Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Thực trạng và giải pháp góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng NNPTNTVN chi nhánh Bắc Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.48 KB, 84 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Thực trạng và giải pháp góp
phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Sài Gòn” là kết quả
của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và làm việc với tinh thần
nghiêm túc. Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Tác giả luận văn
Ngô Ngọc Hà
LỜI CẢM ƠN
ii
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học
Lâm nghiệp. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại
học Lâm nghiệp, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Hà đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học
Lâm nghiệp cùng quí thầy cô trong Khoa Sau đại học đã tạo rất nhiều điều kiện
để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban
lãnh đạo và các anh, chị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ
liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Thành phố HCM, ngày 04 tháng 5 năm 2012
Tác giả luận văn
Ngô Ngọc Hà


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1. Mục tiêu tổng quát 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TOÁN 5
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG 5
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua
ngân hàng 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của TTKDTM qua Ngân hàng 5
1.1.2. Sự cần thiết khách quan của TTKDTM qua Ngân hàng 6
1.1.3. Ý nghĩa của TTKDTM 7
1.1.4. Nguyên tắc TTKDTM qua Ngân hàng 9
1.1.5. Các thể thức TTKDTM qua Ngân hàng 12
1.2. Kinh nghiệm về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt ở một số nước
trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 17
CHƯƠNG 2 23

ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đặc điểm cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn 23
iv
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Bắc Sài Gòn 23
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của chi nhánh 24
2.1.3. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Bắc Sài Gòn 28
2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 39
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 42
2.2.3. Phương pháp chuyên gia 44
CHƯƠNG 3 45
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Bắc
Sài Gòn 45
3.1.1. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng
tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn 45
3.1.2. Doanh số thực hiện TTKDTM tại Chi nhánh 50
3.1.3. Tình hình triển khai áp dụng các thể thức TTKDTM 52
3.1.4. Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại chi nhánh 56
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
TTKDTM tại chi nhánh 56
3.3. Những thành công và tồn tại trong việc triển khai dịch vụ TTKDTM tại
Chi nhánh 63
3.3.1. Những thành công 63
3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 64
3.4. Một số giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ TTKDTM tại chi nhánh67
3.4.1. Mở rộng các kết nối, hợp tác với doanh nghiệp 67

3.4.2. Đa dạng hóa thể thức thanh toán 68
3.4.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và Dịch vụ khách hàng 68
3.4.4. Nâng cao năng lực cán bộ và quản trị rủi ro 69
3.4.5. Hoàn thiện công tác kế toán 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. Kết luận 70
2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Máy rút tiền tự động - Automated Teller Machine ATM
Cơ sở chấp nhận thẻ - Merchant CSCNT
Công nghệ thông tin CNTT
Doanh nghiệp DN
Kinh doanh KD
Ngân hàng - Bank NH
Ngân hàng nhà nước - State Bank
NHNN
Ngân hàng thương mại - Commercial Bank NHTM
Ngân hàng phát hành - Issuer NHPH
Ngân hàng thanh toán - Acquier NHTT
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank
Ngân hàng Công thương Việt nam Vietinbank
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL –Mekong Housing Bank MHB
Ngân hàng Nhà Hà Nội - Habubank HBB
Ngân hàng Á Châu – Asia Commercial Bank ACB
Ngân hàng Quốc tế VIB Bank
Ngân hàng Đông Á – Eastern Asia Bank EAB

Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VN VPB
Thanh toán - Payment TT
Thanh toán không dùng tiền mặt TTKDTM
Thư tín dụng – Letter of Credit L/C
Thương mại cổ phần TMCP
Thương mại điện tử TMĐT
Uỷ nhiệm chi UNC
Uỷ nhiệm thu UNT
Việt Nam VN
Tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization WTO
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Tình hình nguồn vốn qua 3 năm của Chi nhánh 31
2.2 Tình hình cho vay của Chi nhánh qua 3 năm 33
2.3 Kết quả kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 35
3.1 Tổng doanh số thanh toán 51
3.2 Các thể thức thanh toán của chi nhánh Bắc Sài Gòn 53
3.3 Tỷ trọng các thể thức thanh toán tại chi nhánh 54
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách
hàng
57
3.5 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix) 60
3.6 Kết quả mô hình hồi qui 61
3.7 Phân tích phương sai (ANOVA) 61
3.8 Ma trận tương quan Pearson Correlations 62
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
vii
Ký hiệu Tên gọi Trang
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNC 12

