MỤC LỤC
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trang 1
2. GIỚI THIỆU
Trang 2
2.1. Hiện trạng
Trang 3
2.2. Giải pháp thay thế
Trang 7
2.3.Vấn đề nghiên cứu
Trang 7
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Trang 7
3.PHƯƠNG PHÁP
Trang 8
3.1. Khách thể nghiên cứu
Trang 8
3.2. Thiết kế nghiên cứu
Trang 8
3.3. Quy trình nghiên cứu
Trang 8
3.4. Đo lường
Trang 9
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Trang 10
4.1. Phân tích dữ liệu
Trang 10
4.2. Bàn luận
Trang 10
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
Trang 12
5.1. Kết luận
Trang 12
5.2. Khuyến nghị
Trang 12
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 14
7. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Trang15
PHỤ LỤC I: Giáo án tiết 1 - bài 9 (A1,2)- Tiếng Anh 6
Trang 15
PHỤ LỤC II: Giáo án tiết 2 - bài bài 9 (A3,4)- Tiếng Anh 6
Trang 17
PHỤ LỤC III: Giáo án tiết 6 - bài 10 (A1,2. )- Tiếng Anh 6
Trang 19
PHỤ LỤC IV: Giáo án tiết 10 - bài 10 (B4,5) - Tiếng Anh 6
Trang 21
PHỤ LỤC V: Giáo án tiết 12 - bài 11 (A1) - Tiếng Anh 6
Trang 23
PHỤ LỤC VI: Giáo án tiết 27 - bài 13 (B1) - Tiếng Anh 6
Trang 25
PHỤ LỤC VII: Đề và đáp án bài kiểm tra trước tác động
Trang 27
PHỤ LỤC VIII: Đề và đáp án bài kiểm tra sau tác động
Trang 30
PHỤ LỤC IX: Bảng điểm trước và sau khi tác động của lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm
Trang 33
1. TÓM TẮT:
Để đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục ngày càng nâng cao theo đà phát
triển của nền khoa học hiện đại ở một xã hội văn minh nhằm đào tạo học sinh
trở thành người độc lập suy nghĩ, sáng tạo biết vận dụng những kiến thức vào
thực tế cuộc sống thì việc đổi mới phương pháp dạy Tiếng Anh trong nhà
trường hiện nay là một việc làm cần thiết. Hơn thế nữa, ngoại ngữ là một môn
học đòi hỏi phải có tính chăm chỉ, học thường xuyên ở mọi lúc, mọi nơi thì mới
phát triển được.
Thực hiện theo sự chỉ đạo chung về bộ môn Tiếng Anh trong toàn ngành thì
trong tiết giới thiệu ngữ liệu mới (language presentation) giáo viên phải dạy theo
3P (Presentation - Practice - Production). Vậy Production là gì? Thủ thuật là gì?
Theo định nghĩa một cách đơn giản nhất thì Production tức là phần giáo
viên củng cố kiến thức đã trình bày trong toàn bài học. Đây là bước mà giáo
viên thiết kế các họat động giúp khắc sâu, tái tạo kiến thức đã học, cũng như
phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Thủ thuật là cách thức, là phương pháp, cách tổ chức, mà giáo viên áp
dụng vào trong tiết dạy làm cho sinh động bài học giúp cho học sinh dễ dàng
tiếp thu bài.
Trong tiết language presentation thì phần Production đóng vai trò rất quan
trọng. Quan trọng bởi vì ở phần Warm up đây chỉ là bước khởi đầu, gợi mở,
gây hứng thú đối với các em để chuẩn bị bước vào bài học mới. Phần
Presentation, đây là phần mà giáo viên giới thiệu, cung cấp ngữ liệu mới (từ
vựng, mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp…). Phần Practice học sinh chỉ thực hành nội
dung bài đọc trong sách giáo khoa thông qua đóng vai hoặc làm một số bài tập
nhỏ không mang tính chất sáng tạo nhiều. Vậy nếu không có phần Production
trong tiết này hoặc phần Production được thiết kế một cách sơ sài thì rõ ràng học
sinh tiếp thu kiến thức trong tiết này một cách thụ động từ giáo viên mà mục tiêu
giáo dục của chúng ta hiện nay là giúp “học sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát
hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo
các kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được”.
3
Ở phần Production, giáo viên thiết kế các hoạt động, áp dụng các thủ thuật
để học sinh có thể tái tạo lại nội dung bài học, liên hệ thực tế bằng vốn kiến thức
sẵn có của học sinh từ đó khắc sâu nội dung bài học.
