BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ
ĐẶNG VĂN ƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng và Giải Pháp
Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Tại Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố” do ĐẶNG
VĂN ƠN, sinh viên khóa K33, ngành Quản trị kinh doanh thương mại, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ___________________.
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thị Bích Phương
________________________
Ngày tháng năm 2011.
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2011.
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm 2011.
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, không những là sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn là sự
giúp đỡ của rất nhiều người. Qua đây tôi xin nói lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ
tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha – Mẹ và gia đình, người đã
sinh ra con và nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho con, là
niềm tự hào của bản thân con”. Chúc cho gia đình ta luôn mạnh khỏe, hành phúc…
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy – Cô trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói
chung và Khoa Kinh Tế nói riêng, đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm cho
tôi. Qua đây tôi muốn nói lời cảm ơn tới: Thầy Ths. Lê Thành Hưng giảng viên chủ
nhiệm lớp, đã sát cánh cùng với lớp DH07TM, đã chỉ dẫn, sát cánh bên tôi trong phong
trào Đoàn – Hội của Khoa Kinh Tế, giúp tôi được tôi luyện thử thách qua phong trào
Đoàn – Hôi và vượt qua được chặng đường dài.
Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô Ths. Nguyễn Thị Bích Phương đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập và làm đề tài. Cô đã chỉ tôi khắc phục
những nhược điểm, vượt qua những khó khăn đời thường để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh – Chị nhân viên Công Ty Điện Thoại Tây
Thành Phố đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Đặc biệt anh Ths. Nguyễn Giang Đô
Giám đốc Công ty, anh Lê Hoàng Dũng trưởng phòng Hành Chính Tổng Hợp, chị Cao
Mỹ Ánh Tuyết tổ trưởng Tổ Quản Trị và các anh chị trong tổ đã tận tình giúp đỡ, chỉ
dẫn cho tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý anh chị, bạn bè… những người đã luôn
quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận cũng như cuộc sống hàng ngày.
Cuối cùng cho tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm, Công ty
điện thoại Tây Thành Phố. Chúc quý Thầy, quý Cô, quý Anh Chị và toàn thể bạn bè
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên
Đặng Văn Ơn
NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG VĂN ƠN. Tháng 7 năm 2011. “Thực Trạng và Giải Pháp Xây Dựng
Văn Hóa Doanh Nghiệp tại Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố”.
DANG VAN ON. Junly 2011. “Reality and solutions to build the enterprrise
culture at Western Ho Chi Minh City Telephone Company”. Do yêu cầu cấp thiết
trong thời kỳ mới, yêu cầu về sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, đòi hỏi
các doanh nghiệp hòa nhập mà không bị hòa tan, đã thách thức không nhỏ đến các
doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh
doanh. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới
sự thành bại của doanh nghiệp. Mặt khác văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi
doanh nghiệp đã đủ và cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa. Vì vậy, nó tạo ra
sức mạnh, ảnh hưởng rất lớn cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh cũng như hội
nhập.
Vì lẽ trên, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đặc điểm, đặc trưng về văn hóa
và cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố. Cụ thể
đề tài đi sâu vào nghiên cứu các mặt sau:
Quá trình hình thành văn hóa doanh nghiệp của Công ty.
Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.
Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của Công ty.
Đánh giá kết quả đạt được về văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.
Đo lường văn hóa doanh nghiệp ở hiện tại và mong muốn trong tương lai.
Qua đó phản ánh một cách chân thực và sống động thực tế văn hóa hiện tại của
Công ty, những mặt đã đạt được, những điểm hạn chế… từ đó đề xuất ra một số giải
pháp để góp phần xây dựng văn hóa của Công ty ngày một tốt hơn.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VHDN : Văn hóa doanh nghiệp.
XHCN : Xã Hội Chủ Nghĩa.
TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh.
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước.
BC-VT : Bưu chính viễn thông.
GĐ- PGĐ : Giám đốc- Phó Giám đốc.
CB.CNV : Cán bộ công nhân viên
SXKD : Sản xuất kinh doanh.
BĐTP : Bưu điện Thành Phố.
WHTC : Western Ho Chi Minh City Telephone Company.
DN : Doanh nghiệp.
BCH TƯ : Ban Chấp Hành Trung Ương.
VTTP : Viễn Thông Thành Phố.
TCCB-LĐTL : Tổ chức cán bộ-Lao động tiền lương.
KTNV : Kỹ thuật nghiệp vụ.
XD : Xây dựng.
KH : Khách hàng.
TTKD : Thị trường kinh doanh.
