Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

học sinh trường thpt trần hưng đạo – thanh xuân tham gia nêu cao lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.44 KB, 24 trang )

PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tinh thần yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc ta đã có một bề
dày lịch sử gắn với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước từ xưa
đến ngày nay. Lãnh tụ Hồ Chí Minh trong tác phẩm Hồ Chí Minh Toàn tập đã
khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý
báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi
nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Việc
nhận thức đúng về lòng yêu nước, truyền thống yêu nước và biểu hiện lòng yêu
nước đó như thế nào ở mỗi công dân Việt Nam nói chung và lứa tuổi học sinh
THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ
những đòi hỏi của đất nước trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa và yêu cầu đổi
mới của ngành Giáo dục - Đào tạo cùng với thực tế cuộc sống của học sinh
THPT hiện nay, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu lĩnh vực khoa học xã hội và
hành vi: “Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân tham gia nêu cao
lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay ” làm đề tài tham dự cuộc thi Nghiên
cứu khoa học- kỹ thuật cấp thành phố Hà Nội lần thứ tư năm học 2014- 2015.
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ một số khái niệm về tinh thần
yêu nước, truyền thống yêu nước. Nêu lên được các cơ sở lý luận thực tiễn và
tầm quan trọng của việc giáo dục nêu cao lòng yêu nước cho học sinh THPT
hiện nay. Thông qua việc tìm hiểu học sinh ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Thanh Xuân Hà Nội để biết được thực trạng nhận thức và biểu hiện lòng yêu
nước của học sinh THPT hiện nay. Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học
sinh THPT nói chung, để định hướng tổ chức các hoạt động nhằm hoàn thiện
nhân cách cho học sinh trong đó có việc nêu cao lòng yêu nước. Thấy được việc
cần thiết phải có những hoạt động cụ thể nhằm giáo dục và nêu cao lòng yêu
nước cho học sinh. Thông qua kết quả một số hoạt động cụ thể của học sinh
trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân, đánh giá tác động của những hoạt
động này và đề xuất các giải pháp cần thiết trong trường học nhằm nêu cao lòng
yêu nước cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay.
Ý nghĩa của đề tài: Qua bài nghiên cứu, chúng tôi mong muốn các bạn học


sinh hiểu được khái niệm, ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng yêu nước và
truyền thống yêu nước. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng giúp cho các bạn lứa
tuổi THPT có cách nhìn nhận sâu sắc hơn về những giá trị tinh thần, truyền
thống yêu nước và có hành vi đúng đắn việc biểu hiện lòng yêu nước của mình
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc giai đoạn hiện nay.
1
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, ĐIỂM MỚI VÀ
SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
Lòng yêu nước, giá trị truyền thống yêu nước từ lâu đã được các dân tộc
trên thế giới quan tâm và đề cao. Ở nước ta việc giáo dục tinh thần yêu nước đã
được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đặc biệt ở các cấp học. Trong chương
trình giáo dục hiện nay, đã có nhiều bài học qua các môn học Lịch sử, Giáo dục
công dân, Giáo dục quốc phòng…nhằm mục đích khơi dậy và giáo dục lòng yêu
nước cho học sinh. Trong các trường học trong cả nước cũng đã có rất nhiều
hoạt động khác nhau để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh như tổ chức chào
cờ đầu tuần, hát Quốc ca, tổ chức cho học sinh thăm quan các di tích lịch sử
cách mạng, tổ chức chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, giáo dục qua các bài học,
kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc…Cũng đã có rất nhiều bài nghiên cứu tìm
hiểu về vấn đề lòng yêu nước và giáo dục lòng yêu nước. Các bài nghiên cứu đó
đã đề cập đến những lý luận về giá trị văn hoá, về bản sắc văn hoá dân tộc, về
thực trạng và giải pháp đẩy mạnh các hoạt động giáo dục các giá trị văn hóa
truyền thống nhằm hình thành và hoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho
sinh viên trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa…Tuy nhiên
các nghiên cứu trên đều chưa đi sâu, phân tích thực trạng và cụ thể hóa các biện
pháp, hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh THPT trong thời
điểm hiện nay. Chúng tôi xin được kế thừa các nghiên cứu trước đó và làm rõ
hơn việc nêu cao lòng yêu nước cho học sinh THPT bằng đề tài nghiên cứu của
mình.
Điểm mới và sáng tạo của đề tài này ở chỗ chúng tôi đã nghiên cứu thông
qua các hoạt động cụ thể ở nhà trường để đánh giá các tác động của nó trong

việc nêu cao lòng yêu nước cho học sinh giai đoạn hiện nay. Bằng phương pháp
nghiên cứu điều tra xã hội học theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang. Địa
điểm nghiên cứu là tại trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân Hà Nội. Đối
tượng nghiên cứu là học sinh, giáo viên và các hoạt động cụ thể của nhà trường.
Thời gian nghiên cứu từ 11/9/2014. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu theo
định lượng và định tính với các kỹ thuật trưng cầu ý kiến, thảo luận, quan sát,
phỏng vấn sâu…Đề tài đã cụ thể hóa và làm rõ thực trạng và kết quả của những
hoạt động của trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân nhằm nêu cao tinh
thần yêu nước cho học sinh. Từ đó đề xuất các giải pháp giáo dục nêu cao lòng
yêu nước cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà
trường.
PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Khái niệm lòng yêu nước và truyền thống yêu nước.
1.1.1 Khái niệm lòng yêu nước.
Lòng yêu nước là xu hướng thúc đẩy con người hành động để mang lại giá
trị tốt đẹp cho cộng đồng và môi trường sống xung quanh trong phạm vi một
quốc gia. Tình yêu nước là lòng dũng cảm, sẵn sàng xả thân khi đất nước lâm
nguy. Tình yêu nước còn là sự đoàn kết, sẵn sàng chung tay để giúp cho đất
nước vững bền. Tình yêu nước còn là sự chấp nhận, sẵn sàng chấp nhận đất
nước mình chưa được phát triển, giàu mạnh. Tình yêu nước còn là trách nhiệm
và sự sẵn sàng hi sinh khi Tổ quốc cần.
Yêu nước là tình cảm của mình giành cho nơi mình được sinh ra, nơi mà
bao đời gia đình của mình ở đó, gắn bó và phát triển. Tình yêu nước bắt đầu từ
yêu những cái tầm thường nhất của đất nước đó. Yêu từ cái cây trồng trên con
đường mình đi, yêu ngôi nhà mình sống, yêu thương những người mình gắn bó,
yêu lãnh thổ đất nước mình, yêu nền văn hóa của dân tộc mình, yêu cái tiếng nói
của nước mình .Tình yêu nước là một cái gì đó rất thiêng liêng, nó có thể cao

hơn cả những tình cảm khác. Nó được biểu hiện bằng những hành động đúng
đắn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và hoàn cảnh.
1.1.2. Khái niệm truyền thống yêu nước.
Trong cuốn Bách khoa toàn thư “truyền thống là những yếu tố của di tầng
văn hóa xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ qua các xã hội có
giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện
trong định chế xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục tập
quán và lối sống, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội”. Truyền thống lòng yêu
nước chính là sự kết tinh lòng yêu nước trải qua mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước, tồn tại vững chắc trong suốt chiều dài lịch sử. Lòng yêu nước đó đã
trở thành một thứ gì đó rất thiêng liêng chảy trong huyết mạch của con người
Việt Nam từ đời này sang đời khác. Lòng yêu nước từ đời cha truyền lại cho
con, và từ con truyền lại cho cháu, các thế hệ cứ tiếp nối nhau dần dần, mãi mãi.
Và truyền thống yêu nước chính là yếu tố của văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc
được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ trong mỗi người Việt
Nam.
1.1.3. Biểu hiện lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay.
Lòng yêu nước được biểu hiện qua sự nhận thức, thái độ và hành động cụ
thể của cá nhân trong quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong lúc đất
nước gặp nguy nan, lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp. Mất nước đồng nghĩa
với mất tự do, cuộc sống nô lệ phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột khổ cực. Như trong
3
lịch sử dân tộc ta đã từng bị 1000 năm Bắc thuộc, hơn 80 năm bị Thực dân Pháp
đô hộ, 5 năm bị Phát xít Nhật áp bức và 21 năm bị đế quốc Mỹ chia cắt và thống
trị Miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Bác Hồ kính yêu dân tộc ta đã
phát huy tinh thần và truyền thống yêu nước từng bước hoàn thành cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc giành lại độc lập tự do. Trong hòa bình, biểu hiện của
lòng yêu nước được thể hiện bằng tình yêu thương gia đình, quê hương, sống có
trách nhiệm với xã hội. Bằng các hoạt động cụ thể như học tập và làm việc có
ích cho đất nước. Khi cộng động trở nên tốt đẹp hơn thì cuộc sống của chính bạn