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNT 13
Hình 1.3 Sơ đồ quy trình thanh toán bằng séc 13
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình thanh toán bằng thư tín dụng 14
Hình 1.5 Sơ đồ quy trình thanh toán bằng thẻ thanh toán 16
Hình 1.6 Mô hình kết nối chéo 18
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại Chi nhánh BSG 25
Hình 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh 31
Hình 2.3 Cơ cấu cho vay KH của Chi nhánh 33
Hình 2.4 Kết quả Kinh doanh của Chi nhánh 35
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm
thay đổi mạnh mẽ mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và của lĩnh vực tài
chính Ngân hàng nói riêng. Các phương thức quản lý, kinh doanh mới đã dần
thay thế các phương thức truyền thống, khái niệm chính phủ điện tử, thương
mại điện tử không còn xa lạ đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên cơ sở để phát triển thương mại điện tử hiện nay là thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam chưa phát triển mạnh, tiền mặt vẫn là
phương thức thanh toán chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công,
doanh nghiệp và dân cư. Chất lượng, tính tiện ích trong thanh toán không
dùng tiền mặt hiện tại còn nhiều hạn chế, các nhu cầu thanh toán phổ biến
như thu ngân sách nhà nước, thanh toán hóa đơn dịch vụ như tiền điện, tiền
nước, điện thoại, truyền hình cáp, chưa được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp
trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán như Mobile banking, Internet banking của
một số ngân hàng, và các dịch vụ Ví điện tử …, v.v mới chỉ dừng lại ở quy
mô hẹp, khó có thể triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán
của các cá nhân, doanh nghiệp tổ chức và chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý
nền kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện

thanh toán phổ biến được nhiều quốc gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt
trong các giao dịch thương mại, giao dịch công. Đây là một xu hướng phát
triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã
trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế lớn nhất hành tinh WTO.
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm gia tăng sự an toàn cũng như tính
minh bạch của các giao dịch phù hợp với các thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế.
Trong thời gian qua, mặc dù các Ngân hàng thương mại, các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng
2
hóa dịch vụ tiện ích, mở rộng hạ tầng mạng lưới nhưng các giải pháp đó còn
thiếu các chuẩn mực kết nối thống nhất, chưa có tính đồng bộ, thiếu tính tổng
thể, chưa mang lại sự thuận tiện và tâm bao phủ rộng khắp để đáp ứng nhu
cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, vì vậy thanh toán trực
tiếp vẫn là hình thức thanh toán chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân.
Thanh toán điện tử là một trong những trở ngại lớn đối với việc mở
rộng và phát huy hiệu quả thực sự của ứng dụng TMĐT, chính phủ điện tử,
nguyên nhân là do thiếu sự kết nối tổng thể giữa các ngân hàng, khách hàng
và nhà cung cấp dịch vụ, hàng hóa khiến người tiêu dùng chưa mạnh dạn
tham gia cũng như thụ hưởng các tiện ích từ thanh toán điện tử.
Nghị định 51/2010/NĐ-CP ban hành ngày 14/5/2010 ra đời đã đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa Luật giao dịch điện tử,
là cơ sở để các doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn
truyền thống như hiện nay và trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy khuyến khích sử dụng
thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Với những lý do đó, cần thiết phải có một giải pháp thanh toán điện tử
hoàn thiện, đóng vai trò là trung tâm chuyển mạch thanh toán hóa đơn quốc
gia, thực hiện kết nối tập trung hệ thống nhà cung ứng dịch vụ hàng hóa, hệ
thống ngân hàng thương mại, khách hàng với tầm bao quát rộng khắp, bảo
đảm tính tiện lợi, an toàn, hiệu quả tiết kiệm, nhanh chóng cho yêu cầu thanh
toán đối với cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong hệ thống kinh tế quốc dân

