I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Đặt vấn đề
Đạo đức là một phần cơ bản của nhân cách, nó gắn chặt với các
mặt khác trong nhân cách hoàn chỉnh của người học sinh .Đạo đức có
vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường xã hội
chủ nghĩa , đạo đức cũng là cái gốc của con người phát triển toàn
diện.Nếu không có đức thì dù có tài đến mấy cũng là người bỏ đi.
Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động có mục đích , có kế
hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới
quan , nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa , quan điểm lập trường của
giai cấp công nhân , bồi dưỡng cho các em hành vi , thói quen đạo đức
, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp với mục
đích giáo dục .
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng , nó quyết định cho sự tồn tại và phát triển của một dân tộc . Bởi
vì trẻ em là hạnh phúc của gia đình , tương lai của đất nước là lớp
người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
Đất nước ta đang sống trong thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh
mẽ về mọi mặt , mọi người ai cũng chú tâm lao vào học tập và làm
việc để không bị tụt hậu , không thua sút người khác , ít ai quan tâm
chú trọng vào vấn đề đạo đức . Cha mẹ thì luôn bận bịu với đủ mọi
công việc , mặc dù có chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho con nhưng
một phần do không có thời gian nên ít lưu tâm đến đời sống tinh thần
của trẻ mà chỉ chú ý đến việc cung cấp đầy đủ đời sống vật chất cho
con . Hiện nay do mỗi gia đình lại chỉ có 1-2 con , con cái ít nên được
sự yêu thương nuông chiều có khi đến mức quá đáng của các bậc phụ
huynh . Các em đòi hỏi gì cha mẹ cũng cung cấp đủ về vật chất mà
Trang 1
không hoặc ít chú ý đến viêc trẻ sử dụng tiền đó vào việc gì ? học hay
chơi và nhiều khi trẻ dùng tiền đó để ăn chơi nhưng lại nói dối là dùng
cho việc mua sách ,học thêm , cha mẹ không kiểm soát được và như
thế trẻ hư hỏng lúc nào không hay do thiếu sự quan tâm của gia đình .
Xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho đời sống vật chất
tinh thần của người dân . Tạo điều kiện tốt hơn cho trẻ tiếp cận được
nhiều tri thức văn minh tiến bộ của loài người , trẻ sẽ được sống trong
những điều kiện vật chất đầy đủ và học tập trong những điều kiện tốt
hơn . Tuy nhiên bên cạnh những cái được của xã hội phát triển thì xã
hội cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống
của trẻ . Nhiều trò chơi vi tính chơi game phát sinh , hay thói quen đua
đòi muốn được có tiền để vui chơi mà không muốn làm việc học hành
, lối sống thực dụng , vô trách nhiệm , phim ảnh sách báo bạo lực đổi
truỵ ảnh hưởng đến trẻ , nhiều trẻ em tuổi còn nhỏ đã phải vướng vào
mình những tội danh không đáng có .Như báo chí đã đưa tin, hiện nay
một số vụ án đưa ra xét xử mà bị cáo đứng trước vành móng ngựa lại
là hình ảnh những chiếc áo trắng học trò: phạm tội(chặn đường tống
tiền –cắt trộm dây tiếp đất điện)vì muốn có tiền để chơi game, rồi lại
hành xử nhau như những màn đấu kiếm của các anh hùng trong game.
