Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC INTEL VÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG 2 VÀ 11 SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA SINH HỌC


LÊ THỊ THANH TÂM

Đề tài:

VẬN DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC INTEL
VÀO TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG 2 VÀ 11 SINH HỌC 8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐHSP

Giảng viên hướng dẫn:

GVC. ThS. Hoàng Trọng Phán
Huế, 05 - 2008


Lời cảm ơn!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Hoàng
Trọng Phán - Giảng viên Khoa Sinh Trường ĐHSP Huế đã tận
tình hướng dẫn, động viên tinh thần để em hồn thành khố
luận này.
Em cũng xin cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Sinh,
trường ĐHSP Huế, đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề
tài.
Và tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp năm
IV Khoa Sinh, Trường ĐHSP Huế, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.


Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn gia đình và bạn bè thân
thiết đã ln động viện, khích lệ để tơi hồn thành đề tài.
Người thực hiện:
.............


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CNTT:

Công nghệ thông tin

CHTN:

Câu hỏi trắc nghiệm

KT-ĐG:

Kiểm tra - đánh giá

ĐHSP:

Đại học sư phạm

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:


Trung học phổ thông

TNKQ:

Trắc nghiệm khách quan



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục những chữ viết tắt
Phần I: MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích của đề tài...........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.............................................................2
6.2. Phương pháp điều tra sư phạm ..................................................................2
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................................................2
6.3. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................3
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................5
1. Lược sử ứng dụng chương trình dạy học cho tương lai của Intel trên
thế giới và ở Việt Nam.............................................................................................5
2. Những đặc trưng cơ bản của chương trình dạy học Intel...............................8
2.1. Mục tiêu của chương trình dạy học Intel...................................................8
2.2. Các chủ đề của chương trình dạy học Intel...............................................9
2.3. Quy trình thực hiện một bài dạy theo chương trình dạy học Intel...........11
2.4. Dạy học theo chương trình Intel là một kiểu dạy học tích hợp của

nhiều phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại............................................12
2.5. Khả năng áp dụng và hiệu quả của chương trình dạy học Intel...............13
Phần III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................14
Chương 1: XÂY DỰNG CÁC BỘ HỒ SƠ BÀI DẠY.
I. Bộ hồ sơ bài dạy Bộ xương.
1. Trợ giúp bài dạy...............................................................................................13
1.1. Kế hoạch bài dạy.......................................................................................15
1.2. Kế hoạch thực hiện bài dạy........................................................................18
1.3. Trợ giúp giáo viên......................................................................................19
1.4. Trợ giúp học sinh........................................................................................20
1.5. Công cụ đánh giá........................................................................................22


2. Hình ảnh âm thanh............................................................................................23
3. Cho phép bản quyền........................................................................................46
4. Bài mẫu học sinh.............................................................................................46
4.1. Bài trình diễn đa phương tiện bằng Powerpoint......................................46
4.2. Ấn phẩm quảng cáo bằng Publisher.........................................................47
4.3. Trang Web học sinh bằng Publisher........................................................48
II. Bộ hồ sơ bài dạy Sinh sản
1. Trợ giúp bài dạy...............................................................................................13
1.1. Kế hoạch bài dạy.......................................................................................15
1.2. Kế hoạch thực hiện bài dạy........................................................................18
1.3. Trợ giúp giáo viên......................................................................................19
1.4. Trợ giúp học sinh........................................................................................20
1.5. Cơng cụ đánh giá........................................................................................22
2. Hình ảnh âm thanh............................................................................................23
3. Cho phép bản quyền........................................................................................46
4. Bài mẫu học sinh.............................................................................................46
4.1. Bài trình diễn đa phương tiện bằng Powerpoint......................................46

4.2. Ấn phẩm quảng cáo bằng Publisher.........................................................47
4.3. Trang Web học sinh bằng Publisher........................................................48
Chương II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...........................................................49
I. Kết quả điều tra sư phạm.....................................................................................50
1. Đối với giáo viên.........................................................................................51
2. Đối với học sinh..........................................................................................52
II. Kết quả sư phạm.................................................................................................53
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................. 47
1. Kết luận............................................................................................................47
2. Đề nghị.............................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Phần I
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những nhà giáo dục tận tâm luôn ươm mầm cho sự sáng tạo ở thế hệ trẻ, chuẩn bị
cho các em học sinh bước vào một thế giới mà trong đó sự hiểu biết công nghệ sẽ quyết
định thành công. Chúng ta đang sống trong nền kinh tế tồn cầu mà ở đó mỗi cá nhân
đều gặp những thách thức ngày càng lớn về xử lý thông tin, cộng tác, giao tiếp và ứng
dụng các công nghệ mới. Trường học thế kỷ 21 không những phải chuẩn bị cho học sinh
làm việc trong môi trường hiện tại, mà giáo viên cần phải biết rỏ những thách thức mà
học sinh và gia đình đang sử dụng công nghệ trong cuộc sống hằng ngày.
Trường học thế kỷ 21, học sinh có 4 nhiệm vụ:
1. Thực hiện những nhiệm vụ phức hợp, đầy thử thách, đòi hỏi suy nghĩ sâu sắc về
chủ đề và tìm ra cách học của riêng mình.
2. Cộng tác với bạn học, giáo viên và các chuyên gia thực hiện những nhiệm vụ có
ý nghĩa, sử dụng tư duy bậc cao.
3. Sử dụng công nghệ để ra quyết định, giải quyết vấn đề và đặt ra những ý tưởng

