Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện hương khê – tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.38 KB, 27 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản
xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội
đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học- kỹ thuật…Sự phát
triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói cách
khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện nay,
phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần rất
quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và
phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hoàn
toàn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở
nhiều nơi phụ nữ vẫn còn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà
nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội
chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ nữ là
thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được khẳng định
trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ mới cao hơn
trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong
trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một trong những
mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính toàn cầu,
trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bộ văn hoá, thể thao và du lịch Việt
Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của ngành năm 2008, đó là: tình
trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già, phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối
công luận ( theo báo thể thao hàng ngày số ra ngày 25/12/2008).
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn
đề vô cùng quan trọng không những đối với xẫ hội mà nó còn là vấn đề bức xúc
trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở huyện Hương Khê nói riêng.
1
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và
phát triển. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng


nhất là phải thấy được vị trí, vai trò của gia đình và có những biện pháp hữu
hiệu để ngăn chặn những yếu tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia
đình. Trong đó bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng
mà chủ nghĩa xã hội cần quan tâm nghiên cứu.
Đặc biệt ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề
này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắc phục triệt để tận
gốc rễ sâu xa của nó. Phải đi vào nghiên cứu thực trạng ở từng cơ sở, địa
phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Hương Khê là một huyện miền núi, hiện nay đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ở đây ngày càng được nâng cao nhưng mặt bằng dân trí
vẫn còn thấp và phát triển không đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến,
nhất là tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải
chịu thiệt thòi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình
trạng bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong
huyện Hương Khê.
Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Tình trạng bạo lực gia đình
đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Bạo lực gia đình dối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới
và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội.Vì thế, nó đã thu hút
được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình bắt đầu được quan tâm nghiên
cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ
sở giới tổ chức ở Bali năm 1993 và hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ
chức tại Bắc Kinh năm 1995, “bạo lực gia đình” đã được khẳng định là một
2
chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển.
Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các

nghiên cứu về bạo lực gia đình ở Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác
nhau về các hành vi bạo lực trong gia đình. Trong đó hầu hết các nghiên cứu
đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác nhau như
ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành thể xác
(Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức thân thể
(Bùi Thu Hằng, 2001). Bên cạnh các tác giả này cũng đề cập đến các hành vi
bạo lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục. Ngoài ra, nghiên cứu của
Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực gia đình thành
hai loại là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được…Nhìn
chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của bạo lực trên cơ sở
giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới.
Cuốn “Bạo lực gia đình – một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Qúy –
Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên
cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những
nguyên nhân và hậu quả của bạo lưc gia đình và đặc biệt là công tác phòng
chống bạo lực gia đình – những bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh – Nguyễn
Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần
nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng
thời dành hẳn một chương để đưa ra nhưng quan niệm chung nhất về bạo lực
gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực.
Ngoài ra, còn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí
thông tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá vấn
đề bình đẳng giới và bạo lự gia đình đối với phụ nữ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã
tiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên tác giả nhận
3
thấy ở mỗi công trình trên vẫn còn một số vấn đề chưa đề cập đến hoặc đề cập
chưa sâu, đặc biệt là khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.

Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào với đề tài
này, tác giả chọn đề tài này vì muốn chỉ ra thực trạng bạo lực gia đình ở
Hương Khê để từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp để khắc phục và góp
phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở những quan điểm lý
luận về vấn đề giải phóng phụ nữ để làm rõ thực trạng bạo lực trong gia đình
đối với phụ nữ huyện Hương Khê và đề ra phương hướng cũng như giải pháp
nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình nhằm giải
phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ đáp ứng sự nghiệp giải phóng phụ
nữ ở huyện Hương khê.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là trình bày hệ
thống cơ sở lý luận về vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ; làm rõ thực
trạng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên địa bàn huyện Hương
Khê trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, đề xuất những phương hướng và
phân tích những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ
nữ tiến tới bình đẳng nam nữ, xoá bỏ tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong
gia đình ở huyện Hương Khê, góp phần vào công cuộc phòng chống bạo lực
gia đình trong cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Hương Khê – tỉnh Hà tĩnh
4
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài thì chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:

- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế
- Phương pháp phỏng vấn
- Tổng hợp, thu thập số liệu và tài liệu liên quan
Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ sử dụng linh hoạt các phương
pháp nghiên cứu khác mang tính hỗ trợ.
6. Đóng góp của đề tài
- Đề tài sau khi nghiên cứu thành công sẽ bổ sung thêm vào hệ thống
lý luận về “tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê”.
- Giúp cho chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện và đầy đủ và
áp dụng vào thực tế.
- Làm tài liệu tham khảo cho những sinh viên quan tâm đến vấn đề bạo
lực gia đình.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có
cấu trúc gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn
huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tỉnh
Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lưc gia
đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh
5
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là khái niệm biểu đạt sự đối xử như nhau của xã hội
giữa nam và nữ ; là trạng thái xã hội trong đó phụ nữ và nam giới có vị trí như
nhau, có các cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình. Luật
bình đẳng giới (2007) có viết ‘Bình đẳng giới là việc nam nữ, có vị trí vai trò
ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội như nhau để phát huy năng lực của

mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau
về để phát triển đầy đủ về thành quả của sự phát triển đó ’.
Nếu bình đẳng giới là sự ngang bằng về nghĩa vụ và quyền lợi thì bất
bình đẳng là sự không ngang bằng về nghĩa vụ và quyền lợi. Chúng ta có thể
hiểu bất bình đẳng giới là sự phân biệt không ngang bằng trong đối xử, hưởng
thụ, trong kiểm soát và ra quyết định giữa nam và nữ …
Bất bình đẳng giới có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, nó xuất hiện ngay
trong xã hội loài người. Hiện tượng này, bắt đầu từ sự chuyển đổi từ chế độ
mẫu hệ sang chế độ phụ quyền trên phạm vi toàn cầu, sau khi xác lập quyền
tư hữu. Sự bất bình đẳng bắt đầu từ những mối quan hệ ruột thịt trong gia
đình, nên nó diễn ra có vẻ dễ dàng và hầu như không gặp sự phản kháng nào
từ phía nữ giới.
Có thể thấy, những quan điểm về vấn đề bình đẳng giới này, trước biến
đổi hằng ngày, hằng giờ của nền kinh tế thị trường mang tính toàn cầu hóa nó
được thể hiện khác nhau ở từng quốc gia, dân tộc cũng như giữa các tỉnh
thành trong một đất nước.
1.1.2. Bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các
thành viên trong một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và
6
chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với
nhau giữ cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột thịt với nhau hoặc giữa
mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm hành vi này. Nạn
nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng. Bạo
lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu
nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp.
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó không chỉ gây hậu
quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ và còn với cả trẻ em, gia đình,
toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người.

1.2. Các dạng bạo lực gia đình
1.2.1. Bạo lực gia đình về thể chất
Bạo lực gia đình là loại bạo lực nhìn thấy được như : tát, đấm, cấu, véo,
kéo tóc, bóp cổ, xô đẩy, dùng roi, vọt, đe dọa hoặc tấn công bằng vũ khí hoặc
bằng vật khác, thậm chí có tính hành hung và gây thương tích cho các nạn
nhân. Đây là hình thức bạo lực chủ yếu do dùng sức mạnh của cơ bắp để dạy
bảo các thành viên trong gia đình.
1.2.2. Bạo lực gia đình về tinh thần
Bạo lực về tình thần là bạo lực không nhìn thấy, diễn ra một cách âm
thầm, chủ yếu dùng ngôn ngữ thậm tệ để chiết dạy, dày vò tinh thần (đây là
loại hình thức bạo lực gây ra sự sa sút nghiêm trọng về tinh thần trong chị em
phụ nữ, đây được coi là hình thức bạo lực tinh vi nhất hiện nay). Bao gồm các
hành vi lăng mạ hoặc hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự,
nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây
hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong
quan hệ gia đình ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa
anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi
gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiên bộ.
7
1.1.3. Bạo lực gia đình về kinh tế
Bạo lực kinh tế bao gồm chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi
cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản
chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên lao động quá sức,
đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành
viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
1.1.4. Bạo lực gia đình về tình dục
Bạo lực gia đình về tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình
dục, đánh đập để bắt quan hệ tình dục, sờ vào chỗ kín mà không được cho
phép, dùng những lời tục tĩu, thô bạo để bắt người khác quan hệ tình dục với

người khác, từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi
quan hệ tình dục.
Ở việt nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo
động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia
đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, tinh
thần, bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội
nghiêm trọng. Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn cao, không
chỉ ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ở những
gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn
mà còn có cả những đôi vợ chồng chung sống cùng nhau hàng chục năm.
1.3. Tình hình bạo lực gia đình ở nước ta
Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt
Nam năm 2010 cho thấy, có 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải
hứng chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác
trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết rằng họ
đã từng trải nghiệm bạo lực tình dục trong đời và 4% trong vòng 12 tháng trở
lại đây; 54% phụ nữ cho biết đã phải hứng chịu bạo lực tinh thần trong đời và
25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong thời gian gần đây. Tỷ lệ bị bạo lực
về kinh tế trong đời đối với phụ nữ đã kết hôn là 9%.
8
Từ báo cáo của các tỉnh, thành phố cũng như qua các phương tiện
thông tin cho thấy bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả
nước. Và phụ nữ, trẻ em gái là những đối tượng chính phải chịu đựng. Bạo
lực đối với phụ nữ là một vấn đề mang tính toàn cầu, dẫn đến sự suy giảm về
sức khỏe, thiệt hại về tài sản, mất mát về thu nhập và đổ vỡ gia đình…
Bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ của các tổ chức trên thế giới,
thực trạng bạo hành phụ nữ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, với mọi đối tượng và để
lại những tổn thương vô cùng nặng nề. Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới công bố
năm 2013 cho biết, trong số 3 phụ nữ trên thế giới thì có 1 người là nạn nhân
của bạo hành gia đình, đa số là phụ nữ ở châu Á và Trung Đông.