cũng trở nên tốt đẹp hơn.
1.2.Tầm quan trọng của việc nêu cao lòng yêu nước cho học sinh trường
THPT trong giai đoạn hiện nay.
1.2.1. Mục đích và yêu cầu của việc nêu cao lòng yêu nước cho học sinh
trường THPT trong giai đoạn hiện nay.
Về mục đích, nhằm giáo dục cho học sinh suy nghĩ, thái độ, nhận thức về
lòng yêu nước và biểu hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn, góp phần nâng
cao hành động theo chuẩn mực xã hội, thanh lịch văn minh. Giúp học sinh nhận
thức rõ bản chất lòng yêu nước để không bị dao động trước mọi tác động từ bên
ngoài. Trên cơ sở đó từng bước góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Về yêu cầu, cần thái độ nhận thức tích cực và hành động xử sự đúng đắn từ
phía các học sinh, cần sự nhận thức tỉnh táo trước các hành vi chống phá Đảng
và Nhà nước, hành vi lợi dụng lôi kéo của bộ phận phản động, gây rối trật tự xã
hội. Không nên hô hào nêu cao lòng yêu nước với những lý thuyết xuông, bằng
việc hô khẩu hiệu mà hãy thông qua những hoạt động và việc làm cụ thể ngay
trong chính cuộc sống của từng cá nhân. Việc nêu cao lòng yêu nước phải được
làm thường xuyên, gắn liền với các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Việc
nêu cao lòng yêu nước cho học sinh THPT phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi học
sinh để thu hút được học sinh và góp phần rèn luyện, phát triển kỹ năng và hoàn
thiện nhân cách học sinh.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc nêu cao lòng yêu nước cho học sinh THPT
trong giai đoạn hiện nay.
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa, giáo
dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ được Đảng và nhà nước ta
đặc biệt quan tâm. Trong nghị quyết số 29 Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam lần VIII khóa XI năm 2013 có nêu rõ “ Đối với giáo dục phổ thông,
tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng

4
kĩ năng vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo tự học, khuyến khích học tập
suốt đời”. Do đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình dài lâu,
xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức
của gia đình, nhà trường và xã hội. Muốn đưa nước ta trở nên giàu mạnh, văn
minh thì trước tiên phải xây dựng được những lớp người có đủ trí, đức. Những
lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay- những học sinh đang
còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ phải được trang bị đầy đủ đức và tài để trở
thành chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó có việc nêu cao lòng yêu nước
cho học sinh THPT. Như vậy, việc nêu cao lòng yêu nước cho học sinh trong
giai đoạn hiện nay là rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố góp phần
hình thành và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, đáp ứng được đòi hỏi của công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, thông qua các hoạt động trong nhà
trường góp phần thắp lên ngọn lửa yêu nước và nâng cao ý thức phấn đấu trong
học tập và rèn luyện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
1.2.3. Các hoạt động ở trường THPT nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học
sinh.
Trường học là nơi rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động nhằm nêu
cao lòng yêu nước cho học sinh. Có rất nhiều các hoạt động, ngoài các hoạt
động thường xuyên như dạy và học các môn học về lĩnh vực khoa học xã hội,
các buổi sinh hoạt đầu tuần như chào cờ, hát Quốc ca, sinh hoạt cuối tuần theo
chủ đề nhất định, còn có các hoạt động khác nhằm nêu cao tinh thần yêu nước
cho học sinh như: Sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức giao lưu,
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, thăm quan các Bảo tàng, di tích
lịch sử Cách mạng, phát động các phong trào thi đua học tập và làm việc theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi đua dạy tốt và học tốt, các hoạt động nhằm
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực… Các hoạt động này trên
thực tế đã được nhiều trường học trên cả nước ta thực hiện tùy theo hoàn cảnh
với các hình thức khác nhau trong nhiều năm qua. Tất cả các hoạt động đó đều
góp phần nêu cao tinh thần yêu nước và góp phần hình thành nhân cách cho học

sinh các cấp học nhất là ở bậc học THPT.
1.3. Đặc điểm tâm lý và việc hình thành nhân cách cho học sinh THPT
hiện nay.
1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT.
Ở độ tuổi THPT, học sinh có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp so với sự êm
đềm của học sinh lứa tuổi trước. Có thể thấy lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn
phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Nằm
trong giai đoạn đầu của tuổi thanh niên: 14,15 đến 17, 18 tuổi là thanh niên mới
lớn( học sinh THCS-THPT).
5
Thời kỳ này học sinh THPT đạt được sự trưởng thành hài hòa cân đối về
mặt cơ thể, nhưng vẫn mang tính dễ bị kích động không phải chỉ do nguyên
nhân sinh lý mà còn do tác động từ bên ngoài và lối sống của cá nhân. Ở gia
đình học sinh đã có sự quan tâm đến nề nếp, lối sống, sinh hoạt và điều kiện
kinh tế của gia đình. Đây là lứa tuổi vừa học tập và lao động nhưng học tập là
chủ yếu. Trong nhà trường, học sinh học tập là chủ đạo và có sự đòi hỏi cao hơn
trước về mức độ và tính tự giác, độc lập. Đây là môi trường không chỉ trang bị
tri thức mà còn tác động đến việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan
cho mỗi học sinh. Ở ngoài xã hội học sinh đã có sự hòa nhập và bị ảnh hưởng rất
mạnh vì những tác động từ bên ngoài, trong đó có cả yếu tố tích cực và tiêu cực.
Về học tập, học sinh có sự đòi hỏi cao hơn về tính tích cực và độc lập, thái độ tự
ý thức về việc học tập cho tương lai được nâng cao. Có thái độ lựa chọn và hứng
thú ổn định với các môn khoa học hoặc một lĩnh vực nào đó. Hoạt động nhận
thức của lứa tuổi này đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề
một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tư duy và nhận thức dần được hoàn
thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân.
1.3.2. Cơ sở hình thành nhân cách cho học sinh THPT hiện nay.
Nhân cách của học sinh THPT có những đặc điểm như sau. Thứ nhất là sự
phát triển tự ý thức, là sự khẳng định cái tôi, khẳng định quan điểm của riêng
mình. Quá trình ấy diễn ra rất mạnh mẽ, có tính đặc thù riêng, xuất phát từ nhu

cầu của cuộc sống. Sự tự ý thức của học sinh được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu
và tự đánh giá mình. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc đến đời sống
tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng cũng như tự đánh giá khả
năng của mình. Giai đoạn này học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình
mà còn nhận thức vị trí của mình trong tương lai.
Nhân cách không có sẵn mà được hình thành và phát triển qua con đường
giáo dục và tự giáo dục. Cơ sở hình thành nhân cách cho học sinh THPT trong
giai đoạn hiện nay đã được chấp nhận trong thực tế giáo dục Việt Nam gồm có
đức và tài. Trong đó đức là các yếu tố về phẩm chất đạo đức, tài gồm các yếu tố
về năng lực. Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của ý thức bản ngã gọi là “cái tôi”.
Cái tôi của mỗi người quy định sự khác biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Trong yếu tố giáo dục phẩm chất đạo đức có việc giáo dục và nêu cao lòng yêu
nước cho học sinh. Nhà trường và các hoạt động giáo dục trong nhà trường là
môi trường giáo dục trực tiếp và quan trọng nhất trong việc hình thành nhân
cách học sinh THPT.
1.3.3. Những hoạt động nhằm hình thành nhân cách cho học sinh THPT
hiện nay.
6
Có rất nhiều hoạt động nhằm hình thành nhân cách cho học sinh THPT đó
là hoạt động giáo dục (từ gia đình, nhà trường và xã hội), hoạt động tự giáo dục
trong cuộc sống và giao tiếp xã hội. Để hình thành và phát triển nhân cách cho
học sinh bao gồm cả "đức" và "tài" cần tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện
trong nhà trường, trong đó công tác giáo dục đạo đức, nhân cách đóng vai trò
quan trọng hàng đầu. Giáo dục đạo đức, nhân cách là một bộ phận quan trọng là
nền tảng của giáo dục nói chung. Giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là
một công việc khó, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng ở
gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Hình thức giáo dục rất phong phú và
đa dạng. Ở nhà trường có các hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục đạo đức
trong đó bao gồm có hoạt động nêu cao lòng yêu nước cho học sinh. Các hoạt
động giáo dục ở trường THPT có vai trò rất lớn trong nhiệm vụ giáo dục đạo

