Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản lý triển khai nhiều chương trình gdtx năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.11 KB, 16 trang )

1. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TRIỂN KHAI
NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH GDTX NĂM 2013
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề
- Quản lý nói chung được gọi là một "nghề " thì quả là một "nghề " khó.
Quản lý giáo dục, với đặc thù và tính xã hội rộng lớn mà sản phẩm là CON
NGƯỜI nên đã là rất khó thì quản lý giáo dục thường xuyên (GDTX) với những
đặc trưng riêng của ngành học lại càng khó hơn.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, gần 30 năm tiến hành
công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo với vị trí "là quốc sách hàng
đầu" đã và đang tích cực đổi mới, chủ động phấn đấu để hoàn thiện nền giáo dục
nước nhà với chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông (trong đó có
GDTX) những năm qua, tiếp tục đổi mới giáo dục mầm non, giáo dục chuyên
nghiệp hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thời
kỳ CNH.HĐH đất nước và hội nhập thế giới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh.
Nói GDTX "còn khó hơn" là bởi vì, bản thân GDTX- theo Luật giáo dục
2005- đã là một hệ thống giáo dục xuyên suốt các cấp học, bậc học (từ mẫu giáo
đến đại học và cả thạc sĩ, tiến sĩ) bao gồm cả các chương trình giáo dục phổ
thông (GDPT) và các chương trình giáo dục nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Mặt khác, về tổ chức, biên chế và hoạt động của
GDTX lại theo cơ chế "mở" nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và nhu cầu học
tập của mọi đối tượng: Những người muốn học, những người cần học và cả
những người phải học vì công việc Nói cách khác, quản lý GDTX là quản lý
một ngành học có tính độc lập tương đối, đòi hỏi tính chủ động, năng động, sáng
tạo cao của mỗi người cán bộ quản lý và cả bộ máy quản lý của một cơ sở giáo
dục.
Nâng cao chất lượng là mục tiêu, là đích cuối cùng; Đổi mới toàn diện để
có các điều kiện cần, đủ tối thiểu (vật chất) và tạo được động lực (tinh thần) cho
đội ngũ nhà giáo, những người làm giáo dục đẩy mạnh phong trào thi đua "hai

1


tốt" thì đổi mới quản lý-từ quản lý nhà nước đến từng cơ sở giáo dục về chất
lượng giáo dục là khâu đột phá.
2.2. Những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu
- Với GDTX, trong những năm qua mặc dù đã cố gắng cao nhưng do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên còn nhiều hạn chế. Trước yêu
cầu phát triển kinh tế-xã hội của thời kỳ kinh tế hội nhập, trước sự phát triển như
vũ bão của khoa học và công nghệ, nhu cầu đòi hỏi chất lượng nguồn lực con
người cả về dân trí và năng lực nghề nghiệp. Bản thân GDTX cũng đã và đang
đối mặt với nhiều thách thức trước xu thế xã hội hoá, hậu quá trình thực hiện
mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục các cấp, sự thay đổi cơ bản về đối tượng
người học. Đồng thời cũng đang đứng trước thời cơ vận hội để thực hiện các đề
án mới được Chính phủ và Bộ phê duyệt giai đoạn 2009-2015. Vấn đề đặt ra là
liệu GDTX có đổi mới hoạt động, đón kịp thời cơ đến hay không ?
2.3. Lý do chọn đề tài
Đổi mới quản lý, thực hiện nhiều chương trình và nâng cao chất
lượng GDTX giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo là từ những nhận
thức nêu trên nhằm góp phần giữ vững vai trò, vị trí hoạt động GDTX và mô
hình Trung tâm HN&GDTX, đáp ứng được các yêu cầu: Góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân các dân tộc và tiếp tục
duy trì, phát triển vững chắc cho một ngành học trong hệ thống giáo dục quốc
dân trên địa bàn Thành phố Uông Bí.
2.4. Giới hạn của đề tài
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài là Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục
thường xuyên Uông Bí
3. Cơ sở lý luận:
- Gần 65 năm lãnh đạo cách mạng tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc
và xây dựng đất nước theo định hướng XHCN dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác
- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định con người là nhân tố

