Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Cơ sở lý luận nghiệp vụ của việc xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.68 KB, 18 trang )



BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN ĐỀ:

CƠ SỞ LÝ LUẬN, NGHIỆP VỤ CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
THỐNG KÊ



THUỘC ĐỀ TÀI :

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỐNG KÊ



Ngƣời thực hiện: CN. Ngô Thị Kim Dung
Chủ nhiệm đề tài: CN. Ngô Thị Kim Dung
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Thống kê




Hà Nội, tháng 6/2010








Hà Nội, 06 - 2006

1
LỜI MỞ ĐẦU

Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của
pháp luật. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà
nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường
quyền lực nhà nước. Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể
tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu
không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp
luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý
nhà nước, quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung
pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ
chức, hoạt động và phát triển. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho
mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có
hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội. Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy phạm,
các chuẩn mực pháp luật từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp
luật đã thấm dần vào nhận thức và được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi
công dân để bước vào đời sống xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn
pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi

trường sống cho pháp luật. Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ
sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội…Xây dựng Chương trình phổ
biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật thống kê nói riêng là một hoạt
động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật đến mọi đối tượng. Đối với ngành
Thống kê việc xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận, nghiệp vụ nhất định và cũng xuất
phát từ nội tại của ngành Thống kê.
Chuyên đề “Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng Chương trình phổ
biến, giáo dục pháp luật thống kê” là một chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu,

2
xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê” sẽ tập trung
nghiên cứu những nội dung sau:
- Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thống kê.
- Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng chương trình phổ biến giáo
dục pháp luật thống kê.
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả chuyên đề rất mong được sự góp ý kiến của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn./.



3
NỘI DUNG
I. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thống kê
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Từ điển Tiếng Việt, “phổ biến” là hoạt động làm cho đông đảo người biết
đến bằng cách truyền đạt trực tiếp hoặc thông qua hình thức nào đó. Còn “giáo
dục” là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần có được

những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra
1
.
Về khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, theo “Sổ tay hướng dẫn nghiệp
vụ phổ biến, giáo dục pháp luật”
2
phổ biến, giáo dục pháp luật là một từ ghép
hai từ phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật. Về khái niệm phổ biến
pháp luật có hai nghĩa: (i) nghĩa hẹp: là giới thiệu tinh thần văn bản pháp luật
cho đối tượng của nó; (ii) nghĩa rộng: Là truyền bá pháp luật cho mọi tầng lớp
nhân dân trên cả nước. Khái niệm giáo dục pháp luật được hiểu là một khái
niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và
bằng mọi cách (thuyết phục, nêu gương, ám thị…) hình thành tình cảm, niềm
tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
Cả cụm từ phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:
(i) Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri
thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn
trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.
(ii) Nghĩa rộng: Là công tác, lĩnh vực, ngạch (theo nghĩa thông thường mà
không phải nghĩa trong pháp luật về cán bộ, công chức) phổ biến, giáo dục
pháp luật bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật: Định hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Lập chương

1
Đại Từ điển Tiếng Việt 1998, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin - Trung tâm ngôn
ngữ và văn hoá Việt Nam.
2
Kỷ yếu Dự án VIE/98/001 về Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam - giai
đoạn II”, Hà Nội, 2002.


4
trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; Áp dụng các hình thức phổ biến,
giáo dục pháp luật; Triển khai chương trình kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật; Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ lý luận…về phổ biến,
giáo dục pháp luật.
Thực tiễn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và qua các tài
liệu nghiên cứu như báo cáo, đề tài, sách nghiệp vụ về công tác này từ trước
đến nay thì phổ biến, giáo dục pháp luật - một khâu của hoạt động tổ chức thực
hiện pháp luật - được hiểu theo nghĩa chung nhất là hoạt động định hướng có tổ
chức, có chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức
pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật
hiện hành.
Xét trên mối quan hệ thực tiễn cũng như yêu cầu, mục đích chung của công
tác này, có thể thấy hai khái niệm phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xét về bản chất của từng hoạt động, thì mục
đích của hoạt động phổ biến là để giáo dục pháp luật. Như vậy, có thể coi đây là
các mức độ, công đoạn tiếp nối nhau, gắn liền với nhau trong quá trình truyền
đạt nội dung pháp luật đến các đối tượng cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức pháp luật cho họ. Khi phân tách hai khái niệm này, việc xác định các chủ
thể thực hiện, cách thức thực hiện các hoạt động sẽ khó tách bạch mà có sự
trùng lắp, vì hoạt động giáo dục pháp luật không giới hạn chỉ là việc giáo dục
pháp luật trong nhà trường với các chủ thể và đối tượng cụ thể.
2. Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê giữ vai trò quan trọng trong
đời sống xã hội, thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò
và giá trị xã hội của pháp luật. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật

trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng
cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà

5
nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực
của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực
nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát
huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật là “con
đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công
dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. Phổ biến, giáo dục pháp
luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm
pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương
tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
- Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê góp phần nâng cao ý thức
pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh,
sinh viên. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật,
mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động, Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát
huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp
luật của nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng
nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây
dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân
đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện
được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật.

3. Nội hàm phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
Phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê bao gồm việc phổ biến, giáo dục
những nội dung sau:

6
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các
quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình,
bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế,
quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền
hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy
phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến công tác thống kê.
- Các quy định của pháp luật về thống kê.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích
của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp
luật.
4. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê
Phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê được thực hiện thông qua các hình
thức chủ yếu sau:
- Phổ biến pháp luật thống kê trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp
luật thống kê; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật thống kê.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet,
pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp
luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ
chức, khu dân cư.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật thống kê.
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các
cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức
chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa
khác ở cơ sở.

7
- Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê trong điều tra thống kê
và báo cáo thống kê.
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật thống kê của ngành Thống kê.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê khác phù hợp với
từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp
dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê đem lại
hiệu quả.
II. Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng Chƣơng trình phổ biến
giáo dục pháp luật thống kê
Xây dựng Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê được dựa
trên những cơ sở lý luận và nghiệp vụ sau:
1. Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật
Xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật thống kê nói
riêng vào cuộc sống. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số
14/TU ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ V, VI, VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn
mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ
V, khẳng định: “Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải
thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo
dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp
luật và tôn trọng pháp luật”.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh: “Coi

trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp
luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ
thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung
ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về

8
pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý
thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”.
“Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây đựng và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ dân trí,
hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên
giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật trong nhân
dân”.
3

Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt nam tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá X cũng
chỉ rõ:
“Việc ban hành pháp luật là quan trọng, song điều quan trọng hơn nữa là
phải giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực thi pháp
luật”.
Để đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm “tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp” theo tinh thần Nghị quyết số
08/NQ-TƯ ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới, góp phần vào việc thực hiện “phát huy dân
chủ, tăng cường pháp chế; giữ vững bản chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm và
tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân”,
ngày 09/12/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-
CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Ngày 07/12/1982 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) đã ban hành Chỉ thị 315/CT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo
dục pháp luật. Chỉ thị số 300/CT ngày 22/10/1987 về một số công tác trước mắt
nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đây là những văn bản quan

3
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự thật Hà nội
- 1991.


9
trọng tạo tiền đề triển khai thực hiện đưa giáo dục pháp luật vào trường học và
phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên, đồng thời yêu cầu các
ngành các cấp có trách nhiệm phối hợp chung trong công tác tuyên truyền, phổ
biến nội dung Hiến pháp năm 1980. Chỉ thị số 300/CT yêu cầu:
“Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong nhân dân
theo Chỉ thị số 315/CT ngày 07/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
nhằm thống nhất ý chí và hành động, nâng cao ý thức pháp luật, tính tự giác tôn
trọng pháp luật, đấu tranh và phòng ngừa vi phạm pháp luật”.
Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 một lần
nữa vấn đề giáo dục ý thức công dân, giáo dục pháp luật lại được nhắc lại và
nhấn mạnh trong Hiến pháp. Điều 31, Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Nhà nước ta tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý
thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ”.
2. Yêu cầu nâng cao dân trí pháp lý, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Từ khi chủ trương "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật" được nêu
thành một nguyên tắc (nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp) thì phổ biến,