Do chương trình SGK thay đổi rồi những khẩu hiệu “chống học
sinh ngồi nhầm lớp,…” lại đè nặng lên đội vai giáo viên về chất lượng
học tập , sự tiếp thu kiến thức của học sinh.Cho nên trong giảng dạy
giáo viên chỉ chú tâm vào việc giảng dạy 2 môn chính là Toán và
Tiếng việt mà ít đầu tư vào các môn học khác , trong đó có môn đạo
đức . Giáo viên giảng dạy đạo đức đôi khi chỉ sử dụng một phương
pháp duy nhất làm ảnh hưởng đến sự học tập và tiếp thu bài của trẻ ,
trẻ nhàm chán không hứng thú học tập và 1 điều tất yếu xảy ra là chất
lượng giáo dục đạo đức bị tụt xuống . Một lí do khác nữa là ở trẻ có
Trang 2
độ tuổi từ 10 tuổi trở lên có những đặc điểm tâm sinh lí không ổn định
, trẻ hay có những hành động , thái độ không đúng mực xảy ra nhất
thời nhưng nếu không chỉnh sửa ngay sẽ có tác động rất lớn đến việc
hình thành nhân cách sau này . Vào lớp học , các em còn chịu sự quản
lí của thầy cô nên tỏ ra lễ phép , ít khi có hành động bất thường
nhưng khi ra khỏi lớp thì đôi lúc lại có những lời nói tục , chưởi thề ,
vô phép hay đánh nhau và vấn đề này nếu không khắc phục sẽ ảnh
hưởng đến cả một lớp thế hệ sau này , tương lai của đất nước . Vấn
đề giáo dục đạo đức là mối quan tâm hàng đầu của cả giáo viên và
những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục .Đặc biệt đang lo ngại là
một số học sinh có tình trạng đang suy thoái đạo đức , mờ nhạt về lý
tưởng : tệ nạn xã hội , nạn nghiện hút tiêm chích ma tuý đang thâm
nhập vào một số trường học .
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội trách nhiệm của tôi là
quản lí học sinh về mọi mặt trong nhà trường , tôi nhận thấy vấn đề
giáo dục đạo đức là mối quan tâm hàng đầu vì nếu trẻ có thói quen
hành vi đạo đức tốt ngay từ lứa tuổi tiểu học ,trẻ sẽ có cách ứng xử
phù hợp trong giao tiếp với mọi người , thói quen đó được rèn luyện
thực hành thường xuyên qua các cấp học cao hơn nữa thì chúng ta sẽ
có một lớp thế hệ trẻ có đủ cả đức lẫn tài để xây dựng đất nước . Thói
quen hành vi đạo đức của trẻ được hình thành ngay từ lứa tuổi còn
nhỏ qua những bài học đạo đức , các môn học chính khoá khác mà
còn thông qua những hoạt động ngoài giờ , do đó với tư cách là người
Tổng phụ trách đội – là người anh , người chị của các em thường
xuyên gần gũi ở bên cạnh các em ngoài giờ học để cùng tổ chức các
hoạt động vui chơi , học tập những điều có ích để giúp các em trở
thành người con ngoan , trò giỏi , đội viên tốt . Thông qua những buổi
hoạt động như thế tôi đã tìm ra một số biện pháp để giáo dục đạo đức
Trang 3
cho học sinh để giúp cho các em có thái độ , thói quen , hành vi đạo
đức đúng mực , nhằm hình thành một nhân cách tốt cho trẻ . Chính vì
vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phối hợp để giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học” để nghiên cứu .
2/ Mục đích đề tài
Thực hiện đề tài “ Một số biện pháp phối hợp để giáo dục đạo
đức cho học sinh tiểu học” , tôi muốn các em không chỉ học giỏi mà
hạnh kiểm đạo đức của các em cũng được nâng cao , phát triển toàn
diện dù là ở trong hay ngoài nhà trường . Hạn chế tối đa đến mức
không còn học sinh vi phạm đạo đức,tạo cho học sinh có thói quen
hành vi tốt .
Rèn luyện cho các em thái độ ứng xử đúng mực với lứa tuổi của
mình, rèn luyện phẩm chất đạo đức để phát triển nhân cách đúng đắn
trở thành con người mới cho đất nước mai sau có đủ cả tài lẫn đức .
