Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.6 KB, 39 trang )

ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Lời mở đầu
Khi xã hội phát triển, nhu cầu giao lưu học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhau
phát triển càng được đẩy mạnh, nhất là khi nền kinh tế mỗi nước phát triển ở
một trình độ nhất định nào đó thì xu hướng tìm hiểu những đặc trưng văn hoá
càng được quan tâm, bởi lúc đó văn hoá chính là yếu tố để phân biệt các nước
với nhau. Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lịch
sử lâu đời và giao lưu ảnh hưởng với Việt Nam sâu sắc về về nhiều mặt, đặc
biệt là vấn đề văn hoá. Bản thân tôi là một sinh viên chuyên nghành Trung
Quốc học, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc là điều rất cần thiết. Để tiếp
cận và tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa, rào cản trước tiên có lẽ là vấn
đề văn tự, có đọc được chữ của họ thì mới hiểu được họ đã làm, đã nghĩ gì,
văn hoá của họ đã từng bước phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế
nào. Để giải quyết khó khăn này, các sinh viên chuyên ngành Trung Quốc học
chúng tôi đã được nghiên cứu thứ chữ tượng hình này ngay từ trước khi đi sâu
nghiên cứu các vấn đề về Trung Hoa. Càng học chúng tôi càng cảm thấy hứng
thú, có lẽ bởi chúng tôi dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa,
từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự diễn
biến kỳ diệu về hình thể của những chữ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành sau này.
Với mong muốn được tìm hiểu những ý tưởng của người Trung Hoa xưa
muốn gửi gắm qua những con chữ tượng hình, tìm hiểu lịch sử xã hội Trung
Quốc cổ xưa qua những văn tự cổ (vấn đề thách thức đối với các nhà nghiên
cứu), đồng thời cũng muốn hiểu được ý nghĩa mà con chữ này đã ảnh hưởng
đến hệ thống văn tự của Việt Nam như thế nào.Vấn đề về ý nghĩa của Chữ
Hán dưới góc độ vă tự học là một vấn đề lớn, song bài viết chủ yếu tập trung
vào việc tìm hiểu ý nghĩa của con chữ thông qua cách cấu tạo của nó, ý nghĩa
chủ yếu của chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn ở việc phản ánh xã hội Trung Hoa
cổ đại, và ý nghĩa của nó với hệ thông văn tự Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn
đề cập đến sự xuất hiện của Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới, sự ảnh
1
1


ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
hưởng của nó ra bên ngoài, trước nhưng ảnh hưởng đó người Việt Nam hiện
đại phải làm gì? Nội dung chính của bài có thể nói ngắn gọn ở bốn ý:
1. Sự xuất hiện của Chữ Hán.
2. ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học
3. ý nghĩa của sự ảnh hưởng của Chữ Hán ra bên ngoài (chủ yếu là Việt
Nam).
Các tư liệu được lấy từ sách báo, tạp chí, từ điển trong nước cũng như tài
liệu dịch của Trung Quốc thuộc nhiều lĩch vực lịch sử, văn hoá, xã hội và văn
hoá nghệ thuật.
Mặc dù em đã cố gắng nỗ lực tìm hiểu thật tốt nội dung mình đã lựa chọn
song do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong thầy hướng dẫn, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn
chân thành góp ý, bổ sung để em có thể làm tốt hơn cho việc nghiên cứu sau
này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Đông
Phương Học, Trường ĐHKHXH&NV đã giảng dạy, góp ý, cổ vũ, tạo điều
kiện cho chúng em trong quá trình học tập cũng như việc hoàn thành tốt bài
niên luận này.
Ngoài ra, toàn thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc - Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, cán bộ trung tâm thư viện Thượng
Đình, Thư viện Quốc gia đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc sưu tầm tài liệu
làm bài. Em xin chân thành cảm ơn.

2
2
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Chương I : Sự xuất hiện Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới
I. Sự xuất hiện chữ viết
Có thể nói khi loài người xuất hiện cũng là lúc ngôn ngữ xuất hiện. Đó là bởi

quá trình chuyển biến từ vượn thành người, lao động có tác dụng rất to lớn,
lao động là điều kiện đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, trên một bình
diện nào đó có thể nói: “lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người” -
Engles. Trong quá trình lao động, nhu cầu giao tiếp phát sinh, con người cần
sự giúp đỡ, cần sự hợp tác hoặc biểu lộ tình cảm, thế là ngôn ngữ ra đời.
Như vậy, ngôn ngữ phát triển từ trong lao động và phát triển cùng với lao
động ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người. Tuy nhiên, ngôn ngữ nói có
khuyết điểm là không thể truyền lâu dài, truyền xa và truyền chính xác được,
như nhân dân Việt nam ta đã từng có câu “ lời nói gió bay”. Theo sự phát
triển của xã hội con người lúc bấy giờ thì nhu cầu lưu lại những kinh nghiệm
sản xuất, đấu tranh, hoặc truyền đạt những ý nghĩ, tình cảm hoặc tâm tư từ nơi
này đến nơi khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác phát sinh. Chữ viết được sáng
tạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu đó. Chữ viết làm cho lời nói có khả
năng lưu giữ và vận chuyển qua không gian và thời gian. Chữ viết được đánh
giá là một trong những thành quả lớn lao của nền văn minh nhân loại, một
3
3
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
công cụ văn hoá đặc biệt quan trong trong những thành tưu văn hoá vĩ đại của
loài người.
Trước đây, những người nhiều tuổi có kiến thức, những “già làng” ở
những dân tộc ít người được toàn thể cộng đồng, làng bản tôn trọng bởi họ có
nhiều kinh nghiệm, có trí nhớ tốt, khả năng truyền đạt tốt, họ chính là những
người lưu truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm của họ, các truyền
thuyết, ca dao, tục ngữ, bằng phương pháp “ truyền miệng” qua bao đời, sau
này mới được sưu tập, chỉnh lý và ghi lại thành văn bản chữ viết. Nhà nghiên
cứu Đặng Đức Siêu cho rằng: “Thế là dựa vào trí nhớ và vần điệu với phương
thức truyền miệng, những thành quả văn hoá của bao thế hệ được đúc lại
trong lời nói đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên sự cảm
thông nối tiếp giữa người và người trong cuộc sống cộng đồng và qua đó

những giá trị trường tồn đã hình thành và được củng cố. Cùng với sự xuất
hiện của chữ viết, những giá trị truyền thống này sẽ được cố định lại, sẽ được
lưu truyền và chuyển vận một cách chính xác hơn góp phần tạo dựng nên
những cơ sở vững chắc cho nền văn minh phát triển mạnh mẽ”
Bước đệm cho việc ra đời chữ viết là ngôn ngữ bằng điệu bộ. Khi
không hiểu được ngôn ngữ của người khác hoặc không làm cho người khác
hiểu được ngôn ngữ của mình, người ta dùng điệu bộ, cử chỉ. Thông thường
điệu bộ và vẻ mặt đi kèm với lời nói để diễn tả một thông tin nào đó ( Bắc
Mỹ). Hoặc người ta dùng các vết khắc trên cây để truyền tin, mỗi vết khắc là
một thông điệp muốn gửi (người tiền sử của Châu Phi, Châu úc, Trung Quốc,
Anh, )
Ngoài ra người ta cũng dùng hình vẽ và dấu hiệu để truyền đạt ý tưởng.
Cũng nhờ đó, người ta mới hiểu được phần nào cuộc sống con người xưa.
Tuy nhiên, thời gian càng trôi qua cuộc sống càng phong phú hơn, các hình
vẽ, ký hiệu rồi những thắt nút không thể hiện hết ý nghĩa mà con người ta
muốn nói. Vì vậy chữ viết ra đời. Đây là mầm mống đầu tiên của toàn bộ hệ
thống chữ viết sau này.
4
4
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Nhờ vào sự ra đời của chữ viết mà con người đã bước vào giai đoạn
phát triển nhảy vọt. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Đến nay và cho đến mãi
sau này, giá trị và vai trò của nó trong xã hội loài người vẫn không sao nói
hết.
II. Những chữ viết xuất hiện sớm nhất
1. Chữ Ai Cập
Một trong những hệ thống sử dụng hình ảnh tốt nhất để truyền đạt ý
tưởng đã được phát minh dọc theo sông Nil ở Ai Cập, cách đây 5000 năm.
Chữ viết thể hiện bằng hình ảnh dường như được sử dụng khắp nơi, phát hiện
thấy trên vỏ ốc, núi đá, vỏ cây và thậm chí trên những mảnh da thú. Để diễn