đức, nhân cách học sinh. Việc đầu tư, sử dụng, khai thác tốt các hoạt động này
chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc hình thành nhân cách và giáo dục toàn
diện học sinh. Cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức các hoạt động giáo dục
trong nhà trường THPT là một công việc thường xuyên và luôn luôn mới mẻ
trong tình hình hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VÀ BIỂU HIỆN LÒNG
YÊU NƯỚC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO -
THANH XUÂN HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về nhận thức và biểu hiện lòng yêu nước ở học sinh
trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
2.1.1. Đặc điểm trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân là trường THPT công lập đầu
tiên của Quận Thanh Xuân thuộc phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân
được thành lập vào ngày 10 tháng 10 năm 1993. Với các thành tích đã đạt được
trong gần 20 năm, năm học 2011-2012, trường đã được công nhận Trường
THPT chuẩn Quốc gia, nhà trường ngày càng khẳng định vị thế giáo dục và đào
tạo của mình trong hệ thống giáo dục của Thủ đô, giữ vững danh hiệu Trường
chuẩn Quốc gia.
Học sinh của trường hầu như từ rất nhiều các trường THCS khác nhau trên
địa bàn quận Thanh Xuân và các quận lân cận. Hầu hết học sinh trường THPT
Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân đã nhận thức được ý thức, trách nhiệm của người
học sinh. Biết được vai trò và tầm quan trọng của người học sinh trong trường
học, từ đó thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trong mỗi học sinh.
2.1.2. Thực trạng về nhận thức lòng yêu nước ở học sinh trường THPT
Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
7
Thông qua các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh trường
THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và
thấy rõ trước khi tổ chức các hoạt động học sinh còn chưa nhận thức rõ ràng
lòng yêu nước.

Về hoạt động tuyên truyên phổ biến luật hình sự, phòng chống bạo lực học
đường và giáo dục trật tự An toàn Giao thông. Đây là hoạt động về một chủ đề
mang tính thời sự cao. Tuy nhiên trước khi tham gia vào hoạt động, đa số học
sinh mới “hiểu biết một chút” về bộ luật hình sự, về luật giao thông của Nhà
nước (chiếm 75,79%), số các học sinh “rất hiểu biết” chiếm ít (11,58%). Qua
thảo luận và phỏng vấn, chúng tôi thấy học sinh còn hiểu biết lơ mơ về bộ luật
hình sự và học sinh còn chưa nắm chắc các luật giao thông, chưa biết cách
phòng chống bạo lực học đường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
nhiều vụ vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông trong lứa tuổi học sinh THPT.
Và đâu đó vẫn còn hiện tượng học sinh sử dụng bạo lực trong học đường. Qua
khảo sát học sinh trước khi tham gia vào hoạt động này chúng tôi có được kết
quả sau:
Câu Nội dung câu hỏi Đáp án Số liệu
2
Trước khi được tham gia hoạt

động “Tuyên truyền phổ biến bộ
Rất hiểu biết 11,58%
Hiểu biết một chút 75,79%
Không hiểu gì hết 12,63%
Ý kiến khác (ghi rõ) 0%
Về hoạt động Chuyên đề lớp 11D1“Tất cả vì biển đảo quê hương, vì biên
cương của Tổ quốc” .Chúng tôi cũng có sự đề cập đến vấn đề biển đảo trong
chuyên đề nhằm mục đích cho học sinh hiểu biết về thời sự, chính trị của đất
nước thông qua tình hình biển đảo hiện nay. Qua đó nâng tầm hiểu biết hơn về
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nêu cao lòng yêu nước cho học sinh. Qua khảo
sát bằng phiếu bảng hỏi, trước khi xem chuyên đề về biển đảo của lớp 11D1, đa
số các học sinh mới “hiểu biết một chút” về tình hình biển đảo của Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay (78.08%), ý kiến “rất hiểu biết” chỉ chiếm rất ít
(19.17%). Từ đó ta thấy học sinh chưa thực sự chú ý và quan tâm đến vấn đề

thời sự của đất nước.
Câu Nội dung câu hỏi Đáp án Số liệu
1
Trước khi xem chuyên đề lớp 11D1 với
chủ đề “Tất cả vì biển đảo quê hương,
Rất hiểu biết 19,17%
Hiểu biết một chút 78,08%
Không hiểu gì hết 2,75%
Ý kiến khác (ghi rõ 0%
Về hoạt động đi thăm Bảo tàng lịch sử Hà Nội. Đây là hoạt động ngoại
khóa bổ ích giúp cho học sinh có sự hiểu biết hơn về truyền thống lịch sử vẻ
8
vang của dân tộc qua các hiện vật tại Bảo tàng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát
trước khi tổ chức hoạt động này. Theo kết quả khảo sát thu về, hầu hết học sinh
đều đưa ra ý kiến mình còn “hiểu biết sơ qua” về lịch sử dân tộc chiếm 82%, ý
kiến “rất hiểu biết” về lịch sử dân tộc là 12% và vẫn còn một số ít 6% học sinh
có ý kiến cho rằng mình “không hiểu biết” về lịch sử dân tộc. Điều này chứng
tỏ việc học Lịch sử của học sinh trong nhà trường còn chưa thực sự có hiệu quả.
Học sinh còn thụ động tiếp thu bài học Lịch sử và chưa có sự say mê tìm hiểu về
Lịch sử dân tộc.
Câu Nội dung câu hỏi Đáp án Số liệu
1 Trước khi tham quan Bảo

tàng Lịch sử Hà Nội, bạn
Không hiểu biết gì 6 %
Hiểu biết sơ qua 82%
Rất hiểu biết 12%
Ý kiến khác (ghi rõ) 0%
Qua các số liệu khảo sát trên, chúng tôi thấy rằng phần lớn học sinh còn
nhận thức về các sự kiện lịch sử của dân tộc chưa sâu sắc, chưa thực sự quan

tâm đến tình hình thời sự và xã hội của đất nước. Từ đó thấy được rằng sự nhận
thức về lòng yêu nước của học sinh còn chưa cao, chưa có trách nhiệm đối với
đất nước. Nguyên nhân chính là do học sinh chưa thực sự có hứng thú với các
bài học thuộc các môn khoa học xã hội nên chưa có kiến thức sâu rộng về xã hội
và còn thờ ơ với tình hình thời sự trong nước và thế giới. Vì thế mà sự nhận thức
về lòng yêu nước chưa rõ ràng, chưa sâu sắc.
2.1.3. Thực trạng về biểu hiện lòng yêu nước ở học sinh trường THPT Trần
Hưng Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
Thông qua các kỹ thuật nghiên cứu cụ thể như quan sát, khảo sát bằng bảng
hỏi và phỏng vấn sâu học sinh trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy biểu hiện
lòng yêu nước của học sinh còn chung chung, chưa rõ ràng và chưa được vận
dụng vào thực tế học tập và cuộc sống. Nhiều học sinh cho rằng “yêu nước là
phải có những hành động lớn lao như hi sinh thân mình vì Tổ quốc”, hoặc “yêu
nước là vì người khác nói bạn phải yêu nước”, “yêu nước là truyền thống tốt đẹp
phải noi theo”,… Các bạn chưa nhận thấy rằng yêu nước chính là sự biểu hiện
bằng các hành động cụ thể trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Từ học tập
văn hóa đến rèn luyện đạo đức đến các hành vi giao tiếp ứng xử đúng chuẩn
mực đạo đức xã hội chính là biểu hiện lòng yêu nước ở học sinh. Biểu hiện của
lòng yêu nước còn được biểu hiện ở việc học sinh yêu thích lịch sử dân tộc có ý
thức và trách nhiệm với các sự kiện thời sự của đất nước. Trước khi tổ chức hoạt
động hưởng ứng cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát học sinh trong trường và kết quả khảo sát cho thấy đa số các bạn học
sinh đều “không hiểu biết” hoặc “hiểu biết sơ qua” về lịch sử dân tộc Việt Nam
9
79.01%, số “rất hiểu biết” rất ít chiếm 18.13%. Qua phỏng vấn, các bạn chỉ hiểu
biết lịch sử qua các bài học trên lớp mà chưa có sự hiểu biết sâu và mở rộng.
Điều này cũng là một trong những nguyên nhân mà đa số các bạn học sinh
không chọn môn Lịch sử là môn thi tốt nghiệp THPT.
Câu Nội dung câu hỏi Đáp án Số liệu
1 Trước khi tham gia cuộc


