Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn mần non _một số biện pháp phối hợp với phụ huynh giúp trẻ học tốt làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.26 KB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. PLEIKU
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH
GIÚP TRẺ HỌC TỐT LÀM QUEN VỚI TOÁN
HỌ VÀ TÊN NGƯỜI VIẾT: LÊ THỊ NGÂN
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG MẦM NON 12.8
NĂM HỌC: 2009- 2010
1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH HỌC SINH
GIÚP TRẺ HỌC TỐT LÀM QUEN VỚI TOÁN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
a.Cơ sở lí luận
- Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo
dục quốc dân .Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở
ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện.
Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non
là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học
sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng
hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn
phụ thuộc vào phương pháp , biện pháp tổ chức các hoạt động
trọng tâm là các tiết học toán.
- Trong cuộc sống hiện nay việc hình thành các biểu tượng
toán học cho trẻ mầm non có vai trò vô cùng to lớn, điều này xuất
phát từ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học toán học và sự xâm
nhập của nó vào mọi lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật đòi hỏi chúng ta phải có một đội
nguÕ chuyên gia giỏi với kỹ năng phân tích một cách trình tự chính
xác các quá trình nghiên cứu, chúng ta phải đào tạo những con
người tích cực độc lập, sáng tạo đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất


hiện đại. Trẻ sinh ra và lớn lên giữa thế giới của những sự vật hiện
tượng đa dạng. Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với
các nhóm vật có màu sắc, kích thước và số lượng phong phú, với
các âm thanh, chuyển động có ở xung quanh trẻ. Trẻ lĩnh hội số
lượng của chúng bằng các giác quan khác nhau như thị giác, thính
giác, giác quan vận động …
- Với bản tính hiếu động ham tìm tòi học hỏi, thích tìm tòi sự
vật xung quanh đã giúp trẻ có thể lĩnh hội được khái niệm toán học
thông qua các sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh trẻ, ngay
từ lứa tuổi mẫu giáo việc gia đình và nhà trường phối kết hợp để
giúp trẻ hình thành tốt các biểu tượng toán học là một yêu cầu tất
yếu làm nền tảng vững chắc giúp trẻ học tốt những năm học sau
này ở các bậc học phổ thông.
- Trong những năm đầu đời của trẻ, nhận thức và tư duy của
trẻ phụ thuộc vào tình cảm của cha, mẹ, những người thân xung
quanh be ùvà của những cô giáo mầm non tiếp xúc bé vì vậy những
2
động hình mà những người này mang đến rất hiệu quả đối với bé.
Aûnh hưởng của cha mẹ đối với bé rất quan trọng.
b. Cơ sở thực tiễn:
- Nhận thức được tầm quan trọng của bậc học, là một người
giáo viên mầm non tôi luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm của
mình, tự rèn luyện phẩm chất, đạo đức, luôn học hỏi ở chị em đồng
nghiệp, tham khảo qua sách báo, qua các buổi thăm lớp dự giờ, qua
các buổi học chuyên đề. Từ đó tôi rút ra những kinh nghiệm để
truyền đạt cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ tri thức và phát triển về
mọi mặt.
- Qua các môn học dành cho trẻ lớp mẫu giáo tôi nhận thấy
môn học nào cũng quan trọng nên tôi thực hiện đồng đều các môn
học nhằm giáo dục và trang bị kiến thức ở lớp mẫu giáo 5 tuổi một