tả những khái niệm trừu tượng như: niềm vui, nỗi sợ, thời gian, tình yêu
người ta đã tạo ra các ký hiệu ghi ý: phối hợp của những chữ tượng hình để
diễn tả một ý tưởng. Sau đó ở đây phát triển loại chữ viết xây dựng trên
nguyên tắc mới, nguyên tắc ghi âm. Loại chữ ghi âm - loại chữ tiên tiến nhất,
có khả năng bám sát ngôn ngữ nói, có thể ghi lại mọi từ nhằm biểu thị những
khái niệm dù có trừu tượng đến đâu đi chăng nữa.
Khoảng thế kỷ thứ III TCN hình thành 24 chữ cái, song chữ “tượng
hình” vẫn được sử dụng song song với chữ viết “chỉ âm”.
Truyền thuyến chữ Ai Cập do hai vị thần: Nữ thần Seshat và thần Thot
sáng tạo ra. Đến năm 1799, Thomas Young- một bác sĩ người Anh đã phát
hiện ra sơ bộ cách giải mã văn tự Ai Cập. Năm 1822 nhà ngôn ngữ học người
Pháp - Jeanfancois Champollin mới giải mã đầy đủ chữ viết Ai Cập. Nhờ đó,
các văn bản được giải mã và nghiên cứu.
2. Chữ ấn Độ
Chữ cổ nhất của ấn Độ khắc trên những con dấu được phát hiện ở lưu
vực sông ấn, đã có lịch sử từ hơn 2000 năm TCN. Chữ này mất đi cùng với
nền văn hoá sông ấn và không còn ai dùng hoặc biết đọc chữ đó nữa.
5
5
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Khoảng 800 TCN, bắt đầu xuất hiện chữ viết được khắc trên các đồ vật.
Sớm nhất là chữ Kharoxthi - loại chữ mô phỏng theo chữ viết của vùng
Lưỡng Hà. Sau đó xuất hiện chữ Brami, một loại chữ được sử dụng rộng rãi,
các bia văn Axoca đều viết bằng loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, người
ấn Độ lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn. Đó là
thứ chữ viết mới để viết tiếng Xanxcrit. Đến nay người ấn độ và Nêpan vẫn
dùng loại chữ này.
3. Chữ Châu âu
Trên cơ sở chữ nửa ghi âm-nửa ghi ý của người Ai Cập, người Phenicic
và người Hi lạp đã cải tiến ý tưởng của người Ai Cập trong việc xây dựng

hình ảnh bằng những âm thanh tương ứng, sáng tạo ra hệ thống chữ cái dựa
trên âm vị với 22 con chữ - tổ tiên của tất cả các hệ thống chữ viết phương
Tây.
4. Chữ Hán
Là một trong những loại chữ xuất hiện sớm nhất, khoảng 3500 năm, là
loại văn tự tượng hình - biểu ý. Ban đầu, con người ở đây cũng dùng hình
thức “ truyền miệng” để giao lưu tình cảm, truyền đạt tin tức, trao đổi tri thức
và kinh nghiệm. Nhiều truyền thuyết Trung Hoa như Tam hoàng, Ngũ Đế đều
được người đời sau căn cứ vào truyền thuyết mà chấn chỉnh lại. Trước khi
dùng chữ viết, người Trung Quốc dùng phương pháp “ bện tết dây thừng”
hoặc “ khắc lên gỗ” để ghi lại sự vật, phát minh ra bát quái dùng ký hiệu để
ghi sự vật chính là một sự tiến bộ.
Việc sáng tạo ra chữ viết không phải là của một hay vài người mà là sự sáng
tạo của một đoàn thể người, của nhiều dân tộc cùng chung sống. Văn hoá thời
kỳ sơ khai của Trung Quốc là sự sáng tạo của tộc người Hoàng Đế, tộc Viên
đế, tộc Đông Di và Chữ Hán cũng tương tự như vậy. Do vậy, người ta gọi chữ
Trung Quốc là Chữ Hán cũng là hiểu dựa trên nguyên lý này, vì tộc Hán là
tộc chiếm dân số đông nhất (91,08%) với nền văn minh sớm.
6
6
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Chữ phổ thông hiện nay của người Trung Quốc chính là Chữ Hán. Trung
Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Nhiều dân tộc vẫn sử dụng hệ
thống chữ viết riêng của họ, song Chữ Hán vẫn là thứ chứ được được dùng
như một ngôn ngữ chính, ngôn ngữ thông hành giữa các dân tộc với nhau.
Chữ Hán không những là ngôn ngữ quốc gia của Trung Hoa mà nó còn mở
rộng ảnh hưởng đến các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Triều
Tiên, Hàn Quốc Mặc dù, mỗi nước này đều có hệ thống văn tự riêng, song
tỷ lệ Chữ Hán ở trong đó thì không ít.
Chữ viết phản ánh nền văn minh của mỗi nước. Chữ Hán cũng vậy, qua việc

nghiên cứu cấu tạo chữ, qua quá trình hình thành và phát triển của nó sẽ đem
lại cho chúng ta những tri thức về lịch sử văn hoá qua các thời kỳ thể hiện qua
sự biến đổi kì diệu của nó, đặc biệt là thời kỳ cổ đại - thời kỳ mà ngày nay
con người hiện đại luôn muốn khám phá xem tổ tiên xưa sinh sống ra sao, suy
nghĩ như thế nào và sau đó là để thấy những ảnh hưởng của nó ra bên ngoài.
Chương II: ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học
Trung Quốc là đại biểu của nền văn hoá Phương Đông trong suốt mấy ngàn
năm lịch sử. Văn hoá Chữ Hán Trung Quốc là chiếc nôi của văn minh Phương
Đông, nó đã lắng trong tính cách, khí chất và tinh thần cốt cách của các dân
tộc Phương Đông. Chữ viết là phương tiện nối liền Phương Đông với thế giới.
Để tìm hiểu đặc trưng văn hoá Phương Đông cần tìm hiểu kỹ văn tự của
Phương Đông mà trong đó đặc biệt là văn tự của Trung Quốc. Bởi lịch sử
Chữ Hán đã trải qua hơn 3.000 năm lịch sử, ban đầu là chữ viết riêng của
người Hán nhưng dần dần nó đã được phổ biến và lan toả ra vùng Đông và
Đông Nam á, lưu lại một ảnh hưởng hết sức sâu đậm ở Việt Nam, Triều Tiên,
Nhật Bản cũng như nhiều vùng dân tộc ít người khác. Nó không chỉ có ý
nghĩa phản ánh lịch sử, văn hoá, xã hội con người Trung Hoa mà còn phản
ánh cả lịch sử xã hội con người ở những vùng mà nó ảnh hưởng tới, là thứ
chữ đầu tiên được nâng lên thành nghệ thuật.
7
7
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu đời. Để tìm hiểu lịch sử hình thành
của nó là một khó khăn và thách thức đối với những nhà nghiên cứu. Với việc
tìm hiểu ý nghĩa của Chữ Hán từ góc độ văn tự học sẽ cho chúng ta hình dung
được những ý tưởng mà người xưa gửi gắm qua việc ghép những con chữ
tượng hình, hình dung được cái xã hội mà mỗi chúng ta đang sống trong một
môi trường tiện nghi, hiện đại luôn muốn khám phá những bước đường mà tổ
tiên đã đi qua. Khi Chữ Hán phát triển lên một tầm cao mới thì việc nghiên
cứu và tìm hiểu Chữ Hán từ góc độ nghệ thuật thư pháp, sự diễn biến kỳ diệu