3/ Lịch sử đề tài
Được nhà trường phân công làm Tổng phụ trách đội trong 6
năm qua bản thân tôi nhận thấy : Không phải đối tượng học sinh cá
biệt vi phạm đạo đức đều là những học sinh có bản tính như thế mà
bên cạnh những em có tính bướng bỉnh thì còn có những em do thiếu
sự quan tâm của gia đình , sự ảnh hưởng tác động từ bên ngoài của xã
hội quá lớn . Việc giáo dục đạo đức cho học sinh thì Ban giám hiệu
trường luôn coi là nhiệm vụ giáo dục hàng đầu , đặc biệt quan tâm chú
trọng nhưng thời gian trên lớp học quá ít, 1 tuần các em chỉ được học
1 tiết đạo đức , ngoài ra còn được giáo dục qua những giờ học khác
nhưng không phải lúc nào cũng được chú ý .
4/ Phạm vi đề tài
Đề tài này tôi đã thực hiện trong 3 năm học vừa qua cho đối
tượng là học sinh – đội viên tại trường tiểu học Trần Văn Ngạn
Trang 4
II/ N I DUNG CÔNG VI C Ã LÀMỘ Ệ Đ
1/ Thực trạng đề tài
Trang 5
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội tiếp xúc với rất nhiều đối
tượng học sinh trong trường , nên tôi có điều kiện gần gũi và thấy
được việc thực hiện hành vi đạo đức của rất nhiều đối tượng học sinh.
Vì trách nhiệm của tôi là quản lí học sinh ngoài giờ , ngoài lớp học
nhưng ở trong phạm vi trường và rộng hơn một chút là ở ngoài nhà
trường( với sự phối hợp hoạt động của HĐĐ xã,ấp) . Học sinh trường
tôi có 305 em , vì trường thuộc vùng nông thôn nên học sinh chủ yếu
là con của những gia đình làm ruộng , chăn nuôi và có một số ít là con
cán bộ công chức . Ngoài giờ học , nhiều em về nhà còn phải giúp cha
mẹ những công việc của gia đình để cải thiện cuộc sống hay những
lúc rãnh rỗi thì đi chơi vòng quanh xóm ấp mình . Mặt khác một số
em nhà khá giả được nuông chiều, có thời gian hơn thì ăn chơi , tụ tập
bạn bè chơi game , phá phách vườn cây , câu cá trộm của những nhà
trong xóm , có khi lại kéo nhau đi đánh lộn với những bạn học khác vì
ganh tị , vì hiềm khích sẵn với nhau trong lớp và và có lúc muốn
chứng tỏ mình là anh hùng như những nhân vật trong game. Dù đây là
những hành động quậy phá nhất thời của trẻ nhưng nếu không chấn
chỉnh kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm . Các em tiếp xúc với nhiều đối
tượng khác nhau , trong đó có cả những người tốt và xấu , có lúc các
em nghe người lớn nói chuyện bằng những từ không hay, đôi khi các
em vô tình được nghe và có lúc nghe thường xuyên nên bắt chước và
trở thành thói quen lúc nào không hay . Hoặc trong lúc vui chơi cùng
các bạn , bắn bi bị thua hay đá bóng bị bạn vô tình giẫm phải vào chân
đau quá rồi đâm ra cọc phát ra những từ nói tục chưởi thề có khi lại
nhào vô đánh lại bạn .
Hằng ngày, đôi lúc trong giờ ra chơi tôi thường nghe một vài
em nói chuyện với bạn nhưng kèm theo đó là những lời không hay ,
có khi lại xảy ra trường hợp có em chạy lên báo là 2 bạn ở dưới lớp
Trang 6
đang đánh nhau, xô đẩy nhau và đôi lúc lại nghe giáo viên phàn nàn “
Học sinh thấy giáo viên đi luôn – không chào hỏi ,nghịch phá trong
giờ học bộ môn ,nói chuyện quá nhiều không chịu học, nói leo trả lời
giáo viên” điều này tuy xảy ra ở một số ít học sinh cá biệt nhưng nếu
không có biện pháp thì sẽ ảnh hưởng đến các em khác trong lớp .
