Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

sáng kiến cấp tiểu học về bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.83 KB, 13 trang )

Một số biện pháp giáo dục bảo vên môi trường của học sinh tiểu học
Lĩnh Nam
Trong số báo này chúng tôi xin giới thiệu SKKN của cô giáo Nguyễn Thị
Nga – giáo viên trường tiểu học Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai đạt giải B cấp
ngành năm 2012-2013 với đề tài “Một số biện pháp giáo dục và bảo vệ môi
trường cho học sinh trường Tiểu học Lĩnh Nam” sau đây chúng tôi xin tóm tắt
nội dung sáng kiến:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục
ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát
triển kinh tế văn hóa của đất nước, của nhân loại.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên, thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
Trong những năm gần đây về tốc độ phát triển các khu công nghiệp, cùng
với tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng.
Khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển giúp người lao động thủ công thay thế
bằng những máy móc, năng suất lao động tăng, nâng mức sống con người ngày
càng cao, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nhưng bên cạnh
kết quả thu được cũng không ít tác hại riêng của nó, đó là những chất thải công
nghiệp đã gây ra ảnh hưởng môi trường và đã trở thành nạn ô nhiễm.
Hơn thế nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ngày càng cao bởi
những trận động đất, những cơn sóng thần làm mất mát, thiệt hại về tiền của và tài


sản của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những
thiên tai ấy là rất lớn.
Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm trong sạch môi
trường sống, bởi vì mục tiêu đào tạo con người trong giai đoạn mới ở nước ta là
phát triển con người toàn diện “Cao trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về
tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Chính vì thế nhà trường cần làm tốt việc giáo
dục và bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các
1
hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng
hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Đồng thời để bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực hơn nữa chúng ta cần
phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường được xem là hiệu quả tốt nhất cho học sinh Tiểu học. Bởi vì bậc
Tiểu học là bậc học nền móng, bậc phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Học
sinh Tiểu học đang ở độ tuổi định hướng và phát triển nhân cách. Giáo dục các em
là cơ sở ban đầu làm nền tảng cho việc hình thành đứa trẻ trở thành những công
dân tốt cho đất nước.
Kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường phải là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa giáo dục lí thuyết và thực hành, giáo dục trong giờ học chính khóa và
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, được thực hiện bằng nhiều con đường giáo
dục khác nhau.
Năm học 2012 – 2013 là năm học thứ 5 tiếp tục thực hiện phong trào xây
dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” đang được triển khai rộng khắp
trong toàn ngành nói chung và tại trường Tiểu học Lĩnh Nam nói riêng. Hơn bao
giờ hết, việc giáo dục cho học sinh có những hiểu biết về môi trường và hình thành
cho các em ý thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường trong lúc này là vô cùng cần
thiết. Đồng thời cũng trong năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức thi
giáo viên giỏi toàn quốc về giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường và quận

