Tải bản đầy đủ (.doc) (198 trang)

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 198 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề xây dựng một nền kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển bền vững
đang trở thành một nguyên tắc đảm bảo cho Việt Nam có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và ổn định. Đặc biệt, phát triển bền vững ở miền núi hiện nay còn
gặp nhiều khó khăn do có những trở ngại về các mặt như điều kiện tự nhiên,
KT-XH, việc khai thác sử dụng tài nguyên chưa hợp với các điều kiện sinh thái
lãnh thổ dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt tài nguyên. Điều này gây ảnh hưởng
xấu tới xu thế phát triển KT-XH và trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng.
Do vậy mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và
bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các vùng lãnh thổ cụ thể là một trong
những vấn đề mang tính chiến lược hiện nay, nhất là ở miền núi, nơi có các
điều kiện tự nhiên và sự phân hóa tự nhiên rất đa dạng và phức tạp.
Các thành phần cấu tạo cảnh quan (CQ) có tính độc lập tương đối, song
giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một hệ thống động lực. Hệ thống
đó tồn tại trong trạng thái cân bằng động, một thành phần nào đó trong hệ
thống thay đổi có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần khác và phá vỡ
hệ thống cũ tạo nên một hệ thống mới. Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên tức là tác động vào hệ thống tự nhiên một cách phù hợp với đặc điểm,
quy luật phát sinh, phát triển của chúng sẽ bảo vệ, tái tạo được nguồn tài
nguyên thiên nhiên và đảm bảo được sự phát triển bền vững của lãnh thổ.
Để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, nghiên cứu
đánh giá cảnh quan, một công việc tiên quyết trong khai thác và sử dụng hợp lý
tài nguyên, đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng và là cơ sở khoa học của
việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có
diện tích tự nhiên là 3.533,4 km
2
, nằm trong khu vực giao lưu giữa các vùng


Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách Hà Nội 80 km. Phú Thọ là
một trong những tỉnh có độ che phủ rừng khá cao (49%), có tiềm năng lớn phát
triển lâm nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi trồng các loại cây công nghiệp,
cây ăn quả, cây lương thực và phát triển kinh tế trang trại, Phú Thọ còn có

2
nhiều tiềm năng về du lịch tự nhiên, đặc biệt du lịch sinh thái; là miền đất lưu
giữ nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc của người Việt.
Để khai thác được đầy đủ các tiềm năng của tự nhiên đó phục vụ cho
phát triển KT-XH mà không gây tác động xấu đến tự nhiên, đòi hỏi con người
phải hiểu biết và nắm chắc về các quy luật phát triển của tự nhiên trước khi tiến
hành khai thác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lòng mong muốn đưa ra những ý tưởng
định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển
KT-XH theo hướng phát triển bền vững địa bàn toàn tỉnh nói chung và phát
triển một giống cây trồng quý giá, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ là
cây bưởi Đoan Hùng nói riêng theo định hướng phát triển của tỉnh, nên tác giả
đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông,
lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ” cho luận án của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Xác lập được những luận cứ khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho các mục
đích phát triển kinh tế - xã hội (cụ thể 3 ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và du
lịch).
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan. Xác
lập cơ sở phương pháp luận, các nguyên tắc và phương pháp ứng dụng kết quả
nghiên cứu cảnh quan trong quy hoạch sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh
Phú Thọ.

- Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan; thành lập Bản đồ cảnh quan
tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ
1:50.000; phân tích cảnh quan (cấu trúc, chức năng, động lực) nhằm làm sáng
tỏ quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ nghiên cứu.
- Đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ cho mục đích phát triển 3 ngành nông,
lâm nghiệp và du lịch; Đánh giá cảnh quan huyện Đoan Hùng cho phát triển và
phân bố cây bưởi đặc sản và đề xuất các định hướng khai thác, sử dụng hợp lý

3
tài nguyên, tổ chức không gian phát triển các ngành sản xuất theo các đơn vị
cảnh quan tỉnh Phú Thọ.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian: toàn bộ lãnh thổ tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự
nhiên 3.533,4 km
2
.
3.2. Phạm vi khoa học:
- Áp dụng phương pháp tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận sinh thái cảnh
quan để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phát triển sản xuất, kinh tế và bảo vệ
môi trường tỉnh Phú Thọ với việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các đơn vị
cảnh quan qua bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ được xây dựng ở tỉ lệ 1:100.000;
bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng, tỉ lệ 1:50.000.
- Các đối tượng đánh giá: 3 ngành kinh tế trọng điểm nông nghiệp, lâm
nghiệp và du lịch theo đơn vị loại cảnh quan. Đánh giá thích nghi sinh thái cây
bưởi huyện Đoan Hùng theo đơn vị dạng cảnh quan.
4. Luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Phú Thọ có tiềm năng đa dạng về ĐKTN, TNTN và KT -
XH đã tạo nên đặc điểm phân hóa đa dạng, phức tạp nhưng có quy luật của tự
nhiên lãnh thổ được thể hiện rõ qua các đặc trưng của cảnh quan tự nhiên; đây là
cơ sở khoa học quan trọng cho việc đánh giá mức độ thích nghi của các đơn vị

cảnh quan cho các mục đích thực tiễn.
- Luận điểm 2: kết quả đánh giá cảnh quan kết hợp phân tích hiện trạng
phát triển KT-XH lãnh thổ nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các định hướng tổ
chức không gian, kiến nghị các giải pháp phù hợp cho phát triển các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh Phú Thọ, đề xuất tổ chức không gian phân
bố cây bưởi đặc sản ở huyện Đoan Hùng.
5. Những điểm mới của đề tài
5.1. Đã nghiên cứu làm rõ sự phân hóa đa dạng và có tính quy luật của tự
nhiên - các cảnh quan tỉnh Phú Thọ. Xây dựng được hệ thống phân loại, thành
lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, tỉ lệ 1:100.000; Bản đồ cảnh quan huyện
Đoan Hùng, tỉ lệ lớn 1:50.000.

4
5.2. Đã đánh giá và xác lập được mức độ thích nghi sinh thái của các đơn
vị cảnh quan đối với các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, xây dựng các bản đồ đánh giá thích nghi của các yếu tố địa lý làm cơ
sở đề xuất định hướng và các giải pháp cho phát triển bền vững nông, lâm
nghiệp và du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
5.3. Xác định được khả năng phát triển, không gian phân bố và khả năng
mở rộng diện tích phát triển cây bưởi đặc sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng
theo các đơn vị cảnh quan (trên cơ sở bản đồ cảnh quan của huyện tỉ lệ
1:50.000).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học: làm sáng tỏ quy luật phân hoá đa dạng, phức tạp
của tự nhiên, những đặc điểm đặc thù trong phân hóa các đơn vị cảnh quan tỉnh
Phú Thọ, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm
năng tự nhiên, sử dụng hợp lí tài nguyên theo hướng địa lí ứng dụng cho một lãnh
thổ cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: góp phần định hướng việc sử dụng hợp lý lãnh thổ
(nông, lâm, du lịch) trên cơ sở các đơn vị cảnh quan. Từ những định hướng được

