Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.01 KB, 18 trang )

Ngô Phương Lam
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Nhận thấy thực trạng:
- Nhiều sinh viên sau khi ra trường trong tay có tấm bằng giỏi, bằng
khá nhưng vẫn không thể xin được một công việc phù hợp
- Trong 5 trường đào tạo chuyên về kinh tế là đại học Ngoại thương, đại
học Kinh tế quốc dân, Học viện ngân hàng, Học viện tài chính và đại
học Thương mại thì sinh viên của Thương mại thường được đánh giá
không cao bằng sinh viên của các trường còn lại khi đi xin việc. Liệu
có phải chúng ta dốt hơn họ??? Trên thực tế, nội dung đào tạo của các
trường là tương đối giống nhau. Vấn đề là kỹ năng sử dụng những gì
được học của sinh viên Thương mại là chưa được tốt.
 Từ những thực tế trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu là: “Một số đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho
sinh viên Trường Đại học Thương Mại”. Mục tiêu của nhóm đặt ra
với đề tài này là:
- Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thương
mại (dự báo là chưa tốt)
- Tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
1
Ngô Phương Lam
- Đề ra một số giải pháp giúp khắc phục tình trạng yếu kỹ năng mềm
của sinh viên Thương mại. Đồng thời cũng chỉ ra một số phương án
giúp sinh viên Thương mại rèn luyện kỹ năng mềm một cách dễ dàng.
2
Ngô Phương Lam
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình học tập, nghiên cứu môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
cùng với quá trình quan sát thực tế việc học tập, làm việc của sinh viên các
trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói chung, trường Đại học Thương Mại
nói riêng, nhóm chúng tôi nhận thấy, vấn đề phát triển kỹ năng mềm đang là


vấn đề mang tính thời sự trong đời sống sinh viên. Vì vậy, sau một thời gian
thảo luận, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số đề xuất nhằm nâng cao kỹ
năng mềm cho sinh viên Trường Đại học Thương Mại”
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nhằm định hướng, cung cấp cho sinh viên Thương Mại nói riêng,
sinh viên các trường đại học nói chung cái nhìn tổng quan, toàn diện
về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng kỹ năng mềm của
sinh viên đại học Thương mại, những kỹ năng mà sinh viên thường có
được và những kỹ năng các bạn còn thiếu, yếu đồng thời đề ra một số
giải pháp giúp các bạn cải thiện những mặt hạn chế trong việc hoàn
thiện kỹ năng mềm mà quá trình nhóm chúng tôi nghiên cứu đã phát
hiện, tổng hợp được.
2. Chiến lược nghiên cứu:
3
Ngô Phương Lam
- Trước hết, nhóm chúng tôi tìm hiểu tổng quan các vấn đề về mặt lý
thuyết liên quan đến đề tài nhóm thực hiện từ các nguồn thông tin thứ
cấp như sách báo, tạp chí, internet, đồng thời với đó là những công
trình đã nghiên cứu có liên quan để hoàn thiện kiến thức nền tảng về
kỹ năng mềm, phát hiện chọn lọc những khía cạnh bị trùng lặp, để tìm
ra định hướng phù hợp nhất. Sau đó nhóm đưa ra đề cương cơ bản
nhất như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kỹ năng mềm của SV
1.1 Kỹ năng mềm và vai trò của kỹ năng mềm
1.1.1 khái niệm và phân loại kỹ năng mềm
1.1.2 Nội dung của kỹ năng mềm
1.1.3 Vai trò của kỹ năng mềm
1.2 Phát triển kỹ năng mềm
1.2.1 Quan điểm về sự phát triển kỹ năng mềm
1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển

1.2.3 Các yếu tố ảnh huởng đển sự phát triển
1.3 Kinh nghiệm phát triển kỹ năng mềm
4
Ngô Phương Lam
Chương 2:Thực trạng vấn đề hoàn thiện phát triển kỹ năng mềm của sinh
viên trường Đại học Thương Mại.
2.1 Chương trình đào tạo liên quan đến kỹ năng mềm cho sinh viên
2.1.1 Đặc điểm chương trình đào tạo liên quan đến kỹ năng mềm cho sinh
viên.
2.1.2 Đặc điểm chương trình đào tạo liên quan đến kỹ năng mềm cho sinh
viên Đại học Thương Mại.
2.1.3 Tình hình các tổ chức, công ty,trung tâm, khóa học đào tạo kỹ năng
mềm cho sinh viên.
2.1.4 Tình hình các khóa học đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Đh TM.
2.2 Thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Thương Mại.
2.2.1 Tổng hợp kết quả phát phiếu điều tra.
2.2.2 Đánh giá, nhận xét thực trạng dựa trên kết quả điều tra, xử lý số liệu.
2.2.3 Kết luận.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
Trường Đại học Thương Mại.
3.1 Về phía sinh viên.
5
Ngô Phương Lam
3.2 Về phía nhà trường
3.3 Về phía xã hội
- Đề tài nghiên cứu nhóm chúng tôi gắn liền với thực tế học tập, trau
dồi, rèn luyện của các bạn sinh viên, vì vậy để có thể nắm được thực
trạng mức độ quan tâm, hiểu biết, mức độ hoàn thiện kỹ năng mềm,
những định hướng từ chính các bạn, nhóm chúng tôi sau khi thảo luận
đã đi đến thống nhất sẽ phát phiếu điều tra đối với sinh viên trong