Do đó thật cần thiết phải có phần Production và phần này phải được thiết kế
một cách kĩ lưỡng, có đầu tư, sáng tạo và phải phù hợp với tình tình thực tế của
học sinh lớp giáo viên đang dạy. Trong quá trình thiết kế giáo viên phải biết lựa
chọn, vận dụng từng thủ thuật một cách linh họat vào nội dung bài dạy sao
không gây nhàm chán và phải phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 6 trường
THCS Phước Minh. Lớp 63 là lớp thực nghiệm, lớp 61 là lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm được giáo viên cho áp dụng các thủ thuật một cách linh hoạt. Khi
tiến hành nghiên cứu kết quả cho thấy là việc áp dụng các thủ thuật một cách
linh hoạt có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng học tập của học sinh, lớp thực
nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác
động của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,42; điểm bài kiểm tra sau
tác động của nhóm đối chứng là 6,10. Kết quả kiểm chứng t – test cho thấy p=
0,0008< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh được việc áp dụng các thủ thuật
một cách linh hoạt ở phần Production trong tiết language presentation có ảnh
hưởng tích cực đến chất lượng học tập của học sinh.
4
2.GIỚI THIỆU:
Như chúng ta đã biết việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để
phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải
cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương pháp mới là làm sao phát huy được tính
tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện,
phát triển và nâng cao khả năng, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao
tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý, với quan điểm
này các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển
đa dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc chính của
phương pháp mới và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan
điểm giao tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và
có hiệu quả.
Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh lớp 6
trong nhiều năm qua và năm nay, và qua dự giờ đồng nghiệp tôi thấy rằng để
học sinh có thể vận dụng được kiến thức mà giáo viên đã cung cấp trong tiết
cung cấp ngữ liệu(language presentation )thì còn gặp nhiều khó khăn, vì do số
lượng từ vựng nhiều vì thế giáo viên hầu như là cố gắng trình bày từ vựng và
điểm ngữ pháp có trong bài rồi làm bài tập theo yêu cầu của sách giáo khoa.
Phần Production của tiết học này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều
hơn, vì đây là phần ngoài sách giáo khoa, giáo viên phải tự sáng tạo, do đó phần
này nhiều khi giáo viên chưa chú trọng vì nghĩ rằng mình đã truyền đạt hết nội
dung của sách giáo khoa yêu cầu.Vì thế việc các em vận dụng kiến thức đã học
để tái tạo lại ngôn ngữ còn hạn chế. Và đây chính là vấn đề mà tôi băn khoăn.
Phải thừa nhận rằng trong trường THCS hiện nay một số GV dạy Tiếng Anh
vẫn còn xem nhẹ phần Production trong tiết language presentation.Thông qua
dự giờ hoặc xem giáo án của giáo viên dạy thì tôi nhận thấy rằng trong phần
Production GV chỉ cho học sinh làm các bài tập đơn giản như True/ False
statements, Answer the questions, Play games,…mà chưa cho học sinh vận dụng
vốn kiến thức sẵn có của các em để trình bày một vấn đề hay liên hệ thực tế liên
5
quan đến nội dung bài vừa học thông qua kĩ năng nói hoặc kĩ năng viết. Mà định
hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống nhất theo tư tưởng tích cực
hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV: “Học
sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý
thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được”. Để
đạt được mục tiêu này, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng “coi
trọng người học, coi học sinh là chủ thể của hoạt động, khuyến khích các hoạt
động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của các em” trong quá trình dạy học là
rất cần thiết.
Đứng trước yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học, làm thế nào để nâng
cao chất lượng giờ dạy, giờ học vận dụng những phương pháp, thủ thuật nào để
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh? Đó luôn là nỗi âu lo,
trăn trở, những suy nghĩ của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh
Xuất phát từ thực tiễn và lý do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã tham khảo
các sách về chuyên môn cũng như tham khảo ý kiến của đồng nghiệp ở trường
THCS Phước Minh và trường bạn đã tìm ra một số thủ thuật để áp dụng trong
phần Production của tiết Cung cấp ngữ liệu môn Tiếng Anh lớp 6 và ở chừng
mực nào đó đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Học sinh đã vận
dụng ngôn ngữ tốt hơn, sau bài học các em có thể giao tiếp với bạn, có thể liên
hệ đến thực tế để có thể trình bày vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của bản
thân bằng Tiếng Anh theo chủ đề của mỗi bài học.
Chính vì thế tôi quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng
môn Tiếng Anh lớp 6 trường Trung học cơ sở Phước Minh qua việc vận
dụng linh hoạt các thủ thuật trong phần Production của các tiết cung cấp
ngữ liệu”.