2

quyết định, chiến lược con người là chiến lược hàng đầu và giáo dục phải trở
thành quốc sách của mọi quốc sách. Đặc biệt, từ những năm đầu tiến hành công
cuộc đổi mới (Đại hội VI) đến nay, Đảng ta liên tục thể hiện quan điểm nhất
quán về giáo dục qua các kỳ Đại hội (VII-X) tập trung là Nghị quyết TW2 (khoá
VIII) và Nghị quyết chuyên đề đánh giá tình hình và kết quả thực hiện NQTW2
(khoá IX-X). Từ Đại hội VII và Hội nghị BCH TW7 (khoá IX), Đảng ta đã phát
động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng cả nước thành một xã hội học
tập". Hơn 10 năm qua, cùng với cơ chế, chính sách đầu tư của nhà nước, phong
trào đã đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả.
- Để thực hiện đường lối, các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành
Luật giáo dục 1998, sửa đổi Luật 2005 và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung tại kỳ họp
lần thứ VI- Quốc hội khoá 12. Chính phủ đã ban hành các quyết định phê duyệt
"Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010", đề án xây dựng xã hội học tập
2005-2010, cụ thể chủ trương xã hội hoá các lĩnh vực phục vụ công ích (trong
đó có giáo dục), đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân,
kế hoạch tổng thể phát triển nhân lực về CNTT đến 2015 định hướng đến 2020
Cùng với các chương trình, mục tiêu quốc gia về phổ cập giáo dục các cấp, đào
tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và đào tạo nghề, trung cấp, CĐ đến
ĐH.
- Trên cơ sở đó, Bộ giáo dục và đào tạo ban hành các quyết định: Tổ chức
và hoạt động của các loại hình trường lớp trong và ngoài công lập cho cả hệ
thống giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Riêng GDTX là:
+ Quyết định số 01/2007/QĐ.BGD&ĐT ngày 02/01/2007 ban hành "Quy
chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên".
+ Quyết định số 44/2008/QĐ.BGD&ĐT ngày 30/7/2008 ban hành "Quy
chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp".
(TTKTTH.HN)
+ Quyết định số 07/2002/QĐ.BGD&ĐT ngày 19/3/2002 "Quy định về
hình thức tự học có hướng dẫn trong các Trung tâm GDTX".


3
+ Quyết định 09/2008/QĐ.BGD&ĐT ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trung tâm học tập cộng đồng"
(TTHTCĐ).
+ Quyết định số 42/2008/QĐ.BGD&ĐT ngày 28/7/2008 "Về liên kết đào
tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học".
+ Quyết định số 30/2008/QĐ.BGD&ĐT ban hành quy định về "Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học"
Như vậy, về cơ bản đến nay, ta nhận thấy chưa bao giờ GDTX lại có một
hệ thống trung tâm từ tỉnh đến xã, phường (cụm xã) về số lượng. Đồng thời
cũng thấy rõ sự bức thiết của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nhu
cầu phát triển KT-XH thời kỳ CNH.HĐH và xây dựng một nền kinh tế hội nhập,
đặt ra cho GDTX là phải đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng trên các lĩnh vực
hoạt động để đáp ứng yêu cầu của xã hội, của phát triển kinh tế.
4. Cơ sở thực tiễn:
- Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh có diện tích
25.630,77 ha, gồm 11 xã , phường (9 phường, 2 xã) dân số 15,8 vạn người, giao
thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt) thuận tiện. Thành phố có nhiều tiềm
năng để phát triển kinh tế- xã hội theo cơ cấu định hướng đến 2020 là: "Công
nghiệp-Nông nghiệp-Ngư nghiệp, dịch vụ thương mại-du lịch- trọng tâm là Dịch
vụ - thương mại - du lịch" ( NQĐH Đảng bộ Thị xã Uông Bí lần thứ XVII). Lãnh
đạo tỉnh Quảng Ninh cho chủ trương quyết tâm chỉ đạo thành phố Uông Bí phấn
đấu xây dựng thành thành phố với 2 nhiệm vụ chủ yếu: Đẩy mạnh hoạt động của
ngành kinh tế du lịch sinh thái- Tâm linh, phát triển sự nghiệp đào tạo nguồn
nhân lực cho tỉnh, trở thành trung tâm đào tạo Nghề, cao đẳng của vùng kinh tế
Duyên hải Bắc bộ. Có thể nói, các chủ trương, định hướng nêu trên vừa là thời
cơ, điều kiện vừa là thách thức đối với việc tổ chức, quản lý hoạt động mô hình
Trung tâm HN&GDTX tại Uông Bí.
- Trung tâm HN&GDTX Uông Bí là 1/4 Trung tâm đầu tiên của tỉnh
Quảng Ninh và là Trung tâm duy nhất trong 4 Trung tâm được giao nhiệm vụ