Còn ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Liên hiệp
quốc đã đưa ra con số đáng báo động: có đến 58% phụ nữ Việt Nam cho biết
mình đã từng là nạn nhân của ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo hành trong đời
sống vợ chồng là bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Và có tới khoảng
một nửa số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ
phải chịu đựng…
9
Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
trên địa bàn huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh
2.1. Khái quát về địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, huyện Hương Khê -
tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Hương Khê là một huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh;
Phía Bắc giáp các huyện Can Lộc, Vũ Quang; phía Nam giáp huyện Tuyên
Hoá, tỉnh Quảng Bình; Phía Đông giáp các huyện Kỳ anh, Cẩm Xuyên, Thạch
Hà; Phía Tây giáp nước bạn Lào (với gần 60km đường biên giới). Diện tích tự
nhiên 127.809,09 ha, trong đó đất lâm nghiệp 93.077,86 ha (chiếm 72,8%
tổng diện tích), đất nông nghiệp 13.933,82 ha (chiếm 10,9% diện tích tự
nhiên).
- Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa
từ 9 đến tháng 2 năm sau; lượng mưa bình quân từ 2000-2400mm/năm.
- Toàn huyện có 21 xã và 1 Thị trấn huyện lỵ; dân số gần 11 vạn
người, trong đó có 51.400 lao động (lao động nông nghiệp 36.800 người);
đồng bào theo đạo thiên chúa giáo chiếm 27%; có 4 bản dân tộc, với 200 hộ,
790 nhân khẩu. Ngoài các đặc điểm nêu trên Hương Khê còn có một số tiềm
năng lợi thế: Về quỹ đất để phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp dồi dào;
cây ăn quả phong phú, có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Phúc Trạch; cam Khe
mây, có giá trị kinh tế xuất khẩu cao.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
- Nền kinh tế Hương khê chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra có

các loại cây lương thực như: Ngô(bắp),Chè, Cam, Chanh, Bưởi.Về cây công
nghiệp có: Thông, Cao su, Keo lá tràm, Gió (Trầm Hương). Về chăn nuôi có:
Trâu, bò, lợn, gà. Khai thác lâm sản: Các loại gỗ quý như Lim, Dối, Táu tất
nhiên hiện nay đã rơi vào tình trạng cạn kiệt do nạn khai thác tràn lan.
10
- Đặc sản của Hương Khê có bưởi Phúc Trạch, chè xanh Hương Trà,
sắn Động Cửa (xã Hương Thủy), cá chép (sông Ngàn Sâu), cá tràu (tức cá
quả) Đập Trạng (xã Hương Thủy), cá mương (xã Hương Thủy) cá mát, mật
ong rừng, mật mía, ruốc, gỗ quý,
- Là một huyện miền núi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, cuộc sống
người dân còn nghèo, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin còn hạn chế, mặt bằng dân trí con thấp và phát triển không đều. Vì
vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân biệt nam nữ.
- Bên cạnh đó, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết
quả quan trọng; các vấn đề bức xúc của xã hội được tập trung giải quyết.
- Giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển toàn diện, các ngành
học phát triển nhanh về quy mô trường lớp, học sinh; cuộc vận động “hai
không” với 4 nội dung được triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Chương trình xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm được đẩy mạnh và
đạt kết quả cao.
- Ngoài ra tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, trật tự an
toàn xã hội được bảo đảm, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của huyện. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được thể
hiện toàn diện trên các mặt; công tác nắm tình hình, công tác tham mưu, đẩy
mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ma
túy…Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế tiếp tục được củng cố, tăng cường và
mở rộng.
- Như vậy, ta có thể thấy Hương Khê là một tỉnh miền núi có nền kinh

tế tăng trưởng khá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo điều kiện cho sự
phát triển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng cũng
góp phần dần đưa Hương Khê thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và rút
ngắn khoảng cách với những huyện phát triển hơn, tạo lập các yếu tố cơ bản
11
làm tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên bên cạnh những
thành tựu đã đạt được, ở Hương Khê mặt bằng dân trí vẫn còn thấp và phát
triển không đều. Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng phân
biệt nam nữ.
- Vì vậy, mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc
cách mạng to lớn thì phụ nữ Hương Khê, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vẫn
chịu thiệt thòi về mọi mặt, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực gia
đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong toàn huyện.
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn huyện
Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng một bộ phận
phụ nữ trẻ em trở thành nạn nhân của các hành vi ngược đãi, do chính người
chồng gây ra. Cũng như các vấn đề các vấn đề xã hội khác, nó chịu tác động
của những thay đổi về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. Mặc dù đã có sự
ngăn chặn khá kiên quyết của pháp luật, chính quyền, các đoàn thể nhưng
thực tế tại cộng đồng dân cư, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể sống
một cách hoàn toàn êm ấp hạnh phúc. Bạo lực gia đình khi lén lút, lúc công
khai, đã và đang phá vỡ hạnh phúc của một số gia đình, nhất là các cặp vợ
chồng trẻ. Vì vậy chúng ta cần phải đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ
hoàn toàn các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Thực trạng bạo lực gia đình của toàn huyện ngày càng gia tăng với con
số đáng lo ngại. Thực trạng ngày càng phổ biến khắp các cơ sở địa phương
trong toàn huyện, chiếm tỉ lệ lớn trong các vụ án về hôn nhân gia đình. Theo

