I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật lý là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà
trường PT ở nước ta hiện nay. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong
nhà trường PT trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn vật lý
là điều tất yếu.
Qua điều tra thực tế bản thân tôi nhận thấy : Việc dạy và học theo
chương trình mới có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên việc dạy và học nội khóa
vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập của học
sinh và chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy để đạt
được nội dung đề ra của nền giáo dục cần phải đa dạng hóa các hình thức
tổ chức hoạt động học tập của học sinh củng cố các kiến thức học tập ở
nội khóa và cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài
giờ lên lớp hay còn gọi là hoạt động ngoại khóa . Đây là một hình thức
dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các
trường PT nước ta. Nó không những giúp học sinh củng cố kiến thức đã
học ở nội khóa mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích
cực, sáng tạo của học sinh. Đây là điều mà nội khóa làm chưa tốt do điều
kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử. Vì những lí do
nói trên tôi xin đưa ra : “ Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa
trong dạy học Vật lý ở trường THPT”
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận của vấn đề:
Nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết của giáo dục Việt nam
trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta đã và đang có nhiều đổi mới mạnh mẽ
về nội dung , phương pháp dạy học. Chất lượng dạy học sẽ cao hơn khi nó
kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực
tư duy, sáng tạo của học sinh. Để làm được điều đó bên cạnh việc đổi mới
nội dung phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy
học là một việc làm cần thiết. Trong nhà trường hiện nay điều đó chưa
được quan tâm đúng mức và hình thức lên lớp là một hình thức phổ biến.
Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học, là một dạng
hoạt động của học sinh tiến hành ngoài giờ lên lớp chính thức ngoài phạm
vi quy định của chương trình bộ môn nhằm hỗ trợ cho chương trình nội
khóa, góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu
và tài năng sáng tạo của học sinh.
2.Thực trạng của vấn đề:
Thực tiễn trong những năm gần đây ở các trường PT hoạt động ngoại
khóa Vật lý nói riêng và hoạt động ngoại khóa nói chung ít được các tổ
chức, lãnh đạo Nhà trường quan tâm và giáo viên bộ môn chưa có sự đầu
tư nhiều về thời gian và công sức cho hoạt động này. Về mặt lý luận, việc
nghiên cứu các hình thức hoạt động ngoai khóa Vật lý trong Nhà trường
PT cũng chưa nhận được sự quan tâm nghiên cứu thích đáng của các nhà
dạy học bộ môn. Trong các tài liệu về phương pháp giảng dạy Vật lý cũng
như trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình hiện nay
thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cũng ít được đề cập và các tài
liệu này chưa nêu được các phương pháp cụ thể cho việc tổ chức ngoại
khóa.
3.Giải pháp tổ chức:
3.1. Đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của hoạt động ngoại khóa:
Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa
đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu
thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với tính kế hoạch của chương
trình. Để giải quyết mâu thuẫn này người ta tổ chức các hoạt động ngoại
khóa nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến
thức, phát triển năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về
một mặt hoạt động nào đó.
* Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức có đặc điểm:
2
- Hoạt động ngoại khóa thực hiện ngoài giờ lên lớp, không mang tính bắt
buộc.
- Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức dưới nhiều dạng: Tập thể cả lớp,
nhóm, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kỳ, dạng đột xuất nhân dịp
kỷ niệm hay lễ hội.
- Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức: Tổ ngoại
khóa, câu lạc bộ, dạ hội khoa học, dạ hội nghệ thuật…
- Nội dung ngoại khóa rất đa dạng bao gồm cả về mặt văn hóa, khoa học
công nghệ, thể dục thể thao…nhằm giúp học sinh mở rộng, đào sâu làm
phong phú thêm những điều đã được học trong chương trình nội khóa
- Ngoại khóa do giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên và
học sinh của một lớp hay một số lớp thực hiện.
Để tiến hành các hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có
sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của giáo viên, sự giúp đỡ của Nhà trường, của
hội Cha mẹ học sinh và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa…Bên cạnh đó
giáo viên cần động viên sự tham gia nhiệt tình của tập thể học sinh, của
mỗi cá nhân, cần tạo được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt
động ngoại khóa.
* Tác dụng của hoạt động ngoại khóa:
- Tác dụng giáo dục:
+ Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch,
tinh thần làm chủ và hợp tác trên những hoạt động thực tế.
