CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hòa Tân, ngày 20 tháng 02 năm 2013
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến : Một số biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với Ban
đại diện và phụ huynh học sinh
- Tên cá nhân thực hiện : Lâm Văn Tính
- Thời gian đã được triển khai thực hiện : Từ ngày 12/9/2012 đến ngày 20/
5/2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội hiện nay trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh
tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích
cực vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời
với nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối
sống hưởng thụ, va vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.
Qua nhiều năm công tác tại Trường Tiểu học Hòa Tân 2, tôi nhận thấy việc
quan tâm đến con em cả về nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi quản lí việc học tập,
rèn luyện của con em, nhiều bậc cha mẹ học sinh còn lơ là, còn tâm lí khoán trắng
1
cho nhà trường, cho giáo viên nhất là việc học tập. Đây là một khó khăn không
nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường; mặt khác do ảnh hưởng
của bệnh thành tích nên việc đánh giá học sinh vẫn còn chưa thực chất vì thế đã
gây sự chủ quan cho cả phụ huynh lẫn giáo viên. Sau khi ổn định công tác tổ chức
nhà trường, tôi chủ động đi sâu vào chất lượng và năng lực học tập của học sinh,
qua kết quả khảo sát đầu năm học 2012-2013 với tinh thần kiểm tra chặt chẽ và
nghiêm túc thì chất lượng học sinh rất đáng lo ngại. Đồng thời với nề nếp
sinh hoạt của học sinh trong ăn mặc, lời nói, giờ giấc, lời lẽ giao tiếp, thói quen
trong học tập đã thể hiện sự thiếu quan tâm của gia đình. Đây chính là sự phối hợp
chưa đồng bộ và chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Đến nay, nề nếp
học sinh đã đi vào ổn định, chất lượng học tập và rèn luyện đã từng bước phản ánh
thực chất năng lực của các em; mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh
đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, do vậy
tôi chọn viết sáng kiến “ Một số biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với Ban
đại diện và phụ huynh học sinh ” để nghiên cứu, đánh giá, rút kinh nghiệm cho
bản thân trong công tác quản lý điều hành nhà trường với mong muốn nâng cao
hiệu quả của công tác phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình, đẩy mạnh xã hội hóa
giáo dục, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và
mong được trao đổi thêm kinh nghiệm với đồng nghiệp.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Gia đình là là tế bào tự nhiên của xã hội, một thiết chế xã hội, là cơ sở của
xã hội, là một môi trường xã hội vi mô. Gia đình lành mạnh có tầm quan trọng
trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống
của mỗi cá nhân; là môi trường đảm bảo sự giáo dục, truyền lại cho thế hệ sau
những giá trị văn hoá truyền thống. Giáo dục gia đình có những điểm mạnh. Đó là
tính xúc cảm cao, tính linh hoạt, tính thiết thực, thích ứng nhanh nhạy giữa yêu cầu
2
của cuộc sống và đối tượng giáo dục là con cái. Giáo dục gia đình là một bộ phận
hữu cơ của sự nghiệp giáo dục chung. Nhà trường và gia đình trong giáo dục đã có
những cơ sở pháp lý để thực hiện sự phối hợp nhưng điều quan trọng lại là sự
thống nhất về nhu cầu, lợi ích giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục con
em, là tình cảm gia đình đối với con cái họ và do đó nhà trường sẽ có nhiều thuận
lợi trong công tác giáo dục. Vì thế, nhất thiết nhà trường phải phối hợp chặt chẽ
với gia đình. Sự phối hợp đó là điều kiện cơ bản để làm tốt việc giáo dục của nhà
trường và việc giáo dục của gia đình, là yếu tố đảm bảo tính thống nhất giáo dục,
là biện pháp để xây dựng nhà trường và thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trên cơ sở đó, sáng kiến do tôi thực hiện được giới hạn bởi công tác phối
hợp của Hiệu trưởng với Ban đại diện, với phụ huynh học sinh trong việc quản lí
và giáo dục học sinh. Để có những cách thức, biện pháp hay trong công tác phối
hợp. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về nhiệm vụ của Ban đại diện; của phụ
huynh học sinh; của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp
hoạt động được quy định tại Quyết định số: 11/ 2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008
của Bộ GD-ĐT Quyết định ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2.1 Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
a. Phối hợp với Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo
nghị quyết của cuộc họp đầu năm, thực hiện các hoạt động giáo dục trong từng
thời gian do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề ra;
b. Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
chủ trương, chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách
nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
c. Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp
tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
d. Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng
3
khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, giúp đỡ học sinh nghèo,
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, tàn tật; vận động học sinh bỏ
học trở lại tiếp tục đi học, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện;
đ. Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ
học sinh lớp.
