Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

yếu tố phân tâm học trong thơ mới giai đoạn 1932-1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.42 KB, 90 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau, văn học Việt Nam nói chung
và mảng thơ ca nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, sản sinh ra
nhiều nhân tài, cống hiến cho sự nghiệp văn chương nước nhà những thành
tựu đáng ghi nhận. Qua nhiều thế kỷ, thơ ca Việt Nam đã từng ghi đậm dấu ấn
của những thi nhân nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ…; Rồi đến Tản Đà, Tố Hữu, Chế Lan Viên…; kế
tục những tài năng thơ ca thời hiện đại, đó là Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh,
Nguyễn Khoa Điềm… Các nhà thơ thực sự đã mang đến một món ăn tinh
thần vô cùng quý giá cho đời sống văn học của dân tộc.
Nói đến thơ ca Việt Nam, không thể không nhắc đế Thơ mới, một trào
lưu thi ca lớn của thời kì văn học hiện đại phát triển từ năm 1932 đến năm
1945. Trong khoảng thời gian đó, Thơ Mới đã kịp chinh phục được lòng
người đọc với hàng loạt tác phẩm cùng những tên tuổi tiêu biểu, ghi dấu sâu
sắc trong lịch sử văn học nước nhà. Trong số đó, ta có thể kể đến những tài
danh như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên,
Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Vũ Đình Liên, Đinh Hùng, Bích Khê…
Thơ mới ra đời với nhiều đặc tính ưu tú hơn thơ cổ điển: tự do, phóng
khoáng, vứt bỏ mọi thứ công thức cả về nội dung lẫn hình thức, đi thẳng vào
con người thực, đời sống thực, tâm hồn và cảm xúc thực, tính nhân bản đậm
đặc với cái tôi hiện đại, chân thực, đa dạng. Bên cạnh đó, Thơ mới còn thể
hiện khát vọng tự do cá nhân, tình yêu quê hương nồng thắm, sự giải phóng
của cái tôi, giải phóng bản ngã của mỗi tác giả.
Phân tâm học là học thuyết của S. Freud du nhập vào Việt Nam khoảng
đầu thế kỷ XX, là một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng quan trọng trong văn
hoá Việt Nam, đặc biệt là văn học nghệ thuật. Nó là khoa học phân tích tâm lý
chiều sâu của con người trong tính bản chất của nó với hoàn cảnh dẫn đến kết
1
quả là những hành vi tâm lý đặc biệt, đồng thời là vũ khí đắc dụng trong việc
khám phá tâm hồn con người từ những góc khuất sâu kín nhất.


Với mong muốn soi rọi thế giới vô thức mênh mông trong cấu trúc tâm
thức sáng tạo của các tác giả trong phong trào Thơ mới, chúng tôi vận dụng lý
thuyết Phân tâm học để nghiên cứu, nhằm thông qua lăng kính này soi rọi
những góc khuất của thế giới nội tâm con người mà ở đó, con người luôn
sống thật với những ham muốn, đam mê và tâm linh… của riêng mình. Từ đó,
góp phần mở ra những khám phá mới mẻ về Thơ mới giai đoạn 1932-1945.
Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài Yếu tố phân tâm học trong Thơ mới
giai đoạn 1932-1945. Ở đề tài này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu năm tác
giả thể hiện đậm yếu tố Phân tâm học, đó là: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích
Khê, Đinh Hùng và Vũ Hoàng Chương.
2. Lịch sử vấn đề
Mặc dù xuất hiện trên thế giới khoảng cuối thế kỷ XIX, nhưng phải đến
giữa những năm 30, học thuyết Phân tâm học mới du nhập vào Việt Nam và
có những bước đầu đi vào văn học. Đầu tiên, đáng chú ý nhất là bài phê bình
Cái ám ảnh của Hồ Xuân Hương của Trương Tửu đăng trên báo Tiến Hoá, số
1 và Hồ Xuân Hương: tác phẩm, thân thế và văn tài (Aspar, Sài Gòn) của
Nguyễn Văn Hanh. Cũng cùng thời gian này, ta có thể nhận thấy yếu tố Phân
tâm học của S. Freud đã được Vũ Trọng Phụng vận dụng và đưa vào các tác
phẩm của mình, như: Làm đĩ, Giông tố và Số đỏ. Và sau đó là sự xuất hiện
của một loạt những bài phê bình văn học mang dấu ấn của phê bình Phân tâm
học. Đơn cử như: Trương Tửu với Kinh thi Việt Nam vào năm 1940, và tác
phẩm Văn chương “Truyện Kiều” vào 1942 nhưng với bút danh Nguyễn
Bách Khoa.
Do hoàn cảnh lịch sử nên sau năm 1954, lý thuyết phê bình Phân tâm
học không được chú trọng nghiên cứu ở miền Bắc, và chỉ được thể hiện trong
một số công trình tiêu biểu như: Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm (1958)
của Xuân Diệu; Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam (1959) của Văn Tân – phần
2
viết về Hồ Xuân Hương; Người cổ Nguyệt, chuyện Xuân Hương (1962) của
Nguyễn Đức Bính. Trái với miền Bắc, thì đây là thời kỳ mà văn học miền

Nam có những đóng góp rất lớn cho sáng tác và nghiên cứu văn học trong
lĩnh vực vận dụng lý thuyết Phân tâm học. Đó là những tác phẩm, công trình
dịch thuật như: Phân tâm học và tôn giáo của E. Fromm (Trí Hải dịch, Đại
học Vạn Hạnh, 1968), Phân tâm học nhập môn của S. Freud (Nguyễn Xuân
Hiếu dịch, 1969), Nghiên cứu phân tâm học của S. Freud (Vũ Đình Lưu dịch,
Nxb An Tiêm, 1969),Tâm thức luyến ái của E. Fromm (Tuệ Sĩ dịch, Ca Dao
xb, 1969), Thế giới tình dục của Henry Miller (Hoài Lãng Tử dịch, Ca Dao
xb, 1969), Thiền và phân tâm học của Suzuki, Fromm, Martino (Như Hạnh
dịch, Kinh Thi xb, 1973), Dục tính văn minh của Herbert Marcuse (Hoàng
Thiên Nguyễn dịch, Kinh Thi xb, 1973)…; hay những công trình, những bài
viết về Phân tâm học như: Hành trình vào phân tâm học của Vũ Đình Lưu
(Nxb Hoàng Đông Phương, 1968), Tâm lý học ứng dụng của Phạm Xuân Độ
(Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục xb, 1970)…
Cho tới những năm sau 1954, một lần nữa điều kiện lịch sử đặc biệt đã
làm cho Phân tâm học phần nào chìm xuống và có phần lắng lại, đó là giai
đoạn đất nước thống nhất và đi vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc. Tuy nhiên, đó dường như là bước đệm để lý thuyết Phân tâm học
có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn vào những giai đoạn về sau, nhất là đầu
những năm 90 của thế kỷ XX. Thời kỳ này bắt đầu từ Phạm Văn Sĩ trong
cuốn Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại (Nxb ĐH và THCN, Hà
Nội, 1986) đã đề cập đến vấn đề Phân tâm học trong văn học Việt Nam. Bên
cạnh việc lược khảo và giới thiệu những trào lưu triết học như: Chủ nghĩa
hiện sinh, Phân tâm học, Chủ nghĩa cấu trúc, Chủ nghĩa siêu thực, Chủ nghĩa
tượng trưng , ông đi sâu vào khảo sát sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh
cũng như Phân tâm học trong văn học Sài Gòn trước năm 1975. Tuy vậy,
Phạm Văn Sĩ chỉ đi vào nghiên cứu lĩnh vực sáng tác chứ chưa đề cập đến lý
thuyết tiếp nhận Phân tâm học trên bình diện lý luận, phê bình, dịch thuật
3
Sau đó, với công trình Tâm lý học chuyên sâu, Lưu Hồng Khanh đã khái quát,
đồng thời tập hợp và hệ thống ý tưởng của Carl Gustav Jung về Phân tâm học.

