Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích ảnh hưởng của yếu tố quảng cáo và vị trí điểm bán đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của siêu thị big c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.19 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế phát triển ngày một mạnh hơn, kinh doanh là
một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Trước nhu cầu phát triển
chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang hòa nhập vào sự
phát triển chung đó và trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế
thế giới. Đặc biệt, nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm
2007 và nhiều tổ chức khác. Nền kinh tế nước ta được tiếp cận với sự biến động
của nền kinh tế hội nhập, đây là một thời cơ và cũng là thách thức lớn đối với
các công ty, cũng như các nhà kinh doanh. Trong cơ chế mới, sự cạnh tranh
khắc nghiệt luôn là mối đe dọa cho những doanh nghiệp yếu kém. Chính vì vậy
các nhà kinh doanh cũng như các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng để
giữ vững chỗ đứng trên thị trường.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn học Kinh tế Doanh nghiệp
Thương mại và Dịch vụ , chúng em đã tiến hành nghiên cứu “ Ảnh hưởng của
yếu tố quảng cáo và vị trí điểm bán đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của siêu thị
Big C” trong phạm vi lớp học nhằm thực tế hóa lý thuyết và trau dồi kiến thức.
Mục tiêu nghiên cứu gồm những nội dung:
Chương I: Cơ sở lí luận.
Chương II: Thực trạng ảnh hưởng của vị trí điểm bán và quảng cáo tới tiêu
thụ hàng hóa trong DN TM-DV.
Chương III: Giải pháp đưa ra cho công tác quảng cáo và vị trí điểm bán của
DN Big C
1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiêu thụ hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng chủ yếu của doanh nghiệp thương
mại, và là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa.
Tiêu thụ hàng hóa được hiểu theo nghĩa đầy đủ là quá trình gồm nhiều hoạt
động: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn xác lập các
kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo các


hoạt động xúc tiến và cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng tại điểm bán.
1.1.2. Tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong DN TM-DV
a. Đối với doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp thương mại tiêu thụ hàng hóa được hiểu là một hoạt
động bán hàng. Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình thực
hiện quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu
tiền về do khách hàng thanh toán. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp
là khối lượng hàng hóa mà DN thực hiện trong một thời kì nhất định.
Tiêu thụ hàng hóa thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong
việc thực hiện các mục tiêu của DN cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng trong xã hội thông qua hoạt động bán hàng DN chiếm lĩnh thị phần, thu lợi
nhuận, tạo dựng vị thế uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Mở rộng tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
b. Đối với xã hội
Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh
nghiệp nhờ đó mà hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng luân chuyển
hàng hóa, chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong nền
kinh tế, đảm bảo thực hiện các nhu cầu xã hội.
Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất
và tái sản xuất mở rộng sức lao động góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế.
2
Giải quyết được vấn đề việc làm trong nền kinh tế, đồng thời thực hiện tốt
các nghĩa vụ xã hội. Thúc đẩy các ngành các lĩnh vực khác phát triển.
1.2. Quảng cáo
1.2.1. Khái niệm
Quảng cáo là một hình thức truyền thông thông tin không trực tiếp, phi cá
nhân, được trả tiền để thực hiện giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công
ty hay ý tưởng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng phải trả tiền