của nó chúng ta sẽ cảm nhận được đặc sắc nghệ thuật mà người nghệ sỹ gửi
gắm và chúng ta có được cả những giây phút thư giãn qua thế giới nghệ thuật
đặc biệt này.
ý nghĩa Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học tức là thông qua việc phân tích
cấu tạo con chữ, bối cảnh hình thành của nó mà thấy được nội dung mà người
viết muốn truyền tải.
Để việc tìm hiểu ý nghĩa của Chữ Hán có hệ thống và chính xác chúng ta hãy
xem Chữ Hán ra đời như thế nào.
I. ý nghĩa của việc đi tìm cội nguồn chữ viết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tổ tiên xa xưa của chúng ta thường thắt gút dây
là dấu hiệu để ghi nhớ sự việc, về sau dùng những vật cứng nhọn ghi khắc
thành dấu hiệu, sau đó mới xuất hiện chữ viết. Như vậy, có thể nói văn tự
Trung Quốc trải qua ba giai đoạn: Xoắn thừng - Ký tự đồ hoạ - Chữ viết. Tại
di chỉ thôn Bán Pha, tỉnh Thiển Tây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những
dấu khắc hoa văn trên những mảnh gốm thời đồ đá mới, những dấu hiệu khắc
hoạ đó cách ngày nay khoảng 6.000 năm, rất có thể là hình thức ban đầu của
chữ viết.
Tại lưu vực sông Hoàng Hà trên một số đồ gốm niên đại sau Bán Pha một ít
có khắc một loại dấu hiệu hình tượng: một vòng tròn, phía dưới là một hình
trăng lưỡi liềm, dưới nữa có hình núi năm ngọn. Các nhà học giả văn tự cổ
giải thích, hình vẽ biểu hiện mặt trăng đang lặn xuống, mặt trời mọc lên từ từ,
8
8
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
phía dưới là núi, đó là bức tranh “Cảnh mặt trời mọc”, lại là chữ “đán”
(sáng sớm) nguyên thuỷ. Các nhà nghiên cứu thần thoại giải thích hơi khác,
họ cho rằng hình trăng lưỡi liềm không phải là mặt trăng mà là ráng mây khi
mặt trời mọc, bức tranh nói rõ cảnh mặt trời mọc trên biển, cũng nói ý “đán”.
Dấu hiệu này phần lớn khắc trên bình đất, có bôi màu đỏ tỏ ý tôn nghiêm và
thần bí. Có người suy đoán, có thể để thờ cúng mặt trời mọc hoặc cầu xin

được mùa. Cũng có thể gợi các ý khác nhau. Những hình này tương đối ngay
ngắn, nét bút dứt khoát khoẻ khoắn. Những dấu hiệu như thế này phát hiện ở
nhiều chỗ rất xa nhau chứng tỏ hình khắc này có tính ổn định nhất định. Một
số nhà nghiên cứu gọi nó là “ý phù văn tự” (chữ ký hiệu biểu thị ý nghĩa)
hoặc “đồ hoạ văn tự (chữ đồ hoạ). Những văn tự này cách ngày nay hơn 5.000
năm (H1).
Đến giai đoạn chữ viết, chữ Giáp Cốt Văn và Kim Văn được coi là những chữ
đầu tiên.
II .ý nghĩa của việc phân tích cấu tạo Chữ Hán.
Chữ Hán là loại chữ mô phỏng lại hình dạng sự vật, cho nên mỗi chữ đều có ý
nghĩa chứa đựng một nội dung nào đó. Như vậy, để hiểu được thứ chữ này
nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu cấu tạo của nó. Ngữ văn học Trung Hoa khi
xem cấu tạo của Chữ Hán đã khái quát thành sáu phép cấu tạo gọi là lục thư:
1) Tượng hình
Tượng hình tức là biểu đạt bằng hình tượng. Hứa Thận thời Hậu Hán trong
“Thuyết văn giải tự” giải thích “chữ viết dựa theo thể tượng hình thì gọi là
“văn”, về sau các chữ thêm lối hình thanh vào thì gọi là “tự”. Văn vốn là vẽ
hình tượng của sự vật, tự là lời nói mà phát sinh ra nhiều thêm. Nói “văn tự”
tức là khởi đầu hình vẽ từ tượng hình của sự vật mà ra, “văn” là tổ hợp các
đường nét vẽ hình tượng sự vật; “tự” là dựa trên cơ sở của văn mà kiêm thêm
phần hình thanh (âm của chữ), và theo sự phát triển không ngừng của xã hội
sự vật càng lúc càng phong phú , sự hình thành chữ viết càng thêm đa dạng”.
9
9
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Như vậy ,văn tự bao gồm phần “văn” và phần “tự”. Chữ Hán dựa trên
lối tượng hình tức là chữ có phần “văn”. Những chữ này lấy hình ảnh trực tiếp
của sự vật hoặc những hình tượng tự nhiên, có thể là vẽ cả vật thể hoặc một
bộ phận đặc trưng. Nhìn hình vẽ người đọc có thể hiểu ra được nội dung.
Kết cấu chữ này ra đời sớm nhất, phản ánh tư duy của con người còn rất tự

nhiên, nhưng họ đã bắt đầu ý thức về những sự vật, hiện tượng xung quanh
họ.
2) Hình thanh
Thông thường do hai bộ phận hợp thành:
1. Bộ phận chỉ ý (tức là thuộc tính của nghĩa chữ) gọi là ý phù, cũng có
người gọi là hình phù.
2. Bộ phận chỉ âm đọc gọi là âm phù. Loại chữ này theo thống kê chiếm
hơn 80% trông Chữ Hán hiện đại.
Như vậy, hiểu được cấu tạo của loại chữ này chúng ta vừa có thể đọc được âm
lại có thể hiểu được ý nghĩa của chữ. Về mặt cấu tạo mà nói loại chữ hình
thanh có phần phức tạp hơn loại chữ tượng hình.
Ta có thể ghép những chữ có sẵn thuộc loại tượng hình cùng với loại âm
thanh để hình thành một loại chữ mới: một loại chữ hợp thể.
Ví dụ: Chữ “chi” : một thứ cỏ thơm, được kết hợp bởi “thảo” - cỏ, chỉ nghĩa
và chữ “chi” chỉ thanh.
Một vài ví dụ về bộ phận chỉ ý và bộ phận chỉ âm của loại chữ hình thanh:
- Chữ Hà: là do bộ thuỷ: là hình phù và khả là âm phù kết hợp thành chữ Hà.
Như vậy, âm đọc có thể giống nhau song viết khác nhau và ý nghĩa cũng khác
nhau.Tuy nhiên, chữ hình thanh không phải cứ bên phải là bộ biểu ý, bên trái
là bộ biểu âm mà có khi ngược lại.
Ví dụ: Kỳ = kỳ hạn, Hân = vui mừng;
Có lúc phía bên trên là hình, bên dưới là thanh: VD: phương = hương thơm,
hay chữ : vũ= mái hiên, mái nhà.
10
10
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Có lúc phía bên trên là thanh, bên dưới là hình: VD: hình= mô hình, vu
= ống, lọ.
Có lúc bên trong ghi thanh, bên ngoài ghi hình: VD: viên = tròn.
Có lúc bên trong ghi hình, bên ngoài ghi thanh: VD: văn = nghe, vấn