thống kê của tòa án nhân dân trong 50 vụ ly hôn năm 2009 thì có đến 45 vụ ly
hôn do bạo lực gia đình gây ra với các nguyên nhân: rượu chè, ngoại tình, cờ
bạc…
12
Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa với những gia
đình trình độ học vấn thấp mà còn ở thị trấn, những gia đình có học vấn cao,
có địa vị xã hội. Ngay tại địa bàn thị trấn của huyện năm 2010 có 10 vụ án
hôn nhân gia đình thì có đến 7 vụ án do bạo lực gia đình gây ra. Đây chưa
phải là con số phản ánh thực tế vì còn nhiều trường hợp các nạn nhân che
giấu, âm thầm chịu đựng; một số bị đánh đập quá mức thì chỉ đến tâm sự với
cán bộ cơ sở, không muốn công khai.
Theo nghiên cứu mới nhất của huyện: các cuộc thảo luận nhóm, phỏng
vấn sâu cho thấy phần lớn người dân đều không có nhận thức rõ ràng về bạo
lực gia đình, khái niệm bạo lực gia đình chưa nghe nói đến hoặc ở mức độ rất
mơ hồ. Theo kết quả khảo sát phiếu điều tra hộ gia đình, có tới 63,3% số
người được hỏi chưa bao giờ nghe nói tới bạo lực gia đình và 36,7% đã được
nghe nói nhưng hiểu biết rất mơ hồ.
Thông thường, người phụ nữ khi bị đánh đập, chửi bới sẽ cam chịu, chờ
đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, không muốn làm to chuyện vì quan niệm
xấu chàng hổ ai…Chỉ có những trường hợp nào nghiêm trọng đến tính mạng
thì lúc đó, chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mình phải chịu. Theo như lời kể
của lãnh đạo huyện Hương Khê; một năm có 6, 7 vụ đánh vợ nghiêm trọng
còn đấm tát thì nhiều. Có ông nhốt vợ trong buồng khóa cửa không cho ra
ngoài, có trường hợp vợ bi đánh nhưng không nói ra đến khi bị phát hiện thì
mới nói.
Chẳng hạn như trường hợp của chị Phan Thị H xã Hương Xuân là một
người hiền lành chăm chỉ hết lòng vì chồng con. Chồng chị là anh Nguyễn
Văn P lại là người hay uống rượu và rất hay say xỉn, mỗi lần như thế anh
thường hay mắng chửi đánh đập vợ mình. Mặc dù vậy chị H vẫn cắn răng
chịu đựng, thế nhưng chị càng nhịn thì chồng chị càng lấn tới và gần đây chị

đã bị chồng chị đánh trọng thương phải vào viện điều trị dù thế nhưng vì
thương con nên chị không thể ly hôn.
13
Cách mạng tháng tám đã thành công được 65 năm, ở khắp nơi, người ta
hô hào về bình đẳng giới, trong từng điều kiện cụ thể, cuộc đấu tranh đòi
quyền bình đẳng nam nữ được tiến hành mạnh mẽ trên các lĩnh vực luật pháp,
gia đình và xã hội. Điều đó đã làm biến đổi về căn bản vị trí, quyền lợi của
người phụ nữ so với trước đây.
Tuy nhiên cuộc đấu tranh cũng có khó khăn của nó, đặc biệt Hương Khê là
một huyện miền núi có trình độ dân trí thấp, ảnh hưởng nặng nề của tàn dư, hủ tục
lạc hậu. Vì những lý do đó, chúng ta có thể giải thích được vì sao Hương Khê vẫn
tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ ”, thậm chí ở nơi vùng sâu, vùng xa có xu
hướng phục hồi và phát triển. Chính tư tưởng này đã tạo ra một thứ bạo lực vô
cùng ghê gớm, nó khiến cho họ không bị đánh đập về thể xác thì cũng bị đầy đọa
về tinh thần, không bị mắng chửi nhưng vẫn phải lao động cực nhọc và phục tùng
như một nô lệ. Ngày nay, trong khi có nhiều người chồng đã yêu thương, chia sẻ
với vợ gánh nặng gia đình, thì vẫn còn không ít những người chồng thờ ơ trút toàn
bộ trách nhiệm gia đình lên đầu vợ. Từ việc lao động, kiếm sống, đến việc quản
lý, thu vén các công việc trong gia đình như cơm nước, giặt giũ, chăm sóc người
già, giáo dục con cái…Trong khi người vợ tất bật từ sang đến tối thì những ông
vua này lại nhởn nhơ, nhàn nhã bên các chiếu bạc hoặc giải sầu với rượu. Điều
đáng lưu ý là ở nhiều làng xã, những chồng kiểu này vẫn được ủng hộ, thậm chí
cả chính giới phụ nữ. Như trường hợp của bà Trần Thị V, 50 tuổi khi được hỏi về
bạo lực gia đình đã luôn miệng nói về sự hiền lành của người chồng và khẳng
định mình chưa hề bị đánh bao giờ, cuộc sống vợ chồng bà êm ấm, bà vẫn được
quyết định việc quan trọng trong nhà. Nhưng bà lúc nào cũng phàn nàn về một
sức ép vô hình đã buộc bà phải lao động cật lực suốt đời.
Thực trạng bạo lực gia đình được nêu trên rất nguy hiểm, vì nó vắt cạn
kiệt tâm hồn, trí tuệ của người phụ nữ, nó sẽ mãi đẩy người phụ nữ vào sự
cách biệt với nam giới trong lao động, trong hưởng thụ những giá trị văn hóa.