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX (10/1993). Đầu năm 1996,

4
theo ch o ca tnh, Trung tõm lm ỏn chuyn Trung tõm GDTX thnh
Trung tõm KTTH.HN.DN (Quyt nh s 564/Q.UB ngy 16/3/1996 ca
UBND tnh). Vi chc nng, nhim v mi. Tuy vy, Trung tõm xỏc nh vn
tip tc duy trỡ, phỏt trin cỏc chng trỡnh GDTX lm c s, iu kin v nn
tng cho phỏt trin ng thi thc hin hot ng GDLHN. Tuy nhiờn, gn 20
nm qua vi s phỏt trin nhanh, mnh ca khoa hc v cụng ngh nht l cụng
ngh thụng tin. Xu th hi nhp ton cu ũi hi ngun nhõn lc cht lng cao
cho s nghip CNH.HH t nc. Nhng ch trng v xó hi hoỏ mt s lnh
vc hot ng xó hi, trong ú cú GD&T.
Theo hng a dng loi hỡnh trng lp theo nguyờn lý "Nh nc v
nhõn dõn cựng lm", h thng trng chuyờn nghip c nõng cp hot ng
theo phng chõm a ngnh, a ngh. Mt khỏc l, chng trỡnh quc gia v
ph cp tiu hc (PCTH), ph cp THCS ỳng tui ang giai on nhng
nm cui v ang thc hin chng trỡnh PCTrH. i tng cú nhu cu nõng
cao trỡnh vn hoỏ ngy cng gim bi ch trng phõn lung v hiu qu ca
hot ng GDL.HN. Thc trng trong nhng nm hc 2005-2013 v s lng
GDTX (THPT).
Năm học
Tổng số
học viên
Hs THCS
lên
Ngời
lao động
So sánh %
2005-2006 1138 720 418 100
2006-2007 966 653 313 84,9

2007-2008 768 560 208 67,5
2008-2009 602 462 140 52,9
2009-2010 462 366 96 40,6
2010-2011 322 102 42 77
2011-2012 290 111 20 69,4
2012-2013 330 130 0 78,9
Trong khi yêu cầu tuyển dụng ngời lao động cao hơn nhiều là những lý do có cơ
sở và là thách thức, đòi hỏi cấp thiết mô hình Trung tâm HN&GDTX phải nhanh
chóng đổi mới quản lý, đa dạng hoá nội dung, chơng trình và phơng thức học tập
thờng xuyên trên cơ sở tiếp tục triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giữ
ổn định và nâng chất lợng các hoạt động giáo dục là những điều kiện tiên quyết
trong những năm tới để phát triển. Riêng ở Uông Bí với một hệ thống trờng

5
chuyên nghiệp từ TC đến ĐH khá dày với những ngành, nghề đã và đang tiếp
tục đợc nâng cấp. Sự ra đời trờng đại học, phân hiệu đại học trong một vài năm
gn õy càng phải coi đây là định hớng quan trọng có ý nghĩa sống còn của mô
hình Trung tâm nói chung và ở Uông Bí, giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp
theo.
5. Ni dung nghiờn cu
5.1 Vi bn thõn:
Nh trờn ó nờu, qun lý l mt vic khú nhng khụng th khụng lm
c. Do vy, phi t xỏc nh lp trng t tng vng vng, tip tc rốn
luyn cú bn lnh trc khú khn, vt qua thỏch thc cựng vi tp th lónh
o v CB.VC.L trong Trung tõm phn u hon thnh nhim v ca n v,
ca ngi cỏn b qun lý, ca ngi ng viờn.
Nghiờm tỳc thc hin s phõn cụng ph trỏch, nguyờn tc tp trung dõn
ch trong lónh o, trong n v. Gng mu v rốn luyn phm cht o c,
li sng. Tớch cc hc tp nõng cao trỡnh , nng lc v mi mt. Tng bc t
hon thin hon thnh tt nhim v c giao. Khụng vi phm cỏc quy nh

phỏp lut i vi CB.VC v nhng iu ng viờn khụng c lm.
Luụn bit lng nghe, tip thu, hc tp v tớch lu kinh nghim cú phm
cht, t cht cn thit ca ngi cỏn b qun lý. Tip tc rốn luyn v k nng
lónh o, tp hp c sc mnh ca tp th s phm v cựng b mỏy qun lý
trong Trung tõm vn hnh ng b, thng nht cao. Vi ý thc nõng cao trỏch
nhim cỏ nhõn ph trỏch.
Trờn c s thc hin nghiờm tỳc nguyờn tc tp trung dõn ch, nguyờn tc
tp th lónh o, cỏ nhõn ph trỏch, bn thõn s phi nõng cao ý thc, tinh thn
trỏch nhim cựng vi tp th qun lý, tp th lónh o Trung tõm trin khai thc
hin nhng nhim v v gii phỏp ch yu sau:
5.2.1. Tng cng cụng tỏc giỏo dc chớnh tr, lónh o t tng:
- Quỏn trit ng li, cỏc quan im, chớnh sỏch ca ng v phỏp lut
ca nh nc v v trớ, vai trũ ca GD-T v GDTX núi riờng trong cụng cuc
CNH.HH thi k hi nhp v yờu cu ca xó hi, mi cỏn b qun lý, cỏn b

