Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY DỰNG UY TÍN VÀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.92 KB, 31 trang )

Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
Mục lục
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
1
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày
càng cao đã đem đến cho các doanh nghiệp Việt nam những thời cơ mới,
đồng thời nhiều thách thức mới nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt nam phải chuẩn bị những hành
trang cần thiết để hoà nhập cùng sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
Sự phát triển đó đòi hỏi ngày càng lớn về công nghệ kỹ thuật, về dòng vốn
khổng lồ cũng như việc quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế. Một yếu
tố vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công trong quản lý và giúp
cho các doanh nghiệp tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là
uy tín và văn hoá doanh nghiệp.
Khái niệm văn hoá doanh nghiệp còn rất mơ hồ đối với nhiều doanh
nghiệp ở Việt nam. Với hầu hết cá nhân lao động thì rất ít người được nghe
tới danh từ “uy tín và văn hoá doanh nghiệp”, rõ ràng, họ chưa thấy được giá
trị đích thực của chúng ở nơi mà họ thường gắn bó. Sức mạnh tổng hợp của
một doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân nhận thức được đầy đủ
giá trị văn hoá của đơn vị mình. Đó là yếu tố quyết định đem lại thành bại của
mỗi doanh nghiệp trong thương trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
Không ai có thể nghĩ rằng những hãng kinh doanh nổi tiếng trên thế
giới như: Gerneral, IBM, Sear, Kodak, Digital Electronics chỉ trong thời gian
ngắn đã đánh mất đi vị trí số một của mình. Còn nhiều công ty, tập đoàn như
Toyota, Nissan, Masishuta, LG lại thành công vang dội trong và ngoài nước
với sự cạnh tranh đáng gờm đã làm thức tỉnh nhiều công ty lớn trên thế giới.
Lý do thật đơn giản mà cũng khó nhận biết đó là: có được nhận thức về uy
tín, văn hoá và tiến hành cuộc cách mạng văn hoá trong doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực trạng các doanh nghiệp ở Việt nam và bài học rút ra


từ một số doanh nghiệp lớn nước ngoài, cùng với những yêu cầu bức xúc của
nhiều người đã và đang làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
2
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
tại Việt nam em chọn đề tài: “Thực trạng xây dựng uy tín và văn hóa
doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Đề tài được chia thành 3 phần lớn:
Chương I: Khái quát chung về uy tín và văn hóa trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng xây dựng uy tín và văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp cho việc xây dựng uy tín và văn hóa
doanh nghiệp ở Việt Nam.
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
3
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UY TÍN VÀ VĂN HÓA TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về văn hóa doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Qua nghiên cứu về văn hoá nói chung, đặc biệt là nghiên cứu về văn
hoá của các bộ lạc thời kỳ trước đây, người ta thấy rằng, mỗi một bộ lạc đều
có một văn hoá riêng biệt, trong đó, họ thường có một vật truyền của bộ lạc
mình, ví dụ như việc tôn thờ một vị thần hoặc tin vào một sức mạnh siêu
phàm nào đó trong tự nhiên. Mỗi một bộ lạc duy trì hoạt động của thành viên
mình bằng cách ban ra các điều cấm kị hoặc những nguyên tắc khắt khe bắt
buộc thành viên này đối xử với các thành viên khác trong bộ lạc và với một
người xa lạ từ một bộ lạc khác ra sao. Bất kỳ một cá nhân nào không tuân thủ
lập tức sẽ bị trừng trị theo luật lệ hà khắc của bộ lạc, bị giết hoặc làm làm mồi

