Đề Tài: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VĂN HÓA CÔNG TY HONDA
VIỆT NAM.
Đề cương
Lời mở đầu
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”.
1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam.
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam.
2.2. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam.
2.2.1. Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức.
2.2.2. Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố.
2.2.3. Tầng thứ ba: Những quan niệm chung.
Kết luận và bài học rút ra
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề
nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi
dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc "hoà
nhập" chứ không "hoà tan". Theo một nghiên cứu tại Mỹ, duy trì và giữ gìn nền văn
hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của doanh nghiệp. Do
đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét
văn hoá riêng.
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong
nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở nên cần
thiết và gặp không ít khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức
mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được. Vậy, có thể
hiểu thế nào là văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái
niệm này. Mỗi nền văn hoá khác nhau đều có thể có những định nghĩa khác nhau.
Mỗi một doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác nhau về văn hoá doanh nghiệp
nhưng chúng ta có hiểu văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được
gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên
của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Trên cơ sở lý
thuyết nhóm tôi đi tìm hiểu và phân tích văn hóa công ty Honda -một doanh nghiệp
thành công và có nền văn hóa đặc biệt riêng biệt.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm “Văn hóa doanh nghiệp”.
“Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng lên suốt
quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá
trị, các quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi
phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong
việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra”.
1.2. Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp
Theo Edgar H.Schein (2004), cấu trúc văn hóa doanh nghiệp có thể chia
thành 3 tầng khác nhau. Các tầng (level) ở đây chỉ mức độ cảm nhận được của giá
trị văn hóa trong doanh nghiệp hay cũng có thể nói rằng tính hữu hình và vô hình,
tính trực quan và phi trực quan trong biểu hiện của những giá trị văn hóa đó. Đây là
cách tiếp cận đi từ hiện tượng bên ngoài quan sát được đến bản chất bên trong của
một nền văn hóa, phải đi sâu hết các tầng văn hóa này chúng ta mới có thể hiểu
được những bộ phận cấu thành nên một nền văn hóa bao gồm những gì. Cụ thể các
tầng này bao gồm:
-Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức. Tầng giá trị
đầu tiên bao gồm những dấu hiệu hữu hình mà một người có thể nhìn, nghe và cảm
thấy khi tiếp xúc với một doanh nghiệp có nền văn hóa xa lạ, như:
+ Phong cách thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất, trang thiết bị, các vật dụng ,
logo, biểu trưng …
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động
+ Các chuẩn mực hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách thức
tổ chức các hội nghị, các hoạt động văn nghệ, thể thao…
+ Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ
xưng hô, giao tiếp, các bài hát truyền thống
Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết và cảm nhận nhất; mỗi người có thể nhận
thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên thông qua các yếu tố vật chất như: kiến trúc
cách bài trí, đồng phục… của doanh nghiệp. Cấp độ văn hóa này chịu ảnh hưởng
nhiều bởi tính chất của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau của cá
doanh nghiệp, cũng như từ quan điểm của cấp lãnh đạo.
- Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (các chiến lược, mục tiêu, triết lý của tổ
chức).
Bất kì doanh nghiệp nào cũng có các quy định, nguyên tắc, triết lý, mục tiêu
và chiến lược hoạt động riêng của mình; nhưng chúng được thể hiện với nội dung,
phạm vi mức độ khác nhau giữa các doanh nghiệp mà thôi. Đó có thể coi là kin chỉ
nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp và được doanh
nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên cùng thực hiện, chia sẻ và
xây dưng. Đây chính là những giá trị được công bố, là một phận của nền văn hóa
doanh nghiệp.
Thường những giá trị được công bố này cũng có tính hữu hình vì người ta có
thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức
năng hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp đó cách thức ứng xử hay
đói phó với các tình huống cơ bản và luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới
trong môi trường cạnh tranh.