cách toàn diện.
Song qua quá trình giảng dạy cho trẻ tôi thấy đại đa số các
cháu học môn “ Làm quen với toán” rất hứng thú và dễ dàng nhưng
ở một số trẻ vẫn còn lẫn lộn về màu sắc, hình dạng, hình khối, và
các con số, nhận biết nhóm số lượng, thêm bớt trong phạm vi 10
còn chậm …
Mặt khác, nhà trường phân công cá nhân tôi phụ trách lớp 5
tuổi.Tôi luôn trăn trở làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao ? Trong khi bản thân luôn xác định: đối với trẻ thì bộ môn “
Làm quen với toán” là bộ môn có tầm quan trọng trong việc rèn
luyện phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Từ môn “Làm quen
với toán” ở mẫu giáo trẻ được làm quen với chữ số, số lượng và
định hướng không gian , nhận ra các màu sắc trong thiên nhiên …
để từ đó trẻ có tâm thế bước vào học tốt ở bậc học phổ thông sau
này.
- Từ đó tôi đã suy nghĩ và đi đến kết luận để trẻ mẫu giáo tiếp
thu tốt kiến thức toán học của bậc học mầm non thì ngoài việc
giảng dạy nhiệt tình, cung cấp đầy đủ kiến thức toán học ở trên lớp
người giáo viên mầm non cần làm tốt một số biện pháp trong công
tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5
tuổi tiếp thu tốt kiến thức toán học và tôi đã đạt được kết quả đáng
mừng.
- Với trình độ chuyên môn còn hạn chế tuy nhiên tôi cũng xin
mạnh dạn nêu một số biện pháp trong công tác phối hợp với phụ
huynh học sinh nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tiếp thu tốt môn toán
học mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi để đồng nghiệp dự giờ cùng tham gia góp ý , chắc
3
chắn các biện pháp của tôi đưa ra dưới đây còn nhiều hạn chế
mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cuả quý

cấp và các bạn đồng nghiệp để bản thân tôi ngày càng tiến bộ hơn .
2.Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Làm quen với
Toán cho trẻ đồng thời phát huy tác dụng mối quan hệ nhà trường,
gia đình đẩy mạnh chất lượng giáo dục.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Trường mầm non với đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 5
tuổi và phụ huynh học sinh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Thực trạng:
Qua quá trình áp dụng và thử nghiệm tôi đã có những thuận lợi và
khó khăn sau đây
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, các
bậc phụ huynh học sinh, và sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn
đồng nghiệp .
- Bản thân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong
công tác giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn coi mình là người
mẹ thứ hai của các cháu .
- Được nhà trường tạo điều kiện cho đi tiếp thu chuyên đề , học
bồi dưỡng thường xuyên để nắm bắt được những vấn đề mới
của bậc học. Từ đó tôi đúc rút được những phương pháp, biện
pháp truyền đạt mới cho trẻ, phụ huynh đồng tình ủng hộ, luôn
lắng nghe ý kiến trao đổi của giáo viên .
- Đa số các cháu đều là con công nhân viên chức , địa bàn lớp
học gần khu dân cư, thuận tiện cho việc đi lại học tập của các
cháu và trao đổi các biện pháp với phụ huynh.
b.Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của
con mình, còn khoán trắng cho giáo viên, coi đó là việc của cô

giáo, mặt khác bố mẹ các cháu đều là công nhân viên chức vừa
thực hiện việc của đơn vị vừa làm công việc gia đình nên ít có
thời gian dạy dỗ thêm cho các cháu ở nhà.
- Qua khảo sát tôi thấy một số cháu còn lẫn lộn các màu sắc
trong thiên nhiên, lẫn lộn các chữ số, khả năng thêm bớt, nhận
dạng số lượng, định hướng trong không gian còn chậm.
2. - Giải quyết vấn đề:
4
Qua quá trình phân tích những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã
phát huy những thuận lợi và cố gắng khắc phục những khó khăn
bằng các biện pháp sau.
2.1. Lập kế hoạch họp phụ huynh ngay từ đầu năm học:
- Những phần khó khăn tôi đã trình bày là một số phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, do
đó ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh học sinh
theo sự chỉ đạo của nhà trường, qua buổi họp. tôi đã thông báo
trao đổi với phụ huynh học sinh kiến thức cơ bản của các môn
học nói chung và của môn “ Làm quen với toán” nói riêng và
phân tích cho các phụ huynh thấy tầm quan trọng của bậc học,
vai trò trách nhiệm của người giáo viên, của cha mẹ các cháu,
cô giáo là người cung cấp kiến thức ở lớp, bố mẹ là người
củng cố ôn luyện kiến thức ở nhà.
- Thật vậy ! Với những trẻ được cô giáo chăm sóc và dạy dỗ
như nhau, nhưng lại thu được những kết quả khác nhau. Với
những trẻ được sự quan tâm kèm cặp của bố mẹ, trẻ sẽ tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức tốt hơn những trẻ không được sự quan
tâm kèm cặp của bố mẹ.
Ví dụ: Cháu Huyền Linh, Hồng Ngọc, Hương Nguyên luôn được
sự quan tâm kèm cặp của bố mẹ nên cháu tiếp thu kiến thức toán
học rất tốt, học rất sôi nổi.