Từ sau 1986 đến nay, lĩnh vực Phân tâm học thu hút nhiều tác giả quan
tâm và nghiên cứu. Như: GS. Phương Lựu, PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, TS. Trần
Thị Mai Nhi, TS. Nguyễn Tiến Dũng… Trong những tên tuổi đó, đặc biệt
phải kể đến PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, người đã có những đóng góp không nhỏ
cho phê bình Phân tâm học trong văn học Việt Nam.
Trong giai đoạn này, TS. Đặng Thu Thuỷ trong công trình Thơ trữ tình
Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay – những đổi mới cơ bản của mình, đã đề
cập đến sự đổi mới, cách tân trong thơ Việt Nam. Trong đó, tác giả cũng đã
đề cập đến sự hiện diện của Phân tâm học đã làm thay đổi nhãn quan của các
nhà thơ. Tác giả đã chỉ ra sự vận động của thơ dưới sự ảnh hưởng của Phân
tâm học. Sau đó, có thể kể đến Trần Thanh Hà với Học thuyết S. Freud và sự
thể hiện của nó trong văn học Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2008) cho ta thấy sự ảnh hưởng của học thuyết Freud đối với văn học Việt
Nam không chỉ trong thơ mà còn ở trong văn xuôi nữa. Công trình đã đi vào
phân tích nền tảng của Phân tâm học trong văn học Việt Nam, chủ yếu ở
mảng sáng tác.Về mảng lý luận – phê bình, tác giả chỉ đề cập qua một số công
trình phê bình tiêu biểu của Phân tâm học tiêu biểu của giai đoạn này.
Trong công trình Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm của mình, Đỗ Lai
Thuý đã vận dụng lý thuyết về vô thức của S. Freud đi sâu “lý giải mặc cảm
tính dục ấu thơ, mặc cảm hoạn của nhân vật trữ tình trong tác phẩm”. Với Bút
pháp của ham muốn, ông lại mượn lý thuyết của C. Jung và S. Freud để lý
giải chiều sâu tâm lý và ẩn ức tính dục của con người. Cũng từ đó ông đã đề
cập đến Phân tâm học trong nghệ thuật và nghiên cứu bút pháp ham muốn của
những thi sĩ huyền thoại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện
Thanh Quan, và các thi sĩ hiện đại như Xuân Diệu, Hàng Cầm, Chế Lan Viên.
4
Như vậy, Phân tâm học đã dần trở thành một khuynh hướng trong việc
ứng dụng nghiên cứu văn học nước ta. Và nếu xét trên một phương diện cụ
thể thì Thơ mới cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng của nó.
Phải nói rằng, sự ra đời của Thơ mới như một bước ngoặt bất ngờ cho

nền văn học dân tộc, mà bản thân nó, nói như PGS.TS. Đỗ Lai Thuý, là “như
một cây nấm lạ trong hệ gia phả văn học”. Trước năm 1945, Thơ mới đã đem
lại nhiều hứng thú cho các nhà phê bình văn học, trong số đó phải kể đến là
Hoài Thanh và Hoài Chân, mà trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) cả hai đã
có những cái nhìn khen chê thấu đáo về sự cách tân trong Thơ mới. Bẵng đi
một thời gian sau năm 1945, đã có lúc Thơ Mới dường như bị trôi vào quên
lãng, nhưng rồi sau đó, nó lại rực rỡ trở lại để tiếp tục cuộc hành trình đến với
những bạn đọc yêu thơ. Nhiều công trình nghiên cứu và phê bình Thơ mới
liên tiếp ra đời, trong đó có có những công trình lớn của các nhà nghiên cứu
tên tuổi như: Phan Cự Đệ với cuốn Phong trào Thơ mới 1932 – 1945, Hà
Minh Đức với Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Một thời đại trong thi
ca, Lê Đình Kị với Thơ Mới những bước thăng trầm, Con mắt thơ của Đỗ Lai
Thuý… Nhìn chung trong giai đoạn hiện giờ, những công trình trên đã giúp
người dọc có một cái nhìn toàn cảnh về Thơ mới, cũng như phần nào hiểu rõ
hơn về các tác gia của phong trào này. Với tinh thần đó, Lưu Khánh Thơ
trong Thơ mới – Tác giả, tác phẩm đã viết: “Nếu như Thơ mới là hiện tượng
đánh dấu sự phát triển đột biến trong lịch sử văn học dân tộc thì riêng thơ tình
trong Thơ mới có thể xem là một sự nở rộ, một sự khoe sắc, khoe tài của gần
đủ mặt các nhà thơ. Mỗi người một vẻ, mỗi người một cung bậc, các nhà Thơ
mới đã đưa thơ về tình yêu lên đỉnh điểm của thơ ca lãng mạn Việt Nam 1930
– 1945.” [32, tr.57].
Đỗ Lai Thuý trong Mắt thơ – Phê bình phong cách Thơ mới đã viết:
“Thơ mới, nếu đựoc coi là sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, của cái tôi cá
nhân, thì đó cũng chính là một biểu hiện, một giai đoạn của cái tôi Việt Nam
trên “hành trình đau khổ” của nó” [36, tr.12], “Mỗi nhà Thơ mới đều có cái
5
nhìn nghệ thuật giống nhau, chung cho cả dòng thơ. Nhưng mỗi người lại là
những cá nhân, có một “chương trình sinh học” riêng, những “ám ảnh thơ ấu”
và khuyết tật thân thể riêng, hoàn cảnh kinh tế - xã hội cũng riêng, nên họ còn
có một cái nhìn nghệ thuật riêng” [36, tr.22]. Cuốn sách đã cung cấp thêm

một cái nhìn mới mẻ cho Thơ Mới, đồng thời làm rõ thêm phần nào về Phân
tâm học của S.Freud qua sự soi chiếu trong phong trào thơ này.
Lại nói đến năm tác giả mà đề tài đang nghiên cứu. Mặc dù có thể tìm
thấy được khá nhiều công đình nghiên cứu cũng như những bài viết đánh giá
về Thơ mới giai đoạn sau này nhưng công trình nghiên cứu riêng biệt về
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bích Khê và Vũ Hoàng Chương lại còn
khá ít. Trong số những tài danh nêu trên, có lẽ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử là
hai vị thi sĩ được các nhà phê bình ưu ái nhất trên diễn đàn bình phẩm thi ca
của Thơ mới. Mặc dù vậy, ta vẫn có thể tìm thấy những công trình đánh giá
chung khá đầy đủ về cả năm tác giả.
Nếu trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu những
ngôn từ đẹp đẽ: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng
thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh
trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của
mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết.” [31, tr.117].
Thì cũng trong cuốn sách này, tác giả đã đứng về một phía với Hàn Mặc Tử,
đồng cảm và thấu hiểu những u uất trong lòng người thi sĩ tài hoa yểu mệnh.
Theo ông, “vườn thơ của người rộng rinh không bến bờ, càng đi xa càng ớn
lạnh”, hay “Lời thơ dễ dàng, tứ thơ bình dị”, đó là “một thứ tình nồng nàn, lơi
lả, rạo rực, đầy hình ảnh khêu gợi” như “một trời tình ái vừa mới dựng lên
đâu đây”, nhưng cũng “Chỉ trong thơ Hàn Mặc Tử mới thấy một nỗi đau
thương mãnh liệt như thế. Lời thơ dính máu” và khiến cho ta “hoàn toàn ra
khỏi cái thế giới thực và cả thế giới mộng của ta”
Còn trong cuốn Thơ mới – tác giả, tác phẩm, thơ Xuân Diệu cũng được
nhìn nhận một cách đầy đủ và thấu đáo: “tình yêu trong Thơ mới và tình yêu
6
trong thơ Xuân Diệu là sự thể hiện ý thức mới: ý thức cá nhân và một quan
niệm thẩm mĩ – nhân sinh mới: Quan niệm về cái tôi. Ý thức và quan niệm đó
trong thơ Xuân Diệu được biểu hiện tập trung, cao độ nhất ở lĩnh vực tình yêu
… là quyền được yêu trong ý thức chủ động, cá nhân.” [32, tr.59]. Cũng trong

