Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn kinh nghiệm tổ chức hoạt động thi đua học tập và rèn luyện hạnh kiểm trong lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.09 KB, 18 trang )

1

1/ Tên đề tài:
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THI ĐUA HỌC TẬP VÀ
RÈN LUYỆN HẠNH KIỂM TRONG LỚP CHỦ NHIỆM

2/ Đặt vấn đề:
a / Tầm quan trọng của vấn đề:
Như chúng ta đã biết, thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia
tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất
trong lao động sản xuất, công tác, học tập để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
của một tập thể. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cơng
trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Công tác thi đua và khen thưởng ln có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau đem đến hiệu quả chung là nâng cao năng suất lao động, cơng tác và
học tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng
là thu hoạch”. Để tổ chức tốt các phong trào thi đua, cần tuân thủ theo đúng
quy trình, các bước tiến hành như xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung,
thang bảng điểm, phát động, tuyên truyền, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, sơ
kết, tổng kết và tiến hành khen thưởng. Thi đua góp phần xây dựng những
nhân tố mới, những điển hình tiên tiến, cùng tập thể phấn đấu hoàn thành
những mục tiêu đã đề ra.


2

Đối với học sinh, thi đua cũng có ý nghĩa quan trọng như đã nêu trên.
Mục tiêu là để động viên các em hăng say học tập và rèn luyện hạnh kiểm,
thực hiện nhiệm vụ năm học.
b/ Thực trạng:


Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp tại các trường THCS,
tôi đều đề ra kế hoạch tổ chức thi đua, tổ chức đánh giá xếp loại hạnh kiểm
học sinh trên cơ sở các nội dung thi đua. Tuy nhiên, việc tổ chức thi đua để
đánh giá học sinh khá phức tạp, có nhiều vấn đề nảy sinh ngồi dự kiến chủ
quan của tơi.
c/ Lý do chọn đề tài: Vì vậy, từ những thành công và thất bại trong
nhiều năm, tôi đã rút kinh nghiệm và chọn đề tài “Tổ chức hoạt động thi đua
học tập và rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong lớp chủ nhiệm” để thực hiện.
d/ Thời gian và giới hạn nghiên cứu của đề tài:
-Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Xây dựng quy trình, nội dung, biện
pháp tổ chức thi đua và đánh giá xếp loại học sinh trong lớp chủ nhiệm.
- Thời gian thực hiện: từ đầu năm học 2009- 2010.
- Đối tượng được áp dụng đề tài: HS các lớp 9/6 của trường THCS
Dũng Sĩ Điện Ngọc năm học 2009 - 2010.
3/ Cơ sở lý luận:
Trong thư gửi thanh niên về thi đua ái quốc, ngày 01-8-1951, Bác Hồ
ân cần chỉ bảo: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi
người tiến bộ. Thi đua làm cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết chặt chẽ
để thi đua mãi...”. “Thi đua khơng nên thiên về một phía. Phải điều hòa 3


3

nhiệm vụ với nhau: gia tăng sản xuất, công việc hàng ngày và học tập
(chính trị, văn hóa, tình hình trong nước và thế giới).”
Trong Lời kêu gọi thi đua, ngày 01-8-1949, một lần nữa, Bác Hồ
nhấn mạnh tính liên tục của thi đua” “Tưởng lầm rằng thi đua chỉ nhất thời.
Thật ra thi đua là phải trường kỳ”.
Thi đua phải thiết thực, gắn với công việc hàng ngày của mỗi người,
đem lại lợi ích cho cá nhân, cho cộng đồng và cho đất nước. Cũng trên Lời