mới.
4. Giáo viên phải tập trung vào các kỹ năng thế kỷ 21, để giúp các em hoà nhập
trong xã hội và theo kịp với những thay đổi về cơng nghệ, kích thích kỹ năng tư duy bậc
cao và sự cộng tác là hai hoạt động trọng tâm trong các lớp học lấy học sinh làm trung
tâm của thế kỷ 21
Để học sinh thực hiện được nhiệm vụ đó, để chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng
sống trong cuộc sống mà công nghệ không ngừng được đan xen, để học sinh không phải
học một cách thụ động trong một lớp học lặng lẽ mà môi trường lớp học giống một nơi
làm việc năng động, hiện đại, học sinh thực sự hoạt động, tự sáng tạo và đưa ra ý tưởng
mới mà việc dạy học chính họ là trung tâm chứ khơng phải là giáo viên. “Chương trình
Dạy học cho Tương lai của Intel” - một chương trình dạy học đưa cơng nghệ thơng tin
vào trường học đã đáp ứng được những nhiệm vụ đó.
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế tồn cầu, đặc biệt là khi Việt Nam vừa mới
gia nhập WTO, vừa mới phóng thành cơng vệ tinh VINASAT1 thì thách thức đề ra cho
mỗi một cá nhân ngày càng lớn về xử lý thông tin, cộng tác, giao tiếp và ứng dụng các
cơng nghệ mới. “ Chương trình Dạy học cho Tương lai của Intel” đã và đang được nền
giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới đón nhận và thực hiện. Và đối với nền giáo
dục Việt Nam thì chương trình đó thực sự là một cuộc cách mạng, đã đáp ứng được


những thách thức và yêu cầu của nền giáo dục nước nhà.
Qua thực tế áp dụng chương trình ở một số trường THCS và THPT ở Việt Nam và
những hiệu quả, lợi ích tốt đẹp đúng như mục tiêu của nó đặt ra đem lại. Tơi mạnh dạn
nghiên cứu đề tài “Áp dụng chương trình Dạy học cho Tương lai của Intel vài việc giảng
dạy chương 2, 11. Sinh học 8”. Nhận biết được sự đổi mới chứa đựng những mạo hiểm
và khó khăn nhưng với lợi ích vơ cùng to lớn mà nó đem lại, góp phần làm thay đổi tư
duy học sinh và nhận thức vai trò của học sinh trong q trình học tập.Tơi hy vọng
những bước nhỏ khởi đầu trong đề tài này thực sự “khơi mào” cho những nghiên cứu sâu
hơn ở các đề tài sau để có thể áp dụng sâu, rộng chương trình dạy học này ở các trường
học ở Việt Nam.


2. Mục đích của đề tài
Áp dụng “Chương trình dạy cho tương lai của Intel” vào giảng dạy chương trình
Sinh học 8, với các công cụ đánh giá rất rõ ràng hướng vào trọng tâm và nội dung bài
học giúp nâng cao khả năng học tập của học sinh. Học sinh được học nhiều hơn về một
chủ đề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi do giáo viên
đưa ra. Từ đó học sinh cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảng thời gian nhất
định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng là trình bày những cơng việc mình đã làm
được trước lớp dưới hình thức là một bài thuyết trình sử dụng các phương tiện nghe nhìn,
một bản báo cáo viết tay, một trang web hoặc một sản phẩm được tạo ra.
Trong phạm vi đề tài này, tôi xây dựng 2 bộ Hồ sơ bài dạy thuộc chương II và
chương XI. Và bước đầu tôi thử nghiệm bộ Hồ sơ bài dạy chương II tại lớp 8I trường
THCS Thành Cổ- Tỉnh Quảng Trị.
Gợi ý một số bài học khác trong chương trình Sinh học 8 có thể áp dụng “Chương
trình dạy cho tương lai của Intel”.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung Học Cơ Sở.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của chương trình.
Xây dựng 2 bộ hồ sơ bài dạy chương 2, 11. Sinh học 8 thep chương trình “ Dạy
học cho Tương lai của Intel”
Thực nghiệm sư phạm để bước đầu khẳng định giá trị của đề tài.
Xử lý số liệu thu được và rút ra kết luận.


Gợi ý một số bài học khác trong chương trình Sinh học 8 có thể áp dụng “Chương
trình dạy cho tương lai của Intel”.


5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chương trình Sinh học 8.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
bao gồm các tạp chí, sách, bài báo và các trang web về “chương trình Dạy học cho
Tương lai của Intel”, các tài liệu về phương pháp dạy học, về sử dụng CNTT trong
dạy học, các tư liệu, phim, ảnh trên CD - ROM, Internet...và các phần mềm hỗ trợ
giảng dạy.

6.2. Phương pháp điều tra sư phạm
Tiến hành điều tra, lấy ý kiến của lớp được thực nghiệm và của BGH, tổ trưỏng
tổ chuyên môn và thầy cô giáo trong tổ Sinh, trường THCS Thành Cổ về chương
trình “ Dạy học cho Tương lai của Intel”
Sủ dụng 15 câu trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của lớp được dạy bằng chương
trình dạy học cho Tương lai của Intel và lớp được dạy bằng phương pháp củ với sức
học tương đương. Sau đó so sánh kết quả.