-Tầng thứ 3: Những quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình
cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong tổ chức). Đây là tầng giá trị
sâu nhất của văn hóa tổ chức, là những quan niệm nền tảng chung, được hình thành
và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành
viên trong nền văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên, phổ biến, được công nhận
và trở thành các quan niệm nền tảng. Những ngầm định này thường là những quy
ước bất thành văn, đương nhiên tồn tại và tạo nên mạch ngầm gắn kết các thành
viên trong tổ chức; tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ, cách hành động của họ. Hệ
thống giá trị được tuyên bố và ngầm định nền tảng của một tổ chức là những thước
đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử
chung và Edgar H.Schein (2004) cho rằng, bản chất cốt lõi của văn hóa một tổ chức
là ở những quan niệm chung nằm sâu bên trong tổ chức đó. Nếu nhận biết văn hóa
của một tổ chức ở tầng thứ nhất và thứ hai thì chúng ta mới tiếp cận được văn hóa ở
bề nổi, từ là có khả năng suy đoán các thành viên của tổ chức “nói gì” trong một
tình huống cụ thể. Chỉ khi nào nắm được và hiểu rõ lớp văn hóa thứ ba thì chúng ta
mới có khả năng dự báo các thành viên trong tổ chức này sẽ “làm gì” khi vẫn dụng
những giá trị này vào thực tiễn.
2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty Honda Việt Nam.
2.1Giới thiệu chung về Công ty Honda Việt Nam.
Tổng giám đốc: Koji Onishi
Mã số thuế: 2500150543
Điện thoại: +84-0211-338688
Số máy Fax: +84-0211-385414
Địa chỉ: Phúc Thắng, Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Email:
Website: www.honda.com.vn
Lĩnh Vực Hoạt Động: Sản xuất, kinh doanh xe máy, phụ tùng xe máy
Giới Thiệu:
Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam
Xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam. Kể từ khi
Honda bước chân vào thị trường Việt Nam hơn 10 năm trước đây, công ty đã liên
tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
cao của thị trường mà xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn.
Nhà máy xe máy
Nhà máy ô tô
Mang đến các sản phẩm xe máy công nghệ cao và thân thiện với môi trường
Nhà máy xe máy thứ nhất : Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành
nhà máy thứ nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện
đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng
cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda taị thị trường Việt Nam.
Thành lập: Năm 1998
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: USD 290,427,084
Lao động: 3.560 người
Công suất: 1 triệu xe/năm
Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03
đối tác:
Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)
Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)
Nhà máy xe máy thứ hai: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của
khách hàng Việt Nam, Honda Việt Nam quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, nâng
cao sản lượng tại thị trường Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, nhà máy xe máy thứ hai
chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đã được
khánh thành tại Viêt Nam. Điều đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố
"thân thiện với môi trường và con người". Theo đó, nhà máy này được xây dựng
dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió,
Ánh sáng và Nước.
Năm thành lập: Năm 2008
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: 65 triệu USD
Lao động: 1.375 người
Công suất: 500.000 xe/năm
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng công suất sản xuất của cả 2 nhà máy xe máy
là 1,5 triệu xe/năm, đưa Honda Việt Nam trở thành một trong những nhà máy sản
xuất xe máy lớn nhất tại khu vực và trên toàn thế giới.
Ô tô
Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty. Chỉ
sau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng
mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho
nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006.
Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe
máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường
Việt Nam.
Nhà máy sản xuất Ô tô:
Năm thành lập: 2005
Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: Khoảng 60 triệu USD
Diện tích: 17.000m2
Lao động: 408 người
Công suất: 10,000 xe/năm
Nhà máy sản xuất Ô tô được trang bị máy móc và thiết bị tương tự như các
nhà máy Honda ở các nước khác với tiêu chí đặc biệt coi trọng chất lượng, an toàn
và thân thiện với môi trường. Hơn nữa, nhà máy còn được trang bị dây chuyền lắp
ráp động cơ với mong muốn từng bước nội địa hóa các sản phẩm Ôtô.
2.2. Phân tích văn hóa Công ty Honda Việt Nam.
2.2.1. Tầng thứ nhất: Những quy trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức.
1. Logo Honda
Logo Honda thiết kế theo phong cách chữ viết tắt là thiết kế logo nổi tiếng
cùng hãng xe làm rạng danh đất nước xứ mặt trời mọc.