6
lãnh đạo phải cùng với tập thể lãnh đạo làm cho tập thể sư phạm chuyển biến, có
nhận thức đúng, đầy đủ yêu cầu về đổi mới toàn diện hoạt động GDTX trước sự
vận động của trong và ngoài ngành là điều kiện quyết định sự tồn tại, ổn định,
tiếp tục phát triển. Trọng tâm là đổi mới cơ chế quản lý tài chính, đầu tư các
điều kiện dạy - học, thực hiện đa dạng nội dung, chương trình học tập theo tinh
thần "dạy cái xã hội cần". Mặt khác, phải chú trọng tìm và áp dụng các giải pháp
đảm bảo sự ổn định, từng bước nâng cao chất lượng dạy - học, là đổi mới
phương pháp dạy - học, ứng dụng CNTT hợp lý, hiệu quả; đổi mới công tác
kiểm tra, đánh giá.
- Tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục, làm chuyển
biến nhận thức về GDTX, lợi ích của hoạt động đồng thời thực hiện các chương
trình GDPT và giáo dục nghề nghiệp, các chương trình nâng cao kỹ năng sống
và hội nhập tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trực tiếp là học sinh, học
viên và cha mẹ học sinh.

5.2.2. Tăng cường công tác tham mưu và chủ động đầu tư các điều
kiện dạy - học:
Điều kiện dạy - học gồm nhiều yếu tố từ trong và ngoài trường học hợp
thành. Nó không chỉ là điều kiện, phương tiện cho hoạt động giáo dục mà còn
góp phần tạo động lực cho mỗi cán bộ, viên chức, lao động của đơn vị và người
học nỗ lực phấn đấu. Trong phạm vi kinh nghiệm chỉ xin nêu 2 điều kiện có ý
nghĩa quyết định:
a. Về đội ngũ: Tư vấn cho tập thể lãnh đạo, cho giám đốc và cùng với
giám đốc tham mưu với cấp trên bố trí số lượng tối thiểu, cơ cấu hợp lý với mô
hình Trung tâm 2 chức năng, nhiều nhiệm vụ, cả CBQL và đội ngũ giáo viên bộ
môn, nghề Tạo được thế chủ động cho cả giáo dục phổ thông và giáo dục nghề
nghiệp. Với đội ngũ hiện có, cần tập trung giữ vững sự ổn định, tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ về mọi mặt. Chú trọng
đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp với đối tượng, ứng dụng hiệu quả
CNTT, tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá. Trước mắt là
có nhận thức đúng về những bất cập, khó khăn vướng mắc do cơ chế và thực

7
tiễn phát triển để có sự bình tĩnh cần thiết, đoàn kết và quyết tâm vượt qua khó
khăn, thách thức phấn đấu thành thầy giỏi để có trò giỏi.
b. Về cơ sở vật chất: Cùng với quan tâm xây dựng môi trường cảnh quan
trường học xanh - sạch - đẹp, an ninh trật tự và an toàn, các mối quan hệ thân
thiện, tích cực cần đầu tư chiều sâu cho CSVC.KT trực tiếp dạy - học và hoạt
động giáo dục. Tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của cả thầy: dạy và trò: học
(giáo dục văn hoá và giáo dục nghề nghiệp). Tuy nhiên, trong điều kiện chung
của đất nước, của ngành học, cần định hướng, đầu tư từng bước, từng phần đạt
chuẩn đồng thời với quản lý, sử dụng hiệu quả. Trong đó cần xác định lấy tiết
kiệm, chống lãng phí, hoạt động xã hội hoá, phát huy nội lực - chú trọng công
tác LĐSX trường học của thầy và trò trong Trung tâm để tăng cường, cải thiện
điều kiện về CSVC.KT dạy-học.