kêu gọi nói trên, Người viết: “Tưởng lầm rằng thi đua là một công việc khác
với những công việc làm hàng ngày. Thật ra, cơng việc hàng ngày chính là
nền tảng thi đua”.
Người cịn căn dặn: “Thi đua ái quốc phải có phương hướng đúng và
vững... Phải có kế hoạch tỉ mỉ. Kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng
gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm... Nội dung của
kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực”.
Người yêu cầu mọi phong trào thi đua yêu nước đều phải có sơ kết,
tổng kết, kịp thời biểu dương, nêu gương, khen thưởng. Những hình thức
khen thưởng đều có tác dụng động viên, khích lệ những người tham gia
phong trào. Trong Thư gửi thanh niên, ngày 01-8-1951, Người viết: “Sau
đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen
thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”.
Những lời dạy của Bác đã động viên tơi để tơi có cơ sở xây dựng kế
hoạch tổ chức thi đua.
4/ Cơ sở thực tiễn:


4

Những năm trước đây, ở các lớp chủ nhiệm đã qua, tơi đều có tổ chức các
hoạt động theo dõi thi đua, cũng có thiết lập hồ sơ theo dõi thi đua, nhưng
cũng chỉ ở mức độ đơn giản. Tôi cũng có ý học tập ở các thầy cơ khác nhưng
hầu như không thấy ai thực hiện tổ chức thi đua cho bài bản.
Chính vì thế, tơi phải xây dựng một kế hoạch tổ chức thật chu đáo, thiết
lập hồ sơ theo dõi kỹ càng, tập huấn cho học sinh thực hiện.
5 / Quá trình thực nghiệm giải pháp mới ( nội dung nghiên cứu)
Tơi xin trình bày cụ thể các bước thực hiện như sau:
5.1. Việc tổ chức theo dõi và xếp loại thi đua học sinh:
Cứ hai tuần, các tổ học sinh tiến hành xếp loại thi đua một lần( vào tuần

chẵn). Nội dung xếp loại từng học sinh bao gồm hai mặt: Tổng kết điểm học
tập đạt được trong hai tuần đã qua và đánh giá về mặt hạnh kiểm cũng như
các hoạt động khác trong hai tuần đó.
5.1.1* Cách tính điểm học tập: Nhiệm vụ chính của học sinh là học
tập thật tốt. Do đó, điểm học tập trong là cơ sở để đánh giá xếp loại học sinh.
Trong thời gian giữa 2 ký xếp loại, tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi và ghi
vào sổ của tổ số điểm mỗi học sinh đạt được qua các lần kiểm tra (KTM, KT
15 ph, KT 1 tiết). Đến ngày xếp loại, tổ trưởng cộng tất cả điểm và lấy điểm
trung bình cho mỗi học sinh.
Điểm trung bình về học tập được dùng để xếp loại theo quy ước sau:
- Từ 8.0 trở lên: xếp loại Tốt; Từ 6,5 đến 7,9: xếp loại khá; Từ 5,0 đến
6,4: xếp loại Trung bình; và dưới 5,0 xếp loại yếu.( Đây chỉ là quy ước
riêng, có tham khảo cách xếp loại của Bộ GDĐT nhưng có tính tương đối và
mang tính khích lệ vì khơng xếp loại kém)


5

5.1.2* Quy ước về xếp loại hạnh kiểm: Trên cơ sở xếp loại học tập,
nếu học sinh không vi phạm điều gì về mặt hạnh kiểm thì được “phiên
ngang” xếp loại hạnh kiểm tương ứng như sau:
Nếu có kết quả học tập từ trung bình trở lên thì được xếp hạnh kiểm loại
Tốt. Nếu có kết quả học tập dưới trung bình thì xếp hạnh kiểm loại khá.