cũng như yêu cầu quản lý nhà nước và minh bạch hóa nền kinh tế đất nước,
cải cách thủ tục hành chính trong những năm tiếp theo của thế kỷ 21, tạo động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm nền tảng để phát
triển thương mại điện tử, chính phủ điện tử, từng bước đưa Việt Nam trở
thành một quốc gia văn minh, thịnh vượng, sánh tầm với các quốc gia trong
khu vực và trên thế giới.
3
Để giải quyết các vấn đề thực tế nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực
trạng và giải pháp góp phần phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt tại Ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh Bắc Sài Gòn” làm Luận văn
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
tại chi nhánh, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và
nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
- Đánh giá được thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
- Đề xuất được một số giải pháp góp phần phát triển và nâng cao hiệu
quả dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Bắc Sắc Gòn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt của Ngân hàng NN&PTNT VN Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu các dịch vụ thanh toán

không dùng tiền mặt qua ngân hàng cho các loại khách hàng như: Doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân
- Về không gian: Luận văn triển khai các nghiên cứu trong phạm vi hoạt
động của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
- Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2009 đến
4
năm 2011.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
- Thực trạng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại
Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
- Giải pháp góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Bắc Sài Gòn.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
qua ngân hàng
Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương tiện thanh toán rất quan
trọng trong nền kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất
nhiều phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời
thay thế cho tiền mặt và được gọi chung là phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt (TTKDTM).
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của TTKDTM qua Ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm về TTKDTM
TTKDTM là tổng hợp mọi quan hệ chi trả bằng tiền tệ được thể hiện
bằng cách trích chuyển một số tiền từ tài khoản người trả sang tài khoản
người thụ hưởng tại ngân hàng, dưới sự kiểm soát của ngân hàng.
1.1.1.2. Đặc điểm của TTKDTM

TTKDTM ngày càng phát triển và hiện đại hóa nhưng nhìn chung nó
đều mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động củahàng hóa cả về
thời gian và không gian.
- Trong TTKDTM, tiền tệ không xuất hiện dưới dạng vật môi giới như
thanh toán bằng tiền mặt mà nó chỉ xuất hiện dưới dạng “tiền ghi sổ” và được
ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán.
- Trong TTKDTM vai trò của ngân hàng đặc biệt quan trọng, là người
tổ chức và thực hiện các khoản thanh toán. Ngoài hai hay nhiều người mua
bán tham gia trong thanh toán thì ngân hàng được xem như là người trung
gian không thể thiếu được trong thanh toán chuyển khoản. Bởi vì chỉ có ngân
hàng quản lý tài khoản của khách hàng mới được phép trích tài khoản của họ
chuyển trả cho người thụ hưởng khi có yêu cầu của chủ tài khoản. Với nghiệp
6
vụ như vậy ngân hàng trở thành một trung tâm thanh toán cho xã hội và trong
trường hợp đó có thể nói toàn bộ quá trình thanh toán được thực hiện thuận
lợi trôi chảy hay không được quyết định bởi những người có liên quan mà
trong đó ngân hàng là người đóng vai trò kết thúc quá trình thanh toán.
1.1.2. Sự cần thiết khách quan của TTKDTM qua Ngân hàng
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng
thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa .v.v. đã thúc đẩy sự ra đời của
nhiều phương tiện TTKDTM hiện đại và chúng đã, đang được sử dụng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới. Tiền mặt là không thể thiếu trong trao đổi
hàng hóa, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện
thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao
dịch có giá trị và khối lượng lớn.
Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn
ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc
độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền
mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số

bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (bao
gồm: chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản,
kiểm đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch
thanh toán .v.v.) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền
mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận,
trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng
hoặc các chủ nợ; vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền
mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch
thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền
giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh
quốc gia.
Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào,
song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã
hội như Việt Nam thì tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn.
7
1.1.3. Ý nghĩa của TTKDTM
TTKDTM ra đời và phát triển cho đến ngày nay cũng là nhờ nó có
những vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế:
- TTKDTM cung cấp cho các chủ thể thanh toán những công cụ thanh
toán nhanh chóng, thuận tiện, hiện đại. Khi thực hiện thanh toán, họ không
phải mang theo tiền mặt mà chỉ cần sử dụng một số những hình thức
TTKDTM, do vậy sẽ tránh được rủi ro mất trộm, giảm chi phí vận chuyển,
kiểm đếm, bảo quản tiền mặt. Nhờ đó, chất lượng của hoạt động thanh toán
ngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất lưu thông hàng
hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế được hoạt động rửa tiền.
- TTKDTM giúp cho ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong xã hội
phục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
TTKDTM qua ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng nguồn
vốn nhàn rỗi trong thanh toán cho đầu tư, cho vay sản xuất sau khi đã tính
toán dự trữ một lượng vốn nhất định đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc,

