Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

CÔNG TY APL LOGISTICS NƯỚC NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.94 KB, 39 trang )

Quản trị Logistics
Mục lục
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phần nội dung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1. Quá trình phát triển…………………………………………………………….
1.2. Khái niệm logistics……………………………………………………………...
1.3. Phân loại………………………………………………………………………..
1.3.1. Theo hình thức logistics………………………………………………………...
1.3.2. Theo quá trình…………………………………………………………………..
1.3.3. Theo đối tượng…………………………………………………………………
1.4. Vai trò của logistics……………………………………………………………..
1.4.1. Đối với nền kinh tế……………………………………………………………..
1.4.2. Đối với doanh nghiệp…………………………………………………………..
1.5. Xu hướng phát triển hiện nay của logistics VN……………………………….
CHƯƠNG 2: CÔNG TY APL LOGISTICS NƯỚC NGOÀI
2.1. Tổng quan về Cty APL Logistics………………………………………………
2.1.1. lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………..
2.1.2. hệ thống tổ chức – quản lý – hoạt động tại Cty………………………………..
2.1.3. cơ sở vật chất – kỹ thuật của Cty………………………………………………
2.1.4. hệ thống dịch vụ logistics của APL logisttics………………………………….
2.2. dịch vụ của APL logistics……………………………………………………....... ..
2.2.1. quản lý chuỗi cung ứng………………………………………………………......
2.2.2. cũng cố và nhà cung cấp dịch vụ…………………………………………………
2.2.3. nhà kho…………………………………………………………………………….
2.2.4. quản lý giao thông vận tải……………………………………………………….
2.2.5. quan lý giao thông vận tải toàn cầu……………………………………………...


2.2.6. hỗ trợ sản xuất……………………………………………………………………..
2.2.7. quản lý tài sản……………………………………………………………………...
2.2.8. thực hiện giải pháp toàn cầu………………………………………………………
Page 1
Quản trị Logistics
2.2.9. APL Continental đảm bảo dịch vụ FCL…………………………………………..
2.2.10.Dịch vụ OceanGuaranteed LCL………………………………………………….
2.3. Ma trận phân tích cơ hội – thách thức, điểm mạnh – điểm yếu đối với APL Logistics
CHƯƠNG 3: CÔNG TY APL LOGISTICS VN
3.1. Ngành dịch vụ logistics của VN……………………………………………………
3.1.1. Đặc điểm của thị trường dịch vụ logistics VN……………………………………..
3.1.2. Thực trạng của ngành…………………………………………………………….
3.1.3. Giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics VN………………………………….
3.2. Sơ lược về Cty APL Logistics VN…………………………………………………
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………………….
3.2.2. Hệ thống tổ chức – hoạt động – quản lý tại Cty…………………………………..
3.2.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật…………………………………………………………..
3.2.4. Hệ thống dịch vụ Loggistics của APL Logistics…………………………………..
Phần kết
Tài liệu tham khảo
Bản đánh giá công việc
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Quản trị logistics có vai trò vô cùng quan trọng trong điều kiện hiện đại ngày nay. Logistics hỗ
trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng,
đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế
liên quan diễn ra trong chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản
phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất , giúp
thỏa mãn nhu cầu của mỗi người.
Mục tiêu nghiên cứu