Công ty Honda thành lập cách đây khoảng 58 năm. Với phong cách sang
trọng, bền vững và thành công, các logo được thiết kế bởi Honda Nhật Bản vào
khoảng giữa năm 1996 và 2001. Công ty Honda là nhà sản xuất xe máy lớn nhất và
cũng là nhà sản xuất xe thành công nhất. Các logo Honda ngày hôm nay là một
trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất được nhìn thấy.
Ý nghĩa
Người sáng lập hãng Honda ông Soichiro Honda, cho đến khi ông qua đời
thì ý nghĩa cũa thiết kế logo Honda vẫn chưa được làm rỏ. Như bạn đã thấy
thì thiết kế logo Honda gồm có chữ cái H và một cánh chim nhưng cánh của loại
chim gì, và có phải chữ cái H ấy là chữ cái đầu tiên của tên họ Honda? Điều này
chưa thấy công bố trên thông tin đại chúng nên nó vẫn là một ẩn số.
Thiết kế logo Honda cũng thay đổi theo thời gian. Hình ảnh cánh chim đầu
tiên tạo cảm nhận là cánh của một loài chim không có thật, sau được thiết kế gọn
lại. Chữ cái H có khi thanh mảnh, có lúc mập mạp đậm đà. Hai biểu tượng có khi
sử dụng biệt lập với nhau, nhưng cũng có khi ghép cùng với nhau thành một biểu
tượng chung.
Chính ý nghĩa logo không công bố rỏ ràng của Honda cũng gây ra nhiểu
tranh cải cho khách hàng hâm mộ sản phẩm Honda trên khắp thế giới. Nhưng thật
ra thì điều đó cũng không quyết định, bởi suy cho cùng thì giá trị và ý nghĩa, tác
động và ảnh hưởng của thương hiệu được cân đo đong đếm ở những khách hàng và
người sử dụng là chính, chứ đâu phải ở ẩn ý sâu xa của tác giả khi sáng tạo ra biểu
tượng thương hiệu.
Biểu tượng thương hiệu Honda như hiện diện ở các sản phẩm của hãng
Honda ngày nay chính thức có từ năm 1993. Nhưng chữ cái H đặc trưng cho Honda
đã xuất hiện lần đầu tiên năm 1963 ở loại xe vận tải nhỏ T 360, và hình ảnh cánh
chim đã được gắn lên những sản phẩm đầu tiên của hãng khi nó được thành lập
năm 1947/1948 – ở xe đạp máy. Ai cũng cho rằng chữ cái H có nguồn gốc từ cái
tên Honda. Nhưng còn cánh chim kia được coi là biểu tượng cho mơ ước và khao
khát được chắp cánh bay đi xa và lên cao, vừa thật lại vừa ảo, giản dị mà có thể ẩn
chứa nhiều thông điệp. Có người lý giải chữ cái H biểu tượng cho hình ảnh con
người đứng vững vàng trên đôi chân của mình, hai tay vươn tới những thành tựu
huy hoàng hơn từ lao động sáng tạo.
Các yếu tố của logo
Thiết kế logo Honda rất thanh lịch công nhận, các đường cong sáng tạo trong
thiết kế và đánh dấu một kiệt tác nổi tiếng thế giới.
+ Hình dạng của logo Honda:
Honda thay đổi logo với các đơn vị hoạt động, họ vẫn duy trì sự tinh tế trong
mỗi thiết kế logo. Xe máy Honda logo có cánh, thiết kế logo Honda Acura, logo xe
Honda đua, xe ô tô Honda với logo chữ ‘H’ và xe vận chuyển logo Marine Honda.
Nói chung hình dạng logo Honda bao gồm chữ ‘H’ xuất hiện rộng từ đầu và dần
hẹp hơn xuống dưới.