Còn các cháu không được phụ huynh quan tâm như cháu Hoàng
Dũng, Đại Tâm, Phương Anh nên việc tiếp thu bài học của cháu
còn chậm.
- Từ một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập
của các cháu, qua quá trình trao đổi, phân tích, tâm sự và được
thất dẫn chứng cụ thể nên hầu hết phụ huynh lớp tôi đã thực
sự quan tâm đến việc học tập của các cháu.
2.1.Trao đổi một số biện pháp với phụ huynh học sinh nhằm giúp
trẻ học tốt môn “ Làm quen vối toán”.
- Để các biện pháp của tôi thực sự có kết quả thì trong quá trình
phối kết hợp với các bậc cha mẹ tôi đã căn cứ vào điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình của trẻ để có biện pháp
phối kết hợp một cách thích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
- Ví dụ: Cháu Bảo Anh có thể đếm, nhận biết nhóm số lượng khi
yêu cầu cháu đọc các con số thì cháu lẫn lộn, cháu Hải Sơn thì
lẫn lộn về màu sắc …Với những trẻ này ngoài việc kèm cặp
thêm ở lớp, giáo viên cần trao đổi thêm với phu huynh một số
5
biện pháp giúp trẻ nhận biết các con số một cách thoải mái dễ
dàng.
Sau đây là một số biên pháp trao đổi với phụ huynh học sinh
nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tốt môn “Làm quen với toán” ở
nhà.
* Biện pháp giúp trẻ nhận biết các loại hình, kích thước, phép đo:
- Để trẻ nhận biết rõ về một số hình học, kích thưíơc, phép đo
nào đó.
- Cô giáo cần gợi ý cho phụ huynh chọn được đối tượng quan
sát phù hợp như: Cửa sổ và của ra vào, cái bàn uống nước ở nhà
có dạng hình chữ nhật; hộp bánh có dạng khối chữ nhật, hộp
đựng chai rượu khối chữ nhật đặc biệt, các vỏ hộp mỹ phẩm có

khối vuông; lon nước, hộp chè có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi
có khối cầu, hình tam giác có trong các bức tranh, hoặc cho trẻ so
sánh các hình, khối, đo chiều dài, chiều rộng của hình, sử dụng
thước đo như nắm tay, bàn chân, bước chân, thước đo …
Ví dụ: Trẻ chưa nhận biết rõ về hình chữ nhật cô có thể gợi ý
cho phụ huynh quan sát về các của sổ nhà bằng cách , con đoán
xem đó là hình gì khi trẻ không trả lời được mẹ gợi mở cho trẻ để
trẻ trả lời cửa sổ là hình chữ nhật, khi trẻ nhận ra hình chữ nhật
người mẹ đặt câu hỏi vì sao con biết cửa sổ là hình chữ nhật ? Vì
có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau và có thể lồng
ghép đếm cho trẻ, con biết hình chữ nhật có mấy cạnh? Và cho
trẻ đếm, từ đó có thể hỏi trẻ số cạnh của hình chữ nhật tương ứng
với chữ số mấy, hoặc con nhìn thấy cái bàn ngồi uống nước nhà
mình có hình gì, cái ghế hình gì ? cái gương soi hình gì, mái nhà
trong bức tranh hình gì? …
Ví dụ: Cho trẻ nhận biết tất cả các loại hình, người mẹ nhìn vào
bức tranh và nói: Mẹ nhìn thấy bức tranh con vẽ tặng mẹ rất đẹp
và cũng có nhiều hình con đã được học rồi ( hình chữ nhật, hình
vuông, hình tam giác, hình tròn). Giờ mẹ muốn con giới thiệu cho
mẹ biết về ngôi nhà của con vẽ trong tranh, thế tường nhà con vẽ
hình gì? (Hình vuông); Mái nhà hình gì? ( Hình tam giác); cửa ra
vào hình gì? ( Hình chữ nhật đứng); ông mặt trời hình gì? ( Hình
tròn)…
- Ngoài việc cho trẻ nhận biết về hình dạng còn cho trẻ só sánh
kích thước các vật; đo chiều dài đối tượng .
Ví dụ : Cho trẻ so sánh 2 hình chữ nhật ( hình nào to hơn
hình nào nhỏ hơn)…và đo chiều dài chiều rộng của các hình bằng
thước đo …, hoặc hướng dẫn cho phụ huynh về phép đo như đo
6
bằng: Thước đo, nắm tay, bàn chân. Phụ huynh vẽ đoạn thẳng