2.2 Trách nhiệm của phụ huynh học sinh:
a. Phối hợp với nhà trường trong việc quản lí, giáo dục học sinh và thực
hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
b. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn của lớp để chăm
sóc, quản lí, động viên học sinh tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân
thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường.
2.3 Nhiệm vụ của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp:
a. Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, ủng hộ hoạt
động của cha mẹ học sinh thực hiện nghị quyết đầu năm học;
b. Định kỳ tổ chức cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban
đại diện cha mẹ học sinh lớp để tiếp thu ý kiến của Ban đại diện và cha mẹ học
sinh về công tác quản lí của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giải quyết kiến nghị của
cha mẹ học sinh, góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học
sinh;
c. Nhà trường cử đại diện Ban giám hiệu làm nhiệm vụ thường xuyên phối
hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các
4
Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh
3. Mô tả sáng kiến:
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường :
3.1.1 Thuận lợi :
- Trường có Ban đại diện cha mẹ học sinh được thường xuyên củng cố vào
đầu mỗi năm học. Các thành viên trong Ban đa số năng nổ, nhiệt tình và có quan
tâm đến công tác giáo dục của nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người có nhiều kinh nghiệm trong
công tác giáo dục, hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ Nhà trường – Gia
đình và các hình thức phối hợp với gia đình học sinh.
- Được sự quan tâm hỗ trợ của Hội đồng giáo dục và các cơ quan đoàn thể
của ấp, xã trong công tác giáo dục học sinh.
3.1.2. Khó khăn:
- Nhiều gia đình học sinh cuộc sống còn khó khăn đi làm ăn xa hoặc lo
kiếm tiền nên không có thời gian quan tâm đến con em; còn nhiều học sinh nhất là
lớp 1 các em chưa qua lớp Mẫu giáo hoặc thiếu thốn tình cảm gia đình do việc ly
hôn giữa cha và mẹ phải sống cùng ông bà hoặc người thân đã gây ảnh hưởng đến
nề nếp và chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Một số ít thành viên Ban đại diện còn nặng kinh tế gia đình nên thời gian
dành cho hoạt động của Ban có hạn chế vả lại làm công tác xã hội không có lương
nên phụ huynh chưa mặn mà lắm với công tác của Ban.
- Ban đại diện chưa thấy được nhiệm vụ góp phần cùng với nhà trường thực
hiện có hiệu quả Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và
5
giáo dục trẻ em; chưa chủ động đề xuất những công tác của Ban cùng nhà trường.
mà chủ yếu là đáp ứng những yêu cầu về hỗ trợ kinh phí.
- Số ít giáo viên chủ nhiệm lớp đôi lúc chưa thật sâu sát học sinh, đôi khi
chấp nhận hoàn cảnh học sinh để các em học được bao nhiêu thì học, nhớ được
bao nhiêu thì nhớ,...
3.2 Những việc đã làm của nhà trường: ( những biện pháp đã áp dụng)
3.2.1. Hiệu trưởng tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học:
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức
Hội nghị CMHS và mở cuộc họp liên tịch giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS
để tổng kết đánh giá công tác của Ban và sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong năm học qua, những định hướng lớn trong kế hoạch giáo dục của nhà trường
năm học mới, định hướng chương trình và hình thức hoạt động thích hợp của Ban
đại diện cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường;
cùng BĐD chuẩn bị nhân sự để giới thiệu bầu vào Ban đại diện của trường.