6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm chương 2, Sinh học 8 bằng chương trình “ Dạy học cho tương lai
của Intel” tại lớp 8I, Trường THCS Thành Cổ. TX Quảng Trị.

6.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thực nghiệm sư phạm, sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu thực
nghiệm theo các tham số và lập nên các biểu đồ để thể hiện kết quả thực nghiệm và
rút ra kết luận sư phạm.
Các công thức thống kê cơ bản

- Trung bình cộng ( X ):


X=

1 n
∑ Xi
n i =1

trong đó: n : tổng số học sinh (bài kiểm tra) của lớp học
Xi : điếm số thứ i trong thang điểm 10
ni : số bài kiểm tra ứng với mức điểm Xi.

- Độ lệch chuẩn (s) :

S=

1 n
∑ (X i − X )2
n −1 i =1


m=±S/ n

- Sai số trung bình cộng (± m):

2
- Phương sai mẫu (S ): S =

2

1 n

∑ ( xi − x ) 2
n − 1 i =1

(

)

- Hệ số biến thiên (Cv%,): C v = S / X x100
trong đó: Cv%

= 0 đến 10% được coi là mức dao động thấp
= 10% đến 30% được coi là mức dao động trung bình
= 30% đến 100% được coi là mức dao động cao
n

r=

- Hệ số tương quan (r):

∑(X
i =1

i

− X ) (Yi − Y )

n
 n

( X i − X ) 2  ∑ (Yi − Y ) 2 

∑
 i =1
  i =1


; trong đó: -1 ≤ r ≤ +

1

- Độ tin cậy (td):

td =

X1 − X 2
2
s12 s 2
+
n1 n2

trong đó: X 1 : điểm trung bình của lớp đối chứng (ĐC)
X 2 : điểm trung bình của lớp thực nghiệm (TN)
2
s 1 : phương sai của lớp đối chứng

s 2 : phương sai của lớp thực nghiệm
2

- Nếu như trị số td > tα (α = 0,05) tra được từ bảng phân phối Student
chứng tỏ sai khác về điểm số trung bình của 2 lớp TN và ĐC là có ý nghĩa.
........................................................................................................................... Ngược lại, nếu như trị số td < tα (α = 0,05) tra được từ bảng phân phối Student chứng

tỏ sai khác về điểm số trung bình của 2 lớp TN và ĐC là khơng có ý nghĩa


Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Lược sử ứng dụng chương trình dạy học cho tương lai của Intel trên thế
giới và ở Việt Nam
1.1 Lược sử ứng dụng chương trình dạy học cho tương lai của Intel trên thế giới.
Chương trình Intel Teach to the Future - Dạy học cho tương lai là một phần trong
sáng kiến “Những đột phá trong giáo dục của Intel (Intel® Innovation in Education)”,
kết hợp với các nhà giáo dục tại các cộng đồng trên tồn thế giới. Chương trình do Viện
cơng nghệ Máy tính (ICT) và Tập đoàn Intel thiết kế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
trong các lĩnh vực cơng trình học, tốn học, khoa học và cơng nghệ, giúp học sinh, sinh
viên phát triển các kỹ năng suy nghĩ ở cấp độ cao hơn để có thể thành cơng trong nền
kinh tế tri thức. Chương trình này cịn hướng dẫn giáo viên cách sử dụng Internet, thiết kế
trang web và triển khai các dự án cho học sinh. Ra đời từ năm 2000, đến nay chương
trình đã tập huấn cho hơn 5 triệu giáo viên ở trên 40 quốc gia và đang hướng tới con số
13 triệu giáo viên vào năm 2011.

Hình 1: Các nước áp dụng Chương trình Dạy học cho tương lai Intel trên thế
giới.


1.2 Lược sử ứng dụng chương trình dạy học cho tương lai của Intel trên ở Việt
Nam.
Tại Việt Nam, Intel đã kết hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai thử nghiệm
chương trình “Dạy học cho tương lai” từ năm 2003, với mơ hình đào tạo các giáo viên
cốt cán về cách thức ứng dụng công nghệ thông tin và Internet vào việc xây dựng các bài
giảng của mình và hướng dẫn học sinh chủ động tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin.
Những giáo viên cốt cán sau khi được đào tạo sẽ sử dụng những kiến thức thu được để

truyền đạt lại cho các giáo viên khác tại trường của mình.
Năm 2004 Intel đã hợp tác với Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm chương
trình và đã tiến hành bồi dưỡng cho khoảng 450 giáo viên của 20 trường phổ thông thuộc
10 tỉnh/thành phố. Từ đầu năm 2004, chương trình kết hợp với hai trường Đại học Sư
phạm để thực hiện chương trình thí điểm cho giáo viên và sinh viên sư phạm sắp tốt
nghiệp để tiến tới triển khai một cách hiệu quả Chưong trình trong các trường phổ thơng
tại Việt Nam. Căn cứ vào những kết quả thí nghiệm thành công năm 2004, Bộ giáo dục
và Đào tạo và Intel đã ký bản thoả thuận triển khai chính thức “Chương trình dạy học của
Intel” trong 3 năm từ 2005 đến 2007 ở các trường phổ thông của Việt Nam. Với mục tiêu
trong năm 2005-2006 đào tạo trên 3000 giáo viên, năm 2006-2007 đào tạo trên 5000 giáo
viên cốt cán và dự kiến có 30.000 giáo viên trên cả nước được tham gia chương trình này
vào năm 2009. Với chương trình này, Intel khơng cung cấp tài chính mà chỉ tham gia đào
tạo giáo viên cốt cán, sau đó sẽ sử dụng ngân sách để tiếp tục triển khai chương trình này.
Ngày 6 tháng 12 năm 2005. Công ty Intel Việt Nam và Bộ giáo dục và Đào tạo
chính thức cơng bố triển khai chương trình Intel teach to the Future – Dạy học cho tương
lai tại Việt Nam sau khi triển khai thử nghiệm thành cơng chương trình này từ năm 2003.
Trong năm 2005 đã có 2.340 giáo viên được tham gia chương trình Intel teach to the
Future- Dạy học cho tương lai từ khi chương trình này được chính thức thí điểm tại Việt
Nam. Với những kết quả rất tích cực thu được sau giai đoạn thí điểm này, Bộ giáo dục và
Đào tạo Việt Nam đã quyết định triển khai chính thức chương trình Dạy học cho tương
lai tại tất cả các trường trên cả nước.