khoản dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Khi TTKDTM qua
ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện sẽ tạo điều kiện thu hút các đơn vị cá
nhân đến mở tài khoản thanh toán hoặc gửi tiền.
- TTKDTM góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông qua đó
tiết kiệm được chi phí lưu thông như: in ấn tiền mặt, bảo quản, vận chuyển…
kìm hãm và đẩy lùi lạm phát, đảm bảo an toàn cho việc dự trữ tiền và tài sản
của xã hội, đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển tiền tệ. TTKDTM góp phần giải
quyết được tình trạng thiếu tiền mặt trong ngân quỹ làm cho hoạt động của
ngân hàng được thực hiện trong suốt, hoàn thiện chức năng trung gian thanh
toán của NHTM.
- TTKDTM tạo điều kiện cho NHTM thực hiện chức năng “tạo tiền”.
TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ, thực hiện thanh toán bằng cách trích chuyển từ
tài khoản người phải trả sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các
NHTM với nhau. Do đó, TTKDTM luôn tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi mà
ngân hàng có thể sử dụng cho vay. Đây chính là cơ sở để ngân hàng thực hiện
chức năng tạo tiền của mình.
8
- TTKDTM giúp ngân hàng có thể kiểm soát một phần lượng tiền trong
nền kinh tế, nắm bắt được tình hình biến động số dư tài khoản của khách
hàng, tình hình thu nhập, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài
chính… để cung ứng các dịch vụ, cho vay, tư vấn… Đồng thời, thông qua các
thông tin từ tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng sẽ có được
những quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo thu gốc và lãi đúng hạn, giảm
tỷ trọng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu; tăng dư nợ tín dụng, mở rộng và phát
triển nghiệp vụ tín dụng.
- TTKDTM nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các NHTM và thúc đẩy
các dịch vụ khác phát triển. Hiện nay, ngoài sự có mặt của các NHTM quốc
doanh còn có sự góp mặt của rất nhiều của các tổ chức ngân hàng nước ngoài,
các tổ chức phi ngân hàng như bảo hiểm, bưu điện cũng cung cấp một số dịch
vụ ngân hàng cho khách hàng. Khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa

chọn dịch vụ ngân hàng sao cho thỏa mãn nhu cầu tốt nhất, chi phí thấp nhất,
độ an toàn cao nhất, nhanh chóng và thuận tiện Do vậy, để thu hút khách
hàng đến sử dụng dịch vụ của mình (nhất là TTKDTM) các ngân hàng phải
không ngừng cải tiến dịch vụ để thắng trong cạnh tranh, tích cực áp dụng
công nghệ hiện đại, đổi mới phong cách giao dịch.
- TTKDTM còn có vai trò đối với quản lý vĩ mô của nhà nước. Việc
TTKDTM qua ngân hàng đòi hỏi hoạt động thanh toán của khách hàng phải
qua ngân hàng hoặc phải mở tài khoản tại ngân hàng. Vì vậy, thông qua hoạt
động TTKDTM nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiền mặt lưu thông
trên thị trường để có biện pháp quản lý lạm phát, quản lý sự biến động của thị
trường, thiết lập các chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó việc
thanh toán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được tình trạng thu chi của các doanh
nghiệp hạn chế tình trạng tham ô, chi tiêu mờ ám, chốn thuế, rửa tiền…
Tóm lại, TTKDTM trong nền kinh tế thị trường có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với các chủ thể thanh toán, các trung gian thanh toán, các đối tượng
cơ quan quản lý nhà nước. Đứng trên góc độ ngành nó phản ánh khá trung
thực bộ mặt hay trang thiết bị cơ sở vật chất của ngành. Ở tầm vĩ mô
TTKDTM phản ánh trình độ phát triển kinh tế và dân trí của một nước. Bên
9
cạnh đó, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào công tác
TTKDTM làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên hiện đại góp phần
ổn định và phát triển hệ thống tài chính quốc gia, đẩy mạnh quá trình hội nhập
quốc tế.
1.1.4. Nguyên tắc TTKDTM qua Ngân hàng
TTKDTM có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc
TTKDTM qua ngân hàng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc chặt chẽ,
nhằm tạo điều kiện tổ chức công tác thanh toán được an toàn nhanh chóng,
thuận tiện, chính xác. Các quyết định của Chính phủ và quyết định của Thống
đốc NHNN như đã nêu ở trên là những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động
thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam. Các quyết định này phần nào đã đáp ứng