= hỏi.
Nắm được các qui luật này, chúng ta sẽ khám phá ra được những ngôn từ ẩn
sau những con chữ tưởng chừng như rất phức tạp, khó học, khó hiểu này.
Thực tế trong suốt quá trình hình thành văn tự Chữ Hán không chỉ dựa trên
hai lối tượng hình và hình thanh trên, đó là hai phương thức đơn giản nhất.
Cuộc sống phát sinh nhiều tình huống mà không thể dùng phương pháp đơn
giản như vậy, ví như không có cách nào lấy trực tiếp hình tượng nhằm biểu
thị tư duy, tâm lý con người Thế là cách tạo chữ phải ra đời thêm các
phương thức khác nhau như ở dưới đây:
3) Hội ý
Còn được gọi là tượng ý.
Hội ý tức là một chữ gồm những bộ phận hợp lại thành ý, tức một số ký hiệu
liên hệ với nhau để chỉ một loại ý nghĩa nào đó; hoặc có thể ghép mấy Chữ
Hán độc thể có sẵn với nhau thể hiện một ý nghĩa hoàn toàn mới. Thông
thường là những động từ, tính từ, danh từ không có hình tượng cụ thể.
Ví dụ: Danh từ chỉ thời gian. Loại nghĩa này khá trừu tượng, khó có thể dùng
hai phương pháp trên.
Chữ biểu thị lòng tin: là sự kết hợp của chữ Nhân = người và chữ
Ngôn = lời nói biểu thị lời nói của con người thì đáng tin cậy.
Hay để xác định và tìm người vào ban đêm ta phải dựa vào cách gọi tên nên
chữ Danh là do chữ Khẩu = miệng, chỉ miệng gọi và tịch = đêm hợp
thành (đi đêm nên phải gọi tên).
Chữ công (chung) phần trên là chữ với ý nghĩa là trái ngược lại, phần dưới
là chữ tư, chỉ sự riêng tư. Hai thành phần này kết hợp lại với ý nghĩa: trái
với ý muốn riêng tư tức là công (chung).
11
11
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Hay một cây đơn độc, chữ mộc; nhiều cây ta ghép hai chữ mộc thành cây cối
chằng chịt; ta ghép 3 chữ mộc thành rừng.

Như vậy, tạo chữ mới bằng việc ghép bộ, ghép những chữ đã có sẵn đều dựa
trên ý nghĩa của những từ được ghép theo một qui luật nhất định đem lại đầy
hứng thú cho người tìm hiểu, khám phá ra khả năng tư duy, phân tích của con
người.
4) Chỉ sự
Còn gọi là tương sự hay xử sự.
Là một phương pháp tạo chữ từ các ký hiệu có tính tượng trưng thông qua kết
cấu hình thể của chữ mà chỉ ra tính chất của sự vật. Khi nhìn chữ ta có thể
hiểu ngay được đại thể, quan sát kỹ có thể hiểu ý nghĩa của nó.
VD: chữ Thượng = trên, thời cổ viết , một vạch ngang dài ở dưới biểu
thị mặt đất, ở trên thêm một nét ngắn biểu thị phía trên.
Chữ Hạ = dưới, thời cổ viết ,nét dài ở trên biểu thị trời, ở dưới thêm một
nét ngắn ngang biểu thị ở dưới.
Hay trời mưa có may đen che phủ: chữ vũ có có những chấm thuỷ.
Loại chữ này khác chữ tượng hình ở chỗ nó đã bao hàm ký hiệu trừu tượng
chỉ sự vật. Nó ra đời sau chữ tượng hình do chữ tượng hình không thể diễn tả
được các khái niệm trừu tượng. Từ cơ sở là ký hiệu của chữ tượng hình để
biểu thị khái niệm chữ chỉ sự tạo thêm các ký hiệu trừu tượng chỉ sự.
VD: để chỉ lưỡi dao, dùng bộ đao, viết thêm một nét chỉ vào phần lưỡi thành
chữ nhẫn (mũi nhọn).
Cách cấu tạo chữ này cũng hay dùng để chỉ khái niệm đo lường như: xích
(thước 33cm) làm bằng chữ thi (thi thể) và một ký hiệu chỉ sự (chấm hoặc
vạch)
12
12
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Hay như chữ Đán = sáng sớm, bộ Nhật: mặt trời và một nét ngang ở dưới tức
là mặt trời mọc lên từ mặt bằng của đất chính là sáng sớm.
5) Giả tá
Giả tá có nghĩa là vay mượn.

Có một số từ trước đây chưa tạo được một chữ riêng, người ta bèn chọn một
chữ có âm đọc giống nó hoặc gần giống với nó trong những chữ hiện có để
đại diện cho nó, chữ được vay mượn ấy được gọi là giả tá.
Chữ viết phát triển đến mức độ này là do nhu cầu xã hội với lượng chữ tăng.
Điều này minh chứng rằng cuộc sống xã hội đã phát triển, sự phức tạp của các
mối quan hệ xã hội cũng tăng, số chữ được tạo ra không đủ sử dụng, không
đủ để con người ta diễn đạt hết ý mình cho nên họ đã phát minh ra cách tạo
chữ mà không cần phải tạo ra chữ mới, tức là mượn chữ đồng âm để sử dụng.
Nghĩa gốc của những chữ này không còn nguyên nghĩa nữa hoặc không còn
dùng đến ý nghĩa đó nữa.
VD: Chữ trường nghĩa gốc: mái tóc dài,về sau trường chỉ dài(như dài ngắn)
Hay chữ Lệnh nghĩa gốc là không biết,mượn để tạo thành chữ lệnh có
nghĩa là mệnh lệnh.
Và những con số, những chữ chỉ bốn phương cũng thuộc loại này.
VD: Chữ hiện nay chỉ hướng đông( ) đầu tiên chỉ một loại túi dết, về sau
được mượn chỉ phương hướng,hoặc chữ Vạn ngày xưa dùng để chỉ con bọ
cạp, nhưng nay đã mượn chỉ số vạn (10.000).
6) Chuyển chú
Chuyển chú có nghĩa là sự thay đổi ý nghĩa của chữ. Là phương pháp sử dụng
chữ cận nghĩa (nghĩa gần nhau) hay đồng nghĩa thay cho nhau.
Chuyển chú là một hình thái sinh sôi, nảy nở của chữ viết. Có nghĩa là một
chữ nào đó do thay đổi về ý nghĩa dẫn đến sự thay đổi về hình thể từ đó nảy
sinh ra chữ mới. Chuyển chú không phải là sự thuyết minh về kết cấu hình thể
của chữ Hán đơn lẻ, mà là một loại hình gắn bó ý nghĩa giữa chữ và chữ.
13
13
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Hứa Thận đã giải thích “chuyển chú là dùng hai từ đồng nghĩa hay có ý nghĩa
tương quan để thay nhau”.
Một ví dụ điển hình ở hai chữ Lão và Khảo. Ban đầu, chúng cùng có một ý

nghĩa: già và viết rất giống nhau nên có thể dùng chữ Lão thay cho chữ Khảo.
Sau này để phân biệt hai chữ khác nghĩa, chữ Khảo chuyển thành chữ hình
thanh với nghĩa xem xét, điều tra Có người cho đây là “hình chuyển” có
người cho đây là “âm chuyển” hoặc “nghĩa chuyển”. Chữ Lão để chỉ người
nghèo hay người có kinh nghiệm.
Ngày nay, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, giả tá và chuyển chú thực chất
chỉ là cách dùng chữ không liên quan đến cách cấu tạo hình thể chữ mà là
mượn hình thể của chữ có sẵn để tạo thêm ngữ nghĩa mà thành ra chữ mới.
Mặt khác trong quá trình phát triển, không ít Chữ Hán đã từ cách cấu tạo này
chuyển sang cách cấu tạo kia khá phức tạp. Có nhiều chữ chưa được các nhà
ngôn ngữ học thống nhất cách nhìn về hệ thống lục thư. Có chữ có thể vừa
thuộc loại hội ý vừa thuộc loại hình thanh vì phần gọi là âm phù cũng có thể
hỗ trợ phần hình phù. Cũng có thể chữ ban đầu vốn là một cách cấu tạo trong
những dạng chữ cổ Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Nhưng về sau qua những đợt
qui phạm hoá, những chữ đó lại chuyển sang dạng cấu tạo khác.
Qua phân tích lục thư ta thấy Chữ Hán trong mình gồm ba phạm trù chính:
Tượng hình, hội ý, hình thanh. Tiến trình tiến hoá của Chữ Hán đã đi từ chữ
tượng hình (hoạ hình, đồ hoạ) sang biểu ý, biểu âm. Những văn tự thuộc
phạm trù tượng hình hay thuần tuý biểu ý giờ đây chỉ có thể tìm thấy trong
các bộ sưu tập, trong các văn bản xưa còn lưu lại hoặc các giáo trình văn tự
học. Chúng đã được xem là những văn tự cổ, không còn được các quốc gia
nào ở thời hiện đại dùng nữa. Thế nhưng ở Chữ Hán ta vẫn thấy dấu ấn xưa.
Như vậy hiểu được cấu tạo Chữ Hán đọc được ngôn ngữ qua những con chữ
đầy ý nghĩa coi như chúng ta đang tìm lại những vết tích cổ xưa, như một cỗ
máy nối liền không gian, thời gian từ xa xưa đến nay.
III. Giáp Cốt Văn, Kim Văn phản ánh lịch sử xã hội Thương Chu.
14
14
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Giáp Cốt Văn, Kim Văn là tư liệu hàng đầu để nghiên cứu văn hoá Thương

