Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.14 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. Vài nét về thủ tục phục hồi DN, HTX vào tình trạng phá sản 1
II. Những quy định Luật phá sản về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm
vào tình trạng phá sản
2
1. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh 2
2. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh 3
3. Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh
5
4. Trình tự, thủ tục thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
6
5. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX
lâm vào tình trạng phá sản.
10
III. Bình luận về thủ thục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN,
HTX theo Luật phá sản 2004.
12
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phục hồi hoạt động kinh doanh là là một nôi dung quan trọng trong thủ
tục phá sản. Thủ tục này có thể đem lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động,
giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Trong điều kiện
ngày nay, pháp luật phá sản các nước trên thế giới luôn đề cao và quan tâm
thích đáng đến thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Không nằm ngoài xu
hướng chung này, Luật Phá sản (2004) cũng có những điều chỉnh nhất định đối


với thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản.
Vậy vấn đề này được quy định như thế nào tại Luật Phá sản năm 2004?
Việc thực thi những quy định đó đã thực sự hiệu quả hay chưa? Chúng ta hãy
cùng nhau nghiên cứu đề tài: “Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản
(2004)”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vài nét về thủ tục phục hồi DN, HTX vào tình trạng phá sản
Theo khoản 3 Luật phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản là DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn
khi chủ nợ có yêu cầu. Việc mất khả năng thanh toán được các khoản nợ đến
hạn khi chủ nợ có yêu cầu là căn cứ cơ bản và duy nhất để xem xét mở thủ tục
phá sản DN, HTX. Tuy nhiên, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn
đã bị phá sản mà DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chỉ bị phá sản khi đã tiến
hành thủ tục tuyên bố phá sản. Lối thoát cho các DN, HTX lâm vào tình trạng
phá sản lúc này chính là phục hồi hoạt động kinh doanh để đem lại cho DN,
HTX vào tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại
hoạt động, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản.
Phục hồi hoạt động kinh doanh là là một nôi dung quan trọng trong thủ
tục phá sản. Thủ tục này có thể đem lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
2
tính trạnh phá sản những điều kiện và cơ hội để tái tạo tổ chức lại hoạt động,
giúp doanh nghiệp, hợp tác xã vượt ra khỏi nguy cơ bị phá sản. Luật phá sản
năm 2004 không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản
phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ghi nhận nó như là một thủ tục
độc lập trong tố tụng phá sản với đầy đủ các quy định về điều kiện mở thủ tục
phục hồi cũng như việc triển khai nó trên thực tế.
II. Những quy định Luật phá sản về thủ tục phục hồi DN, HTX lâm vào
tình trạng phá sản

1. Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Điều 68 Luật phá sản 2004 quy định điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi
hoạt động kinh doanh với nội dung như sau:
“1. Thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh sau khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua Nghị quyết đồng ý với các
giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ
nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh. 2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày Hội nghị chủ nợ
lần thứ nhất thông qua Nghị quyết, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng
phá sản phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình và
nộp cho Toà án; nếu thấy cần phải có thời gian dài hơn thì phải có văn bản đề
nghị Thẩm phán gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá ba mươi ngày.
Trong thời hạn nói trên, bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự
thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và
nộp cho Toà án.”
Từ quy định trên có thể thấy, chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng
hay không áp dụng thủ tục phục hồi không phải chủ doanh nghiệp hay Tòa án
mà chính là các chủ nợ. HNCN chính là nơi xem xét và quyết định số phận của
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy, điều kiện cần và đủ để doanh
nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi là HNCN lần thứ nhất tổ chức thành và
thông qua Nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh
3
doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác
xã phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Việc trao cho cho HNCN thẩm quyền này là điểm mới của Luật Phá sản,
cho thấy đây là một thủ tục đọc lập và tách bạch với với thủ tục thanh lý trong
khi trước đây chúng ta quan niệm rằng thủ tục phục hồi là một khâu, một công
đoạn của quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản nên vấn đề đó đã không
được đặt ra. Quy định này đã chứng tỏ trong mô hình Luật phá sản, HNCN có