6

5.1.3* Các quy ước về hạ bậc và nâng bậc hạnh kiểm:
- Trong thời gian giữa hai kỳ xếp loại, nếu học sinh có những hành vi tốt
( có tính đặc biệt) như xung phong nhận thực hiện những việc khó, có thành

tích cá nhân xuất sắc trong các cuộc thi của trường, có những hành động
nghĩa cử đẹp v ..v.. thì được nâng bậc hạnh kiểm.
- Trong thời gian giữa hai kỳ xếp loại, nếu học sinh có những hành vi vi
phạm các quy ước của lớp thì cứ vi phạm từ hai đến 3 nội dung( hoặc một
nội dung mà vi phạm 2 đến 3 lần) thì bị hạ một bậc hạnh kiểm. Nếu vi phạm
từ 4 nội dung( hoặc 4 lần/ 1 nội dung) thì bị hạ hai bậc hạnh kiểm.
- Các quy ước những điều học sinh không được vi phạm căn cứ trên Nội
quy của nhà trường. Những điều mà mỗi học sinh vi phạm được thể hiện qua
nội dung ghi trong sổ đầu bài của các giáo viên bộ môn, qua việc theo dõi
của tổ và qua việc ghi chép theo dõi của Đội Cờ Đỏ của trường.
Những Học sinh nào có vi phạm đều được các tổ trưởng cập nhật ghi vào
sổ để tiến hành xếp loại.
5.1.4. Thời gian tổ chức đánh giá thi đua:
Vào cuối ngày thứ sáu của tuần xếp loại, các tổ trưởng và tổ phó tổng hợp
điểm học tập và các nội dung học sinh có vi phạm hay không vi phạm nội
quy để tiến hành dự kiến xếp loại. ( Kết quả học tập và hạnh kiểm của ngày
Thứ Bảy được tính vào hai tuần sau đó).
Vào giờ sinh hoạt lớp( ngày Thứ Bảy), tổ trưởng thông qua kết quả xếp loại
cho tổ viên biết và điều chỉnh nếu có. Sau đó, sẽ báo cáo và nêu nhận xét
trước tập thể lớp để cả lớp có ý kiến. GVCN tổng hợp và nhận xét chung.
5.1.5. Sử dụng kết quả xếp loại thi đua:
Kết quả xếp loại thi đua hai tuần một lần như trên được sử dụng để xếp loịa
hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và thông báo cho phụ huynh biết hàng tháng.
5.2. Các biện pháp hỗ trợ cho việc đánh giá thi đua học sinh.


7

5.2.1. Phối hợp với Cha mẹ học sinh:
Trước khi tiến hành quy định về xếp loại thi đua, tôi tổ chức họp phụ

huynh học sinh đầu năm học và trình bày kế hoạch xếp loại thi đua cho phụ
huynh biết để phụ huynh nhắc nhở con em thực hiện. Tôi cũng nêu quy ước
là: Hàng tháng khoảng từ ngày 25 đến cuối tháng, tơi sẽ gởi “ Thơng báo
tình hình học tập và hạmh kiểm” của tất cả học sinh trong lớp đến mỗi phụ
huynh. Và yêu cầu: Hàng tháng, sau khi nhận được bản thơng báo tình hình,
PHHS xem và ký xác nhận đã xem. Những ngày kế tiếp, học sinh mang bản
thơng báo đã có chữ ký và ý kiến của PHHS giao lại cho tôi xem. Sau đó, tơi
gởi trả lại cho PH lưu giữ.
5.3.1. Biện pháp khen thưởng: Cuối mỗi tháng, tôi tổ chức cho lớp
tổng kết, đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm tháng qua. Trong các buổi
tổng kết này, tơi đều có mời Ban Giám hiệu và Đại diện Cha mẹ học sinh
lớp đến dự. Tùy theo tình hình kinh phí của Hội cha mẹ học sinh lớp mà Hội
có khen thưởng cho những học sinh xuất sắc nhất.
6/Kết quả nghiên cứu:
Nội dung cách làm này thể hiện những điểm mới sau đây:
6.1. Về việc tổ chức xếp loại thi đua:
- Học sinh thấy rõ mục tiêu cần đạt được trong mỗi tuần để được xếp
loại hạnh kiểm tốt. Vì thế, các em nỗ lực trong học tập để đạt số điểm cao, ít
nhất là khơng bị điểm yếu, kém, khơng thuộc bài. Học sinh cũng thấy được
cần tránh vi phạm nội quy để khỏi bị hạ bậc hạnh kiểm. Và nhất là các em
tích cực xung phong thực hiện các nhiệm vụ khó khăn của lớp để được biểu
dương hoặc nâng bậc hạnh kiểm.
- Việc đánh giá xếp loại thi đua đều có cơ sở và được các em tham
gia. Tơi (GVCN) xem xét để quyết định khi có những ý kiến trái chiều.


