Diễn đàn Dạy và học:
ĐỀ TÀI:
I MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích đề tài
3. Nhiệm vụ đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu. đối tượng nghiên cứu.
6. Khẳng định tính mới của đề tài.
II NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học.
2. Thực trạng.
3. Nội dung.
4. Đánh giá học sinh
5. Bồi dưỡng học sinh
MỤC LỤC
III. KẾT LUẬN:
1. Kết quả đạt được
2. Ý nghĩa
3. Nhận định chung khi áp dụng
4. Hướng phát triển đề tài
5. Ý kiến đề xuất
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
V. PHẦN PHỤ LỤC
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mục đích đề tài đề ra được sử dụng kĩ thuật
dạy học dùng sơ đồ tư duy để hướng dẫn
bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh
học tốt phần I cơ học vật lí lớp 6. Làm cho
học sinh yêu thích nắm vững kiến thức một
cách khoa học.
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2010-2011 có nhiều sự cải tiến
trong cách ra đề thi tốt nghiệp THPT, đề mở
yêu cầu của bộ giáo dục và đào tạo thí sinh
không chỉ học thuộc lòng, làm bài tập là có
thể làm bài được mà người học phải biết
vận dụng kiến thức học được để suy luận,
từ đó làm bài mới đạt điểm cao, là một giáo
viên môn vật lí nhất là lớp 6 đầu cấp, làm
thế nào giúp các em học sinh có một
phương pháp học tập theo lối hiện đại,
lượng kiến thức quá nhiều, quá lớn các em
không thể nhớ hết được,
học trước quên sau, ghi chép theo lối
truyền thống làm các em nhàm chán,
biếng học, qua nhiều năm thực hiện tôi
nhận thấy kỹ thuật dạy học mới rất hay.
Để giúp học sinh ghi chép tốt, nhớ lâu,
hiểu kĩ từ lớp nền tảng tôi đúc kết kinh
nghiệm qua đề tài: “Một vài kinh nghiệm
về việc hướng dẫn bồi dưỡng học sinh
năng lực tự học bằng sử dụng sơ đồ tư
duy để học tốt chương I phần cơ học vật lí
lớp 6”.
3.THỰC TRẠNG:
- Dạy học theo lối đọc chép như trước đây rồi
cho học sinh học thuộc lòng học sinh không ghi
nhớ kĩ, học rồi quên rồi, môn vật lí yêu cầu phải
làm thí nghiệm rồi rút ra kết luận không thể học
theo lối học thuộc lòng được.
-
Khi giáo viên giảng cho học sinh tự ghi bài
nhiều em không biết ghi, ghi bài không đầy đủ
dẫn đến khó học bài, không hiểu bài, ngán học
môn vật lí, mất căn bản.
- Lối học chép không phát triển tư duy lôgic,
không tạo cho học sinh biết phân tích tổng hợp
một vấn đề thành thói quen.
Cách chép bài theo truyền thống làm cho học
sinh nhàm chán không có tác dụng học sinh nhớ
lâu.
Dạy học sinh theo truyền thống không còn phù
hợp với thời đại ngày nay vì thông tin trên truyền
thông nhanh như vũ bão, không thể tích lũy thành
kiến thức để thực hành giúp người học nối kết
được kiến thức thành một bức tranh tổng thể tạo
cho học sinh nhớ lâu đầy đủ, rõ ràng
Dạy học theo truyền thống thầy ghi gì học sinh
chép nấy, giáo viên làm dùm học sinh, không phát
triển tư duy .Học sinh không tự học, không có thầy
học sinh học không được dẫn đến học sinh không
tự tin, cứ phải đi học thêm.
4. NỘI DUNG
A- Cơ sở khoa học:
Tôi trang bị cho mình kĩ về: kĩ thuật dạy học
Sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ
chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển
tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra
ngoài bộ não. Đồng thời là một phương tiện ghi
chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng
nghĩa của nó: “sắp xếp” ý nghĩ. Sơ đồ tư duy là
một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc
và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý
tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý
tưởng được liên kết với nhau khiến sơ đồ tư
duy có thể bao quát được các ý tưởng trên một
phạm vi sâu rộng.
Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh,… gây ra
những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa (hệ thống
cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và
tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích,
xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối
tượng cần nghiên cứu.
* Mục tiêu: Sử dụng trong dạy và học mang lại hiệu
quả cao, phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích
tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi
nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt”.
* Tác dụng đối với học sinh: Phù hợp với tâm
sinh lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi
nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hóa
kiến thức.
* Cơ sở sinh lí thần kinh:
Những thành tựu nghiên cứu trong những năm gần đây cho
thấy, bộ não không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách
tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh. Việc ghi chép
tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ đã
khiến cho con người cảm thấy nhàm chán. Từ trước đến nay,
đã có một số quan điểm cho rằng, con người không sử dụng
hết 100% công suất của bộ não, thậm chí có ý kiến cho rằng:
trong cuộc đời, mỗi người chỉ sử dụng 10% các tế bào não,
90% tế bào còn lại ở trạng thái ngủ yên vĩnh viễn. Những
nghiên cứu bằng ảnh cộng hưởng từ chức năng cho thấy, toàn
bộ não hoạt động một cách đồng bộ trong các hoạt động tinh
thần của con người và quá trình tư duy là sự kết hợp phức tạp
giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh, và
giai điệu. Tức là, quá trình tư duy đã sử dụng toàn bộ các phần
khác nhau trên bộ não.