và các chủ thể quảng cáo phải chịu các chí phí quảng cáo để đưa thông tin đến
thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Theo quan điểm quản lí, quảng cáo là phương cách có tính chất chiến lược
để duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Quảng cáo là công cụ truyền thông khá phổ biến đặc biệt trong thị trường
hàng tiêu dùng cá nhân.
1.2.2. Ảnh hưởng của quảng cáo đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp
Quảng cáo xuất phát từ chữ La tinh “Reclamari” có nghĩa là reo lên, la lên.
Quảng cáo có ỹ nghĩa như vậy là thông báo với mọi người và kích thích họ mua
hàng. Ngày nay các công cụ thông báo với công chúng, nghệ thuật kích thích
mua hàng rất phong phú, đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã nhờ quảng cáo tốt đã
tăng nhanh được doanh số bán hàng và có những doanh nghiệp lớn chi tới hàng
tỷ đô la cho quảng cáo. Điều đó không phải là ngẫu nhiên là vì lợi ích to lớn của
quảng cáo.
Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật và nghệ thuật
để làm sao có thể tác động đến khách hàng nhiều nhất. Do quảng cáo là rất tốn
kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê người, công ty quảng cáo
để soạn chương trình, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ xây đựng
các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của công ty.
1.2.3. Phương tiện và kênh quảng cáo
Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên ti vi, báo chí, trên truyền hình, truyền
thanh
Qua tờ rơi, áp phích, băng rôn, panô
3
Qua radio
Qua bưu điện
Qua phim
Qua bao bì, nhãn mác của sản phẩm….
1.3. Vị trí điểm bán
1.3.1. Khái niệm

Vị trí thường đề cập tới trong phân phối tức là nơi khách hàng nhận được
sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
1.3.2. Ảnh hưởng của vị trí điểm bán tới tiêu thụ hàng hóa
Trong kinh doanh cũng như trong quân sự những nhân tố đảm bảo sự thành
công là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nếu nắm đúng thời cơ, biết lựa chọn đúng
thời cơ, biết lựa chọn đúng thời điểm kinh doanh tốt là yếu tố cơ bản bảo đảm sự
thành công của bán hàng. “ Nhà rộng không bằng đông khách” luôn luôn là tâm
niệm của các nhà kinh doanh khi tìm được vị trí điểm bán để kinh doanh.
Mỗi vị trí địa lý đều có sự thích hợp với hình thức tổ chức kinh doanh nhất
định, thông thường ở các trung tâm thành phố nên đặt các trung tâm thương mại,
các siêu thị…Các khu thương mại thứ cấp thường đặt ở ven đô do giá thuê mặt
bằng rẻ hơn thuận tiện đi lại, thích hợp với du lịch vui chơi giải trí, hấp dẫn
khách vãng lai.
Những dãy phố thương mại thường kinh doanh các mặt hàng giống nhau
cùng một loại, những khu đông dân cư, trên đường giao thông là những nơi có
thể đặt địa điểm kinh doanh vì người dân có thói quen mua hàng ở gần nơi sinh
sống hoặc làm việc để giảm bớt chi phí về tiền bạc và tiết kiệm thời gian.
Vị trí điểm bán đó là tài sản vô hình của Doanh nghiệp, tuy nhiên việc lựa
chọn điểm bán tốt sẽ đem lại kết quả cao cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá của
Doanh nghiêp.
1.4. Hạn chế của điểm bán và quảng cáo
Nếu Doanh nghiệp lựa chọn địa điểm không phù hợp, không tốt sẽ làm cho
doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng và doanh thu sẽ kém.
Thực tế nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo mà tăng doanh thu tiêu thụ
4
nhanh chóng và cũng bên cạnh đó có những DN chi rất nhiều chi phí cho quảng
cáo nhưng nội dung không hợp lí, không hấp dẫn nên dẫn đến tình trạng người
tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối kịch liệt. Vì
thế xây dựng chương trình quảng cáo, DN phải hết sức thận trọng để hoạt động
quảng cáo góp phần thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của doanh