thi, bạn có hiểu biết gì về
1.Không hiểu biết 5.76%
2. Hiểu biết sơ qua 73.35%
3. Rất hiểu biết 18.13%
4. Ý kiến khác (ghi rõ) 2.76%
Thực trạng này đã dẫn đến việc học sinh còn mải chơi, lười học, chưa có ý
thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Vẫn còn những học sinh bị
những tác động bởi những yếu tố bên ngoài có những hành vi sai lệch trong
cuộc sống sinh hoạt và học tập. Học sinh vẫn còn lúng túng trong vấn đề phải
biểu hiện lòng yêu nước như thế nào trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Quy trình tổ chức các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho
học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
2.2.1. Mục đích và yêu cầu của việc tổ chức các hoạt động nhằm nêu cao
lòng yêu nước cho học sinh ở trường THPT Trần Hưng Đạo -Thanh Xuân hiện
nay.
Trong mỗi năm học, nhà trường đã tổ chức rất nhiều hoạt động với một
mục đích chung nhằm giáo dục và rèn luyện học sinh, trong đó có hướng đến
vấn đề nêu cao lòng yêu nước cho học sinh, tiếp lửa cho những trái tim luôn
thường trực một tình yêu nước nồng cháy, gợi lại truyền thống yêu nước lâu đời
của dân tộc. Để từ đó học sinh có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội, có ý
thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Song song với những mục
đích nhằm nêu cao lòng yêu nước là những yêu cầu của việc tổ chức các hoạt
động được đặt ra. Đó là cần sự tổ chức và ủng hộ của nhà trường, sự quan tâm,
nhận thức đúng và tích cực tham gia từ phía học sinh. Các hoạt động cần phù
hợp với lứa tuổi THPT, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường. Các
hoạt động cần mang tính thời sự phản ánh những vấn đề đang được dư luận quan
tâm và góp phần bình ổn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội. Hoạt động cần cuốn
hút được đông đảo học sinh tham gia. Cần phát huy được tính năng động, sáng
tạo, tích cực, chủ động của học sinh. Thông qua đó rèn luyện và phát triển các kĩ

năng và từng bước hoàn thiện nhân cách cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao ý thức học tập và rèn luyện cho học sinh.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các
hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh trường THPT Trần Hưng
Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
10
Trước tiên, với những khó khăn chung của nhà trường trong việc tổ chức
các hoạt động là sự thờ ơ của một bộ phận nhỏ học sinh trong trường. Bên cạnh
đó còn tồn tại những khó khăn khi tổ chức những hoạt động cụ thể. Như ở hoạt
động “Cuộc thi Em Yêu Lịch Sử Việt Nam”, nhiều học sinh làm bài thi theo yêu
cầu số lượng chứ không theo chất lượng, hay ở hoạt động “Thảo luận tuổi trẻ về
biển đảo quê hương” một số học sinh chưa nhiệt tình nêu ra quan điểm cá nhân
về vấn đề biển đảo quê hương trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, việc tổ chức
các hoạt động còn gặp khó khăn về vấn đề kinh phí. Bởi vấn đề này không phải
lúc nào cũng có thể huy động được. Đặc biệt, yếu tố thời gian cũng là một khó
khăn không nhỏ trong việc tổ chức các hoạt động. Với chương trình và nội dung
học trong nhà trường như hiện nay, học sinh có rất ít thời gian để tham gia các
hoạt động ngoại khóa. Thời gian học trên lớp bị bó hẹp trong 45’ mà thời gian tổ
chức các hoạt động thì lại cần nhiều hơn thế.
Bên cạnh những khó khăn trên là những thuận lợi lớn đã đem lại sự thành
công cho nhà trường trong việc tổ chức những hoạt động bổ ích nhằm nêu cao
lòng yêu nước cho học sinh. Trong đó phải kể đến sự hỗ trợ đắc lực từ lực lượng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – lực lượng hùng hậu của nhà trường. Sự giúp đỡ,
điều phối hợp lý của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và tinh thần hưởng ứng
nhiệt tình của đông đảo học sinh. Cụ thể là ở cả hai hoạt động chuyên đề “Đảo là
nhà. Biển cả là quê hương” lớp 11A1 và chuyên đề “Tất cả vì biển đảo quê
hương, vì biên cương của Tổ quốc” lớp 11D1, tinh thần hưởng ứng nhiệt tình
của các chi đoàn thực hiện chuyên đề kết hợp với sự giúp đỡ của Đoàn trường,
phụ huynh học sinh, giáo viên đã đem lại hiệu quả tích cực, tạo hiệu ứng lớn tác
động đến nhiều bộ phận học sinh và giáo viên. Ngoài ra, không thể không kể

đến sự năng động, sáng tạo của học sinh, lòng yêu nghề của giáo viên trong việc
tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Những thuận lợi này đã giúp nhà trường
vượt qua những khó khăn để tổ chức thành công nhiều hoạt động nhằm nêu cao
lòng yêu nước cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3. Quy trình tổ chức các hoạt động ở trường THPT Trần Hưng Đạo
-Thanh Xuân nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh.
Các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước đều được nhà trường tổ chức
theo kế hoạch cụ thể, được định trước và có tính tổ chức cao. Phần lớn các hoạt
động đều được tổ chức ở địa điểm trong khuôn viên của nhà trường, ví dụ như :
Lớp học, sân trường; Phòng họp; Hội trường, ngoài ra còn một số hoạt động
được tổ chức ngoài trường như : Bảo tàng lịch sử Hà Nội; Bảo tàng lịch sử
phòng không – không quân. Các hoạt động đó đều được tổ chức trong thời gian
cả năm học. Mỗi hoạt động tuy mang những nội dung khác nhau nhưng đều
hướng đến mục đích và yêu cầu chung là nêu cao lòng yêu nước trong học sinh.
11
Mỗi một hoạt động đều được BCH Đoàn trường lập kế hoạch, thông qua và
được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Các chi đoàn nhận kế hoạch
trong thời gian nhất định và có sự chuẩn bị, luyện tập chu đáo, lên lịch theo kế
hoạch của nhà trường và tổ chức thực hiện. Hoạt động dạy học nếp sống thanh
lịch, văn minh của người Hà Nội được các giáo viên chủ nhiệm tổ chức trên lớp
cho học sinh lớp mình quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau ở từng khối.
Hoạt động “Tuyên truyền phố biến bộ luật hình sự, phòng chống bạo lực học
đường và giáo dục trật tự An toàn Giao thông” được giáo viên giáo dục công
dân tổ chức trong Hội trường cho các lớp. Hoạt động cuộc thi “Tìm hiểu hoàn
cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử của Hịch tướng sĩ, liên hệ tình hình đất nước hiện
nay” được tổ chức theo hai vòng sơ khảo và chung khảo, có trao giải và khen
thưởng. Hoạt động chuyên đề 11A1, 11D1 về tình hình biển đảo nước ta hiện
nay được tiến hành vào các buổi chào cờ đầu tuần. Hoạt động “Thảo luận tuổi
trẻ với biển đảo quê hương” được tổ chức giữa hai lớp 10A1, 10D1 trong Hội
trường. Hoạt động cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” được phát động cho học