được nhu cầu thanh toán của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức kinh tế và
cá nhân đều có thể tham gia vào thể thức thanh toán qua ngân hàng.
1.1.4.1. Những quy định chung
Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị
vũ trang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực
hiện thanh toán.
Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sử dụng
dịch vụ thanh toán phải tuân theo những quy định và hướng dẫn của tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phương thức
nộp lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi tắt là ngân hàng)
phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán và
thanh toán, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu (nếu có đăng ký mẫu) và
chữ ký trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng (nếu
là chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng cấp (nếu là chữ ký
điện tử) khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trên
chứng từ hay không? Tùy theo từng quan hệ giao dịch mua bán, cung ứng
dich vụ với nhau mà khách hàng có thể lựa chọn một trong số các dịch vụ
thanh toán sau:
10
- Thanh toán bằng séc
- Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu (UNT)
- Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC)
- Thanh toán bằng thẻ thanh toán
- Thanh toán bằng thư tín dụng
Và các dịch vụ thanh toán trong nước khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2. Quy định đối với bên chi trả
Để đảm bảo việc thanh toán đúng theo quy định của pháp luật, các chủ
tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

trong trường hợp chi quá số dư (nếu không được phép) hoặc chậm trễ trong
thanh toán sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.
Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng người trả tiền phải sử dụng
đúng các chứng từ theo mẫu quy định, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp đồng
thời chịu trách nhiệm về những sai sót, nội dung trên giấy tờ thanh toán của
người được chủ tài khoản ủy quyền ký thay. Phát hành Séc không đủ khả
năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm trả số tiền truy đòi theo quy
định tại Điều 41 Nghị định 159/2003/NĐ-CP về cung ứng và sử dụng séc phải
bị xử lý như sau:
- Nếu vi phạm lần thứ nhất, thì người thực hiện thanh toán có trách
nhiệm gửi thông báo cảnh cáo đến người ký phát.
- Nếu tái phạm lần thứ hai, thì người thực hiện thanh toán có trách
nhiệm đình chỉ tạm thời quyền ký phát Séc của người tái phạm trong vòng 03
tháng, không cung ứng Séc trắng trong thời hạn nói trên, đồng thời thu hồi
những Séc trắng đã cung ứng cho người tái phạm.
- Nếu tái phạm lần thứ ba, thì người thực hiện thanh toán có trách
nhiệm đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát Séc của người tái phạm, thu hồi toàn
bộ Séc trắng đã cung ứng cho người tái phạm, đồng thời thông báo tên, địa
chỉ, số chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ có hiệu lực tương tự theo quy
định của pháp luật), số tiền không đủ khả năng thanh toán trên Séc của người
đó cho NHNN.
11
1.1.4.3. Quy định đối với bên thụ hưởng
Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ đúng theo hợp đồng đã ký.
Bên thụ hưởng có quyền yêu cầu bên chi trả thanh toán, hình thức có thể là:
Séc, UNT…
- Nếu thanh toán bằng Séc thì người thụ hưởng khi nhận Séc phải kiểm
tra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ Séc (ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờ
Séc, không sửa chữa tẩy xóa trên tờ Séc). Nếu thiếu một trong các yếu tố đó
sẽ không hợp lệ và không có giá trị thanh toán. Nếu Séc đã quá hiệu lực thanh