Hoàng Mai chúng tôi tham gia đã đạt giải nhì. Đó cũng là một trong những nội
dung không thể thiếu trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh
tích cực”.
Từ thực tế trên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường ở bậc
Tiểu học? làm thế nào để hình thành cho học sinh Tiểu học những hiểu biết về môi
trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một
số biện pháp giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh trường Tiểu học Lĩnh
Nam” để làm đề tài nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Để làm tốt về giáo dục và bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học.
- Về nội dung: Kinh nghiệm giáo dục và bảo vệ môi trường của nhà trường.
- Địa điểm nghiên cứu: Trường tiểu học Lĩnh Nam.
III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Lĩnh Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu 2 năm từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2012.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Kinh nghiệm quản lý của bản thân trong quá trình chỉ đạo thực hiện
(phương pháp quan sát)
- Trao đổi với bộ phận môi trường, bộ phận y tế, bộ phận ban phụ trách và
giáo viên. (phương pháp đàm thoại).
- Nghiên cứu chỉ thị các cấp….
- Đọc tài liệu.
2
- Nói chuyện các chuyên đề có nội dung liên quan đến giáo dục môi trường.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Môi trường là gì?
Là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
Trong đó các nhân tố sau:
- Nhân tố vô sinh như: đất, đá, nước, không khí….
- Nhân tố hữu sinh như: sinh vật và con người…
2. Giáo dục bảo vệ môi trường là gì?
Là tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì sử dụng hợp lí, phục hồi, nâng cao
hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên, giúp con người và thiên nhiên có sự hài hòa
tổng thể.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ngày càng bị suy thoái
nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mỗi công dân cần
có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội.
- Khi những vấn đề trên chưa trở thành bức xúc, trong chúng ta tồn tại một
số suy nghĩ chưa thật đúng đắn về vấn đề này như:
+ Trước hết, cho con người là chúa tể của muôn loài. Con người có thể thống
trị, chế ngự muôn loài trên trái đất. Thái độ của con người với muôn loài không
phải là thái độ bè bạn, cùng chung sống mà lại khai thác, “bóc lột”, bắt muôn loài
phục vụ cho đời sống của mình như bắt động vật để chơi, để ăn thịt, dùng một số
bộ phận của động cật để làm thuốc, làm đồ dùng (mật gấu, cao hổ cốt, cao khỉ, dày
da…).
+ Con người cho rằng tài nguyên của trái đất là vô tận, có thể thỏa sức khai
thác phục vụ lợi ích của mình mà không lo cạn kiệt (tài nguyên mỏ, rừng, biển…)
không cần phải để dành cho thế hệ sau.
+ Con người hoàn toàn có khả năng chinh phục thiên nhiên. Đặc biệt khi
khoa học kỹ thuật phát triển và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản
xuất, người ta chỉ nghĩ đến sự tiện lợi (xe máy, ô tô…) đến năng suất, chất lượng
sản phẩm mà ít nghĩ đến ảnh hưởng của nó tới môi trường sống: Khói bụi nhà máy
xả ra gây ô nhiễm không khí, chất độc từ phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sạch, ô nhiễm không khí, tiêu

diệt các sinh vật…
3
+ Con người tỏ thái độ bàng quang, thiếu quan tâm cho dù môi trường ô
nhiễm ra sao, tài nguyên thiên nhiên còn hay hết, coi đó là việc của xã hội, của
người khác. Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, lại
cũng không phải là tại một quốc gia nào mà ở số đông người, ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, có những hành vi ứng xử đúng đắn với
môi trường và tài nguyên nhiên thiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không
những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện
tại và cả tương lai sau này.
 Cần phải cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế
thải chất độc hại ra môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt, bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa kinh
tế - chính trị - văn hóa – môi trường. Đồng thời còn phải cho học sinh hiểu biết một
cách đầy đủ về sự tác động của con người với môi trường.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LĨNH NAM
1.Thực trạng của nhà trường trong những năm qua.
+ Vị trí nhà trường: Trường nằm vị trí gần chợ, sát nhà dân và đường giao
thông. Cây xanh ngày càng được quan tâm, đầu tư, tăng về số lượng đảm bảo môi
trường trong lành.
+ Số lượng học sinh của nhà trường: 1457 em. Số lớp: 38 lớp.
+ Khu vực xung quanh nhà trường công tác vệ sinh của nhân dân đại phương
nhìn chung là tốt, học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan
thiên nhiên sạch sẽ.
1.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền lãnh đạo Quận uỷ, Uỷ ban nhân
dân, Hội đồng nhân dân, Phòng giáo dục và các phòng ban khác của quận Hoàng
Mai, của phường Lĩnh Nam và của nhân dân địa phương Lĩnh Nam về môi trường
trong trường học.