đề xuất và các mô hình hệ kinh tế sinh thái cho nông - lâm nghiệp được xây dựng
sẽ góp phần xác lập chiến lược phát triển bền vững KT-XH khu vực nghiên cứu
nói riêng trong mối liên hệ với khu vực trung du miền núi phía Bắc nói chung.
7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các quan điểm đã được vận dụng trong nghiên cứu địa lý tự
nhiên tổng hợp, có tính đến những tác động của sản xuất lãnh thổ nhằm sử
dụng hợp lý nguồn TNTN, BVMT và phát triển bền vững KT-XH, những quan
điểm nghiên cứu địa lý địa phương.
7.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp
Mỗi hệ thống là một phức hợp các yếu tố và các mối quan hệ qua lại, chính
vì thế, cần phải nghiên cứu hệ thống trên quan điểm tổng hợp. Đây là một trong
những quan điểm quan trọng nhất trong quy hoạch lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên và
môi trường. Theo quan điểm này, mỗi một đơn vị tổng hợp thể lãnh thổ là một tổ
hợp có tổ chức của các sự vật và hiện tượng. Sự tác động của con người vào một

5
hợp phần hay một bộ phận tự nhiên nào đó cũng có thể dẫn đến những thay đổi
không lường hết được trong hoạt động của cả tổng thể.
Các ngành kinh tế phát triển trên cơ sở hệ thống tương đối toàn diện từ
nguồn lực tự nhiên cho đến các nguồn lực kinh tế xã hội. Mỗi ngành kinh tế có
tính đặc thù riêng, tuy nhiên, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải đảm
bảo mối quan hệ liên ngành, tổng hợp có hệ thống của các thành phần kinh tế.
Quan điểm hệ thống và tổng hợp là những quan điểm chủ đạo, có ưu thế
trong nghiên cứu lãnh thổ đặc biệt đối với Phú Thọ, một tỉnh trung du miền núi
có tính đa dạng về tự nhiên và nhân văn, càng hiệu quả hơn khi người nghiên
cứu có khả năng nhìn nhận mối liên hệ giữa các đối tượng càng rộng. Quan
điểm này được tác giả vận dụng trong tất cả các bước tiến hành của luận án, từ
thu thập tài liệu, chuẩn bị nghiên cứu đến việc thực hiện các bước nghiên cứu,
đánh giá cảnh quan và đề xuất định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho các

mục đích thực tiễn.
7.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Đối tượng địa lý nào cũng cần xác định trên một lãnh thổ cụ thể, có sự
phân hóa và phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, đồng thời có mối quan hệ
với các lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên, cũng như KT-XH.
Trong quá trình nghiên cứu cảnh quan tỉnh Phú Thọ, sự thay đổi bất cứ
một thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ từ miền núi hay vùng gò đồi
cũng đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ thuộc khu vực đồng bằng và
ngược lại. Vì vậy, khi nghiên cứu một bộ phận cảnh quan Phú Thọ, tác giả đã đặt
nó trong toàn bộ cảnh quan lãnh thổ thông qua cấu trúc đứng và cấu ngang.
7.1.3. Quan điểm kinh tế sinh thái
Một trong những vấn đề quan trọng trong nghiên cứu và đánh giá cảnh
quan là tìm ra được phương thức và các định hướng sử dụng, bảo vệ cảnh quan
tự nhiên và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy, đánh giá cảnh quan đối với
các ngành kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo tính toàn vẹn
lãnh thổ của hệ sinh thái, các tác động của các ngành kinh tế đến cảnh quan
phải tính đến khả năng chịu đựng của hệ sinh thái, đảm bảo hiệu quả về kinh tế
và bảo tồn môi trường tự nhiên một cách bền vững. Đề tài đã vận dụng quan

6
điểm này trong quá trình đánh giá thích nghi cảnh quan đối với các ngành kinh
tế nông, lâm nghiệp và du lịch toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó đánh giá thích nghi
cảnh quan đối với cây bưởi huyện Đoan Hùng là một điểm nhấn.
7.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Đối với các vùng trung du miền núi nói chung, Phú Thọ nói riêng, quan
điểm phát triển bền vững cho phép nghiên cứu và đề xuất các biện pháp sử
dụng hợp lý các điều kiện địa lí tự nhiên (trong đó cảnh quan là một thể tổng
hợp địa lí tự nhiên) trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch dựa
trên các kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các thành phần tự nhiên, môi
trường, hiện trạng sử dụng tài nguyên khu vực. Một nền kinh tế nông, lâm

nghiệp và du lịch sinh thái phát triển bền vững phụ thuộc nhiều vào các yếu tố
tự nhiên (nước, địa hình, khí hậu ), môi trường kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng,
chính sách, trình độ dân trí ) của mỗi một vùng. Chính vì vậy, khi xác định các
mô hình kinh tế sinh thái, định hướng và hoạch định không gian tổ chức sản xuất
cho lãnh thổ Phú Thọ cần phù hợp với đặc trưng sinh thái môi trường, đặc điểm
kinh tế - xã hội để vừa đạt năng suất, hiệu quả phát triển cao, vừa giữ được môi
trường lành mạnh, không bị thoái hóa, ô nhiễm, hủy hoại.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp có thể đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc ngược lại, từ
phương pháp truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại,… Tác giả đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu, tài liệu
Trên cơ sở đề cương chi tiết đề tài, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên
cứu để tiến hành thu thập các nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, các bản đồ và các
thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đánh giá cảnh quan Phú Thọ.
Do các tài liệu, số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau vì vậy cần
chuẩn hóa để đảm bảo tính đồng bộ về thời gian, đơn vị…Sau đó tiến hành
phân tích, tổng hợp, lựa chọn và xử lý nguồn tài liệu, số liệu, biên tập lại các
bản đồ. Các dữ liệu trên sau khi xử lý, phân tích sẽ là cơ sở cho quá trình
nghiên cứu đánh giá cảnh quan, từ đó đề xuất định hướng để quy hoạch sử
dụng hợp lý cảnh quan địa bàn nghiên cứu.

7
7.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thực hiện một số đợt khảo sát thực địa,
nghiên cứu cụ thể đặc điểm phân hóa của tất cả các hợp phần tự nhiên (địa chất,
địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và KT-XH (sự phân bố dân
cư, dân tộc, cơ sở hạ tầng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng phát triển các
ngành kinh tế ) của tỉnh Phú Thọ.
Việc khảo sát thực địa được tiến hành theo 2 tuyến chính, tại mỗi tuyến,

tác giả chú trọng chọn một số điểm chìa khóa có ý nghĩa đối với đề tài: tuyến
Việt Trì- Đoan Hùng- Hạ Hòa-Yên Lập theo đường quốc lộ 2, với các điểm
chìa khóa thành phố Việt Trì, Ao Giời-Suối Tiên, đầm Ao Châu, xã Phú Hộ và
thị trấn Đoan Hùng; tuyến Thanh Thủy - Thanh Sơn - Tân Sơn theo đường 32,
điểm chìa khóa là khu du lịch suối khoáng nóng Thanh Thủy- xã La Phù, Vườn
Quốc gia (VQG) Xuân Sơn. Mục đích phân bố các tuyến để thấy được sự phân
hóa cảnh quan Phú Thọ từ bắc xuống nam, đông sang tây, từ đồng bằng đến
trung du và sang khu vực đồi núi, lập lát cắt Yên Lập - Hạ Hòa - Đoan Hùng.
Ngoài ra, tác giả còn thực hiện một số tuyến khảo sát ngắn, mang tính
phụ trợ, nhằm mục đích cập nhật, chuẩn hóa các tài liệu số liệu đã có và khẳng
định lại các kết quả đã thực hiện.
7.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả đã tiếp cận với người dân đã định cư lâu năm hoặc giàu kinh
nghiệm thực tiễn để thu thập thông tin về tình hình sử dụng TNTN, một số vấn
đề về sản xuất, sinh sống của người dân như: sử dụng đất, trồng rừng, nuôi
trồng thủy sản, tập quán sản xuất, hiệu quả kinh tế… Đây là nguồn tư liệu quan
trọng giúp cho việc đánh giá tài nguyên và đưa ra định hướng sử dụng khả thi
nhất cho địa phương.
Trong quá trình đánh giá, tác giả còn tiến hành tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, đặc biệt trong việc lựa chọn trọng số, phân bậc, cho điểm các chỉ
tiêu, nhằm tăng cường tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá.
7.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS)
Trong đề tài, phương pháp bản đồ đã được vận dụng từ khâu đầu tiên để
thu thập thông tin, chuẩn hóa phân tích, tổng hợp các yếu tố thành tạo cảnh