Page 2
Quản trị Logistics
Để giảm thiểu những khoản chi phía bất hợp lý, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ nơi sản xuất
đến tay người tiêu dùng chỉ còn cách các nhà cung ứng, nà sản xuất, người vận tải, người kinh
doanh kho bãi… cùng phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp để tối ưu hóa chuỗi hoạt động
kinh tế, để tổ chức sản xuất và phân phối hàng hóa một cách hiệu quả, đúng chủng loại, đủ số
lượng, đúng địa điểm, kịp thời gian, với chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn thỏa mãn
được các yêu cầu xã hội, của người tiêu dùng. Hoạt động đó chính là quản trị logistics.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về dịch vụ khách hàng của các hoạt động logistics, chi phí, hệt thống thông tin quản
trị logistics, quản trị dự trữ, quản trị vật tư, kho bãi, vận tải bao gồm: vận tải đường thủy, vận tải
đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không, vận tải đường ống, vận tải đường điện
tử. đặc biệt, nghiên cứu công ty APL Logistics chủ yếu mạnh về đường thủy.
Phạm vi nghiên cứu
Khái quát về lĩnh vực logistics và phân tích công ty APL Logistics trong và ngoài nước
Phần nội dung
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS
1.1. Quá trình phát triển
Khoảng 2700 năm trước công nguyên
Kỷ thuật vận chuyển và xử lý nguyên vật liệu trong quá trình xây dựng các kim tự tháp
Ai Cập – những khối đá nặng hàng tấn được vận chuyển từ xa đến và được lắp ghép
ngay tại công trường. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng kim tự tháp vĩ đại Gina, cao 146
m, nặng 6 triệu tấn, người Ai Cập cổ đại chắc chắn phải có những giải pháp Logistics và
các công cụ kỹ thuật đặc biệt, để vận chuyển hàng triệu khối đá lớn và ghép chúng lại
Page 3
Quản trị Logistics
một cách hoàn hảo, với độ chính xác đáng kinh ngạc, mà đến nay loài người vẫn chưa thể
tìm lại được cách thức tiền nhân đã làm.
Khoảng 300 năm trước công nguyên

Người Hy Lạp cổ đã phát kiến ra tàu có mái chèo – công cụ quan trọng, đặt nền móng
cho thương mại xuyên lục địa phát triển. Tàu có mái chèo – giải pháp Logistics, giúp việc
vận chuyển vươtj đại dương một cách nhanh chóng, với khối lượng lớn và an toàn hơn.
Chính vì vậy, nnos không chỉ tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, mà còn đặt
tiền đề cho công tác cách mạng trong công tác hậu cần quân đội, đáp ứng yêu cầu linh
hoạt, kịp thời của các đạo quân viễn chinh.
Khoảng 700 năm sau công nguyên
Công trình xây dựng nhà thờ Mezquita, ở Cordoba, Tây Ban Nha, cũng là một kỳ tích
của các giải pháp Logistics. Nhà thờ Mezquita, một công trình kiến trúc độc đáo, được
bắt đầu khởi công xây dựng vào những năm 700 sau công nguyên, công trình này nổi
tiếng với những mái vòm theo kiểu kiến trúc Hồi giáo và 856 cây cột làm từ các loại đá
quý như: cẩm thạch, mã não, thạch anh, hoa cương, được tuyển chọn, chế tác và vận
chuyển về từ khắp mọi miền của thế giới Hồi giáo lúc bấy giờ
Khoảng năm 1200
Vào năm 1188, nghiệp đoàn Hanseatic, tổ chức liên kết các nhà vận tải biển đầu tiên trên
thế giới, được thành lập tại Hambburg, Đức. Sử dụng phối hợp những loại phương tiện
vận tải khác nhau, đặc biệt là tàu gắn hệ thống bánh răng có thể leo dốc, Hanseatic đã tổ
chức vận chuyển hàng hóa trên địa bàn rộng lơn, từ Bắc Hải đến biển Bắc.
Khoảng năm 1500
Dịch vụ bưu chính với cam kết giao hàng đúng hạn lần đầu tiên ra đời ở Châu Âu. Dưới
sự chấp thuận của vua Philipp xứ Burgundy, Franz Von Taxis đã tổ chức thành công dịch
vụ này. Những bức thư, bưu kiện, bưu phẩm được giao đến tay người nhận trong thời
hạn quy định ở Paris, Madrid, Vienna, Vatican… Trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn lạc
hậu, những các cứ phong kiến chia cắt lục địa Châu Âu thành trăm nghìn lãnh địa nhỏ,
thì việc giao hàng đúng hạn quả là phi thường. Một số tài liệu đã ghi nhận, năm 1522
hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã ra đời tại một miền đất cổ thuộc địa phận Thụy
Sỹ, với tên gọi E.Vansai.
Khoảng những năm 1800
Việc phát minh ra động cơ chạy bằng hơi nước và các ứng dụng của nó trong các phương
tiện vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy, đã mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho

ngành Logistic, nói riêng và cho nhân loại nói chung.
Page 4
Quản trị Logistics
Khoảng những năm 1940
Để phục vụ cho các cuộc chiến, đặc biệt là chiến trang thế giới lần thứ hai, các bên tham
chiến đã vận dụng rất nhiều giải pháp Logistic để vận chuyển binh lính, lương thực, khí
tài, quân trang, quân dụng… Logistic – hậu cần quân đội đã khẳng định vai trò đặc biệt
quan trọng của mình, trong một số trường hợp logistic có thể làm thay đổi cục diện chiến
trường. Những giải pháp logistic trên chiến trường sau này được áp dụng trên thương
trường và mang lại hiệu quả cao.
Năm 1956
Giờ đây, thuật ngữ “container” (“cái hộp” với kích cỡ chuẩn, được dùng để đóng hàng
trong quá trình vận chuyển) và “containerization” (container hóa – phương thức vận
chuyển, trong đó hàng hóa được đóng trong container, xếp lên phương tiện vận tải, hàng
hóa được giữ nguyên hiện trạng trong suốt quá trình vận chuyển và chỉ được dỡ ra khi tới
địa điểm đến) đã trở nên một phần không thể thiếu trong cuộc sống đời thường. Ít ai còn
nhớ, cách đây hơn nữa thế kỷ, vào năm 1956, Malcom P.McLean đã phát minh ra vận
chuyển hàng hóa, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Container đã đóng
góp lớn cho quá trình toàn cầu hóa, làm cho thế giới ngày càng phẳng hơn.
Thập niên 1970 – 1980
Để tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, người ta quan tâm
nhiều hơn đến việc tối ưu hóa qua s trình cung ứng, để phục vụ cho quá trình này các
công ty cung cấp dịch vụ logistic ngày càng xuất hiện nhiều hơn và mô hình Just – in –
time (JIT) cũng được người Nhật phát kiến ra trong thời gian này. Nguyên tắc cơ bản của
JIT là không sản xuất hay vận chuyển hàng hóa khi chưa có đơn đặt hàng. Nói cách khác,
mô hình JIT nhằm đạt mục đích cung ứng vật tư, hàng hóa theo nhu cầu thực sự của
khách hàng trong thời gian ngắn nhất, giảm thiểu chi phí lưu kho. Để đạt được điều này,
vấn đề xử lý và truyền thông tin là yếu tố quan trọng nhất. Thông tin kịp thời, chính xác
sẽ thay thế cho việc sản xuất theo dự đoán và tồn kho sản phẩm. Hệ thống JIT phản ứng
nhanh theo dạng “cầu kéo”, nghĩa là nhu cầu thực tế sẽ được thông tin kịp thời và hệ