Hiệu trưởng phổ biến cho tập thể giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm
lớp về kế hoạch, yêu cầu của việc tổ chức hội nghị CMHS ở các lớp và nội dung
cụ thể của từng việc làm như :
+ Thông báo tình hình chất lượng học tập của học sinh đầu năm ( qua kiểm
tra đầu năm học); thời gian học tập chính khoá ở trường; mức độ và thời gian thu
các khoản đóng góp xây dựng trường; các lần họp cha mẹ học sinh (CMHS ) định
kỳ trong năm học; các chủ trương của trường, của lớp cần CMHS hỗ trợ; nội quy
trường lớp và những quy định dành cho học sinh tiểu học; quy định của Bộ GDĐT về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học; những yêu cầu phối hợp giữa nhà
trường và gia đình; trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm lo giáo dục con cái,
6
không khoán trắng cho nhà trường….;
+ Kết quả hoạt động của Ban đại diện trường năm học qua và những định
hướng năm học này.
+ Tìm hiểu đối tượng để giới thiệu vào Ban đại diện của lớp.
+ Tổng hợp cụ thể ý kiến của CMHS lớp vào biên bản (ngoài những vấn đề
GV có thể trả lời mà CMHS thông suốt) để hội nghị CMHS trường giải quyết.
* Tổ chức Hội nghị CMHS cấp trường:
+ Hiệu trưởng thông báo những thông tin cần thiết về phương hướng, nhiệm
vụ, kế hoạch nhà trường; các biện pháp tổ chức giáo dục học sinh, các yêu cầu đối
với gia đình, đối với học sinh.
+ Hiệu trưởng đề xuất các phương hướng với Ban đại diện, với gia đình
trong năm học này.
+ Ban đại diện báo cáo về công tác của Ban đại diện CMHS năm qua; việc
thu và sử dụng quỹ hội phí; việc thực hiện phương hướng hoạt động của Ban đại
diện.
+ Bầu Ban đại diện CMHS trường.
3.2.2. Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Rút kinh nghiệm sau một năm phối hợp hoạt động cùng Ban đại diện cha
mẹ học sinh, Hiệu trưởng phải mạnh dạn giới thiệu một số phụ huynh có nhiệt tình
và có hiểu biết về công tác giáo dục, có uy tín, có khả năng vận động lực lượng xã
hội, có điều kiện về kinh tế và sẵn sàng vi sự nghiệp giáo dục để đề cử vào Ban đại
diện của trường. Nhìn chung Ban đại diện mới thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng
7
cùng nhau và cùng nhà trường trong mọi hoạt động.
- Hiệu trưởng mạnh dạn đề ra một số tiêu chuẩn thống nhất về Ban đại diện
và chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu, thăm dò trước để mời những phụ
huynh có khả năng vào Ban đại diện của lớp.
- Thực hiện chế độ họp định kỳ 5 lần / năm cho Ban đại diện của trường và
4 lần / năm cho cha mẹ học sinh lớp để sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, công
khai tài chính, thực hiện công tác thông tin hai chiều. Ngoài ra khi cần thiết, còn tổ
chức họp đột xuất để có biện pháp giải quyết kịp thời như: cùng nhà trường giải
quyết những vấn đề xảy ra về hạnh kiểm hoặc học tập, tham dự các buổi sơ, tổng
kết và một số hoạt động chủ điểm lớn của nhà trường.
- Các lần tổ chức sinh hoạt định kỳ của cha mẹ học sinh, Hiệu trưởng nhà
trường phải chuẩn bị chu đáo từng nội dung để triển khai đến giáo viên chủ nhiệm
như: báo cáo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, những kết quả đạt được
của trường, của lớp và những việc làm sắp tới để phụ huynh nắm bắt và hỗ trợ khi
cần thiết; giải đáp những thắc mắc của phụ huynh hoặc ghi nhận đầy đủ ý kiến
chuyển về Hiệu trưởng xem xét và giải quyết sau đó; báo cáo tình hình thu, chi
công khai quỹ Hội phí của lớp rõ ràng ( trường hợp GVCN được Ban đại diện cha
mẹ học sinh lớp ủy quyền quản lý tiền ) hoặc đề xuất những yêu cầu cần thiết khác
có liên quan đến công tác giáo dục của trường, của lớp.