8
quan, đến việc thành lập các bản đồ cảnh quan, các bản đồ đánh giá thích nghi
cảnh quan và cuối cùng là thành lập bản đồ định hướng sử dụng cảnh quan tỉnh
Phú Thọ.
Ngoài việc sử dụng phương pháp bản đồ truyền thống, tác giả đã sử

dụng các phần mềm GIS (chủ yếu phần mềm Mapinfo 10.0, Arc GIS) để tiến
hành chỉnh sửa, biên tập và thể hiện các bản đồ hợp phần thành tạo cảnh quan lãnh
thổ nghiên cứu. Tích hợp, chồng xếp các lớp thông tin ở các bản đồ thành phần để
thành lập Bản đồ cảnh quan tỉnh Phú Thọ, Bản đồ cảnh quan huyện Đoan Hùng,
các bản đồ đánh giá cảnh quan, bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ.
7.2.5. Phương pháp phân tích, đánh giá cảnh quan
Phương pháp phân tích cấu trúc cảnh quan được thể hiện trong đề tài để
phân tích đặc điểm cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu làm cơ sở cho công tác đánh
giá. Luận án cũng áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi cảnh quan cho các
mục đích phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ, đánh giá
thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển cây bưởi huyện Đoan Hùng, từ đó
đề xuất định hướng và giải pháp cho việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN và
BVMT tỉnh Phú Thọ.
Nội dung cụ thể của phương pháp và các bước tiến hành đánh giá cảnh
quan được trình bày trong mục 1.2.3.4. Kết quả đánh giá được thể hiện qua các
ma trận (phần phụ lục).
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án được trình bày trong 4 chương
gồm 148 trang, với 17 bản đồ, 1 lát cắt, 5 hình vẽ, 23 bảng số liệu, 21 phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các mục
đích thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm
nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ
Chương 4: Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông,
lâm nghiệp và du lịch tỉnh Phú Thọ.

9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan các công trình có liên quan
1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
Hướng nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ rất sớm,
cùng với sự phát triển của khoa học địa lí. Giai đoạn từ cuối thế kỉ 19, đầu thế
kỉ 20 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnh
quan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan của các tác giả thuộc nhiều
trường phái khác nhau từ trường phái Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu đến
trường phái nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu và Bắc Mĩ. Mỗi trường phái đều có
những đặc trưng nghiên cứu riêng, với nhiều công trình khoa học có giá trị cao, là
kim chỉ nam cho các thế hệ nhà khoa học kế tiếp.
Xem xét lịch sử phát triển ngành cảnh quan học trên thế giới đã thấy rõ đây
là một quá trình phát triển tiến bộ không ngừng, minh chứng bởi nhiều công trình
khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn cao. Dưới đây là một số thành tựu
trong nghiên cứu cảnh quan trên thế giới định hướng cho đề tài.
1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan ở Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu
Cơ sở của địa lý tự nhiên hiện đại gắn liền với tên tuổi và các công trình
nghiên cứu của nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V. Dokuchaev (1846-1903).
Học thuyết về đất của ông là nhân tố khởi đầu về tổng hợp thể địa lý tự nhiên.
Theo V.V. Dokuchaev thì “đất là kết quả của sự tác động qua lại giữa đá gốc, địa
hình, nước, nhiệt và sinh vật, nó dường như là sản phẩm của cảnh quan và đồng
thời cũng là tấm gương của nó, phản ánh một cách cụ thể hệ thống phức tạp các
mối quan hệ qua lại trong tổng thể tự nhiên”; “đất là tấm gương của cảnh quan”.
Ông cũng là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên cứu các
điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể. Ông cho rằng, cần phải “Tôn trọng
và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất toàn vẹn và không chia
cắt, chứ không tách rời chúng ra từng phần”. Ông coi bản chất của sự tìm hiểu tự

10
nhiên là nghiên cứu các mối liên hệ phát sinh, những tác động tương hỗ có tính

quy luật giữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên. [99]
Năm 1904, G.I.Vưxôtxki đã đưa ra định nghĩa cảnh quan một cách độc đáo,
ông gọi cảnh quan là “địa phương” hay “châu tự nhiên”. Ông nêu lên mức độ
phong phú bên trong của các điều kiện sinh thành chính là dấu hiệu của từng địa
phương, các địa phương khác biệt nhau bởi đặc điểm kết hợp của các kiểu sinh
thành (tức các bộ phận hình thái cảnh quan). Ông cũng có ý nghĩ thành lập các
bản đồ về các kiểu sinh thành (tức bản đồ cảnh quan), đây là cơ sở quan trọng để
phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. [49, 69]
Tiếp theo, năm 1913, L.S. Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa
lí Liên Xô” (tập 1), một công trình nổi tiếng, là cơ sở để hoàn thiện lý luận cảnh
quan. Trong đó, ông đã đưa vào khoa học địa lí khái niệm “cảnh quan”, ông cho
rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa lí. Ông cũng xác định các
đới tự nhiên chính là các đới cảnh quan, bao gồm nhiều vùng tự nhiên hay còn gọi
là các cảnh quan địa lý và trong mỗi cảnh quan có thể thấy mối quan hệ hài hòa
giữa các dạng địa hình, khí hậu, nước, đất và các quần hợp sinh vật. Công lao to
lớn của ông là đã sáng lập nên trường phái cảnh quan học.
Tiếp đó, các nhà địa lý Xô Viết giữa thế kỉ 19 như S.V. Kalexnik, A.A.
Grigôriev, N.A. Xôntxev, V.N. Xukatxev, B.B. Pôlưnôv, V.I. Prokaev, V.X.
Preobrajenxki, A.G. Ixatsenko tiếp tục hoàn thiện về lý luận và thực tiễn
nghiên cứu cảnh quan cho mục đích phát triển nền kinh tế quốc dân. Mặc dù
quan niệm về cảnh quan còn khác nhau nhưng hầu hết các nhà địa lí Xô Viết
đều coi “cảnh quan” là một thực thể tự nhiên, là các “thể tổng hợp tự nhiên” ở
các cấp khác nhau.
Kể từ năm 1917, cảnh quan đã xâm nhập sâu vào thực tế nghiên cứu lãnh
thổ ở địa lí Nga. Những bản đồ cảnh quan đầu tiên do B.B.Pôlưnôv, I.V.Lajjrin,
R.I.Abôlin thành lập là thành tựu quan trọng của những cuộc nghiên cứu thực địa,
chủ yếu được xây dựng ở tỷ lệ lớn và trung bình, phân chia lãnh thổ các địa
phương trên cơ sở các yếu tố đá mẹ, địa hình, đất và thực vật. Những bản đồ này
thành lập một cách ngẫu nhiên do nhu cầu thực tiễn do đó thiếu thống nhất, nhưng
đã đưa ra được lập luận rằng: những biện pháp cải tạo thiên nhiên phải dựa trên

bản đồ cảnh quan. [49, 51]