2.1 Hiện trạng :
Đối với giáo viên :
Chưa kịp phân loại học sinh ngay từ đầu năm học.
6
Giáo viên chưa mạnh dạn gọi học sinh sử dụng vốn kiến thức sẵn có để
trình bày trước lớp về nội dung phần language presentation vì do áp lực thời
gian.
Việc lựa chọn các thủ thuật để thiết kế cho phần Production của giáo viên
đôi khi còn gặp nhiều lúng túng.
Xuất phát từ tình hình thực tế như đã trình bày ở trên, bản thân tôi trong
quá trình giảng dạy đã cố gắng tìm ra những biện pháp nhằm giúp học sinh vận
dụng vốn từ vựng và ngữ pháp mà các em đã tiếp thu trong tiết học language
presentation để tái tạo lại ngôn ngữ theo chủ đề mà các em đã được học trong
từng đơn vị bài học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Đối với học sinh:
Mặt bằng kiến thức của các em không đồng đều
Không nắm được phương pháp học Tiếng Anh có hiệu quả.
Rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh trong đời sống
hiện nay.
Các giải pháp:
1. Đối với giáo viên:
Ngay từ đầu năm học thông qua các bài kiểm tra 15 phút hoặc một tiết,
giáo viên phải kịp thời phân loại đối tượng học sinh: nếu là học sinh khá, giỏi thì
giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao, còn nếu là học sinh yếu, kém thì có
kế hoạch phụ đạo để nâng cao trình độ, kiến thức cho học sinh.
Giáo viên phải thiết kế bài giảng một cách hợp lí sao cho vừa đảm bảo
chuẩn kiến thức, kĩ năng mà còn phải phù hợp trình độ tiếp thu bài giảng của
học sinh. Phân bố thời gian hợp lí giữa các phần sao cho các em có điều kiện
phát huy vốn kiến thức sẵn có để tái tạo lại nội dung bài học dựa theo yêu cầu
của giáo viên.
Giáo viên phải nắm vững cách sử dụng các thủ thuật một cách chắc chắn,
nghiên cứu, lựa chọn, vận dụng các thủ thuật một cách linh hoạt sao cho phù
7
hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp mình
đang dạy.
2. Đối với học sinh:
Mặt bằng kiến thức không đồng đều: một số em còn chậm trong quá
trình tiếp thu kiến thức bộ môn thì trong quá trình giảng dạy trên lớp giáo viên
cần quan tâm đến những đối tượng này, có những phương pháp, thủ thuật phù
hợp, ngoài ra có thể tham mưu BGH trường tổ chức phụ đạo cho những học sinh
này.
Không nắm được phương pháp học Tiếng Anh: giáo viên giới thiệu cho
học sinh cách học bộ môn Tiếng Anh ở lớp cũng như cách học, cách chuẩn bị
bài ở nhà.
Rụt rè, nhút nhát trong quá trình giao tiếp: giáo viên trong quá trình
giảng dạy thường xuyên quan tâm đến những đối tượng học sinh này, tạo điều
kiện, động viên kịp thời những em có cố gắng trong quá trình học tập, từ đó
khích lệ các em hơn tạo sự cố gắng, hứng thú ở mỗi em.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng thường xuyên tuyên
truyền, giáo dục nhận thức của các em học sinh về tầm quan trọng của bộ môn
Tiếng Anh trong đời sống hiện nay, từ đó giúp các em quan tâm, yêu thích bộ
môn hơn.
Để dạy một tiết Language presentation giáo viên tuân thủ theo các bước
sau:
Giới thiệu (Presentation), luyện tập (Practice) và sản sinh lời nói
(Production). Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra những thủ thuật để
giúp học sinh vận dụng bài học vào sản sinh lời nói từ Unit 1 đến Unit 16:
Guess the picture
Mục đích của trò chơi này giúp cho học sinh thực hành ôn và nói từ một
cách hiệu quả.
Giáo viên sử dụng tranh nhựa minh họa một số từ cần ôn tập và xếp thành
một chồng.
8
Cho một học sinh lên chọn một bức tranh (không cho những học sinh khác
nhìn thấy nội dung của tranh).
Những học sinh khác đoán xem đó là tranh gì bằng cách đặt câu hỏi: “Is
this a/an……….. ?”
Học sinh nào đoán đúng sẽ được khuyến khích bằng điểm cộng hoặc vỗ tay
cổ vũ động viên.
Matching
Mục đích giúp học sinh ôn từ, mẫu câu khi kết hợp từ với tranh, từ với
nghĩa, từ với số hoặc câu hỏi và câu trả lời….