- Đứng dưới góc độ công tác giáo dục bảo vệ môi trường, trường học có
nhiều thuận lợi về tuyên truyền hiểu biết môi trường.
- Giáo dục và bảo vệ môi trường là một nội dung giáo dục quan trọng trong
nhà trường Tiểu học. Thực hiện chỉ thị 36 CT/TW của bộ chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
quyết định 1362 QĐ-TCG “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo
dục quốc dân”. Trong thời gian qua giáo dục bảo vệ môi trường tại trường Tiểu học
Lĩnh Nam được tiến hành với nhiều hình thức do tập thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh nhiệt tình ủng hộ. Bên cạnh đó nhà trường còn được trang bị
nguồn nước sạch, có nhà vệ sinh đặt ở vị trí phù hợp, vệ sinh sạch sẽ. Công việc
được nhà trường giáo dục thường xuyên để bảo vệ môi trường là: trồng cây, chăm
4
sóc cây, làm cỏ, vệ sinh trường lớp. Những nội dung đó đã được nhà trường đưa
vào mục thi đua của từng lớp, trong từng tuần, từng tháng của ban phụ trách đề ra.
1.2 Khó khăn
- Ý thức của người dân và học sinh về môi trường và bảo vệ môi trường chưa
thật sự tự giác, sự hiểu biết của người dân về môi trường còn hạn chế.
- Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt và
hình thức chưa phong phú, trồng cây xanh mới chỉ tạo được cảnh quan và môi
trường trong lành còn cây lấy bóng mát vẫn hạn chế. Hạn chế hơn nữa mà chúng ta
không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng
bộ, chưa đến được nhiều với học sinh.
2. Những công việc đã làm
Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục, bảo vệ môi trường trong
trường học. Nhà trường đã làm những công việc sau:
2.1 Tác động tới môi trường.
a. Môi trường không khí
+ Sân trường
- Phát động phong trào Tết trồng cây, chăm sóc cây xanh. Hàng tuần giáo
viên và học sinh các lớp học tổ chức chăm sóc, làm cỏ, vun xới (bồn hoa, cây xanh,

cây cảnh) khu vực lớp mình phụ trách.
- Trong quá trình chăm sóc cây nhà trường đã phân công trực tiếp cho 1 đồng
chí (Bùi Bá Dương) nhân viên có kinh nghiệm, có kiến thức về chăm bón cây đảm
nhiệm công việc này và phối kết hợp cùng với đồng chí Tổng phụ trách, giáo viên
chủ nhiệm làm tốt công tác trồng, chăm sóc bảo vệ cây trong nhà trường.
Hàng tuần chào cờ, bên cạnh biểu dương các lớp, các học sinh có thành tích
giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ý thức bảo vệ cây, bảo vệ môi trường tốt, còn có
hình thức nhắc nhở các cá nhân, các lớp chưa thực hiện tốt.
Nhà trường đã đầu tư, trang bị hệ thống đường nước phục vụ cho học sinh
trong khâu vệ sinh trường lớp, tưới cây, rửa sân trường, có sọt rác đựng rác, có xe
đựng rác đặt ở vị trí phù hợp để học sinh thực hiện.
+ Lớp học:
- Mỗi lớp học trồng một cây cảnh và trang trí trong lớp những giỏ hoa cảnh
tạo không gian “xanh, đẹp” trong lớp học và cũng tạo ý thức bảo quản cho học
sinh, các lớp học đều thực hiện tốt công tác vệ sinh chung có tiêu chí thi đua rõ
ràng.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giáo dục học sinh ý thức đổ rác thải
đúng nơi qui định.
+ Tác động của cây xanh tạo được môi trường “xanh – sạch – đẹp”. Tạo
được không khí thoáng mát, có bóng râm, cản bụi do tác dụng của xe gắn máy, tạo
lượng ô xy cho con người.
+ Giáo dục học sinh có ý thức, bảo vệ cây xanh và trồng cây xanh tronh nhà
trường, gia đình và khu phố nơi mình ở.
b. Môi trường nước
- Hệ thống thoát nước không gây ách tắc, không gây ứ đọng.
5
- Nước sử dụng: Nước sạch của nhà máy nước Hà Nội đảm bảo vệ sinh sức
khỏe học đường cho học sinh. Đồng thời nhà trường còn ký hợp đồng với công ty
nước sạch tinh khiết phục vụ học sinh uống.
c. Môi trường đất, chất thải rắn

