Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phân tích môi trường Nhật và đưa ra phương thức kinh doanh quốc tế mặt hàng gốm sứ vào Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.28 KB, 27 trang )

Đề tài 2: Phân tích MT Nhật và đưa ra phương thức kdqt
mặt hàng gốm sứ vào Nhật
I/ Phân tích môi trường vĩ mô của Nhật Bản
1. Tự nhiên
Địa lý
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, năm gần Trung Hoa và Triều Tiên, có diện tích tổng
cộng là 377,834 cây số vuông. Đất đai của Nhật Bản là một dãy đảo trải theo hình vòng cung
bên cạnh phía đông của lục địa châu Á, dài 3,800 cây số, từ 20 độ vĩ tuyến bắc với các đảo cực
nam là Okinawa, tới 45 độ vĩ tuyến bắc với phần trên cùng của đảo Hokkaido. Địa thế này
tương đương với miền đất từ Miami, Hoa Kỳ, kéo lên tới tận Montreal, Canada.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp,
công nghiệp và cư trú nhiều đồi núi nhưng người dân Nhật lại ưa thích miền đồng bằng bờ biển.
Trong số các bình nguyên lớn, miền Quan Đông (Kanto) gần Vịnh Tokyo là nơi rộng rãi nhất,
nơi đây các nhà máy, các công ốc, các nông trại ... chen chúc nhau khiến cho các thành phố, thị
xã và làng mạc lẫn vào nhau và trải dài thật xa. Chỉ riêng miền Quan Đông đã sản xuất được
1/3 tổng sản lượng quốc nội của Nhật Bản. Khu vực kỹ nghệ của Nhật Bản kéo dài từ Tokyo tới
Yokohama là thành phố đứng thứ hai, sau đó là thành phố Osaka.
Nhật Bản có hơn 3,900 hòn đảo nhỏ và 4 đảo lớn là Honshu (Bản Châu), hơi lớn hơn nước
Anh và chiếm khoảng 60 % toàn thể diện tích, Hokkaido (Bắc Hải Đạo), Kyushu (Cửu Châu)
và Shikoku (Tứ Quốc). Trong số các hòn đảo nhỏ, đảo Okinawa là lớn nhất và quan trọng nhất,
nằm giữa đường kéo dài từ mỏm phía cực tây của đảo Honshu tới đảo Đài Loan. Hòn đảo
Okinawa này tuy thuộc về Nhật Bản nhưng trước kia do ở khá xa phần đất chính nên đã phát
triển được một thứ văn hóa riêng và một số điểm khác biệt với nếp sống của bốn hòn đảo lớn.
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là đẹp nhất thế giới, đặc biệt nhất là ngọn
núi Phú Sĩ có tuyết trắng bao phủ nơi phần đỉnh núi. Núi Phú Sĩ là nguồn cảm hứng của rất
nhiều văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ trong đó có các nhiếp ảnh gia
và họa sĩ khắp bốn phương.
Thiên tai
Nhật Bản là một dãy đảo cô đơn, có 186 núi lửa hiện nay đang hoạt động. Mỗi năm Nhật Bản
chịu vào khoảng 1,000 trận động đất và các hoạt động địa chấn này đặc biệt tập trung vào miền
Quan Đông (Kanto), nơi có thủ đô Tokyo và người ta cho rằng cứ 60 năm, Tokyo lại gặp một