+ Màu sắc của logo Honda:
Màu sắc của logo Honda màu xám bạc hoặc kim loại hiển thị một mô tả rất
sáng bóng và ấn tượng của thương hiệu. Logo sử dụng ánh sáng từ phía sau xuất
hiện rất thời trang vì nó cho thấy sự phản xạ cuối cùng.
+Phông chữ của logo Honda:
Các phông chữ của thiết kế logo Honda theo phong cách La Mã, đậm để làm
nổi bật sự hiện diện của các thương hiệu nổi tiếng thế giới.
2. Đồng phục
Cùng với việc xây dựng những giá trị cốt lõi trong kinh doanh, tạo dựng
thương hiệu và niềm tin trong mắt khách hàng thì đồng phục nhân viên là một yếu
tố không thể thiếu trong tạo dựng hình ảnh và văn hóa doanh nghiệp. Bởi lẽ, đồng
phục thuộc văn hóa ” tầng bề mặt “, là yếu tố “tiệm nhãn” giúp doanh nghiệp dễ
dàng quảng bá, tạo bản sắc riêng, xây dựng truyền thống cũng như hình ảnh thương
hiệu.
Rõ ràng, việc đầu tư đồng phục cho nhân viên là một hướng đầu tư có lãi,
bởi đồng phục được mặc bởi nhân viên là công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu
nhất, có sức thuyết phục nhất. Không những thế, đồng phục đưa tập thể nhân viên
lại gần nhau hơn, khi khoác lên mình cùng một màu áo, cùng một trang phục, nhân
viên sẽ không còn khoảng cách mọi người sẽ thân thiện và đoàn kết hơn từ đó hiệu
quả công việc cũng sẽ được đẩy cao …
Có rất nhiều mẫu đồng phục cho nhân viên
• Mẫu đồng phục dành cho nhân viên lắp ráp
• Mẫu đồng phục cho nhân viên sửa chữa
• Mẫu đồng phục nhân viên tư vấn
Mỗi một chi nhánh Hon da có những mẫu đồng phục cho nhân viên khác
nhau, tuy nhiên tất cả các mẫu đều có in logo Honda với dòng chữ đỏ nổi bật.
3. Cách bài trí (tại showroom)
KHU VỰC 1: Gồm khu vực tiếp khách, quầy lễ tân, trưng bày.
• Khu vực tiếp khách: nằm ngay cửa hành lang, góc trái và góc phải của
showroom, thuận lợi cho nhân viên lễ tân chào đón khách và tiếp chuyện tại bàn.
Khu vực này được thiết kế trang nhã, lịch thiệp nhằm giúp khách hàng tận dụng
khoảng thời gian chờ đợi để thư giãn, nghỉngơi hoặc trò chuyện với nhau. Khách
hàng ngoài việc được phục vụ giải khát miễn phí còn có đủ các loại sách báo để
đọc. Và nếu muốn, khách hàng cũng có thể "free online" để gửi, nhận email, chơi
games hay xem những tin tức nóng hổi trên mạng. Bên cạnh đó khách hàng vừa có
thể xem coi sản phẩm vừa có thể được tư vấn chi tiết các sản phẩm, các dịch vụ
kèm theo….
• Khu vực trưng bày: chiếm hầu hết diện tích toàn bộ khu vực này và được
chú trọng nhất. Với ý tưởng chủ đạo là “sáng tạo những thứ chưa từng có” gian
trưng bày của Honda luôn giới thiệu tới người xem những sản phẩm “hấp dẫn,
mang đến sự ngạc nhiên và thích thú cho mỗi khách hàng, được khơi nguồn từ
những ước mơ và ý tưởng cháy bỏng. Đi từ ngoài vào khách hàng có thể quan sát
các sản phẩm được trưng bày qua lớp kính trong. Tại đây những sản phẩm mới
nhất, thịnh hành nhất được công ty trưng bày phối hợp với không gian thoáng đãng
khách hàng có thể tưởng tượng được hình ảnh khi được sở hữu một trong những
sản phẩm này.