Tùy vào mục đích của từng bài, giáo viên có thể thiết kế hoạt động cho phù
hợp. Có thể sử dụng trong phần dạy từ, hoặc trong trò chơi củng cố từ, mẫu
câu…
Jumbled word
Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh thực hành từ mới và chính tả
của từ.
Viết một số từ lên bảng hoặc vào tờ giấy A4 với các chữ cái xếp không theo
thứ tự nhau.
Yêu cầu học sinh sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa.
Học sinh có thể thực hiện thi đua giữa các nhóm, cặp hoặc cá nhân.
Cho các em đọc lại các từ vừa sắp xếp.
Chain game
Trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh. Hoc sinh khi tham gia trò
chơi này phải thật sự tập trung qua đó giúp học sinh nhớ từ, mẫu câu lâu hơn.
Ngoài ra, học sinh có cơ hội nói, phát âm rõ ràng các từ đã học.
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau.
Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên.
Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ, câu khác.
Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ,
câu tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong
nhóm.
9
What and Where
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ
thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và
khó đọc.
Viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng
lại.
Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn.
Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa.
Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ
Nếu thực hiện dưới dạng thi đua giữa các đội, giáo viên cần chuẩn bị bảng
phụ có các vị trí giống bảng từ giáo viên vừa xóa lên bảng và phát cho các nhóm
có thể thực hiện trên bảng phụ.
Bingo
Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh thực hành, ôn từ thông qua việc kết nối
âm với cách viết của từ.
Giáo viên yêu cầu lớp suy nghĩ 8-10 từ theo một chủ điểm nào đó mà giáo
viên yêu cầu và viết chúng lên bảng.
Yêu cầu học sinh chọn 9 từ bất kì và viết vào 9 ô vuông trong vở hoặc
giấy.
Giáo viên đọc từ tùy ý trong các từ đã viết ở trên bảng.
Học sinh đánh dấu vào các từ đã chọn nếu nghe giáo viên đọc.
Học sinh nào có 3 từ được giáo viên đọc đầu tiên theo hàng ngang hoặc
hàng dọc hoặc chéo sẽ thắng trò chơi và hô “Bingo”.
Charades
Mục đích của trò chơi này giúp các em nhớ một số từ mang tính chất miêu
tả cảm xúc.
Hoạt động này bao gồm nhiều dạng thức, nhưng tất cả đều dùng cử chỉ để
diễn tả
nghĩa. Đặt một số phiếu từ hoặc phiếu tranh úp mặt xuống bàn.
Một học sinh nhặt 1 phiếu lên nhưng không báo cho cả lớp biết đó là từ gì.
10
Học sinh đó phải dùng cử chỉ hoặc điệu bộ thể hiện nghĩa của từ đó.
Yêu cầu các học sinh còn lại trong lớp đoán từ.
Giáo viên có thể khuyến khích học sinh đoán đúng từ bằng cách cho điểm.
Cũng có cách đơn giản hơn là không dùng phiếu từ hoặc phiếu tranh, mà
giáo viên ghé tai nói thầm cho một học sinh một từ nào đó. Học sinh ấy làm như
trên.
Simon says
Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và thường được áp
dụng cho câu mệnh lệnh ngắn.
Giáo viên hô to các mệnh lệnh.
Học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên đọc câu
mệnh lệnh bắt đầu bằng câu: “Simon says”.
Giáo viên đọc câu mệnh lệnh, không có câu “Simon says”. Học sinh không
được thực hiện mệnh lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại ra khỏi cuộc
chơi.
Trò chơi này được áp dụng cho cả lớp, không nên chia theo nhóm hoặc cặp.
Group the words
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa của từ và hiểu được
thuộc tính của từ.
Giáo viên viết một số từ lên bảng.
Học sinh làm việc theo nhóm để sắp xếp các từ theo từng chủ điểm mà giáo
viên đã yêu cầu.
Trong khoảng thời gian nhất định, nhóm nào sắp xếp nhanh và đúng nhất sẽ
được khuyến khích bằng điểm.
Synonym and antonym
Bên cạnh mục đích nhớ từ, hoạt động này còn giúp học sinh mở rộng vốn
từ và nhớ từ nhanh hơn.
Giáo viên có thể đưa ra từ, yêu cầu học sinh tìm từ trái nghĩa hay đồng
nghĩa.
Noughts and crosses
11
Ngoài việc ôn từ, trò chơi này còn giúp học sinh hiểu và vận dụng từ mới
vào trong câu.
Giáo viên vẽ 9 ô có các từ mới lên bảng hoặc chuẩn bị trên bảng phụ.