5.3. Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục:
Trước mắt, dễ nhận thấy là những khó khăn, thách thức, cản trở đối với
GDTX còn nhiều cả khách quan và chủ quan, cả về lý luận và thực tiễn theo xu
thế phát triển. Mặt khác, cũng cần thấy rõ thời cơ và điều kiện mới mà chỉ có
GDTX để phát huy thế mạnh đó là: Nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo, qua
đào tạo, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ để thực hiện các
chương trình "thay thế", "bổ sung", nền kinh tế hội nhập đòi hỏi người lao động
cần có trình độ giao tiếp quốc tế (phổ thông và kỹ thuật). Biết nắm bắt thời cơ,
điều chỉnh định hướng cho phát triển trong những năm tới là điểm mấu chốt rất
quan trọng.
- Đổi mới tư duy về GDTX: Trên cơ sở tiếp tục duy trì ổn định và phát
triển BTTH các cấp thực hiện mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực "
làm nền tảng.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phối hợp trong và ngoài Trung tâm,
giữ vững, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục là điều kiện để khẳng định
thương hiệu, làm thay đổi nhận thức của dư luận xã hội; tạo động lực và niềm
tin cho người học.

8
- Triển khai thực hiện đa dạng chương trình, nội dung, cách thức tổ chức
học tập, tạo điều kiện, cơ hội học tập cho mọi đối tượng có nhu cầu theo phương
châm "cần gì học nấy". Trong đó cần chú trọng vai trò của Trung tâm GDTX
cấp huyện (thành phố) về nghiệp vụ tổ chức và hoạt động của Trung tâm HTCĐ
(xã, phường) trên địa bàn nhằm khẳng định vai trò, vị trí và tác dụng của cả hệ
thống GDTX.
- Tăng cường mở rộng hợp tác, phối hợp với Phòng GD&ĐT, tranh thủ
vai trò quản lý nhà nước về GDTX và các trường chuyên nghiệp trong và ngoài
địa bàn phát triển đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo liên thông theo
các quy định của pháp luật. Thực hiện chủ trương của tỉnh, Trung tâm khẩn
trương hoàn thiện các điều kiện đào tạo nghề ngắn hạn để thực hiện từ 2013.

Tóm lại: Đổi mới quản lý GDTX là đổi mới cả cơ chế quản lý làm cho cả
bộ máy quản lý Trung tâm vận hành đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển. Trong
đó, mỗi CBQL cần có những phẩm chất, tố chất và bản lĩnh cần thiết để chủ
động và sáng tạo, dám chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được
phân công.
5.4. Các giải pháp để thực hiện đa dạng chương trình nội dung và
cách thức học tập thường xuyên:
Với định hướng như trên, để đạt hiệu quả cần phải:
- Tiến hành điều tra xã hội học về nhu cầu học tập trên cơ sở chủ trương
về phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố đến 2015 và những năm sau. Nhất là
về đối tượng học tập để có nội dung, hình thức tổ chức phù hợp, đem lại hiệu
quả.
- Sau các hoạt động liên kết với các trường chuyên nghiệp hiện có, cần
thường xuyên rút kinh nghiệm, tiếp tục mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với các
trường CĐ, THCN trên địa bàn một số ngành nghề nhất định. Mặt khác, từ điều
tra nhu cầu, xu thế phát triển KT-XH cần mở rộng liên kết đào tạo các ngành,
nghề mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Uông Bí chưa có (hoặc đã có
nhưng bị mai một) như nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch và
lữ hành, nhà hàng ăn uống

9
- Phối hợp với Phòng đào tạo - Sở LĐ.TBXH, hoàn thành xây dựng đề án
tổ chức và hoạt động đào tạo nghề ngắn hạn để có quyền và thế chủ động đa
dạng chương trình, nội dung đào tạo nghề những năm tới. Trọng tâm là thực
hiện đề án theo quyết định số 81/2006/QĐ.TTg cả ở cấp Trung tâm GDTX và
Trung tâm HTCĐ.
- Phát huy vai trò của Trung tâm GDTX về mặt nghiệp vụ tổ chức và hoạt
động, phối hợp với Phòng GD-ĐT, hội khuyến học Thành phố, Trung tâm
HTCĐ 11 xã, phường trên địa bàn hoạt động theo từng cấp độ đạt hiệu quả, làm
cho đề án 112 của Chính phủ đi vào cuộc sống và khẳng định vai trò, vị trí của