Ngày 3 tháng 2 năm 2006, công ty Intel Việt Nam và trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó, trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh chính thức tích hợp chương trình Intel Teach to the Future vào chương trình
đào tạo của các khoa trong trường. Chương trình này sẽ bắt đầu được triển khai từ năm
học 2006-2007 cùng với chương trình đào tạo mới của trường. Khoa tiếng anh là khoa
đầu tiên chính thức triển khai từ học kỳ I năm học 2006-2007. Dự kiến mỗi năm sẽ có
khoảng 1000 sinh viên theo học bộ mơn này, Intel sẽ tiếp tục tổ chức các khoá đào tạo

căn bản cho các giảng viên sư phạm mới và các khoá đào tạo nâng cao cho các giảng viên
đã tham gia chuơng trình này trong giai đoạn thử nghiệm.
Sau 4 năm triển khai chương trình đã đạt được một số thành công ban đầu. Theo kết
quả điều tra khách quan về tác động của chương trình do Intel kết hợp với Bộ giáo dục và
Đào tạo cho thấy: 96% giáo viên được hỏi cho rằng chương trình có tác động rất tốt theo
hướng lấy học sinh làm trung tâm, 67% giáo viên nhận định chương trình giúp giáo viênhọc sinh nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và Internet, 98% đánh giá cao phương pháp
làm việc nhóm khi xử lý các dự án, 97% nhận xét chương trình có nội dung mới…Đến
nay, có trên 170 trường với khoảng 8000 giáo viên ở 13 tỉnh, thành phố đã được tham dự
các lớp tập huấn về chương trình Dạy học cho tương lai và tạo thành một mạng lưới giáo
viên Intel Teach tích cực đổi mới phương pháp và tích hợp công nghệ thông tin vào trong
dạy học.
Việc ứng dụng chương trình Dạy học cho tương lai trong giảng dạy và học tập thì
những giờ học mà người đứng lớp là học trị khơng cịn xa lạ, học sinh tự tin thuyết trình
như những người cán bộ truyền thơng trước cơng chúng, như những chuyên gia nông
nghiệp trước bà con nông dân, như những nhà khao học về môi trường… Người học là
trung tâm, chủ động và sáng tạo. Không những vậy, phương pháp dạy học cho tương lai
còn tạo ra sự tương tác rất lớn giữa giáo viên và học sinh, khiến thầy trò gần nhau hơn
bởi mối quan tâm và mục đích tìm hiểu của cả thầy và trị đều là một lĩnh vực mới mẻ và
hấp dẫn: đưa công nghệ thông tin vào bài học.


Hình 2: Các tỉnh áp dụng Chương trình Dạy học cho tương lai Intel tại
Việt Nam ( Tháng 12/2006 )

2. Những đặc trưng cơ bản của chương trình dạy học Intel
2.1. Mục tiêu của chương trình dạy học Intel
*Chương trình dạy học cho tương lai của Intel do viện công nghệ máy tính
(ICT) và tập đồn Intel thiết kế. ICT là tổ chức phi lợi nhuận chuyên về đào tạo cơng
nghệ, cung cấp chương trình giảng dạy cơng nghệ và các dịch vụ tư vấn cho ngành
giáo dục và công nghiệp.

*Đây là chương trình đào tạo chuyên sâu được thiết kế bởi công nghệ tiên tiến
vào trường học, với mục tiêu rất đơn giản nhưng cũng đầy tham vọng : tận dụng sức
mạnh của công nghệ để đổi mới việc dạy và học trong nhà trường phổ biến trên toàn
thế giới.
*Chương trình dạy học cho tương lai của Intel được thiết kế nhằm trợ giúp giáo