- Chỉ đạo GV thực hiện tốt việc liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc
giữa kỳ, cuối kỳ, ... qua việc trao đổi bằng thông tin như giấy mời, điện thoại hoặc
thăm nhà học sinh để đảm bảo tốt công tác phối hợp .
3.2.3 Định hướng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động:
- Trong việc xây dựng và quản lý quỹ Hội: Hiệu trưởng đã làm tốt vai trò tư
vấn cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác thu chi quỹ đảm bảo đúng
quy định của Nhà nước mà cụ thể là Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày
8
09/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Quyết định Ban hành Quy định về
vận động, quản lí và sử dụng kinh phí hoạt động đóng góp tự nguyện của Ban đại
diện cha mẹ học sinh. Nên trong thời gian qua quỹ Hội phí đã góp phần hỗ trợ
khen thưởng đối với học sinh có thành tích xuất sắc theo học kỳ và đột xuất, khen
thưởng học sinh qua các phong trào thi đua, các kỳ thi do ngành Giáo dục thành
phố tổ chức. Ngoài ra quỹ Hội phí còn hỗ trợ các hoạt động văn nghệ, thể thao, hỗ
trợ các hoạt động ngoại khóa, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ...
- Trong việc hỗ trơ các nguồn lực khác, Hiệu trưởng đã cùng Ban đại diện
làm tốt việc vận động các mạnh thường quân ủng hộ tài trợ nâng cấp sân trường,
nền phòng học, làm nhà để xe GV-HS; làm khẩu hiệu trường học; hiến đất xây
dựng trường học; hỗ trợ kinh phí hoạt động phong trào; vận động cha mẹ học sinh
cùng nhà trường trồng cây xanh tạo bóng mát, cảnh quan sân trường, ...
- Ngoài ra, trong việc tham gia giáo dục học sinh Hiệu trưởng đã thu hút
Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia vào việc vận động học sinh bỏ học trở lại
trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học, tác động đến
các bậc cha mẹ học sinh nâng cao nhận thức về giáo dục, về sự học hành của con
cái.
3.2.4 Chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện và gia đình học
sinh:
- Xác định được vai trò quan trọng là người trực tiếp phối hợp với gia đình
học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp nên Hiệu trưởng phải quan tâm chỉ
đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của mối
quan hệ nhà trường và gia đình, cần làm cho cha mẹ học sinh biết được những yêu
cầu cần đạt về học tập về hạnh kiểm của học sinh để có sự phối hợp, cần nắm chắc
đối tượng học sinh của lớp, điều kiện hoàn cảnh học sinh, địa chỉ, số điện thoại
cần liên lạc của từng em, chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học
9
sinh để cha mẹ học sinh đặt niềm tin vào thầy cô và nhà trường, thường xuyên giữ
mối liên hệ với phụ huynh học sinh và thu hút phụ huynh học sinh vào một số hoạt
động tập thể của trường của lớp để gắn kết tình cảm và trách nhiệm (trong hoạt
động văn nghệ, thể thao, tham quan, sinh hoạt chủ điểm, hội trại,…)
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
- Nhà trường đã xây dựng, củng cố, định hướng đúng các hoạt động theo
chức năng, nhiệm vụ của Ban đại diện từ đó đã phát huy nhiều khả năng không chỉ
tác động đến giáo dục gia đình mà còn huy động được lực lượng về nhiều mặt của
cha mẹ học sinh tham gia giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường. Thể hiện qua
một số việc cụ thể như:
+ Chất lượng học tập: Sau mỗi lần kiểm tra ( nhất là giai đoạn giữa kỳ I và
cuối kỳ I vì vào năm học mới còn chưa ổn định, giáo viên chưa thật sự nắm chắc
học sinh, một số HS chưa nhớ được kiến thức) đều tổ chức họp cha mẹ học sinh để
thông báo kết quả và đánh giá năng lực học tập của học sinh, đưa ra những yếu
kém tồn tại để phụ huynh nắm bắt và yêu cầu có sự phối hợp một cách cụ thể. Đối
với giáo viên, Hiệu trưởng quán triệt tinh thần trách nhiệm và giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng khối, từng cá nhân ( thông qua đăng ký chất lượng), sau mỗi kỳ kiểm
tra tổ chức rút kinh nghiệm từng môn để có sự điều chỉnh hoạt động dạy và học,
cùng phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức kiểm tra kiến thức của
học sinh một cách thường xuyên và có ghi nhận đánh giá cụ thể dưới cờ, thế nên
chất lượng học tập của học sinh ngày được nâng lên.