hệ thống GDTX.
5.5. Công tác quản lý người học:
- GDTX là một ngành học phong phú, đa dạng về đối tượng, độ tuổi, nội
dung, chương trình và hình thức học tập. Rõ ràng là hiện tại đã và đang thực
hiện nhiều chương trình và đề án mới. Bởi vậy trước hết, những người làm
GDTX, người học theo chương trình GDTX cần có sự chuyển biến rõ về nhận
thức và hành động cụ thể. Tuyên truyền trong dư luận xã hội xoá đi nhận thức
chưa đúng về BTVH, những mặc cảm, khoảng cách giữa GDCQ và GDTX để
có động cơ, thái độ học tập đúng; Phấn đấu không ngừng để có kết quả học tập
tốt cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ, đáp ứng được các yêu cầu phát triển đất
nước thời kỳ CNH.HĐH và hội nhập quốc tế.
- Lấy chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục làm tiêu chí đánh giá hoạt
động của cả thầy và trò. Bởi vậy, cần thiết phải xây dựng những quy định cụ thể
tăng cường trật tự, kỷ cương hoạt động giáo dục trước hết là kỷ cương dạy - học.
Đồng thời tiếp tục có nhiều hình thức, nội dung được tổ chức và có tổ chức
trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thông qua
đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ, xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài
Trung tâm thật tốt, làm cho môi trường sư phạm, môi trường học đường thực sự
lành mạnh, phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của người học.
Những hoạt động này vừa có ý nghĩa giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ
năng sống vừa có tác dụng hạn chế, đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn XH xâm nhập vào

10
trường học và học sinh, học viên; làm cho hoạt động giáo dục thế hệ trẻ và sự
nghiệp giáo dục cho mọi người thực sự là sự nghiệp của toàn xã hội.
- Bằng các biện pháp quản lý và giáo dục, chú trọng nhiệm vụ công tác
kiểm tra, đánh giá đảm bảo cho kết quả hoạt động giáo dục mang tính khách
quan, công bằng, chính xác trên cơ sở thực hiện đúng quy trình dân chủ, công
khai, minh bạch các nội dung, điều kiện thực hiện nhiệm vụ và kết quả giáo dục.
6. Kết quả nghiên cứu:

6.1. Về đổi mới quản lý:
Bản chất của đổi mới quản lý là từng bước hạn chế, xoá đi những rào cản
từ nhận thức đến việc làm trong cơ chế lãnh đạo, tìm cho được những giải pháp,
biện pháp hiệu quả nhất trong quản lý, điều hành hoạt động của Trung tâm. Như
vậy, đổi mới quản lý bao gồm: Đổi mới cơ chế quản lý đồng thời với đổi mới
công tác chỉ đạo, điều hành. Với phạm vi đề án, tôi xin trình bày những nội dung
đổi mới quản lý tại Trung tâm HN&GDTX về GDTX.
- Về cơ chế quản lý:
+ Cùng với tập thể Ban giám đốc tham mưu cho lãnh đạo ngành, các
ngành có liên quan tiếp tục giải quyết những bất cập, tồn tại khách quan của cơ
sở. Chủ động phối hợp chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong Trung tâm dưới
sự lãnh đạo của chi bộ tham mưu với cấp uỷ, chính quyền từ thành phố đến các
xã, phường về vai trò, vị trí của GDTX vì mục tiêu "Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" và "Xây dựng XHHT" trước yêu cầu phát triển
KT.XH thời kỳ CNH.HĐH và hội nhập quốc tế - một ngành học không thể thiếu
trong một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh trước sự phát triển nhanh,
mạnh của KH.CN và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường - XHCN.
+ Trên cơ sở phân tích, dự báo tình hình (như đã nêu), xu thế phát triển
GDTX trong tương lai, chủ động đề xuất với cấp trên đầu tư tăng cường các
điều kiện - trước hết là cơ sở vật chất và đội ngũ (hợp lý về số lượng và cơ cấu).
Mặt khác, với tầm nhìn chiến lược của Ban giám đốc phải làm chuyển biến nhận
thức của cả tập thể sư phạm, chung sức chủ động chuẩn bị điều kiện không ngồi

11
chờ thời cơ, điều kiện một cách thụ động. Mỗi người đều phải "phát huy nội
lực" trong thực hiện nhiệm vụ. Cần có nhận thức đúng về tự chủ, tự chịu trách
nhiệm là bổn phận của mỗi thành viên trong Trung tâm cùng với không ngừng
nâng cao trách nhiệm của giám đốc và tập thể lãnh đạo.
+ Căn cứ pháp luật hiện hành và sửa đổi, bổ sung của pháp luật sau hội
nhập, nhiệm vụ của ngành và chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phát huy mặt tích cực,