vị trí và vai trò hết sức quan trọng.
2. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
* Chủ thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Căn cứ Khoản 2 Điều 68 Luật Phá sản ta nhận thấy, để mở rộng chủ thể
có khả năng tham gia vào việc xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh cho DN, HTX nhằm nâng cao khả năng cứu vớt DN, HTX vượt ra
khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán nợ, Luật phá sản cho phép bất kì chủ
nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX
đều có quyền được tham gia xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của DN, HTX. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng cũng là quyền của các chủ nợ. Theo
xu hướng này, chủ thể xây dựng phương án phục hồi được đa dạng hóa chứ
không chỉ thuộc về DN, HTX mắc nợ như thủ tục truyền thống, nên khả năng
duy trì, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mắc nợ thường được
nâng cao.
Sự tham gia của chủ nợ vào việc xây dựng phương án phục hồi cũng là
quy định mới của Luật phá sản 2004. Vai trò của các chủ nợ tham gia quá trình
phục hồi hoạt động của DN, HTX được đề cao, được nhấn mạnh, thông qua đó
HNCN có cơ hội xem xét, lựa chọn phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
4
có hiệu quả, khả thi không những để bảo vệ lợi ích của chủ nợ mà còn giúp
doanh nghiệp phục hồi thành công.
* Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX lâm
vào tình trạng phá sản được quy định tại Điều 69 Luật phá sản:
“1. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác
xã lâm vào tình trạng phá sản phải nêu rõ các biện pháp cần thiết để phục hồi
hoạt động kinh doanh, các điều kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản
nợ.
2. Các biện pháp cần thiết để phục hồi hoạt động kinh doanh gồm có:

a. Huy động vốn mới.
b. Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh.
c. Đổi mới công nghệ sản xuất.
d. Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.
đ. Bán lại bộ máy quản lý, sáp nhận hoặc chia tách bộ phận sản xuất
nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.
e. Bán hoặc cho thuê tài sản không cần thiết.
g. Các biện pháp không trái pháp luật.
3. Trước khi bắt đầu hoặc tại Hội nghị chủ nợ, phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thỏa thuận của các bên.”
Như vậy, nội dung của một phương án phục hồi hoạt động kinh doanh sẽ
bao gồm hai nội dung chính: kế hoạch, giải pháp phục hồi hoạt động kinh
doanh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và thời hạn, kế hoạch để thanh
5
toán các khoản nợ cho chủ nợ. Đây chính là những nội dung bắt buộc của
phương án phục hồi kinh doanh bởi thông qua nội dung đó, nó vừa thể hiện yếu
tố cứu vãn, phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX vừa đảm bảo được lợi
ích của các chủ nợ trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi. Vì thế, việc HNCN
có thông qua hay không thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp phụ thuộc
rất nhiều vào nội dung của phương án phục hồi được trình bày ở HNCN. Tại
HNCN, các chủ nợ sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của nội dung
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để đi đến quyết định.
Điều quan tâm lớn nhất của chủ nợ khi xem xét nội dung của phương án
phục hồi kinh doanh là thời gian, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ nhưng
các chủ nợ còn xem xét khả năng thanh toán nợ theo thời hạn cam kết từ phía
DN, HTX. DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản chỉ có thể thực hiện đúng, đầy
đủ cam kết thanh toán nợ cho các chủ nợ khi vượt qua khó khăn về tài chính và
hoạt động kinh doanh của mình được phục hồi.
* Thời hạn xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:

Sau khi có quyết định áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh,
DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh và nộp cho Thẩm phán xem xét, quyết định trình tại
HNCN thảo luận và thông qua. Việc xây dựng phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày HNCN
lần thứ nhất thông qua Nghị quyết. Trong trường hợp nếu thấy cần phải có thời
gian dài hơn thì doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn. Thời
gian gia hạn không quá ba mười ngày.
3. Trình tự, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Điều 71 Luật phá sản năm 2004 quy định việc xem xét, thông qua
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh:
6
“1. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông
qua phương án phục hồi.
2. Hội nghị chủ nợ xem xét, thảo luận phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh.
Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp
tác xã được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại
diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán
thành.”
Dựa vào quy định trên, thủ tục thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh bao gồm những nội dung sau:
- Chủ thể thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: HNCN
có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình áp dụng thủ
tục phục hồi nói chung và thông qua phương án phục hồi nói riêng. Quyền
quyết định đó được thể hiện ở việc có chấp nhận hoặc không chấp nhận phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình để HNCN xem
xét, thông qua. Như vậy, HNCN là tổ chức duy nhất có thẩm quyền quyết định

việc thông qua hoặc không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh.
- Thể thức thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Theo
quy định của Luật phá việc thông qua bất kỳ nội dung nào trong quá trình áp
dụng thủ tục phục hồi tại HNCN đều được thể hiện bằng hình thức biểu quyết.
- Điều kiện hợp lệ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh tại HNCN: Tại HNCN, việc thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của DN, HTX hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhóm nợ không có
bảo đảm. Nghị quyết về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Dn,
7

×