Chia học sinh thành 2 nhóm: một nhóm là “noughts” (o) và một nhóm
là“crosses” (x).
Hai nhóm lần lược chọn các từ trong ô và đặt câu với từ đó. Sử dụng các
mẫu câu:
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (o) hoặc một (x).
Nhóm nào có 3 (o) hoặc (x) trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ thắng
cuộc.
Rub out and remember
Mục đích của trò chơi này cũng giúp cho học sinh nhớ từ vựng, mẫu câu
lâu hơn, cũng gần giống như “What and Where” tuy nhiên cần áp dụng thay thế
cho nhau để tránh sự nhàm chán cho học sinh.
Sau khi viết một số từ, hoặc mẫu câu đã học trong bài và nghĩa của chúng
lên bảng, giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ Tiếng Việt hay Tiếng
Anh.
Chỉ vào nghĩa Tiếng Việt yêu cầu học sinh nói lại từ bằng Tiếng Anh và
ngược lại.
Cho học sinh viết lại từ Tiếng Anh bên cạnh nghĩa Tiếng Việt hoặc nghĩa
Tiếng Việt bên cạnh từ Tiếng Anh.
Giáo viên nên khuyến khích bằng điểm đối với các em viết đúng từ, câu.
Relay Race
Trò chơi này mang tính tập thể và sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Chia lớp thành nhiều đội, mỗi đội ngồi theo một hàng ngang.
Cho học sinh ngồi đầu mỗi hàng một từ, nhóm từ, hoặc câu.
Học sinh đó nói thầm lại với người ngồi bên cạnh mình nghe.
Cứ như thế cho đến khi từ đó đến với học sinh ngồi cuối hàng.
Khi nhận được từ, học sinh cuối cùng này đứng dậy đọc to từ đó lên rồi
chạy nhanh lên bảng viết từ đó lên bảng.
12
Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng.
Picture drill
Mục đích của trò chơi này cũng nhằm giúp học sinh ôn từ, mẫu câu và ôn
cả cách dùng từ như danh từ số ít hoặc danh từ số nhiều.
Cho học sinh quan sát tranh và hỏi, đáp.
Sử dụng các mẫu câu hỏi đáp như: “What is this? – It’s a/an……….” hoặc
“What are these? – They’re………..”
Giáo viên đưa tranh và yêu cầu học sinh thực hiện theo cặp
Networks
Mục đích của trò chơi này nhằm giúp học sinh ôn lại hệ thống từ vựng.
Ngoài ra còn đặt các từ trong những bài khác nhau vào trong một ngữ cảnh giúp
học sinh nhớ từ tốt hơn.
Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ tương ứng với chủ điểm
đó.
Trò chơi này được thực hiện theo nhóm.
Trong một khoảng thời gian quy định nếu đội nào viết được nhiều từ đúng
thì thắng cuộc.
Draw pictures
Mục đích của hoạt động này ngoài việc ôn từ, mẫu câu còn giúp cho học
sinh nghe từ và nhớ từ.
Giáo viên đọc, yêu cầu học sinh lắng nghe và vẽ lại.
Học sinh lớp 6, lượng từ vựng ít và khả năng nghe Tiếng Anh còn hạn chế
nên giáo viên chỉ đọc những câu đơn giản.
Hoạt động này có thể thực hiện theo cá nhân, cặp hoặc nhóm.
Sau khi hoàn thành bức tranh, giáo viên kiểm tra lại tranh một số học sinh
để xem mức độ nghe và hiểu của các em như thế nào.
Qua những hình vẽ ngộ nghĩnh của các em giáo viên nhận xét, ôn bài sẽ tạo
cho các em sự hứng thú trong giờ học.
Thủ thuật này rất thích hợp trong việc ôn lại các từ chỉ đồ vật trong nhà và
các giới từ.
13
Pass the card
Mục đích của thủ thuật này khích lệ khả năng nhớ từ của học sinh.
Học sinh đứng thành nhiều hàng.
Giáo viên đưa cho học sinh đứng đầu mỗi hàng một phiếu tranh hoặc một
đồ vật.
Học sinh đó phải gọi tên đồ vật, rồi chuyển phiếu hoặc đồ vật đó cho người
đứng ngay sau mình.
Học sinh cuối cùng giơ cao phiếu tranh hoặc đồ vật và đọc to từ ấy lên.
Crossword
Thủ thuật này sẽ thuận lợi hơn nhiều nếu giáo viên soạn giảng với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin. Tuy nhiên giáo viên cũng có thể thực hiện trò chơi này
qua bảng phụ. Trong thủ thuật này cách thức là việc giải ô chữ thế nhưng giáo
viên nên linh động thay đổi cách tiến hành để tránh gây nhàm chán cho các em.