nghiệp phát huy được sự ảnh hưởng và vai trò của quảng cáo với tiêu thụ hàng
hóa.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢNG CÁO
5
VÀ VỊ TRÍ ĐIỂM BÁN TỚI TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ
2.1. Giới thiệu chung về siêu thị BIG C
2.1.1. Sơ lược về
Big C
* Big C là
thương hiệu của
tập đoàn Casino
(Pháp), kinh
doanh bán lẻ dưới
hình thức trung
tâm thương mại bao gồm đại siêu thị và hành lang thương mại. Casino là một
trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu với hơn 11.000 cửa hàng tại Việt
Nam, Thái Lan, Argentina, Uruquay, Veneezuela, Braxin, Coolombia, Ấn Độ
Dương, Hà Lan, Pháp…., sử dụng trên 200.000 nhân viên.
* Siêu thị Big C là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Big
C Việt Nam khai trương siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các
cửa hàng Big C hiện diện hầu hết các thành phố như Hà Nội, Biên Hòa, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM…Hầu hết hàng hóa bán tại Big C đều là hàng Việt
Nam. Tới 95% là hàng trong nước. Siêu thị Big C cũng hợp tác với các nhà cung
cấp địa phương đẩy mạnh việc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá
hấp dẫn”. “Big C”, và “Bakery by Big C”.
* Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình
khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc chủng loại, được
sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ nước ngoài.
* Cứ đều đặn 3 tuần, siêu thị Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với

các chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ đăng ký để nhận bản tin qua mail là
bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ chương trình khuyễn mãi nào của Big C.
● Đặc điểm kinh doanh
6
* Big C là một trung tâm mua sắm lí tưởng dành cho các khách hàng Việt
Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng
tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy
như đồ gia dụng và thiết bị nghe nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ.
- Hàng thực phẩm : Đồ hộp, đồ đông lạnh, bánh kẹo, mứt, đồ uống, thức ăn
làm sẵn, rau củ quả tươi.
- Hàng phi thực phẩm: Đồ điện gia dụng, dụng cụ làm bếp, hóa mĩ phẩm,
đồ gốm, sứ thủy tinh, các mặt hàng khác…
Big C xác lập các mặt hàng có độ bền khá chặt chẽ với nhau để các loại
hàng hóa có thể bổ sung và thay thế cho nahu thỏa mãn nhu cầu phong phú của
khách hàng.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Big C
 Tên đầy đủ của doanh nghiệp
− Công ty TNHH TMQT- DV siêu thị Big C
− Tên viết tắt của doanh nghiệp là : Big C
− Trụ sở : 222 Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
− Năm thành lập: 1998
− Tel: 043.7848.596
− Website: htth://www.bigc.com.vn
 Ngành ngề kinh doanh của doanh nghiệp
Phân phối bán
− Giấy chứng nhận kinh doanh: 175/GP và các giấy phép sửa đổi
− Ngày cấp: 25/11/1996. Nơi cấp: Bộ Kế Hoạch – Đầu tư
 Loại hình kinh doanh
− Liên doanh
− Vốn đầu tư hiện nay: 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên)

 Hoạt động chiến lược( SBU)
− Sản xuất
− Bán lẻ
7
− Xuất khẩu
Tầm nhìn chiến lược: Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng (Nourishing a
world of diversity).
Sứ mạng kinh doanh: Là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt
nhất làm hài lòng quý khách hàng (Become the reference be the best retailer to
satisfy our customer).
 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Tổng doanh thu
− Năm 2007: 1.500 tỷ đồng tăng (%): 30%
− Năm 2008: 2.000 tỷ đồng tăng (%): 33%
Tổng số vốn: 12 triệu USD (1998). Vốn điều lệ năm 2008 là 30 triệu USD.
Tới nay đầu tư tại thị trường Việt Nam của Big C đạt 300 triệu USD và còn có
thể tăng nữa trong tương lai.
 Hoạt động xuất khẩu của siêu thị Big C Việt Nam
− Siêu thị Big C có bộ phận xuất khẩu đặt tại tỉnh Đồng Nai, đảm trách việc
thu mua và xuất khẩu hàng hóa nội địa sang thị trường nước ngoài, đặc
biệt là các nhà bán lẻ thuộc Tập đoàn Casino.
− Năm 2009, siêu thị Big C Việt Nam đã xuất khẩu gần 1000 container hàng
hóa trị giá khoảng 17 triệu đô la Mỹ.
 Siêu thị Big C Việt Nam – hội nhập với địa phương
Sau 13 năm hoạt động tại Việt Nam siêu thị Big C đã thực sự hòa mình vào
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hướng đến mục tiêu xây dựng hình
ảnh công dân gương mẫu, siêu thị Big C đã triển khai nhiều chương trình và
hoạt động xã hội như:
− Tổ chức ngày hội thu gom pin đã sử dụng
− Tham gia ngày hội tái chế chất thải, tháng sử dụng sản phẩm tái chế