• Khu vực lễ tân: chính giữa đối diện với cửa chính sát trong khu vực này,
nhân viên có thể quan sát khách hàng từ xa và chuẩn bị chào đón và có thểquan sát
được khu vui chơi trẻ em và khu tiếp khách. Các nhân viên sẽ thực hiện các chức
năng giới thiệu, tư vấn và sữa chữa các sản phẩm của Honda gồm xe lắp ráp trong
nước và cả xe nhập khẩu vì thế đòi hỏi phải được trang bị kỹ năng giao tiếp cực
nhạy.
• Khu vui chơi trẻ em: Trưng bày những thú nhồi bông, những hình
ngộnghĩnh một không gian nhỏ nhưng an toàn đối với những khách hàng đã có gia
đình không bị phân tâm khi dẫn theo trẻ nhỏ. Chỉ là một không gian nhỏnhưng
chứa đựng ở đây một thông điệp lớn “Honda Biên Hòa luôn coi trọng khách hàng,
khách hàng là người được quan tâm nhiều nhất”.
KHU VỰC 2: Phòng kinh doanh, phòng kế toán
• Phòng kinh doanh: sau khu vực 1 thuận tiện cho việc ký kết hợp đồng
mua bán với khách hàng. Các thắc mắc chi tiết nhất về giá, các hình thức mua bán-
thanh toán Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, từng tháng, quý, năm.
Thực hiện công tác đối ngoại của phòng đối với khách hàng, ngân hàng, cơ quan có
thẩm quyền. Lập kế hoạch kinh doanh, kếhoạch marketing, từng tháng, quý, năm.
Thực hiện công tác đối ngoại của phòng đối với khách hàng, ngân hàng, cơ quan có
thẩm quyền.
• Phòng kế toán: kế cận phòng kinh doanh nhằm giúp cho việc thanh toán
được thuận lợi, nhanh chóng. Có chức năng soạn thảo và tổ chức thực hiện các văn
bản, kế hoạch về tài chính, kế toán, thống kê. Tham gia soạn thảo, thẩm định, ký
kết và thực hiện các hợp đồng; các phương án giá sản phẩm-dịch vụ.
KHU VỰC 3: Khu vực tư vấn khách hàng qua điện thoại và phòng đợi của
khách sửa chữa bảo hành xe.
• Khu vực lễ tân: nơi tư vấn khách hàng qua diện thoại, và tiếp khách đợi
sửa chữa bảo hành.
• Khu vực dành cho khách: có bày trí tivi, internet cho khách hàng, có các
loại nước uống hoa quả và bánh kẹo nhằm tạo cho khách có cảm giác mình đang
thư giãn hơn là chờ đợi.
KHU VỰC 4: Khu vực để xe sửa chữa bảo hành:
Không gian rộng, thoáng và khách hàng ở khu vực 3 có thể quan sát được.
Có lối ra và lối vào thông với khu vực sữa chữa phù hợp cho quá trình lưu thông xe
vào ra phòng bảo hành.
KHU VỰC 5: Khu vực sửa chữa bảo hành:
Được trang bị đầy đủ các trang thiết bịgần kho nhằm đáp ứng yêu cầu tính
chất công việc. Khi công việc hoàn thành có thể chuyển ngay vào khu vực 4. Tại
đây đội ngũ nhân đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và được đào tạo chuyên nghiệp.
KHU VỰC 6: Kho chứa hàng:
Đây là nơi chứa xe mới, các trang thiết bị, cách linh kiện, máy móc dùng
cho quá trình sữa chữa và mua bán các phụ tùng chính hãng. Công ty chú trọng
quan tâm đến các hệ thống cảnh báo, chữa cháy, bảo quản các linh kiện, sản phẩm
chiếm phần lớn tổng diện tích của công ty. Từ việc bố trí không gian như trên với
tổng diện tích sử dụng trên 4.500m.
2.2.2. Tầng thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (các chiến lược, mục
tiêu, triết lý của tổ chức).
Các chiến lược của Honda
- Chiến lược marketing
+ Chiến lược sản phẩm
Tại Việt Nam, xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nhiều khi còn là
công cụ kiếm sống của không ít người dân. Số lượng người sử dụng xe máy vô
cùng lớn và mục đích sử dụng cũng vô cùng phong phú. Nắm bắt được điều này,
công ty Honda đã đưa ra rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho khách hàng lựa chọn,
tương ứng với những mức giá khác nhau, phù hợp với nhiều tầng lớp người dân.