Chu, lịch sử Thương Chu, cũng là văn kiện quí báu để nghiên cứu lịch sử văn
hoá Trung Quốc. Đến nay, những tài liệu quí này vẫn chưa được nhận biết
hết, có nghĩa là văn hoá, lịch sử xã hội Thương Chu cũng chưa được nhận biết
một cách cặn kẽ. Song với kiến thức có được qua việc tìm hiểu cấu tạo của
con chữ cũng đủ hình dung một phần nào lịch sử xã hội Thương Chu. Trước
tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem Giáp Cốt Văn và Kim Văn ra đời như thế nào
- đây cũng chính là quá trình tìm hiểu văn hoá lịch sử phát triển của xã hội
Thương Chu.
1) Lịch sử Giáp Cốt Văn và Kim Văn.
+ Giáp Cốt Văn:
Chữ sớm nhất xuất hiện thời Thương còn được gọi là qui giáp cốt, là văn tự
khắc trên mai rùa hoặc xương thú, gồm hai loại Ân Thương Giáp Cốt và Tây
Chu Giáp Cốt, còn gọi là bốc từ – từ dùng để bói toán.
Năm 1899 Vương ý Vinh ở triều đại Thanh phát hiện ra Giáp Cốt Văn Ân
Thương, mở ra nghành khảo cổ học Trung Quốc. Nơi phát hiện ra là một thôn
nằm ở Tây Bắc, cách thành An Dương Vương 5 dặm. Nơi đây thủa xưa là cố
đô của Ân Thương. Do sông Hằng vỡ đê làm trôi ra rất nhiều mu rùa, người ta
tưởng là xương con rồng đem dùng làm thuốc trị bệnh. Nhà buôn Vương ý
Vinh đã sưu tầm và nghiên cứu, đặt tên là “Chữ Giáp Cốt”. Kết cấu chữ từ
đơn lẻ đến thể tổng hợp, đã có chữ hình thành, đã là chữ viết tương đối thành
thục. Trong 4.600 chữ Giáp Cốt tìm được nhận biết được 1.700 chữ.Thời đó
người ta tôn thờ quỉ thần, gặp việc là bói toán. Họ đem lời bói khắc trên mặt
bằng của mu rùa và xương thú, bôi lên màu đỏ chứng tỏ may mắn, màu đen
chứng tỏ nguy hiểm. Loại chữ này khắc bằng dao, to khoảng một tấc, nhỏ
bằng hạt thóc dù đơn giản hay rối rắm đều rất tinh tế. Hình dạng chữ còn rất
gần với vật thật, ghi lại lời quẻ bói và lời quẻ phán, ghi chép về địa lý, gia phả
bệnh tật, cống nạp
+ Kim văn
15
15

ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Kim Văn tức là dạng chữ được khắc hoặc đúc trên dụng cụ bằng đồng thau
vào thời Thương Chu, còn gọi là “Chung đỉnh văn” (chữ trên chuông và
đỉnh). Về mặt kết cấu hình thể ban đầu gần giống với Giáp Côt Văn,về sau
chữ này tương đối hoàn chỉnh. Nhà Chu đã có văn bản Kim Văn dài 500 chữ.
Nội dung của chứ Kim: ghi chép các hoạt động và sự kiện: lễ cúng, ban lệnh,
chiếu thư,chinh chiến, săn bắn . đều phản ánh cuộc sống xã hội đương thời.
Tiêu biểu nhất là chữ Kim trên đỉnh Mao Công đúc từ thời Chu Tuyên
Vương, nó ghi chép những biến động của xã hội đương thời, những khó khăn
thời cuộc. Ngoài ra chữ khắc trên đỉnh Đại Vũ, trên mâm Tẩn thị cũng là
những tác phẩm chữ Kim có giá trị.
2)Xã hội Thương Chu phản ánh qua Giáp Cốt Văn và Kim Văn.
Giáp Cốt Văn và Kim Văn ra đời trong thời kỳ này cho nên nội dung của
Giáp Cốt Văn và Kim Văn đã phản ánh một cách chân thực nhất những đặc
điểm của xã hội Thương Chu với những đặc trưng cơ bản dưới đây:
+ Văn hoá tư tưởng
Bốc quẻ, tô tem (tức là sùng bái tổ vật) và thầy mo là ba bộ phận chủ yếu hợp
thành nền văn hoá cổ Trung Hoa. Trong đó bốc quẻ có ảnh hưởng sâu sắc
nhất đến nền văn hoá Trung Hoa. Nguyên nhân là ở chỗ thông qua quẻ bói
mới hình thành hệ thống văn tự để lưu truyền cho đời sau. Nói cách khác, có
quẻ bói thì phải có lời giải quẻ bói, mà lời giải quẻ bói lại là văn tự. Ngôn ngữ
quẻ bói đã thấm sâu vào tiềm thức người Trung Quốc, không một loại văn
hoá nào đạt được trình độ như vậy.
Văn hoá bốc từ (lời bói) có trong Giáp Cốt Ân Thương, Giáp Cốt Tây Chu và
khắc cả trên đồ đồng. Bốc từ là ngôn ngữ của quẻ bói, bộ phận quan trọng của
quẻ bói, ghi chép một cách trung thực các dữ kiện trong quẻ bói cổ đại, đồng
thời phản ánh lịch sử văn hoá của xã hội cổ đại.
Văn hoá bói toán bao gồm hai nội dung: quẻ bói và lời bói. Quẻ bói làm bằng
mai rùa hoặc xương thú. Người ta phát hiện thấy trên những mảnh giáp cốt đó
ghi những câu hỏi mà người đời Ân Thương (thế kỷ XI TCN) đặt ra để hỏi ý