Thực trạng này, vô hình chung đã tạo cho người chồng một thói quen gia
trưởng, ích kỷ và hưởng thụ.
14
2.2.2. Công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên địa bàn
Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Hương Khê nói riêng luôn xứng
đáng với các danh hiệu mà đảng và Bác Hồ trao tặng trong các giai đoạn lịch
sử của đất nước. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tổng bí
thư Nông Đức Mạnh thay mặt Ban chấp hành Trung ương đảng trao tặng phụ
nữ Việt Nam danh hiệu: “Năng động, sáng tạo, trung thực, đảm đang”.
Phụ nữ Hương Khê với 49,8% dân số, là lực lượng chủ yếu trong lao
động nông nghiệp và nhiều nghành như: tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông
sản, thực phẩm, y tế…Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, phụ nữ
Hương Khê đã phát huy truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam: “
Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” .
Khẳng định vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng, Đảng, Chính phủ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban nhân dân
tỉnh đã tặng thưởng huân chương, bằng khen cho các tập thể và cá nhân có
thành tích xuất sắc.
Bên cạnh những thành tích trên, phụ nữ Hương Khê vẫn phải đối diện
với rất nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến tình trạng bất bình đẳng giới và
bạo lực gia đình xảy ra ở nhiều nơi. Đứng trước tình hình này, Huyện cũng đề
ra và thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Công
tác này đã đạt được những kết quả sau:
Các cấp ủy Đảng giữ vững vai trò lãnh đạo trong việc tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm vì bình đẳng giới
trong gia đình. Thường xuyên chỉ đạo các hoạt động của chính quyền các cấp
Hội phụ nữ, tạo điều kiện để hội thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Các chính quyền cơ sở, cơ quan chức năng luôn làm tốt công tác phổ
biến pháp luật, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Bên cạnh đó, các đoàn thể

nhân dân và các tổ chức xã hội cũng thường xuyên phối hợp với phụ nữ tổ
15
chức bồi dưỡng, tuyên truyền vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong
trào hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Đặc biệt đã xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, hoàn thiện hệ thống mở
rộng mạng lưới cơ sở, trợ giúp nạn nhân từ mạng lưới đến cơ sở.
Hội liên hiệp phụ nữ: trong những năm qua hội đã chỉ đạo các cấp hội
coi trong việc giáo dục truyền thống gia đình Việt Nam, hằng năm tổ chức
cho cán bộ, hội viên đăng ký và bình xét gia đình bốn chuẩn mực thực hiện
hiệu quả sáu nhiệm vụ trọng tâm của các phong trào: “tích cực học tập, lao
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “giỏi việc nước đảm việc
nhà”; “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư”. Vận
động chị em thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của người phụ nữ trong gia
đình, nhằm tránh những mâu thuẫn, xô xát xảy ra, ảnh hưởng tới sức khỏa của
chị em, tới mỗi gia đình và cộng đồng…
2.3. Nguyên nhân, hậu quả của tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ
trên địa bàn huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh
2.3.1. Nguyên nhân
Có thể nói, khó khăn lớn nhất đối với việc tìm hiểu những nguyên nhân
của bạo lực gia đình là ở chỗ, bạo lực gia đình là hệ quả của sự tổng hợp một
loạt các yếu tố, các chiều tác động khác nhau, từ điều kiện kinh tế - xã hội
khách quan đến nhận thức chủ quan của con người, từ những nhân tố về văn
hóa, gia đình đến những nhân tố về đạo đức và định hướng giá trị. Bởi vậy,
qua nghiên cứu tài liệu và tổng kết thực tiễn, thì việc phân định các nguyên
nhân dưới đây chỉ mang tính chất tương đối.
Nguyên nhân về kinh tế xã hội
- Đấu tranh bình đẳng nói chung, trong đó đấu tranh chống bạo lực
trong gia đình đối với phụ nữ là một mục tiêu lớn không chỉ riêng Hương Sơn
mà còn mục tiêu chung của Việt Nam, bình đẳng trên nhiều mặt, trong đó có
bình đẳng về kinh tế xã hội.

16
- Mục tiêu này phù hợp với quan điểm về nền văn minh và phát triển
bền vững hiện nay trên thế giới. Từ nhận thức này thì đã có nhiều quốc gia đã
có những nỗ lực lớn để lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách và chương
trình kinh tế - xã hội.
- Nhờ vậy sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động và mức độ
tự chủ trong hoạt động kinh tế của phụ nữ ngày càng tăng. Mặc dù có nhiều
thuận lợi như vậy song không vì thế mà con đường tiến tới bình đẳng, không
còn bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Hương Khê lại ngắn và đơn giản.
- Như vậy, chính sức mạnh kinh tế làm yếu tố nền tảng của đời sống
xã hội, lực lượng nào chiếm lĩnh và chi phối nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế
thì làm chủ, và do vậy để duy trì chế độ nam quyền, phụ quyền thì bất bình
đẳng cũng bắt đầu xuất hiện giữa nam và nữ trong gia đình và cả ngoài xã hội.
- Đa số chị em phụ nữ thường có thu nhập thấp hơn chồng, phụ thuộc
kinh tế vào người chồng. Chính vì vậy tiếng nói của chị em có ít trọng lượng,
và thường không có vai trò quyết định. Đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa
dẫn đến bất bình đẳng nói chung.
- Hiện nay nền kinh tế thị trường ngoài những mặt tích cực, nó còn gây
ra những bất lợi lớn cho phụ nữ khi bước vào nền kinh tế thị trường là do vấn
đề việc làm, do trình độ học thức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới dẫn
đến thất nghiệp, tỷ lệ chung là 8,4% trong đó phụ nữ chiếm hơn một nửa. Phụ
nữ Hương Khê đa phần là buôn bán nhỏ, nội trợ và làm nông nghiệp là chính,
do vậy thời gian lao động quá cao chiếm 14 – 15 tiếng/ngày, trong khi người
chồng chỉ khoảng 8 – 10 tiếng/ngày. Điều này khiến cho phụ nữ có rất ít thời
gian nghỉ ngơi, học tập và hưởng thụ văn hóa, hạn chế sự nhận thức về các
hình thức bao lực gia đình.
Nguyên nhân trình độ nhận thức
- Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến tình trạng
bạo lực gia đình hiện nay là do trình độ nhận thức còn hạn chế.
17