Các dòng xe của Honda như: Air Blade, Air Blade Repsol, Lead, Click, Click Play,
Future, Super Dream. Super Dream Plus, Wave, @, SH, Dylan, PS… Các loại ô tô
như Civic, CR-V…
+ Chiến lược giá
Từ khi có mặt tại VN, Honda đã giới thiệu rất nhiều mẫu mã xe mới, cải tiến
các mẫu xe cũ và luôn đi đầu trong doanh số tiêu thụ về mặt hàng này tại thị trường
Việt Nam. Thành công của Honda trong việc chiếm lĩnh thị trường không chỉ đưa
trên mẫu mã & chất lượng sản phẩm của họ mà một phần quan trọng không kém,
đó là kỹ thuật định giá của công ty Honda. Các sản phẩm của Honda luôn được
định giá nhằm phù hợp với tối đa lượng khách hàng của họ, từ những sản phẩm
bình dân đáp ứng nhu cầu đi lại thiết yếu đến những sản phẩm cao cấp có giá rất
cao nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng.
Chiến lược định giá của công ty Honda Việt Nam chủ yếu nhằm vào khách
hàng mục tiêu của họ, đó là tầng lớp trung bình của xã hội. đây chính là lực lượng
những khách hàng chủ yếu của công ty trong suốt những năm qua. Tuy nhiên,
Honda không dừng lại ở đó, cụ thể là họ đã có những sản phẩm cao cấp nhập từ
nước ngoài nhằm tiếp cận những khách hàng thuộc tầng lớp cao, những người sẵn
sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để thỏa mãn nhu cầu của mình.
+ Chiến lược phân phối
Bao gồm bán lẻ, bán buôn và phân tích nhu cầu khách hàng. Honda theo đuổi
chiến lược phát triển từng khu vực một. Công ty có mạng lưới rộng lớn từ Bắc vào
Nam
+ Chiến lược xúc tiến sản phẩm
Để xúc tiến sản phẩm, Honda tiến hành quảng cáo trên các phuwong tiện
thông tin đại chúng như: tivi, báo chí, website Ngoài ra Honda cũng chú trọng
hoạt động PR, tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội
như: hỗ trợ giáo dục, hoạt động từ thiện, đóng góp cho xã hôi với các lĩnh vực môi
trường, an toàn.
- Chiến lược cạnh tranh
Mở rộng thị trường bằng cách tìm kiếm các tập khách hàng mới, cung cấp sản
phẩm với tính năng mới, đa dạng và nhiều công dụng hơn.
- Chiến lược phát triển thị trường
+ Phát triển thị trường hướng về nông thôn, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu
phụ tùng và xe nguyên chiếc. Công ty sẽ đưa ra những mẫu xe máy được thiết kế
và sản xuất tại Việt Nam.
+ Một hướng phát triển khác là tập trung cho xuất khẩu tới các thị trường như
Phillipines, Malaysi, Thái Lan
Các triết lý của Honda
Trong một cuộc trao đổi với báo chí, ông Atsushi Kikuchi - Giám đốc Tài
chính và truyền thông của công ty Honda Việt Nam đã chia sẻ về triết lý cơ bản
trong văn hóa kinh doanh của Honda:
“ Thực ra, chúng tôi không phải là một công ty Nhật Bản, chúng tôi có trên
3,500 nhân viên người Việt và chưa đến 20 người Nhật. Và chúng tôi đã hoạt động
ở Việt Nam trên 10 năm. Honda có triết lý kinh doanh của riêng mình. Tôi không
nghĩ là nó chỉ dành cho một công ty Nhật. Và vì thế triết lý kinh doanh này đã được
áp dụng ở tất cả các công ty Honda trên toàn thế giới. Điều cốt lõi trong triết lý của
chúng tôi được thể hiện trong Tôn chỉ của công ty bao gồm 2 niềm tin căn bản. Thứ
nhất, tôn trọng con người. Mỗi con người được sinh ra là một cá thể tự do, không ai
giống ai, với khả năng tư duy, lập luận sáng tạo và khả năng mơ ước. Tôn trọng con
người đòi hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong công ty
bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể và tin tưởng lẫn nhau như những
người cộng sự bình đẳng. Thứ hai, ba niềm vui: niềm vui cho những người mua sản
phẩm (Niềm vui mua hàng), niềm vui cho những người bán sản phẩm và cung cấp
dịch vụ (Niềm vui bán hàng) và niềm vui cho những người sáng tạo ra sản phẩm
(Niềm vui sáng tạo).”