công trình này, tác giả đánh giá thơ Vũ Hoàng Chương “được viết ra với ngòi
bút tài hoa điêu luyện”, nhưng lại “không tìm đựoc sự hoà hợp với đời” nên
vần thơ trở nên “đắm đuối, đam mê và có phần bệnh hoạn”…
Ngoài ra, có thể kể đến Luận văn thạc sĩ của Lê Nguyễn An Dy: Thơ
Hàn Mặc Tử nhìn từ góc nhìn Phân tâm học. bằng những khái niệm trong hệ
thống lý thuyết Phân tâm học của S. Freud, C. Jung, Charles Mauron… đã gợi
mở những bí ẩn trong hiện tượng, quá trình tư duy thơ của một con người đã
vắt kiệt “não cân” để tạo dựng một gia tài thơ vĩ đại và đồ sộ chỉ trong vỏn
vẹn có hơn 10 năm trời.
Nhưng đầy đủ hơn cả là phải kể đến Mắt thơ – phê bình phong cách Thơ
mới của Đỗ Lai Thuý. Có thể khẳng định rằng đây là công trình đánh giá khá
trọn vẹn về năm tác giả dưới góc độ Phân tâm học. Mà ở trong đó, không chỉ
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương mà cả Bích Khê lẫn Đinh Hùng
đều được Đỗ Lai Thuý – bằng lý thuyết của C. Jung và S. Freud – đã “giải
minh” những ẩn ức sâu kín nhất trong tâm hồn.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp lẫn
gián tiếp đề tài của chúng tôi như: Khoá luận Thi pháp thơ Vũ Hoàng Chương
của Nguyễn Thị Thuỳ Dung; Khoá luận Nghệ thuật ẩn dụ trong Thơ mới của
Phan Thị Dung; Luận văn Thơ tình Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới của
Nguyễn Văn Hai; Khoá luận Tiếp nhận lý thuyết Phân tâm học ở Việt Nam từ
1930 đến 1975 của Hồ Mỹ Anh…
Mặc dù vậy, nhìn chung trong phạm vi khảo sát của chúng tôi, vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu Thơ mới 1932 – 1945 với tư cách là đối tượng
độc lập từ góc nhìn Phân tâm học. Vì vậy, chúng tôi hi vọng Luận văn Yếu tố
Phân tâm học trong Thơ mới 1932 – 1945 sẽ đem lại nhận định mới cho thơ
7
ca giai đoạn này. Và qua đó, chỉ ra được mối quan hệ giữa văn học và Phân
tâm học, gợi mở cho người tiếp nhận hướng tiếp cận mới mẻ từ góc nhìn Phân
tâm học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thơ mới được sáng tác trong khoảng thời
gian 1932-1945. Trong đó, tâm trạng năm tác giả có biểu hiện Phân tâm học
đậm đặc trong thơ là: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng
Chương và Bích Khê. Cụ thể là các tập thơ sau: Hàn Mặc Tử với Gái quê,
Đau thương (Thơ điên), Xuân như ý; Xuân Diệu với Thơ thơ và Gửi hương
cho gió; Bích Khê với Tinh huyết và Tinh hoa; hai tập thơ Thơ say và Mây
của Vũ Hoàng Chương; và cuối cùng là tập Mê hồn ca của Đinh Hùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Thơ mới 1932-1945 trong hệ quy chiếu của lý
thuyết Phân tâm học ở các bình diện nội dung và hình thức của thi phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp vận dụng lý thuyết phân tâm học: Từ lý thuyết phân tâm
học, soi chiếu các phức cảm vào từng tác phẩm, nhằm chỉ ra đặc trưng của
năm nhà thơ trong phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm để thấy rõ những dấu ấn Phân
tâm học thể hiện trong từng tác phẩm cụ thể của năm nhà thơ.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này đặt các tác phẩm
khảo sát tương quan với các tác phẩm khác để tìm ra sự khác biệt cũng như
điểm nổi bật của từng tác phẩm, tác giả.
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống: Là phương pháp đặt các tác phẩm
trong hệ quy chiếu Phân tâm học để đánh giá và khái quát những yêú tố nghệ
thuật nổi trội, đặc sắc.
8
5. Đóng góp của luận văn
Tiếp nhận và vận dụng lý thuyết Phân tâm học vào phê bình cũng như
các hoạt động văn học khác ở Việt Nam đã giúp nhiều nhà nghiên cứu đi sâu
khám phá bản chất bên trong mỗi con người với những vô thức, ẩn ức và khát
vọng. Với tư cách là công trình đầu tiên đặt vấn đề khảo sát Phân tâm học
trong Thơ mới 1932-1945, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần tạo nên cái nhìn

mới mẻ cho diện mạo Thơ mới nói chung, cũng như phong cách riêng của
các tác giả Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bích Khê và Vũ Hoàng
Chương nói riêng từ góc nhìn Phân tâm học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Phân tâm học và Thơ mới 1932-1945
Chương 2: Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945 nhìn từ bình diện nội
dung
Chương 3: Phân tâm học trong Thơ mới 1932-1945 nhìn từ bình diện
hình thức
9
NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÂM HỌC
VÀ THƠ MỚI 1932-1945
1.1. Thơ mới – sự bùng nổ cái tôi cá nhân và bùng nổ ngôn từ
1.1.1. Thơ mới – sự bùng nổ của cái tôi cá nhân
1.1.2. Thơ mới – sự bùng nổ của ngôn từ
1.2. Ảnh hưởng và tiếp biến Phân tâm học trong Thơ Mới 1932-1945
1.2.1. Sự chuyển mình mạnh mẽ từ “thơ cũ” sang “thơ mới”
Thơ ca hiển nhiên không phải là một thứ mốt thời trang, nhưng nó lại
phản ánh được nhịp độ sống và phong cách sống của thời đại. Mỗi thời kỳ
lịch sử khác nhau, thơ ca phản ánh điều đó khác nhau. Nếu như thời kỳ phong
kiến là một nhịp độ sống trì trệ và đóng khung, thì thơ thời công nghiệp hiện
đại lại biểu hiện một nhịp sống vô cùng khẩn trương như chính tác phong của
con người thời đó. Cũng với cách nghĩ ấy, ta thấy được ở thơ ca thời kỳ Đổi
Mới một tâm lý mở cửa rất phong khoáng theo xã hội thời cơ chế thị trường.
Chính vì vậy, ứng với mỗi thời đại cụ thể, sẽ có những loại thơ nhất định
được ưa chuộng, thơ mới cũng dựa trên cơ sở đó. Có lẽ trong tâm thức của
mỗi thi nhân, sẽ chẳng thể nào lạ lẫm trước hình tượng những bài thơ Đường