trên nền nhà và hướng dẫn cho trẻ đo chiều dài đoạn thẳng bằng
bàn chân, bước chân trên nền nhà. Hai mẹ con cùng đo sau đó so
sánh kết quả…
- Từ việc cung cấp thông tin về các dạng hình, kích thước, phép
đo đã giúp cho phụ huynh có thêm kiến thức dạy con mình.
* Biện pháp trao đổi với phụ huynh nhằm giúp trẻ nhận biết phép
đếm và gọi tên thành thạo các con số.
- Các con số có ở khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày của trẻ
như trong sách báo, lịch treo tường, điều khiển ti vi, điện thoại,
các số nhà…song giáo viên cần hướng dẫn cho phụ huynh lựa
chọn.
Ví dụ: Số điện thoại nhà 586735 và cho trẻ bấm số điện
thoại gia đình và nói với trẻ số điện thoại nhà mình bắt đầu bằng
số 5 (số 5 đứng trước và đến các số tiếp theo) cứ như vậy trẻ nhớ
số điện thoại gia đình một cách nhanh chóng, hoặc điều khiển ti vi
có thể cho trẻ biết VT1 là kênh số 1, VT2 là kênh số 2, VT3 là kênh
số 3 cứ như vậy trẻ nhận biết các con số một cách dễ dàng.
- Phép đếm là việc củng cố thêm kiến thức cho trẻ về con số, số
lượng tương ứng và dạy trẻ cách đếm từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới và luyện tập đếm bằng các giác quan khác nhau
như đếm số lượng các âm thanh, chuyển động, đếm bằng sờ
nắm vật…
Ví dụ: Vào buổi tối mẹ con ngồi chơi, người mẹ nói hôm
nay mẹ đi làm về mẹ nhặt được rất nhiều hạt cao su, giờ hai mẹ
con mình cùng xếp và đếm xem mẹ nhặt được bao nhiêu hạt cao
su nhé! Người mẹ chia đôi số hạt cao su ra hai mẹ con cùng xếp
(Trong quá trình xếp người mẹ hướng cho con xếp từ trái sang
phải ), sau khi xếp xong hai mẹ con đếm số hạt cao su; Thế con
đếm được mấy hạt cao su? (1, 2… 7) mẹ cũng đếm được 7 hạt
đấy. Thế số hạt cao su của mẹ với con như thế nào với nhau?(đều