Bón cây cảnh không sử dụng phân hữu cơ tươi, không sử dụng phân hóa học
(thuốc trừ sâu). Chủ yếu dùng phân vi sinh.
Xây dựng công trình vệ sinh cho học sinh đúng tiêu chuẩn quy tắc vệ sinh,
Nhà trường ký hợp đồng với công ty vệ sinh và được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ.
Khu rác thải được bố trí để riêng ở một vị trí thích hợp, hàng tuần vào thứ 6
nhà trường giành thời lượng 20 phút để các lớp tự vệ sinh lớp học sạch sẽ.
3. Các biện pháp đã thực hiện
Ngoài những công việc mà nhà trường đã làm, đã trang bị nhằm hỗ trợ tốt
cho việc giáo dục và bảo vệ môi trường nêu trên thì trong quá trình công tác chỉ
đạo, thực hiện, đồng thời là người quản lý phụ trách mảng chuyên môn, hoạt động
văn nghệ, thể dục thể thao, y tế học đường, công tác phổ cập và công tác Đoàn –
Đội tôi đã ứng dụng và triển khai thực hiện một số biện pháp sau vào việc giáo dục
và bảo vệ môi trường Tiểu học Lĩnh Nam, cụ thể:
* Biện pháp 1: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội dung
vào các môn học.
Chương trình Tiểu học đã được thiết kế, xây dựng trên tinh thần gắn với các
nội dung giáo dục môi trường. Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện ở tất cả
các môn học: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể
dục…và gắn bó vào từng bài cụ thể. Chẳng hạn, chương trình môn Đạo đức ở Tiểu
học từ lớp 1 đến lớp 5 đều phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với
lứa tuổi trong các mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và
môi trường tự nhiên. Bài 14 (lớp 1); bài 7,8,14 (lớp 2); bài 6,13,14 (lớp 3); bài
8,9,14 (lớp 4) là những bài có liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường. Chương
trình môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1, 2, 3 có thể giúp học sinh hiểu biết về môi
trường tự nhiên và xã hội, các nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường và các biện
pháp bảo vệ môi trường, môn Tiếng Việt, có thể lồng ghép giáo dục môi trường
qua các bài có nội dung về lòng yêu quê hương đất nước, ca ngợi thiên nhiên tươi
đẹp; ở môn Mĩ thuật có thể cho học sinh vẽ tranh về môi trường, vệ sinh môi
trường, bảo vệ môi trường…
Thông qua các bài học được tiến hành với các hình thức tổ chức đa dạng,

linh hoạt có thể ở các địa điểm khác nhau (trên lớp, ngoài trời), giáo viên thông qua
tiết học có thể đem lại cho học sinh các thông điệp phong phú về giữ gìn và bảo vệ
môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường một cách
tự nhiên, sinh động và hiệu quả.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA NỘI DUNG TIẾT DẠY
Nội dung bài dạy
6
Em tập làm nhà tiên tri giới thiệu với các bạn về môi trường
Cô, trò sôi nổi thảo luận về bảo vệ môi trường
* Biện pháp thứ 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua lồng ghép nội
dung vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể .
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động tập thể, nội
dung giáo dục và bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa dạng và hiệu quả. Với
chủ trương xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, trong một không gian “xanh
– sạch – đẹp”. Phong trào thi đua vệ sinh làm sạch đẹp trường, lớp tại trường Tiểu
học Lĩnh Nam đã đưa nhà trường trở thành một môi trường trong sạch, an toàn và
lành mạnh. Ngoài ra thông qua các tiết sinh hoạt cuối giờ đầu tuần, các buổi sinh
hoạt lớp, các hoạt động của Đội, các hội thi hiểu biết về giáo dục môi trường được
tổ chức hết sức đa dạng với các nội dung và hình thức rất phong phú và phù hợp
với lứa tuổi học sinh Tiểu học.
Một số hình ảnh minh họa cho từng hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: PHÁT ĐỘNG CHO HỌC SINH VẼ TRANH
CỔ ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG
Cô giới thiệu với các em về môi trường
7
Học sinh lớp 1A tham gia vẽ tranh bảo vệ môi trường
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN NHÓM BÀI TẬP TÌNH HUỐNG –
DIỄN THỜI TRANG
Ví dụ 1: Trên đường đi học về bạn thấy một em nhỏ đổ rác ra đường. Trong
tình huống đó bạn sẽ làm gì?