trận động đất khủng khiếp. Trận động đất xẩy ra vào ngày 01/9/1923 với cường độ 8.2 trên địa
chấn kế Richter, đã tàn phá phần lớn hai thành phố Tokyo và Yokohama. Động đất là mối đe
dọa lớn lao nhất đối với Nhật Bản nên chính phủ Nhật mỗi năm đã phải bỏ ra hàng tỉ Yen để
tìm kiếm một hệ thống báo động sớm về động đất, và khoa học địa chấn tại Nhật Bản được coi
là tiến bộ nhất trên thế giới nhưng kết quả của các nghiên cứu và các dụng cụ báo động cho tới
nay chưa được coi là đáng tin cậy.
Khí hậu
Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp. Tại miền
bắc thuộc đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều trong khi đảo
1
Ryukyu (Lưu Cầu) có khí hậu bán nhiệt đới, và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu
các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô
của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương,
tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền Đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn
nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của
Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn.
Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa Xuân
tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối
tháng 3, hoa Anh Đào đã nở trên đảo Kyushu và loại hoa này nở dần lên tới phía bắc của đảo
Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách
viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa
(tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng.
Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi
tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt
đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi loại mưa này chuyển dần lên mạn bắc. Độ nóng của mùa
hè cao nhất vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức
nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Thành phố Yamagata vào mùa đông chịu đựng một
mét tuyết phủ và vào mùa hè, độ nóng đã có lần lên tới kỷ lục là 40.8 độ C. Vào cuối mùa hè,
Nhật Bản gặp các trận cuồng phong mang tới các trận mưa lớn và các tàn phá, nhất là tại các
vùng bờ biển. Thông thường mỗi năm có 3 hay 4 trận cuồng phong, các trận nhỏ vào tháng 8,

trận lớn vào tháng 9. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh
làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận
sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết
trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.
Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết
tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên
cùng vĩ độ với các thành phố Athens của Hy Lạp, Teheran của Iran và Los Angeles của Hoa
Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè
có nhiệt độ và độ ẩm cao.
Thực vật, động vật và tài nguyên.
Động thực vật
Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật.
Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên
động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai, trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản
hay tại các đảo Honshu, Kyushu và Shikoku, thời tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên còn
miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông
loại lá lớn.
Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên
và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma) của
đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilô và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma) nhỏ
hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilô. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình,
cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.
2
Tài nguyên
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các
mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ
này không hoạt động. Tất cả khoáng sản khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước
ngoài.
Tại Nhật Bản, cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên. Gỗ được dùng cho kỹ nghệ xây nhà và
làm giấy nhưng việc sản xuất nội địa đã giảm hẳn vì Nhật Bản ưa nhập cảng loại gỗ rẻ tiền hơn

từ các quốc gia nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á.
Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Nhật Bản có các hạm đội tầu đánh cá rất lớn,
hoạt động trong các hải phận quốc tế. Nhật Bản cũng khai thác mạnh ngành du lịch với các
khách sạn, các sân golf và loại kỹ nghệ này càng bành trướng, lại càng làm ô nhiễm môi trường
sống trong khi người dân Nhật vẫn quý trọng Thiên Nhiên. Do sự phát triển đô thị, do các loại
kỹ nghệ và việc bành trướng du lịch, môi trường sống của một số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu.
Loại hạc (tancho) rất đẹp của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa nhiều
thế kỷ trước, nay đã bị tuyệt chủng. Sự ô nhiễm các giòng sông đã làm chết đi các loại cá chép
và cá hồi. Loại gấu màu nâu cũng biến đi dần. Loại khỉ macaca chỉ còn thấy tại khu vực
Nagano. Các khu giải trí dưới mặt nước cũng làm hư hỏng các vùng biển san hô thiên nhiên.
Để bảo vệ môi trường thiên nhiên, Nhật Bản có 28 công viên quốc gia và 55 công viên bán
công với công viên Iriomote tại phía cực nam và công viên Sarobetsu ở mỏm cực bắc của hòn
đảo Hokkaido. Các công viên quốc gia được quản trị trực tiếp và các công viên bán công được
cai quản gián tiếp bởi Cơ Quan Môi Trường thuộc Văn Phòng Thủ Tướng.
Miền phía bắc đảo Honshu và đảo Hokkaido là hai nơi thưa dân, nên có nhiều công viên quốc
gia lớn trong khi công viên lớn nhất là Công Viên Quốc Gia Nội Hải (Seto Naikai Kokuritsu
Koen) trải dài 400 cây số từ đông sang tây, nơi rộng nhất 70 cây số và bao gồm hơn 1,000 đảo
nhỏ.
2. Dân số
Theo Bộ Nội Vụ của Nhật Bản, dân số Nhật Bản vào cuối năm 2000 là 126,434,470 người,
đứng hàng thứ bẩy sau Trung Hoa Cộng Sản, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nam Dương, Brazil và Nga Xô.
Mức gia tăng dân số lên tối đa vào năm 1974 với tỉ số sinh 1.27 %, đã giảm xuống còn 0.35 %
vào năm 1992. Tuy thế, Nhật Bản vẫn có thể có dân số lên tới 129.5 triệu người vào năm 2010
rồi sau đó mới giảm bớt.
Do dân số cao, mật độ của Nhật Bản là 327 người trên một cây số vuông, ngang hàng với các
nước có mật độ cao như Bỉ, Hòa Lan và Bắc Triều Tiên. 49 % dân Nhật chen chúc quanh ba
trung tâm đô thị lớn là Tokyo, Osaka và Nagoya cùng với các thành phố phụ cận. Thành phố
Tokyo vẫn là nơi đông dân nhất, có vào khoảng 3 tổng số dân chúng. Lý do của sự tập trung
này là vì Tokyo là trung tâm của các kỹ nghệ dịch vụ (service industries). Vào năm 1991, Nhật
Bản có 13 % dân số trên 65 tuổi, con số này thấp hơn so với của Thụy Điển là 18 % và Anh

