Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công tại xã hòa trạch, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.32 KB, 47 trang )

Báo cáo tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có hơn 8 triệu người có công cách mạng. Riêng tỉnh Quảng
Bình có gần 14,5 vạn người có công cách mạng (chiếm gần 17% dân số),
trong đó có trên 13.600 liệt sỹ; 387 bà mẹ Việt Nam anh hùng (hiện chỉ còn 3
mẹ còn sống); gần 2 vạn thương bệnh binh; 6.300 người hưởng tham gia
kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; gần 1000 người hoạt động
cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; hơn 10 vạn đối tượng
tham gia kháng chiến được tặng thưởng huân, huy chương (10).
Để thể hiện lòng biết ơn đối với người có công cách mạng cũng như
góp phần phát triển xã hội, Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính
sách ưu đãi xã hội đối với người có công cách mạng. Điển hình là Pháp lệnh
ưu đãi người có côngvới cách mạng số 26/2005/PL/UBTVQH11 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lện ưu đãi người có công với cách
mạng. Nghị định số 35/2010/NĐ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về việc
quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Ngoài ra còn có các chương trình được quy định tại Bộ luật LĐTBXH đối với
người có công.
Trong những năm qua, công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ xã hội
đối với người có công cách mạng đã đạt được những kết quả nhất định: hàng
chục vạn thương binh đã tìm được công việc phù hợp; nhiều ngôi nhà tình
nghĩa được xây dựng; hàng triệu gia đình người có công cách mạngđược hỗ
trợ để cải thiện đời sống; tìm kiếm,cất bốc và quy tập gần một triệu hài cốt
liệt sĩ… (10)
Xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình đã có gần 400 người
có công cách mạng (chiếm 10% dân số). Do đó, công tác thực hiện chính sách
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
1
Báo cáo tốt nghiệp


ưu đãi đối với đối tượng này sẽ là vấn đề đáng quan tâm. Chính vì lẽ đó, tôi
đã chọn đề tài “Công tác thực hiện chính sách xã hội đối với người có công
tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” để làm báo cáo tốt
nghiệp chuyên ngành công tác xã hội của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài “Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng ở xã Hồng
Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” của Hoàng Thị Hảo năm 2013 đã đề
cập đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách
đối với người có công tại xã Hồng Thành. Đó là công trình bổ ích có vai trò
giúp cho tôi cũng như sinh viên khóa sau tham khảo và hiểu hơn về công tác
xã hội đối với người có công như thế nào. Từ đó tôi cũng có thể rút kinh
nghiệm để hoàn thiện hơn bài của cá nhân.
Hoàng Thị Đào năm 2012 với đề tài “Công tác xã hội với người có
công với cách mạng ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2009-2012”.
Nghiên cứu về người có công với cách mạng tại Huyện Nghi Lộc, mặc dù đây
là địa bàn huyện nhưng đó cũng là tài liệu giúp cho tôi hiểu về người có công
nói chung trong địa bàn rộng và giúp cho tôi hiểu biết về công tác xã hội đối
với người có công.
Ngoài ra còn có bài viết “Người bệnh binh già trong căn nhà xiêu vẹo”
trên báo dân trí (thứ tư ngày12/1/2011) về cuộc sống gia đình người bệnh
binh Nguyễn Anh Thập (xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tỉnh). Gia cảnh của họ
vô cùng khó khăn: bản thân ông bị bệnh tật hành hạ, vợ con gặp nạn, ốm đau
liên miên, nuôi con cái học hành, gia đình ông lại cưu mang hai cụ già không
có con. Họ phải sống trong một căn nhà xiêu vẹo đe đọa đến tính mạng bất cứ
lúc nào. Qua đó phản ánh thực trạng vẫn còn một số người có công vẫn chưa
được quan tâm, chăm sóc đúng mức, cuộc sống của họ còn chứa đựng vô vàn
khó khăn, thách thức và ẩn hiện những nguy cơ. Tuy nhiên bài báo này mới
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
2

Báo cáo tốt nghiệp
phản ánh được một mặt của vấn đề chăm sóc sức khỏe và chưa phản ánh được
đầy đủ thực trạng cuộc sống của họ.
Đề tài báo cáo tốt nghiệp “Công tác thực hiện chính sách xã hội đối với
người có công tại xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” không
mới nhưng có thể bổ sung thêm thông tin vào nguồn tư liệu thực tế còn đang
ít của chủ đề về người có công với cách mạng.
3. Đóng góp của đề tài
Như chúng ta đã biết, nâng cao cuộc sống cho NCCVCM là một việc
làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần
nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, công tác này gặp rất
nhiều khó khăn, bất cập ở nhiều địa phương. Khi về nghiên cứu tại địa bàn xã
Hòa Trạch, tôi muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình là tất cả mọi người có
công đều hiểu rõ hơn các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước;
cũng như tìm hiểu công tác thực hiện chính sách với người có công tại xã
Hòa Trạch.
Ngoài ra, báo cáo tốt nghiệp này còn có thể đóng góp:
- Làm tài liệu cho các khóa sau nghiên cứu vấn đề người có công .
- Giúp cho cán bộ địa phương nghiên cứu tìm hiểu đọc, tham khảo
trong việc thực hiện hiệu quả công tác đối với người có công .
- Là tài liệu tham khảo của những người có công trên địa bàn Xã Hòa
Trạch.
4. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài này là giúp những người có công cách mạng tại địa
phương hiểu rõ hơn về các chính sách hỗ trợ xã hội với họ. Qua đó, sinh viên
cũng mong muốn đóng góp các thông tin thực tế về công tác hỗ trợ người có
công cách mạng để làm cơ sở cho các nghiên cứu và hoạch định chính sách
các cấp.
b. Mục tiêu cụ thể

SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
3
Báo cáo tốt nghiệp
- Tìm hiểu đời sống của người có công cách mạng tại địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá công tác hỗ trợ người có công cách mạng tại địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ
người có công cách mạng.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác thực hiện chính sách đối với người có công tại xã Hòa Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5.2 Khách thể nghiên cứu
- Người có công cách mạng tại địa phương
- Cán bộ xã
- Gia đình người có công với cách mạng
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Thời gian nghiên cứu: từ 25/6/2014 – 25/7/2014
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Thu thập và xử lý thông tin
Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin về các
chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước về cuộc sống với người có
công cách mạng qua các báo cáo, tài liệu lưu trữ tại địa bàn nghiên cứu và các
nguồn tài liệu khác.
Hơn nữa, sinh viên còn thu thập thông tin thứ cấp về địa bàn nghiên
cứu để hiểu rõ địa bàn nghiên cứu như vậy để đánh giá đúng hơn về hiệu quả
hoạt động của các đoàn thể xã đối vói người có công.
6.2 Phương pháp quan sát
-Tôi đã thực hiện quan sát trên phạm vi địa bàn nghiên cứu bao gồm
nhà ở của người có công.

- Quan sát thái độ làm việc của cán bộ đối với người có công tại phòng
chính sách xã Hòa Trạch để biết được họ có thái độ như thế nào khi giải quyết
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
4
Báo cáo tốt nghiệp
đối với người có công tại xã, nhằm hiểu được cách thức họ đã làm việc có tận
tâm nhiệt tình hay chỉ là đối phó với công việc hiện tại.
- Quan sát thái độ của người có công đối với chủ trương của Đảng đã
thỏa mãn với những trợ cấp được hưởng chưa.
6.3 Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu tại xã Hòa Trạch tôi đã tiến hành phỏng
vấn 20 người trên địa bàn thôn Bàng và thôn Sen bằng phương pháp phỏng
vấn anket, phỏng vấn 2 cán bộ làm ở phòng lao động tại xã Hòa Trạch chủ
yếu phỏng vấn trực tiếp.
Đối với 20 người có công tại 2 thôn thì nội dung phỏng vấn cơ bản họ
đang được hưởng chế độ gì, hoàn cảnh gia đình.
- Phỏng vấn người có công về điều kiện hoàn cảnh như thế nào? Kinh
tế gia đình có đảm bảo cuộc sống, đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu của bữa
cơm trong gia đình.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
5
Báo cáo tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Người có công với cách mạng và các chính sách hỗ trợ tại Việt Nam
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TBXH, các chính sách ưu đãi đối với người
có công đã từng bước được hoàn thiện, tương đối toàn diện, bao phủ hầu hết
các lĩnh vực đời sống người có công. Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng
chế độ trợ cấp, ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở… được điều chỉnh,

bổ sung; mức trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh đồng bộ với tiền lương và
trợ cấp bảo hiểm xã hội từng bước được cải thiện, ổn định đời sống người có
công với cách mạng; Các văn bản pháp luật về ưu đãi người có công đã thể
chế hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có
công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để chính sách đi vào cuộc sống, tạo sự
đồng thuận xã hội cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội; thực hiện Đề án
tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông
tin. Đến nay, cả nước đã xác nhận trên 8,8 triệu người có công, chiếm khoảng
gần 10% dân số, trong đó có khoảng 1,4 triệu người có công và thân nhân
người có công được hưởng trợ cấp ưu đãi của Nhà nước(11). Tuy nhiên, do
hậu quả của chiến tranh, vẫn còn một số trường hợp chưa được xác nhận và
giải quyết chế độ.
Theo báo cáo, vẫn còn một số ít trường hợp chưa được xác nhận và giải
quyết chế độ. Khoảng 4% người có công với cách mạng và gia đình vẫn còn
khó khăn trong cuộc sống. Nguyên nhân được chỉ ra là do việc ban hành văn
bản hướng dẫn chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong
việc giải quyết chính sách chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Cán bộ chuyên môn,
nhất là ở cấp cơ sở chưa bảo đảm đáp ứng theo yêu cầu của công tác chính
sách Trong thời gian tới, Bộ LĐ-TBXH cần phối hợp với các bộ ngành có
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
6
Báo cáo tốt nghiệp
liên quan tiếp tục trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn các Nghị
định của Chính phủ thực hiện Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, Pháp lệnh
số 05/2012/UBTVQH13 về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng;
ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung chi đặc thù của Đề án xác định
hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin (Đề án 150). Đồng thời, các bộ, ngành, địa
phương cần tiếp tục chỉ đạo ứng dụng rộng rãi, đồng bộ công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, thực hiện chính sách ưu đãi người có công; củng cố,
kiện toàn đội ngũ cán bộ làm chính sách, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu

của công tác người có công; đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật, chính sách, chế
độ ưu đãi đối với người có công
Đáng lưu ý, về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực người có công, báo cáo cho thấy từ năm 2008 - 2013 đã
phát hiện và đình chỉ trợ cấp của hơn 7.000 đối tượng không đủ điều kiện
được hưởng, trong đó riêng thương binh là hơn 4.000 người.Về chế độ chính
sách đối với mẹ liệt sỹ đã tái giá và những thuận lợi, khó khăn trong việc xác
định hài cốt liệt sỹ thiếu thông tin; việc giải quyết chính sách cho người có
công bị mất hồ sơ gốc; sửa đổi quy định trong khám chữa bệnh, nhà ở đối với
người có công.
1.1.1 Các nghị định, thông tư quy định với người có công cách mạng
Chính sách ưu đãi người có công được quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi
người có công cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005
về việc Ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, chính sách ưu đãi người
có công cách mạng được quy định và hướng dẫn chi tiết tại các văn bản:
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ
hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng.
-Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 về việc
hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
7
Báo cáo tốt nghiệp
- Thông tư số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm
2009 về việc hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng
chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
Chẳng hạn, tại Thông tư 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11
tháng 3 năm 2009 Thông tư liên tịch của Bộ tài Chính, Bộ Lao động thương
binh xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách

mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, theo đó, sẽ chi trợ cấp ưu đãi
hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định hiện hành cho các đối tượng:
thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến; cán bộ đi
chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân trực tiếp
nuôi dưỡng; quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau Hiệp định
Geneva năm 1954; quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có
dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên về địa phương…
Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, những đối tượng này còn được hưởng
các khoản ưu đãi như: bảo hiểm y tế; điều trị bồi dưỡng sức khỏe; thuốc đặc
trị và điều trị đặc biệt cho thương, bệnh binh; quà tặng của Chủ tịch nước; chi
ăn thêm ngày lễ, ngày 27/7; Tết; hỗ trợ thân nhân liệt sỹ thăm viếng mộ và di
chuyển hài cốt liệt sỹ…
1.1.2 Công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 (sau đây gọi tắt là
Quyết định 22) của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách
mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15-6-2013, thể hiện
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng.
Trong điều kiện nhiều hộ thuộc diện đối tượng chính sách trong cả nước còn
gặp nhiều khó khăn về nhà ở thì đây là việc làm cụ thể, thiết thực, khơi dậy
đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ông Hoàng Công Thái, Cục
trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết:
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
8
Báo cáo tốt nghiệp
Nhiều đối tượng chính sách, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số nhà ở đã xuống cấp nhưng không có khả năng để sửa chữa hoặc
làm nhà mới. Quyết định 22 ra đời góp phần trực tiếp hỗ trợ các hộ gia đình
chính sách xóa nhà tranh tre mái lá, chống dột, chống sập, ổn định cuộc sống
và an sinh xã hội.
- Đối tượng hỗ trợ

Điều 2 của Quyết định 22 ghi rõ 12 đối tượng được hỗ trợ kinh phí để
sửa chữa nhà ở hoặc xây mới, gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày
1-1-1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày Tổng khởi
nghĩa tháng 8-1945; thân nhân liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng
LLVT nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người hoạt động cách mạng, hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; người có công giúp
đỡ cách mạng.
- Nguyên tắc hỗ trợ
Hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân
nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày
Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện; Nhà nước hỗ trợ, cộng
đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa,
nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m
2
(đối với
những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn
nhưng không thấp hơn 24 m
2
); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung - tường
cứng, mái cứng).
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
9
Báo cáo tốt nghiệp
- Mức hỗ trợ
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách

địa phương) với mức sau:
Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2
Điều 2 Quyết định này;
Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2
Điều 2 Quyết định này. (11)
1.1.3 Công tác hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho người có công.
Người có công với cách mạng và thân nhân sẽ được hưởng chế độ điều
dưỡng phục hồi sức khỏe, trong đó mức chi đối với chế độ điều dưỡng tại nhà
là 1.110.000 đồng/người/lần; mức chi đối với chế độ điều dưỡng tập trung là
2.220.000 đồng/người/lần
Nội dung quan trọng trên được nêu tại Thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC do liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã
hội, Tài chính ban hành; trong đó hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức
khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với
cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần gồm: người
hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ
ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; cha đẻ, mẹ đẻ chỉ
có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ
trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như
thương binh và thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng
của chất độc hóa học từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng được
Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với
nước”.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
10
Báo cáo tốt nghiệp
- Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần gồm: cha

đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc
chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng
chiến; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương
tật, bệnh tật dưới 81%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học
dưới 81%; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch
bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng
trợ cấp hàng tháng.
Theo Thông tư, thời gian một đợt điều dưỡng từ 5 đến 10 ngày, không
kể thời gian đi và về. Trong đợt điều dưỡng tập trung, vì lý do khách quan,
đối tượng ở dưới 30% thời gian một đợt điều dưỡng thì Giám đốc Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định đi điều dưỡng vào đợt kế
tiếp; trường hợp ở từ 30% thời gian trở lên trong một đợt điều dưỡng thì
không được thanh toán số tiền điều dưỡng còn lại. Ngoài ra, trong thời gian
điều dưỡng tập trung nếu đối tượng bị ốm đau phải cấp cứu thì được giới
thiệu và đưa đi điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất theo chế độ
bảo hiểm y tế hiện hành.
Đối với chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, Thông tư
quy định rõ nguyên tắc: cấp tiền để đối tượng mua phương tiện trợ giúp, dụng
cụ chỉnh hình. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
(bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) theo phụ lục ban
hành kèm theo Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh căn cứ
vào khả năng ngân sách nhà nước có tính đến yếu tố trượt giá.
Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
11
Báo cáo tốt nghiệp
mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả niên hạn sử dụng được thực

hiện cùng một lần.
1.1.4 Công tác hỗ trợ về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với
người có công với cách mạng và con của họ.
- Đối tượng
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong
kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương
binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
b) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm
1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến
trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của
liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Phạm vi áp dụng
a) Chế độ ưu đãi trong giáo dục quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-
CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ Hướng dẫn về chế độ ưu đãi
trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ
(sau đây gọi tắt là Nghị định 54/2006/NĐ-CP) được áp dụng đối với học sinh,
sinh viên là:
- Con của người có công với cách mạng đang học ở các cơ sở giáo dục
mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục).
- Người có công với cách mạng và con của họ theo học hệ chính quy
tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội
trú, bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); học liên tục lên trình độ đào
tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
12
Báo cáo tốt nghiệp
- Học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà cùng một lúc học ở nhiều

trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ
ưu đãi mức cao nhất (bao gồm: trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ
học phí nếu có) tại một trường.
b) Không áp dụng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với học sinh, sinh viên
thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học.
c) Không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh
viên thuộc diện ưu đãi trong các trường hợp sau:
- Đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Đã hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo ở một cơ sở đào tạo, nay
tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.
- Đang học ở nước ngoài.
d) Các chế độ ưu đãi theo quy định tại Thông tư này không thay thế chế
độ học bổng chính sách, chế độ học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện
theo quy định hiện hành.
* Chế độ đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục
a) Học phí
- Miễn học phí đối với học sinh học tại các trường công lập;
- Hỗ trợ học phí đối với học sinh học tại các trường dân lập, tư thục
theo mức học phí của các trường công lập cùng cấp do Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
b) Trợ cấp một lần
Mỗi năm học sinh được trợ cấp một lần tiền mua sách vở, đồ dùng học
tập theo các mức sau:
Cơ sở giáo dục mầm non là 200.000 đồng; Cơ sở giáo dục phổ thông
250.000 đồng.
* Chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang học tại
cơ sở đào tạo
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
13
Báo cáo tốt nghiệp

a) Học phí
- Miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo
công lập;
- Hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở đào tạo
dân lập, tư thục theo các mức sau:
Trường trung cấp chuyên nghiệp 150.000 đồng/ tháng; Trường Dạy
Nghề và trường Cao Đẳng 200.000 đồng/tháng; Trường Đại Học 250.000
đồng/ tháng.
b) Trợ cấp một lần
Mỗi năm học sinh, sinh viên được trợ cấp 300.000 đồng để mua sách
vở, đồ dùng học tập.
c) Trợ cấp hàng tháng
- Mức 180.000 đồng/tháng đối với học sinh, sinh viên là con của thương
binh suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 60%, con của bệnh binh suy giảm
khả năng lao động từ 41% đến 60%; con bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự
lực trong sinh hoạt của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
- Mức 355.000 đồng/tháng đối với học sinh, sinh viên là Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương
binh; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt
sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên; con bị dị dạng, dị tật nặng không tự lực được trong sinh hoạt của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Học sinh, sinh viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định trên
đây sau khi thi tốt nghiệp được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 tháng trợ cấp
hàng tháng đang hưởng.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
14