toán như hết thời hạn người thụ hưởng phải yêu cầu người phát hành đổi tờ
Séc quá hạn.
- Đối với hình thức thanh toán UNT, Thư tín dụng, bên thụ hưởng chỉ
được trả tiền khi xuất trình hóa đơn chứng từ giao hàng theo đúng hợp đồng
đã ký kết, bên bán phải nộp các giấy tờ thanh toán cho ngân hàng theo đúng
thời hạn quy định.
1.1.4.4. Quy định đối với ngân hàng
- Ngân hàng cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại mẫu giấy tờ thanh
toán cho khách hàng.
- Ngân hàng phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng trong thanh
toán, thực hiện các ủy nhiệm thanh toán của chủ tài khoản, tổ chức thanh toán
kịp thời chính xác, an toàn tài sản.
- Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các chứng từ về
hình thức và nội dung đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp và khớp đúng.
- Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát khả năng chi trả của chủ tài
khoản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- Ngân hàng được quyền từ chối thực hiện thanh toán nếu chứng từ
thanh toán không hợp lệ, hợp pháp, tài khoản của khách hàng không đủ số, số
dư hoặc nội dung thanh toán không phù hợp quy định của pháp luật.
- Ngân hàng phải duy trì khả năng thanh toán của mình đảm bảo thanh
toán chính xác, kịp thời, đầy đủ. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho khách hàng nếu thanh toán chậm trễ do lỗi của ngân hàng gây ra.
12
- Khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng được
thu phí dịch vụ theo quy định của Thống đốc NHNN.
1.1.5. Các thể thức TTKDTM qua Ngân hàng
1.1.5.1. Uỷ nhiệm chi (UNC)
Uỷ nhiệm chi (lệnh chi) là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng
trích một số tiền trên tài khoản của mình để chuyển vào tài khoản của người
thụ hưởng ở cùng một ngân hàng hoặc ở ngân hàng khác. UNC được áp dụng

trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền.
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNC
(1)Người bán giao hàng cho người mua
(2) Người mua lập và gửi UNC đến ngân hàng nơi mình mở tài khoản
(3) NH bên mua trích tiền từ tài khoản người mua chuyển cho NH bên bán
(4) NH bên bán gửi giấy báo có cho người bán
Mặc dù UNC hiện nay đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương
thức TTKDTM ở Việt Nam, tuy nhiên nó bộc lộ một số hạn chế: việc thanh
toán UNC chỉ được thực hiện tại NH, vì vậy nó bị hạn chế về thời gian do phụ
thuộc vào giờ giấc làm việc của NH. Hơn nữa UNC chỉ là lệnh chuyển khoản,
chủ tài khoản muốn có tiền mặt thì phải dùng một phương tiện thanh toán
khác. Chính vì vậy nó không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán của một
nền kinh tế phát triển.
1.1.5.2. Thể thức thanh toán Uỷ nhiệm thu (UNT)
UNT hay nhờ thu là nghiệp vụ thu tiền, mà trong đó người bán ủy thác
cho ngân hàng thu một khoản tiền ở người mua tương ứng với giá trị trên hợp
đồng mà người mua và người bán đã ký.
NGƯỜI MUA
NGƯỜI BÁN
NGÂN HÀNG
Bên mua
NGÂN HÀNG
Bên bán
(2)
(1)
(4)
(3)
13
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNT
(1) Người bán cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người mua

(2) Người bán lập UNT, gửi tới NH bên bán nhờ thu hộ
(3) NH bên bán chuyển UNT tới NH bên mua đòi tiền
(4) NH bên mua gửi báo nợ cho người mua
(5) NH bên mua trích tiền từ tài khoản người mua trả cho NH bên bán
(6) NH bên bán báo có cho người bán
UNT là một trong những phương tiện TTKDTM đang được áp dụng ở
Việt Nam hiện nay, tuy nhiên không được ưa chuộng lắm do tính rủi ro trong
thanh khoản của nó, khi người mua từ chối thanh toán hoặc không có khả
năng thanh toán.
1.1.5.3. Thể thức thanh toán Séc
Séc là một lệnh viết vô điều kiện, do chủ tài khoản phát hành để ngân
hàng được phép thanh toán séc trả một số tiền có sẵn cho người thụ hưởng
(người thụ hưởng có thể là chính chủ tài khoản hoặc là người thứ ba).
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình thanh toán bằng séc
NGƯỜI MUA
NGƯỜI BÁN
NGÂN HÀNG
Bên mua
NGÂN HÀNG
Bên bán
(1)
(6) (2)(4)
(5)
(3)
Người phát lệnh
Người thụ hưởng
NGÂN HÀNG
thụ lệnh
NGÂN HÀNG
người thụ hưởng