Ngoài những thủ thuật, trò chơi nêu ở trên thì trong quá trình thiết kế các
hoạt động trong tiết dạy giáo viên còn có thể áp dụng thêm một số thủ thuật
khác như: scribingsurvey, find someone who…, information transmitting,
lucky number, gap fill, write it up,….
2.2 Giải pháp thay thế:
Áp dụng các thủ thuật một cách linh hoạt nhằm giúp học sinh vận dụng kiến
thức trong bài học, kiến thức riêng của các em để tái tạo lại nội dung bài học ở
phần Production
2.3 Vấn đề nghiên cứu:
Áp dụng các thủ thuật một cách linh hoạt ở phần Production trong tiết cung
cấp ngữ liệu (language presentation) bộ môn Tiếng Anh 6 có nâng cao chất
lượng cho học sinh không?
2.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Áp dụng các thủ thuật một cách linh hoạt ở phần Production trong tiết cung
cấp ngữ liệu (language presentation) bộ môn Tiếng Anh 6 sẽ nâng cao chất
lượng bộ môn cho học sinh khối 6 trường THCS Phước Minh.
14
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1 Khách thể nghiên cứu.
Hai nhóm học sinh thuộc hai lớp 6A1, 6A3 Trường THCS Phước Minh có
những điểm tương đồng thuận lợi cho việc nghiên cứu
Giáo viên:
Thầy Phùng Ngọc Tươi giáo viên dạy Tiếng Anh của 2 lớp 61, 63
Lớp 63 (Lớp thực nghiệm)
Lớp 61 (Lớp đối chứng)
Hai nhóm học sinh thuộc hai lớp 6A1, 6A3 được chọn tham gia nghiên
cứu có nhiều điểm tương đồng nhau.
Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 61, 63 Trường THCS
Phước Minh
Số HS các nhóm
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
Lớp 61
40
18
22
40
Lớp 63
43
19
24
43
Về hình thức học tập: tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động.
3.2 Thiết kế.
Chọn hai nhóm học sinh thuộc hai lớp: Lớp 6 1 là lớp thực nghiệm và lớp 6 1
là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra HKI môn Tiếng Anh làm bài kiểm tra
trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự
khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự
chêch lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2.Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương.
Đối chứng
6,12
Thực nghiệm
TBC
5,61
P=
0,24
P= 0,24 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
15
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 2)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
KT trước
Nhóm
Tác động
KT sau
tác động
tác động
Dạy học có áp dụng các thủ thuật
Thực
O1
nghiệm
một
cách
linh
hoạt
ở
phần
O3
Production
Dạy học không có áp dụng các thủ
thuật một cách linh hoạt ở phần
Đối chứng
O2
Production (chỉ áp dụng các thủ
O4
thuật thường như True/ False;
answer the questions, …)
Thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập.
3.3 Quy trình nghiên cứu.
Chuẩn bị bài của giáo viên:
Lớp 63: Thiết kế kế hoạch bài học có áp dụng các thủ thuật một cách linh
hoạt ớ phần Production ở tiết cung cấp ngữ liệu
Lớp 61: Thiết kế kế hoạch bài học chỉ sử dụng các thủ thuật một cách đơn
giản
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian thực nghiệm theo kế hoạch dạy học và theo thời khóa biểu để đảm
bảo tính khách quan.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Tiết
Thời
gian
29/12
31/12
07/01
Môn/Lớp
Tiếng Anh
6
Tiếng Anh
6
Tiếng Anh
theo
PPCT
Nội dung bài dạy
1
Unit 9: Parts of the body (A1-A2)
2
Unit 9: Parts of the body (A3-A4)
6
Unit 10: How do you feel? (A1- A2)
16
16/01
18/01
12/03
6
Tiếng Anh
6
Tiếng Anh
6
Tiếng Anh
6
3.4 Đo lường:
10
Unit 10: Food and drink (B4- B5)
12
Unit 11: At the store (A1)
27
Unit 13: Activities in the seasons(B1)
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì I môn Tiếng Anh 6.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết sau khi học xong các bài
cung cấp ngữ liệu từ Unit 9 đến hết Unit 11 chương trình Tiếng Anh 6
Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi dạy xong các bài nêu trên trong chương tiếng Anh lớp 6 tôi tiến hành
kiểm tra và chấm bài theo đáp án đã xây dựng. (trình bày phần phụ lục)
17
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
4.1 Phân tích dữ liệu:
Bảng so sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Điểm trung bình cộng
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T-test
Chênh lệch giá trị trung
Thực nghiệm
Đối chứng
7,42
6,10
1,32
1,65
0,00008
bình chuẩn (SMD)
0,80
Như ở phần thiết kế nghiên cứu, từ kết quả nghiên cứu ta đã chứng minh
được rằng kết quả của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác động là
tương đương nhau. Sau quá trình tác động và kiểm chứng sự chênh lệch giá trị
trung bình bằng phép kiểm chứng t -test đã cho ta kết quả p=0,00008 (mà p ≤
0,05 là có nghĩa). Như vậy sự chênh lệch là có ý nghĩa giữa hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng. Điều này đã chứng tỏ rằng việc tác động bằng cách sử
7,42 – 6,10
dụng linh hoạt các thủ thuật vào dạy học là có ý nghĩa. Hay nói cách khác điểm
trung bình của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhóm đối chứng sau khi tác động
không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là kết quả của quá trình tác động.