Ví dụ: khi học sinh tiến hành thí nghiệm, não trái
đóng vai trò thu thập số liệu; còn não phải đóng
vai trò xây dựng sơ đồ thí nghiệm, bố trí các
dụng cụ đo, thu thập hình ảnh về đối tượng cần
nghiên cứu. Ngoài ra, tính hấp dẫn của hình ảnh,
âm thanh, kết quả bất ngờ của thí nghiệm,… gây
ra những kích thích rất mạnh lên hệ thống rìa
(hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ
được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi
để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc
xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu.
* Cơ sở tâm lí học:
Trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo.
Cơ sở của trực giác là trí tưởng tượng khoa học. Trí
tưởng tượng là khả năng tạo hình ảnh phản ánh đối
tượng cho trước ở trong óc. Trí tưởng tượng đóng
vai trò quan trọng trong sáng tạo bởi con người
tưởng tượng ra cái mới ở trong óc rồi mới biến nó
thành hiện thực.
Khi ta suy nghĩ về một vấn đề gì đó, thông tin
được tích lũy trong não một cách dần dần. Bằng trí
tưởng tượng của mình, con người xây dựng các sơ
đồ, mô hình và tiến hành thao tác với các “vật liệu”
ấy. Khi được những sự kiện mới làm nảy sinh, kích
thích, khơi gợi, những thông tin từ trong não bật ra
tự nhiên và dễ dàng, giúp con người phán đoán
nhanh và cái mới xuất hiện.
Những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò
quan trọng trong tưởng tượng ví chúng là những
“vật liệu neo thông tin”, nếu không có chúng thì
không thể tạo ra được sự liên kết giữa các ý
tưởng.
Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của
bộ não, sơ đồ tư duy có thể phục vụ một số mục
đích. Ba trong số những mục đích chính là làm
cho tư duy trở nên nhìn thấy được qua sơ đồ là:
Tìm hiểu hiểu những gì ta biết, giúp xác định
những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên hệ
giữa các ý tưởng và lập nên một mẫu có nghĩa từ
những gì ta biết và hiểu, do đó giúp ghi nhớ một
cách bền vững.
Trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hoặc một dự
án thông qua tổ chức và tập hợp các ý tưởng và thể hiện
mối liên hệ giữa chúng.
Trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua
quá trình suy nghĩ về những yếu tố chính trong những gì đã
biết hoặc đã làm.
Trong sơ đồ tư duy, học sinh được tự do phát triển các ý
tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc
tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Từ đó, cùng
với việc hình thành được kiến thức, các kĩ năng tư duy (đặc
biệt kĩ năng tư duy bậc cao) của học sinh cũng được phát
triển.
Với việc lập sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người
tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông
tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của
mình. Và điều quan trọng hơn là học sinh học được một
quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tưởng.
Học sinh cần được giới thiệu nhiều cách tổ chức thông
tin dưới dạng sơ đồ tư duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ
đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ/một phần…
Giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ
(thấy được quan hệ giữa từ khóa với các từ khóa thứ cấp
hay chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).
Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tưởng để
hoàn thành sơ đồ
Cần lưu ý rằng không có cách nào là tốt nhất hoặc thích
hợp nhất với mọi người.
Một số học sinh thích sắp theo hàng, một số khác thích
dạng hình học, lại có người thích sắp xếp một cách tự do
hơn. Điều này liên quan rất nhiều đến nhân cách học của
mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học.
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy
Ví dụ: Thay vì tổ chức cho học sinh ôn tập theo
cách truyền thống, giáo viên có thể triển khai các
nội dung cần ôn tập bằng cách sử dụng sơ đồ tư
duy, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội sử dụng
kiến thức đã học, vận dụng chúng vào thực tế.
Dưới đây là một phương án sử dụng sơ đồ tư duy
khi ôn tập chương “Điện học” (lớp 9)
Giáo viên có thể nêu một câu hỏi khái quát: “Hãy
sử dụng sơ đồ tư duy để tìm hiểu các vấn đề liên
quan đến điện”. Học sinh suy nghĩ về câu hỏi trên
và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏi chính
(vẽ sơ đồ tư duy ứng với từ khóa trung tâm là
Điện). Lần lượt bổ sung từ ngữ/ý tưởng vào câu
trả lời cho câu hỏi chính.
Học sinh đưa ra các vấn đề liên quan đến điện như :
sản xuất điện, sử dụng điện, mắc mạch điện, tiết kiệm
điện, sử dụng an toàn điện,… Học sinh đọc ý kiến của các
thành viên trong nhóm và thống nhất. Đó chính là các từ
khóa cấp 1
Từ từ khóa cấp 1, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật đặt
câu hỏi 5W1H (câu hỏi “Là gì?” (What) ; “Khi nào?”