- Bạo lực gia đình còn chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng trong xã hội,
là sự không bằng nhau về địa vị - quyền lực trong mối quan hệ giữa hai giới
nam nữ. Vẫn còn tồn tại.
- Những quan niệm không đúng về vai trò, vị trí của người phụ nữ
trong gia đình, tư tưởng trọng nam khinh nữ, chưa phải đã hết trong một bộ
phận thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Nếu trong xã hội phong kiến bạo
lực tinh thần là chủ yếu, thì ngày nay dường như lại thể hiện nhiều ở dạng bạo
lực thể xác. Không hiếm trường hợp sinh con một bề là con gái đã bị mẹ
chồng, chị em chồng hắt hủi, coi thường và ép đẻ bằng được con trai mới thôi.
- Với phụ nữ, tư tưởng trọng nam còn thể hiện sự tự ti, mặc cảm về
thân phận, cam chịu trước nam giới.
- Như vậy, có thể nói, thói quen phong tục tập quán như một bộ luật
không thành văn hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của con người và xã hội. Ở
Hương Khê định kiến về trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào đầu óc con người
và hiện nay vẫn có ảnh hưởng khá phổ biến, đặc biệt trong gia đình.
Tâm lí tự ti mặc cảm của bản thân phụ nữ
- Thực tế nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, trên cương vị
người vợ người mẹ đã không có một phản ứng gì ngoài việc chịu đựng những
trận đòn. Họ không dám đấu tranh với chồng, lại càng không dám chủ động
việc ly dị vì sợ sẽ mất của cải, danh dự và cả con cái. Một trong những
nguyên nhân lớn nhất đó là tình mẫu tử. Mặc dù bị đánh đập nhưng phần lớn
những người vợ thường không muốn phá vỡ gia đình vì họ không chịu nổi
cảnh ly tán và phải sống xa con mình, chính vì điều này làm cho họ trở thành
người mẹ vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối và thái độ nhu nhược của phụ nữ càng
kích thích cho bạo lực gia đình phát triển.
- Nhìn chung tất cả những nguyên nhân trên làm cho tình trạng bạo lực
đối với phụ nữ trong gia đình ở Hương Khê ngày càng tăng và quá trình
phòng chống bạo lực gia đình ở đây diễn ra còn chậm, tất cả những nguyên
nhân đó chỉ mang tính chất tương đối, hy vọng đây là những căn cứ quan
18

trọng để chúng ta vạch ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu để góp
phần tiến tới giải phóng phụ nữ, chống bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.
2.3.2. Hậu quả
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn
Hương Khê và hậu quả của nó để lại rất lớn
- Ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của phụ nữ
- Ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và sự bền vững gia đình
- Ảnh hưởng đến sự phát triển tiến bộ xã hội
- Bạo lực gia đình đã tác động đến người phụ nữ trên mọi khía cạnh
của cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về thể chất, tinh thần.
Trên thực tế, bạo lực gia đình không chỉ gây ra những đau đớn về thể xác và
tinh thần mà còn cướp đi sinh mạng của bao nhiêu người. Theo nghiên cứu
quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010: Hơn 60% phụ nữ đã
từng bị chồng bạo lực cho rằng họ đã bị ảnh hưởng tới sức khỏe ví dụ như: Bị
những vết cào cấu, trầy da, bầm tím (chiếm 88,9%), bị rách màng nhĩ, tổn
thương ở mắt (chiếm 12,9%) và 7,3 % bị thương tích do các vết cắt sâu hoặc
các vết thương dài và sâu. Những hình thức bạo lực thô bạo như: kéo tóc, bóp
cổ tuy không để lại những vết thương sâu như những hành vi khác nhưng
gây ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe tâm thần của người bị bạo lực gây mắc các
bệnh như tim mạch, mất hoặc suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.
- Bên cạnh đó, phụ nữ bị bạo lực thường xuyên còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến khả năng sinh sản. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường
xuyên bị bạo lực có nguy cơ xảy thai, thai chết lưu cao hơn so với phụ nữ không
bị bạo lực. Thậm chí, phụ nữ bị bạo lực tình dục họ không ý thức được nguy cơ
lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi sống trong môi
trường bạo lực. Có những phụ nữ ý thức được nguy cơ lây nhiễm bệnh tật nhưng
họ không có khả năng thuyết phục thực hiện tình dục an toàn do vậy nguy cơ
nhiễm HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ tăng cao.
19