viên phát huy khả năng sáng tạo của mình và của học sinh ra ngoài phạm vi trường
học. Với chương trình này giáo viên sử dụng cơng nghệ máy tính để phát triển trí
tưởng tượng của học sinh và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học
hiệu quả hơn, có kiến thức sâu hơn, rộng hơn.
* Mục tiêu của chương trình là chuẩn bị cho thế hệ trẻ ngày nay bước vào nền
kinh tế tri thức của thế kỷ 21. Với chương trình này học sinh sẽ phát triển kỹ năng tư
duy bậc cao mà họ cần để khai thác trọn vẹn tiềm năng của mình. ( Intel education),
ngoài việc phát triển kỹ năng nhớ, hiểu, vận dụng của học sinh thì học sinh có thể
phát triển được kỹ năng phân tích, tổng hợp và đỉnh cao là đánh giá.
* Với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm của thế kỷ 21 - Dạy học dựa trên
dự án (Project Based learning), hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến thức và kỹ
năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống - dự án (project) mô
phỏng môi trường mà các em đang sống và sinh hoạt. Trong cách học theo dự án,
học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thật trong cuộc sống theo
sát chương trình học và có phạm vi kiến thức liên mơn. Bằng cách này mỗi bài học
đều thực sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn đề mơn học đang giải quyết là vấn đề có
thật trong đời sống, và việc giải quyết vấn đề đòi hỏi kỹ năng của sự cộng tác và diễn
giải. Cuối cùng, chính học sinh trình bày kiến thức mới mà họ tích luỹ thơng qua dự
án và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được và tính khúc chiết, hợp lý
trong cách thức trình bày của học sinh.
*Học theo dự án là học để được nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là tìm
ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa ra. Đây là cấu trúc
học tập có thể thay đổi mơi trường học từ “giáo viên nói” thành “học sinh thực

hiện”. Học theo dự án phải thể hiện các tính chất mạng mẽ:
+ Tính liên quan: học tập thu hút học sinh vào dự án phức tạp của thế giới thực
và học sinh sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kỹ năng về kiến thức của
mình
+ Tính thách thức: khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề phức tạp trong cuộc
sống hiện thực đòi hỏi học sinh phải tư duy sâu sắc về cơng việc của mình.
+ Tính hứng thú: thúc đẩy ham muốn học tập của học sinh, tăng cường năng lực
hồn thành những cơng việc quan trọng và niềm khát khao được đánh giá kết quả đã
hồn thành
+ Tính liên mơn: địi hỏi học sinh phải sử dụng thơng tin của những môn học
khác nhau để giải quyết vấn đề.
+ Tính xác thực: yêu cầu học sinh tiếp thu kiến thức theo cách học của người
lớn là học để trình diễn kiến thức.
+ Kỹ năng cộng tác: thúc đẩy sự cộng tác giữa các em học sinh và giáo viên và
giữa học sinh với nhau, có thể là với cả cộng đồng. Đây là phương tiện làm phong
phú hơn và mở rộng sự hiểu biết của học sinh về những điều các em đang học.
+ Sự vui nhộn: học sinh rất mong được đến trường học tập.
Như vậy, với mục tiêu đặt ra, chương trình dạy học cho tương lai của Intel sẽ


chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ ngày nay chuẩn bị hành trang để bước vào nền
kinh tế tri thức của thế kỉ 21, có đầy đủ các kỹ năng hiểu và giải quyết những vấn đề
phức tạp trong cuộc sống.
2.2. Các chủ đề của chương trình dạy học Intel
* Sử dụng cơng nghệ có hiệu quả vào trong lớp học.
Chương trình dạy học Intel nhằm đào tạo cho các giáo viên những phương thức
thích hợp để đưa cơng nghệ vào các kế hoạch giảng dạy và xây dựng giáo án giảng dạy
phù hợp. Các giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch giảng dạy nhằm nâng cao khả năng tiếp thu
kiến thức của học sinh, sinh viên thông qua việc sử dụng cơng nghệ. Chương trình này
hướng dẫn cho giáo viên thiết kế bài giảng sử dụng công nghệ thông tin như là một

phương tiện của cả thầy và trị. Giáo viên dùng cơng nghệ thơng tin để tìm kiếm tài liệu,
tạo bài hướng dẫn, phiếu chấm điểm, đáp án bài tập....Cịn học sinh dùng cơng nghệ
thơng tin để trả lời các bài tập của giáo viên, để tự khai phá và tiếp thu kiến thức, giao
tiếp với thế giới bên ngoài lớp học...
* Tập trung vào các phương pháp giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng
học tập thông qua nghiên cứu, trao đổi và sử dụng các công cụ, phương pháp nâng cao
hiệu suất làm việc.
Chương trình dạy học Intel chủ yếu dạy học dựa trên các dự án và dạy học tích hợp
liên mơn.
Giáo viên có nhiệm vụ:
-

Thiết kế hoạch động, tìm kiếm tài liệu hỗ trợ để học sinh sử dụng.

-

Cung cấp rõ ràng các định hướng của dự án.

-

Làm rõ mục tiêu của dự án.

-

Hướng học sinh vào nhiệm vụ trọng tâm.

-

Cung cấp các tiêu chí đánh giá để làm rõ yêu cầu của bài học.


-

Hướng học sinh vào những nguồn tài liệu giá trị nhất.

-

Làm giảm thiểu sự kém chắc chắn, hoài nghi và thất vọng.

-

Đem lại hiệu quả.


-

Tạo động lực học tập.

Học sinh có nhiệm vụ:
-

Sử dụng các công cụ hỗ trợ do giáo viên cung cấp và điều chỉnh các cơng cụ này
để thích hợp với nhu cầu của chính mình.

-

Tự thiết kế cơng cụ hỗ trợ để trở thành những người học độc lập. Thông qua các
thiết kế của chính mình, học sinh phát huy hết tiềm năng.

* Nhấn mạnh vào phương pháp học thông qua thực hành, phương pháp tạo ra các
bài giảng và các công cụ đánh giá phù hợp với chuẩn giáo dục quốc gia.