16
16
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
kiến tổ tiên hoặc thần thánh,sau đó đem cúng tế và hơ lửa. Ông thầy xem vết
rạn và cho gia chủ biết lời phán bảo của thần linh về câu hỏi đã ghi.
Thời cổ các bậc đế vương trước khi làm việc lớn đều xem bói trước, sau khi
biết lời phán mới quyết định hành sự hay không.
Như vậy, lời khắc chữ Giáp cốt của người Ân Thương có ý đồ nối thông tin
tức giữa người với thần đạt tới sự cảm ứng tâm lý với thế giới thần bí,thể hiện
con người lúc đó rất tin vào thần thánh, vào trời. Cũng từ thời này nguồn gốc
tư tưởng nho học ra đời với các nội dung: nhân đức, trung hiếu, trọng lễ-
những nội dung quan trọng về đời sống văn hoá tinh thần của con người
Thương Chu được chứng minh qua nghiên cứu chữ Giáp Cốt Văn và Kim
Văn.
+ Văn học, lịch sử
Văn tự là tế bào của văn học nghệ thuật, phạm trù của văn học nghệ thuật vô
cùng rộng lớn, do gần 5.000 kết cấu Chữ Hán tạo thành, quan hệ của Chữ Hán
với văn, thi ca, hò hè, câu đối giống như tế bào của cơ thể sống, không thể
tách rời.Chữ Hán có quan hệ mật thiết trong sự nghiệp sáng tác thơ ca, từ
vựng câu đối bởi nó có nét đặc sắc là chữ tượng hình. Mỗi nột Chữ Hán là
một nhân tố cơ bản cấu thành hình tượng thi ca, đặc biệt là quan hệ giữa chữ
biểu đạt bằng ý với nghệ thuật tượng hình trong thi ca có quan hệ mật thiết.
Sở dĩ thơ ca Trung Quốc tuyệt hay, phong phú có vần điệu là nhờ kết cấu Chữ
Hán hàm xúc và hình tượng, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sáng
tác thi ca.
VD: Chữ Nhật: Tượng trưng cho lúc mặt trời mọc:
Chữ Nguyệt: Tượng trưng cho trăng lưỡi liềm
Chữ Vũ: Như giọt nước từ trên trời rơi xuống
Bởi chữ tượng hình đối với hình tượng thi ca đã sản sinh ra sự liên tưởng, cho
nên có lợi cho hình ảnh thi ca.

Ngoài ra, dùng Kim Văn, Giáp Cốt Văn để lý giải sách cổ là một việc làm
thiết thực, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử cổ
17
17
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
đại Trung Quốc. Các bậc hiền tài trước đây đã thu được rất nhiều kết quả
trong nghiên cứu thư tịch cổ. Bởi qua nghiên cứu Giáp Cốt Văn và Kim Văn
các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngôn ngữ trên “Giáp cốt văn’’ và “Kinh
dịch” thuộc loại ngôn ngữ bói quẻ, còn Kim văn và Thượng thư thuộc loại
ngôn ngữ ký sự. Giáp Cốt Văn và Kinh Dịch là ngôn ngữ bói toán cát – hung,
Kim Văn và Thượng Thư không có loại ngôn ngữ này, đây cũng chính là đặc
điểm của văn tự khắc trên đồ đồng.
Muốn nghiên cứu “Dịch”, “Thi”, “Thư” được tốt nhất thiết phải nghiên cứu
Giáp Cốt Văn và Kim Văn. Trong đó muốn tinh thông “Kinh Dịch” thì trước
tiên phải hiểu Giáp Cốt Văn.Còn Thượng Thư và Kim Văn đều thuộc loại ký
sự , văn tự cực cổ, ý nghĩa thâm thuý, vì vậy muốn tinh thông Thượng Thư ắt
phải thông thuộc Kim Văn. Mặt khác, đặc điểm của Chữ Hán có tính kế thừa
và phát triển, do đó tất có quan hệ qui luật. Vậy làm thế nào để tìm ra qui luật
chữ viết đó, để lý giải nó, phải nghiên cứu từ Giáp Cốt Văn và Kim Văn, có
kiến thức rồi thì mới tinh thông Dịch, Thi, Thư.
Qua nghiên cứu sâu rộng Giáp Cốt Văn và Kim Văn (nhất là Kim Văn) để lý
giải ngôn ngữ trong Thượng Thư vừa qua đã nâng tầm hiểu biết về Thượng
Thư lên tầm cao mới. Bởi nhiều nội dung của Thượng Thư và Giáp Cốt Văn
trùng nhau, nhiều sự kiện có thể bổ sung cho nhau. Nó còn có tác dụng hiệu
chính Thượng Thư: hiệu chính những sai sót của các nhà khoa học khi nghiên
cứu Thượng Thư.
Thời nay, có Quách Mạt Nhược, Dung Canh, Hồ Hậu Tuyên trên cơ sở
nghiên cứu Giáp cốt Văn và Kim văn để lý giải Dịch Thi, Thư, Sử ký, Dật
chu thư, Tả truyện, Chu lễ, Trúc thư niên ký đã thu được nhiều thành tựu
đáng khích lệ. Nhờ Giáp Cốt Văn, Kim văn việc lý giải các tác phẩm kể trên

được ngày càng rõ hơn, chính xác hơn. Dịch, Thi, Thư trở thành tư liệu chính
của kinh học Trung Quốc, cốt lõi của nho học, viên ngọc sáng trong kho tàng
văn học, thúc đẩy Trung Quốc vững bước tiến lên.
+ Địa lý, dân tộc học
18
18
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Về mặt địa lý, Giáp Cốt Văn đã đề cập hơn 50 địa danh khác nhau, bao cuộc
chiến tranh đi qua bản đồ Trung Quốc đã hình thành. Địa danh và các dân tộc
thiểu số trong Giáp Cốt Văn trải qua ba ngàn năm, nay vị trí địa lý và tên gọi
đã có nhiều thay đổi song theo tư liệu trong Giáp Cốt Vă ghi được đã chứng
minh rõ nét 56 dân tộc sống ở vùng Trung Nguyên, quần tụ xung quanh dân
tộc Hoa Hạ. Đây là chiếc nôi sản sinh ra con cháu Viêm Hoàng ngày nay.
Giữa các dân tộc đều có quan hệ huyết thống, hoặc là trực tiếp hoặc là gián
tiếp, họ đều mang trong mình dòng máu Trung Hoa.
Về mặt dân tộc học: Giáp Cốt Văn ghi chép về nhiều cuộc chiến tranh với
người Nhung ở phía Tây Bắc. Dù là người Nhung, Di hay triều Thương Chu
giữa các nước đều có quan hệ đi lại cống lạp.
Trung Quốc là một đất nước có nhiều dân tộc, đến nay các dân tộc vẫn giữ
quan hệ khăng khít cùng xây dựng mối đại đoàn kết gia đình các dân tộc
Trung Hoa.
+ Nguồn gốc bát quái
Việc tìm dấu ấn nguồn gốc của bát quái là cả một quá trình diễn biến các ký
hiệu số hoá. Muốn tìm nguồn gốc của bát quái cần bám sát nguồn gốc sản
sinh ra văn tự Trung Quốc. Bát quái và cổ văn được ví như cùng bắt đầu từ
cội nguồn của một dòng sông nhưng lại có hai dòng chảy, cả hai có một điểm
giống nhau đều là loại văn hoá khắc hoạ. Bát quái có ký hiệu chữ số trên Giáp
Cốt Văn và ký hiệu bát quái trên Kim Văn đã chứng minh rõ nét chân lý này.
Phục Hy hoạ bát quái, Văn Vương diễn bát quái, về mặt cơ bản là phù hợp
với thời đại sinh sản ra bát quái cũng tức là thời đại khắc hoạ. Vậy nguồn gốc

bát quái ở thời đại Phục Hy.
+ Kinh tế xã hội:
Giáp Cốt Văn Ân Thương ghi lại sự kiện phân phong ruộng đất phong kiến
trong thời đại Ân Thương, mở ra chế độ tư hữu ruộng đất(tìm thấy văn tự
buôn bán ruộng đất), đặt nền móng cho sự hình thành xã hội phong kiến Tây
Chu.
19
19
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Kinh tế Tây Chu phát triển,sản xuât nông nghiệp phát đạt.
Chúng ta biết được những tri thức này là bởi trên mảnh giáp cốt ngoài những
bốc từ còn ghi lại rất nhiều nội dung phong phú khác như: thu hoạch mùa
màng, nộp thuế, phạt, lịch pháp, địa lý Qua đó chúng ta càng thấy được ý
nghĩa của việc nghiên cứu hai loại chữ này lớn lao như thế nào.
+ Đặc điểm về chính trị và những nét đặc trưng khác về lịch sử văn hoá xã hội
thời kỳ này:
Căn cứ vào những đặc điểm khác nhau của Giáp Cốt Văn Tây Chu và Ân
Thương như:
1. Văn tự không giống như thông lệ của bốc từ.
2. Hình thái đục khoét bốc từ khác nhau: Tây Chu hình vuông, Ân hình tròn.
3. Diễn biến của mẫu chữ trên giáp cốt để phân biệt .
4. Hoặc phân biệt dựa trên các sự tích ghi ở giáp cốt.
Không những giúp cho công tác nghiên cứu phân biệt rõ lịch sử của từng triều
đại Thương hay Chu, còn là chỗ dựa để xây dựng sử đồng đại
Qua nhiều lần khai quật phát hiện được rất nhiều di chỉ Giáp Cốt Văn, Kim
Văn của triều đại Tây Chu, một lần nữa chứng minh Tây Chu là một triều đại
thịnh vượng trong xã hội cổ đại Trung Quốc. Trước đây một số học giả, vì
bất đồng quan điểm với Khổng Tử họ đã đánh giá thấp giá trị lịch sử văn hoá
triều đại Thương Chu. Với cách nhìn thiên lệch đó họ đã kéo lùi nền văn minh
Tây Chu vài thế kỷ, quay lưng lại với chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là sai