luật cũ với niêm, luật, vần… đựợc đóng khung vô cùng chặt chẽ. Nhưng
những tiền đề xã hội, cùng tư duy thời đại đã dần khiến người thi sĩ thơ mới
không sáng tác dựa trên những lối cũ ấy nữa. Những năm cuối thế kỷ XIX,
khi thực dân phương Tây (chủ yếu là thực dân Pháp) thực hiện cuộc xâm lược
vào phương Đông, là lúc nhân loại đựợc chứng kiến một cuộc tiếp xúc ngoạn
mục giữa hai nền văn hoá này. Việt Nam dĩ nhiên cũng không nằm ngoài sự
ảnh hưởng nặng nề của văn hoá phương Tây do nằm sâu trong vùng tiếp xúc,
điều đó khiến xã hội Việt Nam bị xáo động mạnh trong đời sống đạo đức
cũng như thẩm mỹ, xã hội.
Cùng với sự thay đổi cơ sở - vật chất và môi trường sống mà thực dân
Pháp tạo nên, xã hội Việt Nam có một sự phân chia rất sâu sắc, từ tầng lớp
10
đến tư tưởng. Những nhà văn với bản chất nhạy cảm vốn có, sẽ tìm kiếm tất
cả những khả năng có thể thoả mãn được các lý tưởng đang tồn tại ấy trong xã
hội. Điều đó cũng dẫn tới sự thay đổi rất lớn trong tâm lý của tầng lớp thanh
niên, tạo ra sự đối lập giữa hai thế hệ “trẻ” và “già” mà có lẽ chỉ với ba câu
văn, Lưu Trọng Lư đã cho ta thấy rất rõ tình trạng ấy: “Các cụ ưa màu đỏ
choét, ta lại ưa màu xanh nhạt, các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya,
ta nao nao vì tiếng gà gáy lúc đúng ngọ. Nhìn một cô con gái xinh xắn ngây
thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi, ta thì ta cho là mát mẻ như đứng
trước một cánh đồng xanh. Cái tình của các cụ chỉ là sự hôn nhân, đối với
chúng ta thì trăm hình muôn dạng” [36, tr.23].
Thơ ca là sản phẩm tư duy của một chủ thể sáng tạo. Tư duy của của mỗi
con người, xét về bản chất đều có quá trình hình thành và phát triển thống
nhất do tính liên tục và tính kế thừa của nó. Điều đó có nghĩa là khi hệ thống
quan điểm tư tưởng căn bản thay đổi thì sẽ xảy ra sự đổi mới tư duy thơ. Sự
xâm nhập của văn hoá văn hoá phương Tây cộng sinh với văn hoá bản xứ làm
thay đổi nếp cảm, nếp nghĩ của con người. Bên cạnh đó, sự giao lưu với văn
hoá, văn học Pháp giúp con người tìm ra những tư tưởng mới, triết lí mới,
cách nói mới, mẫu mực và quan niệm văn chương mới. Từ một nền văn

chương mang đậm tính giáo huấn chuyển sang văn chương thẩm mĩ, tôn sung
cá nhân và sự tự do. Từ những quan niệm chỉ đóng khung trong khu vực, con
người giờ đây được mở rộng tầm mắt vươn xa tới các nền văn hoá khác trên
thế giới, cụ thể là Âu – Mỹ. Thời gian giờ đây được hoặc bị đảo ngược từ quá
khứ qua hiện tại đến tương lai chứ không còn tuần hoàn theo bốn mùa của vũ
trụ. Đặc biệt nhất là ý thức của cái tôi cá nhân đựơc khẳng định. Và thơ mới
đã được khai sinh trên những nền tảng văn hoá, xã hội ấy.
Thơ mới (1932 – 1945) trước hết đã vượt qua quan niệm thơ giáo huấn,
thơ ngôn chí, tải đạo, thơ minh tâm bản giám của thời Trung đại ngự trị hàng
nghìn năm. Tư duy thơ được mở rộng hơn. Các nhà thơ mới đa số là những
thanh niên tuổi đời còn trẻ, nên thơ của họ mang tính hồn nhiên cao trong tư
11
duy thơ và tình cảm. Thơ mới là thơ của cái đẹp, thơ cảm xúc, thơ thành thực
và thơ tự do. Ta có thể thấy rõ nhất điều này qua Cây đàn muôn điệu của Thế
Lữ, Cảm xúc của Xuân Diệu, Quan niệm văn chương của Hoài Thanh. Thơ
không hạn chế một đề tài nào, miễn là đẹp và thơ là cảm xúc chứ không phải
thực dụng. Thơ mới mở mang tâm hồn, phát triển nhân cách. Với quan niệm
đó thơ mới đã cáo biệt quan niệm thơ Trung Quốc thống trị hàng nghìn năm,
cáo biệt luôn các tư thế trữ tình, điệu trữ tình đã trở thành mòn sáo, hay nói
cách khác thơ mới đã thoát khỏi cái sự gò bó về hình thức và thoải mái bay
bổng trong nội dung. Tuy nhiên, đối với một nhà thơ, không thể nói “vứt bỏ
cái cũ” như người ta bỏ một “nắm tiền cũ không còn ai tiêu…” (Chế Lan
Viên). Là bới vì nhà thơ vẫn cần những biểu tượng trực quan, những hình ảnh
và cả kỷ niệm mà mình đã sống qua. Chỉ có điều rằng “giờ đây nhà thơ sử
dụng nó với nghĩa khác, đưa chúng vào một trật tự nghệ thuật khác, để chúng
vận động theo một hướng mới” [37, tr.182].
Trước đây, trên thi đàn chủ yếu là thơ cũ với thể “thất ngôn bát cú”
Đường luật thịnh hành. Thể thơ thất ngôn bát cú với sự quy định quá chặt chẽ
của niêm luật rất khó để có thể diễn tả ý tưởng và những tình cảm mới nên trở
thành một thể thơ gò bó không thích hợp với lớp công chúng mới. Thơ mới

thì khác, đó là sự bùng nổ của thể thơ tự do, không hề bị ràng buộc bởi niêm,
luật, hay vần… Nhà thơ có thể thoải mái sáng tạo trong cả hình thức lẫn nội
dung thơ. Với hệ quả của cuộc xâm lược từ phương Tây mà ta đã nói ở trên,
lúc này trong đời sống xã hội đã xuất hiện một lớp công chúng mới gồm chủ
yếu là học sinh, sinh viên, viên chức họ được rèn luyện trong nề nếp của nhà
trường mới nên thị hiếu và tâm lí cũng có nhiều điểm khác với thế hệ cũ kể cả
trong vấn đề tiếp nhận văn học. Phong trào Thơ mới chính là trào lưu thi ca
giàu sức sáng tạo, mở ra một hướng mới đưa thi ca từ thời cận đại trờ về vớ
thời kì hiện tại. Mở đầu là sự tranh luận giữa thơ mới và thơ cũ. Đại biểu của
phái cũ cho rằng Thơ mới không phải là thơ ca chân chính, thiếu những quy
tắc ổn định. Nhưng rồi cái mới đã thắng cái cũ nhất là trên thi đàn xuất hiện
12
những tài năng mới: Thế Lữ với Nhớ rừng, Tiếng sáo thiên thai hay Cây đàn
muôn điệu đã chinh phục được người đọc. Và tiếp theo là những sáng tác của
Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… đã tạo nên sự thắng thế
hoàn toàn cho Thơ mới.
Thơ mới là thơ ca tìm đến sự giải phóng bản ngã, giải phóng cá nhân.
Trong nhiều thế kỉ, thơ ca ít nói tới cái tôi cá thể. Các nhà thơ bị ràng buộc
trong những quy tắc chung ít dám khẳng định bản sắc của mình mà bản chất
thơ ca là sự bộc lộ cảm xúc riêng tư trước cuộc đời. Có thể nói phong trào
Thơ mới đã góp phần giải phóng cái tôi, đây là một hiện tượng mang ý nghĩa
xã hội rộng rãi. Các nhà Thơ mới đã tìm cách tự khẳng định và tạo cho mình
một thế giới tinh thần riêng. Có nhà thơ bộc lộ nhiều trăn trở, những đau khổ
trước cuộc đời như Huy Cận, Chế Lan Viên; có nhà thơ nói lên niềm khao
khát được sống, được hưởng hạnh phúc, được giao cảm với đời và đặc biệt là
tình yêu đôi lứa như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…
Thơ mới đánh dấu bước chuyển mình của thơ Việt thoát khỏi cái bóng
lớn của thơ Đường luật Trung Hoa đã trùm lên suốt mấy nghìn năm. Suốt
những năm tháng trước đó, thơ Đường luật đã biến thơ thành những bức tranh
ngôn từ nằm trong một thế giới tĩnh lặng, thảng hoặc mới có tiếng nói và