* Kết quả năm học 2010-2011:
- Tỉ lệ học sinh bỏ học : 1.2 %
- Tỉ lệ học sinh lên lớp : 98 %
- Học sinh được công nhận hết chương trình tiểu học : 100 %
- Danh hiệu học sinh Giỏi : 10.5 %
10
- Danh hiệu học sinh Tiên tiến : 28.1 %
- Học sinh giỏi lớp 5 vòng Tp : 01 học sinh
- Hạnh kiểm Đạt : 99 % ; Chưa đạt : 1 %
- Về Vở sạch, chữ đẹp : Loại A : 62.3 % ; Loại B : 34.8 % ; Loại C : 2.9 %
* Kết quả năm học 2011-2012:
- Tỉ lệ học sinh bỏ học : Không
- Danh hiệu học sinh Giỏi : 11.6 %
- Danh hiệu học sinh Tiên tiến : 34.1 %
- Tỉ lệ học sinh lên lớp : 98,3 %
- Học sinh được công nhận hết chương trình tiểu học : 100 %
- Học sinh giỏi lớp 5 vòng Tp : 05 học sinh.
- Hạnh kiểm Đạt : 99 % ; Chưa đạt : 1 %
- Về Vở sạch, chữ đẹp : Loại A : 65.3 % ; Loại B : 33.8 % ; Loại C : 0.9 %.
* Kết quả HK1 năm học 2012-2013:
- Tỉ lệ học sinh bỏ học : Không
- Danh hiệu học sinh Giỏi : 16.6 %
- Danh hiệu học sinh Tiên tiến : 36.1 %
- Hạnh kiểm Đạt : 100 % ; Chưa đạt : 0 %
- Về Vở sạch, chữ đẹp : Loại A : 64.5 % ; Loại B : 35.6 % ; Loại C : 2.9 %.
- Hiệu trưởng cùng với Ban đại diện làm tốt công tác vận động xã hội hóa
giáo dục ở đơn vị, nên kết quả xã hội hóa giáo dục có sức lan tỏa và phát triển theo
từng năm, cha mẹ học sinh ngày càng thể hiện sự tự nguyện có đóng góp thiết thực
và đầy trách nhiệm.
* Năm học : 2010-2011:
Vận động học sinh tặng lại 72 bộ sách giáo khoa cũ cho bạn học có hoàn
cảnh khó khăn. Lãnh đạo trường kết hợp với Ban đại diện vận động mạnh thường
quân và phị huynh ủng hộ 3.080.000đ mua vật liệu tráng hành lang phòng học khu
A, đường vào trường khu B, phụ huynh học sinh tặng tượng Bác, chậu kính, kính
11
soi, đồng hồ treo tường, ghế đá, micro, cây cảnh trị giá 3.250.000đ. Vận động
bằng vật chất 770 quyển tập, 42 quyển sách giáo khoa, 03 bộ đồng phục, 03 cặp có
áo phao, bằng tiền 09 suất học bổng trong đó có 07 suất với tổng số tiền
3.500.000đ, 01 suất 200.000 đ và 01 suất 100.000 đ.
* Năm học : 2011-2012:
Lãnh đạo trường kết hợp với Ban đại diện vận động mạnh thường quân và
phụ huynh ủng hộ số tiền 4.436.000 đ mua vật liệu tráng sân trường và phòng học
Mẫu giáo khu A, phụ huynh tặng 300.000 đ làm trò chơi "Xích đu" cho học sinh.