8

- Việc tổ chức xếp loại thi đua được tổ chức vào các tuần chẵn như vậy là
hợp lý ( Tuần nào cũng làm việc này sẽ gây căng thẳng cho HS). Cịn tiết

sinh hoạt vào các tuần lẻ, tơi tổ chức cho các em sinh hoạt vui chơi như thi
giải ơ chữ, thi tìm hiểu theo các chủ đề v ..v..
6.2. Việc thông báo kết quả học tập và hạnh kiểm hàng tháng đến
phụ huynh:
Đây là điểm mới nhất trong SKKN này của tôi. Cái mới thể hiện một
vài ý sau:
Một là, Thơng tin tình hình học tập và hạnh kiểm của học sinh hàng
tháng được thông tin kịp thời đến phụ huynh, giúp phụ huynh có biện pháp
hỗ trợ với GV trong việc giáo dục HS.
Hai là, Tất cả thông tin của lớp và của từng học sinh đều được tất cả
phụ huynh trong lớp đều biết, điều này có tác dụng khích lệ đối với những
phụ huynh có con em học tập tiến bộ và cũng có tác dụng khích lệ đối với
học sinh.
Ba là, Đối với những học sinh yếu hoặc chậm tiến bộ (cả hai mặt),
trong bản thông báo không nêu tên cụ thể nhưng phụ huynh những HS này
vẫn biết được con mình thuộc diện nào. Và những đều “ Thông báo riêng” là
những điều mà GVCN mong mỏi phụ huynh hợp tác một cách cụ thể. Điều
này thể hiện sự tế nhị và sự tơn trọng của GVCN đối với phụ huynh có con
em chưa ngoan, học chưa tốt. ( Có con em chưa ngoan, học chưa tốt đã là
điều đau khổ của phụ huynh rồi). Cách làm trên đây thể hiện quan điểm
“ Khen càng rộng càng tốt; chê càng hẹp càng tốt”.*


9

Việc làm của tôi trên đây được phụ huynh hoan nghênh và có tác
dụng trong việc phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường.
7/ Kết luận:
Việc thực hiện SKKN này đối với lớp 9/6 đã mang lại kết quả rất tốt.
Các năm học trước ( Lớp 7/6 và 8/6), tập thể học sinh lớp này nổi tiếng

quậy phá trong trường. Nhiều học sinh lười học. Nhiều em có những hành vi
vô lễ với thầy cô giáo.
Khi được phân công làm chủ nhiệm lớp 9/6 này ( lớp 8/6 năm học trước
lên), nhiều thầy cô tỏ ra ái ngại cho tơi vì gặp phải một lớp yếu kém về mọi
măt. Nhưng từ khi thực hiện SKKN này, tình hình lớp đã chuyển biến rất
tích cực. Hầu như tuần nào tập thể lớp cũng nhận được cờ thi đua nhất nhì
hoăc ba tổng kết hàng tuần. Các phong trào thi đua khác cũng được giải
thưởng như:
- Đội bóng chuyền nam và đội bóng đá nữ: giải tư tồn trường.
- Giải nhì tồn đồn Hội khỏe Phù Đổng cấp trường.
- Giải ba phong trào đạt điểm 9, 10 ngày 20/11.
- 2 giải thưởng tìm hiểu Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
- Giải nhất làm báo tập chào mừng 20/11.