bằng nhau) và bằng mấy? (băng 7) tương ứng với chữ số mấy?
(số 7)
Ví dụ: Cho trẻ đếm số người trong gia đình, đếm ngón
tay, ngón chân mỗi khi ngồi chơi cùng các cháu, đếm hột hạt, đếm
các vật dụng trong gia đình, đếm số đôi dép…
- Bằng biện pháp giúp trẻ nhận biết các chữ số, kỹ năng đếm nêu
trên đã giúp trẻ khái quát được rằng mỗi nhóm vật xung quanh
trẻ đều có số lượng bằng nhau. (ví dụ: bằng 6) trẻ cụ thể: 6 cái
7
bát, 6 đôi đũa, 6 cái thìa…tuy tất cả chúng là nhóm vật khác
nhau nhưng đều có số lượng là 6 và tương ứng với chữ số 6.
- Việc tổ chức cho trẻ cách đếm đa dạng như vậy sẽ giúp trẻ xác
định, tự mô tả số lượng nhóm vật và tự đưa ra những kết luận
khái quát, nhờ vậy mà trẻ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của con số
một cách tự nhiên, không gò bó và tham gia hoạt động tích cực
hơn
* Biện pháp giúp trẻ thực hiện thao tác thêm bớt, nhận biết kết
quả.
- Người mẹ thường đi chơi mua thức ăn hoặc các vật dụng trong
gia đình, mỗi lần mẹ đi chợ, những đứa con yêu ở nhà luôn chờ
mẹ về để được nhận quà của mẹ, có thể những cái bánh, cái kẹo,
những quả cam…nhân lúc trẻ háo hức người mẹ có thể đặt ra tình
huống mẹ mua kẹo cho hai anh em đây này, con hãy đếm xem mẹ
mua bao nhiêu cái kẹo, con hãy chia cho em một nửa. Con chia
cho em mấy cái? Con có mấy cái?
- Trẻ sẽ thực hiện yêu cầu của mẹ rất nhanh vì trẻ đang mong
muốn được thưởng thức vị ngọt của kẹo, trong quá trình trẻ thực
hiện và trả lời các câu hỏi người mẹ cần gọi ý giúp đỡ trẻ, khi trẻ
gặp khó khăn. Mỗi lần một món quà đưa ra các yêu cầu tương tự
nhất định trẻ sẽ quen và thực hiện đúng nhanh các yêu cầu của

mẹ. “Biết và nói kết quả sau khi bớt”.
- Hoặc để trẻ sử dụng thao tác thêm và nói được kết quả sau khi
thành thạo và trẻ dễ tiếp nhận thì đối tượng đưa ra cần phải có 2
người (bố mẹ, ông bà; bố- ông; mẹ- bà…) lựa chọn những thời
gian phù hợp để tặng quà cho trẻ như theo tuần, tháng, ngày sinh
nhật qua việc tặng quà cho con bố mẹ sẽ đặt ra một tình huống.
Ví dụ: Tuần này con được thưởng phiếu bé ngoan bố mẹ
rất vui và bố mẹ quyết định tặng quà cho con . Mẹ tặng con một
cái bút, bố tặng con một cục tẩy, vậy con có tất cả mấy món quà?
( Trẻ đếm và trả lời có hai món quà)
- Qua việc bố mẹ tặng quà vào những thời điểm thích hợp, có ý
nghĩa trẻ sẽ rất thích, qua đó trẻ sẽ thực hiện thoải mái các yêu
cầu của bố mẹ đưa ra và tương tự như vậy bố mẹ đưa ra các
yêu cầu từ thấp đến cao, từ rễ đến khó trong chương trình trẻ
được học.
* Biện pháp giúp trẻ định hướng trong không gian.
- Sự phát triển quá trình định hướng trong không gian của trẻ
còn được thể hiện qua việc trẻ bắt đầu nhận biết được các mối
quan hệ không gian giữa các vật. Ban đầu trẻ thường tri giác các
8
vật xung quanh như từng vật khác. Vì vậy tôi đã phối hợp với phụ
huynh giúp trẻ định hướng trong không gian một cách chính xác
hơn như: Dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của người khác khi
đứng cùng chiều, ngược chiều và định hướng không gian ngay
trên bản thân trẻ ( trên dưới, trước sau); định hướng đồ vật khác,
người xung quanh trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ định hướng không gian ngay trên bản
thân trẻ. Người mẹ hỏi trẻ, trên đầu con đội cái gì? (mũ), dưới
chân con có gì? (đôi dép), tay phải con cầm gì?( bông hoa) , tay
trái con cầm gì? (quyển vở), sau lưng con có gì?(cái cặp), phía