11
Sau năm 1945, cảnh quan học Xô Viết ngày càng mở rộng mạnh mẽ công
tác thực địa thành lập bản đồ cảnh quan cũng như tăng cường nghiên cứu về lý
luận. Năm 1947, N.A.Xôntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên, ông
phát triển các quan niệm về cảnh quan trong các công trình trước đó của
L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, đưa ra một định nghĩa mới, rõ ràng hơn về hình
thái cảnh quan. Từ đó bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cảnh quan
và các vấn đề liên quan như quần hệ sinh vật, địa hoá học cảnh quan, phân vùng
địa lý tự nhiên và hướng nghiên cứu định lượng trong cảnh quan cũng được quan
tâm. Đầu tiên là các nghiên cứu của B.B. Pôlưnôv, tiếp đó A.I. Pérelman đã
nghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hoá học trong cảnh quan và yếu tố
hoá học trong phân chia cảnh quan. Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây
dựng những nguyên tắc phân loại địa hoá các cảnh quan một cách cụ thể hơn và
đưa ra hệ thống phân loại các cảnh quan địa phương. Hướng nghiên cứu địa vật lý
cảnh quan do A.L.Armand đề xuất, ông đã sử dụng các phương pháp vật lý hiện
đại để nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ. [70]
Năm 1955, hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat và
liên tiếp sau đó là các Hội nghị Khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổ
chức gần như hàng năm. Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dần
hoàn thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng cảnh quan học, mở rộng
các công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ khác nhau,
nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ, phân loại cảnh quan,
vấn đề sử dụng học thuyết cảnh quan trong thực tiễn qua các công trình của
N.I.Mikhailôv, V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdetxki (1963), X.V.Kalexnik
(1964), A.G.Ixatsenko (1965), P.N.Minkov, V.X.Preobrazenxki (1966),
N.A.Xôntxev, V.I.Prôkaev (1971) [69,73]
Kể từ sau những năm 60 của thế kỷ 20, ở Liên Xô, khoa học cảnh quan đã
đi từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực trên cơ sở Địa lý

học. Hàng năm đã có vài trăm công trình nghiên cứu về các vấn đề phân vùng địa
lý tự nhiên, phân vùng ứng dụng và nghiên cứu về cảnh quan học. Những công
trình này đã có những nghiên cứu sâu về các vấn đề ứng dụng cảnh quan, đáng
chú ý nhất là các công trình phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961),
N.A.Gvozdexki (1963), V.A.Nhicolaev (1970). [69]
Tại Đông Âu, ở Ba Lan sự quan tâm về các vấn đề cảnh quan xuất hiện
do sự ảnh hưởng của các nhà nghiên cứu cảnh quan Liên Xô. Năm 1959,

12
E.Cônđratxki đã xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ cảnh quan Ba
Lan tỷ lệ 1:1.000.000. Xu hướng này cũng được các nhà địa lý Tiệp Khắc vận
dụng để nghiên cứu lãnh thổ Tiệp Khắc. [49]
Có thể thấy rằng hướng nghiên cứu cảnh quan tại Nga và các nước Đông
Âu ngày càng đi sâu vào nghiên cứu đa dạng cấu trúc, chức năng và động lực phát
triển của CQ, mục đích nghiên cứu CQ để ứng dụng vào các vấn đề phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước, các vùng miền, lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý TNTN,
BVMT và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
1.1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ở Tây Âu và Bắc Mỹ
So với Nga và Đông Âu, các nghiên cứu cảnh quan tại Tây Âu và Bắc Mĩ
xuất hiện muộn hơn, chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và lúc
đầu với những quan niệm không khác xa nhau.
Năm 1905, nhà địa lý người Anh A.Ghebecxơn đã cho rằng nhiệm vụ của
Địa lý học là phân chia và hệ thống hoá những thể tổng hợp và đưa ra các kiểu
khu vực thiên nhiên cơ bản của đất liền bằng cách xem xét những sự khác biệt
chung nhất về địa hình, khí hậu và thực vật.
Một trong những nhà lý luận cảnh quan đầu tiên người Đức là Z.Passarge
(1866-1958), ông đã có những công trình về các đới cảnh quan trên Trái Đất. Sau
đó các nhà địa lý người Đức cũng đã tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan và chủ
yếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái cảnh quan, lấy các đơn vị sinh cảnh để
phân chia cảnh quan.

Tác giả G.Bertrand (Pháp) năm 1968, trong công trình “Phong cảnh tự nhiên
toàn cầu”, coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy của cảnh
quan. Vì thế mà ở Pháp, thuật ngữ “Phong cảnh (Paysage)” được sử dụng thay
cho thuật ngữ cảnh quan.
Các nhà địa lí Mĩ như M.Khactoxơ, D.Uitttơlxli cũng tập trung nghiên cứu
địa lí khu vực nhưng cũng trên quan điểm của các nhà địa lí Xô Viết. Nói chung, ở
Bắc Mĩ (Canada và Hoa Kì), quá trình nghiên cứu tiến tới cảnh quan học diễn ra
chậm và mang tính chất tự phát, chủ quan và duy tâm. [51]
Kể từ 1980 trở về trước, các nghiên cứu CQ học ở các nước Tây Âu và Bắc
Mĩ không phát triển mạnh bằng Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ yếu nghiên
cứu theo hướng môi trường địa lí tự nhiên và không có nhiều công trình lớn. Chỉ

13
từ sau năm 1980, cảnh quan học đã có sự kết hợp với sinh thái học xuất hiện một
hướng nghiên cứu mới là Sinh thái cảnh quan.
Đây cũng là hướng nghiên cứu phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ các nước Tây
Âu và Bắc Mĩ, với nhiều điểm tiến bộ, đã ứng dụng các phương pháp định lượng
trong nghiên cứu của mình như công nghệ viễn thám, GIS hoặc số liệu thống
kê không gian, [11]
1.1.1.3. Một số hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cho mục đích
phát triển kinh tế - xã hội
Cho đến nay, cảnh quan vẫn là một chủ đề rộng lớn và phức tạp với nhiều
hướng nghiên cứu chuyên sâu, phục vụ nhiều mục đích khác nhau như: phát triển
các ngành sản xuất (nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, ), sử dụng hợp lý tài nguyên
và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, kiến trúc, xây dựng, bảo tồn cảnh
quan, Trong đó, phải kể đến một số hướng nghiên cứu chuyên sâu đã và đang
phát triển mạnh mẽ hiện nay như: cảnh quan sinh thái (CQST); cảnh quan đô thị
(CQĐT), cảnh quan nông thôn (CQNT); cảnh quan văn hóa (CQVH),
- Hướng nghiên cứu cảnh quan sinh thái: Trong quá trình phát triển của
khoa học cảnh quan xu thế sinh thái hóa dần dần xâm nhập vào môn khoa học

này. Để trả lời câu hỏi “cảnh quan học là gì?” đã được các nhà khoa học Đức và
Nga cho định nghĩa tương đối rõ, tuy nó thiên về các yếu tố vô cơ nhiều hơn. Các
nhà sinh thái học trước đó vẫn đang tập trung vào nghiên cứu sinh thái học cơ thể,
sinh thái học quần thể, các hệ sinh thái , tuy nhiên các nhà sinh thái muốn được
thể hiện các nghiên cứu của mình một cách logic hơn qua việc thể hiện không gian
và mối quan hệ tổng hợp, còn các nhà cảnh quan muốn đưa ra các công trình có
tính định lượng hơn, lý giải các quan hệ bằng trao đổi vật chất, năng lượng và
thông tin, thay vì các đơn vị chỉ mang tính chồng xếp và thấy thực chất là các đơn
vị này không chỉ mang tính đồng nhất mà còn là quan hệ của các yếu tố không
đồng nhất.
Bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp luận nghiên cứu
CQST, vai trò của của các hợp phần trong cấu trúc CQST (thảm thực vật, thủy
văn, khí hậu ), cũng đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu CQST ứng dụng,
nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc CQST đối với phân bố động vật, hay khía
cạnh địa lí y học trong đánh giá CQST, [11]