Chương trình dạy học Intel hướng học sinh đến việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng
thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống (được gọi là một dự án) mô phỏng
môi trường mà các em đang sống và sinh hoạt. Trong cách học này, học sinh làm việc
theo nhóm để giải quyết những vấn đề có thật trong đời sống (authentic), theo sát chương
trình học (curriculum-based) và có phạm vi kiến thức liên mơn (interdiseiplinary).
Giáo viên có vai trị thiết kế các bài giảng thông qua các dự án với những công cụ
đánh giá rõ ràng, chính xác và phù hợp với nội dung chương trình, với chuẩn giáo dục
quốc gia.
* Tăng cơ hội cho học sinh tham gia vào bài học thông qua việc tiếp cận với công
nghệ.
Với các công cụ hỗ trợ do giáo viên cung cấp và sự trợ giúp của cơng nghệ, học
sinh có ngay thơng tin mà họ muốn tìm, từ đó quyết định cách tiếp cận vấn đề và các
hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề. Chính học sinh là người thu thập dữ
liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích luỹ kiến thức từ q trình
làm việc của các em. Bằng cách này mỗi bài học đều thật sự hấp dẫn đối với học sinh vì
vấn đề mà họ đang giải quyết là vấn đề có thật trong đời sống, và việc giải quyết vấn đề
đòi hỏi những kỹ năng của “người lớn” như sự cộng tác và diễn giải. Cuối cùng, chính
học sinh trình bày kiến thức mới mà họ đã tích luỹ thơng qua dự án và được đánh giá dựa
trên những gì đã thu thập được và tính khúc chiết, hợp lý trong cách thức trình bày của
các em.


* Thúc đẩy các giáo viên làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề và kiểm tra chéo
lẫn nhau trong khi thực hành thiết kế bài dạy.
2.3. Quy trình thực hiện một bài dạy theo chương trình dạy học Intel
2.3.1. Cấu trúc Hồ sơ bài dạy theo chương trình Dạy học cho tương lai.
Baimau_hocsinh
Bai trinh dien da phuong tien bang powerpoint
An pham quang cao
Trang web/ trangweb_hocsinh.html


Chophep_banquyen / Luat ban quyen
Hinhanh _amthanh
Trogiup_baiday
Congcu_danhgia/ Mau danh gia powerpoint
Mau danh gia an pham publisher
Mau danh gia trang web publisher
Kehoach_baiday/ Ke hoach bai day
Kehoach_thuchien/ Ke hoach thuc hien bai day
Trogiup_giaovien/……
Trogiup_hocsinh/ …….

2.3.2. Các bước tiến hành bài dạy.
Bước 1: Trước khi tiến hành bài dạy:
- Trong mục trợ giúp _ bài dạy, giáo viên lên kế hoạch_ bài dạy theo mẫu của
chương trình, tại mục này giáo viên sẽ đưa ra ý tưởng dự án theo nội dung chương trình
bài học cho học sinh thực hiện, thông qua bộ câu hỏi định hướng bao gồm: câu hỏi Khái
quát, câu hỏi bài học và câu hỏi Nội dung.
Câu hỏi Khái qt:
• Có phạm vi rất rộng, là những câu hỏi mở.
• Là cầu nối giữa mơn học và bài học.
Câu hỏi Bài học:
• Cũng là câu hỏi mở nhưng bó hẹp trong một chủ đề hoặc bài học cụ thể.
• Hỗ trợ và phát triển câu hỏi Khái quát.
Câu hỏi nội dung:
• Trực tiếp hỗ trợ những chuẩn kiến thức và mục tiêu học tập
• Có những câu trả lời “đúng” cụ thể.


Mơ hình về mối quan hệ khái niệm trong bộ câu hỏi định hướng bài dạy


Lớn nhất
CHKQ

Lớn

CHBH

Cơ bản

CHND

CH Nội dung

TƯ DUY

TƯ DUY
TƯ DUY


- Phần trợ giúp_giáo viên. Giáo viên sẽ soạn 1 bài bằng powerpoint đưa ra ý
tưởng dự án cho học sinh, ra 3 bài tập yêu cầu học sinh thực hiện và cung cấp phần
hình ảnh_âm thanh và trợ giúp_học sinh.

Bộ câu hỏi định hướng bài
dạy

Ý tưởng dự án
Nội dung bài dạy


3 bài tập của
HS

Bộ câu hỏi định hướng

Nội dung bài học

3 bài tập dành cho HS

Ý tưởng dự án


- Từ đó giáo viên lên khung kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh theo mẫu như sau:

Người soạn bài
Họ và tên
Địa chỉ E-mail
Tên khóa học
Mã số khóa học
Các tiết học
Tên giảng viên
Tổng quan bài dạy
Tiêu đề Kế hoạch Bài dạy

Mô tả tên bài dạy của bạn
Các câu hỏi khung chương trình

Câu hỏi khái qt

Câu hỏi bao qt tồn diện có thể liên quan đến nhiều bài

học và môn học. Xem thư mục Các câu hỏi Khái quát trong
CD-ROM Chương trình.

Các câu hỏi bài học

Các câu hỏi hướng dẫn cho bài dạy của bạn. Xem thư mục
Các câu hỏi Khái quát trong CD-ROM Chương trình.