Quốc là 15 %. Tuổi thọ trung bình tại Nhật Bản là 81 đối với phụ nữ và 75 với nam giới.
Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc
Nhật chỉ chiếm hơn 1 % vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng
nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật
Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời
3
sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân
lao động gồm người Phi Luật Tân và người Thái Lan.
Người Nhật Bản có nguồn gốc Mông Cổ, giống như người Triều Tiên và Trung Hoa. Có lẽ vào
khoảng 10,000 năm về trước, giống người gốc Mông Cổ này đã di cư qua xứ Nhật Bản là nơi
có sẵn giống người Ainu, một loại thổ dân gốc Caucase. Ngày nay thổ dân Ainu chỉ còn vào
khoảng 14,000 người, hiện sinh sống trong các khu vực riêng biệt thuộc hòn đảo Hokkaido.
Người Ainu đang chịu các số phận thiệt thòi giống như thổ dân da đỏ tại Bắc Mỹ.
3. Văn hóa
Văn hoá Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã
phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó
chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nền văn hóa Nhật Bản trong xã hội
hiện đại là một sự kết hợp phong phú giữa truyền thống và trào lưu mới, giữa văn hóa phương
Đông và phương Tây, những truyền thống cổ xưa và công nghệ hiện đại cùng tồn tại và tạo nên
một môi trường và phong cách sống độc đáo. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các
nghành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các
môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến
những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, Budō, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm
Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay cũng là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng. nhất trên thế
giới..
Ngôn ngữ:
99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống
các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản.
Tiếng Nhật đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong tiếng Trung và cả tiếng Anh (từ sau
thế chiến II). Hệ thống chữ viết sử dụng Kanji (các chữ viết Trung Quốc) và hai loại kana (bảng

âm tiết dựa trên chữ tiếng Trung), cũng như Roman alphabet và số Arabic. Tiếng Ryūkyūan,
một phần của ngữ hệ Japonic, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ
này. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại Hokkaidō. Phần
lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.
Tôn giáo:
Tín ngưỡng tôn giáo của một dân tộc là một trong những yếu tố biểu hiện rõ nét nhất thế
giới quan và nhân sinh quan của dân tộc đó. Đối với Nhật Theo thống kê của Uỷ ban văn hoá
thì số người theo thần đạo là 111,38 triệu người, Phật giáo là 89,03 triệu người, Thiên Chúa
giáo là 1,51 triệu người, số người tin theo các tôn giáo khác là 11,15 triệu người. Cộng các con
số này lại thì chúng ta có một con số 220,7 triệu người, nghĩa là cao gấp gần 2 lần số người dân
Nhật.
Một trong những nguyên nhân này là các giáo phái khai báo con số bao gồm cả những
người đã chết và cả những người đã thoát ly khỏi giáo phái. Tuy nhiên khi hỏi một người Nhật
là anh ta theo tôn giáo nào thì trừ các tín đồ Thiên Chúa giáo, hầu hết số còn lại đều trả lời là
“tôi không theo tôn giáo nào cả” Nếu hỏi một người Nhật xem gia đình anh ta theo tôn giáo nào
thì đa số trả lời là theo đạo Jodou (Thành đạo - một nhánh của đạo Phật) hoặc theo đạo Nhật
Liên (Nichiren). Đây là do các gia đình lấy theo tôn giáo của tổ tiên họ chứ không liên quan đến
vấn đề tín ngưỡng.
4
Đa số người Nhật đều theo thần đạo vì ngày xưa đã thế và ngày nay cũng vẫn thế
dù đi chùa và đạo Phật fát triển mạnh nhưng theo tín ngưỡng cổ kim thì họ vẫn tôn sùng các
thần, người theo đạo Phật vẫn thờ thần, các đền thần luôn được người Nhật tôn kính dù là họ có
theo đạo hay không
Theo tín ngưỡng cổ thì Nhật Hoàng là con của thần mặt trời, và người Nhật là truyền nhân
mang dòng giống của các vị thần nên thờ thần là chuyện dễ hiểu. Thần đạo là 1 phần wan trọng
trong đời sống của người Nhật, nhất là ở các tỉnh họ thờ thần biển, thần gió, thần đất, thầy
cây,... .
Gia đình
Gia đình giữ một vai trò trọng yếu, là nền tảng tạo nên xã hội Nhật Bản. Trước đây gia đình
truyền thống là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà

và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành
viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm
và nghĩa vụ bảo vệ gia đình. Người cha luôn được kính trọng và có uy quyền. Người phụ nữ khi
về nhà chồng phải tuân phục chồng và cha mẹ chồng.
Tuy vậy, sau khi luật Dân Sự năm 1947 được ban hành, người phụ nữ đã có nhiều quyền hạn
ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống và đặc tính phụ quyền của gia đình đã bị bãi
bỏ. Từ Chiến tranh thế giới thứ hai, người phụ nữ Nhật đã tham gia vào xã hội và chiếm 40.6 %
tổng số lực lượng lao động của năm 1990. Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm
cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ được xây
dựng ngày một nhiều, khiến cho loại đại gia đình giảm từ 44 % vào năm 1955 xuống còn 13.7
% vào năm 1991. Số người con trong gia đình cũng giảm từ 4.7 vào năm 1947 xuống còn 1.5
vào năm 1991 vì việc làm nơi thành phố và do cuộc sống trong các căn nhà chung cư chỉ thích
hợp với loại gia đình trung bình là 2.9 người.
Tỷ lệ phụ nữ đi làm việc ở Nhật Bản ngày càng tăng. Tuy vậy, đa số họ đều nghỉ việc sau khi
kết hôn hoặc sinh con. Họ thường đảm nhiệm các công việc của gia đình, không cần phải thuê
người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng
tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc
riêng của mình.
Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ Nhật Bản hiện nay có một hoặc hai con, sống trong các căn hộ
không được thoải mái lắm về diện tích. Sau khi kết hôn, phần lớn họ ra ở riêng. Trung bình
muốn có một mái ấm của riêng mình, họ phải bỏ ra số tiền từ 3 đến 5 tỷ đồng Việt Nam. Chính
vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng trẻ sống trong các căn hộ cho thuê, hoặc nhà của công ty. Theo
thống kê năm 2000, tỷ lệ có nhà riêng là 61,3%, và số tiền để dành trung bình là gần 10 triệu
yên (khoảng 1,2 tỷ đồng Việt Nam). Tỷ lệ có 3 thế hệ trong một gia đình là 15%. Số nhà có
phòng riêng cho trẻ con: 76%. Số người thuộc tầng lớp trung lưu: 88,5%.
Ngày nay vì lý do này hay lý do khác càng nhiều thanh niên Nhật chọn cách sống một mình.
Thời xưa, người phụ nữ trên 25 tuổi mà chưa có chồng thường bị nam giới coi như "có khuyết
điểm nào đó", thì ngày nay Nhật Bản lại là nước có phụ nữ lấy chồng rất muộn, thậm chí là
sống độc thân mà không có chồng, và sự lựa chọn đó đang dần hình thành tương lai của xã hội
Nhật Bản (Nhật Bản hiện nay là nước có phụ nữ lấy chồng rất ít và tỉ lệ sinh thấp nhất Châu Á).