14
- Hướng nghiên cứu cảnh quan văn hóa: vào những khoảng những năm
1925 và 1930 của thế kỷ 20, các nhà địa lí trên thế giới đã bắt đầu quan tâm nhiều
tới mối quan hệ và các tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên, quan tâm
nghiên cứu những cảnh quan bị tác động bởi hoạt động kinh tế của con người.
Một số tác giả gọi đó là cảnh quan văn hóa vì cho rằng đó là kết quả của những
hoạt động văn hóa lên tự nhiên. Một số tác giả khác lại gọi đó là cảnh quan nhân
sinh (CQNS) vì được hình thành do những tác động của con người vào cảnh quan
tự nhiên. Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác nhau nên các quan niệm về đối tượng
nghiên cứu ở nhiều góc độ, trong đó, đối tượng nghiên cứu các nhà cảnh quan học
không phải chỉ ở mỗi đơn vị cảnh quan tự nhiên mà cả ở những cảnh quan biến
đổi do con người và cả những cảnh quan văn hóa do con người tạo ra. [135]
- Hướng nghiên cứu cảnh quan đô thị, cảnh quan nông thôn: đây là
hướng nghiên cứu hiện đang được chú trọng trên thế giới nói chung và tại Việt

Nam. Xu thế hiện nay đô thị đang ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con
người. Các nghiên cứu về cảnh quan luôn được coi trọng, là cơ sở quan trọng
trong quá trình quy hoạch thiết kế xây dựng đô thị. Bên cạnh đó, nông thôn ngày
nay cũng không ngừng biến đổi, chịu nhiều tác động và phần nào đó đã bị thay
đổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới của các nhà kiến trúc sư,
xây dựng, địa lí học, đi sâu về hướng nghiên cứu CQĐT, CQNT. [42, 145]
Tóm lại, nghiên cứu cảnh quan trên thế giới đã có những bước tiến vượt
bậc và đạt nhiều thành tựu to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ khoa học cảnh quan theo
nhiều hướng khác nhau thể hiện ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp to lớn của
ngành khoa học này.
Từ cách tiếp cận cảnh quan ở các hướng khác nhau giúp người nghiên
cứu có thể ứng dụng cảnh quan vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mục tiêu hướng tới
phát triển cảnh quan đa chức năng. Ở mức độ nào đó, hướng nghiên cứu cảnh
quan đa chức năng có thể hỗ trợ các nhà kinh tế, nhà đầu tư, quản lý ra quyết định,
lập kế hoạch quản lý, sử dụng hợp lý các loại TNTN và BVMT bền vững.
1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Địa lí tự nhiên (ĐLTN) tổng hợp đã xuất
hiện sớm từ trước năm 1954, nhưng ngành khoa học về cảnh quan phát triển muộn
hơn, chỉ thực sự phát triển từ sau năm 1975.

15
- Giai đoạn trước năm 1975. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát
triển của khoa học cảnh quan Việt Nam sau này, các nghiên cứu chủ yếu theo
hướng phân vùng ĐLTN.
+ Giai đoạn trước năm 1954 (Pháp thuộc): Hầu như không có một công
trình nào của các tác giả trong nước, chủ yếu là một số công trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài trên phạm vi toàn bán đảo Đông Dương, trong đó
phần nào có đề cập đến lãnh thổ Việt Nam nhằm phục vụ các mục tiêu quân sự
và khai thác tài nguyên của Pháp ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
+ Giai đoạn từ 1954 đến 1975: đã bắt đầu có một số công trình khoa học

có giá trị. Đầu tiên phải kể đến sự đóng góp to lớn, có công đầu trong nghiên cứu
cảnh quan là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập với “Địa lí tự nhiên Việt Nam”
(1963), “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh
quan” (1970) và nghiên cứu của tổ phân vùng ĐLTN thuộc Ủy ban Khoa học và
Kỹ thuật nhà nước năm 1970 với tên gọi “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ
Việt Nam”.
Các nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu là các nghiên cứu về phân vùng
ĐLTN tổng hợp, dưới sự trợ giúp của các nhà Địa lí Xô Viết, hướng nghiên cứu
cảnh quan theo hướng phân loại chưa phổ biến.
- Giai đoạn sau năm 1975: giai đoạn khoa học cảnh quan Việt Nam phát triển.
+ Giai đoạn 1975 đến 1990: ngoài các nghiên cứu theo hướng phân vùng
ĐLTN, bắt đầu có những nghiên cứu cảnh quan theo hướng phân loại.
Công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam” (Vũ Tự Lập) năm
1976 là công trình khoa học có giá trị, một bước tiến mới về lí luận trong
nghiên cứu cảnh quan ở nước ta, là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ
các nhà nghiên cứu địa lí Việt Nam. Trong đó, tác giả áp dụng phân vùng cảnh
quan và sau đó là phân loại cảnh quan theo cá thể (lãnh thổ miền Bắc được chia
làm 577 cá thể cảnh quan).
Cuốn “Thiên nhiên Việt Nam” (Lê Bá Thảo) năm 1977, cuốn sách xuyên
suốt lãnh thổ Việt Nam theo hướng phân vùng ĐLTN. Tác giả kết hợp phân tích
đặc điểm ĐKTN từng vùng kết hợp các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên
mỗi vùng theo quan điểm phân vùng lãnh thổ kinh tế.

16
+ Giai đoạn 1990 đến nay: là giai đoạn phát triển mạnh của cảnh quan học
Việt Nam. Các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học của các nhà cảnh quan học
Nga (Liên Xô cũ) đến các nhà cảnh quan học Tây Âu và Bắc Mĩ. Đặc biệt,
hướng nghiên cứu CQST theo trường phái Tây Âu và Bắc Mĩ đã được nhiều
nhà khoa học áp dụng qua nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao.
Tính đến 2010, chỉ trong vài thập niên, việc nghiên cứu cảnh quan ở nước ta

đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ, ở một số mặt nào đó đã kịp với tiến
bộ trên thế giới và nhất là đã có những kết quả khá cụ thể và hiệu quả cho công tác
khai thác sử dụng các dạng tài nguyên, các nguồn lực tự nhiên của đất nước phục
vụ cho phát triển sản xuất kinh tế.
Công trình được đánh giá cao của Phạm Hoàng Hải và nnk, năm 1997 là
“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường lãnh thổ Việt Nam”. Trong đó, các tác giả đã phân tích đặc điểm và
biến đổi của tự nhiên Việt Nam với vai trò là các nhân tố tạo thành cảnh quan.
Tổng luận những vấn đề lí luận của cảnh quan học và việc vận dụng trong điều
kiện thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, các tác giả đã hướng đến những lĩnh vực ứng
dụng trong quy hoạch bảo vệ môi trường. [25]
Công trình “Điều tra tổng hợp lãnh thổ phục vụ lập vùng chuyên canh cây
cà phê Đăklăk” của Phạm Quang Anh, năm 1985, nghiên cứu theo hướng tiếp
cận sinh thái. Trong đó, đã áp dụng những phương pháp định lượng và thực
nghiệm của sinh thái học.
Công trình “Phân tích cấu trúc chức năng của các địa tổng thể nhiệt đới
cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ thiên nhiên” của Nguyễn Cao Huần, năm
1992 đã đề xuất quy trình, cách đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận sinh
thái (đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp). Bên cạnh việc đánh giá thích
nghi sinh thái cảnh quan cho một đối tượng cụ thể, nhiều công trình còn đi sâu
đánh giá lợi ích chi phí, hiệu quả kinh tế, tác động môi trường khi thực hiện các
mục đích cụ thể đó. Đi đầu trong hướng nghiên cứu này là các nhà địa lí thuộc
khoa Địa lí, trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội.
Tổng quan chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các
hướng chính sau: đánh giá tổng hợp ĐKTN; tiếp cận kinh tế sinh thái, đánh giá
sinh thái cảnh quan; nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, phân tích cấu trúc sinh thái
cảnh quan. Các nghiên cứu cấu trúc, chức năng, động lực biến đổi cảnh quan