Qua theo dõi việc thực hiện hành vi đạo đức của học sinh trong
3 năm qua, tôi nhận thấy hầu hết các em đều có những hành vi vi
phạm đạo đức giống nhau.Tôi đã thống kê số liệu học sinh vi phạm về
đạo đức trong những tháng đầu năm qua theo dõi kiểm tra học sinh
thực hiện nội quy trường như sau :
+ Nói tục , chưởi thề: có 23 trường hợp vi phạm
+ Nói chuyện trong giờ học, nói leo trả lời giáo viên : có 17
trường hợp vi phạm
+ Gặp thầy cô không chào: có 11 trường hợp vi phạm
Qua quá trình tìm hiểu từ Giáo viên chủ nhiệm các lớp , từ các
bạn cùng lớp gần nhà với những em vi phạm , qua điều tra lí lịch của
các em tôi nhận thấy các em có những hành vi chưa tốt là vì :
+ Do môi trường xã hội bên ngoài tác động , các em thường
xuyên tiếp xúc với những thành phần không tốt , nghịch phá , mang
nhiều thói hư , tật xấu : nói tục chưởi thề đánh nhau , môi trường xã
hội không lành mạnh .
+ Do gia đình ít quan tâm đến con cái ,trẻ thiếu đi sự chăm sóc
yêu thương, giáo dục của cha mẹ hoặc do cha mẹ nghèo lo làm kiếm
tiền để sinh sống nên không có thời gian quan tâm trẻ, có cha mẹ giàu
có đấy nhưng chỉ chú ý đến việc cung cấp cho trẻ đầy đủ đời sống vật
chất mà quên đi việc giáo dục con , phó mặc cả cho nhà trường .Do
phụ huynh còn chưa gương mẫu ở một vài khía cạnh nào đó ( gia đình
ly hôn , cha mẹ cãi nhau bất hoà ảnh hưởng trẻ , gia đình nghèo vất vả
Trang 7
kiếm sống không quan tâm con cái, do phụ huynh phó mặc con trẻ
cho nhà trường, đổ tất cả nhiệm vụ giáo dục con cho nhà trường )
+ Do trẻ chưa có động cơ thái độ học tập tốt , do bản tính tinh
nghịch , bướng bỉnh ,do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi có thay đổi .
+ Do Giaó viên chủ nhiệm ít chú ý hoặc đôi khi bỏ quên đi tiết
thực hành đạo đức làm cho trẻ mất đi cơ hội được tập luyện các hành
vi , thói quen đạo đức .Giáo viên ít đưa ra tình huống ứng xử đạo đức
cụ thể để học sinh giải quyết , chưa theo dõi sâu sát diễn biến về mặt
đạo đức của học sinh để uốn nắn , sửa chữa .
+ Do trẻ chưa có nhiều hoạt động bổ ích để tham gia( chỉ tham
gia hoạt động ở trường trong khi ngoài xã hội thì tệ nạn ngày càng
tăng) .
2/ Nội dung cần giải quyết
Từ những nguyên nhân trên , tôi thấy rằng muốn giáo dục đạo
đức cho học sinh một cách tốt nhất để trẻ có được những hành vi , thói
quen đạo đức đúng chuẩn mực nhằm định hướng hình thành nhân
cách trẻ sau này thì cần phải khắc phục ngăn chặn ngay từ khi trẻ có
biểu hiện không đúng , cần phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường : nhà
trường – gia đình và xã hội . Các em tuy chỉ là học sinh cấp I , lứa tuổi
còn nhỏ tuy có những lời nói hành vi đôi lúc ngỗ nghịch nhưng nếu
chúng ta không chú tâm thì sau này lớn lên sẽ rất khó sửa vì nó đã
thấm sâu vào người và trở thành thói quen bản tính . Vì vậy tôi thấy
bản thân cần phải có những biện pháp để giáo dục các em ngoài
những gì các em đã học được từ trong lớp .