Các mục tiêu của Honda
- Mang lại giá trị cho xã hội một cách tốt nhất thông qua trách nhiệm trong phát
triển, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường tính năng an toàn của sản phẩm.
- Giảm thiểu một cách hiệu quả tác động của sản phẩm lên môi trường toàn cầu.
- Đóng góp tích cực vì một xã hội tốt đẹp hơn cho thế hệ hôm nay và tương lai.
2.2.3. Tầng thứ 3: Những quan niệm chung (niềm tin, nhận thức, suy nghĩ
và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong tổ chức).
Niềm tin.
Ở Honda Việt Nam tồn tại hai niềm tin cơ bản đó là:
Thứ nhất, tôn trọng con người. Mỗi con người được sinh ra là một cá thể tự
do, không ai giống ai, với khả năng tư duy, lập luận sang tạo và khả năng mơ ước.
Tôn trọng con người đòi hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này
trong công ty bằng việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể và tin tưởng lẫn nhau
như những người cộng sự bình đẳng.
Thứ hai, ba niềm vui: niềm vui cho những người mua sản phẩm ( Niềm vui
mua hang), niềm vui cho những người bán sản phẩm ( Niềm vui bán hàng), và
niềm vui cho những người sang tạo ra sản phẩm (Niềm vui sáng tạo).
Nhận thức, suy nghĩ.
- Honda VN là một công ty hướng về khách hàng
Ông Atsushi Kikuchi, Giám đốc Tài chính và truyền thông công ty Honda Việt
Nam cho biết quan điểm của công ty: bản chất của con người là giống nhau dù họ ở
đâu. Tất nhiên là mỗi quốc gia có một nét văn hóa riêng, vì thế chúng tôi tập trung
phân tích thị trường một cách cẩn thận và kỹ lưỡng để sản phẩm của chúng tôi có
thể làm hài lòng khách hàng.
- Sự phát triển của Công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội.
Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt với mong
muốn trở thành một thành viên tích cực của đất nước.
Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” và các hoạt động trong chương trình “Tôi yêu
Việt Nam” chính là thay cho lời muốn nói của Honda Việt Nam. Với động lực và
mong muốn đó, trong những năm qua, Honda Việt Nam đã liên tục phấn đấu cung
cấp cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Honda
toàn cầu, hợp thời trang và giá cả hợp lý, vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng,
từ đó góp phần phát triển nền công nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động
chuyển giao công nghệ, nội địa hóa, xuất khẩu, tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân
lực…Bên cạnh đó, Honda Việt Nam cũng rất quan tâm đến các hoạt động xã hội,
như hướng dẫn lái xe an toàn và tuyên truyền an toàn giao thông nhằm xây dựng
một xã hội giao thông lành mạnh và hỗ trợ phát triển các hoạt động giáo dục, văn
hóa, thể thao v.v., cũng như các hoạt động từ thiện. Honda Việt Nam đang tiếp tục
cố gắng để trở thành một Công ty được xã hội mong đợi.
Các hoạt động từ thiện, xã hội và tài trợ của Honda Việt Nam.
- Trong những năm qua Honda Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình và hoạt
động nhằm thúc đẩy an toàn giao thông cho mọi người như bản tin an toàn giao
thông trên VTV1, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trên VTV và VOV, chương
trình lái xe an toàn ở các tỉnh thành cả nước, hội thi nông dân lái xe an toàn.