BHLĐ : Bảo hộ lao động.
SX-CT : Sản xuất-Công trình.
AT-VSLĐ-PCCN : An toàn-Vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ.
TTP : Tây Thành Phố.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số Liệu Thống Kê Dung Lượng Khai Thác Từ Năm 2006 đến 2010.
Bảng 2.2: Doanh Thu Cước Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố Từ 2006-2010
Bảng 2.3: Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty
Bảng 2.4: Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa Nhân Viên của Công Ty WHTC
Bảng 2.5: Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Công Ty WHTC.
Bảng 2.6: Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công Ty WHTC.
Bảng 3.1: Các Chức Năng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp.
Bảng 3.2: Quy Ước Các Ký Hiệu Trong Bảng Câu Hỏi.
Bảng 4.1: Quy định giờ giấc làm việc.
Bảng 4.2: Cơ Cấu Chức Vụ Của Mẫu Nghiên Cứu.
Bảng 4.3: Thời Gian Công Tác Của Mẫu Nghiên Cứu.
Bảng 4.4: Loại Hình VHDN Tổng Quát ( Sắp theo Thứ Tự Ưu Tiên).
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:Trụ Sở Làm Việc của Công Ty Điện Thoại Tây TP
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố
Hình 2.3: Biểu Đồ Dung Lượng KT và Số Máy Điện Thoại Năm 2006-2010
Hình 2.4: Biểu Đồ Phát Triển Doanh Thu Từ Năm 2006 - 2010.
Hình 2.5: Biểu Đồ Tăng Trưởng Lợi Nhuận Biên Từ Năm 2006 đến 2010.
Hình 2.6: Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa của Nhân Viên Năm 2011.
Hình 2.7: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011.
Hình 4.1: Hình ảnh logo của công ty.
Hình 4.2: Cơ Cấu Giới Tính Của Mẫu Nghiên Cứu.
Hình 4.3: Trình Độ Học Vấn Của Mẫu Nghiên Cứu.
Hình 4.4: Loại Hình VHDN Tổng Quát tại Công Ty.
Hình 4.5: Đặc Tính Nổi Trội Của Công Ty WHTC.
Hình 4.6: Người Lãnh Đạo Của WHTC.
Hình 4.7: Nhân viên trong Công ty WHTC.
Hình 4.8: Chất Keo Gắn Kết Mọi Người Với Nhau Tại Công Ty WHTC.
Hình 4.9: Chiến Lược Tập Trung Của WHTC.
Hình 4.10: Tiêu Chí Xác Định Thành Công Của WHTC.
Trang
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phục lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Nhân Viên.
Phụ lục 2. Tổng hợp số liệu điều tra văn hóa doanh nghiệp hiện tại của WHTC.
Phụ lục 3. Tổng hợp số liệu điều tra văn hóa doanh nghiệp hiện tại của WHTC.
Phụ lục 4. Một số hình ảnh của Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội.”Chúng ta phải làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy văn hoá doanh nghiệp được coi là
nguồn lực nội sinh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt kết nối mọi thành viên, mọi phòng ban
trong công ty tạo thành một khối vững chắc, giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn,
sóng gió trên con đường hội nhập và phát triển bền vững. Góp phần vào thành công của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi nhuận, coi lợi
nhuận như là một “tiêu chuẩn duy nhất” để tồn tại doanh nghiệp, không quan tâm đến
việc xây dựng “Văn hoá doanh nghiêp”. Từ đó dẫn đến lương tâm, phẩm giá của người
lao động bị giảm sút, làm ăn kém hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, trình
độ quản lý, kinh doanh kém, cạnh tranh không lành mạnh, không trả lương, trả thưởng
cho người công nhân đúng thời hạn, không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, làm cho
người lao động không hứng thú làm việc, không gắn bó với doanh nghiệp. Tất cả những
điều ấy cho thấy, các doanh nghiệp thiếu hẳn vai trò của văn hoá trong sản xuất kinh
doanh. Hay nói một cách khác là các doanh nghiệp chưa thực sự hình thành cho mình
một VHDN.
Chính vì những lẽ trên, vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên hết sức cần
thiết trong điều kiện hiện nay. Mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho được một nền
văn hóa phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho doanh nghiệp
thích ứng được nhu cầu cạnh tranh và có sức sống.Văn hóa doanh nghiệp không phải
được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói
rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn
lại khi doanh nghiệp không còn nữa.