giọng điệu con người. Thơ mới xuất hiện và xây dựng chúng theo nguyên tắc
khác. Nó đưa tiếng nói, giọng điệu, hơi thở con người vào thơ, lấy lời nói với
bao nhiêu tiếng gọi lời thưa, tiếng giãi bày làm vật liệu tạo thành thế giới thơ.
Đọc Thơ mới ta cũng thấy có hoạ, có trăng, nhưng chủ yếu là nghe tiếng nói
con người. Nói một cách dễ hiểu, cái mà Thơ mới yêu và say không khác gì
thơ cũ, chỉ có “cách” yêu là khác mà thôi. Hình thức đó làm cho không gian
câu thơ, bài thơ thay đổi, nó không gò bó và đông cứng như thơ luật mà tự do
và phóng khoáng vô cùng. Với nhãn quan ngôn ngữ đó hình thức thể loại
cũng thay đổi theo.
13
Với những yếu tố trên, có thể nói rằng, Thơ mới 1932 – 1945 là một
bước chuyển mình mạnh mẽ của thơ ca Việt Nam về cả nội dung lẫn hình
thức.
1.2.2. Phân tâm học – cách tiếp cận mới mẻ của thi sĩ Thơ mới
Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, cùng với cuộc xâm lược của
thực dân Pháp, những nhân tố mới của chủ nghĩa tư bản phương Tây, của nền
văn minh phương Tây nói chung, đã dần xâm nhập và ảnh hưởng đến xã hội
Việt Nam. Từ đó, quá trình hiện đại hoá văn học trong nước diễn ra rất rầm
rộ. Các trào lưu mỹ học, triết học phương Tây hiện đại xâm nhập vào Việt
Nam qua các cầu văn hoá Pháp đã được các nghệ sĩ tiếp thu, vận dụng nhằm
đem lại hơi thở mới cho nền văn học nước nhà, trong đó có Phân tâm học. Lý
thuyết Phân tâm học nói riêng và các trào lưu tư tưởng học thuật trên thế giới
nói chung bao giờ cũng tương hợp với tầm đón đợi của người tiếp nhận trong
từng thời đại khác nhau. Lúc này, các nhà thơ mới, với tâm hồn trẻ trung, sức
tiếp thu và sáng tạo mạnh mẽ đã nhanh chóng “bắt” lấy học thuyết Phân tâm
học và vận dụng nó trong sáng tác của mình. Bởi lẽ họ nhận ra được mối quan
hệ sâu sắc giữa Phân tâm học và văn học, đó là cả hai đều cùng khám phá
những bí ẩn sâu xa về con người.
Thơ ca viết theo quan điểm Phân tâm học nói riêng và văn chương viết
theo quan điểm Phâm tâm học nói chung là “thứ văn chương đích thực nhằm

khám phá những tầng sâu trong tâm thức con người mà bản năng tính dực là
một trong những vấn đề như thế’’ [2, tr.194]. Đồng thời, nó cũng mở đường
đi vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của nhà văn, khám phá những điều khó nói
và thường bị che dấu bởi những vùng mờ nhận thức. Trong quá trình tiếp xúc
với phương Tây, đặc biệt là Pháp, cái tôi cá nhân thực sự được thống soái trên
văn đàn thì những khao khát bản năngvà sự giải toả dồn nén được thể hiện rất
rõ qua những tác phẩm xuất hiện yếu tố dục tính. Trong Thơ mới ta thấy
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Bích Khê hay Vũ Hoàng Chương… thì
trong sáng tác của họ, ít nhiều có chứa đựng yếu tố Phân tâm học. Họ đều vận
14
dụng một số phạm trù và luận điểm cơ bản trong Phân tâm học như vấn đề vô
thức, tính dục, dự phóng trong sáng tạo… để giải mã những ẩn ức và dồn nén
trong tâm lý nhân vật trữ tình cũng như tâm lý sáng tạo của người nghệ sĩ.
Tình yêu vốn là thứ tình cảm riêng tư nhất thể hiện rõ tính chất đời tư
của con người. Nếu như trước đây tình yêu là đề tài bị cấm đoán, thậm chí xa
xôi và lạ lẫm trong thơ ca. Nhưng với sự thể hiện các phức cảm của Phân tâm
học, tình yêu trong thơ hiện lên một cách trần tục và gần gũi với đời sống con
người. Với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Hoàng Cầm… ta có thể bắt gặp trong
thơ họ một tình yêu thần tuý, với một bản tình ca bất hủ. Ngợi ca tình yêu và
khao khát được tắm mình trong hương vị mê đắm của tình yêu. Đối với họ,
tình yêu là vô vàn cung bậc cảm xúc, bước vào thơ là cả một khu vườn tình
yêu đầy hương sắc:
Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em.
Tương tư chiều – Xuân Diệu
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…
Vì sao – Xuân Diệu

Ngoài đề tài tình yêu, Thơ mới còn quan tâm đến con người bản năng.
Đó là sự thể hiện của những khát khao thầm kín nơi con người. Có có thể là
niềm khát khao cháy bỏng về một tình yêu như Hàn Mặc Tử (Đôi ta, Dấu
tích, Lưu luyến…), khát khao vươn tới cái vĩnh hằng luôn thường trực trong
tâm thức như Bích Khê (Lên kim tinh, Châu I, II…), hay đơn giản là khát
khao có một tình yêu lứa đôi hạnh phúc đúng với bản chất từ trong sâu thẳm
như Xuân Diệu (Tình trai, Nhị hồ, Tặng bạn bây giờ)…
Bên cạnh việc khai thác về đề tài tình yêu và con người bản năng, Phân
tâm học còn giúp thơ ca đi sâu vào tâm thức lý giải những cô đơn và ám ảnh
thường trực. Kết hợp với lối thơ tự do và tư duy phóng khoáng trong Thơ
mới, tác giả tha hồ để tâm thức mình bay bổng. Nghĩa là họ có quyền tự do để
coi mình là tiên, là ma, là gì cũng được: “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ
15
đẹp có muôn hình muôn thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ/ Và mượn cây
đàn ngàn phím tôi ca” (Cây đàn muôn điệu – Thế Lữ).
Cũng có thể đó là cách nhìn đời như cơn ác mộng, đầy cô độc của một
kẻ mang tâm trạng lạc loài như Đinh Hùng. Hoặc sự ám ảnh về cái chết, cõi
chết và sự đau đớn như Hàn Mặc Tử (Hồn là ai, Rướm máu, Phan Thiết!
Phan Thiết! ) và Vũ Hoàng Chương (Chết nửa vời, Tình liêu trai)…
Mặt khác, Phân tâm học còn giúp nhà thơ đào sâu bản ngã và chạm vào
thế giới tâm linh vô thức của chính mình. Và tâm linh nói theo cách dễ hiểu
chính là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Nếu tìm
hiểu về Thơ mới, ta không khó để bắt gặp trong thơ những hình ảnh và câu
chữ nhắc nhớ tới đức tin thiêng liêng cao cả, hoặc cõi Niết Bàn mộng tưởng ở
trong tâm thức mỗi nhà thơ. Với Hàn Mặc Tử, niềm tin vào Đạo là một sự
cứu rỗi. Đối với Bích Khê, thế giới tâm linh là thế giới của tâm trạng, ngập
tràn nhiều màu sắc và gương mặt, có thể chói loá, có thể đen tối, có thể sợ hãi,
nhưng nhất thiết phải đẹp, và quả thực với ông nó mang vẻ đẹp quái dị và
khác lạ. Thế giới tâm linh ngày càng được mở ra qua nhãn quan của các thi sĩ
trước những gì đang tồn tại trong cuộc sống, bằng chứng cho điều này, đó là