sinh toàn trường làm bài thi. Hoạt động “Thăm Bảo tàng Lịch sử Hà Nội” được
nhà trường tổ chức cho học sinh đến Bảo tàng để trực tiếp nhìn thấy các hiện vật
và nghe thuyết trình về từng hiện vật trong Bảo tàng gắn với các sự kiện lịch sử
của dân tộc. Ngoài ra, giáo viên dạy bộ môn lịch sử còn đưa học sinh đến Bảo
tàng Phòng không không quân giảng dạy tiết học lịch sử địa phương Hà Nội.
2.3. Nội dung các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh
trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân hiện nay.
2.3.1. Hoạt động 1: “Tuyên truyền phổ biến bộ luật hình sự, phòng chống
bạo lực học đường và giáo dục trật tự An toàn Giao thông”
Hoạt động “Tuyên truyền bộ luật hình sự, phòng chống bạo lực học đường
và giáo dục trật tự An toàn giao thông” được trường THPT Trần Hưng Đạo –
Thanh Xuân chú trọng, quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong
phú nhằm góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho học
sinh. Buổi tuyên truyền diễn ra sôi động với phần giao lưu giữa các học sinh của
Trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân do giáo viên giảng dạy bộ môn
GDCD tổ chức hướng dẫn qua việc phổ biến bộ luật hình sự của nước
CHXHCN Việt Nam, tìm hiểu thực trạng và phân tích nguyên nhân bạo lực học
đường, hậu quả và các biện pháp phòng ngừa tội phạm và bạo lực học đường;
tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. Các học sinh đã nhiệt tình hưởng ứng trong buổi
giao lưu này. Tại buổi tuyên truyền, giáo viên đã truyền tải những nội dung,
những kiến thức bổ ích về bộ luật hình sự mà học sinh cần hiểu, cần nắm được.
Phần lớn học sinh đều nhất trí cho rằng mình cần “góp phần vào việc giảm tình
trạng bạo lực học đường và tuyên truyền giáo dục trật tự An toàn Giao thông
12
trong trường học” và “Có trách nhiệm hơn trong các hoạt động của mình ở
trường học”. Buổi tuyên truyền đã mang lại nhiều thành công. Bên cạnh đó,
Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân thường xuyên tuyên truyền kiến
thức pháp luật cho học sinh vào các buổi sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa; chủ
động cung cấp tài liệu pháp luật, các chính sách, văn bản mới cũng như tình hình
chấp hành pháp luật ở địa phương cho các lớp. Với mục tiêu trang bị kiến thức

pháp luật cho học sinh, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật ở độ tuổi này.
2.3.2. Hoạt động 2: “Dạy và học nếp sống thanh lịch văn minh của người
Hà Nội”
Hoạt động “Dạy và học nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội”
được trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân thường tổ chức và giảng dạy
vào học kỳ I các năm học. Với mong muốn xây dựng phong cách học sinh Hà
Nội văn minh, thanh lịch, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về lối sống, đạo đức cho
học sinh, các tiết học trong chương trình “Giáo dục nếp sống văn minh, thanh
lịch” được thầy và trò trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân tham gia
giảng dạy và học tập một cách có hiệu quả. Đây được coi là hoạt động thiết thực
và quan trọng cho các học sinh nhằm nâng cao các hành vi đúng chuẩn mực của
cá nhân khi tham gia vào xã hội, góp phần làm cho xã hội thanh lịch, văn minh.
2.3.3. Hoạt động 3: “Cuộc thi tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử
của Hịch tướng sĩ. Liên hệ tình hình đất nước ta hiện nay.”
Để kỉ niệm 730 năm ngày ra đời “Hịch tướng sĩ” của Quốc công tiết chế
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và nhằm nâng cao hiểu biết, khuyến
khích sự tìm hiểu của học sinh. Ban chấp hành Đoàn trường THPT Trần Hưng
Đạo – Thanh Xuân đã phát động cuộc thi “Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa
lịch sử của Hịch tướng sĩ. Liên hệ tình hình đất nước hiện nay”. Đây là cuộc thi
không chỉ tìm hiểu về tác phẩm lịch sử nổi tiếng của tác giả Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn – anh hùng dân tộc mà ngôi trường mang tên mà còn
muốn nâng cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin, tinh thần trách nhiệm với hoạt
động cộng đồng dân tộc. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, 35 chi đoàn của
trường đã cử đại diện tham gia cuộc thi. Qua vòng loại đầu tiên, ban giám khảo
đã chọn ra được 3 đồng chí xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết đến từ 3 chi
đoàn 10D1, 12D1, 12A1. Vòng chung kết được diễn ra trước toàn trường và kết
quả: Đại diện chi đoàn 12D1 đạt giải Nhất, đại diện chi đoàn 12A1 đạt giải Nhì,
đại diện chi đoàn 10D1 đạt giải Ba. Đại diện BCH Đoàn trường đã trao giải và
khen thưởng những học sinh đạt giải cao trrong cuộc thi.
2.3.4. Hoạt động 4: “Chuyên đề đảo là nhà biển cả là quê hương”

Tháng 9 vừa qua, chi đoàn 11A1 đã tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên đề
với nội dung “Đảo là nhà. Biển cả là quê hương.” Mở đầu buổi sinh hoạt chuyên
13
đề là màn nhảy flashmob sôi động với nền nhạc là bài hát “Quê hương Việt
Nam”. Tiếp sau màn nhảy là một vở kịch do phần lớn thành viên lớp 11A1 thực
hiện. Cuối cùng của buổi sinh hoạt chuyên đề là bài hát “Sống như những đóa
hoa” của tam ca và bài múa “Nơi đảo xa” của các thành viên trong lớp. Các bài
hát với những ca từ ngọt ngào, sâu lắng đã cho ta thấy rằng hãy sống sao cho
thật ý nghĩa, có ích cho cuộc đời, cho đất nước, cống hiến hết sức mình trong
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.3.5. Hoạt động 5: “Chuyên đề tất cả vì biển đảo quê hương, vì biên
cương của Tổ quốc.”
Trong thời gian gần đây người dân Việt Nam cả trong nước lẫn ngoài nước
đều hướng đến Biển Đông và đặc biệt nhiều bạn trẻ với những hành động thiết
thực đã thể hiện tình yêu biển đảo quê hương. Hưởng ứng những hành động yêu
nước đáng khích lệ trên, chi đoàn 11D1 đã có buổi chuyên đề với chủ đề “Tất
cả vì biển đảo quê hương, vì biên cương Tổ quốc” vào tháng 9 năm 2014 với sự
tham gia của học sinh chi đoàn 11D1 trong trường. Đây là hoạt động thường
niên được tổ chức vào tiết chào cờ thứ 2 đầu tuần trong một tháng được các lớp
khối 11 nhận lịch để chuẩn bị và biểu diễn. Hoạt động này được học sinh trong
trường tham gia ủng hộ nhiệt tình bởi các chuyên đề của các lớp được phân công
đều gắn với chủ đề quan trọng mang tính chất thời sự và xã hội.
Tuy chỉ diễn ra trong chưa đầy một tiết học nhưng buổi chuyên đề đã để lại
cho các thầy cô giáo và các bạn học sinh những cảm nhận sâu sắc. Như vậy các
học sinh đều đã hiểu rõ hơn về vấn đề biển đảo hiện nay theo sự trình diễn của
lớp tổ chức chuyên đề. Sau khi xem, các học sinh “mong muốn có nhiều hoạt
động khác liên quan đến chủ đề này” và đã góp phần “nâng cao tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc” cho học sinh.
2.3.6. Hoạt động 6: “ Cuộc thi em yêu lịch sử Việt Nam”
Căn cứ Công văn số 2539/BGDĐT-GDTrH, ngày 19/5/2014 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo (GDĐT) về việc Hướng dẫn tổ chức và phát động Cuộc thi “Em
yêu Lịch sử Việt Nam” cho đối tượng là các học sinh THCS và THPT. Thầy và
trò trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân đã nhiệt tình hưởng ứng cuộc
thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” của Bộ GD&ĐT. Các học sinh của trường đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô về thể lệ, nội dung của cuộc thi.
100% học sinh của trường đều đã tích cực tham gia và nộp bài đầy đủ, đúng hạn.
Cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” thực sự là một dịp bổ ích để thầy và trò
trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân có cơ hội được tìm hiểu lịch sử của
dân tộc với đúng tinh thần “ Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà
Việt Nam”.
2.3.7. Hoạt động 7: “Thảo luận tuổi trẻ với biển đảo quê hương”
14
Từ bao thế hệ nối tiếp, mảnh đất hình chữ S với diện tích hơn ba triệu km2
đã trở thành mảnh đất thiêng liêng nắm giữ chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
Nhưng mảnh đất ấy lại nhuốm bao máu đỏ, đã chôn cất bao thi hài của những
người con Việt Nam vì những cuộc chiến tranh xâm lược, vì sự hi sinh thân
mình để bảo vệ Tổ quốc.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép
giàn khoan HD981 trên thềm lục địa của vùng biển Việt Nam. Bên cạnh đó,
chính vì sự kiện này mà các tàu thuyền giữa hai nước xảy ra va chạm và gây
thiệt hại nặng nề cho ngư dân vùng biển và cảnh sát biển Việt Nam để rồi kéo
theo đó là những thiệt hại cho sự phát triển kinh tế trong lĩnh vực ngư nghiệp
của Việt Nam ta. Bằng mọi phương tiện, dưới mọi hình thức người Việt Nam
luôn luôn tìm mọi cách để thể hiện lòng yêu nước, chứng minh chủ quyền cho
đất nước của mình.
Tại trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân, Đoàn trường đã tổ chức riêng
một buổi thảo luận đầy ý nghĩa về chủ đề này cho 2 chi đoàn 10D1 và 10A1.
Đây là cuộc thảo luân nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ với biển
đảo quê hương.
2.3.8. Hoạt động 8: “Thăm quan Bảo tàng lịch sử Hà Nội”