giáo dục pháp luật trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ
quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và được xã hội
ngày càng quan tâm. Phổ biến, giáo dục pháp luật được coi là một trong những
việc làm quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, các quy phạm, các chuẩn mực
pháp luật từ những quy định "khô khan" trên các văn bản pháp luật đã thấm dần
vào nhận thức và được thể hiện qua hành vi xử sự của mỗi công dân để bước
vào đời sống xã hội.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời
sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật.

10
Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng
yêu cầu quản lý xã hội.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ sở bước đầu để hình thành lòng tin pháp
luật, hình thành cảm xúc pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật ở mỗi cá nhân
con người - đây chính là các yếu tố cơ bản của quá trình hình thành ý thức pháp
luật, ý thức công dân.
Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã chỉ rõ “phổ biến,
giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng”,
giáo dục đạo đức.
Quá trình đổi mới đất nước, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa” và một “xã hội công dân” đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây
dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự
nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp
luật, sống và làm việc theo pháp luật. Để thực hiện mục tiêu này, song song với

việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những
vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật
cho mọi nhóm đối tượng. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách
quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân,
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
3. Đặc điểm, ưu thế riêng của ngành Thống kê
3.1. Vai trò công tác thống kê trong xã hội
Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò
cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp
thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch

11
định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp
ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân.
Quản lý nhà nước suy cho cùng chính là việc các cấp chính quyền sử dụng
các công cụ của mình để điều hành những hoạt động xã hội, sao cho đạt được
hiệu quả cao nhất nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân trên
cơ sở kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Muốn đạt được điều này các cấp chính quyền cần phải đưa ra những chủ trương
chính sách và quyết định đúng đắn trong từng thời điểm và thời kỳ nhất định,
đảm bảo tính hợp lý và sáng suốt. Nhưng để đưa ra những chủ trương, chính
sách như thế đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó việc nhận thức thực trạng
xã hội một cách khách quan, chính xác sẽ là tiền đề để đưa ra quyết định sáng
suốt, phù hợp. Lê nin nói: “Thống kê kinh tế - xã hội là một trong những công
cụ mạnh nhất để nhận thức xã hội”, vì vậy để nhận thức đúng thực tế khách quan
thì nhà quản lý không thể không dùng đến công cụ thống kê.
3.2. Mạng lưới thống kê rộng khắp

a) Hệ thống tổ chức thống kê tập trung: gồm Tổng cục Thống kê, 63 Cục
Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 698 Chi cục Thống kê cấp
huyện.
b) Hệ thống tổ chức thống kê Bộ, ngành
- Trong những năm qua, với sự nỗ lực cố gắng và sự phối hợp chặt chẽ
trong các hoạt động thống kê giữa tổ chức thống kê Bộ, ngành và Tổng cục
Thống kê, công tác thống kê Bộ, ngành đã đạt được những kết quả nhất định.
Thông tin thống kê của các Bộ, ngành cùng thông tin thống kê của Tổng cục
Thống kê đã và đang từng bước được cải thiện cả về số lượng và chất lượng,
góp phần phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính
phủ trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội cả nước, đồng thời phục vụ sự
quản lý, điều hành của từng Bộ, ngành đối với từng ngành, lĩnh vực. Trong thời
gian tới, để đáp ứng nhu cầu đông đảo người dùng tin về thông tin thống kê với
chất lượng cao hơn bảo đảm phản ánh đầy đủ và sát với thực tế hiệu quả hoạt
động của từng ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, thống kê Bộ, ngành