- Cty Honda VN đã dành 20.000 USD trong Quỹ hoạt động xã hội Honda trị giá 10
triệu USD ủng hộ các nạn nhân bão Chanchu và hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ xơ hóa cơ
Delta
- Bên cạnh đó, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Honda Việt Nam vừa ủng hộ
160.000.000 đồng cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhằm hỗ trợ phẫu thuật cho
trẻ mắc bệnh xơ hóa cơ Delta. Cũng trong tháng 6 này, Cty cam kết ủng hộ Family
Medical Practice Hanoi 1 xe máy Honda Super Dream Deluxe trị giá 16.900.000
đồng để đấu giá gây quỹ mua máy điều trị bệnh ung thư cho Bệnh viện Nhi Trung
ương. Tháng 10 năm trước (2005), khi bão, lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh
Đồng bằng Bắc Bộ và miền Trung, 160 triệu đồng cũng đã được Công ty này thông
qua Mặt trận Tổ quốc ủng hộ…
- Honda Việt Nam trao tặng Giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư và Nhà khoa học trẻ
Việt Nam 2006 Vào ngày 15 tháng 12, Quỹ Honda Foundation đã kết hợp cùng
Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Honda dành cho Kỹ sư
và Nhà khoa học trẻ Việt Nam (Honda YES Award) cho 10 sinh viên xuất sắc của
các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Bách
khoa Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Công nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) với
tổng trị giá 30.000 USD và 10 chiếc xe máy do Honda Việt Nam sản xuất. Như vậy,
mỗi sinh viên đoạt giải thưởng sẽ nhận được một suất học bổng trị giá 3.000USD
và 1 xe máy Wave RS trị giá 14.900.000 đồng của Honda Việt Nam. Ngoài ra,
những sinh viên đoạt giải sẽ có cơ hội nhận được học bổng trị giá 10.000 USD nếu
xin được học bổng du học sau đại học tại Nhật Bản.
- Giải thưởng Honda YES Award được thành lập vào tháng 3 năm 2006 nhân kỷ
niệm 10 năm thành lập Công ty Honda Việt Nam. Đây cũng là một trong các hoạt
động nằm trong khuôn khổ của Quỹ hoạt động xã hội trị giá 10 triệu USD của
Honda Việt Nam trong vòng 5 năm (từ 2006 đến 2010) do Công ty Honda Việt
Nam phối hợp với Quỹ Honda Foundation, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính
sách KHCN (Bộ KHCN) tổ chức. Ngoài chương trình này, trong năm 2006, Honda
Việt Nam cũng đã trao tặng Quỹ học bổng khuyến học Honda Vĩnh Phúc trị giá 220
triệu đồng cho các em học sinh giỏi và học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Vĩnh
Phúc. Bên cạnh đó, trong các Ngày hội Honda diễn ra ở 12 tỉnh thành phố lớn,
Honda Việt Nam cũng trao tặng 120 suất học bổng cho các bạn học sinh, sinh viên
nghèo vượt khó với tổng trị giá lên tới 120 triệu đồng
- Năm 2004 – Tài trợ cho cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam”
- Tháng 8 năm 2004 - Ủng hộ anh Nguyễn Văn Mỵ 5 triệu đồng. Cảm thông trước
hoàn cảnh khó khăn của anh Nguyễn Văn My, người đã nhận được bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ do đã giúp những người đi biển giảm được thiệt hại về người
và của, tránh được thiên tai, thông qua báo Đầu tư Công ty HVN đã ủng hộ anh 5
triệu đồng giúp cho cuộc phẫu thuật mắt của anh được thực hiện nhanh chóng hơn
- Tháng 7 năm 2004 – Hỗ trợ Quỹ hỗ trợ trẻ em Việt Nam 90 triệu đồng. Nhân dịp
buổi biễu diễn từ thiện nhằm gây quỹ hỗ trợ trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam
của ca sỹ Nhật Bản Yokoi Kumiko tại Hà Nội (30/7), Công ty HVN đã hỗ trợ Quỹ