Về mặt lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu VHDN ở nước ta chưa được chú ý. Hiện
nay, một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến VHDN trên bình diện văn hoá trong kinh
doanh, hoặc khai thác một vài khía cạnh của VHDN như: Tinh thần doanh nghiệp, Đạo
đức kinh doanh, Triết lý kinh doanh, chưa có đề tài nào nghiên cứu VHDN trên bình
diện chung. Đặc biệt rất ít đề tài nào nghiên cứu xây dựng VHDN trong các doanh
nghiệp nhà nước.
Công ty điện thoại Tây Thành Phố là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực viễn thông trực thuộc Tập đoàn VNPT Việt Nam. Nhiều năm qua vấn đề xây
dựng và phát triển văn hóa ở Công ty rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu
dài. Điều này rất phù hợp với hướng nghiên cứu mà tôi chọn nên sau khi thực tập tại
Công ty tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng văn hóa doanh nghiệp và đưa giải pháp
nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành
Phố.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
- Đánh giá tác động của VHDN đến hoạt động Sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Đo lường VHDN hiện tại và mong muốn trong tương lai ở Công ty điện thoại Tây
Thành Phố.
- Đề xuất nhóm giải pháp nhằm xây dựng và pháp triển văn hóa sâu và rộng hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Giới hạn về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty điện thoại Tây
Thành Phố.
- Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ
10/04/2011 đến 10/06/2011.
1.4. Cấu trúc của đề tài.
Luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1. Mở đầu: Nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạp vi thực
hiện của đề tài.
- Chương 2. Tổng quan: Nêu 1 cách tổng quát về Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty các năm gần đây.
- Chương 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu: Trình bày cơ sở lý luận về văn
hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Cách thức để xây dựng và phát triển văn
hóa doanh nghiệp. Nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng như
phương pháp xây dựng bản câu hỏi, tính mẫu, chọn mẫu, cách thức tiến hành điều
tra, xử lý và trình bày số liệu…
- Chương 4. Kết quả và thảo luận: Nêu lên thực trạng về văn hóa doanh nghiệp của
công ty. Những mặt về văn hóa mà công ty đã đạt được, cũng như những tồn tại.
Từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty được
tốt hơn.
- Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nêu tổng quát kết quả nghiên cứu đạt được cũng
như những hạn chế của đề tài. Ngoài ra còn đề xuất kiến nghị với các cơ quan liên
quan để xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.
Về vấn đề VHDN trên thế giới mới được nghiên cứu trong mấy thập niên gần đây.
Trong cuốn sách “Văn hoá học - những bài giảng của A.A. RADGHIN, nhà xã hội học
người Mỹ, E.N.Schein đưa ra định nghĩa về Văn hoá Doanh nghiệp hay Văn hoá tổ
chức (E. Schein. San- Francínco. 1985). Trong cuốn “ Dự báo thế kỷ XXI” của các nhà
khoa học Trung Quốc, đã đề cập đến vai trò của doanh nghiệp ở thế kỷ XXI và đưa ra
lời khuyến cáo rằng: Nếu không chú ý đến văn hoá, thì doanh nghiệp không thể phát
triển được; Đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn quan trọng hơn việc phát triển kỹ thuật
mũi nhọn và cải cách thể chế của doanh nghiệp.
Vào tháng 12 năm 2009 trong khoá học chuyên đề: Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp
của trung tâm hợp tác nguồn lực Việt Nam - Nhật Bản ở Hà nội người ta đã đưa ra một
khái niệm về Văn hoá tổ chức.
Ở Việt Nam ta, đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế khá muộn. Trước
đây người ta cho rằng, văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực hoàn toàn tách biệt nhau,
không có mối quan hệ hỗ trợ, gắn bó nào. Đấy là một nhận thức sai lầm và sau 25 năm
đổi mới, chúng ta bắt đầu thay đổi về tư duy và nhận thức, trước hết là đổi mới tư duy
về kinh tế. Chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá trong phát triển
kinh tế. Mãi đến năm 1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc
gia cùng với Uỷ ban Quốc gia Unesco của Việt Nam mới phối hợp tổ chức cuộc Hội
thảo "Văn hoá và kinh doanh”.
Đến năm 2001, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá -
Thông tin và viện Quản trị Doanh nghiệp, xuất bản cuốn sách Văn hoá và kinh doanh.
Trong cuốn sách này các tác giả không đề cập đến “Văn hoá doanh nghiệp” mà chỉ nói
đến văn hoá trong kinh doanh, quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh. Đây chỉ là những ý
kiến gợi mở để chúng ta có thể tham khảo, đồng thời bước đầu làm cơ sở cho việc xây
dựng lý luận về hình thành VHDN.