Hiện có tới 25% nam và 16% nữ thanh niên xứ Phù Tang ở độ tuổi 30 quyết định sống độc thân
và không sinh con. Niềm đam mê của một bộ phận người trẻ tuổi là thức ăn ngon, rượu và công
việc. Xu hướng này ngày càng gia tăng trong một đất nước mà hôn nhân và gia đình vốn là giá
trị truyền thống lâu đời.
5
Tuổi “teen” Nhật yêu thích âm nhạc, mua sắm những đồ dùng điện tử thế hệ mới nhất hoặc đi
chơi tại những công viên trò chơi. Không cần phải nói, hoạt động giải trí được yêu thích nhất
Nhật Bản là Karaoke! Người dân Nhật nổi tiếng trên thế giới cùng tính hiếu khách và nhã nhặn
của mình và trong suốt năm học của mình, bạn sẽ cảm nhận được điều này qua cách chăm sóc
và sự tốt bụng của họ.
Con người
Một đặc điểm của người Nhật là mức độ thuần nhất cao của họ, nếu không kể thiểu số
người Ainu hiện nay còn khoảng 18.000 người sống ở Hokkaido và Sakhalin thì tất cả người
Nhật đều thuộc về cùng một chủng tộc và chỉ nói một ngôn ngữ. Một phần vì vậy mà tính cách
của người Nhật Bản mang sắc thái khá rõ ràng và đồng nhất.
Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như
người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân
nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu
như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên
cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người
Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê
phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra
những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và
sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn
hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn
cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà
còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.
Ý thức tập thể

Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ trong
cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi
lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có
thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được
mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự
của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của
người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
Tôn trọng thứ bậc và địa vị
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ nhún
mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng
đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn
250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời
sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào,
6
người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức
tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự
hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ
xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay
người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người
trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát
sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối
dễ dàng.
Óc thẩm mỹ
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về
óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách
bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ
cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà
còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan
của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa,

có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn,
đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục
đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng - đó là
cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái
đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc
của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải
vì lợi ích cá nhân của mình, họ mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.
Phong tục tập quán
Lễ phục Kimono của người Nhật
Nói đến Kimono, kể cả những người chưa từng đặt chân lên đất nước Phù Tang, cũng biết
ngay đó là bộ lễ phục truyền thống của người Nhật. Hình ảnh những cô gái với những bộ
Kimono rực rỡ trong ngày hội, đã từ lâu là nét đẹp có một không hai của xứ sở hoa anh đào.

Áo Kimono ra đời vào thời Heian ( 794 - 1192 ). Lúc đó, do người ta đã bắt đầu biết kỹ
thuật cắt vải ra thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau cho nên các thợ may không
còn phải lo lắng nhiều về hình dáng, kích cỡ của khách hàng đặt kimono nữa. Điều này thực sự
đem lại rất nhiều điểm thuận lợi cho người mặc kimono. Về sau, khi việc mặc kimono thành
nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng các màu sắc khác nhau cho
mỗi lớp áo. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một
tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.
Kimomo có một số loại sau. Furisode là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng.
Tay áo rất dài và rộng ( thường dài từ 95 đến 115 cm ). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy
ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.
Trong lễ cưới, các cô gái mặc kimono shiromuku màu trắng. Màu trắng có ý nghĩa báo hiệu
một bước ngoặt mới trong cuộc đời cô gái. Khi đã có gia đình, cô gái không mặc furisode nữa
mà mặc tomesode. Tomesode có thể là màu đen hoặc các màu sắc khác. Tomesode màu đen
thường được mặc vào các dịp lễ long trọng như đám cưới của người thân, khi mặc phải đeo cả
7
con dấu riêng của gia đình ở tay áo. Tuy nhiên khi mặc tomesode màu khác thì không phải đeo
con dấu của gia đình.