(When) ; “Ai?” (Who) ; “Ở đâu?” (Where) ; “Vì sao?” (Why)
; “Như thế nào?” (How) để yêu cầu học sinh đưa ra các
vấn đề liên quan đến các từ khóa cấp 2. Học sinh thảo
luận về các câu trả lời khác nhau và cố đánh dấu những
đặc điểm chính chính yếu (gạch chân hoặc dùng màu
khác nhau). Ví dụ, với câu hỏi: “Có những nguồn năng
lượng nào có thể sản xuất ra điện?”, học sinh sẽ phát
triển sơ đồ và điền các từ khóa : thủy điện, nhiệt điện,
điện hạt nhân,
Hay như với câu hỏi: “Là m thế nào có thể tiết
kiệm điện?”, học sinh có thể điền tiếp vào hồ sơ
các từ khóa như: giảm thời gian sử dụng điện, sử
dụng thiết bị an toàn điện,…Đó chính là các từ
khóa cấp 2.
Một số ví dụ và gợi ý sau cho việc sử dụng sơ
đồ tư duy một cách dễ dàng và hiệu quả trong
dạy và học nhiều môn học khác nhau như Địa lí,
Lịch sử, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, v.v…:
Để tóm tắt kiến thức về Giữ gìn vệ sinh cho học
sinh, giáo viên có thể sử dụng một Sơ đồ Tư duy
với từ khòa trung tâm là “Giữ gìn vệ sinh”, xung
quanh từ khóa này là các từ khóa cấp 1 “Ăn
sạch”, “Uống sạch”, “Giữ vệ sinh cơ thể” , sau đó
đề nghị các em tiếp tục điền thêm các từ khóa
cấp độ nhỏ hơn, v.v…
Để dạy về các loại trái cây thường được dùng
trong đời sống hằng ngày, giáo viên có thể đưa ra
từ khóa “Trái cây”, sau đó đề nghị các em nêu tên
các loại trái cây mà các em biết, kế tiếp mời các
nhóm khác lên triển khai các ý tưởng xung quanh
một loại trái cây đã được nêu tên về các mặt: hình
dáng quả, cấu tạo, thời điểm xuất hiện trong năm,
v.v…
Sau khi học hết chương về cấu tạo của nguyên
tử, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày lại
cấu tạo của nguyên tử với các yếu tố; nhân, vỏ,
điện tích, khối lượng, v.v… dưới dạng một sơ đồ tư
duy.
Hay khi nghiên cứu một dự án về rắn, với từ khóa là
“Rắn”, học sinh có thể phát triển ý tưởng để xây dựng
một sơ đồ tư duy như hình dưới đây:
Sắc tố
Rắn
Tên la tinh
Giải phẫu
Môi trường sống
Thức ăn
Phương pháp giết mồi
SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI CHỦ ĐỀ VỀ RẮN
Tóm lại:Sơ đồ tư duy có thể sử dụng trong các
bài học, môn học và các cấp học, với các mức độ
và nội dung khác nhau. Để đảm bảo sơ đồ tư duy
phát huy được tác dụng giúp cho học sinh phát
triển tư duy, ghi nhớ kiến thức một cách cụ thể,
chính xác theo cấu trúc trật tự lôgic của vấn đề/ nội
dung / chủ đề, giáo viên cần chuẩn bị nội dung và
hệ thống các câu hỏi khơi gợi để học sinh động não
phát triển bổ sung ý kiến. Trong quá trình phát triển
ý tưởng, các ý kiến của học sinh đều được tôn
trọng và ghi nhận, sau đó giáo viên gợi ý để học
sinh tự sắp xếp, điều chỉnh hoàn thiện hồ sơ. Như
vậy giào viên đóng vai trò là người hướng dẫn, học
sinh là chủ thể của hoạt động, tìm kiếm và phát
hiện kiến thức mới trên cơ sở kiến thức và kinh
nghiệm đã có của mỗi học sinh.
Giáo viên không nên xây dựng sơ đồ rồi giảng giải
để học sinh công nhận, điều này mang tính hình
thức, áp đặt không hiệu quả.
Vấn đề cốt lõi ở kĩ thuật này là giáo viên chỉ nêu
chủ đề/ nội dung chính rồi tổ chức để học sinh tự tìm
kiếm, phát hiện các kiến thức/ nội dung/ vấn đề liên
quan, người học thực sự là chủ thể hoạt động.
Với kĩ thuật sơ đồ tư duy tôi sử dụng hướng dẫn
học sinh ở phần củng cố kiến thức học sinh để hệ
thống lại toàn bài . Học sinh chuẩn bị bài bằng sơ đồ
tư duy, thảo luận nhóm để xây dựng bài mới bằng sơ
đồ tư duy.
Chương I: Cơ học vật lí lớp 6 gồm có 17 bài