sự xuất hiện của những motif giấc mơ, giấc ngủ, đêm… Đây chính là cánh
cửa đễ dẫn đến thế giới tâm linh vô thức.
Dưới góc nhìn của Phân tâm học, các nhà Thơ mới đã tạo nên sự phong
phú về mặt đề tài, đã làm cho thi ca một màu sắc rực rỡ. Và trên hết, nó giúp
cho mỗi nhà thơ có cái nhìn mới mẻ hơn trong việc khám phá bản ngã, tâm
thức con người và chính bản thân mình.
16
1.3. Hiệu ứng từ sự vận dụng sáng tạo trong Thơ mới
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người
Từ xưa đến nay, ở bất cứ thời đại nào con người luôn luôn là vấn đề trung
tâm của văn học. Thơ mới 1932-1945 nói riêng đã cho chúng ta những hình ảnh
về con người trong quan hệ tình yêu, trong trạng thái mộng mơ, buồn sầu, cô đơn.
Bên cạnh đó, bằng cách tiếp cận từ những lý thuyết mới mẻ, đặc biệt là lý thuyết
Phân tâm học, các tác giả thơ mới đã chú trọng khắc hoạ hình ảnh con người trong
tiềm thức và con người bản năng. Cũng từ đó, quan niệm nghệ thuật về con người
trong thời kỳ này hình thành và có những điểm đáng chú ý sau.
Con người trong Thơ mới là con người bản năng, và trong đó cái tôi (Ego) là
cái chiếm ưu thế nhiều nhất. Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách rõ rệt. Các
nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất không lặp
lại. Người ta đã nói nhiều đến sự hiện diện và vai trò đặc biệt quan trọng của cái
tôi - cái bản ngã cá nhân đối với quá trình hình thành, chiếm lĩnh và thắng thế của
thơ ca lãng mạn 1932 - 1945 trên thi đàn dân tộc. Con người trong Thơ mới bộc lộ
mơ ước và khát khao được giao cảm với đời, khát khao yêu và được yêu, khát
khao được giao cảm, khát khao được công nhận, đựơc vươn tới cái vĩnh hằng, đôi
khi niềm khát khao đó trở thành ham muốn cháy bỏng.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Vội vàng – Xuân Diệu
Chén trăng vừa tầm với
Chàng ơi, vàng ròng đây
Kề môi say ân ái…
Nhàu nhàu đệm rêu xanh,
Ngũ Hành Sơn (tiền) – Bích Khê
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi, cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân
Thời gian – Hàn Mặc Tử
17
Và cái tôi đó là cái tôi cô đơn, cô đơn định mệnh, cô đơn bản thể. Cái cô
đơn như tiểu vũ trụ đơn độc giữa vũ trụ hoang liêu:
Tôi như chiếc thuyền hư, không bến đỗ;
Tôi là một con chim không tổ,
Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi,
Nhặt nụ cười của thiên hạ, than ôi,
Để tự nhủ: “ta được yêu đấy chứ”.
Dối trá – Xuân Diệu
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ,
Cuối thu – Hàn Mặc Tử
Con người trong thơ mới là con người của vũ trụ. Một trong những đặc
điểm của văn hoá phương Đông là coi con người như một bộ phận của thế
giới “Thiên, Địa, Nhân”, con người là một “tiểu vũ trụ”. Điều này thể hiện
trong văn chương thành con người tương thông, tương cảm với thiên nhiên.
Từ đó sản sinh ra một đặc điểm nghệ thuật của thơ ca, đặc biệt là thơ ca Dân
gian và thơ ca Trung đại: dùng thiên nhiên làm thứ “ngôn ngữ thứ hai” để
miêu tả và diễn đạt các trạng thái tình cảm của con người. Đặc điểm này được

tiếp nối và cách tân bởi Thơ mới. Con người trong Thơ mới hoà nhập với
thiên nhiên, tác động bởi thiên nhiên bằng tâm trạng của chính mình.
-Tiếng mùa thu ta lắng đã quen tai!
Nhưng gió tắt mà sao còn động cỏ,
Hoa lung lay, vật vã nắm hương tàn?
Bạc tình – Vũ Hoàng Chương
Trời từ bi cảm động ứa sương mờ,
Sai gió lại lay hông trong kẽ lá
Trăng choáng váng với hoa tàn cùng ngả
Anh đoán chừng cơn ấy em ngất đi.
Hãy nhập hồn em – Hàn Mặc Tử
Con người trong Thơ mới còn là con người trong tiềm thức. Xã hội thời
đại mới đã cấp cho con người một cái nhìn mới về thế giới xung quanh, về
bản thân. Con người trong Thơ mới khao khát khám phá bản thân, họ hay tự
hỏi “Ta là ai?”, “Tôi là ai?”. Họ nhìn sâu vào bản thể mình, tâm hồn mình và
có những khám phá lí giải tinh vi. Có thể nói thêm rằng Hàn Mặc Tử là một
18
trong những người đầu tiên trong lịch sử thơ ca Việt Nam khám phá trạng thái
vô thức của con người. Nói cách khác trạng thái vô thức là một trong những
đối tượng thơ ca của Hàn Mặc Tử.
Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Mỗi lời thơ đều dính não cân ta
Bao nét chữ quay cuồng trong máu vọt
Như mê man chết điếng cả làn da
Rướm máu – Hàn Mặc Tử
Mây bay mờ thấp lối đông sang,
Hồn lạnh tương tư nẻo gió vàng.
Hương cúc mong manh tà áo lụa.
Tình thu dài mãi chút dư vang
Buồn đêm đông – Vũ Hoàng Chương