Lễ phép với thầy cô và mọi người đó là bổn phận của học sinh .
Nhằm giáo dục cho học sinh có 1 đức tính tối ưu là phải lễ phép với
mọi người :ở trường thì phải biết kính trọng thầy cô , ở nhà phải lễ
phép với ông bà , cha mẹ , anh chị . Ngoài đường phải biết tôn trọng
Trang 8
người lớn tuổi hơn mình tạo cho học sinh thói quen lễ phép từ
đó giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh
Tạo cho học sinh có được một thói quen nói và làm đúng chuẩn
mực của người học sinh – đội viên để trở thành người có ích,là con
ngoan, trò giỏi, đội viên tốt , cháu ngoan Bác Hồ, công dân tốt.
3/ Biện pháp giải quyết
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho
học sinh – đội viên , tôi đã suy nghĩ tìm ra và áp dụng những biện
pháp đó vào học sinh – đội viên của trường Tiểu học Trần Văn Ngạn
- Thường xuyên phối hợp , tham mưu với Ban Giám hiệu về
việc phản ánh những hành vi thái độ của học sinh , để Ban giám hiệu
có sự chỉ đạo và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đẩy mạnh hơn
công tác giảng dạy bộ môn đạo đức trong nhà trường tạo ra sự quan
tâm hơn của giáo viên đối với sự phát triển mọi mặt của học sinh
trong đó có đạo đức .Từ đó giáo viên chú trọng vào đạo đức hơn , học
sinh có cơ hội lĩnh hội tri thức đạo đức, tích luỹ kinh nghiệm và thực
hiện hành vi đạo đức không chỉ ở trường mà còn ở nhà .
- Học sinh tiểu học sống chủ yếu bằng tình cảm , thích khen
hơn chê , thích được người khác quan tâm yêu thương nên những phút
gần gũi dùng tình cảm thật của mình thuyết phục thì các em sẽ cảm
nhận ngay và ta sẽ thấy được kết quả sẽ thay đổi , trẻ chưa bỏ ngay đi
hẳn những tật xấu nhưng hạn chế rất nhiều và cứ thế dần dần trẻ bỏ
hẳn đi hành vi đạo đức không tốt lúc nào không hay . Là một Tổng
phụ trách tôi có cơ hội gần các em hơn , các em dễ bày tỏ tình cảm
của mình đối với tôi hơn là GVCN nên tôi đã rất dễ dàng dùng biện
pháp này trong việc giáo dục các em .
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên
kiểm tra đôn đốc học sinh thực hiện nội quy , yêu cầu đạo đức dành
Trang 9
cho học sinh tiểu học , điều lệ sao nhi đồng , đội viên thiếu niên . Đây
vừa là yêu cầu đạo đức vừa là quy phạm pháp lý , quy định thái độ
ứng xử của học sinh trong hoạt động hàng ngày .
- Đối với những học sinh ngổ nghịch , vi phạm nói tục chưởi
thề thường xuyên – tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và các bạn
học sinh cùng lớp của em đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao như thế :
vì bản tính là vậy hay trong lúc giỡn với các bạn có những hành động
vô tình quá nặng với mình mà có thái độ như thế . Sau khi đã tìm hiểu
kĩ , tôi đã gọi em đó lên trao đổi riêng với tư cách là người chị tìm
hiểu vì sao em mình như thế . Với tình cảm thật của mình dành cho
em , em đã thổ lộ cho tôi hiểu là vì sao em làm như vậy . Qua đó tôi
đã giải thích cho cho em hiểu hành vi nào là tốt , hành vi nào là không
tốt , so sánh cho các em thấy tác hại của những hành động và hành vi
đạo đức sai , cho các em thấy mình hành động ăn nói như thế rất khó
giao tiếp và không gây ấn tượng tốt cho người giao tiếp và kết quả là
chẳng ai thích mình và mình thì sẽ trở thành người không tốt, người
không có ích cho xã hội và sẽ bị mọi người khinh ghét .