12
cần được kiện toàn cả về tổ chức và nhân sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
giao đồng thời cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Tổng cục Thống kê, từ đó
thúc đẩy Hệ thống Thống kê Nhà nước ngày càng ổn định và phát triển, bảo đảm
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.
Bên cạnh Hệ thống tổ chức Thống kê Bộ, ngành, hiện nay, hầu hết các Sở,
Ban, Ngành ở tỉnh không có cán bộ thống kê chuyên trách, chủ yếu là làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm để thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo các quyết
định của các Bộ, ngành có liên quan. Trong thời gian qua, mặc dù không có cán
bộ thống kê chuyên trách, nhưng sự phối hợp giữa Cục Thống kê với các Sở,
Ngành, giữa Chi cục Thống kê với các Phòng, Ban có liên quan khá tốt, tạo
điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành theo
đúng kế hoạch được giao, bảo đảm được độ tin cậy, thời gian theo quy định.
c) Hệ thống tổ chức thống kê xã, phường, thị trấn

Thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ
về chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, toàn bộ các xã,
phường, thị trấn đều có cán bộ Văn phòng - Thống kê. Tuy không trực tiếp thực
hiện công tác thống kê, nhưng cán bộ Văn phòng - Thống kê đóng vai trò tích
cực trong việc tạo điều kiện để triển khai các cuộc điều tra, tuyển chọn điều tra
viên, hỗ trợ Chi cục Thống kê đôn đốc thực hiện cuộc điều tra.
3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý có điều kiện và khả năng tham gia
phổ biến, giáo dục pháp luật
Tính đến 31/12/2010, Tổng số biên chế được Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư giao cho toàn ngành là 5.610 người, trong đó cơ quan Tổng cục là 354
người, các Cục Thống kê địa phương là 5.256 người.
- Tại cơ quan Tổng cục số biên chế được giao là 354, đã tuyển dụng là 301
người, trong đó đại học và trên đại học là 281 người chiếm 93%, cao đẳng và
trung cấp 3 người chiếm 1%.
- Tại 63 Cục Thống kê tỉnh và 698 Chi cục Thống kê cấp huyện có tổng số
5.256 biên chế, trong đó, 63 cơ quan Cục Thống kê tỉnh được giao 2.059 biên
chế; 698 Chi cục Thống kê cấp được giao 3.197 biên chế. Trong đó có 4.728

13
công chức và 504 lao động hợp đồng chờ thi tuyển để thay thế lực lượng công
chức, viên chức đã nghỉ hưu theo chế độ.
- Trong tổng số 4.728 công chức số người có trình độ từ đại học trở lên có
3.112 người (chiếm 66 %), trình độ cao đẳng có 160 người (chiếm 3,0 %), trình
độ trung học chuyên nghiệp có 1.334 người (chiếm 28 %), công nhân kỹ thuật
có người (chiếm 2 %); chưa qua đào tạo có 3 người (chiếm 1,0 %). Cụ thể:
Số công chức làm việc tại các Cục Thống kê thành phố trực thuộc Trung
ương: 605 người, trong đó 498 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm
82,3%; 17 người có trình độ cao đẳng, chiếm 2,81%; 77 người có trình độ trung
học chuyên nghiệp, chiếm 12,73%; 12 người có trình độ công nhân kỹ thuật,
chiếm 1,98%; có 01 người chưa qua đào tạo, chiếm 0,17%.

Số công chức làm việc tại các Cục Thống kê tỉnh có quy mô lớn: 987 người,
trong đó 668 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 67,68%; 29 người có
trình độ cao đẳng, chiếm 2,94%; 267 người có trình độ trung học chuyên nghiệp,
chiếm 27,05%; 20 người có trình độ công nhân kỹ thuật, chiếm 2,03%; 3 người
chưa qua đào tạo, chiếm 0,3%.
Số công chức làm việc tại các Cục Thống kê tỉnh thuộc vùng núi cao: 902
người, trong đó 468 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 51,88%; 53
người có trình độ cao đẳng, chiếm 5,88%; 355 người có trình độ trung học
chuyên nghiệp, chiếm 39,36%; 19 người có trình độ công nhân kỹ thuật, chiếm
2,11%; 7 người chưa qua đào tạo, chiếm 0,78%.
Số công chức làm việc tại các Cục Thống kê tỉnh còn lại: 2.330 người,
trong đó 1.511 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 64,85%; 79 người có
trình độ cao đẳng, chiếm 3,39%; 660 người có trình độ trung học chuyên nghiệp,
chiếm 28,33%; 52 người có trình độ công nhân kỹ thuật, chiếm 2,23%; 28 người
chưa qua đào tạo, chiếm 1,20%.
- Trong tổng số 4.828 công chức đang làm việc tại các Cục Thống kê tỉnh,
có 1.830 người đang làm việc tại các cơ quan Cục Thống kê tỉnh, 2.898 người
đang làm việc tại các Chi cục Thống kê huyện, cụ thể:

14
+ Số công chức đang làm việc tại 63 cơ quan Cục Thống kê tỉnh thời điểm
31/12/2010 có 1.830 người, trong đó: tại các cơ quan Cục Thống kê thành phố
trực thuộc Trung ương là 232 người; tại các cơ quan Cục Thống kê tỉnh có quy
mô lớn là 367 người; tại các cơ quan Cục Thống kê tỉnh thuộc miền núi cao là
368 người; các cơ quan Cục Thống kê tỉnh còn lại là 863 người.
+ Số công chức đang làm việc tại 698 Chi cục Thống kê cấp huyện thời
điểm 31/12/2010 có tổng số 2.937 người, trong đó: tại các Chi cục Thống kê cấp
huyện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương là 373 người; tại các Chi cục
Thống kê cấp huyện thuộc các tỉnh có quy mô lớn là 620 người; tại các Chi cục
Thống kê cấp huyện thuộc các tỉnh miền núi cao là 534 người; các Chi cục

Thống kê cấp huyện thuộc các tỉnh còn lại là 1.410 người.
Như vậy với một hệ thống mạng lưới tổ chức cũng như cán bộ công chức
từ Trung ương đến cơ sở có trình độ sẽ đảm bảo cho việc phổ biến, giáo dục
pháp luật thống kê được tiến hành có hiệu quả và bảo đảm chất lượng.


15
KẾT LUẬN


Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá
pháp lý của mọi thành viên trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng
cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp
thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực
hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân lao động thì cần thiết phải củng cố và tăng
cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc
nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân.
Chuyên đề “Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng Chương trình phổ
biến, giáo dục pháp luật thống kê” là một chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu,
xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê” chỉ ra rằng:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện
pháp luật - được hiểu theo nghĩa chung nhất là hoạt động định hướng có tổ chức,
có chủ định nhằm mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp
lý, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện
hành. Phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật (trong đó có pháp luật thống kê).
- Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật thống kê được xây dựng trên cơ
sở chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cũng xuất phát
từ yêu cầu quản lý xã hội cũng như vai trò của công tác thống kê đối với đời

sống xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề không tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả chuyên đề rất mong được sự góp ý kiến của bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn./.


16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Thống kê số 04/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
2. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012.
3. Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê.
4. Quyết định số 1803/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm
nhìn đến 2030.
5. Quyết định số 1075/QĐ-BKHĐT ngày 26/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ
thông tin và truyền thông của hệ thống thống kê Nhà nước đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020
6. Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
7. Các Văn kiện Đại hội Đảng.
8. Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
của Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin.
9. Báo cáo tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật thống kê ngày
14/10/2008.
10. Báo cáo tổng kết thi hành Luật Thống kê và các văn bản có liên quan
năm 2011.

11. Báo cáo tình hình triển khai 01 năm thực hiện Luật Thống kê.
12. Kế hoạch số 15/KH-TCTK ngày 13/2/2012 về việc phổ biến, tập huấn
Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê, Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Chế độ báo cáo
thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
13. Kỷ yếu Dự án VIE/98/001 về Tăng cường năng lực pháp luật tại Việt
Nam - giai đoạn II”, Hà Nội, 2002.

17
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
I. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật thống kê 3
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là gì? 3
2. Vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê 4
3. Nội hàm phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê 5
4. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê 6
II. Cơ sở lý luận, nghiệp vụ của việc xây dựng Chương trình phổ biến giáo dục
pháp luật thống kê 7
1. Chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật 7
2. Yêu cầu nâng cao dân trí pháp lý, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản
lý xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9
3. Đặc điểm, ưu thế riêng của ngành Thống kê 10
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

×