0,8
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
1,65
=
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0,8
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học sử dụng linh hoạt các thủ thuật là
có ảnh hưởng và kết quả mà nó mang lại là lớn. Như vậy giả thiết của đề tài đã
18
được kiểm chứng. Trong thực tế cho thấy rằng việc vận dụng linh hoạt các thủ
thuật vào dạy học môn Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở Phước Minh làm
tăng kết quả học tập của học sinh mà mức độ ảnh hưởng của nó là lớn.
4.2 Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình cộng là 7,42 kết quả điểm trung bình cộng bài kiểm tra tương ứng của
nhóm đối chứng là 6.10. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,32. Điều đó
cho thấy điểm trung bình cộng của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối
chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,8. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai lớp là
p=0,00008<0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực
nghiệm
Hạn chế:
Việc dạy học có áp dụng các thủ thuật một cách linh hoạt ở phần
Production trong tiết cung cấp ngữ liệu môn Tiếng Anh lớp 6 mang lại hiệu quả
cao không những về chất lượng giờ học mà còn về chất lượng bộ môn.Tuy nhiên
trong quá trình giảng dạy giáo viên cần thiết kế, lựa chọn các thủ thuật sao cho
phù hợp với trình độ học sinh, tránh lạm dụng quá nhiều thủ thuật dẫn tới lúng
túng, mất thời gian. Do đó đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm trong giảng
dạy cũng như thiết kế, lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp nội dung bài học và
trình độ học sinh.
19
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI:
5.1 Kết luận:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Nâng cao chất lượng môn
Tiếng Anh lớp 6 trường Trung học cơ sở Phước Minh qua việc vận dụng linh
hoạt các thủ thuật trong phần Production của các tiết cung cấp ngữ liệu” bản
thân tôi tự nhận thấy:
Bản thân của giáo viên giảng dạy đã nhận thức được tầm quan trọng
của phần Production trong tiết cung cấp ngữ liệu.
Giáo viên trong tổ đã mạnh dạn tranh luận, xây dựng, bổ sung, đóng
góp ý kiến của mình không những về vấn đề vận dụng các thủ thuật vào phần
Production mà ở tất cả các vấn đề cần phải đổi mới phương pháp trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn, trong các tiết rút kinh nghiệm sau giờ dạy xong.
Phụ huynh học sinh cũng đã có nhiều chuyển biến tốt về nhận thức,
quan tâm đến việc học tập của con em mình nhiều hơn mặc dù kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn
Qua thực tế giảng dạy từ đầu năm đến giờ với phương pháp mới tôi
nhận thấy các em có sự chuyển biến rõ rệt về cách học, về phương pháp học, về
việc thích ứng với các thủ thuật GV áp dụng trong phần Production từ đó các em
mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong việc sử dụng vốn kiến thức của mình để trình
bày một nội dung, hay một yêu cầu của GV trong bài cung cấp ngữ liệu. Với
việc áp dụng phương pháp mới cộng với tư duy sáng tạo chăm học của các em
do đó kết quả học tập của các em nâng lên từng bước
5.2 Khuyến nghị.
Trong tiết cung cấp ngữ liệu việc vận dụng các thủ thuật vào phần
Production một cách có hiệu quả cao thì người giáo viên cần phải:
Luôn luôn gần gũi, cởi mở với học sinh để tạo tình cảm thầy trò thông
qua họat động dạy và học .Từ đó lôi cuốn học trò yêu thích bộ môn hơn.
Chuẩn bị bài giảng chu đáo, chuẩn bị các họat động kĩ lưỡng, lựa chọn
các thủ thuật một cách linh hoạt khéo léo.