- Đối với những học sinh vì thiếu sự quan tâm , yêu thương
chăm sóc của gia đình , mất mác một cái gì đó trong tình cảm mà
buồn , rong chơi suốt ngày ngoài giờ học . Có khi lại rủ bạn bè lập
thành nhóm để phá phách làng xóm hay chặn đường đánh bạn vì có
hiềm khích sẵn với bạn ở trong lớp . Đối với trường hợp này , tôi và
giáo viên chủ nhiệm lớp đến nhà để tìm hiểu và phối hợp với gia đình
để gia đình quan tâm hơn đến đời sống tình cảm của trẻ nhằm đẩy
mạnh hơn sự tác động của cả 3 môi trường giáo dục giúp trẻ nhanh
chóng bỏ đi những thói hư tật xấu để trở thành con người tốt
-Ph i h p v i h i cha m h c sinh đ tích c c h tr choố ợ ớ ộ ẹ ọ ể ự ỗ ợ
công tác qu n lí giáo d c đ o đ c cho h c sinh b ng v t ch t l n tinhả ụ ạ ứ ọ ằ ậ ấ ẫ
Trang 10
th n cho ho t đ ng c a con em h . Nâng cao h n s quan tâm c aầ ạ ộ ủ ọ ơ ự ủ
ph huynh đ i v i công tác giáo d c đ o đ c c a con em mình.ụ ố ớ ụ ạ ứ ủ
- Ngoài những biện pháp trên , là một tổng phụ trách đội phải
thể hiện mình là nòng cốt giáo dục đạo đức cho học sinh ngoài giờ
học vì tổng phụ trách là người gần gũi học sinh nhất , là người trực
tiếp hướng dẫn kiểm tra đôn đốc học sinh trong các phong trào và
thực hiện đúng nội quy nhà trường .Phải thường xuyên tổ chức nhiều
hoạt động vui chơi học tập ngoài giờ học cho các em . Thông qua từng
chủ điểm tháng tôi tuyên truyền giáo dục học sinh những hành vi thái
độ lễ phép với mọi người , những phẩm chất tốt của người học sinh .
Thông qua những buổi phát thanh măng non , sau phần nội dung
tuyên truyền chủ điểm tôi thường kết hợp vào đó cho đội măng non kể
một câu chuyện đạo đức có ý nghĩa hay nêu gương “ Người tốt – việc
tốt” “ Tấm gương hiếu thảo” ở trong sách báo hay có thật ở trong
trường để cho các em thấy được và học hỏi làm theo ( nhất là những
việc bạn giúp bạn khi gặp khó khăn , nhặt của rơi trả lại người mất –
Nói lời hay làm việc tốt ) . Thường xuyên nêu tên những em có
chuyển biến tốt về hạnh kiểm dưới cờ để tuyên dương động viên
khuyến khích nhằm tạo động lực cho học sinh thực hiện tốt hơn .