cho thú giữ.
Thực tế cũng cho thấy rằng thành công hay thất bại của nhiều doanh
nghiệp ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như điều kiện xã hội,
điều kiện kinh tế chung, sự cạnh tranh từ bên ngoài ... v.v còn phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố bên trong. Các yếu tố bên trong sẽ tạo ra sức mạnh của
doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn chiến lược, hoạch định
và kiểm soát tốt hơn để có thể khống chế được các rủi ro từ bên ngoài và đạt
được các mục tiêu của mình. Vậy yếu tố bên trong ấy là gì, sức mạnh doanh
nghiệp có từ đâu, chất lượng quản lý chi phối các hoạt động doanh nghiệp
như thế nào và ngược lại nó chịu những sự tác động nào. Một trong những
nguồn sức mạnh mà doanh nghiệp có được chính là sức mạnh có được từ văn
hoá của doanh nghiệp đó. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì ?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp,
nhưng một định nghĩa được coi là khái quát nhất về văn hoá được 2 học giả là
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
4
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
Rolff Bergman và Ian Stagg đồng thời là giảng viên của khoa quản trị kinh
doanh trường đại học Monash , một trong những trường đại học lớn của Úc
cho rằng:
“Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao
trùm lên toàn bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và
hoạt động của toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp đó”
1.1. 2. Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp
Hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung trong văn hoá doanh nghiệp có
thể được hiểu theo 3 khía cạnh, bao gồm các nguyên tắc chung , các chuẩn
mực hành vi và các hoạt động hỗ trợ .
Các nguyên tắc chung Các chuẩn mực hành vi
Văn hoá doanh nghiệp
Các hoạt động hỗ trợ

Khi ta xem xét và tìm hiểu về một con người mà theo các nhà tâm lý
học gọi là quá trình tìm hiểu tính cách cá nhân của người đó, nếu chúng ta
nhận xét rằng, anh ta là người cởi mở, canh tân và ít bảo thủ thì có nghĩa là ở
anh ta toát nên hàng loạt các đặc điểm gắn với tính cách đó. Vậy đối với một
tổ chức bất kỳ nào cùng cũng thế, nó sẽ có những đặc điểm riêng biệt làm nổi
bật doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Sự khác biệt đó chính là do
khác biệt về văn hoá mà trước hết là do hệ thống các nguyên tắc , các chuẩn
mực hành vi và các hoạt động hỗ trợ đã tạo nên bộ mặt khác biệt này .
a. Các nguyên tắc chung
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
5
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
Là những ý tưởng lớn lao bao trùm lên phạm vi toàn doanh nghiệp. Đối
với một văn hoá mạnh, các nguyên tắc chung được chấp nhận một cách rộng
rãi. Hầu như tất cả mọi người đều nhận biết và tuân thủ chúng một cách đầy
đủ và thống nhất. Các nguyên tắc chung còn được coi như là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động trong doanh nghiệp.
b, Các chuẩn mực hành vi
Bao gồm các qui tắc, quy định các thành viên làm gì và không được
phép làm gì, họ phải thể hiện bằng những thái độ nào và có những hành vi
nào là phù hợp. Đồng thời nó cũng đưa ra các hình phạt áp dụng cho từng
trường hợp vi phạm. Các qui tắc này có vai trò hỗ trợ và hướng dẫn cho các
hành vi sao cho thống nhất với các nguyên tắc chung.
Các qui tắc tiếp tục được phân chia ra làm 2 loại như sau:
- Qui bắt buộc (Pivotal norms).
- Qui tắc bổ trợ (Peripheral norms)
c, Các hoạt động hỗ trợ cụ thể
Là những tấm gương tiêu biểu và những việc làm thiết thực được đưa
ra nhằm củng cố duy trì các giá trị và chuẩn mực đã được thống nhất trong
doanh nghiệp. Nhiều khi các hoạt động này có hiệu quả và dễ tiếp thu hơn là