Báo cáo tốt nghiệp
1.1.5 Một số công tác về chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách
mạng khác
- Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều 32 của Pháp lệnh; người được tặng Huân chương Kháng chiến quy định
tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 của Pháp lệnh được hưởng:
- Trợ cấp hàng tháng.
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng đối với người có công giúp đỡ
cách mạng sống cô đơn không nơi nương tựa.
- Thời gian hưởng trợ cấp kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội ký quyết định.
- Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng
được nhận mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng
trợ cấp mà người có công được hưởng trước khi chết.
- Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương Kháng
chiến quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 của Pháp lệnh được hưởng:
- Trợ cấp một lần.
- Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết, người tổ chức mai táng
được nhận mai táng phí.”
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch là một xã vùng gò đồi, nằm ở phía Tây thị
trấn Hoàn Lão, có diện tích tự nhiên 2,200 ha. Toàn xã có 8 thôn và dân số có 1.148
hộ, với 4.530 khẩu.
- Phía Bắc giáp xã Nam Trạch.
- Phía Nam giáp thị trấn Nông Trường Việt Trung.
- Phía Đông giáp xã Đại Trạch
- Phía Tây giáp Tây Trạch
1.2.1.2 Khí hậu

SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
15
Báo cáo tốt nghiệp
Xã Hòa Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm
chung của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có gió mùa đông lạnh, mưa nhiều, mùa hè
nóng, mưa ít. Hằng năm phải chịu ảnh hưởng của gió bão (trung bình hằng năm có
từ 2 đến 3 cơn bão ảnh hưởng tới), kèm theo đó là mưa lớn tập trung gây úng lụt
ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
1.2.2. Kinh tế - văn hóa - xã hội
- Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã Hòa Trạch chủ yếu là nông nghiệp như trồng lúa và
sản xuất cây hoa màu như sắn, tiêu, dưa… Diện tích gieo trồng lúa hằng năm 2 vụ
là 2.476 ha là nguồn thu nhập chính cho nông dân.Việc trồng trọt và chăn nuôi đã
làm cho đời sống người dân đang từng bước ổn định và nâng cao rõ rệt.
Mỗi năm sản xuất 2 vụ lúa hè, và thu đông. Không chỉ đảm bảo đời sống
nhu cầu lương thực gia đình và bán cho các thương lái nhằm tăng thêm thu nhập
cho người dân.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 3,2% năm, đứng thứ 13 trong 28 xã 2 thị
trấn toàn huyện Bố Trạch về tốc độ phát triển.
- Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ thương mại: toàn xã
có 1 doanh nghiệp Gạch Tuynel Hòa Trạch thu hút 500 lao động chủ yếu ở các thôn
Cà, thôn Hổ, thôn Dài, Thôn Đồng Vụng. Với mức lương thu nhập bình quân đạt từ
3.000.000 đ/tháng - 6.000.000 đ/tháng. Có 14 điểm kinh doanh dịch vụ; 10 cơ sở
kinh doanh và sản xuất hàng mộc mỹ nghệ.
- Nền kinh tế hằng năm tăng trưởng với nhịp độ cao, phát triển toàn diện, đa
ngành đa nghề, như (trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ) chuyển
dịch cơ cấu hợp lí.
- Hạ tầng cơ sở ngày càng được hoàn thiện. Đã bê tông hóa đường nông
thôn đạt 75%, có 1 trường trung học nằm ở gần UBND xã và có 5 trường tiểu học
trong 8 thôn. Và mỗi thôn đều có trường mầm non tại chỗ. Đời sống nhân dân

được cải thiện và nâng cao.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
16
Báo cáo tốt nghiệp
-Văn hóa
- Đời sống văn hóa của người dân được nâng cao rõ rệt, nhằm nâng cao
đời sống vui tươi lành mạnh.
- Hằng năm các thôn tổ chức đá bóng cho phụ nữ nhân các ngày lễ như
8-3, ngày tết thì các thôn thi đua văn nghệ được tổ chức tại xã. Các cuộc thi
đua như bóng chuyền nam nữ, đá bóng nam nữ nhằm khích lệ tinh thần thể
dục thể thao trong toàn dân.
- Người dân hăng say tích cực xây dựng nếp sống văn hóa mới phù hợp
với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm đáp ứng công cuộc xây
dựng nông thôn mới trong toàn dân.
- Bài trừ những hủ tục mê tín dị đoan lạc hậu mà trước đay xã có 3 thầy
bói nhưng nay đã không có, tích cực xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh,
phát triển.
-Xã hội
- Toàn xã có 1.148 hộ với 4.530 nhân khẩu với 8 thôn bao gồm thôn
Bàng, thôn Kéc, Thôn Sen, Thôn Hổ, Thôn Sông Chứa, thôn Cà, Thôn Đồng
Vụng, Thôn Dài.
- Có đầy đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị bao gồm: chi bộ Đảng,
chính quyền, mặt trận, công an, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến
binh, hội nông dân, tổ chức văn hóa xã hội nghề nghiệp…
- Trong xã có một nhà thờ đạo Thiên Chúa nằm giữa 2 thôn Sen và
thôn Bàng có gần 500 giáo dân nhưng tình hình chính trị luôn ổn định.
- Hằng năm đã có trên 100 thanh niên đi nghĩa vụ quân sự trong toàn xã
và đảm bảo sĩ số cho huyện khi được triệu tập và trong xã có đội tự vệ thường
trực tại xã nhằm đảm bảo chính trị ổn định.
- Xây dựng tốt định hướng phát triển kinh tế xã hội, tích cực tranh thủ