Ngoài ra, còn có một số công trình đã được nghiên cứu về VHDN và được công bố
như: Văn hoá và triết lý kinh doanh của tiến sĩ Đỗ Minh Cương (Xuất bản năm 2000).
Trong tác phẩm này, tiến sĩ Đỗ Minh Cương đã đưa ra định nghĩa về VHDN và cấu trúc
của nó. Nhưng tiến sĩ Đỗ Minh Cương lại không đi sâu hướng nghiên cứu này, mà chỉ
chọn vấn đề triết lý kinh doanh để nghiên cứu.
Năm 2003, tác giả Trần Quốc Dân đã cho ra đời cuốn sách” Tinh thần doanh nghiệp
giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam”.Tác giả xác định: Tinh thần doanh nghiệp
chính là giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh Việt Nam. Như vậy tác giả mới chỉ
đi sâu nghiên cứu một yếu tố trong văn hoá doanh nghiệp đó là “Tinh thần”. Ngoài ra có
nhiều bài viết liên quan đến VHDN, được đăng rãi rác trên các tạp chí khoa học. Nỗi bật
hơn cả là bài: Bàn về Văn hoá và Văn hóa kinh doanh của GS -TS Hoàng Vinh, đăng
trong “ Thông tin Văn hoá và phát triển” của Khoa Văn hoá XHCN, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2004. GS -TS Hoàng Vinh đã đưa ra một quan
niệm, muốn xây dựng thuật ngữ “Văn hoá kinh doanh”.
Gần đây tại khoa Văn hoá XHCN, Học viện Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, học
viên Cao học chuyên nghành Văn hoá học, Trần Thị Thuý Vân đã bảo vệ thành công
luận văn “ Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Luận
văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn xây dựng VHDN nói
chung ở một địa phương (Tp Hồ Chí Minh), song chưa chú ý nhiều đến VHDN của
DNNN, đồng thời chưa quan tâm đến vai trò của các doanh nghiệp nhà nước với việc
xây dựng VHDN.
Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu ở trên, của các
tác giả rất có ý nghĩa cho việc hình thành cơ sở lý luận về VHDN. Nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về VHDN ở Việt Nam nói chung và ở
địa bàn TP.HCM nói riêng đặc biệt trong DNNN. Vì vậy đề tài“Thực trạng và giải
pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty điện thoại Tây Thành Phố ” mong
muốn được góp một phần nhỏ vào việc xây dựng cơ sở lý luận về VHDN đồng thời đưa
ra một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng văn hoá doanh
nghiệp trong các DNNN, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Qua đó
khẳng định vai trò “chủ đạo” của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay, đây cũng chính là những nét mới của đề tài.
2.2.Tổng quan về Công ty điện thoại Tây Thành Phố.
2.2.1. Lịch sử hình thành công ty.
Công ty Điện thoại Tây Thành Phố có tiền thân là Trung tâm Điện Thoại – Chi
nhánh của Công ty Điện thoại–Bưu Điện Thành phố Hồ Chí Minh, đã trải qua một
chặng đường dài hình thành và phát triển với những thành tự đáng kể:
• Ngày 18/7/1986 , Giám Đốc Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số
18/QĐ-TCCB quy định “ Trung tâm Điện Thoại được thành lập và hoạt động
với chức năng và quyền hạn của Công ty Điện Thoại – Bưu điện Thành phố Hồ
Chí Minh”.
• Ngày 31/10/2002 , Tổng Giám Đốc công ty Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam
đã ra quyết định số 4350/QD-TCCB thành lập Công ty Điện Thoại Tây Thành
Phố trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố , tách ra thành 2
công ty hoạt động trên 2 địa bàn . Đó là : Công ty Điện Thoại Đông Thành Phố
và Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố.
• Ngày 21/01/2008, Tập đoàn BC-VT Việt Nam ra quyết định số 787/ QĐ-TCCB
thành lập công ty Điện thoại Tây Thành Phố - đơn vị kinh tế trực thuộc Viễn
Thông Thành Phố , cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định thuộc khu vực phía
Tây TP.HCM.
Hình 2.1: Trụ Sở Làm Việc của Công Ty Điện Thoại Tây TP
Nguồn: Phòng Tổ chức LĐ-CB
• Tên doanh nghiệp : Công ty Điện thoại Tây Thành Phố.
• Tên giao dịch : Western Ho Chi Minh City Telephone Company (WHTC).
• Địa chỉ: số 02 Hùng Vương, Phường 1, Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh.
• Điện thoại : 08 8399999 – Fax : 8396688.