trước có gì?(cái bàn) … hoặc dạy trẻ định hướng trên bản thân
người khác, mẹ đi bên phía tay nào của con? Con đi bên phía tay
nào của mẹ?, con đưa em búp bê ra phía sau của con, lấy tay phải
của con đặt vào tay phải của mẹ , cho trẻ chơi tìm đồ vật…
- Qua việc dạy trẻ định hướng trong không gian mọi lúc mọi nơi
đã giúp trẻ làm sáng tỏ ý nghĩa các mối quan hệ không gian
một cách rõ ràng, tích cực tham gia hoạt động sôi nổi.
* Biện pháp giúp trẻ định hướng thời gian:
- Lời nói đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành biểu tượng
thời gian. Tuy nhiên sự phát triển vốn từ về các phạm trù thời gian
riêng biệt diễn ra không đồng đều, trẻ hiểu kém nhất những trạng
từ diễn đạt trình tự độ dài thời gian . Điều đó chứng tỏ những biểu
tượng về tốc độ cua trẻ thường mang tính trực quan, dễ hình
thành hơn những biểu tượng về độ dài. Tuy nhiên trẻ sẽ hiểu
được ý nghĩa của những trạng từ chỉ thời gian một cách chính xác
hơn nếu có sự hướng dẫn của người lớn. Chính vì vậy tôi đã
tuyên truyền cho phụ huynh việc dạy trẻ định hướng thời gian.
- Gợi ý cho phụ huynh giúp trẻ qua sát các buổi trong ngày chẳng
hạn như quan sát bầu trời, vị trí, màu sắc mặt trời, sắc thái không
gian, cây cối trong môi trường xung quanh trẻ, quan sát các hoạt
động xung quanh trẻ , quan sát bức tranh miêu tả những dấu hiệu
đặc trưng cho các buổi trong ngày, quan sát các ngày trong tuần,
các mùa trong năm, quan sát đồng hồ.
Ví dụ: Ông mặt trời thức dạy bố mẹ đi làm các cháu đi học đó
là (buổi sáng ) khi mặt trời lên cao, trẻ ăn cơm trường rồi đi ngủ
(buổi trưa), trẻ ngủ dạy ăn quà chiều (buổi chiều) hoặc buổi sáng
chúng mình thường tập thể dục, buổi trưa ăn cơm…
- Cho trẻ làm quen các biểu tượng trong tuần: Ví dụ mẹ nói hôm
nay là ngày thứ hai – ngày đầu tuần các con đến trường đi học
….hoặc hôm nay thứ sáu con được phát phiếu bé ngoan và

9
người mẹ có thể thường xuyên hỏi trẻ. Hôm nay là thứ mấy?
Ngày mai là thứ mấy? Từ đó giúp trẻ nắm được các trình tự
trong tuần.
- Làm quen biểu tượng các mùa trong năm: Cô giáo gợi ý cho
phụ huynh về biểu tượng các mùa trong năm bằng các màu sắc
cơ bản. Ví dụ: xanh, trắng, vàng, xám tương tự cho 4 mùa:
xuân, hạ, thu, đông trong năm….
- Việc dạy trẻ như vậy không chỉ giúp trẻ thấy được ý nghĩa của
thời gian mà còn giáo dục trẻ biết quý trọng thời gian và bước
đầu biết tổ chức công việc theo thời gian có được một cách
trình tự.
* Biện pháp giúp trẻ nhận biết và gọi đúng tên màu sắc cơ bản
trong thiên nhiên:
- Trong thiên nhiên có muôn vàn màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng,
đen, trắng, nâu, hồng…để trẻ gọi đúng tên các màu sắc thì thật là
khó đối với trẻ vì mỗi loại màu có nhiều sắc độ khác nhau như đỏ
tím, đỏ thắm, hồng nhạt, hồng cánh sen, xanh lam, xanh lơ…để trẻ
nhận biết và gọi đúng tên các màu thì ngoài việc cung cấp dạy trẻ
tiếp thu kiến thức trên lớp trẻ còn phải được củng cố ôn luyện
thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã phối hợp với phụ huynh và
động viên phụ huynh hãy làm những “hướng dẫn viên” thường
xuyên củng cố về màu sắc cho trẻ, khi ở nhà giới thiệu về màu sắc
các đồ dùng, vật dụng trong gia đình vào những lúc rảnh rỗi hoặc
lúc trẻ cùng bố mẹ chăm bón cho cây như (màu xanh của lá, màu
sắc của các loại hoa…) lúc trẻ cùng bố mẹ đi dạo chơi trên
đường, trong công viên. (như đền hiệu giao thông có màu xanh,
đỏ, vàng, màu xanh lam của nước, màu lông của các con thú
trong công viên…) có như vậy trẻ mới gọi đúng tên các màu sắc
cơ bản trong thiên nhiên.