trường. Chúng tôi phát phiếu ngẫu nhiên cho khoảng gần 200 sinh
viên trong trường. Chúng tôi sẽ nêu cụ thể nội dung này trong phần
sau – Phương pháp nghiên cứu định tính.
- Sau khi phát phiếu và thu phiếu về, nhóm sẽ tổng hợp bằng bảng tổng
hợp, sử dụng 1 số hàm thống kê phù hợp để đưa đến những kết luận
về số liệu, bảng sẽ được tổng hợp riêng đối với từng khoa để so sánh
đối chiếu.
3) Phương pháp nghiên cứu: Nhóm chúng em sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính để tìm hiểu thực trạng và một số nguyên
nhân dẫn đến thực trạng đó.
Để biết được thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương
Mại và có hướng phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên, phải tiến hành
6
Ngô Phương Lam
thu thập dữ liệu thực tế. Vì vậy, nhóm tiến hành khảo sát thực tế, thực
hiện điều tra từ chính các sinh viên trong trường. Lập phiếu điều tra với
khoảng 10 câu hỏi, các câu hỏi sẽ xoay quanh vấn đề sự hiểu biết về kỹ
năng mềm trong sinh viên, sinh viên nghĩ như thế nào về kỹ năng mềm,
hay dự định tương lai của họ về kỹ năng mềm là gì? Từ đó, đưa ra các
kết luận về tình trạng kỹ năng mềm ở trường Đại học Thương Mại, sự
đầu tư cho sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên hay nhưng kế
hoạch tương lai về sự phát triển của họ. Để làm được như vậy, nhóm
tiến hành điều tra 200 sinh viên trong trường.
Chọn mẫu với 200 sinh viên theo phương pháp chọn mẫu xác suất. Đây
là phương pháp phương pháp thích hợp nhất để chọn ra mẫu có khả
năng đại diện cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, có
thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê trong xử lý dữ
liệu để suy rộng kết quả từ mẫu cho tổng thể nghiên cứu.
Phiếu điều tra gồm có các câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm và một số
câu hỏi theo hình thức đánh giá mức độ. Mỗi phương án trả lời sẽ có

các mức thang đánh giá khác nhau, có thể là Tốt – Không tốt hay
Thường xuyên – Bình thường – Không bao giờ… Các câu hỏi sẽ được
nhóm sắp xếp từ dễ đến khó, hạn chế sự riêng tư để tránh các yếu tố
7
Ngô Phương Lam
gây sự lúng túng, bất ngờ cho người được phỏng vấn, làm giảm đi sự
sai lệch trong dữ liệu. Ngoài ra, các câu hỏi còn được sắp xếp phù hợp
với dòng tư duy của người trả lời. Điều đó giúp người được hỏi hoàn
thành câu hỏi một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Một số nguyên tắc được nhóm sử dụng khi tạo bảng hỏi:
*Quy trình soạn thảo bảng câu hỏi:
- Xác định thông tin cần thu thập
- Lựa chọn phương án giao tiếp và kỹ thuật sưu tầm
- Xác định cấu trúc bảng hỏi
- Biên soạn và đánh giá nội dung câu hỏi
- Quyết định từ ngữ dùng trong câu hỏi
- Tổ chức in thử bảng (phiếu, tập) câu hỏi
- Thẩm định, sửa chữa, in chính thức
*Kết cấu của bảng câu hỏi:
8
Ngô Phương Lam

Đầu tiên nhóm đưa ra bảng hỏi với 9 câu hỏi như sau:
1, Bạn hiểu thế nào là kỹ năng mềm?
2. Theo bạn, kỹ năng mềm có cần thiết không?
A. Rất cần B. Không quá cần thiết C. Không cần thiết
3. Theo bạn, bạn có những kỹ năng mềm nào trong các kỹ năng sau đây?
A. Thuyết trình
B. Giao tiếp
C. Kỹ năng sáng tạo

D. Đàm phán
E. Sự tự tin
F. Kỹ năng lãnh đạo
G. Kỹ năng làm việc nhóm
Ý kiến khác:
9
Ngô Phương Lam
4. Theo bạn, kỹ năng mềm quyết định bao nhiêu phần trăm trong sự thành
công của bạn sau này?