• Website : – Email :
• Giá trị tài sản : Tính đến thời điểm cuối năm 2010, Tổng giá trị tài sản của công
ty là 3.496 tỷ VNĐ.
• Lĩnh vực hoạt động: sản xuất kinh doanh và phục vụ trên các lĩnh vực tổ chức
quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, phát triển thuê bao điện thoại, máy FAX,
Mega VNN, kinh doanh các dịch vụ viễn thông trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
• Địa bàn quản lý: Phía Tây Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ các quận 5,
6, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Huyện Hóc Môn và Củ Chi và một phần các quận 1, 3,
Tân Bình, huyện Bình Chánh. Đây là một khu vực lớn chiếm 2/3 dân số và 3/4
tổng thu nhập của toàn Thành Phố, thu nhập bình quân đầu người và đời sống của
người dân vực này được xếp vào loại cao ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
a. Ban Giám Đốc: Bao gồm 1 GĐ và 3 PGĐ trực tiếp lãnh đạo và quản lý các phòng
tại trụ sở chính và các chi nhánh trực thuộc Công ty.
b. Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động: Tổ chức quản lý và đề xuất điều chỉnh tổ chức
sản xuất của Công ty, thực hiện công tác đào tạo, công tác lao động , tiền lương, chế độ
chính sách, bảo hộ lao động đối với người lao động của Công ty. Tổ chức lao động khoa
học, định mức, quản lý chặt chẽ đội ngũ CB.CNV.
a. Phòng Hành Chánh Tổng Hợp: Tổ chức phục vụ trên lĩnh vực văn thư, lưu trữ,
hành chánh quản trị, phương tiện vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất, công
tác bảo vệ an toàn mạng lưới và an ninh cơ quan đơn vị, bảo vệ bí mật và phòng
cháy chữa cháy, quản lý và chăm sóc sức khoẻ cho CB.CNV. Là đầu mối tiếp nhận
và xử lý thông tin, sắp xếp lịch làm việc cho Giám đốc.
b. Phòng Kế hoạch: Xây dựng triển khai thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, quản lý vốn, xây dựng các chỉ tiêu
SXKD, phân bổ, theo dõi việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nội bộ trong công ty.
Tổ chức cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ cho SXKD.Tham mưu nghiệp vụ pháp lý
có liên quan đến công tác quản lý kinh tế, kinh doanh của công ty.
c. Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ: Điều hành quản lý kiểm tra mạng Viễn thông, giám sát
lập biên bản các trường hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng thông tin liên lạc, chất
lượng kinh doanh khai thác Viễn thông.
d. Phòng Tài chính Kế toán Thống kê: Tổ chức quản lý và hạch toán, kế toán, thống
kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,
xây dựng kế hoạch và quản lý thu, chi tài chính và các nguồn vốn được BĐTP phân
cấp.
e. Phòng Đầu tư: Tổ chức quản lý đầu tư-xây dựng và thẩm định hồ sơ mời thầu, phối
hợp các đơn vị theo dõi quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an
toàn và vệ sinh môi trường của các công trình thuộc chức năng được giao.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố
Giám đốc Công ty Điện thoại Tây Thành Phố
Phó Giám
đốc Kinh
doanh
Phó Giám
đốc Kỹ
Thuật
Phó Giám
đốc Phát
triển dự án
Phòng
Tổ chức
CB-LĐ
Phòng
hành
chính
tổng
hợp
Phòng
Đầu tư
Phòng
Kế
hoạch
Ban
Quản lý
Dự án
Phòng
Kỹ
thuật
nghiệp
vụ
Phòng
Kế toán
TK-TC
Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ-Lao động
f. Ban Quản lý Dự án: Tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư mạng viễn thông
và kiến trúc của công ty. Tổ chức thực hiện các dự án đấu thầu thi công xây lắp mua
sắm vật tư thiết bị cho các công trình đầu tư cho đúng pháp luật. Tổ chức đàm phán
hợp đồng thi công xây lắp các công trình đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
g. Phòng Tin học: Tổ chức quản lý, quản trị cơ sở dữ liệu và mạng máy tính trong
phạm vi toàn Công ty, lắp đặt nâng cấp, cài phần mềm, sữa chữa thiết bị tin học,
quản lý và xử lý sự cố mạng máy tính, xây dựng và phát triển các chương trình quản
lý phục vụ sản xuất kinh doanh Công ty.
h. Trung tâm kinh doanh : Tổ chức quản lý, chăm sóc khách hàng, thu cước, kiểm tra
đối chiếu số liệu cước, thực hiện các thủ tục về lắp đặt và cung cấp các dịch vụ viễn
thông.
i. Các chi nhánh trực thuộc: Chi nhánh Điện Thoại Hóc Môn, Chi nhánh Điện Thoại
Củ Chi, Chi nhánh Điện Thoại Bình Chánh, Chi nhánh Điện Thoại Tân Bình, Chi
nhánh Điện Thoại Chợ Lớn. Trực tiếp SX-KD các dịch vụ viễn thông của Công ty.