Các câu hỏi nội dung

Các câu hỏi nội dung hoặc định nghĩa

Tóm tắt Bài dạy
- Nhiệm vụ học sinh được giao: là Bộ trưởng, là kĩ sư, là nhà tư vấn…
- Kiến thức cơ bản của bài: Những khái niệm, những công thức…
- Nội dung 3 bài tập học sinh phải làm
Lĩnh vực môn học (Liệt kê tất cả các môn học)
Bao gồm tất cả các môn học mà bài dạy hướng tới
Cấp/lớp [Đánh dấu vào (các) ô mà bài dạy hướng tới]
10-11
11- 12
Lớp chuyên/chọn

Làm tài liệu tra cứu
Đối tượng khác:      
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai


Khung công việc/Các chuẩn nội dung/Điểm đánh giá
Một danh mục đã phân mức ưu tiên các tiêu chuẩn được nhắm tới trong bài dạy.

Mục tiêu cho học sinh/ Kết quả học tập
Một danh mục đã phân mức ưu tiên các mục tiêu nội dung mà học sinh sẽ nắm được sau khi
kết thúc bài học.

Các bước tiến hành bài dạy
Giống như Kế hoạch thực hiện bài dạy nhưng ở dạng rút gọn:
- Trước khi bắt đầu bài dạy
- Trong khi dạy:
+ Giới thiệu bài dạy
+ Chia nhóm học sinh
+ Định hướng việc làm bài tập: Bài tập Powerpoint , bài tập ấn phẩm, bài tập web
(làm như thế nào, thời gian bao lâu cho mỗi bài tập)
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo
- Sau khi kết thúc bài học
Ước tính thời gian cần thiết
Ví dụ: 8 tiết trên lớp, 6 tuần, 3 tháng,...
Kỹ năng cần có
Kiến thức và kỹ năng cơng nghệ mà học sinh cần phải có để tham gia bài dạy này.

Trang thiết bị

Công nghệ – Phần cứng (Chọn các phần cứng cần thiết)
Máy ảnh
Máy tính bỏ túi
Máy vi tính
Kết nối, truy cập Internet

Đĩa CD-ROM
Máy in
Máy chiếu

Máy quét ảnh

Đầu Video
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo truyền
hình
Khác:      


Công nghệ – Phần mềm (Chọn các phần mềm cần thiết)
Soạn thảo văn bản
Powerpoint
Math type

Tài liệu in sẵn
Cung cấp
Tài nguyên Internet
Khác

Trình duyệt Internet
Các loại phần mềm
khác

Xây dựng trang Web
Khác:      

Sách giáo khoa, chuyện đọc, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tra cứu...
Những gì bạn muốn đặt hàng hoặc thu thập để thực hiện bài dạy
của mình.
Địa chỉ Web hỗ trợ thực hiện bài dạy của bạn.

Khách mời, tư vấn,...

Điều chỉnh cho các đối tượng học khác nhau
Học sinh tiếp thu
nhanh

Yêu cầu bị thay đổi, nội dung giảng dạy và tiêu chi đánh giá thay
đổi, thời gian dài hơn, có các mẫu hướng dẫn, các cấu trúc hỗ trợ
và nhân sự

Học sinh khơng ở các
nước nói tiếng Anh

Internet và các tài nguyên khác bằng tiếng mẹ đẻ. Có nhiều cách
để thể hiện mức độ học của học sinh, nhân sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn
nhau.

Học sinh năng khiếu

Nhiều cơng việc khó hơn, mở rộng tới mức độ chuyên sâu, tìm
hiểu, mở rộng tới các chủ đề liên quan đến thiên hướng của học
sinh, đồ án mở.

Đánh giá Học sinh
Mô tả cách đánh giá. Ngữ cảnh và các thủ tục cụ thể để đánh giá việc học của học sinh. Việc
đánh giá có thể thơng qua phỏng vấn, quan sát, nhật ký, viết bài luận, thi vấn đáp, kiểm tra và
đồ án. Những đánh giá có thể do giáo viên hoặc giữa học sinh với nhau thực hiện.

- Phần trợ giúp_học sinh: giáo viên cung cấp cho học sinh các trang web liên
quan đến dự án, các tài liệu, tên sách, tên tác giả để học sinh tìm kiếm thơng tin.

- Phần công cụ _đánh giá: giáo viên chuẩn bị 3 mẫu đánh giá: đánh giá bài
trình diễn đa phương tiện, đánh giá ấn phẩm và đánh giá trang web học sinh gồm các
nội dung bài học và khung điểm để học sinh tự đánh giá lẫn nhau và phần đánh giá
của giáo viên.
- Phần hình ảnh_âm thanh: giáo viên chuẩn bị những hình ảnh và âm thanh,
phim ảnh để cung cấp cho học sinh hỗ trợ hoàn thành bài tập.
- Phần cho phép_bản quyền là tên các trang web, sách báo tham khảo.
- Ngoài ra, ở bước này giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện bài dạy. Các phiếu