các dự án, các nguồn vốn để nhân dân phát triển kinh tế tăng giàu giảm
nghèo.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
17
Báo cáo tốt nghiệp
- Phấn đấu có mức thu nhập bình quân đầu người 25 triệu đồng/ người /
năm. Bình quân lương thực đầu người 600kg/năm.
- Làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, hằng năm giảm bình quân giảm
0,24% hộ nghèo đến thời điểm hiện tại còn 48 hộ nghèo trong toàn xã. Và đa
số nằm ở thôn Kéc và đó những gia đình người gia neo đơn, không được sự
chăm sóc của con cái. Trong số đó có 1/3 hộ là người có công với cách mạng.
Xã Hòa Trạch là xã đứng thứ 2 trong huyện về việc xóa đói giảm nghèo.
- Chăm lo thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân
đội (các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia
đình khó khăn neo đơn, trẻ mô côi, tàn tật)
1.2.4. Thuận lợi và khó khăn
1.1.4.1. Thuận lợi
Địa hình xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch nằm gần thị trấn Hoàn Lão
cũng như đường Hồ Chí Minh nên việc vận chuyển đi lại gặp nhiều thuận lợi,
đất đai màu mỡ thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi.
+ Có hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy được truyền
thống khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhân
dân tin tưởng vào sư lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền.
+ Nhân dân xã Hòa Trạch cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng
tạo và đoàn kết là động lực, tiền đề cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội.
1.1.4.2 Khó khăn
+ Hòa Trạch là một xã trung du có địa hình phức tạp, địa bàn rộng, dân
cư phân bố không tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ nên đường
sá đi lại còn khó khăn.

+ Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội còn thiếu đồng bộ, tỷ lệ hộ dân được xây dựng hàng rào, hơn 60% người
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
18
Báo cáo tốt nghiệp
dân chưa tự giác bảo vệ môi trường nông thôn; nhiều nét văn hóa truyền thống
của làng xã bị bỏ quên, bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng bị mai một.
+ Một số bộ phận nhân dân ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, chưa
hiểu hết về luật đất đai, chấp hành pháp luật chưa nghiêm do đó việc chuyển
nhượng, thừa kế, tặng cho, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn
tùy tiện nên việc quản lí nhà nước về đất đai cũng gặp nhiều khó khăn khi xây
dựng nông thôn không theo quy hoạch.
+ Kinh tế trang trại phát triển chậm và chiếm tỷ lệ rất thấp trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất chưa được đầu tư khuyến
khích. Kinh tế hợp tác chưa đổi mới do đó hiệu quả hoạt động còn thụ động
vào thời tiết và sự tự chủ của nông hộ.
+ Sản xuất nông nghiệp việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản
xuất còn hạn chế, một số vùng còn manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát nên
năng suất sản lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp,
các lợi thế về sản xuất nông nghiệp chưa được khai thác.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao
động phi nông nghiệp còn chậm, chưa có công nghiệp đầu tư sản xuất nông
nghiệp. Chất lượng lao động nông nghiệp nông thôn còn thấp so với yêu cầu
công nghiệp hóa hiện đại hóa.
+ Nguồn thu ngân sách của xã gặp khó khăn nên chưa chủ động và đáp
ứng đủ các công việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như các phong trào.
1.3. Một số lý thuyết, khái niệm liên quan
1.3.1. Một số lý thuyết liên quan
1.3.1.1. Lý thuyết nhu cầu con người của Maslow
Là con người thì ai cũng có những nhu cầu và nhu cầu đó bao gồm nhu