thống chỉ tạo ra một lượng cung tương ứng mà thôi.
Thập niên 1990
Được đánh dấu bằng việc ứng dụng các mô hình QR và ECR, những giải pháp logistic,
được áp dụng chủ yếu trong khâu phân phối. Trong đó, QR (Quick Response – đáp ứng
nhanh) là chiến lược được các nhà bán hàng hóa, tình trạng giảm giá bắc buộc và những
chi phí khai thác khác. Những mục tiêu này được thực hiện bằng cách chính xác trong
Page 5
Quản trị Logistics
vận chuyển và thời gian đáp ứng nhanh. Đáp ứng nhanh là chiến lược hợp tác giwuax các
nhà cung cấp và người bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh
chóng, nhờ những dữ liệu bán lấy được từ các đại lý chung giúp cả 2 bên dự báo được
nhu cầu bổ sung. ECR (Eficient Consumer Pesponse – đáp ứng người tiêu dùng hiệu
năng) là hệ thống bổ sung do cầu kéo được thiết kế nhằm giúp liên kết tất cả các đối
tượng trong chuỗi hoạt động logistic để tạo ra mạng lưới phân phối hàng loạt. Quá trình
bổ sung dựa trên thông tin nhu cầu của người tiêu dùng và các điểm bán hàng.
Ngày nay
Trải qua cuộc hành trình vĩ đại suốt hơn 5000 năm, logistic đã phát triển đến bậc thang
cao hơn – quản trị chuỗi cung ứng (SCM).
1.2. Khái niệm logistics
“Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistique” trong
tiếng Pháp. “ Logistique” lại có gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Từ này có
quan hệ mật thiết với từ “Lodge” – nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh, gốc Latinh).
Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 19. Và ở một góc độ nhất định, từ này
có mỗi liên hệ với từ “Logistic” trong toán học, có nguồn gốc từ Hy Lạp “Logistikos” và
đã được dùng ở Anh từ thế kỷ 17. Từ điển Websters định nghĩa: “Logistics là quá trình
mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị”. Còn theo American
Heritage Dictionary, Logistics có 2 nghĩa: - “Logistics là một lĩnh vực hoạt động của
quân đội, liên quan đến thu mua, phân phối, bảo quản, thay thế các thiết bị cũng như
con người”. Hoặc – “Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”.
1.3. Vai trò của logistics

1.3.1. Đối với nền kinh tế
Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế.
Theo nhà kinh tế hịc người Anh Ullman: “khối lượng hàng hóa giữa hai nước tỷ lệ thuận
với tỷ só tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước
đó”. Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng
được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn. Do vậy, việc giảm chi phí
logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng
cường kinh tế của mỗi quốc gia.
Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc
tế.
Page 6
Quản trị Logistics
1.3.2. Đối với doanh nghiệp
Logistics giúp giải quyết cả đẩu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nó còn giúp cho doanh nghiệp giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng
từ. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logstics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một
hơp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải đưa hàng tuwg nơi gửi hàng
cho đến nơi nhận hàng cuối cùng.
Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing.
1.4. Xu hướng phát triển hiện nay của logistics VN
1.4.1. Thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong 10 năm qua (2001-2010)
Giai đoạn 2001-2005: Hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc
tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế
và làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy,
khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại
các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm.
Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước
ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành kinh doanh được Nhà

nước bảo hộ và khuyến khích phát triển.
Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại thương mất cân
đối trầm trọng bắt nguồn từ tập quán mua CIF bán FOB, điều này dẫn đến các doanh
nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Giai đọan 2006-2010: Thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ
hơn với khoảng 1.200 (2) doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics, số vốn và tay nghề
hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ
và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng, “miếng bánh” ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang
thuộc về các công ty nước ngoài với phần lớn nhất: 70%.
Page 7
Quản trị Logistics
Có thể phân tích SWOT thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong thời kỳ này như sau:
 Điểm mạnh
Việt Nam có chỉ số LPI (Logistics Performance Index) theo báo cáo Ngân hàng Thế giới
(WB) năm 2009 là trung bình - khá, đứng đầu các nước có thu nhập thấp, mặc dầu xếp
hạng 53/155 nền kinh tế, nhưng được đánh giá có biểu hiện đặc biệt về hoạt động
logistics.
Số doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong ngành khá lớn gồm nhiều thành phần, cả
nước có khỏang 1.200 (vượt qua Thái lan, Singapore) trong đó các công ty logistics đa
quốc gia hàng đầu trên thế giới (Top 25 hoặc 30) đã có mặt tại Việt Nam. Tuy lộ trình
cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ logistics đến năm 2014, nhưng dưới nhiều hình
thức, các công ty nước ngoài đã hoạt động đa dạng, đặc biệt trong việc cung ứng dịch vụ
3PL với trình độ công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp như tại các nước phát triển.
 Điểm yếu
Tuy số lượng đông nhưng hoạt động dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam
còn manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp, chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản,
cạnh tranh về giá là chủ yếu, ít giá trị gia tăng nên chỉ gia công lại cho các công ty 3PL,
4PL nước ngoài.
Do hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi

phí logistics tại Việt Nam khá cao, chiếm 25% GDP (so với các nước phát triển chỉ từ 9
đến 15%) trong đó chi phí vận tải chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm (tỉ lệ này là
15% ở các quốc gia khác), điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa
của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiềm lực các doanh nghiệp logistics Việt Nam yếu về tài chính (80% doanh nghiệp thành
lập có vốn điều lệ dưới 1,5 tỉ đồng), nhân sự, tổ chức mạng lưới toàn cầu, hệ thống thông
tin, tính liên kết…
Page 8
Quản trị Logistics
 Cơ hội
Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng
cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ (đây cũng là ngành tiềm
năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như
sau: năm 2010 dự kiến 280 triệu tấn, năm 2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự
kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn).
Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát
triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế
Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng -
Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp
tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chánh, đẩy nhanh tiến trình
hội nhập sâu khu vực và thế giới.
 Thách thức
Trước mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém, không đồng bộ đặc biệt chưa tạo ra hành
lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa
các phương thức đang ngày càng lớn. Hệ thống thông tin thiếu và chưa hiệu quả. Nguồn nhân
lực làm dịch vụ logistics chưa qua đào tạo bài bản và còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng, đặc biệt
thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.
Thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa
tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ phát triển. Chi phí kinh doanh không chính thức cao.
1.4.2. Định hướng, quan điểm và các mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020

và các năm tiếp theo
• Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt phát triển thương
mại trong nước và xuất nhập khẩu, cung ứng và phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng và thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng .
Page 9
Quản trị Logistics
• Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất
cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền
kinh tế hiện nay.
• Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP) của Việt Nam có ý
nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.
• Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững mà mục tiêu
là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu
dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế.
• Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service)
là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu
vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan.
• Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền
cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.
1.4.3. Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo
• Phấn đấu giảm chi phí logistics đến mức 20% GDP.
• Giữ vững tốc độ tăng trưởng trung bình thị trường dịch vụ logistics là 20-25%, tổng giá
trị thị trường này dự đoán chiếm 10% GDP vào năm 2020.
• Tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đến năm 2020 là 40%.
• Cơ cấu lại lực lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics: giảm số lượng, tăng chất lượng đến
năm 2020 tương đương các nước trong khu vực hiện nay (Thái Lan, Singapore)
• Phấn đấu đến năm 2015 chỉ số LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam do WB
báo cáo, nằm trong top 35 hoặc 40 trong các nền kinh tế trên thế giới.
CHƯƠNG 2
Page 10

Quản trị Logistics
CÔNG TY APL LOGISTICS NƯỚC NGOÀI
2.1. Tổng quan về Cty APL Logistics
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Hãng tàu American President Lines, còn gọi là APL, với bề dày lịch sử hơn 160 năm, là
hãng tàu nổi tiếng nhất và lớn nhất nước Mỹ. Tuổi đời của hãng tàu gắn liền với nhiều sự kiện
lịch sử to lớn. APL đã thể hiện vai trò đóng góp to lớn của mình vào sự phát triển ngành vận tải
Hoa Kỳ không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà còn mang tầm thế giới. Sự phát triển của APL
gắn liền với phong trào tìm vàng thời xa xưa cho đến cuộc cách mạng container trong ngành vận
tải.
Năm 1848, sau khi chiến tranh Mexico kết thúc, Công ty Pacific Mail của William Henry
Aspinwall đã thành công trong một gói thầu của chính phủ để phân phối thư giữa Panama và
Oregon trong 10 năm. Lúc này, ông là người đứng đầu sớm nhất của APL. Đến năm 1849, sau
cơn bão mùa đông và tuyết, các tuyến đường bộ bị đóng lại, phải thực hiện chuyến đi bằng tàu
đầu tiên. Sau đó được chính phủ Mỹ trợ cấp để nâng cấp thân tàu và lắp đặt điện nhằm đi xuyên
Thái Bình Dương đi đến Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand. Năm 1900, Hãng tàu
Steamship Dollar, còn được gọi là Dollar Line, được chính thức thành lập vào ngày 15, trở
thành công ty lớn nhất, nhanh nhất, vận chuyển hành khách ở Thái Bình Dương.
Năm 1929, cuộc Đại khủng hoảng xảy ra, Dollar Line lâm vào tình trạng khó khăn. Sau
đó bất chấp những nỗ lực của con trai Robert của Dollar, Chính phủ kiểm soát giải tán Dollar
Line vào tháng Tám và đặt lại tên công ty American President Lines vào năm 1938.
Năm 1940, Chính phủ Hoa Kỳ xây dựng 16 tàu mới cho American President Lines. Năm
1941, Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, American President Lines giám sát tàu thuyền
viên, trang bị, sửa chữa lớn, sửa chữa, xử lý hàng hóa và hành khách, và tiếp nhiên liệu. Cùng
với hàng trăm tàu Liberty và Victoria, đội tàu của công ty được sử dụng cho các nỗ lực chiến
tranh.
Năm 1952, vua dầu mỏ của Mỹ Ralph K. Davies và nhóm các nhà đàu tư mua hãng tàu
American President Lines từ chính phủ Mỹ với giá 18 triệu USD.
Page 11
Quản trị Logistics