Ngày nay người Nhật chỉ mặc kimono vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám ma, lễ
hội...v...v
Giao thiệp
Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách
gập người xuống và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu
quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng. Một nét phong tục khác là việc trao đổi danh thiếp. Mỗi lần
giới thiệu hay gặp mặt đều cần tới tấm danh thiếp và việc nhận tấm danh thiếp bằng hai tay là
một cử chỉ lễ độ, chiều danh thiếp hướng về khách. Tấm danh thiếp được in rõ ràng và không
được viết tay trên đó.
Khi giao tiếp, người Nhật luôn ý thức rất rõ vị trí của mình. Là chủ nhà, sau những lời chào hỏi
xã giao, họ thường chủ động đi vào vấn đề bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là
công việc đã chính thức băt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui
vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp, nhưng nên đúng lúc. Không nên đưa ý kiến chệch
vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Nếu không, bạn sẽ bị đánh giá là
thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ. Một điều rất quan trọng là người Nhật không
muốn bị lãng quên, thích lễ độ và sự kiềm chế. Lúc trao đổi không nên nói to, gây tiếng ồn ầm
ỹ. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật bản rất thích đúng giờ
và ngắn gọn. Đừng sai hẹn, cũng đừng bắt người Nhật vòng vo, nhất là phải trả giá nhiều lần
(vì vậy cần cân nhắc, tính toán khi đàm phán vấn đề liên quan đến giá cả). Người Nhật thích
chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy, khi đi tham quan một nơi nào đó mà lúc về họ được
tặng một bức ảnh chụp trong tư thế tự nhiên thì không gì bằng. Các thương nhân Nhật thích
chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình quốc huy, quốc kỳ và lãnh tụ của nước sở
tại. Họù kiêng chụp ảnh 3 người.
Khi giao tiếp, nên hướng chủ đề câu chuyện theo hướng không ở đâu kiêng kỵ như thể thao,
thời tiết, kinh tế, chứng khoán. Không vỗ vào vai của người Nhật, không kéo dài mọi hình thức
tiếp xúc cơ thể. Người Nhật rất thích tặng quà vào các dịp lễ tết, các dịp có tin vui... Cần chú
trọng đến nghệ thuật gói quà nếu bạn muốn tặng quà cho người Nhật. Không nên tặng quà có số
lượng là 4, 9, những vật nhọn, những tặng vật có màu tím hoặc xanh lá cây vì với họ, đây là
những thứ tượng trưng cho đau buồn và không may mắn. Họ không mở quà ngay.
Lễ Tết

Người Nhật có nhiều ngày lễ truyền thống đặc sắc, đậm nét văn hóa phương Đông. Các lễ
hội của người Nhật diễn ra ngày nay không bị bó hẹp chỉ trong phạm vi huyết thống mỗi gia
đình, dòng họ, vùng lãnh thổ mà càng có tính phổ biến chung cho cả các doanh nghiệp, công ty,
trường học, các địa phương, vùng lãnh thổ khác nhau, thậm chí còn thu hút sự quan tâm và
hưởng ứng tham gia của nhiều người nước ngoài cùng thời điểm đó đang cư trú trên đất Nhật.
Một số ngày lễ chính là
• Lễ hội Vu Lan
Hàng năm cứ vào dịp tháng 8, các gia đình ở Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong
một đợt nghỉ khá dài gọi là kỳ nghỉ Obon (theo tiếng Nhật). Trong dịp này, hầu hết các con cái
đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng Mộ của những người thân trong
8
gia đình đã khuất. Kỳ nghỉ này thực sự là của gia đình đối với những người Nhật Bản.
• Lễ đón Năm Mới (Oshogatsu)
Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Nhật, diễn ra chính thức từ đêm Giao thừa,
(31/12 năm cũ) và cho đến hết ngày 3/1 của năm mới. Trong đêm Giao thừa, người Nhật cũng
gọi là Omisoka, theo truyền thống, các gia đình Nhật đều chờ nghe 108 tiếng chuông giao thừa
để đón chào Thần Năm Mới (Toshigami) và thường thì thức luôn đến sáng ngày hôm sau để
đón ánh mặt trời của ngày đầu năm. Theo tập quán thì Lễ đón Năm Mới hay còn gọi là Lễ Tết
kéo dài cho đến hết ngày 3/1 của năm mới.Tuy nhiên, thực tế là không khí Lễ hội đón Năm Mới
này đã diễn ra dài hơn. Thường là từ ngoài 20/12 trở đi, đồng thời với không khí sôi động
chuẩn bị chào đón Lễ Noel (25/12) đã diễn trước đó, từ trung tuần tháng 12; và vẫn không
khí Tết này còn kéo dài cho đến hết ngày 15/1 là ngày chính thức tổ chức trọng thể Lễ Trưởng
thành cho các nam nữ thanh niên tròn 20 tuổi trong năm đó.
Những ngày vui đón năm mới cũng là dịp nhàn rỗi để những người bà con họ hàng, bạn bè đến
thăm nhau. Nhiều gia đình đã về nhà ông bà, bố mẹ để cùng vui đón năm mới. Vào nửa đêm
của ngày 31/12, toàn thể gia đình vừa vui đón Lễ Tết vừa cùng ăn một loại mỳ truyền thống có
tên là Toshikoshi Soba vì theo người Nhật do ăn những sợi mì dài và dai đó là biểu hiện của
bền vững, sống lâu.
• Lễ Trưởng thành (Seijinnohi)
Lễ hội này còn có tên là “Lễ Thành nhân” dành cho các chàng trai, cô gái của xứ sở Phù