Thơ bay về tắm mát suối âm ty
Xác tôi chết lạnh trôi đi
Lấy ai siêu độ từ bi;
Hồn xiêu hồn đến quy y bên nàng!
Thơ bay – Bích Khê
Ngoài ra, trong Thơ mới, ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh lạ
lẫm, những từ ngữ vừa mang tính tượng hình, vừa gợi tả. Như Hàn Mặc Tử
với: thèm thuồng, hớp, uống, mửa ra hồn, ọc ra trăng… Xuân Diệu với: cắn,
thâu, riết, ôm… Bích Khê với: chôn, mộ, huyết, xương sọ, địa ngục… Hay
với Đinh Hùng là những thần chết, cõi âm, lạc loài, cô độc… Đó là những
hình ảnh, từ ngữ cho ta thấy được tính chất trần tục và thoát tục trong tâm
hồn, mặt khác đồng thời nó giống như là sự giải thoát những ẩn ức, tâm trạng
hoặc nỗi đau đè nặng trong lòng người thi sĩ.
Như vậy, có thể nói con người trong Thơ mới là tổng hoà của một cái tôi
cá nhân có ý thức, con người của vũ trụ nhưng lại mang tâm trạng cô đơn lạc
lõng với thế giới thực tại. Vậy nên con người đó tìm thấy chính mình trong
tiềm thức, đôi khi là trong vô thức, để rồi mang trong mình những ước mơ
không có thực. Nhưng nhìn theo một phương diện khác, việc sống trong vô
thức và trở về với bản ngã của chính mình lại giúp các nhà thơ giải phóng
những ẩn ức đè nén trong tâm hồn.
1.3.2. Tư duy nghệ thuật thơ
19
Là một sản phẩm của nền văn minh hiện đại toàn cầu, Thơ mới với tính
chất ưu việt không thể nghi ngờ được của nó, nó đã khiến cho “thơ cũ” phải
cáo chung, phải rút lui khỏi vũ đài của lịch sử hiện đại, chỉ tồn tại với tính
cách là “tinh hoa của quá khứ”.
Đề tài của Thơ mới hết sức rộng lớn. Nếu mục tiêu cơ bản của thơ cũ là
“ngôn chí” thì mục tiêu trước hết của Thơ mới chính là là “ngôn mĩ”. Nghĩa là
chú trọng khai thác phản ánh cái hay, cái đẹp, cái lạ của thế giới khách quan,
cũng như thế giới bên trong của nhà thơ, miễn là gây được cảm xúc, ấn tượng

mạnh và thú vị cho người đọc.
Ta thích đứng lặng trên bờ ao
Lắng nghe trong bụi tiếng thì thào
Của hai luồng gió đang vương vấn,
Mà tiếng lòng ta cũng dạt dào.
Mơ – Hàn Mặc Tử
Trong Thơ mới, cái “chí” bị đẩy xuống hàng thứ yếu, hầu như không thể
hiện, nhường chỗ cho những tình cảm, những cảm nhận, phát hiện thú vị và
những trăn trở suy tư của nhà thơ được thể hiện triệt để. Thơ mới vươn tới
trình độ không chỉ mô tả cái “hiện thực thứ nhất” (hiện thực nguyên bản) mà
còn đặc biệt chú trọng mô tả cái “hiện thực thứ hai” chỉ có trong tâm tưởng
lãng mạn của nhà thơ, ở tầng cao hơn hiện thực thứ nhất, do hiện thực thứ
nhất thăng hoa mà tạo thành.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Tiếng thu – Lưu trọng Lư
Sự sáng tạo ra cái “thế giới thứ hai” ấy là thành tựu, là điều kì diệu của
Thơ mới. Chúng ta có thể tìm thấy hàng trăm bài “thơ mới” có ma lực gây ra
những ám ảnh như vậy: Tì bà (Bích Khê), Chân quê (Nguyễn Bính), Điêu tàn
20
(Chế Lan Viên), Phương xa (Vũ Hoàng Chương), Những giọt lệ (Hàn Mặc
Tử), Chiều (Hồ DZếnh), Tình sầu (Huyền Kiêu), Ông đồ (Vũ Đình Liên),
Nắng mới (Lưu Trọng Lư), Mùa đông (Nam Trân), Bến Mi Lăng (Yến Lan)…

Thơ mới cũng có những tiến bộ đáng kể về phương diện cấu trúc. Hầu
hết đều có cấu trúc gọn gàng mạch lạc, tiết kiệm lời, tất cả các chi tiết đều tập
trung xoáy vào một chủ đề nhất định nhằm tạo ra một ấn tượng sâu sắc. Thay
thế cho kiểu cấu trúc “dàn nội dung theo chiều dài trang giấy” (chẳng hạn
Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, Hầu trời của Tản Đà…), kiểu cấu
trúc mới gồm những vòng tròn đồng tâm (cấu trúc thái dương hệ): mỗi chi tiết
(thường là một khổ thơ) đều châu tuần xung quanh chủ đề để làm nổi bật chủ
đề. Đó chính là kiểu cấu trúc hiện đại nhất, đặc biệt thích hợp cho thơ trữ tình
hoặc thơ triết lí. Chỉ riêng trong chủng loại thơ tự sự, các tác giả mới sử dụng
tới kiểu cấu trúc dàn theo chiều dài (ví dụ bài Chùa Hương của Nguyễn
Nhược Pháp).
Ngôn ngữ của Thơ mới có những tiến bộ vượt bậc. Các điển cố và từ
ngữ ước lệ hoàn toàn bị loại bỏ. Tất cả những ưu việt của tiếng Việt (trong
sáng, đẹp đẽ, tinh tế, biểu cảm, uyển chuyển và duyên dáng, hóm hỉnh, giàu
tính tượng hình và tượng thanh, nhiều nhạc tính, và mới lạ, táo bạo…) đều
được các nhà thơ chú ý khai thác triệt để khiến thơ đạt được cả hai yêu cầu
“tân kì” và “hay”:
Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi…
Ô kià bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử
Trời cao trêu nhử chén xanh êm;
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm.
Nên lúc môi ta kề miệng thắm,
Trời ơi, ta muốn uống hồn em!
Vô biên – Xuân Diệu
Trong khi tiếp tục sử dụng các thể thơ truyền thống như lục bát, song
thất lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn…, Thơ mới định hình được một thể thơ đặc
21

trưng: thể thơ 8 chữ. Ngoài ra một đột phá của Thơ mới là sự xuất hiện của
thể thơ hoàn toàn tự do, số từ ngữ trong mỗi câu không hạn định, miễn là khi
đọc lên vẫn thấy có hiệu quả về nhạc điệu (hay vần điệu): “Lá bàng/ Như lá
vàng/ Rụng./ Ô! đìu hiu/ Cảnh chiều/ Đông!/ Ruộng ngập: mênh mông/ Nước
phẳng./ Cò bay, yên lặng/ Quanh đồng.” (Mùa đông – Nam Trân).
Nhiều bài Thơ mới đạt đỉnh cao của nghệ thuật, trở thành kiệt tác. Thành
tựu đáng kể của Thơ mới là trong khi vẫn mang đầy đủ bản sắc đặc trưng của
thơ dân tộc, được tất cả mọi người Việt Nam chấp nhận, lại đồng thời bắt kịp
và hội nhập được với nền thơ chung của thế giới hiện đại, nghĩa là mang tính
quốc tế. Tất cả các thế hệ nhà thơ sau Thơ mới đều kế thừa những thành tựu
và tinh hoa của Thơ mới. Cho đến đầu thế kỉ XXI này, mặc dù thơ Việt Nam
có thêm những sáng tạo, đổi mới ở từng khía cạnh nhưng tuy nhiên vẫn không
vượt hẳn được ra ngoài “bầu trời” của Thơ mới.
Sự hiện diện của Thơ mới trong nửa đầu thế kỉ XX là một thành tựu rực
rỡ của nền thi ca Việt Nam. Thơ mới là hiện tượng hiếm thấy chỉ xảy ra trong
thời điểm có sự giao lưu của hai nền văn hóa Đông – Tây, thuộc vào diện
những hiện tượng đột phá mà lịch sử nhiều khi phải vận động hàng nhiều thế
kỉ mới xuất hiện một lần.
22
Chương 2. PHÂN TÂM HỌC TRONG THƠ MỚI 1932-1945 NHÌN TỪ
BÌNH DIỆN NỘI DUNG
2.1. Nhìn từ đề tài, chủ đề
2.1.1. Đề tài tình yêu
Tình yêu là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng, nó thường đem lại nhiều
xúc cảm lẫn kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời mỗi con người. Tình yêu được
xem là đề tài muôn thuở, đã khơi nguồn và in đậm dấu vết của mình trong văn
học qua nhiều thời đại khác nhau. Với sự tiếp nhận và ảnh hưởng của lý
thuyết Phân tâm học, đề tài tình yêu trong giai đoạn 1932 - 1945 đã tạo nên
những đổi mới trong sáng tác của nhiều tác giả. Qua dấu ấn Phân tâm học với
những phức cảm và phức điệu của tâm hồn mỗi nhân vật trữ tình, thi sĩ đã bộc

