn; nghĩa là người càng góp
nhiều vốn thì tiếng nói của họ càng có trọng lượng trong những vấn đề quan trọng của
trường, bao gồm cả việc bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa cũng như xác
định phương hướng phát triển của trường mà không hề quan tâm đến năng lực chuyên
môn về giáo dục của họ. Vô hình chung dẫn đến tình trạng các trường đại học tư cũng đồng
nghĩa với đại học vì mục tiêu lợi nhuận.

Trang 25


×