Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.46 KB, 3 trang )
BÀI LÀM
Hiện nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới không định nghĩa về
“quảng cáo thương mại”, mà chỉ giải thích thuật ngữ “quảng cáo”. Điều này
cũng dễ hiểu, vì theo pháp luật các nước trên thế giới, quảng cáo là hoạt động
luôn gắn liền với yếu tố lợi nhuận, mang tính thương mại, gắn liền với thương
nhân, do vậy không còn có cái gọi là “quảng cáo phi thương mại”.
Theo pháp luật Việt Nam: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ của mình” (Điều 102 Luật thương mại 2005).
Quảng cáo thương mại là một trong các hoạt động của xúc tiến thương
mại. Do vậy, ngoài các đặc điểm cảu quảng cáo nói chung thì quảng cáo thương
mại có một số đặc điểm riêng biệt, vì xét về bản chất, quảng cáo thương mại
trước hết là một hoạt động thương mại, do thương nhân tiến hành và phải thông
qua phương tiện quảng cáo và sản phẩm quảng cáo.
Thứ nhất, quảng cáo thương mại trước hết là một hoạt động thương mại
Cũng như cá hoạt động xúc tiến thương mại khác (khuyến mại; trưng
bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hộ chợ, triển lãm thương mại), quảng cáo
thương mại là một hoạt động thương mại mang tính bổ trợ, được thực hiện
không phải để trực tiếp tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy
nhóm hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Do vậy, quảng cáo thương mại thường không mang lại
lợi nhuận trực tiếp cho thương nhân (trừ thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng
cáo thương mại), nhưng có thể nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động bổ
trợ này trong việc thúc đẩy hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên
thị truongfwdieenx ra nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều. Nhờ vậy, thương
1
nhân sẽ bán được nhiều hàng hóa, cung ứng được nhiều dịch vụ hơn, từ đó lợi
nhuận mà thương nhân thu được cũng sẽ tăng lên.
Thứ hai, quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân
tiến hành.
Thương nhân theo pháp luật Việt Nam bao gồm: “Tổ chức kinh tế được