− Hỗ trợ người nghèo, người có hoản cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da
cam
− Tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa
8
− Tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam
 Thành tích
Siêu thị Big C nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận uy tín:
− Tốp 3 thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam 2010
− Dịch vụ tốt nhất 2010
− Giải thưởng Thương mại - Dịch vụViệt Nam 2010
− Giải thưởng rồng vàng năm 2010
− Thương hiệu Việt yêu thích nhất
− Top 40 SaiGon Times 2009
− Chứng chỉ HACCP…
2.1.3. Hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam
Tính đến 3/2010 hệ thống siêu thị Big C có 18 đại siêu thị tại Việt Nam
Miền bắc
− Big C Vĩnh Phúc
− Big C Thăng Long
− Big C The Garden
− Big C Megamall Long Biên
− Big C Mê Linh
− Big C Hải Dương
− Big C Hải Phòng
− Big C Nam Định
− Big C Thanh Hóa
Miền trung
− Big C Vinh
− Big C Huế
− Big C Đà Nẵng

Miền nam
− Big C An Lạc
− Big C Miền Đông
9
− Big C Hoàng Văn Thụ
− Big C Gò Vấp
− Big C Phú Thạnh
− Big C Đông Nai
2.2 Công tác quảng cáo và ảnh hưởng của QC tới TTHH tại Big C
Để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa, Big C cũng như bao doanh nghiệp
thương mại khác đưa hình ảnh của mình đến với người tiêu dùng thông qua
quảng cáo. Big C đã đầu tư rất nhiều cho hoạt động quảng cáo và sử dụng đa
dạng các hình thức quảng cáo, nhằm hướng tới mọi đối tượng khách hàng khác
nhau, mọi lúc, mọi nơi. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho công tác quảng bá hình
ảnh, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa của Big C.
2.2.1. Các hình thức quảng cáo của Big C
− Truyền hình: quảng cáo thông qua các trương trình truyền hình trên TV, đài
phát thanh
− Báo chí: gồm có báo in, báo điện tử, tạp chí…
− Tờ rơi, pano, áp phích, băng rôn
− Quảng cáo trực tiếp trên bao bì sản phẩm
− Quảng cáo truyền miệng trực tiếp (qua quá trình bán hàng, giới thiệu sản
phẩm, cung cấp dịch vụ)
− …
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo qua truyền thông, tờ rơi và qua mạng
Internet vẫn được Big C chú trọng hơn cả.
Hiện nay Big C đã có trang web riêng www.big C.com.vn, giới thiệu các
địa điểm của Siêu thị, thông tin về các hoạt động bán hàng, các chương trình
khuyến mại, giảm giá, tặng quà, thông tin về sản phẩm… Từ đó, thông tin đến
với khách hàng một cách dễ dàng, kịp thời, đầy đủ hơn và người tiêu dùng cũng