Năm 1961, American President Lines bắt đầu sử dụng các container để vận chuyển vật tư
quan trọng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với truyền thống.
Năm 1977, W. Bruce Seaton trở thành chủ tịch và giám đốc hoạt động của APL trong
tháng Tám. Seaton tuyển dụng các chuyên gia từ tất cả các phương thức vận chuyển bề mặt để
có những khái niệm về Container một bước xa hơn, một khái niệm dựa trên việc chuyển giao
liên tục của các chuyến hàng container giữa ba chế độ của bề mặt giao thông vận tải - tàu, xe
lửa, và xe tải. Công ty tập trung vào các thị trường xuyên Thái Bình Dương ngày càng tăng.
Đến năm 1979, APL là công ty vận chuyển đầu tiên thiết lập dịch vụ tàu chuyên dụng nối
liền thành phố cảng với các tàu con của các tàu Mỹ và tàu được điều phối lịch trình, mà kết quả
là trong một thời gian quá cảnh cải thiện đáng kể và độ tin cậy cho khách hàng của APL. Từ đó
mở rộng mạng lưới rộng lớn ra khắp châu Á, với các container vận chuyển được cải tiến và
ngày càng hiện đại.
Năm 1994, APL bắt đầu dịch vụ đến Việt Nam và mở một văn phòng tại TP Hồ Chí
Minh.
Năm 1996, APL tiên phong về giao dịch hàng trực tuyến thông qua Internet.
Năm 1997, APL sáp nhập với Neptune Orient Lines (NOL), tạo ra một trong những công
ty lớn nhất thế giới của người tham gia giao thông toàn cầu và dịch vụ liên quan.
Năm 1998, APL Logistics được thành lập. Một tỷ đô-la cộng với đơn vị của NOL, APL
Logistics bây giờ là một nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu,
cung cấp hợp nhất, kho bãi, giao nhận, quản lý giao thông vận tải, và một loạt các dịch vụ chuỗi
cung ứng khác.
Năm 2001, lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp, khách hàng có thể sử dụng
Internet để in vận đơn tại các địa điểm từ xa như ngân hàng của họ và giao nhận vận tải hàng
hóa. Dịch vụ mới cho phép các chủ hàng phải nộp vận đơn đối với hàng hoá của họ nhanh hơn
và loại bỏ các thủ tục giấy tờ nặng nề và chi phí định kỳ để cung cấp các tài liệu giấy bằng
đường hàng không.
Năm 2003,công ty APL Việt Nam bắt đầu hoạt động.
Page 12
Quản trị Logistics
Năm 2005, tại đầu cuối của mình ở cảng Los Angeles, APL trở thành công ty vận chuyển