- Bạo lực gia đình gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lý, tình
cảm từ đó tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và các hoạt động kinh tế
vì nhiều trường hợp phụ nữ phải nghỉ công việc của mình do xấu hổ, chấn
thương và đau ốm.
- Trẻ em lớn lên trong gia đình có bạo lực cũng chịu những tác động
tiêu cực do bạo lực gia đình gây ra, ví dụ như buồn bã, rối loạn tâm lý, thiếu
động cơ học tập, tách mình ra khỏi bạn bè, ít nói, nếu tình trạng đó kéo dài có
thể dẫn đến mắc bệnh trầm cảm. Nhiều trường hợp người mẹ quá mệt mỏi,
sức khỏe giảm sút không đủ điều kiện chăm sóc cho con, hay bị đuổi khỏi nhà
khiến những đứa trẻ không được chăm sóc đầy đủ cũng làm cho chúng bị suy
dinh dưỡng, vệ sinh kém, cơ thể yếu là điều kiện để vi khẩn xâm nhập và mắc
nhiều loại bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Nghiêm trọng hơn, khi trẻ em trực tiếp chứng kiến cảnh bảo lực ngay
trong gia đình, chúng có thể sao chép những hành vi của bố, mẹ từ đó hình
thành nên những thói xấu, thậm trí cha mẹ không thể giáo dục con cái khi
chúng trưởng thành.
- Bạo lực gia đình ở những phạm vi, mức độ khác nhau không chỉ gây
hậu quả nặng nề về sức khỏe, tâm lý của phụ nữ và những thành viên trong
gia đình, đặc biệt là trẻ em mà còn là những hành vi vi phạm pháp luật.
20
Chương 3: Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực
gia đình đối với phụ nữ ở huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vấn đề gia đình và đang thu hút sự
quan tâm đặc biệt của xã hội. Nghiên cứu phát hiện, nhận thức đầy đủ nguyên
nhân của những vấn dề đó được coi là tiền đề quan trọng đặc biệt đối với việc
đề ra và luận chứng cho các quan điểm chỉ đạo, phương hướng và các giải
pháp tác động nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nhằm nâng
cao vai trò người phụ nữ đối với gia đình và xã hội.
3.1. Phương hướng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với phụ nữ
- Trong những năm qua, phong trào phụ nữ và công tác thực hiện bình

đẳng giới ở Hương Khê đã đạt nhiều kết quả tích cực. Để đảm bảo thực hiện
được bình đẳng giới thực sự trong các gia đình Việt Nam nói chung và gia
đình Hương Khê nói riêng, dựa trên cơ sở định hướng phát triển của Trung
ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong 5 năm tới, thực hiện chiến lược
quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2015, đại hội phụ nữ
nhiệm kỳ 2011 – 2015 và ban vì tiến bộ của phụ nữ Hương Khê đã đề ra
phương hướng, mục tiêu sau:
- Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu
tình hình mới, xây dựng người phụ nữ Hương Khê có sức khỏe, tri thức, kỹ
năng, nghề nghiệp, năng động, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.
- Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật
pháp, chính sách về bình đẳng giới.
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
- Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấp, bình đẳng tiến bộ.
- Mở rộng quan hệ quốc tế về bình đẳng, phát triển và hòa bình.
3.2. Những giải pháp và kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ở huyện Hương Khê hiện nay
3.2.1. Giải pháp
Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực
gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình và bạo lực
21
gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về
truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, công tác
thông tin - giáo dục - truyền thông về bạo lực gia đình qua tivi, đài, báo, tạp chí,
các tờ rơi, tờ gấp, loa truyền thanh, tuyên truyền của cán bộ Đảng, chính quyền,
các ban ngành, đoàn thể, các cộng tác viên dân số, qua các buổi hội họp cần tới
được tất cả các nhóm công dân, nhất là các gia đình nghèo.
- Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình
là sự bất bình đẳng giới, là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, phân biệt địa vị, vai
trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, vận động nam giới nói riêng và toàn

xã hội nói chung hiểu biết về quyền của phụ nữ, đồng thời phải nâng cao kiến
thức, nhận thức cho chị em để họ hiểu được quyền của mình để có ý thức tự bảo
vệ, nâng cao địa vị, vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
- Giáo dục pháp luật, các qui định của pháp luật về bảo đảm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em. Để pháp luật đi vào cuộc
sống phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những kiến thức pháp luật cơ bản
cho người dân, như Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh
dự”. Xây dựng quan hệ vợ chồng là quan hệ hôn nhân tự nguyện, bình đẳng,
“vợ chồng tôn trọng và gìn giữ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau Cấm
các hành vi ngược đãi, hành vi xúc phạm danh dự, uy tín của nhau”. Điều 21
Luật Hôn nhân và gia đình quy định các biện pháp ngăn chặn và xử lý những
hành vi bạo lực gia đình của chồng đối với vợ con hoặc ngược lại.
- Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực của người phụ nữ trong gia
đình và xã hội thông qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt, các lớp tập huấn
dành riêng cho chị em phụ nữ hoặc xây dựng các câu lạc bộ và các trung tâm
tư vấn về hôn nhân và gia đình cho chị em.
- Phát triển kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa, giáo dục để
nâng cao trình độ dân trí nói chung, nhất là trình độ dân trí cho chị em phụ nữ
khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong chương
trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của mỗi địa phương, cần có chính
sách ưu tiên các gia đình nghèo, khó khăn, tạo điều kiện cho chị em có công
22
ăn việc làm, có thu nhập để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã
hội. Đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình là một tiêu chí quan trọng để xem
xét việc công nhận gia đình văn hoá.
- Xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội
lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Yêu cầu này đòi hỏi vai trò của các tổ
chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cùng bàn bạc; tùy
theo đặc điểm, truyền thống văn hóa của từng địa phương phải xây dựng được