Hòa trong các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng thủ
đô (10/10/1954-10/10/2014), ngày 08 tháng 10 năm 2014, đoàn cán bộ - giáo
viên và học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân đã tới thăm Bảo
tàng Hà Nội để tham quan Triển lãm thành tựu kinh tế - văn hóa – xã hội nhân
kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô trong niềm hân hoan của người dân
Thủ đô nói riêng và của người dân cả nước nói chung.
Trong thế kỷ 20 vừa qua, nhân dân đã trải qua hai cuộc kháng chiến để
giành lại độc lập dân tộc. Là thế hệ đi sau, sinh ra sau chiến tranh, chúng em
phần nào nhận thức được về các mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Có thể
thấy, đối với các học sinh, việc học trên lớp và đọc thêm các loại sách về lịch sử
dân tộc dường như chưa đủ. Chính vì lí do đó mà trường THPT Trần Hưng Đạo
– Thanh Xuân đã tổ chức chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử Hà Nội cho cán
bộ lớp như một buổi học trải nghiệm ngoài giờ rất bổ ích. Đây thực sự là giải
pháp hay giúp các cán bộ lớp cập nhật được kiến thức từ thực tế lịch sử, kết hợp
với sự giảng dạy của các thầy cô trên lớp để phần nào có được những kiến thức
tổng hợp về lịch sử.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG HOẠT ĐỘNG NÊU
CAO LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN
HƯNG ĐẠO - THANH XUÂN HIỆN NAY
15
3.1.Tác động của những hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước trong
việc hoàn thiện và phát triển nhân cách cho học sinh trường THPT Trần
Hưng Đạo - Thanh Xuân.
3.1.1. Hoàn thiện nhân cách, phát triển ý thức cộng đồng cho học sinh cho
học sinh.
Các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh trong nhà trường
đã giúp cho học sinh THPT hoàn thiện và phát triển nhân cách. Điều này thể
hiện ở sự tỉnh táo trong nhận thức, thái độ nhận thức tích cực của học sinh
THPT đúng đắn không bị lệch lạc, không bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo. Đồng thời,
các hoạt động góp phần giúp cho các học sinh THPT có cùng quan điểm, thái độ

tình cảm về lòng yêu nước, các hành động, hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực
xã hội. Hiện nay, tính cộng đồng là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Trong học
sinh THPT, ý thực cộng đồng không chỉ là sự đoàn kết, yêu thương nhau mà còn
là sự hợp nhất những suy nghĩ, tình cảm thiêng liêng về lòng yêu nước và truyền
thống yêu nước giữa các cá nhân. Thông qua các hoạt động nhằm nêu cao lòng
yêu nước cho học sinh, tính cộng đồng của học sinh đã được nâng cao rõ rệt và
thể hiện ở tinh thần làm việc theo nhóm, ở suy nghĩ và hành động hướng tới sự
tốt đẹp cho cộng đồng. Ý thức cá nhân đã được gắn kết với ý thức tập thể. Qua
đó học sinh có ý thức vì tập thể, tham gia các buổi sinh hoạt tập thể một cách
hào hứng có hiệu quả. Từ kết quả trên lòng yêu nước của học sinh cũng dần
được thể hiện qua các hành động cụ thể. Ví dụ ở hoạt động “Dạy học nếp sống
thanh lịch văn minh của người Hà Nội”. Đây được coi là hoạt động thiết thực và
quan trọng cho các học sinh nhằm nâng cao các hành vi của cá nhân khi tham
gia vào xã hội, góp phần làm cho xã hội văn minh, hiện đại. Hoạt động này được
thực hiện thường xuyên ở trong trường từ năm học 2011-2012 theo công văn
của Sở GD-ĐT Hà Nội Kết quả khảo sát cho thấy sau hoạt động này, phần lớn
học sinh thấy cần thiết và rất cần thiết phải thực hiện nếp sống thanh lịch, văn
minh ở mọi lúc mọi nơi. Đây là một trong những biểu hiện lòng yêu nước của
học sinh góp phần xây dựng cộng đồng tốt đẹp hơn. Sau các hoạt động trong nhà
trường nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát ở học sinh và nhận được các kết quả như sau: Trước khi tham gia hoạt động,
nhiều học sinh không thực sự hiểu các nếp sống thanh lịch, văn minh của người
Hà Nội. Khi tham gia thảo luận, có đến 85,25 % học sinh cảm thấy “thích thú,
hào hứng muốn thể hiện nếp sống thanh lịch văn minh”, các học sinh “thích thú
tham gia thảo luận sôi nổi” cũng chiếm số lượng nhiều nhất (76,88%). Sau khi
học học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc hoàn thiện và phát triển
nhân cách của mình trong xã hội ngày nay và đa số muốn được thể hiện nét đẹp
của người Hà Nội trong giao tiếp ứng xử hàng ngày. Góp phần xây dựng văn
16
hóa ứng xử giao tiếp trong cộng đồng, làm đẹp hơn cho xã hội, tăng ý thức cộng

đồng trong học sinh.
Đa số các học sinh đều nhất trí ý kiến nên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục
giảng dạy và hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc
và nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
3.1.2. Nâng cao lòng yêu nước cho học sinh.
Tất cả các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường đã có một hiệu ứng tích
cực nhằm mục đích nêu cao lòng yêu nước cho học sinh giúp học sinh biết định
hướng nhận thức lòng yêu nước và biểu hiện lòng yêu nước đúng cách, phù hợp
với từng hoàn cảnh, có trách nhiệm với quê hương đất nước. Qua khảo sát các
hoạt động chúng tôi thấy:
Hoạt động Chuyên đề lớp 11D1, lớp 11A1 với chủ đề “Tất cả vì biển đảo
quê hương, vì biên cương của Tổ quốc” và “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”.
Được tổ chức vào tiết chào cờ thứ 2 đầu tuần trong một tháng được các lớp khối
11 nhận lịch để chuẩn bị và biểu diễn. Đây là hoạt động được học sinh trong
trường tham gia ủng hộ nhiệt tình bởi các chuyên đề của các lớp được phân công
đều gắn với chủ đề quan trọng mang tính chất thời sự và xã hội.
Trong khi buổi chuyên đề diễn ra, phần lớn số học sinh đều “rất thích thú”
khi xem chuyên đề. Theo kết quả phỏng vấn sâu thu về, hầu hết học sinh đều
cho rằng “chuyên đề đã truyền tải được nội dung và ý nghĩa chủ đề”, chuyên đề
đã “gợi cho học sinh nhiều cảm hứng suy nghĩ về đất nước”.
Như vậy học sinh đều đã hiểu rõ hơn về vấn đề biển đảo theo sự trình diễn
của lớp tổ chức chuyên đề. Sau khi xem, các học sinh mong muốn “có nhiều
17
hoạt động khác liên quan đến chủ đề này” và nhờ hoạt động này, học sinh đã
nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Qua buổi sinh hoạt chuyên đề,
hầu hết các bạn học sinh toàn trường đều “rất thích thú” khi xem chuyên đề.
Theo kết quả khảo sát thu về, đa số học sinh cho rằng chuyên đề đã truyền tải
được nội dung và ý nghĩ chủ đề, bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng chuyên
đề đã gợi cho bạn nhiều cảm hứng suy nghĩ về đất nước. (Theo kết quả bảng
hỏi). Như vậy các học sinh đều đã hiểu rõ hơn vấn đề biển đảo hiện nay theo sự