đầu tiên để cài đặt một container theo thời gian thực hệ thống định vị bằng cách sử dụng công
nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID). Hệ thống dịch vụ giao hàng tốc độ cho các lái xe tải gọi
điện thoại để nhận container cho khách hàng.
Năm 2007, APL trở thành công ty vận chuyển đầu tiên sử dụng container 53-foot trên tàu
container trên một cơ sở thường xuyên hàng tuần. Đổi mới này đẩy các lợi thế kinh tế của
container lớn trở lại trong chuỗi cung ứng, cho phép các chủ hàng đặt nhiều hàng hơn nữa vào
một hộp duy nhất cho một chuyến đi biển.
Trong suốt hơn 160 năm này, các doanh nghiệp mà người tiền
nhiệm của APL xây dựng đã chạm vào cuộc sống của hàng triệu người, tham gia hầu như mọi
quốc gia trên thế giới, và định hình tương lai của vận tải biển. Bắt đầu với tinh thần kinh doanh
của William Henry Aspinwall, sự lãnh đạo của công ty là APL đã tổ chức một cam kết vững
chắc để tiến bộ, phương pháp tiếp cận nhìn xa trông rộng có cầu nối khoảng cách địa lý và khác
biệt văn hóa ở Thái Bình Dương, góp phần xây dựng một trong những khu vực thương mại lớn
nhất trên thế giới.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của APL
-Giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước.
-Kinh doanh vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa.
-Kinh doanh kho bãi trung chuyển phục vụ cho việc tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu của
các đơn vị ký gửi. Thực hiện các quy trình bảo quản hàng hóa theo đúng yêu cầu kỹ thuật của
từng loại hàng.
-Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và thông tin
thị trường theo yêu cầu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
-Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh dịch vụ và các kế hoạch có lien
quan nhằm đáp ứng các chức năng hoạt động của công ty.
-Quản lý việc sử dụng nguồn vốn hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo cho nhiệm vụ kinh
doanh.
2.1.3. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của APL
Page 13
Quản trị Logistics

• Tàu chuyên dụng chở container: Đội tàu của APL gồm 152 tàu, khia thác trên tất
cả các tuyến trên thế giới, được đánh giá là đội tàu trẻ và có công nghệ cao.
Tàu thuộc sở hữu của APL: 118 tàu/ sức chở: 403168 Teu
Tàu APL đang thuê: 34 tàu/ sức chở: 78248 Teu.
Tổng khả năng vận chuyển container: 152 tàu/ sức chở: 481416 Teu.
Năm 2008, tổng đội tàu của APL có 159 chiếc với sức chở là 536.000 Teu.
• Container: Hiện nay APL đã có số lượng container ước tính lên đến trên
2.050.000 Teus, các container của APL đều đạt chuẩn quốc tế về hình dáng và chủng loại.
Ngoài các loại container thông thường như container loại 20’, 40’ thường và container
lạnh, APL còn có một số loại container đặc biệt sau:
• Container mở mái ( Open top container): Được thiết kế thuận lợi cho việc đóng
hàng và rút hàng qua mái container, trên mái được phủ kín bởi 1 lớp vải dầu, loại container này
chuyên dùng để chở hàng máy móc, thiết bị nặng, quá cỡ về kích thước.
• Container mặt bằng có bốn trụ đứng ( Flat Rack Container with Four Rreestanding
Posts): Loại này không có vách, không có mái, có bốn trụ đứng, chuyên chở hàng nặng và quá
khổ.
• Container mặt bằng có vách ngăn 2 đầu (Flat Rack Container with Four
Collapsible End): Loại container này có phần đáy là mặt băng vững chắc, ở 2 đầu thiết kế có
vách ngang cố định hoặc có thể tháo lắp, cũng dùng để chuyên chở hàng nặng.
• Cầu tàu, kho bãi: Để đarm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, hãng
tàu APL đã thuê riêng cầu tàu ở một số cảng chính, các cầu tàu này thuộc quyền khai thác của
APL sử dụng các công cụ tiên tiến trên tàu và các trang thiết bị kỹ thuật làm hàng tiên tiến tại
bãi.
Tại Singapore là cầu tàu số 37.
Tại cảng Rotterdam (Hà Lan) là cầu tàu số 135-139.
Tại cảng Hamburg (Đức) là cầu tàu số 32-34.
Tại cảng Thamesport (Anh) là cầu tàu số 8 được đưa vào khai thác.
2.1.4. Hệ thống dịch vụ logistics của APL logistics
Dịch vụ của APL Logistics bao gồm:
• Quản lý chuỗi cung ứng.