Cuối Học kỳ I, lớp đạt

điểm thi đua cao nhất của trường. Cuối năm là lớp xuất sắc.
SKKN này của tơi là q trình tích lũy qua nhiều năm tổ chức thi đua
trong học sinh nhằm mục đích động viên các em thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. Vì thế, tơi nhận thấy đây là một kế hoạc tổ chức thi đua khá hoàn
chỉnh, đáp ứng được các yêu câu về cơ sở lý luận và thực tiễn.


10

Tôi ghi lại cách làm của tôi để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Và rất
mong nhận được sự góp ý từ các nhà quản lý và các thầy cô giáo.
8/ Đề nghị:
SKKN của tôi trên đây đã được áp dụng trong thực tế và đã thực sự mang
lại hiệu quả, làm xoay chuyển về mọi mặt từ một lớp yếu kém trở thành một

lớp tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng địi hỏi giáo viên phải chịu khó. Chính vì thế,
tơi kính đề nghị các cấp quản lý và q thầy cơ nghiên cứu và góp ý thêm.
Điện Ngọc, tháng 4 năm 2011.
Tác giả: TRẦN VĂN THỌ

9/ Phần phụ lục: Nội dung một bản thơng báo tình hình hang tháng gởi
đến phụ huynh học sinh:
GVCN lớp 9/6
Kính gởi phụ huynh em:… . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
THƠNG BÁO TÌNH HÌNH HỌC TẬP VÀ HẠNH KIỂM HỌC SINH LỚP
9/6
Thời gian từ ngày.15/ 9 / 2009 đến ngày

15 / 10 / 2009

I. Tình hình học tập:
1. HS có điểm trung bình các mơn đạt loại giỏi là: 10 HS/ 36; tỉ lệ
27,7% ; tăng 3 em so với tháng trước. Gồm có: Lạc; Phượng, Thạch; Trâm;
Thảo Vy, Thiện ,Bốn ; Vy Ngà, Nghiêm; Ngọc Quý.


11

2. HS có điểm trung bình các mơn đạt loại khá là: 13 HS /36; tỷ lệ
36,1 %; tăng 11% so với tháng trước. Gồm có: Quang; Mỹ Hằng; Quốc;
Sương; Minh Quý; Sáng; Công Lợi; Hồng Nhung; Luyện; Tiến ; Minh; Kim
Yến; Đặng Thị Trinh.
3. HS có điểm trung bình các mơn đạt loại trung bình là: 7 HS/ 36; tỉ
lệ 19,4%; giảm 11,1% so với tháng trước.
Gồm các em sau: Hiền Trang; Ngô T. Trinh; Tuyết Nga; Thắm;

Vương; Huỳnh T. Tâm; Ngọc.
4. Những HS cịn lại ( khơng nêu tên ở trên) có điểm trung bình các
mơn đạt loại yếu. ( Số lượng: 6 em/ 36; tỉ lệ 16,6%; giảm 8,4% so với tháng
trước)
5. GVCN đề nghị gia đình và tập thể lớp biểu dương sự nổ lực học tập
của các HS sau đây:
a. HS luôn giữ vững mức độ khá, giỏi ( nêu trên)
b. Những HS có tiến bộ về học tập trong tháng là các em: Vy
Ngà; Quốc; Minh Quý; Sáng; Công Lợi; Thắm; Nghiêm; Đ T Trinh;Vương;
Minh; K. Yến; Luyện; Thạch; Bốn.
II. Tình hình hạnh kiểm:
1. HS có những hành vi, việc làm tốt đáng biểu dương: Nghiêm;
Minh; Mai t Tâm; Huỳnh t Tâm; Vy Ngà;Hiền Trang; Văn Đại ( xung phong
tham gia thi Hội khỏe Phù Đổng) và các em cán sự lớp thực hiện tốt nhiệm
vụ như: em Trâm, Thiện; Phượng; Quang; Bốn; Thạch; Ngà; Hồng Nhung;
Ngọc; N.Quý.
2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
a. Hạnh kiểm Tốt : có 28 em; tỉ lệ 77,7%; tăng 16,6% so với
tháng trước.