lầm lớn nhất của lịch sử ,cần đính chính lại. Căn cứ vào nghiên cứu Giáp Cốt
Văn và Kim Văn chứng tỏ triều đại Tây Chu đã sản sinh ra nền văn minh cổ
đại huy hoàng. Đồng thời thông qua “Kinh dịch”, “Thương Thư”, “Kinh Thi”
và văn tự viết trên mảnh tre càng củng cố thêm tính đúng dắn của sự thật lịch
sử này.
Giá trị văn hoá triều Tây Chu được khẳng định qua các mặt:
1. Triều đại thịnh trị đầu tiên trong xã hội cổ đại Trung Quốc.
20
20
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
2. Giáp Cốt Văn của thời đại Tây Chu là bằng chứng chứng minh nền văn
minh cổ.
3. Tây Chu là triều đại phát triển nền văn hoá cổ.
4. Là cầu nối, là thời kỳ quá độ từ xã hội nô lệ chuyển sang xã hội phong
kiến, cuối triều Tây Chu là giai đoạn đầu của xã hội phong kiến.
5. Tây Chu là cầu nối từ thời đại đồ đồng lên thời đại đồ sắt.
Ngoài ra, lịch pháp của Trung Quốc ra đời cũng rất sớm.Trong giáp cốt phát
hiện ra đồ biểu thiên can địa chi hoàn chỉnh, ngày dương lịch và ngày âm lịch.
Theo chu kỳ vận động của mặt trời phân chia một năm thành 12 tháng, xác
định tháng đủ tháng thiếu. Đặc biệt có sự điều chỉnh bằng tháng nhuận năm
lệch pha giữa âm lịch và dương lịch.Điều này chứng tỏ trình độ phát triển
nông nghiệp vì khoa học và sức sản xuất ở trình độ cao có quan hệ mật thiết
với nhau.
Đến đây chúng ta có thể nói rằng Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hoá
khởi nguồn từ bói toán. Bói toán đã ảnh hưởng đến văn hoá Trung Quốc từ xa
xưa, như vậy nó đương nhiên phản ánh nguồn gốc của văn tự. Đặc biệt dùng
Giáp Cốt Văn làm chủ thể cho hình thức bói toán đã khắc hoạ đời sống của xã
hội cổ đại ,vì vậy Giáp Cốt Văn và Kim Văn đã trở thành tư liệu đáng tin cậy
để nghiên cứu xã hội cổ đại Trung Quốc. Mà trên đây là những thành quả mà
chúng ta đạt được. Nếu như chúng ta gắn hai loại chữ này vào quá trình diễn

biến tiếp theo của chữ viết thì Giáp Cốt Văn và Kim văn trở thành cầu nối lên
Triện văn, dấu ấn chứng minh lịch trình chuyển hoá của văn tự cổ đại Trung
Quốc.
IV. ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ nghệ thuật thư pháp.
Ngay từ khi ra đời tự thân Chữ Hán đã ẩn chứa trong mình một nghệ thuật
đặc sắc. Tuy nhiên khi đó con người ta chưa ý thức về việc mình đang sáng
tạo ra cái đẹp hay cố gắng thể hiện sao cho đẹp, mà đơn thuần chỉ để người
khác hiểu chính xác nhất ý tưởng của mình. Nghệ thuật thư pháp thực sự bắt
đầu khi người Hán phát minh ra cây bút lông, viết Chữ Hán trong cấu trúc
21
21
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
một không gian ba chiều (khác hẳn với mẫu tự la tinh vốn chỉ cấu trúc theo
không gian hai chiều). Đây chính là đặc trưng của thư pháp Chữ Hán.
Qua quá trình lịch sử lâu dài, diễn biến của thư pháp Chữ Hán từ phù hiệu,
Giáp Cốt Văn, Kim Văn đến Triện, Lệ, Thảo, Chân, Hành.Nghệ thuật đã đưa
Chữ Hán vượt khỏi chức năng chuyển tải thông tin của văn tự để trở thành
một môn nghệ thuật tiêu biểu, đặc thù của văn hoá Trung Hoa.Qua việc tìm
hiểu cấu tạo của con chữ đã giúp chúng ta vượt không gian thời gian hiểu
được ngôn ngữ cổ xưa; Giáp Cốt Văn, Kim Văn cho chúng ta những kiến
thức về lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Giờ đây, cùng với sự phát triển của xã hội,
con chữ lại tiếp tục diễn biến cho chúng ta những cảm nhận mới, những cảm
nhận về nghệ thuật.
Thư pháp theo nghĩa hẹp là cách viết Chữ Hán, bởi không có Chữ Hán thì
không có thư pháp. Về sau, do sự phát triển của lịch sử Chữ Hán, thư pháp đã
không còn dùng với nghĩa đơn thuần là cách viết chữ mà hiểu theo cách nào
đó thì người Trung Quốc đã đẩy cách viết chữ lên thành một hình thái nghệ
thuật truyền thống đặc biệt. Ngày nay, nói đến hai chữ thư pháp thì hiểu theo
nghĩa này, tức thư pháp vừa là cách viết Chữ Hán vừa là nghệ thuật viết Chữ
Hán hay bộ môn viết Chữ Hán nghệ thuật, cũng tức bộ môn phô diện cái đẹp

tự thân trong đường nét của Chữ Hán. Chúa tế thư pháp Trung Hoa Vương
Hy chi (321-379) đã có một định nghĩa rất nổi tiếng về Thư pháp: ‘Mỗi nét
ngang là một đám mây ttrong một thế trận, mỗi nét móc là một cây cung
dương lên, có một sức mạnh phi thường, mỗi nét chấm là một tảng đá rơi
xuống từ đỉnh núi cao, mỗi nét phẩy là một cái mcó bằng đồng, mỗi nét sổ dài
là một thân cây cổ kính và mỗi nét phóng khoáng mảnh mai là một lực sĩ chạy
thi ở tư thế sẵn sàng lao lên phía trước.” Có lẽ, khi mà ngọn bút và trí tưởng
tượng phong phú hoà nhập làm một sẽ tạo nên sự thăng hoa cho nét chữ và
tác phẩm nghệ thuật ra đời. Chẳng phải thế mà một thiền sư người Nhật khi
khai thị cho đệ tử mới nhập môn bảo rằng: “Khi người viết chữ đặt bút của
mình xuống trang giấy là tập trung cả khí lực và tâm cảm vào đầu bút”. Tâm
22
22
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
mà không ổn định sẽ không hoàn thành được một tác phẩm theo nghệ thuật
Thư pháp. Khi tác phẩm thư pháp ra đời, tác phẩm ấy chính là một nghệ thuật
phản ánh tâm hồn của con người ta lúc viết – một nghệ thuật mang tính biểu
hiện
“Lòng ngay thẳng thì chữ viết sẽ ngay ngắn”
“Có ý trước khi viết, con chữ xuất hiện sau tâm niệm”
Trên đây đều là những câu danh ngôn có ý nghĩa quan trọng, cho nên khi viết
không thể có nghịch ý, muốn đẹp lại ra xấu, muốn nhu mì lại ra hiểm ác,
muốn chậm lại thành nhanh, song rất cần phải xoá bỏ tục khí thì mới xuất
hiện sự kỳ diệu.
Thư pháp cũng có thể khúc xạ một cách nhẹ nhàng những cảm thụ cuộc sống,
học thức, tu dưỡng, cá tính của nhà thư pháp. Do vậy người ta thường hay
nói “chữ giống người”, “chữ viết là bức tranh tâm hồn”. Thư pháp cũng có thể
dùng dể đề từ, kẻ biển hiệu, cho nên nó cũng là một nghệ thuật mang tính
thực dụng.Những hành giả thiền của Nhật Bản quan niệm về thư pháp –
không phải “làm thế nào để viết cho đẹp” mà là viét như thế nào để đạt được