- Lớp trưởng nêu tình huống các thành viên của lớp phát hiện và giải quyết
vấn đề  nêu cách xử lý.
“ Tôi sẽ chạy đến nói với em nhỏ: “Em không được đổ rác ra đường vì như
vậy là sẽ làm mất vệ sinh đường phố, gây ô nhiễm môi trường và làm mất đi vẻ đẹp
của thành phố mình”. Sau đó em sẽ giúp em nhỏ gom rác lại, đem đi đổ ở thùng rác
đúng nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường”.
Lớp trưởng kết luận và tuyên dương các bạn đưa ra cách xử lý tình huống
hay, hợp lý.
Ví dụ 2: Có hai chị em đang đi chơi ở công viên, người em vừa uống xong ột
hộp sữa tươi thì liền hỏi người chị: “Chị ơi! Bỏ hộp sữa vào đâu ạ?” Người chị bảo:
“Thì vứt luôn ở đấy!”. Em trả lời; “Nhưng phải vứt vào thùng rác cơ mà chị?”. Chị
bảo: “Em cứ vứt đại ở đấy đi! Không có gì đâu, có tí rác ấy mà phải nghĩ gì.”
Nếu bạn được chứng kiến tình huống trên thì bạn sẽ nói gì với 2 chị em bạn
nhỏ trong tình huống là hay nhất! có ý nghĩa về môi trường nhất?
- Lớp trưởng nêu tình huống  các thành viên của lớp thảo luận đưa ra cách
xử lý  lớp trưởng tuyên dương cách xử lý hay, ý nghĩa nhất về môi trường:
“ Trước tiên tôi xin lỗi 2 chị em trong tình huống vì đường đột cắt ngang
cuộc dạo chơi của họ và giải thích cho họ nếu họ vứt rác bừa bãi được thì người
khác cũng làm thế được thì chỉ cần 1 ngày với vô số người qua lại vứt rác bừa bãi
như bạn thôi thì từ 1 hộp sữa nhỏ của bạn sẽ thành một đống rác không nhỏ, vừa
làm mất mĩ quan công viên, vừa ô nhiễm môi trường. Vậy sao bạn không bước
thêm vài bước nữa tới thùng rác bỏ vỏ hộp sữa đó vào thùng rác để bảo vệ môi
8
trường mà bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ môi trường sống xung quanh
mình”.
+ Tổ chức cho các em biểu diễn thời trang có nội dung bảo vệ môi trường
được làm từ các sản phẩm tái chế qua đó giáo dục cho học sinh thấy được trách
nhiệm của mình với biện pháp bảo vệ môi trường.
HÌNH ẢNH BUỔI BIỂU DIỄN THỜI TRANG DIỄN ĐÀN
VỀ MÔI TRƯỜNG

Việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường lồng ghép các tiết sinh hoạt chào cờ
đầu tuần rất có hiệu quả. Đây là một cách giúp các em nắm kiến thức về môi trường
một cách nhẹ nhàng, không khô khan mà lại có hiệu quả cao. Từ đó các em có thái
độ và hành vi đúng đắn với việc bảo vệ môi trường, có suy nghĩ đúng đắn trước
những sự việc xảy ra trong thực tế và thấy được trách nhiệm của chính mình, mặc
dù đó có thể là những hành động chưa lớn nhưng cũng sẽ hình thành cho các em
tinh thần trách nhiệm trước môi trường đang bị đe dọa – một điều chúng ta đang
cần ở các em, những chủ nhân tương lai của đất nước.
* Biện pháp 3: Dọn vệ sinh lớp, chăm sóc công trình măng non.
- Ngay từ đầu năm học bên quản lý, phụ trách mảng Đoàn – Đội yêu cầu
đồng chí Tổng phụ trách phân công chi tiết cho các lớp đảm nhận công trình măng
non và lên kế hoạch qui định ngày, giờ các lớp phải làm vệ sinh trường, lớp 1 lần/1
tuần vào các ngày thứ 6 trong thời lượng 20 phút để: quét mạng nhện, lau cửa kính,
lau bàn ghế…Nhóm khác thì phân công nhổ cỏ tưới cây ở công trình măng non của
lớp mình.
Trong quá trình học sinh tổng vệ sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp
theo dõi, hướng dẫn để giúp cho lớp học vừa sạch, vừa đảm bảo an toàn cho học
sinh và đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà trường. Còn đồng chí Ngô Thị Bình – Giáo
viên Tổng phụ trách và đồng chí Đậu Thị Ái Tình – nhân viên y tế cùng lần lượt
đến các lớp để quan sát, chấm điểm, đánh giá công việc và kịp thời nhắc nhở những
hiện tượng học sinh còn đùa nghịch trong khi lao động. (nếu có).
Chúng em chăm sóc vườn hoa
* Biện pháp 4: Phát động phong trào “Tết trồng cây – đời đời nhớ ơn Bác”
9
Nhà trường phát động mỗi học sinh trồng 1 cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ tại
gia đình. Đồng thời hưởng ứng nhiệt tình tết trồng cây tại nhà trường. Năm học
2012 – 2013 nhân dịp xuân Quý Tỵ, được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp
Ủy Đảng, chính quyền Quận và địa phương, trường Tiểu học Lĩnh Nam đã được
đón các đồng chí Lãnh đạo quận Hoàng Mai về trồng thêm một số cây lấy bóng
mát tại sân trường và đằng sau các dãy lớp học.

Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác” không chỉ giúp nhà trường có được một
khung cảnh đẹp, tăng thêm số lượng cây xanh mà còn tạo cho học sinh có được một
môi trường “Xanh – sạch – đẹp” và an toàn. Đồng thời tại ngôi trường chuẩn Quốc
gia, trường Tiểu học Lĩnh Nam thân yêu này, các em được hưởng trọn vẹn một nền
giáo dục toàn diện, hơn thế nữa các em còn được vui chơi, trò chuyện, được ôn bài
dưới bóng mát của cây xanh. Có thể nói cây xanh còn mang lại cho con người thật
nhiều lợi ích: “Cho ta hoa thơm, trái ngọt, cho bầu không khí trong lành, cho môi
trường, cho cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp…”.
Với nét đẹp truyền thống văn hóa của phong trào “Tết trồng cây” đã mang lại
cho các em học sinh trường Tiểu học Lĩnh Nam một dấu ấn, một ý nghĩa rất lớn.
Hiểu được điều đó em Đỗ Trần Ngọc Anh – học sinh lớp 5C đã thay mặt cho hơn
một nghìn học sinh toàn trường xin hứa: “Mỗi chi đội, mỗi đội viên chúng em sẽ
chăm sóc thật tốt những cây xanh ở trường, ở nhà, ở khu dân cư. Không chỉ vậy,
mỗi học sinh trường Tiểu học Lĩnh Nam sẽ là một tuyên truyền viên tích cực cho
bạn bè, cho người thân và mọi người xung quanh về ý nghĩa của tết trồng cây và lợi
ích của cây xanh, để không chỉ trường Tiểu học Lĩnh Nam – quận Hoàng Mai hay
Thủ đô Hà nội mà trên cả đất nước Việt Nam nơi nào cũng Xanh – Sạch – Đẹp. Em
xin nhắn nhủ tới các bạn học sinh trên khắp mọi miền: Chúng ta hãy cùng nhau
chung tay góp sức bảo vệ môi trường để đất nước ta mãi thắm tươi và hành tinh của
chúng ta mãi mãi một màu xanh, bạn nhé!”.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI LỄ PHÁT ĐỘNG
“TẾT TRỒNG CÂY – ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC”.
Các vị lãnh đạo Quận ủy, UBND quận Hoàng Mai và lãnh đạo phường dự lễ
“Tết trồng cây” đời đời nhớ ơn Bác
10
Khai mạc lễ phát động “Tết trồng cây” đời đời nhớ ơn Bác
Cô Hà – PTPT cùng các em học sinh chăm sóc cây xanh-nhân dịp xuân Quý Tị
11
Em đang cho cây “uống nước”
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng

Khuôn viên của nhà trường ngày càng “Xanh – Sạch – Đẹp” và An toàn,
thoáng mát, đã góp phần rất lớn trong việc thu hút các bậc phụ huynh đưa trẻ đến
trường ngày một đông hơn.
Đội ngũ giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng
được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực tế của các em. Giáo viên
giáo dục học sinh thường xuyên bảo vệ môi trường, vệ sinh trường, lớp…
Thông qua giáo dục bảo vệ môi trường học sinh biết chăm sóc giữ gìn sức
khỏe cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng
và vật liệu gọn gàng, đúng chỗ. Các em chăm sóc bồn hoa, cây cảnh thường xuyên.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như: không khạc nhổ bừa bãi, đi
vệ sinh đúng chỗ…, biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi. Đặc biệt
các em còn hưởng ứng tích cực làm sản phẩm sáng tạo từ những nguyên vật liệu
phế thải phục vụ học tập. Các em còn hiểu biết về môi trường sống của con người,
về mối quan hệ với động vật, thực vật. Các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí.
Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề của địa phương.
Năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012 nhà trường đều đạt bằng khen “trường
học thân thiện – học sinh tích cực” cấp Thành phố.
5. Bài học kinh nghiệm
Đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc
giáo dục bảo vệ môi trường, nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.
Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, quận
Hoàng Mai và địa phương. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tạo môi trường
“Xanh – Sạch – Đẹp” và An toàn.
Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm, chỉ đạo về giáo dục bảo vệ môi
trường cho giáo viên và nhân viên trong trường.
Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền
về giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức tốt các hoạt động về “Giáo dục bảo vệ môi trường” cho học sinh
nhằm rèn kỹ năng sống văn minh cho các em. Khen thưởng kịp thời các lớp và giáo
viên thực hiện tốt “Giáo dục bảo vệ môi trường” trong trường Tiểu học.

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Giáo dục môi trường trong các trường Tiểu học cần phát triển hơn nữa, xứng
đáng với tầm cao chiến lược của đất nước ta là đào tạo con người phát triển toàn
diện, vì học sinh bậc Tiểu học còn nhỏ hầu hết là con em địa phương, ý thức về vệ
sinh môi trường còn hạn chế, ý thức tự giác chưa cao nên để nâng cao dần nhận
thức và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường phải đi từ những việc làm rất
nhỏ, rất cụ thể từ biết giữ gìn vệ sinh chung, biết thu gom rác bỏ đúng nơi quy định,
biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, biết vệ sinh lớp học… chắc chắn cùng với sự lớn
dần của các em sẽ ý thức ngày càng rõ về môi trường và biết tham gia bảo vệ môi trường.
“Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ trong ý thức”.
12
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi đã hình thành cho các em
những hiểu biết về môi trường sống của con người. Các em có những kỹ năng.
Thói quen bảo vệ môi trường và có thái độ tình cảm tốt biết yêu quý, gần gũi với
thiên nhiên…tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở
trường và ở gia đình.
Về phía đội ngũ giáo viên: nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường,
tích cực năng nổ trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương
pháp giảng dạy. Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các
bài dạy trong chương trình quy định và trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Phối
hợp với các bậc phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo
vệ môi trường tại cộng đồng.
Về phía cán bộ quản lý: đẩy mạnh triển khai việc thực hiện chuyên đề đến
100% giáo viên. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở trong mọi hoạt động.
đặc biệt là hướng dẫn các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Chú trọng việc xây dựng môi trường “xanh – sạch – đẹp” và an toàn.
II. KHUYẾN NGHỊ
+ Địa phương cần quan tâm hơn đến vấn đề: “Đảm bảo vệ sinh và an toàn môi
trường xung quanh trường học” vì vẫn còn hiện tượng hàng quán ngồi ngoài cổng trường.

+ Đề xuất với phòng giáo dục tổ chức nhiều hơn nữa chuyên đề về giáo dục môi
trường để giáo viên được học tập.
Trên đây là một số những kinh nghiệm để: “Một số biện pháp giáo dục bảo
vên môi trường của học sinh tiểu học Lĩnh Nam” của tác giả đã đúc rút được
trong quá trình giảng dạy trên lớp, giúp các em hiểu và và biết bảo. Chúng tôi huy
vọng thông qua kinh nghiệm này các thầy cô sẽ áp dụng tốt tại đơn vị mình. Mọi
thông tin cần trao đổi liên hệ qua Email: hoặc xem chi
tiết tại website:.
13

×