12

b. Hạnh kiểm Khá gồm các em: Sáng; Văn Lợi; Nga; Minh;
Phú; Thịnh.(6em)
c. Hạnh kiểm TB gồm các em: Đại; Cơng Lợi.
d. Hạnh kiểm yếu : Khơng có HS yếu về hạnh kiểm( giảm 2
em)
III. Danh sách HS được khen thưởng:
1. Học sinh được thưởng “BẢNG DANH DỰ” gồm: Thảo Vy; Trâm;

Lạc;
Ngọc Quý; Thiện; Ngọc Phượng (6 em).
2. Học sinh được thưởng “BẢNG TUYÊN DƯƠNG” gồm: Quang;
Bốn; Kim Yến; Quốc; Sương; Hằng; Thạch; Ngà; Minh Quý; Thắm; Hồng
Nhung; Luyện; Huỳnh T Tâm; Đặng T Trinh; Phạm Văn Nghiêm; Nguyễn
Ngọc Vương; Tiến.
3. Thông báo riêng cho phụ huynh em:
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
Ý kiến của PHHS

Điện Ngọc, ngày 17 tháng 10 năm 2009
GVCN
TRẦN VĂN THỌ


13

10/ Tài liệu tham khảo:
STT Tên tác

Tài liệu

NXB

Năm xuất

Hồ ra lời


thành

kêu gọi thi

ủy TP

đua ái quốc

Hồ Chí

(11/6/1948-

Minh
Hồ Chí

11/6/2008)
Thư gởi

Minh

thanh niên

ngày

về thi đua
3

năm Bác


giáo

2

tham khảo
bản
Kỷ niệm 60 www.govap.hochiminhcity.gov.vn 2008

Tuyên

1

giả
Ban

23/8/1951

ái quốc
Nguyễn Bác Hồ nói
Xuyến

về thi đua
yêu nước

Báo Nhân Dân

Bản tin Y tế tỉnh Thừ Thiên- Huế

Số 22;


Số 6/2010


14

MỤC LỤC
1. Tên đề tài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 1.

2. Đặt vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 1

3. Cơ sở lý luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 2

4. Cơ sở thực tiễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 3

5. Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 3

6. Kết quả nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 5


7. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 6

8. Đề nghị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 6

9. Phụ lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 7

10. Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 9

11. Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 10

12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trang 11


15

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc


PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2010 – 2011
I. Đánh giá xếp loại SKKN của HĐKH trường THCS Dũng Sĩ Điện
Ngọc:
1. Tên đề tài: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.............................................................
2. Họ và tên tác giả: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Chức vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài
a/ Ưu điểm:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
..............................................................
... ..........................................................
..............................................................
..............................................................
.............................................................
..............................................
b/ Hạn
chế: :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.................................................. ...........
..............................................................
..............................................................
..............................................
5. Đánh giá xếp loại:


16

Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THCS Dũng
Sĩ Điện Ngọc thống nhất xếp loại: . . . . . . . . . . .
Người thẩm định


CT HĐKH Trường
( Ký tên; đóng dấu)


17

II. Đánh giá xếp loại SKKN của HĐKH Phòng GD và ĐT Điện Bàn:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD và ĐT
Điện Bàn thống nhất xếp loại: . . . . . . . . . . .

Người thẩm định

CT HĐKH Phòng GD_ĐT huyện
( Ký tên, đóng dấu)

III. Đánh giá xếp loại SKKN của HĐKH Sở GD và ĐT Quảng Nam:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD và ĐT
Quảng Nam:
thống nhất xếp loại: . . . . . . . . . . .
Người thẩm định

CT HĐKH Sở GD - ĐT Quảng Nam
( Ký tên, đóng dấu)


18




×