Ví dụ: Vườn hoa có nhiều màu sắc (tím, đỏ, vàng…) người
mẹ có thể hỏi trẻ. Con nhìn xem vườn hoa nhà mình có những hoa
gì? Nó có màu gì? Hoặc khi đi trên đường có thể giới thiệu đèn
giao thông (màu xanh được đi, màu vàng đi chậm lại, màu đỏ
dừng lại)
* Xây dựng kế hoạch để cùng phụ huynh tận dụng nguyên vật liệu
sẵn có cùng làm đồ dùng, đồ chơi, tạo góc học tập cho trẻ trong
gia đình.
- Thực ra đây là một vấn đề khó thực hiện bởi vì phần đa các gia
đình đều là công nhân viên.
10
- Riêng ở lớp tôi có sự thuận lợi phụ huynh đều là công nhân và
các gia đình đều chỉ có 1- 2 con nên việc vận động phụ huynh
tham gia cùng với cô giáo để chăm lo cho việc học tập của các
cháu đã thu được kết quả. Vì vậy tôi đã tranh thủ thời gian thực
hiện một cách thường xuyên.
- Tôi trực tiếp đến một số gia đình hướng dẫn cách làm đồ dùng
bằng nguyên vật liệu sẵn có ( như hạt cao su, vỏ hộp sữa, hộp
nước xả, vỏ hộp bánh…) tạo lên các con vật xinh sắn, gần gũi với
trẻ, cách làm đơn giản, nên phụ huynh đã tích cực tham gia cùng
cô giáo.
- Từ việc tạo ra những đồ dùng xinh sắn tôi trực tiếp hướng dẫn
phụ huynh xây dựng góc học tập cho các cháu .
Ví dụ: Bên trên góc học tập của các cháu dán những phiếu
bé ngoan, các bức tranh bé tự vẽ, đồng hồ, phía dưới xếp hình
khối chữ nhật cao trước, khối chữ nhật thấp sau( phân biệt cao
thấp), khối vuông to, nhỏ, các viên bi bỏ trong họp, các con vật để
thành từng nhóm, chữ số, que tính cho trẻ đếm… Từ đó giúp trẻ
nhận biết được số lượng, hình khối, con số… tuỳ vào từng điều
kiện gia đình tôi hướng dẫn cách trang trí góc học tập khác nhau,