(1)
(2)
(2)
(4)
(6)
(3)
(5)
14
(1) Chủ tài khoản ký phát séc và giao cho người thụ hưởng
(2) Người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng của mình hoặc ngân hàng thụ
lệnh nhờ thu
(3) Ngân hàng của người thụ hưởng chuyển séc sang cho NH thụ lệnh
(4) Ngân hàng của người thụ hưởng nhận được tiền thanh toán cho tờ séc
từ ngân hàng thụ lệnh
(5) Ngân hàng người thụ hưởng báo có cho người thụ hưởng séc
(6) Ngân hàng thụ lệnh báo nợ cho người phát lệnh.
Hạn chế khi sử dụng séc:Tính an toàn chưa cao, với kỹ thuật in khá đơn
giản, séc dễ bị làm giả mẫu mã và nếu chữ ký của khách hàng cũng giả mà
ngân hàng không kiểm soát được sẽ xảy ra rủi ro. Mặt khác với sự tiến bộ
vượt bậc của ngành hóa học và sự tinh vi của người làm séc giả đã có nhiều tờ
séc tự tan ra khi tiếp xúc với không khí trong vài phút và như vậy rủi ro đó
thuộc về ngân hàng hoặc người thụ hưởng. Rủi ro thanh khoản cũng có thể
xảy ra khi tờ séc quá hạn hoặc tài khoản của người phát hành không đủ số dư
để chi trả cho tờ séc.
1.1.5.4. Thể thức thanh toán Thư tín dụng (L/C)
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở
theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở L/C). Dựa
vào văn bản này, ngân hàng thực hiện yêu cầu của người sử dụng để trả một
số tiền nhất định hoặc ủy quyền cho một ngân hàng khác trả tiền cho người
thụ hưởng có tên trong L/C khi các điều kiện của L/C được thỏa mãn.

Hình 1.4: Sơ đồ quy trình thanh toán bằng thư tín dụng
(1) Người mua gửi đơn đề nghị mở L/C đến NH bên mua
(2) NH bên mua trích tiền từ tài khoản người mua sang tài khoản ký quỹ L/C
(3) NH bên mua chuyển giấy mở L/C sang NH bên bán
NGƯỜI MUA NGƯỜI BÁN
NGÂN HÀNG
Bên mua
NGÂN HÀNG
Bên bán
(5)
(1)(2) (4) (6) (8)
(3)
(7)
15
(4) NH bên bán thông báo cho người bán rằng L/C đã mở
(5) Người bán giao hàng cho người mua theo điều kiện L/C đã mở
(6) Người bán gửi bộ chứng từ đến NH bên bán để xin thanh toán L/C
(7) NH bên bán đòi tiền NH bên mua
(8) NH bên bán gửi giấy báo có cho bên bán
L/C là một phương tiện được sử dụng chủ yếu trong thanh toán xuất
nhập khẩu hiện nay, còn thanh toán trong nước thì không phù hợp do tính
phức tạp của nó và thường gây bất lợi cho bên nhập khẩu.
Từ những hạn chế trên của UNC, UNT, séc và L/C kể trên đòi hỏi phải
có một phương tiện thanh toán phù hợp hơn, hiện đại hơn thay thế và phương
tiện đó chính là thẻ thanh toán mà bây giờ chúng ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu.
1.1.5.5. Thể thức thanh toán bằng thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại gắn liền với kỹ
thuật ứng dụng tin học trong ngân hàng, do NH phát hành và bán cho khách
hàng để thanh toán tiền hàng hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền tại các ngân hàng
đại lý hay các điểm rút tiền tự động (ATM).

Phạm vi áp dụng thẻ ngân hàng rất rộng rãi và không bị giới hạn về mặt
không gian, thời gian. Khách hàng có thẻ ngân hàng có thể sử dụng ở bất cứ
nơi nào có máy rút tiền tự động ATM hoặc tại cơ sở chấp nhận thẻ. Hình thức
thẻ thanh toán rất được ưa chuộng trên các nước trên thế giới. Hiện nay ở
nước ta có các loại thẻ thanh toán sau:
- Thẻ không phải ký quỹ (thẻ loại A) còn gọi là thẻ ghi nợ: nguồn thanh
toán thẻ là số dư trên tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại NH (4311). Áp
dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm đối với NH.
- Thẻ phải ký quỹ thanh toán (thẻ loại B): KH phải lưu ký một số tiền
nhất định vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ (4663).
- Thẻ tín dụng (thẻ loại C): chỉ áp dụng cho những khách hàng mà NH
đồng ý. Nguồn thanh toán thẻ chính là hạn mức tín dụng mà NH đồng ý cho
chủ thẻ vay.
16
Hình 1.5: Sơ đồ quy trình thanh toán bằng thẻ thanh toán
a. Giai đoạn phát hành thẻ:
(1) Khách hàng muốn sử dụng thử phải làm thủ tục đăng ký mua thẻ.
- Nếu là thẻ loại A: thì khách hàng phải mở tài khoản tại NH.
- Nếu là thẻ loại B: N: TK 4311/ KH
C: TK 4663
- Nếu là thẻ loại C: NH và khách hàng ký hợp đồng tín dụng.
(2) Sau một thời gian NH sẽ trao thẻ cho khách hàng.
b. Giai đoạn thanh toán thẻ:
(3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao hàng hóa cho khách hàng.
(4) Khách hàng giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ.
(5) Cơ sở công nhận thẻ giao hóa đơn đến NH đại lý.
(6) NH đại lý lập lệnh chuyển Nợ gửi NH phát hành.
N: TK TTVốn (5112, 5012)
C: TK 4311 | CSCN Thẻ
(7) NH phát hành sẽ thanh toán với khách hàng.