tiến bộ sau những năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ.CP; Tiếp tục rút kinh
nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
cơ chế: Phân cấp, phân quyền, dân chủ và phương thức: Tương tác, đa chiều, lấy
nhiệm vụ chính trị của đơn vị làm trọng tâm. Trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc
tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng (trong đơn vị và bộ phận) vừa
nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, vừa phát huy cao năng lực, trí tuệ của
cả tập thể sư phạm, tính năng động, sáng tạo của mỗi một thành viên trong
Trung tâm.
- Về giải pháp quản lý:
+ Triển khai thực hiện đổi mới toàn diện công tác quản lý tạo bằng được
mối quan hệ gắn bó, cùng có trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong đó chú trọng quản lý hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên gắn với
chất lượng hoạt động dạy - học, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện và cải
cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính.
+ Lấy đổi mới hoạt động tài chính làm khâu đột phá. Bởi vì, hoạt động tài
chính của đơn vị vừa tạo ra các điều kiện vật chất vừa tạo động lực tinh thần cho
đội ngũ. Do đó, một ban lãnh đạo và người đứng đầu vừa nắm vững thực trạng,
vừa có tính chiến lược sẽ biết đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để khắc phục
khiếm khuyết, hạn chế trong hiện tại và đón thời cơ thuận lợi. Triệt để tiết kiệm,
có tính toán trong quá trình kiên cố - chuẩn - hiện đại theo tiêu chí xanh-sạch-
đẹp. Mặt khác, phải biết phấn đấu để không những thực hiện đầy đủ, kịp thời,
đúng chế độ chính sách theo quy định của pháp luật mà còn phải nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ- trên cơ sở đánh giá đúng Tuy nhiên trong
điều kiện hiện tại (còn nhiều bất cập về cơ chế và thực tế) cần thực hiện tốt chế

12
độ "công khai, minh bạch" tạo được sự đồng thuận cao, đảm bảo đoàn kết, thống
nhất nội bộ đã là cố gắng rất lớn. Trước mắt giữ ổn định an sinh nội bộ để từng
bước có mức tăng trưởng về thu nhập.
+ Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng và công tác bồi

dưỡng thường xuyên, sử dụng CNTT trong toàn bộ công tác quản lý, ứng dụng
CNTT hợp lý trong hoạt động dạy - học nhằm đổi mới mạnh về phương pháp
dạy - học phù hợp đối tượng, phương pháp đánh giá học viên, đánh giá đội ngũ.
100% giáo viên đứng lớp có khả năng sử dụng thành thạo giáo án điện tử và các
thiết bị CNTT trong dạy - học.
+ Lựa chọn các biện pháp phối hợp đồng bộ, quyết liệt cần thiết, lấy giáo
dục chính trị lãnh đạo tư tưởng làm nền tảng, giữ ổn định chất lượng ở mức dư
luận chấp nhận, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, cần thường
xuyên tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện các chương trình nội dung mới và hoạt
động liên kết đào tạo.
+ Phân công và chỉ đạo thực hiện xây dựng "Đề án tổ chức đào tạo và
cấp chứng nhận đào tạo nghề ngắn hạn" tạo thế chủ động, tính pháp lý trong
thực hiện cho giai đoạn 2013-2015 và những năm sau.
6.2. Về đa dạng chương trình, nội dung và cách thức tổ chức:
- Mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền cho hoạt
động GDTX- kể cả hoạt động của Trung tâm HTCĐ- trên cơ sở tôn trọng quyền
lực chọn của người học, tôn trọng hoạt động của các cơ sở giáo dục khác trong
và ngoài công lập vừa tạo được sự đồng thuận của dư luận xã hội và quan hệ
đúng mực, lành mạnh trong ngành, từng bước xóa đi những nhận thức chưa
đúng, thậm chí sai về GDTX. Từ đó có sự lựa chọn địa chỉ, hình thức học phù
hợp điều kiện hoàn cảnh. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình quốc gia về
phổ cập: Trung học, Ngoại ngữ và Tin học trước xu thế phát triển của CNTT và
yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong thời đại ứng dụng CNTT vào kinh tế
hội nhập những thông tin trên đến được với người dân 11/11 xã (phường) qua
các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động của Trung tâm HTCĐ.

13
- Duy trì hợp lý quy mô số lượng THPT (chương trình GDTX) tại Trung
tâm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối tượng (muốn, cần và phải học), coi
đây vừa là nhiệm vụ của ngành học vừa là "nguồn lực" để triển khai thực hiện