trình diễn của lớp tổ chức chuyên đề. Sau khi xem, các học sinh đều mong muốn
có nhiều hoạt động khác liên quan đến chủ đề này và đã nâng cao tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc. Sau khi tham gia vấn đề thảo luận, đại đa số học sinh
đều “rất quan tâm đến vấn đề biển đảo của Tổ quốc hiện nay”, hầu như học sinh
đều cho rằng cần “ra sức học tập rèn luyện để có trí thức, đạo đức và sức khỏe”
để bảo vệ biển đảo quê hương. Qua đây, học sinh đã hiểu biết nhiều hơn về luật
biển, hiểu nhiều hơn về vùng biển của nước mình và đặc biệt là học sinh đã gắn
kết, đoàn kết với nhau hơn.
Hoạt động đi thăm Bảo tàng Lịch sử Hà Nội là một hoạt động ngoài giờ rất
bổ ích đối với học sinh. Các hoạt động trên đều tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ
hết các khả năng của mình, thông qua đó phát triển các kỹ năng và hoàn thiện
nhân cách cho học sinh. Hoạt động đã giúp học sinh nhận thức được bề dày
truyền thống lịch sử của dân tộc, giúp học sinh trân trọng cuộc sống đương thời
và nâng cao tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời giúp học sinh ý thức được
trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử
dân tộc. Sau hoạt động tổ chức cho học sinh đi thăm quan Bảo tàng lịch sử Hà
Nội chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết quả sau:
Ở hoạt động hưởng ứng “Cuộc thi tìm hiểu Hịch tướng sĩ”
Trước khi tham gia cuộc thi, nhiều học sinh chỉ có hiểu biết sơ qua về tác phẩm.
Sau cuộc thi, đa số học sinh đều cho rằng rất tự hào vì được học tập dưới mái
trường mang tên vị anh hùng dân tộc và tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc
từ đó thêm yêu nước hơn. Phần lớn học sinh đều cho rằng việc nâng cao phát
huy lòng yêu nước là rất cần thiết.
18
3.1.3. Nâng cao ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức trong
học sinh
Trong học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh THPT, các học sinh có sự
nhận thức rõ ràng về sự phấn đấu, cố gắng vươn lên trong học tập để góp phần
vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để
trở thành một công dân có ích trong xã hội.

Ở hoạt động hưởng ứng cuộc thi Em yêu Lịch sử Việt Nam, trước hết, phải
kể đến đó là cuộc thi đã tác động vào tiềm thức của mỗi học sinh, làm họ phải
tĩnh lặng trong giây lát, dần dần ý thức một cách rõ ràng về trách nhiệm của bản
thân với đất nước, tổ quốc – điều mà có lẽ họ đã không màng tới khi sống trong
một cuộc sống quá đỗi bình yên. Tiếp theo, cuộc thi ngầm gợi lại trong học sinh
lòng tự hào về dân tộc, về một quá khứ hào hùng, oanh liệt của lịch sử dân tộc.
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân đã cảm thấy vô cùng tự
hào về những trang sách sử của đất nước bởi khi càng tìm tòi về những sự kiện
trọng đại của lịch sử dân tộc (như Cách mạng tháng 8, Ngày tuyên ngôn độc lập,
Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, ) hay những vị anh hùng, những cá nhân
đóng góp phần mình to lớn vào công cuộc giành lại hòa bình đầy gian khổ, dài
lâu của dân tộc (như chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tự Trọng, ) thì
họ càng cảm thấy tình cảm giành cho cội nguồn, đồng bào của mình thêm phần
thắm thiết, quý trọng cuộc sống đương thời hơn. Không dừng lại tại đó, học sinh
trường THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân cảm thấy rất biết ơn đối với cuộc
thi khi đã tạo ra một sân chơi để họ có thể đắm chìm, hòa mình vào dòng lịch sử
- mạch chảy da diết, trường tồn bất diệt cùng với thời gian. Khi được cất lên
từng câu, chữ trên trang giấy dự thi, học sinh trường dường như hoàn toàn quên
mất rằng họ đang viết một bài dự thi mà họ ngỡ rằng mình đang viết nên “tiếng
lòng” từ sâu thẳm trái tim mình, họ không thể giấu đi sự tự hào của mình khi
viết nên tên những vị anh hùng lẫm liệt. Từ đó, học sinh có ý thức phấn đấu
vươn lên trong học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương đất nước,
xứng đáng với những trang sử vẻ vang của dân tộc. Qua khảo sát cho được kết
quả phần lớn học sinh đều nhận thức được bề dày lịch sử dân tộc, trân trọng
19
cuộc sống và nâng cao tình yêu quê hương, có ý thức được trách nhiệm của bản
thân với việc phát huy truyền thống lịch sử của đất nước.
Như vậy các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh đã có
tác dụng giúp học sinh có ý thức trách nhiệm với việc phát huy truyền thống lịch
sử của dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo

đức trong học sinh.
3.2. Tác động của những hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước đến
giáo viên.
3.2.1. Tác động đến việc nhận thức của giáo viên.
Tất cả các hoạt động trên đã tác động rất lớn tới toàn thể các giáo viên. Qua
phỏng vấn sâu các giáo viên tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, 100%
các giáo viên đều nhận thức được mục đích, lợi ích và tầm quan trọng của các
hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước. Từ đó mà giáo viên đã nhận thức sâu
sắc hơn lòng yêu nước, biểu hiện của lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay.
Từ sự nhận thức đúng đắn đó mà các giáo viên có được định hướng nhiệm vụ
trong công tác giáo dục và quản lý học sinh đáp ứng được các yêu cầu đổi mới
của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nhằm đào tạo nên những công dân vừa có đức
vừa có tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua các
hoạt động ngoại khóa, học sinh rất chăm chú, hăng say tìm hiểu và tham gia tích
cực thể hiện tinh thần ham học hỏi, khám phá của các bạn học sinh lúc này thật
sự được khẳng định. Nhờ vậy mà giáo viên từng bước nhận thức được vai trò
của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm để
nâng cao hiệu quả dạy học phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
3.2.2. Tác động đến hoạt động dạy học của giáo viên.
Các hoạt động đã góp phần tác động tới tất cả các hoạt động của giáo viên
trong trường. Nhất là hoạt động dạy học. Các bài giảng có sự xen kẽ những nội
dung và trở nên hấp dẫn, bổ ích cho học sinh. Điều đó được thể hiện ở sự đổi
mới trong phương pháp dạy học. Nhờ vậy các giáo viên đã tích cực hơn trong
việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Tích cực áp
dụng, tổ chức các hoạt động, lồng ghép vào các tiết dạy một cách phù hợp, có
hiệu quả. Giáo viên cho rằng: “Các hoạt động ngoại khóa có tác dụng rất lớn
20
trong việc nâng cao hiệu quả của giờ dạy”, họ đã nhận xét : “Tiết học ngoại
khóa đã đem lại rất nhiều sự bổ ích và hứng thú cho học sinh trong môn học lịch
sử”. Và những hoạt động như vậy đã góp phần gây nên hứng thú cho học sinh

trong hoạt động học tập và rèn luyện. Trong buổi tuyên truyền phổ biến bộ luật
hình sự, phòng chống bạo lực học đường và giáo dục trật tự an toàn giao thông
diễn ra sôi động với phần giao lưu giữa các học sinh của Trường THPT Trần
Hưng Đạo với người thuyết trình viên quanh việc phân tích nguyên nhân bạo
lực học đường, hậu quả và các biện pháp phòng ngừa tội phạm và bạo lực học
đường; tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. Các học sinh đã nhiệt tình hưởng ứng
trong buổi giao lưu này. Tại buổi tuyên truyền, thuyết trình viên đã truyền tải
những nội dung, những kiến thức bổ ích về bộ luật hình sự mà học sinh cần
hiểu, cần nắm được. Học sinh đã chủ động, năng động và tích cực tham gia vào
bài học một cách chủ động, sáng tạo, tích cực, nhờ đó mà hiệu quả của bài học
được nâng cao rõ rệt.
3.2.3. Tác động đến hoạt động giáo dục và quản lý học sinh.
Những hoạt động ngoại khóa nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh đã
giúp học sinh nhận thức tích cực các vấn đề cần tiếp thu nên các học sinh đã có
sự tự giác hơn trong học tập và ý thức. Nhờ đó mà sự quản lý của giáo viên và
nhà trường được đẩy mạnh và nâng cao, điều đó thể hiện ở sự tiết kiệm thời
gian, chi phí, nguồn lực để giải quyết vấn đề. Sau hoạt động tuyên truyền phổ
biến bộ luật hình sự, phòng chống bạo lực học đường và giáo dục trật tự an toàn
giao thông, phần lớn học sinh sau khi thảo luận đều nhất trí cho rằng mình cần
“góp phần vào việc giảm tình trạng bạo lực học đường và tuyên truyền giáo dục
trật tự An toàn Giao thông trong trường học” và “Có trách nhiệm hơn trong các
hoạt động của mình ở trường học”. Từ đó học sinh nâng cao nhận thức và ý thức
tự giác chấp hành pháp luật, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với bạn bè, thầy
cô, gia đình. Đây cũng là mục tiêu ngành giáo dục đang xây dựng “Trường học
tích cực, học sinh thân thiện”, góp phần xây dựng môi trường học đường lành
mạnh, an toàn; giảm thiểu tội phạm và những tệ nạn xã hội phát sinh ở độ tuổi vị
thành niên. Môi trường tốt sẽ giúp các học sinh học tập và rèn luyện đạt kết quả
tốt hơn và góp phần nâng cao ý thức cộng đồng. Ngoài ra khi tổ chức các hoạt
động ngoại khóa sẽ lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia giúp cho việc quản lý
và giáo dục học sinh có hiệu quả và tự giác hơn.