N: TK 4311 (A)
TK 4663 (B)
TK 211 (C) cho vay khách hàng
C: TK TT Vốn (5111, 5012)
Cơ Sở Chấp
Nhận Thẻ
Khách Hàng
NH Phát Hành
NH Đại Lý
17
Nói tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng TTKDTM có vị trí, vai trò quan
trọng như thế nào đối với sự phát triển của ngành NH nói riêng và của toàn bộ
nền kinh tế nói chung. Vì vậy, các ngân hàng cần nhận biết được thực trạng
hoạt động của mình, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội, sự phát triển của
đất nước để ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển hơn và nâng cao chất lượng
của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM đưa đất nước đi lên và hội nhập
với thế giới. Hơn thế nữa, với công nghệ điện tử ngày càng hiện đại chắc chắn
sẽ có những hình thức TTKDTM mới hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.
1.2. Kinh nghiệm về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt ở một số
nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
Trong những năm vừa qua nhiều Ngân hàng đã chủ động xây dựng các
cổng thanh toán cho riêng mình để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền
mặt, điển hình như:
- Giải pháp thu thuế Hải Quan giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam với Tổng cục Hải Quan.
- Giải pháp kết nối thanh toán thu ngân sách nhà nước giữa Tổng cục
hải quan, Viettinbank, Kho Bạc Nhà nước.
- Giải pháp thu tiền điện thoại của Doanh nghiệp VNPT và các Ngân
hàng.
- Giải pháp giữa Tổng cục thuế - Kho Bạc với Ngân hàng Công thương

Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam triển khai thu ngân sách tại một số
địa bàn.
- Các giải pháp thanh toán hóa đơn (tiền điện, điện thoại, v.v…) của
Agribank, ViettinBank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Techcombank,
Vietcombank, BIDV, An Bình bank, SCB, Eximbank v.v
- Giải pháp WebATM của VNPT EPAY.
18
Nhìn chung, những giải pháp trên đã hỗ trợ được phần nào việc thu
ngân sách nhà nước, nộp thuế của người dân, thanh toán các loại hóa đơn tiền
điện, điện thoại, nước, nạp tiền vào di động. Tuy nhiên, các giải pháp trên
thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp, mà chỉ
mang tính tự phát của từng ngân hàng riêng lẽ, do vậy hiệu quả khai thác
không cao, lãng phí trong đầu tư hệ thống, tạo ra sự kết nối chồng chéo giữa
các Ngân hàng với các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.
Hình 1.6: Mô hình kết nối chéo
• Mỗi dịch vụ công, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hàng hóa phải kết
nối nhiều ngân hàng, ngược lại, mỗi ngân hàng phải kết nối nhiều dịch vụ
công, doanh nghiệp.
• Cần hệ thống đối soát cho từng kết nối và quản lý chung cho các kết
nối. Việc kết nối chéo gây nhiều khó khăn trở ngại lớn cho các doanh nghiệp,
các đơn vị thu ngân sách nhà nước, và người dân, để thanh toán được các dịch
vụ, người dân và doanh nghiệp phải mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng
khác nhau, việc kiểm soát đối chiếu gặp rất nhiều khó khăn, vì thế mà những
hệ thống trên không được phát triển một cách rộng rãi, và vì vậy cộng đồng

×