sự tỉnh thức. Theo nhà Phật thì “tâm bình, thế giới bình”, nên nếu tâm ta tịnh
cõi thế sẽ tịnh. Nên khi cầm bút thực hiện thư tác phải là lúc “thân tâm an lạc”
hay “nhất tâm bất loạn”có thể đạt đến mức “tâm như hư không vô sở chướng
ngại” (tâm bao la như không có sẽ chẳng bị điều gì ngăn ngại). Giữ được tâm
hồn như gương sáng, cứ tuỳ vật đến mà cảm ứng đó là cực điểm của nghệ
thuật thư pháp theo truyền thống Phương Đông. Như vậy khi có cảm xúc
nghệ thuật cũng chính là lúc tâm hồn được thư thái bởi đó là lúc tâm hồn
được thanh tịnh, sáng như gương. Tuy nhiên khi đạt được cái gọi là “thư
giãn” cùng thư pháp là khi ta đã trải qua một quá trình khổ luyện có kết quả
cộng với một tinh thần sảng khoái, không vướng bận, không khí trong lành,
câu từ đã chứa trong tâm cùng với quản bút trên tay tuỳ cơ ứng biến. Chuyển
bút mực lưu loát trên giấy, không ngưng trệ, tạo thành thế “tượng tâm ứng
thủ” mà chỉ ở thế giới siêu thoát mới có. Người ta gọi đây là kỹ thuật “viết mà
23
23
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
không viết”, giống như điều Thiền học gọi là “đánh đàn không dây”.Thế mới
gọi là”Thư pháp_ nghệ thuật biểu hiện tâm hồn – Phút giây thư giãn”
Qua sự diễn biến từ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành (H8,H9,H10,H11,H12).
của Chữ Hán đã cho chúng ta thấy sự biến hóa hết sức kỳ diệu của Chữ Hán,
một cảm quan nghệ thuật đặc biệt. Đây là thứ chữ lần đầu tiên trong lịch sử
chữ viết được đẩy lên mức nghệ thuật, có tính tổng hợp cao, có xu hướng
vươn tới nghệ thuật biểu hiện tâm hồn chủ quan. Giống như phương Tây kiến
trúc và điêu khắc tạc tượng thống lĩnh các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác
thì trong mỹ thuật Trung Quốc, Thư pháp và hội hoạ thống lĩch các môn nghệ
thuật khác và được xếp vào hàng đầu trong mỹ thuật Trung Quốc.
V.ý nghĩa của việc sử dụng Chữ Hán hiện đại.
Tiếng Hán có tính thống nhất rất cao. Tính thống nhất cao của nó thể hiện ở
những điểm sau đây: Nó là phương tiện siêu phương ngữ cho giao tiếp thống
nhất ở dạng viết trong điều kiện có nhiều phương ngữ, nó là công cụ cho sự

thống nhất văn hoá cả về không gian và thời gian, nó là dấu hiệu cho sự khác
biệt giữa Trung Quốc, khu vực Đông á so với các phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, khi nói đến tính chất đặc điểm của Chữ Hán, người ta chỉ nhìn
thấy nó là một văn tự khối vuông, không gắn liền với âm đọc, khó nhận biết,
khó viết, khó nhớ, khó đọc, khó xoá nạn mù chữ. Gần đây, người ta lại nói
thêm rằng, khó đưa nó vào máy vi tính, ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá.
Vậy là vấn đề cải cách văn tự được đặt ra. Cải cách văn tự phải trải qua nhiều
bước quá độ. Ba trọng điểm được vạch ra trong quá trình này là :
• Xây dựng ngôn ngữ dân tộc thống nhất.
• Xây dựng văn tự chữ cái.
• Hoàn thiện văn tự Chữ Hán mà trọng tâm là giản hoá hình thể, chuẩn hoá
về âm đọc, cách dùng.
1.Vấn đề ngôn ngữ dân tộc thống nhất .
Chữ Hán được coi là thứ chữ viết thống nhất của toàn quốc, lấy âm Bắc Kinh
làm chuẩn, nét của chữ Khải làm mẫu văn tự. Chữ Hán tuy đã định hình với
24
24
ý nghÜa cña Ch÷ H¸n
Khải thư nhưng nó vẫn còn dấu hiệu biến đổi hình thể để đáp ứng với ngôn
ngữ nói đương thời và tiện lợi cho những ai dùng nó. Bằng chứng là nó vẫn
được viết hiển nhiên giản hoá một cách tự phát trong đời sống. Khi mà Trung
Quốc bước vào xây dựng chủ nghĩa tư bản nửa cuối thế kỷ XIX nhưng quá
trình này diễn ra vô cùng chậm chạp. Kinh tế phát triển không đồng đều, chỉ
tập trung ở các miền duyên hải. Nhân tố kinh tế chỉ đóng một vai trò nhất
định trong quá trình hình thành dân tộc. Hơn nữa người Hán bao năm mất
quyền quản lý đất nước, triều đình lại là ngoại tộc, đánh đổ chế độ phong kiến
Mãn Thanh là một trong những nội dung rất quan trọng của tiến trình xây
dựng dân tộc Trung Hoa hiện đại. Trong hoàn cảnh như thế, chỗ dựa cho tinh
thần dân tộc hiện đại trước hết lại là di sản văn hoá. Các nhà khai sáng tư
tưởng dân tộc Trung Hoa cận hiện đại hình dung dân tộc Trung Hoa sẽ cùng

cùng một cộng đồng thống nhất của các công dân có văn hoá, cùng một chủng
tộc, cùng một ngôn ngữ, ai cũng hiểu rõ bổn phận của mình với đất nước phấn
đấu dưa dân tộc Trung Hoa lên sánh vai với các dân tộc tiên tiến trên thế giới.
Yêu cầu đối với ngôn ngữ lúc đó là phải được toàn dân hiểu, toàn dân phải
biết chữ, toàn dân phải có văn hoá,
Tính thống nhất của chữ viết làm cho tính liên kết trong toàn lãnh thổ về
thông tin, thông báo – cơ sở cho sự điều hành đất nước được đảm bảo, dập tắt
âm mưu chia cắt Trung Quốc của các thế lực địa phương và bọn quân phiệt.
Sự thống nhất quản lý hành chính nhà nước được duy trì. Văn hoá Trung
Quốc thống nhất và liên tục cả về mặt lịch sử (thời gian) và cả về mặt phân bố
(không gian). Các dân tộc đến xâm chiếm có thể thắng người Hán về mặt
quân sự song lại dần dần bị mê hoặc bởi thứ chữ viết kỳ diệu này.
2.Xây dựng văn tự chữ cái:
Đó là một hệ thống văn tự chữ cái gồm 36 ký hiệu dành để ghi các phụ âm và
22 ký hiệu để ghi các nguyên âm đôi và nguyên âm đơn cũng như các biến
thể. Có thể gọi đó là tiền thân của Chú âm tự mẫu – chữ cái chú âm sau này.
25
25

×