Đưa ra các tình huống dễ hiểu để gợi mở cho các em họat động
20
Không nên gò bó ngữ liệu trong phạm vi sách giáo khoa, tùy theo khả
năng của học sinh mà giáo viên mở rộng nội dung của ngữ liệu, thiết kế họat
động tới một chừng mực có thể.
Giáo viên chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sưu tầm nhiều tranh ảnh từ
báo chí, Internet để gây ấn tượng sâu sắc cho học sinh, giúp học sinh hứng thú
với bài học hơn.
Cần tổ chức lớp học một cách khoa học, trong giờ luyện tập giáo viên
cần sáng suốt lựa chọn lọai hình hoạt động như pairwork or groupwork phù hợp
với phòng học và sỉ số học sinh trong lớp.
Vì phần Production là phần hoàn toàn sáng tạo của giáo viên khi soạn
giáo án. Vì thế trong quá trình soạn bài giáo viên cần đầu tư thời gian nhiều hơn
cho hoạt động này và thiết kế các hoạt động trong phần này sao cho phù hợp với
chủ đề của bài học, phù hợp với trình độ cụ thể của học sinh.
Trong quá trình dạy bài mới giáo viên không nên quá chú trọng đến việc
dạy từ mới. Chỉ nên giới thiệu cho học sinh những từ mới thật cần thiết, tạo điều
kiện cho học sinh tự suy đoán nghĩa của từ mới theo ngữ cảnh. Phân bố thời
gian hợp lý cho từng phần của bài học, tránh việc ôm đồm dạy từ vựng hay ngữ
pháp ở phần Presentation, hay cho học sinh luyện tập quá nhiều ở phần Practice
mà phần Production - giúp học sinh vận dụng từ và mẫu câu đã được học vào
thực tiễn giao tiếp hay tái tạo lại nội dung bài học lại thực hiện không hiệu quả.
Đặc biệt giáo viên cần nghiêm túc thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn,
các chuyên đề Tiếng Anh của trường, thống nhất trọng tâm nội dung giảng dạy
và kiểm tra sao cho sát với chương trình và đối tượng học sinh thường xuyên
trao đổi các vấn đề đã thành công trong giảng dạy, những vướng mắc trong mỗi
giờ dạy để cùng nhau thống nhất ý kiến trong nhóm, trong tổ của mình.
Hơn thế nữa, người giáo viên cần phải luôn luôn trau dồi các kĩ năng dạy
học của mình bằng phương pháp tự sưu tầm tài liệu và học hỏi từ các bạn đồng
nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, để mang lại
những giờ học bổ ích cho các em học sinh nhằm giúp các em đạt kết quả học tập
cao hơn nữa.
21
Phước Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015
Người Viết
Phùng Ngọc Tươi
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Tiếng Anh 6 - NXB giáo dục
2. Sách giáo khoa Tiếng Anh 6 - NXB giáo dục
3. Sách bài tập Tiếng Anh 6 - NXB giáo dục
4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THCS - NXB
giáo dục
5. Tài liệu bồi dưỡng bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III
(2004 – 2007).
6. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội.
7. Một số bài giảng điện tử trên các website giáo dục
8. Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com;
thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net, ...
23
PHỤ LỤC I
UNIT 9: THE BODY
LESSON 1: PARTS OF THE BODY (A1,2)
I. AIM
By the end of the lesson, students will be able to talk about parts of the
body.
II. LANGUAGE CONTENTS
- Grammar :
Reviewing the structure :
+ What’s this?/that?
+ What are these? /those?
24
- Vocabulary : (n) head, shouder, chest, arm, hand, finger, leg, foot ->
feet, toe
III. TECHNIQUES
Macthing game, hangman
IV. TEACHING AIDS: Pictures, Textbook, stereo…
V. PROCEDURES
TEACHER’S AND STUDENTS ’
CONTENT
ACTIVITIES
1. Warm up/ marks (4 minutes)
Teacher and students do greetings
- Good morning
Students answer the teacher’s
- How are you?
questions
- What is today?
Teacher corrects and gives points.
* What is this / that?
- It’s a table.
2. Presentation (15 minutes)
A1. P. 96
Teacher uses the picture (A1)to
introduce the text
New words
Students listen
- Head (n)
Teacher presents new words
- Shouder (s)
Students gives the meaning
- Chest (n)
Teacher reads
- Arm(n)
Students read chorally/ individually
- Hand(n)
- Finger(n)
- Leg(n)
- Foot-> feet (n)
- Toe (n)
- Body(n)
Matching game
25