tiện theo dõi, nắm bắt các thông tin cần thiết quyết định hoạt động mua sắm của
mình.
Ngoài các hình thức quảng cáo trên, Big C còn treo biển quảng cáo bên
10
ngoài siêu thị, cũng như trên các cột quảng cáo trên các con đường, trên hóa
đơn, trên túi nilon, bao gói hàng khi khách hàng mang về.
Không những thế, tại các quầy hàng, Siêu thị có lắp đặt các màn hình tivi,
giới thiệu về những mặt hàng mới, những mặt hàng khuyến mại… thuận tiện
cho việc theo dõi, cập nhật thông tin của khách hàng.
Ngoài ra, Big C còn quảng cáo thông qua việc tài trợ các chương trình xã
hội như: tặng quà tết, tặng quà cho nạn nhân chất độc màu da cam, nồi cháo tình
thương…
Big C thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn và quảng bá
cho hàng Việt Nam tại Big C quy mô lớn thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng và catalogue hàng khuyến mãi bằng cách phát miễn phí cho người tiêu
dung (1 triệu tờ / đợt).
Ngày 29/4 vừa qua, Big C Đà Nẵng đã khai trương 3 tuyến xe buýt miễn
phí nối liền Big C với các khu vực Hội An, Phong Thử, Sơn Trà. Đây là những
tuyến xe buýt đầu tiên được Big C Đà Nẵng triển khai trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ
trợ phương tiện đi lại cho khách hàng tại các khu vực ngoại ô. Mỗi tuyến xe
buýt miễn phí thực hiện 4 chuyến đi và về mỗi ngày, bắt đầu từ 7h30 (đối với
tuyến Hội An và Phong Thử) và 8h (tuyến Sơn Trà). Đây cũng là cách Big C
quảng bá hình ảnh thương hiệu.
Có thể nói dịch vụ quảng cáo của Big C rất phong phú đa dạng về mặt hình
thức.
2.2.2. Ảnh hưởng của quảng cáo đối với tiêu thụ hàng hóa
Tiêu thụ hàng hóa của BigC ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố: giá,
quảng cáo, điểm bán, dịch vụ…Trong đó, quảng cáo là bước đầu tiên giúp khách
hàng nhận thức về sản phẩm, hàng hóa.
Tiếp đó, quảng cáo kích thích nhu cầu của khách hàng. Theo nghiên cứu

thì hình thức quảng cáo qua tờ rơi chiếm tỷ lệ ảnh hưởng khá lớn tới người tiêu
dùng và chỉ sau sức ảnh hưởng của mức truyền miệng của những người tiêu
dùng khác.
Đối với Big C, tuy không thống kê được chi tiết ảnh hưởng của quảng cáo
11
tới sức tiêu thụ hàng hóa, nhưng nó cũng góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ
hàng hóa, tăng doanh thu một lượng đáng kể:
− Doanh thu năm 2007: 1.500 tỷ đồng; tăng 30% so với năm 2006
− Doanh thu năm 2008: 2.000 tỷ đồng; tăng 33% so với năm 2007
− Tại thành phố Đà nẵng, Big C đã đóng góp trên 10 tỷ đồng vào ngân sách
năm 2009.
2.3. Vị trí điểm bán và ảnh hưởng của nó tới hoạt động TTHH tại Big C
2.3.1. Vị trí điểm bán
Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm
thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang
được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai.
Big C có mạng lưới kinh doanh rộng trải đều khắp cả nước .các địa điểm
đều nằm ở các thành phố lớn, ở nơi tập trung đông dân cư và nguời dân có thu
nhập tuơng đối cao.
Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 18 siêu thị Big C trên toàn
quốc.
Miền Bắc : có 9 siêu thị
Miền Trung: có 3 siêu thị
Miền Nam: có 6 siêu thị
Big C có quy mô lớn của các siêu thị và sự lựa chọn rộng lớn về hàng hóa
cung cấp. Hiện tại, mỗi BigC có khoảng hơn 50.000 mặt hàng để đáp ứng cho
nhu cầu của Khách hàng.
Những khu đông dân cư, trên đường giao thông là những nơi có thể đặt
địa điểm kinh doanh vì người dân có thói quen mua hàng ở gần nơi sinh sống
hoặc làm việc để giảm bớt chi phí về tiền bạc và tiết kiệm thời gian.