- Để thu hút học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ học chính
thức trên lớp , trong những buổi sinh hoạt đội , sinh hoạt sao để cho
trẻ tiếp thu một cách thoải mái nhẹ nhàng những thói quen hành vi
đạo đức ( cơ bản ) mà không tạo tâm lí nặng nề như trong lớp học , tôi
đã tổ chức cho các em tham gia vào những trò chơi nhằm tạo cho học
sinh vừa có thể vui chơi vừa khắc sâu vào tâm thức một cách tự nhiên
và nhớ lâu dài :
Ví dụ Trò chơi : Học chào
Trang 11
+ Nội dung : Trò chơi giúp cho trẻ biết cách chào từng đối
tượng cụ thể như thế nào ( cùng lứa tuổi với mình – là bậc cao tuổi
hơn ông bà , cha mẹ , anh chị ) và thái độ ở từng lời chào ra sao
Chào người lớn tuổi ( Chào ông , chào bà ) : 2 tay khoanh lại ,
đầu cúi xuống khi chào – nói con chào ông ( bà )
Chào anh chị : gật đầu – nói em chào anh ( chị )
Chào bạn cùng tuổi : A-chào bạn – miệng cười
Chào chú bộ đội : tay thẳng giơ cao lên trán , năm ngón tay
khép kín , người đứng nghiêm ( chào như kiểu chào đội viên )
Thông qua trò chơi các em sẽ được vui vẻ , tăng khả năng phản xạ
nhanh nhạy cho các em , các em biết cách chào từng đối tượng cụ thể ,
trở thành ý thức hành vi thói quen đạo đức cho bản thân .
+ Vd :Trò chơi “ Nói lời hay – có ý nghĩa”
Nội dung : lần lượt các em trong lớp , chi đội sẽ nói một lời hay
– có ý nghĩa xoay quanh như thế , em nào nói nhiều lời hay nhất thì sẽ
thắng .
Thông qua trò chơi giúp học sinh biết cách lựa chọn từ khi nói ,
tạo cho các em có ý thức luôn nói những lời hay tránh đi hiện tượng
nói tục chưởi thề .
- Tổ chức cho đội viên học sinh đi viếng nghĩa trang , thăm gia đình
mà trường vinh dự mang tên, học tập truyền thống địa phương để học
sinh thấy được và ý thức cho bản thân là phải biết tự rèn luyện phẩm
chất đạo đức của mình để xứng đáng với ngôi trường mình học .
- Phối kết hợp chặt chẽ với Hội đồng Đội xã nơi trường toạ lạc để tổ
chức nhiều tụ điểm sinh hoạt tại địa bàn dân cư nơi các em ở để các
em cùng xóm ấp có điều kiện gặp nhau học tập vui chơi nhằm giảm đi
thời gian các em la cà tham gia vào hoạt động không lành mạnh . Mỗi
1 tháng các em có 2 buổi sinh hoạt tại địa bàn , đến buổi sinh hoạt đó
Trang 12
các em sẽ được học tập nội dung truyền thống hay những việc cần làm
trong tháng , sau đó là những buổi sinh hoạt vui chơi thật bổ ích và lí
thú .
4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng
Qua qúa trình áp dụng các biện pháp trên vào trường tiểu học
Trần Văn Ngạn năm học 2007-2008 , thường xuyên theo dõi mức độ
chuyển biến của từng cá nhân học sinh có hành vi vi phạm Qua từng
tuần, từng tháng tôi đã thấy các em có chuyển biến rõ rệt , những em
vi phạm mỗi tuần giảm đi một ít và đến cuối năm hầu như không còn
em nào vi phạm cả . Các em đã biết lễ phép với giáo viên dù giáo viên
không dạy mình , biết lễ phép với người lớn tuổi khi gặp ngoài
đường . Đối với bạn bè đã biết gọi bạn xưng tên , biết giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ , không còn hiện tượng đánh nhau . Các em biết được
điều hay lẽ phải cần học để có thái độ đúng
Thống kê những tháng cuối năm học như sau :Những em vi
phạm đã biết chào hỏi khi gặp thầy cô, không nói tục chưởi thề, không
nói chuyện trong giờ học hay trả lời leo giáo viên và hạnh kiểm các
em là thực hiện đầy đủ , không có em nào bị hạnh kiểm cần cố gắng .
Không còn trường hợp học sinh bị vi phạm vì nói tục chưởi thề hay
những hành vi thiếu lễ độ .