Tang tròn tuổi 20 trong năm đó. Tuy nhiên, vì mỗi thanh niên đều có thời điểm được sinh ra
khác nhau nên đã thành truyền thống chung của người Nhật từ nhiều thế kỷ qua là lấy ngày
15/1 hàng năm là ngày khắp nơi trong toàn quốc đều tổ chức trọng thể các nghi lễ để công nhận
sự trưởng thành của các nam nữ thanh niên đến tuổi 20 trong năm đó. Từ đó, Lễ Trưởng thành
đã trở thành ngày hội lớn không chỉ riêng với các thanh niên đến tuổi 20, các gia đình có con
em mình thuộc đối tượng đó, mà đã trở thành ngày hội lớn, vui chung toàn xã hội Nhật. Việc tổ
chức trọng thể Lễ công nhận Trưởng thành thời gian đầu được tiến hành thường chỉ ở một số
đền, chùa lớn và nổi tiếng ở các địa phương trong toàn quốc, nhưng sau đó vì số lượng thanh
niên đến tuổi 20 hàng năm thường rất nhiều, vì thế trên thực tế nhiều năm qua cứ khoảng từ
ngày 12/1 trở đi tại các đền, chùa ở nhiều địa phương người ta đều đã tiến hành các thủ tục nghi
lễ đó. Chính vì thế vào những ngày này tại các đền, chùa, nhất là ở những nơi nổi tiếng như đền
Meiji, chùa Asakusa… ở Tokyo, đền Kamakura…ở Kamakura, đền Kyoto… ở Kyoto. .v.v…đã
thu hút rất nhiều thanh niên tuổi 20 đến để xin tiến hành nghi lễ công nhận, khiến cho không
khi lễ hội rất sôi động.
4. Chính trị- Pháp luật
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và
cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị).
Theo Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Hoàng là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất dân tộc.
Nhật Hoàng không có quyền lực đối với Chính phủ. Hoàng gia Nhật Bản tồn tại từ nhiều thế kỷ
trước. Đây là triều đại lâu dài và liên tục nhất trên thế giới. Đương kim Nhật Hoàng AKIHITO
sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 (ngày sinh của Nhật Hoàng được mặc nhiên coi là ngày Quốc
khánh của Nhật Bản) và lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989 sau cái chết của cha Nhật Hoàng
HIROHITO tức Hoàng đế Chiêu Hoà. Niên hiệu của đương kim Nhật Hoàng là Bình Thành vì
vậy năm 1989 theo lịch Nhật Bản là năm Bình Thành 1.
Quốc hội :
9
Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quốc
hội có 2 viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, trong đó Hạ nghị viện có thẩm quyền hơn
Thượng nghị viện, nghị sỹ của cả hai viện đều do dân bầu ra. Các nghị sỹ của Hạ viện được bầu
theo nhiệm kỳ 4 năm song có thể kết thúc trước nhiệm kỳ nếu Hạ viện bị giải tán. Các thượng