Siêu thị Big C đựơc mở tại trung tâm thành phố, mỗi thành phố thường
có 1 siêu thị để dáp ứng nhu cầu của người dân.
Riêng ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hổ Chí Minh, là 2 nơi có nền kinh tế
phát triển và đông dân cư nhất cả nước được doanh nghiệp đầu tư mở nhiều siêu
thị để đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân.
12
Tại thủ đô Hà Nội có 3 Big C: Big C Thăng Long , Big C The Garden, Big
C Megall Long Biên thu hút một lượng khách hàng lớn.
2.3.2. Ảnh hưởng của vị trí điểm bán tới hoạt động TTHH tại Big C
Ai cũng biết vị trí điểm bán tốt là tài sản vô hình của doanh nghiệp vì vậy
lựa chọn địa điểm tốt sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi và thu lợi ích
cao.
Biết lựa chọn đúng thời điểm kinh doanh tốt là yếu tố cơ bản bảo đảm sự
thành công của bán hàng.
Nhờ vị trí thuận lợi và nắm bắt những nhân tố đảm bảo sự thành công là
thiên thời, địa lợi, nhân hòa Big C ngày càng khẳng định vị thế của mình trong
lòng người tiêu dùng các mặt như nước rửa chén, giấy vệ sinh… nhãn hàng của
Big C chiếm 35% lượng hàng bán ra so với các siêu thị khác.
Ngoài vị trí đẹp thuận lợi giao thông, các siêu thị Big C luôn được bố trí
đẹp mắt, trưng bày hàng hóa đẹp mắt và có nét riêng đại siêu thị Big C vã vững
vàng phát triển và có sự tăng trưởng mạnh tiếp tục nhận được sự tín nhiệm ngày
càng cao của người tiêu dùng.
Số lượng khách hàng đến với Big C tăng 15% so với 2010 dự báo trong
năm 2011 còn tăng hơn nữa
Big C cùng với những nỗ lực của mình Big C Việt Nam đã đóng góp vào
ngân sách của các thành phố và các địa phương nơi Big C có mặt khoảng 120 tỷ
đồng mỗi năm.
Ví dụ: Năm 2008 dân số Hà Nội là 3.240.356 người mật độ dân cư trong
nội thành là 17.679 ng/km. Big C Thăng Long nằm trong khu vực Cầu giấy
đông dân cư, thuộc nội thành. Tuy nhiên, nằm trên đường Trần Duy Hưng giao

nhau với đường Phạm Hùng và đi Hà Đông có nhiều người qua lại. Hơn nữa nó
là đoạn đường giao thông thuận lợi không xảy ra hiện tượng ùn tắc thuận tiện
cho người đi lại mua sắm và cho cư dân lân cận. Với mặt bằng đẹp 2 mặt tiền
nên thu hút sự chú ý lượng người vào mua sắm cao.
13
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐƯA RA CHO CÔNG TÁC QUẢNG CÁO VÀ
VỊ TRÍ ĐIỂM BÁN CỦA BIG C
3.1. Điểm mạnh
- Big C ngoài các chương trình khuyến mãi, quảng cáo đặc biệt ra còn có
cách bài trí, trưng bày gian hàng rất cuốn hút khách hàng.
- Có hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp cả nước
- Sau 13 năm hoạt động tại Việt Nam siêu thị Big C đã thực sự hòa mình
14
vào sự phát triển kinh tế của đất nước, hướng đến mục tiêu quảng bá xây dựng
hình ảnh thương hiệu của Big C bởi công chúng, Big C đã triển khai các chương
trình như:
+ Tham gia ngày hội tái chế chất thải, tháng sử dụng sản phẩm tái chế
+ Hỗ trợ người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da cam
+ Tham gia các hoạt động hỗ trợ, phát triển kinh tế ở vùng sâu vùng xa
+ Tham gia các hoạt động hỗ trợ, phát triển bán lẻ tại Việt Nam.
- Ngoài ra siêu thị Big C có bộ phận xuất khẩu đặt tại tỉnh Đồng Nai đảm
nhận việc thu mua và xuất khẩu hàng hóa nội địa sang thị trường nước ngoài.
- Cùng với các siêu thị khác như: INTIMEX, FIVIMART, PICO tì BIG C
cũng tham gia vòa sự phát triển kinh tế VN nhằm phục vụ khách hàng một cách
tốt nhất. Siêu thị Big C được công chúng công nhận là siêu thị đứng đầu về
thương hiệu, chất lượng, phục vụ giá cả phù hợp “giá rẻ cho mọi nhà” tạo sự tin
tưởng cho mọi nhà khi đền với siêu thị.
3.2. Điểm yếu
- Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam là khu vực hấp
dẫn nhất. Siêu thị Big C là một trong những siêu thị có tốc độ mở rộng lớn hơn