cầu vật chất, tinh thần, nó thường đa dạng phong phú và phát triển. Nhu cầu
mong muốn chủ quan hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn
hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Để tồn tại con người cần phải đáp ứng
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
19
Báo cáo tốt nghiệp
các nhu cầu cần thiết cho sự sống. Theo thuyết động cơ của Maslow con
người là một thực thể tâm sinh lý xã hội, vì vậy ông chia nhu cầu của con
người thành 5 bậc thang từ thấp đến cao đó là: Nhu cầu sống còn (vật chất),
nhu cầu an toàn, nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó ( xã hội), nhu cầu được
tôn trọng, và nhu cầu được hoàn thiện ( phát triển).
Sự vận động và phát triển xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu của con người và việc đáp ứng nhu cầu là động cơ
thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Tuy nhiên
trong xã hội vẫn còn tồn tại những người còn thiếu thốn các nguồn lực để đáp
ứng các nhu cầu cá nhân của họ. Do đó lý thuyết nhu cầu được xem là nền
tảng trong việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng và nhân viên xã hội có hiểu
được thuyết này thì mới làm việc hiệu quả được.
Và nhu cầu của những người có công ở xã Hòa Trạch thì họ cũng mong
muốn có cuộc sống tốt hơn về vật chất và cũng như tinh thần sau khi hoàn
thành nhiệm vụ của đất nước.
1.3.1.2. Lý thuyết về quyền con người và công bằng xã hội
Quyền con người là giá trị nhân văn có tính lịch sử lâu đời, nội dung
rộng lớn phức tạp và hết sức nhạy cảm. Và mỗi bước phát triển của quyền con
người thường gắn liền với cuộc đấu tranh của con người nhằm cải tạo tự
nhiên phát triển xã hội và chúng ta đang hướng tới sự công bằng, tiến bộ xã
hội do đó việc tiếp cận dựa trên quyền con người là nhằm đem lại sự công
bằng và nền an sinh cho xã hội. Bởi vì sự nghiệp đổi mới ở nước ta luôn đặt
con người vào vị trí trung tâm của các chính sách phát triển xã hội và quyền
con người là nhân tố cơ bản tạo nên động lực cho sự phát triển xã hội với mục

tiêu “ Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Chính vì
vậy thuyết về quyền con người và công bằng xã hội được đội ngủ nhân viên ở
đây sử dụng để nhằm cung cấp các dịch vụ cho tất cả đối tượng người có công
ở xã Hòa Trạch đều được hưởng sự bình đẳng, công bằngđể phát triển cuộc
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
20
Báo cáo tốt nghiệp
sống một cách có hiệu quả nhất.
1.2.1.3. Lý thuyết về vai trò
“Lý thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân trong xã hội có một vị trí nhất
định và từ đó có một vai trò nhất định gắn với vị trí đó. Sự tương tác giữa các
nhóm và giữa các cá nhân bao gồm cả sự tương tác giữa các vị trí, các vai
trò này. Mỗi người có một khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với
vị trí, với vai trò và những tương tác với nhau dẫn đến bản sắc xã hội nhất
định”.(5,23).Trong tương tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi
người có ý tưởng riêng của mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao
đổi nhau, tương tác với nhau từ những kết cấu này.
Trong gia đình thuyết vai trò gắn với vị trí của các thành viên. Nếu
một thành viên nào không thực hiện, hoặc thực hiện sai vai trò của mình thì
không thể tạo được các mối tương tác, cũng như những bản sắc xã hội
riêng của mình
Trong việc đưa ra những giải pháp, chính sách đối với NCCVCM tại
xã Hòa Trạch, thì mỗi bộ phận, mỗi cơ quan, tổ chức phải có những vai trò
chuyên môn của mình và có mối quan hệ thống nhất giữa các bộ phận để
thực hiện có hiệu quả đối với tất cả mọi người là những người có công trên
địa bàn.
Đồng thời, với thuyết vai trò, tôi cũng có thể biết được ai là người có
uy tín trong gia đình cũng như trong cộng đồng. Tác động vào những thành
viên uy tín có tiếng nói ở trong cộng đồng như chủ tịch xã hay khi về vói
mỗi thôn thi có trưởng thôn…để thong qua những người đó tôi sẽ thuận lợi

hơn trong việc thực hiện vai trò của mình đối với những người có công tại
xã Hòa Trạch.
Ngoài ra việc cung cấp các dịch vụ xã hội cho đối tượng đạt được hiệu
quả cao thì nhân viên ở đây còn sử dụng các lý thuyết quan trọng khác như: lý
thuyết dựa trên hệ sinh thái, lý thuyết phát triển, lý thuyết nhân văn hiện sinh,
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
21
Báo cáo tốt nghiệp
tâm lý xã hội và những lý thuyết trên được xem là nền tảng xuyên suốt
trong quá trình tiếp cận, và làm việc của nhân viên viên ở nơi đây.
1.3.2. Một số khái niệm liên quan
1.3.2.1 Công tác xã hội
Có nhiều khái niệm về công tác xã hội (CTXH), nhưng theo Hiệp hội
công tác xã hội thế giới thì “công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp
nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình
giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng
của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội giúp cho con người
phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người
dân” (6,10)
1.3.2.3 Người có công với cách mạng
Theo Pháp lệnh Ưu đãi đối với người có công, khái niệm NCCVCM
được hiểu là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam
nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân
tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.
Ở khái niệm này, NCCVCM bao gồm những người tham gia hoặc giúp
đỡ cách mạng mà hy sinh xương máu hoặc một phần cơ thể của mình hoặc
cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng và được các cơ quan tổ
chức có thẩm quyền công nhận (2,144). Trong giới hạn của đề tài, tôi chỉ giới
hạn đối tượng NCCVCM là những người có công trong các cuộc kháng chiến