Vận động bằng vật chất 1000 quyển tập trị giá 2.800.000 đ trao lại cho những học
sinh có hoàn cảnh khó khăn, vận động mạnh thường quân 450 quyển tập 52 quyển
sách giáo khoa trao thưởng cho những học sinh đạt danh hiệu khen thưởng và học
sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra mạnh thường quân còn tặng 10 bộ đồ thể
thao giáo viên bằng 1.000.000 đ, 10 bộ đồ thể thao học sinh kể cả giày trị giá
1.800.000 đ, trong năm học học sinh được nhận 56 suất học bổng, mỗi suất
500.000 đ với tổng số tiền là 28.000.000 đ, trong đó ông Lâm Kiết Tường trao
tặng 59 suất, còn lại 07 suất do các cơ quan tổ chức khác trao tặng.
* Năm học : 2012-2013: ( đến thời điểm 20/3/2013 )
Lãnh đạo trường kết hợp với Ban đại diện vận động các mạnh thường quân
và phụ huynh ủng hộ cụ thể :
Khu A : Ủng hộ bằng tiền để nâng cấp hành lang phòng học mẫu giáo, làm
hồ sen, mắc quạt tường, khẩu hiệu trang trí lớp học, ủng hộ phong trào văn nghệ,
thể thao với tổng số tiền là 16.320.000 đ.
Khu B : Mạnh thường quân và phụ huynh ủng hộ số tiền 4.060.000 đ để
mắc quạt tường, khẩu hiệu trang trí lớp học.
Khu C : Tổng số tiền ủng hộ là 2.005.000 đ để mắc quạt tường, khẩu hiệu
12
lớp học, tráng hành lang nhà vệ sinh.
Ngoài ra Hiệu trưởng và Ban đại diện còn vận động bằng vật chất là 1.100
quyển tập, 250 cây viết, 06 xe đạp tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào
đầu năm học và cuối học kỳ 1.
Bên cạnh đó là sự hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong trong nhà
trường đã tổ chức nhiều phong trào quyên góp giúp bạn vượt khó, em làm kế
hoạch nhỏ….để giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ tập,
sách, quần áo để đi học; Vận động Hội khuyến học tặng học bổng cho học sinh
nghèo; tổ chức nhiều sân chơi phù hợp, thân thiện, hợp tác cho học sinh làm cho
các em yêu thích đến trường, tạo thêm mối quan hệ gắn bó, tình cảm thân thiết
thầy trò, bạn bè. Để các em thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tiếp tục
tích cực học tập.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng:
Từ kết quả mang lại nêu trên mặc dù còn khiêm tốn, song đối với đơn vị là
sự cố gắng rất nhiều của Hiệu trưởng, của Ban đại diện trường và của phụ huynh
học sinh trong công tác phối hợp hoạt động. Trên cơ sở công tác phối hợp hiệu quả
nó tác động đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Ban đại diện đã cùng với
Hiệu trưởng làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, từ đó tạo được vẻ mĩ quan, cảnh
quan sư phạm ở một trường tiểu học ven ô thông qua việc vận động đóng góp tu
sửa cơ sở vật chất, trồng cây xanh, hiến đất xây dựng trường học, vận động học
bổng cho học sinh khó khăn, ... Các hoạt động phong trào thi đua do ngành và
trường phát động đều có sự đồng hành hỗ trợ từ phía Ban đại diện. Qua đó tạo
được sự phấn khởi đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường,
đặc biệt đã tạo được lòng tin và sự đồng thuận của nhân dân địa phương, sẵn sàng
ủng hộ nhà trường vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
- Ban đại diên cha mẹ học sinh hoạt động ngày càng hiệu quả, làm tốt vai
13
trò là cầu nối giữa cha mẹ học sinh và nhà trường, có nhiều hỗ trợ thiết thực hơn
để nhà trường có điều kiện thực hiện công tác giáo dục. Nhiều phụ huynh học sinh
ngày càng nhận thức được trách nhiệm và quan tâm đúng mức đến nề nếp học tập,
ăn mặc, nói năng, đi lại,… của con em nên chưa có học sinh nào bị vi phạm kỷ
luật, có quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em.