5. Bạn áp dụng kỹ năng mềm của mình ở mức độ như thế nào?
A. Mọi lúc mọi nơi
B. Không thường xuyên lắm
C. Thỉnh thoảng
D. Hiếm khi
6. Theo bạn, công tác phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học
Thương mại hiện nay như thế nào?
A. Tốt B. Chưa tốt C. Yếu kém D. ý kiến khác
7. Bạn đã từng tham gia khóa học hay buổi học (hội thảo) giảng dạy về kỹ
năng mềm chưa?
A. Rồi B. Chưa bao giờ
8. Trong tương lai gần, bạn có muốn cải thiện (hoàn thiện/trau dồi) kỹ năng
mềm của mình cho tốt hơn không?
10
Ngô Phương Lam
A. có B. khi nào ra trường hãng hay
C. thế này là đủ rồi
9. Bạn dự định sẽ làm thế nào để kỹ năng mềm của bạn tốt lên?
A. Tham gia các câu lạc bộ , đội tình nguyện
B. Tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp

C. Tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm
D. Đi làm thêm
Ý kiến khác:…
Sau quá trình bàn bạc và thảo luận lại, nhóm quyết định bảng câu hỏi sẽ có
nội dung và hình thức như sau:
Lớp:
1. Bạn đã từng tìm hiểu về kỹ năng mềm hay chưa?
A. Đã từng B. Chưa bao giờ
2. Bạn có những kỹ năng nào trong các kỹ năng sau đây? Bạn đánh
giá về trình độ các kỹ năng đó của mình ở mức độ nào?
11
Ngô Phương Lam
Rất tốt Tốt
Chưa
tốt
Rất kém
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng đàm phán
Sự tự tin
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý tiền bạc
Bổ sung kỹ năng khác:
3. Theo bạn, kỹ năng mềm có cần thiết không?
A. Rất cần B. Cần thiết C. Không quá cần thiết D. Không
cần thiết
4. Theo bạn, kỹ năng mềm quyết định bao nhiêu phần trăm trong sự

thành công của bạn sau này?
5. Bạn sử dụng kỹ năng mềm của mình ở mức độ như thế nào?
A) Mọi lúc mọi nơi B) Không thường xuyên lắm
12
Ngô Phương Lam
C) Thỉnh thoảng D) Hiếm khi. E) Chưa bao
giờ.
6. Bạn đã từng tham gia khóa học hay buổi học (hội thảo) giảng dạy
về kỹ năng mềm chưa?
A. Rồi B. Chưa bao giờ
7. Theo bạn, công tác phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường
đại học Thương mại hiện nay như thế nào?
(Cho theo thang điểm 10)
8. Trong tương lai gần, bạn có muốn cải thiện (hoàn thiện/trau dồi) kỹ
năng mềm của mình cho tốt hơn không?
A. Có B. Khi nào ra trường hãng hay C. Thế này là đủ
rồi
9. Bạn dự định sẽ làm thế nào để kỹ năng mềm của bạn tốt lên?
A. Tham gia các câu lạc bộ, đội tình nguyện.
B. Tích cực tham gia các buổi thảo luận trên lớp.
C. Tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm.
D. Đi làm thêm.
Ý kiến khác:….
13
Ngô Phương Lam
Qua quá trình phỏng vấn điều tra, nhóm thực hiện việc tổng kết, phát triển
các dữ liệu mà mình đã thu thập được qua các dạng biểu đồ, các con số
thống kê (được lưu trữ trong excel)
*Sau khi xử lý dữ liệu, chúng tôi xin đưa ra một số đánh giá sơ bộ như sau:
- Đa phần các bạn được hỏi đều đã từng tìm hiểu qua về kỹ năng mềm (69%)

và phần lớn các bạn được hỏi cho rằng kỹ năng mềm sẽ là một phần quan
trọng trong thành công của bản taahn sau này (các bạn được điều tra cho
rằng kỹ năng mềm chiếm trung bình 60,77% trong sự thành công của các
bạn sau này).
- Đa phần sinh viên được hỏi cho rằng mình có kỹ năng làm việc nhóm tốt;
cũng có rất nhiều sinh viên cho rằng họ có kỹ năng thuyết trình còn chưa tốt.
- Có tới 78,92% số bạn được hỏi mong muốn cải thiện tình trạng kỹ năng
mềm của bản thân hiện nay. Chỉ có một số ít bạn nghĩ nó không cần thiết ở
thời điểm hiện tại nên chưa cần cải thiện tình trạng này ngay. Và giải pháp
mà các bạn chọn cho bản thân để thay đổi tình trạng hiện nay đó là: Tham
gia các câu lạc bộ, đội tình nguyện; đi làm thêm;…
14
Ngô Phương Lam
4) Dự kiến về thời gian nghiên cứu: Trong suốt thời gian học môn
Phương pháp nghiên cứu khoa học.
15
Ngô Phương Lam
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
Nhóm 1
Tên Điểm đánh giá Ký nhận
1. Ngô Phương Lam
2. Nguyễn Hải Anh
3. Nguyễn Tiến Anh
4. Nguyễn Thị Vân Anh
5. Nguyễn Ngọc Ánh
6. Phùng Quốc Bằng
7. Lê Thị Minh Châu
8. Nguyễn Hữu Cương
9. Nguyễn Văn Đại
10. Hoàng Tiến Đạt

Nhóm trưởng
Ngô Phương Lam
16
Ngô Phương Lam
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Lần 1:
Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung thảo luận:
Lần 2:
Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung thảo luận:
Lần 3:
Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung thảo luận:
17

×