2.2.3. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty điện thoại Tây
Thành Phố trong những năm gần dây.
a. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2010
Công tác khai thác và triển khai mạng lưới:
Trong giai đoạn 2006-2010, nhờ có sự tập trung cao cho công tác đầu tư phát triển
mạng lưới viễn thông, Công Ty Điện Thoại đã tổ chức khai thác kinh doanh đạt hiệu quả
cao, được thể hiện qua mức tăng trưởng nhanh về dung lượng khai thác trong những gần
đây như sau:
Trung
tâm
Kinh
doanh
Trung
tâm
chuyển
mạch
TD&U
CTT
Chi
nhánh
Viễn
Thông
Chợ
Lớn
Chi
nhánh
Viễn
Thông
Tân
Bình
Chi
nhánh
Viễn
Thông
Hóc
Môn
Chi
nhánh
Viễn
Thông
Bình
Chánh
Chi
nhánh
Viễn
Thông
Củ Chi
Bảng 2.1: Số Liệu Thống Kê Dung Lượng Khai Thác Từ Năm 2006 đến 2010.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Dung lượng tổng đài
(số)
620.000 670.000 710.000 760.000 844.000
Dung lượng khai thác
(số)
434.218 480.325 543.512 604.000 693.700
Số máy điện thoại
50.000 53.000 60.000 63.000 65.000
Tỷ lệ khai thác (%)
79,07 80,6 84,6 80,89 82,19
Nguồn:Trung tâm kinh doanh
Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy mạng lưới do Công ty Điện thoại Tây Thành phố quản lý
đã phát triển mạnh về số đài trạm, dung lượng khai thác và số máy điện thoại đều tăng
qua các năm. Năm 2007 số máy điện thoại công ty cũng tăng nhẹ, đến năm 2008 số máy
được cải thiện rõ rệt với mức tăng là 13% so với những năm trước.Tình hình khai thác
và phát triển mạng lưới điện thoại từ năm 2006-2010 được thể hiện rõ ràng và cụ thể
qua biểu đồ sau.
Hình 2.3: Biểu Đồ Dung Lượng Khai Thác và Số Máy Điện Thoại
Từ Năm 2006-2010
434,218
480,325
543,512
604,000
50,000
53,000
60,000
63,000
65,000
693,700
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000
2006 2007 2008 2009 2010
Dung lượng khai thác
Số máy điện thoại
Nguồn: Trung tâm kinh doanh
Qua Hình 2.3 trên ta thấy dung lượng khai thác và số máy điện thoại đều tăng qua
các năm. Dung lượng khai thác năm 2010 tăng gấp 1.6 lần và số máy điện thoại tăng 1.3
lần so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về điện thoại trên thị trường thành phố
luôn tăng.
Doanh thu dịch vụ điện thoại tại Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố:
Do đặc thù của công ty là cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định nên doanh thu chủ
yếu chính là tiền cước phí thu được từ khách hàng. Ngoài ra công ty còn có một số
khoản doanh thu khác từ hoạt động thương mại, đầu tư tài chính nhưng con số này là
không đáng kể. Tình hình phát triển doanh thu từ năm 2006 đến năm 2010 được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Doanh Thu Cước Công Ty Điện Thoại Tây Thành Phố Từ Năm 2006 đến 2010
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Thống kê
Bảng 2.2 cho thấy trong thời gian qua công ty đã đạt được một bước đi đáng kể trong
việc tăng doanh thu. Doanh thu của công ty qua các năm luôn tăng, riêng năm 2008 có
mức doanh thu nhanh nhất. Điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách phát
triển đúng đắn thông qua việc đầu tư tăng cường đầu tư- xây dựng cơ bản mở rộng
mạng lưới viễn thông, tạo nền tảng cho hướng phát triển kế tiếp.
Hình 2.4: Biểu Đồ Phát Triển Doanh Thu Từ Năm 2006 - 2010.