so với các siêu thị khác nhưng sức ép cạnh tranh hiện nay đang nóng lên từng
ngày, siêu thị Big C cũng đang phải sử dụng nhiều chiến lược marketing và
quảng cáo như: phát tờ rơi, truyền hình, mạng internet… mất rất nhiều chi phí.
- Sau 13 năm có mặt tại VN tổng giám đốc ông Pascalvilaud của Big C VN
nói: Tốc độ phát triển của thị trường bán lẻ VN vẫn đang ở mức tiềm năng
nhưng chưa nhanh như kỳ vọng, ngoài nhân tố dân số, thu nhập bình quân mức
chi tiêu, tỷ lệ tiêu dùng cho từng nhóm hàng thì yếu tố quyết định là giá cả mặt
bằng quá cao ( vị trí điểm bán)
- Theo ông Nguyễn Xuân Hải, thông thường 1 mặt bằng siêu thị phải mất
gần một năm rưỡi đến hai năm nhưng trước đó việc tìm kiếm mặt bằng đáp ứng
tiêu chuẩn của siêu thị thì không hề đơn giản.
- Một yếu điểm nữa của hệ thống siêu thị nói chung và siêu thị Big C nói
riêng là điểm đặt còn quá xa . Khi việc tiêu dùng mua sắm ở siêu thị trở thành
15
thói quen văn hóa thì cũng rất khó cho người dân chỉ mua những đồ dùng hàng
ngày mà phải đến siêu thị đặt tại các trung tâm.
3.3. Giải pháp
Để hạn chế những khó khăn mà siêu thị Big C đang gặp phải thì siêu thị
cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao tiện ích cho khách hàng như: gửi
xe miễn phí, giao hàng qua điện thoại hay gói hàng miến phí….
Tận dụng các khoảng mặt bằng chưa được khai thác ở một số vùng xa
trung tâm có tiềm năng phát triển để xây dựng hệ thống siêu thị, tạo điều kiện
sát thực gần với người tiêu dùng xa trung tâm để tiện đường đi lại, tiết kiệm thời
gian.
Hơn thế nữa siêu thị Big C cần thực hiện kèm theo các chính sách đặt
quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu nhất là những người có thu nhập
thấp, duy trì hài hòa các loại hình chế độ khác nhau và thúc đẩy các tiêu chuẩn
chất lượng nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người trong việc mua sắm
các sản phẩm.
KẾT LUẬN

Qua hoạt động bán hàng là một trong những cách thức DN chiếm lĩnh thị
phần, thu lợi nhuận và khẳng định vị trí của mình trên thương trường và con
đường cơ bản để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh và thực hiện mục
tiêu của DN là mở rộng tiêu thụ hàng hóa. Làm thế nào để người tiêu dùng biết
đến thương hiệu của mình và ghé qua đã quan trọng nhưng bán được hàng cho
họ còn quan trọng hơn. Đây là công việc đòi hỏi sự cung cấp các dịch vụ tốt
16
nhất cho khách hàng để đẩy mạnh tiêu thụ hóa và một trong những yếu tố góp
phần vào công việc đó là quảng cáo và vị trí điểm bán mà doanh nghiệp lựa
chọn.
Big C đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình xây dựng
thương hiệu và tổ chức bán hàng của mình trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Vì thế
ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng.
Trên đây là bài trình bày của nhóm em , trong quá trình tìm hiểu và nghiên
cứu đề tài này nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn
17

×