nghị sỹ được bầu theo nhiệm kỳ 6 năm và cứ 3 năm thì bầu lại một nửa. Các kỳ họp của hai
viện gồm các kỳ họp thường xuyên, không thường xuyên và các kỳ họp đặc biệt. Các kỳ họp
thường xuyên của Quốc hội được triệu tập 1 lần 1 năm vào tháng 12 và kéo dài 150 ngày. Dự
thảo quan trọng nhất được trình ở kỳ họp thường xuyên là ngân sách nhà nước của năm tài
chính tới. Hạ viện có quyền xem xét dự thảo này trước khi nó được trình ra Quốc hội. Hạ viện
cò được quyền ưu tiên hơn so với Thượng viện trong việc chỉ định Thủ tướng mới và xem xét
ký kết các hiệp ước. Hạ viện có quyền đưa ra đề nghị tín nhiệm hoặc không tín nhiệm Nội các.
Thượng nghị viện không có quyền đưa ra những đề nghị không tín nhiệm. Thượng viện có thể
tạm thời thay Hạ viện đảm nhiệm các chức năng của Quốc hội nếu và khi Nội các triệu tập một
kỳ họp khẩn cấp của Thượng viện trong lúc Hạ viện đã bị giải tán.
Đảng phái chính trị:
Ngày nay Nhật Bản có 5 đảng phái chính là đảng Dân Chủ Tự Do, đảng Dân Chủ Xã Hội,
đảng Công Minh, đảng Cộng Sản và đảng Dân Xã. Đảng Dân Chủ Tự Do (LDP) là đảng chính
trị quan trọng nhất, được thành lập vào năm 1955 do sự sát nhập của hai đảng phái được tổ
chức sau Thế Chiến Thứ Hai. Đảng này chiếm 274 ghế Hạ Viện và 106 ghế Thượng Viện của
Quốc Hội năm 1992, so với đáng phái thứ hai là đảng Dân Chủ Xã hội có 141 Dân Biểu và 73
Thượng Nghị Sĩ.
Cơ quan hành pháp:
Nội các bao gồm Thủ tướng và các Bộ trưởng thực hiện quyền hành pháp, chịu trách nhiệm
tập thể trước Quốc hội. Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của chính phủ, lập ra chính sách
và kế hoạch của chính phủ, chỉ đạo các Bộ, quản lý công tác đối nội và đối ngoại, nộp các đề
nghị về lập pháp lên Quốc hội nhân danh tiểu ban thực hiện. Cơ cấu của Nội các bao gồm 1 văn
phòng Thủ tướng, 10 bộ và 2 cơ quan ngang bộ, cụ thể là: Bộ Môi trường, Bộ đất đai, hạ tầng
và giao thông, Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp, Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp, Bộ Y tế, lao
động và phúc lợi, Bộ Giáo dục, văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ
Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Quản lý công cộng, Nội vụ, Bưu điện và viễn thông, Cục Phòng
vệ, Uỷ ban an toàn quốc gia.
Nhật Bản được chia là 47 tỉnh và 3.223 đơn vị chính quyền cấp dưới với hơn 3 triệu công chức
địa phương (tháng 2/2002). Tuỳ theo dân số và diện tích mà các đơn vị này cũng có những
quyền hạn khác nhau theo từng cấp, theo quy định của luật, hoặc theo uỷ nhiệm của chính

quyền cấp trên. Nói chung, Chính phủ lo các nhiệm vụ về quốc phòng, ngoại giao và các nhiệm
vụ khác gắn với trách nhiệm của Nhà nước, còn cấp địa phương lo các việc liên quan đến giữ
gìn và khai thác đất đai, phòng chống thiên tai, chống ô nhiễm, lao động, phúc lợi, y tế v..v..
Cấp tỉnh thường lo các việc có quy mô lớn hoặc có ảnh hưởng rộng và đóng vai trò liên lạc
trong các hoạt động phối hợp giữa các đơn vị. Chính quyền địa phương cấp dưới thường chịu
trách nhiệm về các việc liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hàng ngày của cộng đồng dân cư.
Tư pháp:
Quyền tư pháp do Toà án tối cao và các Toà án cấp dưới sử dụng. Toà án tối cao có quyền
quyết định cuối cùng tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản quy phạm.
Quan hệ quốc tế
Hiến pháp hiện tại của Nhật không cho phép nước này dùng sức mạnh quân sự để phát động
chiến tranh chống một nước khác mặc dù vẫn cho phép duy trì lực lượng phòng vệ gồm các đơn
vị lục, không và hải quân.
10

×