các quy chế, quy ước nhằm hạn chế những khác biệt, mâu thuẫn có thể bùng
nổ thành xung đột, cùng với các gia đình có ý thức xây đắp các chuẩn mực:
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững. Đối với mỗi hộ
gia đình thì vợ chồng phải biết cách ứng xử tế nhị, tôn trọng giúp đỡ nhau như
kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết chồng giận thì vợ bớt lời hay lời nói không
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, tạo không khí hoà thuận,
cùng có trách nhiệm chăm sóc nuôi dạy con cái. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội
là giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả nhất. Vì vậy đấu tranh
phòng, chống tệ nạn xã hội không chỉ tạo nên sự ổn định xã hội mà còn góp
phần vào việc phòng, chống bạo lực gia đình một cách có hiệu quả.
3.2.2. Kiến nghị
- Cần sớm ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình. Ngôn ngữ dùng
trong luật cần đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với người dân khi trình độ nhận
thức, trình dộ dân trí của một bộ phận người dân còn rất hạn chế.
- Cần soạn thảo các văn bản dưới luật để giúp người dân nhận thức rõ
ràng hơn về luật pháp. Đồng thời phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách
phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, để nâng cao nhận thức của đòng bào dân tộc về luật pháp.
- Xây dựng các mô hình gia đình văn hóa có sự tham gia của chính
người dân. Trong đó có nội dung về phòng chống bạo lực gia đình.
- Các cở quan thông tin, tuyên truyền cần nâng cao các hoạt động
truyền thông trực tiếp về luật pháp đối với người dân Hương Khê nhằm nâng
cao nhận thức luật pháp của người dân.
23
C. KẾT LUẬN
Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân loại đã
và đang phấn đấu. Ngày nay, thế giới đã có nhiều thay đổi vượt bậc, nhưng vấn
đề giới – vấn đề bình đẳng nam nữ ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các
nước có trình độ phát triển cao về kinh tế - xã hội vẫn chưa giải quyết được một
cách triệt để. Sự bất bình đẳng giới, xét về mặt lý thuyết có thể nghiêng về phía

nam hoặc nữ, nhưng trên thực tế những thiệt thòi vẫn thuộc về phụ nữ.
Phụ nữ thường đối mặt với sự phân biệt đối xử và hàng loạt rào cản về
kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội…Vì vậy, đấu tranh vì bình đẳng giới đã và
đang trở thành một phong trào rộng khắp trên phạm vi toàn thế giới cả về
phương diên lý thuyết lẫn phương diện thực tiễn.
Ở Việt Nam đã có những chủ trương chính sách bình đẳng, tạo điều
kiện cho phụ nữ phát triển tài năng. Tuy vậy, tình trạng bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ngày càng phổ biến và tăng nhanh, trình độ học vấn của người dân
thấp điều kiện kinh tế khó khăn…Do vây nhận thức của người dân về bạo lực
giới còn thấp. Đây là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng bạo
lực trong gia đình. Trước thực tế này đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải luôn quan
tâm, đầu tư thích đáng cho vấn đề này để giải thích đúng đắn và sâu sắc các
vấn đề của cuộc dấu tranh chống bạo lực gia đình – nam nữ bình đẳng, coi
đây là mục tiêu lâu dài,
Vì vậy tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong xã
hội về bình đẳng giới, về trách nhiệm mỗi giới trong việc phấn đấu xây dựng
một xã hội công bằng, tiến bộ; đồng thời tăng cường trách nhiệm của các
ngành, các cấp trong việc thực hiện đầy đủ yêu cầu của Chính phủ về những
nội dung đã ghi trong kế hoạch hành động vì quốc gia vì tiến bộ phụ nữ Việt
Nam là trách nhiệm của tất cả mọi người. Tất cả những nỗ lực này đều nhằm
mục đích tiến tới xây dựng đất nước Việt Nam không chỉ giàu mạnh, mà còn
là một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Vân Anh – Nguyễn Hữu Minh, Bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb
khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
[2]. Hội liên hiệp phụ nữ huyện Hương Khê, báo cáo kết quả công tác hội và
phong trào phụ nữ huyện Hương Khê năm 2010 – phương hướng nhiệm
vụ công tác 2011.
[3]. Đặng Thị Hoa – Phạm Thị Kim Oanh, Vấn đề bạo lực gia đình, ở vùng

dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam, tạp chí dân tọc học số
4/2008, tr 9-21,2008.
25

×