Nguồn: Phòng kế toán tài chính thống kê
Hình 2.4 minh họa rõ hơn về mức tăng doanh thu của công ty qua các năm. Doanh
thu của công ty đều tăng qua các năm, đặc biệt vào năm 2008 có mức tăng trưởng rất
mạnh và tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định vào các năm tiếp theo.
b. Hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu (tỷ đồng) 1.235 1.297 1.523 1.602 1.689
1235
1297
1523
1602
1689
0
500
1000
1500
2000
2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của đồng vốn, nó
thể hiện 1 đồng vốn của Công ty sau 1 chu kỳ kinh tế sẽ thu được bao nhiêu đồng lời.
Bảng 2.3: Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty ĐVT: Tỷ VNĐ
Năm Doanh thu Chi phí Lãi ròng Lợi nhuận biên tế(%)
2006 1.235.000 1.123,745 111,255 9,01
2007 1.298.000 1.187,343 118,966 9,17
2008 1.532.000 1.263,813 259,187 17,02
2009 1.603.000 1. 308,382 293,618 18,33
2010 1.698.000 1. 359,760 329,240 19,49
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Thống kê .
Hình 2.5: Biểu Đồ Tăng Trưởng Lợi Nhuận Biên Từ Năm 2006 đến 2010.
9,01
9,17
17,02
18,33
19,49
0
5
10
15
20
25
2006 2007 2008 2009 2010
Năm
%
Lợi nhuận biên tế
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Từ Bảng 2.3 và Hình 2.5 trên cho thấy lợi nhuận biên tế của công ty qua các năm
đều tăng , điều này nói lên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất hiệu quả, Lợi
nhuận biên tế năm 2010 của công ty tăng gấp đôi lợi nhuận biên tế năm 2006. Do đó,
công ty cần giữ mức tăng trưởng ổn định như thế này trong những năm tiếp theo.
2.3.Tình hình nhân sự tại Công ty.
Công ty Điện Thoại Tây Thành Phố là một đơn vị quan trọng trong sự phát triển
kinh tế xã hội của thành phố với đội ngũ CB-CNV quy mô cả về số lượng và chất
lượng.
Bảng 2.4: Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa Nhân Viên của Công Ty WHTC
Năm
Trình độ
2010 2011
Số lượng % Số lượng %
Cao học
Đại học – Cao đẳng
Trung cấp
CNV khác
14
328
416
896
0,8
19,8
25,2
54,2
19
596
330
868
1,05
32,87
18,20
47,88
Tổng 1.654 100 1.813 100
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ lao động
Hình 2.6: Cơ Cấu Về Trình Độ Văn Hóa của Nhân Viên Năm 2011.
47,88%
18,20%
32,87%
1,05%
C ao học
Đại học -C ao đẳng
Trung cấp
C NV khác
Nguồn: Phòng Tổ chức-Cán bộ lao động
Theo biểu đồ ở Hình 2.6, ta thấy rằng lực lượng lao động có trình độ cao chiếm
33,92% đây là một tỷ lệ chưa cao khi mà tính chất công việc lại mang tính kỹ thuật công
nghệ hiện đại. Nhưng xét một cách tổng thể trình độ nhân viên có sự chuyển dịch một
cách tích cực, số lượng nhân viên có trình độ từ Cao đẳng trở lên năm 2011 tăng so với
năm 2010, trong khi đó số lượng nhân viên có trình độ trung cấp trở xuống năm 2011 có
xu hướng giảm so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu tích cực của Công ty.
Bảng 2.5: Cơ Cấu Lao Động Theo Giới Tính của Công Ty WHTC.
Năm
Giới tính
2010 2011
Số lượng % Số lượng %
Nam
Nữ
1.389
265
83,98
16,02
1.518
295
83,73
16,27
Tổng 1.654 100 1.813 100
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Số lượng nhân viên nữ đã có sự gia tăng trong năm 2011 so với năm 2010, cụ thể số
tăng là 30 nhân viên ứng với số tương đối là 0,15%, sự phát triển về mặt nhân sự này
phù hợp với xu hướng phát triển nhân sự của Công ty được đề ra trong Nghị quyết Đại
hội CB-CNV năm 2010. Trong những năm tới Công ty sẽ tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng
cho đội ngũ nhân viên để nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc đáp ứng những yêu
cầu khắt khe của công việc.