lộ đầy đủ những trạng thái tình cảm của một con người khi yêu, từ yêu thương
cho tới giận hờn hay đau đớn, từ khao khát cho đến thoả mãn, khoái cảm (tình
yêu, tình dục), hay từ những giấc mơ vô thức cho đến những động thái có tính
bản ngã, bản năng một cách chân thật và kỳ diệu nhất.
Có thể nói, bước vào Thơ mới là bước vào một khu vườn tình yêu đầy
hương và sắc, đầy đủ mọi âm thanh và xúc cảm. Nhà thơ sinh ra như để nói
về tình yêu. Thậm chí, như với Xuân Diệu – “ông hoàng thơ tình” – tình yêu
đã được nâng lên thành một triết lý sống: “Làm sao sống được mà không yêu/
Không nhớ, không thương một kẻ nào?” (Bài thơ tuổi nhỏ). Thấm đẫm trong
từng vần thơ của ông là những khao khát và thiết tha với cuộc đời, với con
người và với tình yêu. Ý thức rõ được quy luật muôn đời của tạo hoá và cái
guồng quay bất tận tàn nhẫn của thời gian, thế nên Xuân Diệu đã sống và yêu
một cách say đắm và mãnh liệt đồng thời trân trọng từng phút giây ngập đắm
trong men tình: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le lói
suốt trăm năm” (Giục giã). Lấy tình yêu để gửi gắm lòng yêu đời và khát
vọng rực rỡ của tuổi thanh xuân, Xuân Diệu mang trong mình nỗi ước ao
được tận hưởng mọi hương vị và vẻ đẹp của cuộc sống trần thế. Bằng cách
đó, ông đã lập nên triết lý hưởng thụ tình yêu của riêng mình: “Mau lên chứ,
23
vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non sắp già rồi.” (Vội vàng), “Cô hãy là
nơi mấy khóm dừa/ Dầm chân trong nước, đứng say sưa,/ Để tôi là kẻ qua sa
mạc/ Tạm lánh hè gay, - thế cũng vừa” (Vì sao).
Đối với Xuân Diệu, tình yêu như một nguồn nước mát lành làm nguôi đi
cơn khát tình dài dằng dặc của thi nhân. Trong quan niệm của ông, tình yêu
còn là sự hoà nhập của cả tâm hồn lẫn thể xác để đem tới sự thăng hoa vô
thường.
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,
Sóng mắt, lời môi, nhiều thật nhiều!
Vô biên
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!

Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy cuốn riết đôi vai!
Xa cách
Thế nhưng, ở trong tâm hồn yêu luôn cháy bỏng ngọn lửa khao khát
ấy, luôn thảng thốt và đau đáu bởi một tình yêu không được đáp trả. Dẫu
vậy, cánh tay vẫn đón lấy dù biết đó chỉ là lòng thương hại hoặc sự phụ bạc
muộn màng.
Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp
Em chẳng cứu giùm, em bỏ mặc…
Cũng xa như những bờ xa cách,
Không có thuyền qua, không cánh bay
Bên ấy bên này
Tôi vẫn biết rằng tôi chẳng xứng người

Lòng cô đơn hơn một đứa mồ côi,
Nhặt nụ cười của thiên hạ, than ôi,
Để tự nhủ: “ta được yêu đấy chứ”
Dối trá
Để rồi trong tâm thức ông luôn ám ảnh một nỗi sợ mơ hồ về lưng chừng
của hạnh phúc và về sự xa cách. Bởi “cho rất nhiều, song nhận chẳng bao
nhiêu” vì “người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết”. Ngay cả khi hai trái tim yêu
đang gần kề, đối với thi nhân “thế vẫn còn xa lắm”, vì “em là em, anh vẫn cứ
là anh” của “hai vũ trụ chứa đầy bí mật”.
Còn trong thơ Hàn Mặc Tử, tình yêu lại được cảm nhận theo cách khác.
Thảng hoặc, ta bắt gặp trong thơ Hàn một cõi trời tình ái đẹp đẽ và du dương,
24
thế nhưng nó lại không tồn tại được lâu. Tình yêu đối với Hàn Mặc Tử như
sợi dây trói, đôi khi khiến ông tê cứng trong đê mê, đôi khi lại khiến thân thể
ông đau đớn và rướm máu. Ta biết thi nhân có năm mối tình trong cuộc đời,
và thi ca chính là nơi ghi dấu những mối tình ấy. Thế nhưng thơ tình của ông

lại là thơ tình tuyệt vọng, là tiếng kêu tự đáy lòng, lời thơ dính máu, hồn và cả
nước mắt của thi sĩ. Thế giới thi ca của Hàn Mặc Tử luôn bị ám ảnh bởi ba
biểu tượng: trăng, hồn và máu; và “trăng” có lẽ là biểu tượng tình yêu trong
thơ Hàn Mặc Tử.
Bước vào tình yêu (mối tình đầu với Hoàng Cúc), cung lòng chàng thi sĩ
cảm nhận được sự ngọt ngào, rộn ràng đầy xao xuyến: “Tôi không muốn gặp
người tôi yêu/ Có lẽ vì tôi mắc cỡ nhiều/ Sắc đẹp nõn nà hay quyến luyến/
Làm tôi hoa mắt nói không đều” (Tôi không muốn gặp). Rồi mối tình đầu dở
dang vô vọng, khiến chàng thi sĩ hụt hẫng chơi vơi, thế nhưng nỗi đau thật sự
chỉ đến với Hàn Mặc Tử khi mối tình thứ hai (Mộng Cầm) sang ngang, đó
cũng là thời gian Hàn phải sống cách ly bởi căn bệnh nan y quái ác. Đất trời
quanh chàng như sụt lở, thân xác đoạ đày và đau đớn như chết nửa con người,
tinh thần chàng cứ thế bị giam hãm trong cô đơn: “Nghệ hỡi Nghệ muôn năm
sầu thảm/ Nhớ thương còn một nắm xương thôi!/ Thân tàn ma dại đi rồi/ Rầu
rầu nước mắt bời bời ruột gan” (Muôn năm sầu thảm).
Bởi thế nên trong thơ tình của Hàn Mặc Tử ta thấy được một nỗi khát
khao đến cháy bỏng một sự giao cảm với đời, ham muốn đến tột cùng một
tình yêu, và cuối cùng là sự vật vã trong tuyệt vọng. Và Hàn đem tất cả những
ẩn ức đó vào trong từng câu thơ, bằng sự rạo rực của bản năng và bằng sự
cảm nhận gợi mở vào từng hình tượng. Đầu tiên là những ước vọng thầm kín
bản năng, cùng với tình yêu và xúc cảm về mối tình đầu, sau đó dần hình
thành nên một nỗi khát khao, và nhà thơ dự phóng những rạo rực ấy ra ngoài
vũ trụ. Bằng cách nào đó, cái nhìn của thi nhân mang theo cái vuốt ve, mơn
trớn và yêu đương với tất cả các tạo vật: “Điện Hàm Dương mai hoa còn rớt
ngọc,/ Xiêm nghê nàng ven vén để hương lay,” (Đàn ngọc), “Trăng nằm song
25

×