+ Hoạt động ngoại khóa làm cho làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm
phong phú, đa dạng làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, sinh
động tạo cho học sinh lòng hăng say, yêu công việc đó là điều kiện để phát
triển khả năng, năng lực sẵn có của học sinh.
- Tác dụng giáo dưỡng:
+ Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh.
Thông qua hoạt động ngoại khóa kiến thức học sinh thu nhận được sâu sắc
hơn. Học sinh được mở rộng kiến thức và được thu nhận kiến thức dưới
nhiều hình thức.
3.2.Xây dựng một giáo án ngoại khóa:
- Dự thảo kế hoạch tổ chức: Chọn chủ đề nghiên cứu, các yêu cầu của buổi
ngoại khóa, hình thức tổ chức, địa điểm, đối tượng.
- Chuẩn bị: Nội dung, cơ sở vật chất, kiến thức, con người, kinh phí tổ
chức.
- Tổ chức thực hiện.
- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.
Một giáo án ngoại khóa gồm những nội dung:
- Chủ đề ngoại khóa.
3
- Hình thức tổ chức.
- Mục tiêu:
+ Về tri thức
+ Về rèn luyện kỹ năng tư duy.
+ Về giáo dục tư tưởng.
- Chuẩn bị chương trình:
+ Thời gian, địa điểm, thời lượng tiến hành.
+ Đối tượng tham gia.
+ Ban tổ chức.
+ Cơ sở vật chất - Kinh phí .
- Tiến hành thực hiện:
+ Danh mục các khâu.
+ Nội dung, phương pháp tiến hành, phương tiện hoạt động.
3.3. Thiết kế một giáo án ngoại khóa môn Vật lý:
Sau khi dạy xong chương “ Dòng điện trong các môi trường” của
chương trình vật lý nâng cao lớp 11 tôi nhận thấy kiến thức của chương có
liên quan nhiều đến các hiện tượng tự nhiên đặc biệt là hiện tượng phóng
“Tia lửa điện” trong không khí ở điều kiện thường tôi đã soạn một bài
ngoại khóa về Sét – tia lửa điện khổng lồ, để đưa ra các kiến thức có liên
quan như: Sét được hình thành như thế nào, các đặc điểm của sét, sét có
ích hay có hại, cách phòng chống sét.
3.2.1. Chủ đề ngoại khóa: Sét – Hiểm họa đến từ bầu trời.
3.2.2. Hình thức tổ chức: Tổ chức cho một lớp học sinh.
3.2.3. Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững các kiến thức về điều kiện và sự hình thành tia lửa
điện.
- Hiểu được nguyên nhân gây ra Sét.
- Biết cách phòng chống và tuyên truyền các biện pháp phòng chống Sét.
3.3.4. Chuẩn bị chương trình:
- Thời gian: Sau khi học xong chương : “ Dòng điện trong các môi
trường”
- Địa điểm: Phòng học đa năng.
- Đối tượng tham gia: Tập thể một lớp học sinh.
- Thời lượng tiến hành: 90 phút.
- Cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu , phần thưởng cho học sinh.
3.3.5. Tiến hành thực hiện:
3.3.5.1. Nội dung : Như trong đĩa CD. Gồm 3 phần chính:
- Phần1: Chơi giải ô chữ: Có 10 ô chữ hàng ngang là những kiến thức
có liên quan đến nội dung chương “ Dòng điện trong các môi trường”. Từ
hàng dọc được tìm ra là “ Tia lửa điện” .
4
* Các từ hàng ngang được đưa ra bằng cách trả lời các câu hỏi sau
đây:
+ Hàng ngang thứ nhất: Gồm 8 chữ cái : Hạt tải điện cơ bản của dòng
điện trong kim loại là loại hạt nào?
+ Hàng ngang thứ hai: 6 chữ cái: Linh kiện được cấu tạo bởi hai vật
dẫn đặt gần nhau cách điện với nhau gọi là gì?
+ Hàng ngang thứ ba: 4 chữ cái: Đơn vị cường độ dòng điện?
+ Hàng ngang thứ tư: 10 chữ cái: Định luật cho biết sự phụ thuộc của
cường độ dòng điện vào hiệu điện thế và điện trở?.
+ Hàng ngang thứ năm: 7 chữ cái: Một cách gọi khác của các tia sáng
được sinh ra khi có sấm sét?
+ Hàng ngang thứ sắu: 8 chữ cái: Dòng e phát ra từ catôt được gọi là
gì?