Bảng 2.6 Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi của Công Ty WHTC
Năm
Độ tuổi
2010 2011
Số lượng % Số lượng %
Từ 18-30
Từ 32-45
Từ 46-60
Trên 60
434
833
275
112
26,24
50,36
16,63
6,77
549
916
250
98
30,28
50,52
13,78
5,42
Tổng 1.654 100 1.813 100
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Hình 2.7: Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Theo Độ Tuổi Năm 2011
30%
51%
14%
5%
Từ 18-30
Từ 32-45
Từ 46-60
Trên 60
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - lao động
Có thể thấy ở Hình 2.7 lao động tuổi từ 18-45 chiếm 81% trên tổng số lao động. Như
vậy công ty đang sở hữu một đọi ngũ lao động trẻ tuổi.Công ty nên tổ chức nhiều hoạt
động văn nghệ, thể dục-thể thao phù hợp với độ tuổi này, để gắn kết tình bạn, tình đồng
nghiệp trong công ty, nhằm mục đích gắn bó họ lâu dài với Công ty.
2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty.
- Công ty đã có khoảng 73 Đài trạm, với tổng dung lượng sử dụng/thiết kế:
411.021/608.202 số thiết bị ( tỷ lệ khai thác 67,5%). Hạng thiết bị, tổng đài của Công ty
thuộc loại tiên tiến, do Công ty đã mạnh dạn đầu tư các công nghệ hiện đại của các hãng
hàng đầu thế giới, tương đối ngang tầm về mặt công nghệ với các nước trong khu vực
và thế giới.
- Về mạng ngoại vi, công ty có một hệ thống mạng cáp rộng khắp thành phố có tổng
vốn đầu tư ban đầu trên 4.000 tỷ đồng với tổng dung lượng đôi cáp gốc xây dựng:
645.398 đôi; đã sử dụng 376.421 đôi ( tỷ lệ khai thác 58,32%).
- Hiện Công ty Điện Thoại Tây TP đang quản lý và khai thác 400.840 máy điện
thoại; 5.040.328 Km đôi cáp các loại; 798.981 m cống cáp; 3.302 hầm cáp; 1.152 tủ
cáp- Đây là một điều kiện thuận lợi để Công ty thực hiện việc phát triển mạng viễn
thông bao trùm khắp thành phố đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thêm vào đó, Công ty còn đầu tư một số tổng đài điện thoại vô tuyến cố định nhằm
đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc đối với những vùng chưa phát triển được mạng điện
thoại cố định, các vùng sâu, vùng xa thành phố.
- Công ty có nguồn tài chính dồi dào, đủ để tiếp tục đầu tư vào những công nghệ mũi
nhọn, công nghệ mới và hiện đại trên thế giới. Trung bình mỗi năm Công ty thực hiện
đầu tư xây dựng cơ bản với tổng số vốn khoảng 610 tỷ VNĐ cho việc phát triển mạng
lưới tổng đài và các Dự án chăm sóc khách hàng. Ngành cũng dự trù nguồn vốn khoảng
10.000 tỷ VNĐ cho các Dự án đầu tư phát triển mạng lưới theo kế hoạch phát triển đến
năm 2015.
2.5 . Đối thủ cạnh tranh của Công ty điện thoại Tây Thành Phố .
Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh viễn thông và các dịch vụ internet như:
Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel): là công ty trực thuộc bộ quốc phòng
thành lập vào năm 1995 , được phép cung cấp một số dịch vụ viễn thông cơ
bản , dịch vụ Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Đây là đối thủ cạnh
tranh lớn nhất của Công ty trong những năm vừa qua.
Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom): Thành lập vào tháng 7/1995, là
công ty hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Kinh
doanh cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong nước và quốc tế.
Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT): Thành lập
năm 1995 với số vốn điều lệ là 50 tỷ đồng , là công ty cổ phần đầu tiên ở Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông. Hiện nay SPT được cấp
phép cung cấp các dịch vụ viễn thông. Và một số công ty viễn thông nhỏ khác.
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
3.1. Văn hóa.
3.1.1. Khái niệm văn hóa.
Văn hoá được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau. Ở mức chung nhất, có thể
phân biệt hai cách hiểu: văn hoá theo nghĩa hẹp và văn hoá theo nghĩa rộng.
Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng. Theo
nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rất nhiều. Chẳng hạn, định nghĩa đầu tiên của
E.B.Tylor năm 1871 xem văn hóa là “một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen khác mà con người
như một thành viên của xã hội đã đạt được”. Còn TS. Federico Mayor, Tổng giám đốc
UNESCO, thì xem “văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập
quán, lối sống và lao động.”
Theo giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ khoa học Trần Ngọc Thêm (Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh) thì “Văn hoá là một hệ thống của các giá trị do con người
sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình”. Định nghĩa này hàm chỉ một hệ toạ độ ba chiều
mà trong đó văn hoá tồn tại, con người là chủ thể văn hoá, môi trường tự nhiên và xã hội