và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc, bao gồm:
1, Cán bộ lão thành cách mạng
Là người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được
các cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chứ cách mạng
trước ngày 01/01/1945.
2, Liệt sĩ
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
22
Báo cáo tốt nghiệp
Liệt sĩ là người đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,
bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước của
Nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”.
3, Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được nhà nước quy
định để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều cống hiến hi sinh vì sự
ngiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
4, Thương binh
Là quân nhân ,công an nhân dân bị thương và làm suy giảm khả năng
lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy
chứng nhận thương bình” và “Huy hiệu thương binh”.
5, Bệnh binh
Bệnh binh là những người bị mắc bệnh trong khi làm nhiệm vụ dẫn đến
suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động và được chia làm hai
mức độ khác nhau: suy giảm khả năng lao động tạm thời và lâu dài, thường
xuyên.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
23
Báo cáo tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG
TẠI XÃ HÒA TRẠCH, HUYỆN BỐ TRẠCH

2.1 Thông tin chung về người có công với cách mạng ở xã Hòa Trạch
2.1.1 Thông tin chung về người có công với cách mạng trên địa bàn
Theo Báo cáo tình hình thực hiện các chính sách ưu đãi NCC trên địa
bàn xã Hòa Trạch: Tổng số các loại đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi
NCC trên địa bàn xã là 375 người, trong đó:
Người có công với cách mạng:
+ Người hoạt động cách mạng trước 1945 và từ 01/01/1945 đến ngày
khởi nghĩa là 01 người.
+ Liệt sĩ: 28 người trong đó thôn Cà 3 người, thôn Dài 14 người, thôn
Hổ 11 người.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 01 người (đã chết)
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 50 người
+ Thương binh B là 04 người.
+ Bệnh binh là 28 người.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 23 người.
+ Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 01 người.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế là 175 người. Trong đó, 100 người đã được nhà nước
công nhận, 75 người đang đề nghị.
Thân nhân người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng
tháng là 27 người.
+ Người đang thờ cúng liệt sĩ là 23 người.
+ Người phục vụ thương bệnh binh là 05 người.
+ Người hưởng tuất thương bệnh binh là 07 người.
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
24
Báo cáo tốt nghiệp
+ Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
là 02 người.
2.1.2. Đặc điểm người có công tại xã Hòa Trạch

- Có 375 người có công trong toàn xã, nhưng nhìn chung phần lớn còn
gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.
- Người có công ở xã Hòa Trạch thường ở độ tuổi từ 45-75 tuổi, và có 1
người lão thành cách mạng ở thôn Bàng tên Nguyễn Văn Kha năm nay đã 91
tuổi. Sinh sống và phân bố đều khắp trong toàn xã.
- Hoàn cảnh gia đình của mỗi người rất khác nhau, gia đình thuộc hộ
nghèo chiếm 30%, cận nghèo 20%, gia đình hộ bình thường 40% và hộ khá
10%. Qua đó thấy rằng gia đình người có công còn gặp khó khăn về kinh tế,
cần được sự hỗ trợ để nâng cao đời sống.
- Ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, trồng hoa màu tuy
nhiên năng suất chưa cao bởi vì hạn chế phương thức sản xuất cũng như còn
lạc hậu trong công cụ cho nên làm cho cuộc sống khi nào cũng bận rộn nhưng
lai không đủ ăn. Cần được sự hỗ trợ về cây giống và phương thức sản xuất
nhằm nâng cao đời sống của người có công một cách hiệu quả hơn.
- Trong xã thì có hơn một nữa các gia đình người có công vay vốn để
làm ăn nhằm phát triển kinh tế.
- Số người có công đơn thân cũng chiếm tỷ lệ cao, bởi vì một số người
thì sợ thương tật của mình nên không lập gia đình.
- Phần đông người có công không có nghề nghiệp ổn định chỉ là làm
nông nghiệp. Thu nhập cũng bấp bênh và nhìn chung cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống vật chất.
- Có 2 người bị ảnh hưởng nặng chất độc da cam ở thôn Bàng có 1
người thực vật và ở thôn Đồng Vụng có một người bị bệnh Đao, và có 5
người bị ảnh hưởng nhẹ vì nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên những chế độ
trợ cấp đối với người có công chưa đáp ứng các điều kiện khó khăn mà gia
SVTH: Nguyễn Thị Mạnh Cường
25

×