các chương trình: Ngoại ngữ, tin học, đào tạo nghề các cấp độ cho đa dạng
chương trình, nội dung và lựa chọn hình thức tổ chức học tập phù hợp đối
tượng: Vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn (người lao động, cán bộ cơ sở),
tập trung (học sinh độ tuổi phổ thông) phấn đấu để có được từ 15-20% học sinh
TN.THCS theo học chương trình GDTX-THPT hàng năm.
- Đầu tư có trọng điểm, tăng cường cải thiện CSVC.KT dạy học cho cả
văn hoá, tin học, ngoại ngữ và đào tạo nghề các cấp độ (đồng thời với quá trình
chuẩn hoá các phòng học nghề phổ thông) vừa là điều kiện, vừa là động lực cho
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Đến 2015: có từ 20 phòng học, trong đó có ít nhất 30% phòng học nghề,
phòng học bộ môn đạt chuẩn (hoặc cận chuẩn). Duy trì thường xuyên có từ 8-12
lớp/400-500 học viên tiếng nước ngoài (tập trung là tiếng Anh, tiếng Trung) các
cấp độ; 8-11 lớp/200-300 học viên Tin học, phấn đấu thực hiện được 35-45%
chỉ tiêu tỉnh giao cho Uông Bí về đào tạo nghề ngắn hạn/năm. Mở rộng hình
thức đào tạo nghề và học văn hóa (theo chương trình GDTX).
6.3 . Về chất lượng:
Trước mắt những bất cập, khó khăn về các điều kiện dạy - học đã được
giải quyết tương đối tốt: Cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác dạy và học, đội
ngũ giáo viên văn hóa đến cuối năm học đủ mỗi môn quy định có 01 người.
Mặc dù cũng còn có những khó khăn giáo vièn nghề chưa đạt chuẩn đào
tạo; giáo viên nhiều người mới vào nghề, kinh nghiệm còn ít. Học sinh ý thức
động cơ thái độ còn hạn chế, sự quan tâm của gia đình cũng ở mức độ.
Với quyết tâm đoàn kết, vượt khó tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm
hình thức đào tạo đã có chuyển biến giữa học nghề cùng với học văn hóa ( bậc
THPT). Giáo viên nhiệt tình giảng dạy hết lòng vì học sinh. Một bộ phận học đã
có những chuyển biến tích cực về nhận thức động cơ thái độ học tập. Kết quả
học tập những năm gần đây có phần nâng cao, nhất là tỉ lệ học sinh học lực khá.

14
7. Kết luận:

Gần 20 năm, toàn ngành đã tập trung nhiều công sức, nỗ lực triển khai
thực hiện chiến lược phát triển GD&ĐT theo quyết định số 201/QĐ.TTg của
Thủ tướng Chính phủ và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực, nhất là đổi mới toàn diện GDPT mà trọng tâm là đổi mới CTr.SGK và
phương pháp dạy - học, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trong đó có sự đóng góp
không nhỏ của ngành học GDTX cùng với hệ thống trường lớp chính quy, thực
hiện các chương trình phổ cập tiểu học, phổ cập THCS đúng độ tuổi, đã và đang
thực hiện chương trình phổ cập trung học, thực hiện một số chương trình, nội
dung giáo dục đưa vào trường học mang tính phổ cập bắt buộc như Ngoại ngữ,
tin học ứng dụng, âm nhạc và hội hoạ, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục giới
tính và phòng chống các tệ nạn XH
Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển KT-XH, yêu cầu xây dựng đát nước
thời kỳ CNH.HĐH, xu thế bùng nổ, phát triển của KH và CN, của nền kinh tế
hội nhập quốc tế, thực tiễn phát triển, đổi mới sự nghiệp GD&ĐT trong những
năm qua và thập niên 20 của thế kỷ XXI mà trước mắt là 3 năm 2013-2015.
Hoạt động GDTX và Trung tâm HN&GDTX Uông Bí nói riêng cần thiết phải
có những điều chỉnh kịp thời cho hướng ổn định, phát triển, đồng hành cùng với
hệ thống các trường phổ thông, THCN-CĐ hiện tại, trường, phân hiệu đại học
sắp tới góp phần đắc lực, hiệu quả vào việc phát triển KT-XH của một thành phố
công nghiệp, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái; Xây dựng Uông Bí thành Trung
tâm đào tạo của tỉnh Quảng Ninh và tiểu vùng Duyên hải Bắc bộ theo chỉ đạo
của tỉnh và kế hoạch của thị xã. Những việc làm đó là phù hợp với hướng đổi
mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động GDTX của Bộ GD&ĐT từ
năm học 2009-2010.
Đề án "Đổi mới quảnlý, thực hiện nhiều chương trình và nâng cao chất
lượng GDTX" nhằm đưa ra những việc làm cụ thể vào quá trình thực hiện nhiệm
vụ của Trung tâm trong những năm tới, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của
GDTX trong hoàn cảnh điều kiện của những năm sau 2013. Tạo niềm tin và
động lực cho mọi người, trước hết là đội ngũ những người làm GDTX kiên trì


15
phấn đấu, đồng lòng vượt qua những khó khăn, thách thức trước mắt, tiếp tục
nâng cao trình độ, năng lực sáng tạo trước thời cơ, vận hội mới.
Uông Bí, ngày 10 tháng 4 năm 2013
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Lê Văn Tài

16

×