Trang 13
III- K T LU NẾ Ậ
1/ Tóm lược giải pháp
Với những biện pháp đã vạch ra và thực hiện áp dụng cho học
sinh trường mình , tôi đã thường xuyên theo dõi và kịp thời chấn
chỉnh động viên các em qua những buổi sinh hoạt dưới cờ – sinh hoạt
đội – sinh hoạt sao . Giúp các em nhận thức được những hành vi nào
cần khắc phục , những thói quen hành vi đạo đức nào cần phát huy ,
có thái độ ứng xử đúng mực đối với người xung quanh nhằm làm nền
tảng cho việc hình thành nhân cách tốt sau này để tạo ra người công
dân tương lai của đất nước hữu dụng và có đủ cả đức và tài .
Qua đó tôi rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau :
Trang 14
Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt , Tổng phụ
trách cần
- Phải biết phối hợp chặt chẽ với mọi ngành có liên quan
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ( Ban giám hiệu –
giáo viên chủ nhiệm – Hội đồng đội xã – gia đình) làm tốt
đẩy mạnh công tác phối hợp nhà trường – gia đình và xã
hội .Phải có kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế
của học sinh và dạy học của nhà trường
- Tìm hiểu hoàn cảnh phát sinh ra hành vi xấu của các em
.Đối với những học sinh có điều kiện tiếp xúc với các trò
chơi game trên máy vi tính thì giáo viên cần hướng dẫn, giải
thích cho các em hiểu: đó chỉ là những hình ảnh ảo, không
phải là thật nên các em cần tránh lạm dụng và không được
bắt chước theo .
- Gần gũi trẻ hơn, tìm hiểu nguyện vọng tâm sinh lí trẻ , dùng
tình cảm của mình để thuyết phục chấn chỉnh trẻ , đôi lúc
cần tỏ thái độ nghiêm khắc đối với hành vi của trẻ nhưng
tránh dùng hình thức quá đáng, xúc phạm học sinh.
- Phải kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chuyển biến hành
vi của trẻ để đôn đốc kịp thời động viên khuyến khích tuyên
dương trẻ dưới cờ trong từng tuần từng tháng .
- Nêu gương người tốt việc tốt từ trong truyện , sách báo , từ
những người thật việc thật trong trường để giáo dục học sinh
, làm tấm gương tốt cho học sinh lấy đó noi theo
- Đưa học sinh vào hoạt động Đội để được sinh hoạt với bạn
bè thường xuyên , mạnh dạn giao việc hợp với các em để
các em tự thấy mình có ích phải gương mẫu cho các bạn
khác xem từ đó tự hoàn thiện mình .
Trang 15
- Phối hợp với GV-TVTB tăng nguồn sách truyện có ý nghĩa
giáo dục đạo đức và tổ chức cho các em được đọc hàng
tuần .
- Giáo viên tổng phụ trách phải tổ chức nhiều hoạt động để
thu hút các em vào đó sinh hoạt vui chơi tránh rong chơi la
là tiếp xúc với đối tượng xấu . Đặc biệt những hoạt động vui
chơi phải luôn kèm theo đó là những buổi kể chuyện đạo
đức , những trò chơi mang tính chất giáo dục để học sinh
thấm một cách nhẹ nhàng, hướng các em tới cái thiện
- Giáo viên phải thể hiện mình đúng và xứng đáng là người
gương mẫu , tấm gương tốt cho các em noi theo .
2/ Phạm vi đối tượng áp dụng
Đề tài này tôi đã tìm tòi và áp dụng cho học sinh – đội viên
trường tiểu học Trần Văn Ngạn , năm học 2007-2008.
Đề tài này chưa thật sự đủ còn nhiều vấn đề để tìm ra biện pháp tốt
hơn để giáo dục trẻ .
3/ Kiến nghị
Cần có sự quan tâm của mọi ngành trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh , nếu chỉ là giáo viên( nhà trường) không thì chưa đủ .
Ngươi viết
Võ Thị Ngọc Yến
Trang 16