+ Hàng ngang thứ bẩy: 7 chữ: Tên định luật cho biết khối lượng chất
được giải phóng ra ở điện cực trong hiện tượng điện phân?
+ Hàng ngang thứ tám: 6 chữ: Nguyên tử bị mất e trở thành ion dương
gọi là hiện tượng gì?
+ Hàng ngang thứ chín: 10 chữ: Môi trường vật chất tồn tại xung
quanh điện tích?
+ Hàng ngang thứ mười: 6 chữ cái: Khi cho một lượng muối, axít hay
bagiơ vào trong nước thì có hiện tượng gì xảy ra?
Hàng dọc: Một dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường?
5
6
- Phần 2: Sau khi học sinh tìm ra từ hàng dọc người dẫn chương trình đặt
vấn đề để đưa ra nội dung chính của buổi ngoại khóa: Tìm hiểu về Sét và
cách phòng chống Sét. Phần này được đưa ra bởi các mục như sau:
- Phần 3: Cuối cùng là phần củng cố, giáo viên đưa ra một số câu hỏi để học
sinh trả lời.
+ Nội dung các các câu hỏi:
7
Câu 1: Khi đang ở ngoài trời cũng như trong nhà, ta phải phòng chống
sét như thế nào?
Câu 2: Để bảo vệ các thiết bị điện tử trong gia đình khi ngoài trời có
mưa dông, bạn phải làm gì?
Câu 3: Bạn có thể đề xuất những biện pháp tuyên truyền kiến thức về
Sét cũng như những phương án phòng chống Sét hiệu quả trong cộng
đồng dân cư nơi mình đang sinh sống?
3.3.5.2. Phương pháp tiến hành: Giáo viên làm người dẫn chương trình,
hoặc chọn một học sinh làm nòng cốt dẫn chương trình theo nội dung đã
chuẩn bị.
3.3.5.3. Phương tiện hoạt động: Máy tính, máy chiếu và lời nói của người
dẫn chương trình.
3.3.5.4. Thời gian cho từng nội dung:
+ Phần 1: 30 phút.
+ Phần 3: 15 phút.
+ Phần 2: 45 phút.
4.Kiểm nghiệm: Nội dung bài ngoại khóa này đã được sử dụng làm
chương trình ngoại khóa của tổ Vật lý trường THPT Yên Định 2 trong một
số năm gần đây cho học sinh khối 11 sau khi học xong chương dòng điện
trong các môi trường. Trong năm học 2012 - 2013 tôi được phân công dạy
hai lớp 11 ban tự nhiên là lớp 11C3 và 11C4 tôi đã sử dụng nội dung bài
ngoại khóa này để tổ chức ngoại khóa cho cả hai lớp và thu được kết quả
rất khả quan các em đã rất hứng thú khi tham gia buổi ngoại khóa. Với 3
câu hỏi nêu trên được đưa ra trước và sau khi tổ chức buổi ngoại khóa kết
quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ
số
Số lượng HS trả
lời được câu hỏi
trước khi NK
Số lượng HS trả lời
được câu hỏi sau khi
NK
11C3 48 5em - chiếm 10% 40 em - chiếm 83,3%
11C4 47 3 em - chiếm 6% 37 em - chiếm 78,7%
8
III.KẾT LUẬN
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở trường THPT, nhận thức được tầm
quan trọng và ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và đối với
bộ môn Vật lý nói riêng bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra:
“ Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lý”
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học gây hứng thú và kích thích
hoạt động tích cực của học sinh. Hơn nữa sau khi dạy xong chương “Dòng
điện trong các môi trường” đặc biệt là “Hiện tượng phóng điện trong
không khí ở điều kiện thường” tôi nhận thấy những kiến thức có liên
quan đến Sét là rất cần thiết nó giúp cho học sinh hiểu được tác dụng, tác
hại và cách phòng chống Sét, những kiến thức này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một kinh nghiệm nhỏ
do bản thân tôi đúc kết được nên tôi thiết nghĩ sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp và của cấp trên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có tính khả
thi trong thực tế giảng dạy ở các trường THPT.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mọi góp ý và chia sẻ xin được gửi về địa chỉ Hồ Thị Minh – Giáo
viên trường THPT Yên Định II – Thanh Hóa. Hoặc qua hộp thư điện
tử:
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm do tôi viết không sao
chép nội dung của người khác.
Hồ Thị Minh
9