tránh sự nhàm chán của trẻ .
- Từ việc xây dựng góc học tập tôi hướng dẫn cho phụ huynh
cách tổ chức chơi cho trẻ ( chơi vào buổi tối, ngày nghỉ của trẻ)
.
Ví dụ: Khi làm quen số lượng và chữ số có thể cho trẻ lấy
các con vật ra đếm và hỏi con vật này sống ở đâu? Có mấy chân ?
Tương ứng với chữ số mấy? Hoặc có thể cho trẻ biết mỗi phiếu
bé ngoan của con tương ứng với một chữ số, và có thể hỏi trẻ
ngày thứ mấy con được nhận phiếu bé ngoan? Hoặc con và mẹ ai
cao hơn? Cái nào to hơn? Cái nào nhỏ hơn? Vì sao?
- Ngoài việc làm đồ dùng cùng với phụ huynh ở nhà tôi còn vận
động phụ huynh đóng góp thêm các nguyên vật liệu sẵn có để
cô và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi tặng cho các gia đình
không có điều kiện.
- Tranh thủ lúc đón trả trẻ: Tôi tổ chức các hoạt động vui chơi có
chú ý cho trẻ “Làm quen với toán”nhằm mục đích tạo điều kiện
cho phụ huynh quan sát và nắm bắt được một số nội dung, trên
cơ sở đó để về nhà phụ huynh áp dụng tổ chức cho trẻ vui chơi
trong gia đình.
Tóm lại: Các biện pháp thì nhiều vô kể và mỗi người có những
kinh nghiệm và biện pháp truyền đạt riêng nhưng đều trên một
11
quan điểm chung duy nhất là các cháu được tiến bộ sau mỗi bài
học , tự tin nói về các con số, về màu sắc nhận dạng các hình, biết
thêm bớt trong phạm vi 10.
III- KẾT LUẬN:
- Từ khi trao đổi các biện pháp với phụ huynh học sinh đã giúp
trẻ lớp tôi học tốt hơn môn “Làm quen với toán” và đạt được
kết quả đáng mừng.
Đầu năm: Trẻ chưa tiếp thu bài tôt và chưa nắm vững kiến

thức toán học là 30%.
Cuối năm: Trẻ chưa tiếp thu bài tôt và chưa nắm vững kiến
thức toán học là 5%.
- Đầu năm học một số trẻ khi học toán tiếp thu còn rụt rè, nhút
nhát không dám nói (trả lời) vì sợ sai. Nhưng giờ đây trẻ học
tập rất tự tin và tích cực giơ tay phát biểu vì trẻ đã nắm vững
kiến thức và có thể đã biết được qua sự quan sát tìm hiểu hoặc
được ông bà, bố mẹ hướng dẫn.
- Đối với bản thân tôi cảm thấy rất thích thú , vui mừng vì trẻ lớp
tôi ngày càng tiến bộ vì tôi thây qua việc phối kết hợp với phụ
huynh về việc hướng dẫn cho trẻ học tốt môn “Làm quen với
toán” từ đó mỗi tiết dạy tôi thấy không khí học sôi nổi, thoải
mái giữa cô và trẻ nên khi dạy tôi thấy rất nhẹ nhàng.
IV- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Nhận thức được tầm quan trọng của bậc học, là một người
giáo viên mầm non tôi luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của
mình, tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, luôn học hỏi ở đồng
nghiệp, tham khảo qua sách báo, qua những buổi thăm lớp dự
giờ, qua các buổi học chuyên đề.
- Để trẻ học tốt môn “Làm quen với toán” giáo viên phải có lòng
yêu nghề mến trẻ sâu sắc, tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh gia
đình các cháu và nguyện vọng của gia đình.
- Nghiên cứu các hướng dẫn thực hiện chương trình của bộ giáo
dục ban hành và các tài liệu tham khảo về môn toán để đưa ra
biện pháp phối kết hợp phù hợp.
- Thường xuyên trao đổi kết quả và biện pháp giảng dạy giữa
giáo viên và phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, các cuộc họp,
các buổi tuyên truyền, mời phụ huynh tham gia dự giờ học của
con mình.
- Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của phụ huynh về bản thân và

các cháu để mình và các cháu ngày càng hoàn thiện hơn.
12
- Luôn suy nghĩ tìm tòi ra các biện pháp khắc phục khó khăn, cố
gắng nâng cao chất lượng dạy và học.
- Giáo viên phải là tấm gương sáng để phụ huynh tin tưởng và
các cháu học sinh noi theo.
Trên đây là một số những biện pháp mà tôi đã vận dụng trong
công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong những ngày
qua. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp trên để bản
thân tôi rút kinh nghiệm ở những lần viết sau. Tôi xin chân thành
cảm ơn./.

13

×