xin ý kiến phụ huynh, các kế hoạch mượn phòng máy và các thiết bị liên quan.
Bước 2: Trong khi dạy:
- Tiết 1: Giáo viên giới thiệu ý tưởng dự án. Trình chiếu bài giảng powerpoint
giới thiệu về dự án. Ra 3 bài tập theo nội dung của bộ câu hỏi định hướng
Chia nhóm học sinh. Các nhóm tự phân công công việc.
Định hướng việc làm bài tập: bài đa phương tiện bằng powerpoint, bài
tập ấn phẩm, bài tập web (làm như thế nào, thời gian bao lâu cho mỗi bài tập)
Cung cấp cho học sinh phần trợ giúp_học sinh và hình ảnh_âm thanh.
- Tiết 2,3..: Tổ chức cho học sinh báo cáo. Mỗi nhóm sẽ gồm 3 bài: bài trình
diễn đa phương tiện, ấn phẩm quảng cáo cho bài báo cáo và 1 website cho nhóm thực
hiện với vai trị là một cơng ty tư vấn, một trung tâm y tế, một tuyên truyền viên...
2.4. Dạy học theo chương trình Intel nhằm phát triển các kỹ năng của thế kỷ
21. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Với phương pháp này, giáo viên phải tập trung vào các kỹ năng thế kỷ 21, để
giúp các em hoà nhập với xã hội và theo kịp với những thay đổi về cộng nghệ, cụ
thể:
• Tinh thần trách nhiệm và khả năng thích nghi - Thực hiện bổn phận cá
nhân và linh động trong các hoàn cảnh cụ thể, ở nơi làm việc và với
cộng đồng; đặt ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và mục tiêu cao cho bản
thân và cho người khác, chấp nhận những điều chưa rỏ ràng.

• Các kỹ năng giao tiếp - Hiểu, quản lý và tạo ra các mối quan hệ giao
tiếp nói, viết và đa phương tiện hiệu quả dưới nhiều hình thức và bối
cảnh khác nhau.
• Tính sáng tạo và ham hiểu biết tri thức – Phát hiện, thực hiện và trao đổi
các ý tưởng mới với người khác, luôn cởi mở và đáp ứng tích cực với ý
tưởng mới và đa dạng.
• Tư duy phê phán và tư duy hệ thống - Sử dụng lập luận có cơ sở để hiểu
và thực hiện những lựa chọn phức tạp, hiểu mối quan hệ qua lại giữa các
hệ thống
• Thơng tin và hiểu biết về các phương tiện truyền thơng – Phân tích, tra
cứu, quản lý, tích hợp, đánh giá và tạo ra thơng tin bằng nhiều hình thức
và phương tiện truyền thơng khác nhau.
• Những kỷ năng hợp tác và cộng tác - Chứng tỏ tinh thần làm việc đồng
đội và khả năng lãnh đạo; thích nghi với các vai trị và trách nhiệm khác
nhau; làm việc với người khác một cách hiệu quả; biết thơng cảm; tơn
trọng các ý kiến đa dạng.
• Nhận biết, hệ thống hoá và giải quyết vấn đề - Có khả năng hệ thống
hố, phân tích và giải quyết vấn đề.


• Tự định hướng - Nắm được những nhu cầu hiểu biết và học tập của
chính mình, xác định được các nguồn tài nguyên thích hợp, biết chuyển
kiến thức, kỹ năng từ lĩnh vực đã biết thành nền tảng để khám phá lĩnh
vực mới.
• Trách nhiệm xã hội – Ln ứng xử có trách nhiệm, quan tâm đến cộng
đồng lớn hơn; chứng tỏ lối cư xử đạo đức trong những bối cảnh riêng tư,
ở nơi làm việc và trong cộng đồng.
Đây là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, khác so với cách dạy
học lấy giáo viên làm trung tâm truyền thống, được thể hiện trong bảng sau:
Cách dạy học lấy giáo viên làm

trung tâm

Phương pháp học lấy học sinh làm
trung tâm

Nội dung
Nội dung được quy định bởi một
chương trình giảng dạy và tất cả học
sinh học cùng nội dung ở cùng một
thời điểm

Học sinh học các chủ đề dựa trên
chương trình giảng dạy và chuẩn kiến
thức, kỹ năng nhưng được phép có
nhiều lựa chọn trong một chủ đề học

Học sinh được quyền sử dụng công
nghệ thông tin trong giới hạn, do
giáo viên lựa chọn hoặc thư viện
trường

Học sinh được quyền sử dụng không
hạn chế thông tin có các cấp độ chất
lượng đa dạng

Các chủ đề học thường tách biệt và
không liên quan đến nhau, đến các
lĩnh vực chủ đề và đến thế giới thật

Học sinh học nội dung có liên quan đến

tất cả các chủ đề và đến thế giới thật

Học sinh học thuộc lòng các sự kiện
và đơi khi phân tích thơng tin một
cách độc lập

Học sinh thường xuyên tham gia vào
việc phân tích , đánh giá và tổng hợp ở
mức độ cao đủ loại tài liệu khác nhau

Học sinh làm việc để tìm ra một câu
hỏi trả lời đúng

Học sinh làm việc để xây dựng bất cứ
câu trả lời nào trong số những câu trả
lời có thể

Giáo viên chọn các hoạt động và
cung cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp

Học sinh lựa chọn từ các hoạt động
khác nhau do giáo viên cung cấp và
thường quyết định cấp độ thử thách cho
riêng họ làm việc

Cách dạy học
Giáo viên là người cung cấp thông
tin – là vị thánh trên bục giảng –
giúp học sinh đạt được kỹ năng và
kiến thức


Giáo viên là người hướng dẫn bên cạnh
cung cấp cơ hội cho học sinh áp dụng
các kỹ năng và xây dựng kiến thức của
riêng mình


×