ban bố những biện pháp, qui tắc mang tính nội qui chung chung. Các hoạt
động này bao gồm:
- Phong cách và tư tưởng của người đứng đầu. Họ là những người sáng
lập, là nhân viên quản lý hoặc trưởng các bộ phận, hoạt động của họ có ảnh
hưởng rộng rãi, có ý nghĩa tác động to lớn tới hoạt động của mọi thành viên.
-Hành động và những tấm gương cụ thể: Đây là những yếu tố ảnh
hưởng lớn tới việc hình thành văn hoá doanh nghiệp.
- Cách đặt trọng tâm vấn đề . Đây là cách mà các nhà quản lí thường sử
dụng để thể hiện tư tưởng nhất quán trong việc chỉ đạo. Trong các cuộc họp
cách đưa ra vấn đề phải luôn gắn liền với mục tiêu mà doanh nghiệp đang
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
6
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
theo đuổi. Điều đó có tác dụng hỗ trợ cho các qui tắc về mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp.
- Lễ nghi và các thủ tục bắt buộc . Các lễ nghi hay các thủ tục và cách
thức tiến hành cũng góp phần tạo nên văn hoá doanh nghiệp . Cụ thể như các
thói quen, thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi, qúa trình tuyển dụng và các
chế độ đãi ngộ khác, cũng sẽ giúp ta có được nhận xét về văn hoá của một
doanh nghiệp.
Nếu như các chuẩn mực hành vi được thể hiện ra ngoài như thói quen,
ăn mặc, đầu tóc, tác phong, kiểu ngôn ngữ hay biệt ngữ được dùng thì văn
hoá của một doanh nghiệp là tất cả các biểu hiện từ nguyên tắc chung, những
chuẩn mực hành vi và các hoạt động hỗ trợ đang tồn tại trong doanh nghiệp
đó. Nói một cách đầy đủ thì văn hoá doanh nghiệp là sự thể hiện của các
biện pháp lãnh đạo, sự tương tác, nội qui, ngôn ngữ giao tiếp, tác phong ăn
mặc, kiểu mẫu hành vi, thái độ, tư tưởng tình cảm của tất cả các thành viên
trong một doanh nghiệp.
1.2 Các vấn đề chung về uy tín doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt, mà yếu

tố quan trọng nhất là chỗ đứng vững của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Do vậy, uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để
khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp. Giữ vững và nâng cao
uy tín của doanh nghiệp không bao giờ thừa trước sóng gió của biển cả
thương trường.
Giá trị của uy tín
Lịch sử kinh doanh đã và đang chứng kiến sự phát triển bền vững của
nhiều tập đoàn kinh tế hùng mạnh trên thế giới. Ngay tại châu Á, các thương
hiệu như DeaWoo, Hyundai, Honda, Sujuki đã ăn sâu vào tiềm thức của
người tiêu dùng. Những nhà sản xuất không hề nguỵ tạo để nói hay về mình
mà là nhờ họ đã kỳ công xây dựng và bảo vệ uy tín trong chính những sản
phẩm, những dịch vụ hậu mãi, hoặc bằng việc giữ vững lời hứa trong các giao
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
7
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
dịch của họ. Giám đốc một doanh nghiệp thương mại tư nhân đã có lần tâm
sự, thành công của anh nằm ở bí quyết tưởng chừng như rất giản đơn, đó là
giữ vững những điều đã cam kết với đối tác. Ví dụ, đã có những lần công ty
anh giao dịch qua điện thoại hoặc e.mail về giá cả lô hàng mà hai bên sẽ ký
hợp đồng, nhưng đến thời điểm hai bên gặp nhau để ký kết, thì giá thị trường
bỗng nhiên tăng vọt.
Nếu thay đổi cam kết, Công ty sẽ nhìn thấy ngay trước mặt khoản lợi
kếch xù, cầm bằng vẫn giữ nguyên thì phần thiệt sẽ thuộc về Công ty. Anh
cho biết, nếu anh thay đổi thì đối tác đành chịu, vì hợp đồng chính thức chưa
được ký, nhưng hậu quả sẽ là chỉ làm ăn được với nhau một lần duy nhất mà
thôi. Không những thế, tiếng xấu sẽ lan ra và uy tín của doanh nghiệp cũng vì
đó là mất đi với các bạn hàng. Anh kết luận, tóm lại uy tín nhiều khi còn quan
trọng hơn cả lợi nhuận trước mắt. Vì vậy, nguyên tắc nhất quán của các anh
là: một khi đã giao dịch hoặc ký văn bản ghi nhớ với nhau, kể cả chỉ qua điện
thoại, thì coi như hợp đồng đã được ký kết. Và nguyên tắc này cũng đã được