• Hợp nhất và dịch vụ bán hàng.
• Nhà kho.
• Quản lý vận tải toàn cầu.
• Hỗ trợ sản xuất.
• Quản lý tài sản.
• Thực hiện giải pháp toàn cầu.
• APL Continental đảm bảo dịch vụ FCL.
• Dịch vụ OceanGuaranteed LCL.
Page 14
Quản trị Logistics
2.2. Dịch vụ của APL logistics
2.2.1 Quản lý chuỗi cung ứng
Từ nguyên liệu, hàng hoá đã hoàn thành tại thời điểm mua, APL Logistics quản lý quá
trình chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, để giảm chu kỳ thời gian và biến đổi trong khi tăng độ
tin cậy, khả năng hiển thị và kiểm soát bằng thiết kế toàn cầu và tăng tính linh hoạt chuyên môn
quản lý và liện tục cải thiện hiệu suất hệ thống cung cấp. Cụ thể:
• Thiết kế dây chuyền cung cấp: Cung cấp các kỹ sư có kinh nghiệm đánh giá các yêu cầu
kinh doanh chuỗi duy nhất của khách hàng và áp dụng phân tích tinh vi, mô hình hóa, và kỹ
thuật thiết kế. Kết quả là một mạng lưới hậu cần mạnh về thời gian, cần ít ngân sách, và theo
thông số kỹ thuật, có thể giúp giảm thời gian chu kỳ và hàng tồn kho cũng như giảm chi phí
quản lý hành chính của nhiều nhà cung cấp.
• Tối ưu hóa mạng lưới logistics: APL Logistics là nhà phân tích quản lý, giám sát và tối
ưu hóa mạng lưới logistics của đối tác để cho kết quả tốt nhất. APL Logistics áp dụng kinh
nghiệm giữa các ngành để cải thiện quản lý hàng tồn kho và giảm chi phí.
• Hợp đồng Logistics: APL Logistics có phạm vi, độ sâu, và kinh nghiệm cần thiết để
quản lý tất cả từ ngày này qua ngày khác, với chi phí thấp hơn với mức hiệu suất nhất quán cao.
2.2.2 Củng cố và nhà cung cấp dịch vụ (Hợp nhất và dịch vụ bán hàng)
APL Logistics tổng hợp hàng hóa, thông tin, tài liệu trong mọi thị trường lớn.
• Hợp nhất: Với hơn 200 cơ sở trên toàn thế giới, APL Logistics củng cố và quản lý hàng
hóa chuyển động của các trung tâm phân phối và cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu. APL Logistics

cũng thu xếp việc cung cấp các tài liệu và thông tin điện tử để quản lý hàng tồn kho của đối tác.
APL Logistics dịch vụ củng cố nâng cao độ tin cậy và giảm chi phí chuỗi cung ứng.
• Quản lý bán hàng: APL Logistics có thể làm mắt và tai của đối tác ở nước ngoài. Các
chuyên gia địa phương làm việc với các nhà cung cấp của đối tác để đảm bảo sản phẩm được
nạp, đóng gói và giao hàng chính xác như thế nào, khi nào và nơi mà khách hàng của đối tác cần
chúng, cũng như một dòng chảy êm về thông tin, sản phẩm và tài liệu.
• Đảm bảo chất lượng: APL Logistics tùy ý thanh tra để kiểm tra các lô hàng nhà cung cấp
dựa trên nhu cầu của đối tác, bao gồm ngẫu nhiên, tuần tự hoặc kiểm toán 100 phần trăm. APL
Logistics giám sát thùng carton và sản phẩm đánh dấu, nhãn, thùng carton và các điều kiện và
Page 15

×