17
nhằm phục vụ các mục đích thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và

BVMT vẫn chưa có nhiều, chưa có các nghiên cứu chuyên sâu.
Ngoài ra, còn một số lượng lớn các công trình nghiên cứu khác, nội dung
tương đối đa dạng, đề cập cả lý luận và thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu khá
phong phú từ đơn vị lãnh thổ nhỏ (cấp huyện) của Hà Văn Hành, 2002 [33];
Phạm Quang Tuấn, 2003 [101]; Đoàn Hương Mai (2008) [62], đến phạm vi lớn
hơn (cấp tỉnh) của Nguyễn Đăng Hội, 2004 [38]; Lê Thị Ngọc Khanh, 2002 [53];
Đỗ Văn Thanh, 2011 [87]; Trương Thị Tư, 2011 [99].
Phạm vi nghiên cứu có thể là một khu vực: vùng đồi núi có công trình của
Nguyễn Văn Vinh, 1996 [118]; Hà Văn Hành, 2002; dải ven biển có Phạm Thế
Vĩnh, 2004 [119], lưu vực sông có Bùi Thị Mai, 2010 [61], ).
Đối tượng đánh giá trong các đề tài luận án khá phong phú, đối tượng có
thể là những loại cây trồng như: hệ sinh thái cây cà phê Đắk Lắk (Phạm Quang
Anh, 1986 [2], cây công nghiệp dài ngày (Nguyễn Xuân Độ, 2003) [21], cây ăn
quả ở vùng đồi, trung du (Lê Văn Thăng, 1995) [92], Phạm Quang Tuấn, 2003
[101]; cây lâm nghiệp Nguyễn Đăng Hội, 2004 [38]).
Phục vụ phát triển công nghiệp (thủy điện) phải kể tới công trình của Lê
Mỹ Phong, 2001 [72]. Đây là một trong những công trình đầu tiên ở nước ta
nghiên cứu sử dụng hợp lí lãnh thổ phục vụ phát triển công nghiệp trên cơ sở
phân tích cấu trúc cảnh quan. Trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan hiện tại, đối
chiếu bản đồ cảnh quan hiện tại và bản đồ cảnh quan sau khi có công trình thủy
điện Sơn La, tác giả đã phân tích vai trò của công trình thủy điện như là một
động lực làm biến đổi bộ mặt tự nhiên và tiến hành đánh giá, phân vùng chức
năng cảnh quan, đề xuất định hướng khai thác và sử dụng hợp lí lãnh thổ Sơn La
sau khi có công trình thủy điện theo các vùng chức năng cảnh quan.
Đối tượng nghiên cứu ngày càng đa dạng và phát triển mạnh theo hướng
tiếp cận liên ngành. Liên ngành nông, lâm nghiệp có Đoàn Hương Mai, 2008
[62]; Hà Văn Hành, 2002 [33]. Liên ngành nông, lâm nghiệp và du lịch có
Nguyễn An Thịnh, 2007 [90]. Sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường có
Trương Thị Tư, 2011 [99],
Bên cạnh các công trình lý luận về cảnh quan sinh thái, các nhà cảnh quan

và các nhà địa lí tổng hợp đã nghiên cứu và thành lập hàng loạt các bản đồ cảnh

18
quan ở các tỉ lệ khác nhau, từ toàn lãnh thổ Việt Nam đến khu vực và tỉnh. Bản đồ
cảnh quan Việt Nam, tỉ lệ 1: 1.000.000 của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng
Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) với hệ thống phân loại cảnh quan gồm 7 cấp
(hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, loại (nhóm loại) cảnh quan) [25]. Hệ
thống phân loại của Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp
(Viện KHCN Việt Nam- 1983), áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan Việt
Nam, tỉ lệ 1: 2.000.000 cũng gồm 7 cấp (khối, hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, nhóm,
kiểu cảnh quan), trong đó cấp kiểu cảnh quan là cấp cơ sở.
Áp dụng cho xây dựng bản đồ cảnh quan miền Nam Việt Nam, tỉ lệ
1:1.000.000, Trương Quang Hải (1991) đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh
quan gồm 5 cấp: hệ, lớp, nhóm, kiểu, loại cảnh quan.
Ngoài ra, phải kể đến một số bản đồ CQ các tỉnh Kon Tum, Thái Bình,
Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, đã được
nhiều tác giả xây dựng. Mỗi tác giả đưa ra một sơ đồ phân chia theo kiểu loại
phù hợp với tỉ lệ bản đồ lãnh thổ nghiên cứu và có sự lồng ghép giữa phân loại
canh quan, thành lập bản đồ CQ và đánh giá CQ.
Bên cạnh đó, một số ngành liên quan trực tiếp và khá mật thiết với lãnh
thổ cụ thể như các ngành du lịch, ngành công nghiệp và nhất là ngành xây dựng
(đặc biệt quy hoạch phát triển đô thị - một nhu cầu bức thiết của đất nước trong
giai đoạn phát triển hiện nay) với mối quan hệ tương hỗ giữa cảnh quan học với
công tác quy hoạch xây dựng. Cảnh quan học là cơ sở phục vụ cho công tác
quy hoạch xây dựng đô thị, điều đó thể hiện qua một số đề tài, công trình
nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao như: đề tài “Nghiên cứu, phân loại,
mô tả các đặc tính và lựa chọn các cảnh quan điển hình phục vụ công tác quy
hoạch đô thị”, đề tài “Cơ sở cảnh quan học của khai thác các yếu tố tự nhiên
trong quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam”, năm 2010 của tập thể tác giả
trường Đại học Kiến trúc và Viện Địa lí (chủ nhiệm đề tài Doãn Quốc Khoa),

Những công trình khoa học đã dẫn ở đây chỉ là một số công trình tiêu
biểu trong rất nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan học của các nhà địa lí
học, sinh thái học, kiến trúc học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Đối với luận án, đây cũng là những tài liệu tham khảo chủ yếu trong quá

19
trình nghiên cứu đánh giá cảnh quan tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển nông, lâm
nghiệp và du lịch.
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến cảnh quan tỉnh Phú Thọ
Từ trước đến nay các công trình nghiên cứu mang tính ĐLTN tổng hợp
tỉnh Phú Thọ chưa có nhiều, phần lớn là những nghiên cứu từng mặt, từng bộ
phận của môi trường tự nhiên phục vụ các yêu cầu trước mắt về khai thác và
quản lý tài nguyên trong tỉnh.
Về nghiên cứu địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng có một số tài liệu như:
“Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai đối với phát triển nông nghiệp của
tỉnh Phú Thọ”. (2005) của Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; đề tài
“Nghiên cứu khoanh vùng dự báo nứt sụt đất ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ;
đề xuất các giải pháp phòng tránh và quy hoạch phục vụ phát triển bền vững”
của tập thể tác giả Viện Địa chất, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
dự án “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp công nghệ lấy nước phù sa cải tạo đất
canh tác cho một số vùng tỉnh Phú Thọ” của Chi cục phòng chống bão lụt và
quản lý đê điều Phú Thọ (2004-2005).
Về nghiên cứu hợp phần khí hậu, thủy văn có: “Nghiên cứu điều kiện
sinh khí hậu tỉnh Phú Thọ và sơ bộ đánh giá mức độ thích nghi của nó đến sự phát
triển một số cây nông - lâm nghiệp” (2001) của Đặng Thị Huệ. Đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm khí hậu và phân vùng khí hậu tỉnh Phú Thọ phục vụ phát triển bền vững
và phòng chống thiên tai” của sở Khoa học và Công nghệ, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ (2005-2007).
Các nghiên cứu về ĐKTN tỉnh Phú Thọ mới mang tính khái quát và phân
tích riêng lẻ từng thành phần tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng )

mà chưa nhìn nhận nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thể tổng hợp địa lí tự
nhiên. Các công trình chỉ đi sâu vào một số khía cạnh nông nghiệp, trồng rừng, cải
tạo đất, canh tác trên các loại đất, mà chưa đề cập đến mối liên hệ chặt chẽ giữa
các thành phần tự nhiên cấu thành nên thể tổng hợp địa lí tự nhiên (cảnh quan).
Những nghiên cứu về KT-XH Phú Thọ cũng đã chuyển sang những giai
đoạn phát triển mới, cụ thể hơn. Điều đó được thể hiện thông qua một số phân
tích của các nhà khoa học, cơ quan, ban ngành như: “Phú Thọ tiềm năng phát

20
triển kinh tế và cơ hội hợp tác đầu tư” (2008) của UBND tỉnh Phú Thọ. “Quy
định điều chỉnh phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 định hướng 2020”,
“Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020” và các báo cáo “Quy
hoạch nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, và
định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch phát triển 3 loại rừng tại Phú Thọ,
giai đoạn 2005-2010”; “Nghiên cứu, sản xuất một số mẫu công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp mang dấu ấn văn hóa vùng đất Tổ phục vụ phát triển du lịch
tỉnh Phú Thọ” của Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ,
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến lãnh
thổ nhưng chỉ dừng ở mức độ khái quát hoặc quy mô nhỏ như: “Đánh giá tiềm
năng đất đồi núi huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ”, Ngô Tiến Đức (2000);
“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ theo hướng sản
xuất hàng hóa” Khổng Danh Đạt (2002); “Đánh giá mức độ thích hợp của các
loại hình sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” Đỗ Văn Nhạ (2001); “Đánh giá thực trạng các hệ
thống sử dụng đất nông, lâm nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất đến năm
2015 của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” Nguyễn Hữu Hảo (2005); “Xác lập
cơ sở địa lí phục vụ phát triển cây đặc sản - bưởi Đoan Hùng, Phú Thọ”
Nguyễn Hương Giang (2009); “Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Phú Thọ thời
kỳ 2002- 2005” của Chu Diệu Thu,
Thực tế cho đến nay, Phú Thọ chưa có một tài liệu hay một công trình

nào đi sâu nghiên cứu cảnh quan tự nhiên, sinh thái cảnh quan lãnh thổ. Có thể
khẳng định hướng nghiên cứu cảnh quan để phục vụ những mục đích KT-XH cụ
thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa được quan tâm, vì thế đây là một hướng
nghiên cứu khá mới mẻ, có giá trị thực tiễn đối với tỉnh. Song nghiên cứu cảnh
quan là nghiên cứu tổng hợp với nhiều hợp phần tự nhiên, nhân sinh, vì vậy,
những kết quả nghiên cứu tổng hợp ĐKTN, KT-XH hoặc một hợp phần riêng rẽ
đã nêu ở trên đều có ý nghĩa quan trọng cho việc tiến hành nghiên cứu CQ,
CQST phục vụ phát triển KT-XH và BVMT bền vững lãnh thổ Phú Thọ. Đây là
những tài liệu quí để tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.

21
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan
Thuật ngữ đầu tiên về “Cảnh quan” bắt nguồn từ tiếng Đức
“Landschaft” với nghĩa là phong cảnh, đã bắt đầu được sử dụng từ đầu thế kỉ
19. Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra
các quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các
định nghĩa. Khái niệm “Cảnh quan” dần dần được hoàn chỉnh, mỗi khái niệm
đánh dấu một bước phát triển của khoa học cảnh quan trên thế giới.
Cho đến nay, đối với khoa học cảnh quan tồn tại ba quan niệm về cảnh
quan khác nhau tùy theo ý và nội dung người ta muốn diễn đạt.
- Quan điểm coi cảnh quan là một khái niệm chung (danh từ chung)
Cảnh quan được hiểu như một khái niệm chung (danh từ chung) để chỉ
các tổng thể lãnh thổ tự nhiên của bất kỳ quy mô nào có sự đồng nhất tương đối
về một số hợp phần tự nhiên nào đó và phân loại chúng theo sự đồng nhất ấy.
Người đầu tiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này là S.S. Neustruev, ông
cho rằng “Cảnh quan là tổng thể gồm những vật thể và những hiện tượng tự
nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng quá trình
phát triển không ngừng”. Ủng hộ quan điểm này có các tác giả F.N.Minkov,
D.L.Armand, V.A.Nikolaev, Y.K. Prokaev, E.N.Lukasov…

- Quan điểm kiểu loại : cho rằng cảnh quan là một đơn vị phân loại trong
hệ thống phân chia các thể tổng hợp địa lí tự nhiên lãnh thổ. Mỗi cấp phân chia
phải dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống
hoặc từ dưới lên. Quan niệm này được đề xướng bởi một số nhà khoa học của
Liên Xô cũ như: L.X. Berg, S.V. Kalexnik, A.A. Xôntxep. A.A. Grigoriev, N.I.
Mikhailov, A.G. Ixatsenko, cũng như G.Bertrand, Th.Brossard, I.C. Wieber của
Pháp, Vũ Tự Lập, Nguyễn Thế Thôn của Việt Nam.
- Quan điểm coi cảnh quan là các cá thể: coi cảnh quan là một phân khu
trên bề mặt Trái đất, có giới hạn lãnh thổ, có liên quan đến không gian cụ thể.
Những người theo quan điểm này coi cảnh quan là một trong những đơn vị cấp
thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng hợp. Những đơn vị đó là đối tượng cơ
bản của việc nghiên cứu địa lý cảnh quan. Điển hình cho quan điểm này có
A.G.Ixatsenko, B.B.Polưnov, Vũ Tự Lập và một số người khác.

22
Dù xem cảnh quan theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn
được xem là một tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở
chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và
thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.
Trong đề tài, tác giả quan niệm cảnh quan vừa là một thể tổng hợp tự
nhiên, vừa là đơn vị mang tính kiểu loại, là một đơn vị nằm trong hệ thống phân
loại chung của cảnh quan lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là một bộ phận cảnh
quan lãnh thổ Việt Nam. Cảnh quan tỉnh Phú Thọ là một thể tổng hợp phức tạp,
vừa có tính đồng nhất vừa bất đồng nhất bao gồm một hệ thống các yếu tố thành
phần cấu tạo nên (địa chất, địa hình, khí hậu, đất, nước, sinh vật), giữa chúng có
mối liên hệ phụ thuộc tác động lẫn nhau, đồng thời có sự phân hóa phức tạp từ
cấp cao đến thấp theo hệ thống phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong
cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan tỉnh.
1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan
Theo Nguyễn Thượng Hùng “Nghiên cứu cảnh quan thực chất là nghiên

cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát
sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa của tự nhiên nhằm phát hiện và
phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất
tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-
XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường”.
Nghiên cứu cảnh quan nói chung hay phân tích, đánh giá đa dạng cảnh quan
một lãnh thổ là dựa vào tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa
các yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau.
Để xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu,
những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước
nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
1.2.2.1. Đối tượng nghiên cứu cảnh quan: là các đơn vị cảnh quan, gồm
đơn vị phân loại cảnh quan (các cấp như: hệ, lớp, kiểu, loại, dạng…) và các
đơn vị phân vùng cảnh quan (các cấp như: địa ô, miền, vùng, xứ…). Việc lựa
chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu (đơn vị cảnh quan) theo đơn vị phân loại
hay đơn vị phân vùng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là phụ thuộc
vào tỉ lệ các bản đồ sẽ xây dựng [45].