các bạn hàng của Công ty thực hiện. Đó là bí quyết giúp Công ty giữ được uy
tín và đóng một phần quan trọng để đem lại cho Công ty doanh thu hàng mấy
trăm tỷ đồng mỗi năm.
Và khi uy tín bị thất sủng
Uy tín chính là hình ảnh của doanh nghiệp. Điều này không còn phải
bàn cãi, bởi uy tín đã tôn vinh giá trị của doanh nghiệp lên những tầm cao
mới, kéo theo các lợi ích kinh tế vượt trội. Bất kỳ thành phần kinh tế nào từ
Nhà nước, tư nhân hay đối tác nước ngoài, khi bắt tay vào làm ăn đều chọn
các doanh nghiệp có uy tín để "gửi vàng" nhằm bảo toàn lợi ích, và đó cũng là
thói quen thường thấy trong kinh doanh. Ngược lại, khi doanh nghiệp bị mất
uy tín, hoặc đơn thuần chỉ là những dấu hiệu làm méo mó hình ảnh, doanh
nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khó có thể đo đếm được.
Thị trường máy văn phòng trên thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của
thương hiệu Xeroc Hoa Kỳ, khi Tập đoàn này bị phanh phui ra trước công
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
8
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
luận những hành động gian lận tài chính của mình. Vậy là từ một tập đoàn với
thương hiệu nổi tiếng thế giới, với một lịch sử đáng tự hào, là nơi đã phát
minh ra các loại máy in, máy photo coppy... công nghệ cao, đã xây dựng nên
thương hiệu Xeroc nổi tiếng, đã bị đưa đến bên bờ vực phá sản. Không những
thế, còn suýt nữa kéo theo một đối tác trong liên doanh là FuJi Xeroc (là liên
doanh giữa Nhật Bản và Xeroc Hoa Kỳ), khiến doanh nghiệp này phải một
phen thanh minh trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng, Liên doanh
này không dính dáng gì đến tài chính với Xeroc Hoa Kỳ.
Nếu xét về tiêu chí xây dựng nhà chung cư cao tầng, thì khu đô thị Phú
Mỹ Hưng xứng đáng đạt tiêu chuẩn mẫu mực của đô thị dân sinh hiện đại tại
Sài Gòn. Vào thời điểm cách đây một năm, nếu lựa chọn mua nhà chung cư,
thì người dân Sài Gòn đều dành ưu tiên hàng đầu cho Phú Mỹ Hưng, bởi tính
ưu việt trong mọi khâu so với các đô thị khác. Từ một cái tên đầy xa lạ, Phú

Mỹ Hưng đã trở thành một thương hiệu nhà ở nổi tiếng tại Việt Nam. Thế
nhưng chỉ sau 2 vụ: Thứ nhất là việc bất minh tài chính trong các khoản thuế
mà báo chí đã nêu: thứ hai là vụ nhảy lầu tự tử của ông chủ tập đoàn
Lawrence Sting, uy tín của Phú Mỹ Hưng đã bị giảm sút trầm trọng. Xét cho
công bằng, thì 2 sự kiện trên không hề liên quan đến chất lượng đô thị Phú
Mỹ Hưng, và những dự định tốt đẹp mà tập đoàn kinh tế Đài Loan đang thực
hiện tại Việt Nam, nhưng hậu quả thì thật đáng buồn. Giờ đây người dân đã
kém mặn mà và có phần nghi ngại khi có ý định mua nhà ở Phú Mỹ Hưng.
Chắc chắn Phú Mỹ Hưng sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới lấy lại được uy
tín của mình.
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
9
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
1.3 Mục tiêu và lợi ích của việc xây dựng uy tín và vǎn hóa doanh nghiệp
1.3.1 Mục tiêu
Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người (đội
ngũ doanh nhân các loại), là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết,
tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách
quan khác nhau cả ở tầng vĩ mô lẫn vi mô nhằm góp phần hình thành nên một
môi trường sản xuất kinh doanh (thương trường) phát triển theo một chiều
hướng nào đó.
Xây dựng uy tín và nền văn hoá kinh doanh vì vậy về thực chất chính
là việc thực hiện các điều kiện khách quan, chủ quan trên cơ sở phát huy các
nhân tố tích cực, tự giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hoá hoá trong toàn bộ
mọi yếu tố cấu thành nền sản xuất kinh doanh của đất nước, trước hết tập
trung lấy phát triển văn hoá doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên. Trong điều
kiện thực tế hiện nay, theo cách thức đó chúng ta có thể tạo ra quá trình tích
hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hoá truyền
thống của dân tộc (những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết
cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp

với các thành tựu văn hoá thế giới (nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa
học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế -
xã hội trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá v.v…)…
nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta sẽ ngày càng được trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao hơn, hướng
đến những mục tiêu kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước
đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trước mắt cho các
doanh nghiệp.
Cụ thể hơn, xây dựng VHDN để góp phần vào chiến lược phát triển
văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay không thể khác đó là việc nâng cao
bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hướng ngày càng "chuyên nghiệp
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
10
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
hoá" nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phương tiện,
các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, năng lực
cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với
khách hàng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản
phẩm…
Bên cạnh đó việc nang cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo
đội ngũ (cả về đời sống văn hoá cá nhân lẫn đời sống văn hoá tập thể), không
ngừng tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cùng một nề nếp, kỷ cương hoạt
động theo phong cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt
những giá trị văn hoá truyền thống (đạo lý, nghĩa tình…) kết hợp xây dựng
bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân (kỹ thuật, khoa học…) cho mọi lực
lượng lao động vì mục tiêu xây dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vững
mạnh toàn diện cả về chuyên môn lẫn tư tưởng, tổ chức v.v… tất cả đều là
những công việc có ý nghĩa rất chiến lược.
1.3.2 Lợi ích
• Uy tín và văn hoá doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh

tranh
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xem xét trên bốn khía
cạnh: Sự linh hoạt (khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng);
Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ (đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, kiểu dáng...);
Tốc độ phản ứng trên thị trường (thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho
đến khi họ được phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới...); Chi phí (chi phí
sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn đối thủ cạnh tranh).
Doanh nghiệp muốn đạt được các lợi thế này phải có ba nguồn lực quan
trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp toàn bộ
quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,
vì vậy nó có ý nghĩa quyết định đến khả năng đạt được lợi thế cạnh tranh và
hiệu quả của quá trình này. Trong khi đó VHDN, tác động trước hết đến con
người trong doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy tối đa
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
11
Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Môn : Văn hóa doanh nghiệp
nhân tố con người, vì vậy có thể tác động một cách gián tiếp tới việc tạo nên
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Uy tín và văn hóa doanh nghiệp tạo nên nền tảng sức mạnh tinh
thần cho doanh nghiệp
Uy tín và VHDN là tổng hợp các đặc tính do lịch sử và các thành viên
trong doanh nghiệp tạo nên và phát triển lên, vì vậy nó quyết định nền tảng
tâm lý cộng đồng của toàn bộ tổ chức này.
Mỗi doanh nghiệp đều có những giá trị và niềm tin mà mình đại diện,
tức là đều có các tiêu chuẩn để giải đáp các vấn đề, phản ánh hình ảnh của
doanh nghiệp, hình ảnh này thậm chí còn ảnh hưởng đến hình ảnh mà cá nhân
tự xây dựng cho mình.
Nói cách khác, uy tín và VHDN cung cấp một sự hiểu biết chung về
các mục đích và các giá trị của doanh nghiệp, tạo nên sự nhất trí, đồng lòng
của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thúc đẩy họ cùng hành động và làm việc

hết mình vì sự phát triển của công ty, sự thành đạt của mỗi cá nhân. Chính đặc
điểm này đem lại hiệu quả cho quá trình kế hoạch hoá và phối kết hợp giữa
các thành viên trong toàn doanh nghiệp.
• Thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó của người lao động với
doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng rằng cứ trả lương cao là sẽ thu hút, duy
trì được người tài. Tuy nhiên, tiền lương mới chỉ là một phần, mà quan trọng
là nhân viên có cảm thấy hứng thú khi được làm việc trong môi trường doanh
nghiệp hay không, có cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh
nghiệp hay không. Chính vì vậy, một nền VHDN có chất lượng sẽ thu hút
được những nhân viên có năng lực, có trình độ gắn bó với doanh nghiệp.
• Tạo nên sức mạnh nội lực
Văn hoá đem đến sức mạnh nội lực riêng biệt cho từng doanh nghiệp.
Trong một môi trường mà mọi người luô chạy sức “khiêng hòn đá to”, giám
GVHD : Th.S Phạm Đình Tịnh Lớp: ĐHQT2BTCTB
12

×