3.3. Tác động của những hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước đến
các hoạt động giáo dục của trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân.
3.3.1.Tác động đến chủ trương, đường lối trong việc thực hiện nhiệm vụ
năm học của nhà trường.
21
Nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong các năm học là nhiệm vụ giáo dục
và quản lý học sinh có hiệu quả theo đúng quy định của nhà nước phù hợp với
tình hình thực tiễn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong việc
hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường là việc thực hiện có hiệu quả các
hoạt động giáo dục. Các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh
trong nhà trường góp phần không nhỏ đến những thành công đó. Thông qua các
hoạt động đó trường THPT Trần Hưng Đạo Thanh Xuân đã đề ra và từng bước
thực hiện quá trình đổi mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực
và phẩm chất học sinh; rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
phát triển năng lực sáng tạo và tự học của học sinh một cách có hiệu quả. Nhà
trường đã hoạch định các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho học sinh trong
suốt cả năm học như tổ chức giao lưu tại trường giữa học sinh cụm Thanh Xuân-
Cầu Giấy về nâng cao lòng yêu nước trong học sinh giai đoạn hiện nay vào
tháng 12/2014. Tổ chức cho giáo viên bộ môn Lịch sử và học sinh dạy học các
tiết học Lịch sử địa phương Hà Nội ở Bảo tàng và di tích Lịch sử Cách mạng
trong tháng 1/2015, tổ chức cho học sinh thăm quan các Địa chỉ đỏ vào dịp hè
2015… Tất cả những hoạt động đó đều từng bước được thực hiện và góp phần
vào việc hoàn thành nhiệm vụ của năm học.
3.3.2. Thúc đẩy các phong trào thi đua trong nhà trường.
Nhờ có các hoạt động ngoại khóa nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học
sinh đã thổi bùng lên các hoạt động tích cực trong các phong trào thi đua dạy và
học trong nhà trường. Cụ thể là phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, các cuộc
thi, hoạt động ngoại khóa bổ trợ học sinh ngày càng được nâng cao vai trò. Đây
là yếu tố quan trọng giúp nhà trường ngày một hoạt động tốt hơn trong giảng
dạy và giáo dục học sinh. Cụ thể trong năm học 2014-2015 nhà trường đã phát

động các phong trào thi đua đặc biệt là thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11 với nội dung thầy thi đua dạy tốt, trò thi đua học tốt và đã đạt được
kết quả đáng khích lệ. Trong phong trào thi đua dạy tốt từ ngày 8/10/2014 đến
ngày 6/11/2014 có 15 thầy, cô ở các tổ chuyên môn đã tham dự Hội giảng và cả
15 thầy cô đều đạt giờ dạy giỏi. Về phía học sinh trong phong trào thi đua học
tốt tháng 11 toàn trường đã có 525 giờ học tốt, học sinh tích cực tham gia vào
các cuộc thi cắm hoa nghệ thuật, làm báo tường, ghép tranh nghệ thuật và bình
truyện ngắn chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam. Nhiều tác phẩm của học sinh
đã đạt giải cao. Phong trào thi đua đã có tác dụng tích cực trong việc giáo dục và
rèn luyện học sinh. Thông qua các hoạt động sôi nổi trong nhà trường, các
phong trào thi đua trong nhà trường đã và đang được đẩy mạnh tích cực.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả dạy và học của nhà trường.
22
Từ những tác động tích cực của các hoạt động nhằm nêu cao lòng yêu nước
cho học sinh đến toàn thể học sinh và giáo viên, đến các hoạt động giáo dục của
nhà trường đã dẫn đến việc nâng cao hiệu quả dạy và học trong nhà trường. Góp
phần vào việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh
làm trung tâm, phát huy các năng lực ở học sinh. Qua đó rèn các kỹ năng và
hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Các bài học có sự xen kẽ, lồng ghép nội
dung nhằm nâng cao lòng yêu nước và sự tự hào truyền thống dân tộc góp phần
nâng cao hiệu quả trong việc tiếp thu bài học của học sinh trên lớp và ngoài giờ
học. Sự tự giác và thái độ tích cực của học sinh là yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao hiệu quả dạy và học của nhà trường
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Nghiên cứu đề tài “Học sinh THPT Trần Hưng Đạo- Thanh Xuân tham gia
nêu cao lòng yêu nước trong giai đoạn hiện nay” đã cho chúng ta thấy được
phần nào thực trạng nhận thức về lòng yêu nước và thực trạng biểu hiện lòng
yêu nước của học sinh THPT Trần Hưng Đạo-Thanh Xuân trong giai đoạn hiện
nay. Qua tìm hiểu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT nói chung, đã
định hướng tổ chức các hoạt động nhằm hoàn thiện nhân cách trong đó có việc

nêu cao lòng yêu nước cho học sinh. Đề tài cũng đã chỉ rõ tầm quan trọng và tác
động của những hoạt động cụ thể nhằm giáo dục và nêu cao lòng yêu nước cho
học sinh trong nhà trường. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các cấp ban ngành và các bạn học sinh trong thành phố Hà
Nội để đề tài được hoàn thiện hơn và được ứng dụng rộng rãi trong các trường
học nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Qua nghiên cứu chúng tôi xin có một vài khuyến nghị nhằm đề ra một số
giải pháp nhằm nêu cao lòng yêu nước cho học sinh ở các trường THPT thuộc
địa bàn Hà Nội hiện nay:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tổ chức sinh hoạt
chuyền đề nhằm giáo dục các kiến thức cơ bản cho học sinh về luật pháp và các
biện pháp phòng chống bạo lực học đường, xây dựng một môi trường học tập an
toàn và lành mạnh
- Giảng dạy nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội nhằm nâng cao các
hành vi đúng đắn phù hợp với các quy chuẩn, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Xây dựng cộng động tiến bộ.
- Tổ chức các hoạt động tìm hiểu các sự kiện lịch sử, danh nhân lịch sử, danh
nhân văn hóa, kỹ năng sống, …cho học sinh.
- Tổ chức các cuộc thảo luận với các chủ đề biển đảo là quê hương, gắn liền với
tình hình thời sự của Tổ quốc nhằm khích lệ niềm tin, trách nhiệm của tuổi trẻ
với Tổ Quốc trong giai đoạn hiện nay
23
- Tổ chức cho học sinh đi thăm các “địa chỉ đỏ”: bảo tàng lịch sử Hà Nội, Bảo
tàng Hồ Chí Minh, nghĩa trang liệt sĩ…để góp phần giáo dục lịch sử và nâng cao
nhận thức về lòng yêu nước và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
- Tổ chức các buổi giao lưu và tham gia các cuộc vận động “Ủng hộ người
nghèo”, “Vì Trường Sa thân yêu”… góp phần nâng cao tính cộng đồng cho học
sinh.
- Tổ chức và phát động các phong trào thi đua trong nhà trường nhằm phát huy
và lan tỏa tính tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước

ngày càng giàu đẹp, văn minh trong hội nhập và phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hồ Chí Minh toàn tập, (2000), tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam, (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần
thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 40, tr.109.
3. Nghiên cứu khoa học “Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh qua tuyên
ngôn của các vĩ nhân” của giáo viên Đỗ Quý Sơn- THPT Bình Sơn- Vĩnh Phúc.
4. Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học “Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền
thống cho sinh viên hiện nay” của tác giả Lê Cao Thắng và PGS.TS Nguyễn
Duy Bắc tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
5. Phạm Tất Dong, Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, NXB
Thống kê, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
8. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư
phạm, NXB Giáo Dục.
24

×