23
Đối tượng nghiên cứu đánh giá cảnh quan địa bàn nghiên cứu là các đơn vị
phân loại cảnh quan. Trong đó, ở phạm vi cấp tỉnh đối tượng đánh giá được lựa
chọn là đơn vị loại CQ, phạm vi cấp huyện đơn vị phân loại cơ sở là dạng CQ.
1.2.2.2. Nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu của nhiều tác giả đi trước, luận án
căn cứ và vận dụng thống nhất các nguyên tắc cơ bản sau đây trong NCCQ, xây
dựng hệ thống phân loại cảnh quan cho lãnh thổ nghiên cứu:
a. Nguyên tắc phát sinh hình thái: Nguyên tắc phát sinh hình thái trả
lời một cách chính xác những câu hỏi: cảnh quan được cấu tạo như thế nào, các
quan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả và chức năng tự nhiên và chức năng
xã hội của nó.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải phân tích chi tiết những quy luật phân hóa
lãnh thổ để thành tạo các đơn vị cảnh quan ở các cấp khác nhau, xác định các
quá trình phát sinh phát triển của các đơn vị cảnh quan và so sánh với hiện trạng
phát triển của cảnh quan, từ đó dự báo động lực phát triển của cảnh quan trong
tương lai. Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát
sinh và hình thái tương đối giống nhau sẽ được xếp vào một đơn vị ở cấp lớn
hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất nhưng không
có cùng nguồn gốc phát sinh sẽ được phân thành những cấp đơn vị khác nhau, từ
đó tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp của đơn vị cảnh quan. [25]
b. Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Mỗi cấp phân vị được xác định bởi
một số chỉ tiêu nhất định, phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần cảnh quan.
Mỗi cấp đơn vị lớn bao hàm ít nhất là hai cấp đơn vị nhỏ hơn nó. Đối với cấp
đơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng thấp
và ngược lại ở các cấp đơn vị càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng
nhất càng cao.
Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng
nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất được
xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng phân bố ở nững nơi khác nhau trên lãnh thổ.
c. Nguyên tắc tổng hợp: Là một lãnh thổ miền núi có tính đa dạng cao
về tự nhiên và nhân văn, các đơn vị cảnh quan tỉnh Phú Thọ là những tổng thể tự
nhiên khá phức tạp, thể hiện trong các tác động tương hỗ giữa các thành phần

24
trong cấu trúc thẳng đứng cũng như các đơn vị cảnh quan trong cấu trúc ngang
của cảnh quan. Do vậy việc phân tích và vạch ra được các cảnh quan đúng một
cách khách quan là một việc làm khó khăn phức tạp. Vì vậy, trong quá trình
nghiên cứu cảnh quan, đặc biệt khi tiến hành xây dựng bản đồ CQ, người ta
thường sử dụng nhân tố trội để xác định ranh giới của các đơn vị. Song nếu sử
dụng nhân tố trội như là một phương pháp chính thì kết quả sẽ gần giống với bản
đồ của một yếu tố nào đó. Cho nên, khi vạch ranh giới chính thức của các đơn vị

cảnh quan ta phải xét đến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong
mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần đó. [25]
1.2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan
Nghiên cứu cảnh quan chính là nghiên cứu hợp phần tự nhiên thành tạo
nên cảnh quan và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa chúng. Đó cũng chính là
nghiên cứu và phân tích về cấu trúc đứng, cấu trúc ngang, nghiên cứu chức
năng và động lực cảnh quan. Trong đó:
a. Cấu trúc cảnh quan: chính là tổ chức bên trong của thể tổng hợp địa
lí tự nhiên (địa hệ), bao gồm cấu trúc đứng (cấu trúc tầng) và cấu trúc ngang
(cấu trúc hình thái).
Cấu trúc đứng: thể hiện ở sự phân bố theo tầng của các thành phần
cảnh quan được sắp xếp từ dưới lên, từ nền địa chất của thạch quyển, địa hình,
lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu Các hợp phần cấu trúc này liên
quan chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên
tổng thể lãnh thổ với các cảnh quan khác nhau.
Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâu
dài do ảnh hưởng các quá trình tự nhiên, đặc biệt là quá trình hiện thời (cấu trúc
đứng thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi). Bên cạnh quá
trình tự nhiên thì hoạt động của con người cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực
bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thế
bằng thực bì trồng trên toàn bộ diện tích). Những nơi mà cấu trúc đứng của cảnh
quan bị biến đổi cơ bản sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới. [25]
Cấu trúc ngang: gồm các đơn vị cảnh quan cùng cấp hay khác cấp cấu
tạo nên cùng những mối quan hệ phức tạp giữa các đơn vị cảnh quan đó với
nhau. Vì bản thân mỗi một đơn vị cảnh là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nên
cấu trúc ngang thường được mô hình hoá bởi một mô hình đa hệ thống. Cũng

25
như cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng,
đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng có

những nét riêng.
Cấu trúc cảnh quan còn biểu hiện rõ rệt tính đa dạng của cảnh quan. Từ cấu
trúc cảnh quan thể hiện rõ mối quan hệ khăng khít giữa cảnh quan với các hướng
sử dụng khác nhau của các hoạt động phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch.
b. Chức năng của cảnh quan: Chức năng cảnh quan, đó là hoạt động của
cấu trúc cảnh quan, thể hiện bản chất của cảnh quan. Bản chất đó được thể hiện
ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu thành cảnh quan, các thành phần cấu
tạo của cảnh quan luôn tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động của cảnh quan.
Trong quá trình nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích, đánh giá cảnh quan để xác
định được những chức năng chủ yếu của chúng. Về mặt định tính, bản thân mỗi
đơn vị cảnh quan đã có một chức năng riêng, ví dụ chức năng tự nhiên của cảnh
quan núi là ưu tiên phát triển lâm nghiệp; trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu
năm, không thuận lợi phát triển nông nghiệp. Chức năng tự nhiên của cảnh quan
đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chức năng các Khu bảo tồn
thiên nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch,
Xét về khía cạnh kinh tế sinh thái, liên ngành nông, lâm và du lịch được
thể hiện trong mối liên hệ vật chất, năng lượng, tiền tệ, thông tin trong các hệ
kinh tế sinh thái các cấp từ cấp trung ương tới cấp tỉnh, huyện, xã đến cả cấp
nông hộ. Phát triển nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, nâng cao đời
sống người dân, người dân sẽ không phá rừng. Phát triển lâm nghiệp bảo tồn và
tái tạo sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi và an toàn nhất cho phát triển nông nghiệp,
tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác chính du lịch sinh
thái lại là động lực hỗ trợ bảo tồn, góp phần phát triển cộng đồng, tăng thu nhập
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp của địa phương.
c. Động lực của cảnh quan: Sự hoạt động của cảnh quan dựa trên cơ sở
hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong
suốt quá trình hình thành và phát triển. Động lực và quá trình phát triển cảnh
quan Việt Nam nói chung luôn phụ thuộc vào đặc điểm các yếu tố tự nhiên như
năng lượng bức xạ Mặt trời, chế độ hoàn lưu gió mùa, cơ chế hoạt động gió
mùa và các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Với nguồn năng lượng

dồi dào qua tổng lượng bức xạ và nền nhiệt khá cao, lượng mưa lớn và tập

×