- Giáo viên giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm không còn lơ là, thiếu
quan tâm đến học sinh nữa, mà tỏ ra quan tâm nhiều hơn, sâu sát tìm hiểu hoàn
cảnh, tâm sinh lý, động viên học sinh kịp thời trong học tập và rèn luyện, mối quan
hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh gắn bó, cởi mở hơn. Từ đó sự phối hợp giữa
nhà trường và gia đình trong việc quản lí và giáo dục con em ở trường cũng như ở
nhà trở nên khá chặt chẽ và hiệu quả.
* Những hạn chế:
Bên canh những ưu điểm tiến bộ đạt được quá trình hoạt động phối hợp
giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện và phụ huynh học sinh cũng còn những hạn chế
cần rút kinh nghiệm:
- Việc nhận thức quan tâm của phụ huynh đến việc học hành của con em tuy
có chuyển biến, nhưng còn số ít phụ huynh do điều kiện hoàn cảnh thực tế ( cha
mẹ ly hôn, học sinh mồ côi hoặc đi làm ăn xa gởi con lại cho người thân ) thì sự
phối hợp từng lúc chưa được đồng bộ nên chất lượng học tập của một số trường
hợp học sinh nêu trên vẫn chưa tiến bộ rõ nét.
- Tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh ở từng lớp tuy có hình thành Ban
đại diện song phần lớn là thực hiện theo đề xuất, yêu cầu từ phía nhà trường, thiếu
sự chủ động đề xuất các hoạt động phối hợp.
6. Kiến nghị, đề xuất:
14
Để sự phối hợp được thường xuyên và chặt chẽ, trên cơ sở Điều lệ Ban đại
diện cha mẹ học sinh và Điều lệ trường tiểu học. Hiệu trưởng và Ban đại diện phải
có kế hoạch phối hợp trong hoạt động tuyên truyền thành viên Ban đại diện và phụ
huynh học sinh nắm rõ nội dung Quyết định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học
sinh, làm cho phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm
của mình, từ đó có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyết nghị của Ban đại diện.
Tạo điều kiện và mối quan hệ ngày càng tốt hơn giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban
đại diện lớp và gia đình học sinh, mối quan hệ giữa Ban đại diện cấp trường với
Ban đại diện lớp, giữa Ban đại diện với các lực lượng xã hội ở địa phương.
- Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu đối tượng và trực tiếp tham
gia trong việc giới thiệu nhân sự vào Ban đại diện của trường, của lớp để đảm bảo
thành phần trong Ban đại diện CMHS là những người có nhiệt tình, có hiểu biết,
có uy tín ở địa phương, có khả năng vận động, có trình độ văn hóa , không vụ lợi,
(nếu có khả năng về kinh tế- về địa vị xã hội thì càng tốt ) để hỗ trợ và phối hợp
tốt với nhà trường trong công tác giáo dục.
- Hiệu trưởng phải thường xuyên kiểm tra công tác phối hợp với gia đình
học sinh của giáo viên chủ nhiệm như kiểm tra từ việc xem xét sổ liên lạc, hồ sơ
chủ nhiệm, nghe ý kiến của cha mẹ học sinh, theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ
phải làm, các yêu cầu cần đạt, các quy định cần tuân theo để đánh giá công tác
phối hợp của giáo viên, để giáo viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình và
thấy rằng đó là nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ trường tiểu học. Để từ đó
thực hiện nghiêm túc các yêu cầu các quy định của trường trong công tác phối hợp
với gia đình học sinh mà tiến hành công tác phối hợp một cách tự giác, cùng với
Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp hoạt động có hiệu quả hơn, giúp giáo viên
nhiều hơn trong việc giáo dục học sinh .
15
- Duy trì tốt lịch họp định kỳ với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà
trường, mời luôn cả giáo viên chủ nhiệm và các Trưởng Ban đại diện cha mẹ học
sinh lớp tham dự để củng cố nề nếp hoạt động của các Ban đại diện.
Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
( ký tên, đóng dấu )
Người báo cáo
( ký, ghi rõ họ, tên )
16