Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN Giáo dục an toàn thực phẩm thông qua bài tập hóa học trong chương trình hóa học thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.54 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
…………***…………

S¸ng kiÕn kinh nghiƯm
GIÁO DỤC VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM THƠNG
QUA BÀI TẬP HỐ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH
HỐ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Hà Tĩnh , tháng 3 năm 2014


MỤC LỤC
Trang

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................2
I.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................3
I.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................3
I.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................3
I.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................3
I 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3
I.6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................4

PHẦN II :

NỘI DUNG .......................................................................5

II.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................5
II.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................5
II.3. Thiết kế các bài tập về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm .....................6
II.3.1. Nguyên tắc ...........................................................................................6
III.3.2.Xây dựng các bài tập có nội dung GD vệ sinh an tồn thực phẩm ..... 7


II.3.2.1.Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm ....................7
II.3.2.2.Bài tập có kiến thức về quá trình biến đổi các chất gây ngộ độc
thực phẩm ........................................................................................ 11
II.3.2.3. Bài tập có kiến thức chất bảo quản thực phẩm .................................15
II.3.2.4. Bài tập về cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm ............................. 16

PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ........................................19
III.1. Những việc đã hoàn thành của đề tài .................................................... 19
III. 2. Các kết luận ........................................................................................ 19
III. 3. Hướng phát triển của đề tài .................................................................20
III. 4. Một số kiến nghị và đề xuất ................................................................ 20

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

1


Phần I . ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lí do chọn đề tài
Từ lâu an tồn vệ sinh thực phẩm( ATVSTP) ln và vấn đề nóng mà dư luận
và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe, sự an tồn tính mạng của mỗi người .VSATTP không chỉ tác động trực
tiếp và thường xuyên đến sức khỏe của con người, mà nó cịn ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của kinh tế xã hội. Khơng những thế về lâu dài nó cịn
ảnh hưởng đến nòi giống dân tộc .Mặc dầu vậy ở nước ta vấn đề này hình như
vẫn đang cịn bng lõng hay chưa được các ban nghành quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên vài năm gần đây , trước sự bức xúc của người tiêu dùng và dư
luận xã hội về vấn đề này các cơ quan chức năng đã quan tâm chú ý nhiều
hơn. Thực tế cho thấy các vụ ngộ độc thực phẩm và những vi phạm về
VSATTP vẫn đang xảy ra và có chiều hướng gia tăng.

Theo thống kê của bộ y tế , gần đây ở nước ta hàng năm có đến 200 đến
600 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra , khoảng 4 đến 6 ngàn người bị ngộ độc và
trong số đó có vài chục người bị tử vong . Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra
cùng lúc với nhiều người và tác hại rất lớn , làm hao phí sức lao động ,suy kiệt
sức khỏe ....Ngồi ra ngộ độc thực phẩm củng chính là một trong những
nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm ngèo.
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh
dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là
nguồn tạo ra các độc tố cho con người nếu không tuân thủ các biện pháp vệ
sinh thực phẩm hữu hiệu.
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an tồn
thực phẩm vào chương trình mơn học cịn ít, vì vậy việc hiểu biết của các em
về vệ sinh an tồn thực phẩm cịn nhiều hạn chế nên thực sự chưa mang lại
hiệu quả trong cuộc sống.
Với đặc thù hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm có liên quan đến
thực tiễn cuộc sống nên hóa học cũng thuận lợi cho việc giáo dục vệ sinh an
toàn thực phẩm cho học sinh. Có nhiều cách đưa kiến thức giáo dục vệ sinh an
tồn thực phẩm vào mơn hóa học như : tích hợp , lồng ghép , bài tập.. Trong
các cách đó ,thì việc thiết kế những bài tập hóa học có tích hợp nội dung về
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

2


giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những cách gắn liền hóa học
với giáo dục ý thức tìm hiểu an tồn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe con
người .Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông nếu chúng ta khai thác
được kiến thức lồng ghép những bài tập về giáo dục vệ sinh an tồn thực
phẩm trong chính bài học sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động, học sinh trở
nên yêu và hứng thú với mơn học, từ đó có được kiến thức, thái độ tình cảm, ý

thức về an tồn thực phẩm sẽ sâu sắc hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “ giáo dục vệ sinh an
tồn thực phẩm thơng qua các bài tập trắc nghiệm hóa học trong chương
trình hóa học phổ thơng ” để nghiên cứu.
I .2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm nghiên cứu các nội dung hóa học ,các bài tập hóa học có
liên quan đến an tồn thực phẩm trong chương trình hóa học THPT, từ đó giáo
dục cho học sinh có ý thức về vệ sinh an tồn thực phẩm nhằm bảo vệ sức
khỏe cho bản thân , gia đình và cộng đồng , củng như tạo được sự hứng thú
trong học mơn hóa học nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học.
I. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm hóa học theo hướng tích hợp về
giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm trong chương trình hóa học THPT
I. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống bài tập trắc nghiệm về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm này có
thể áp dụng cho các đối tượng học sinh khác nhau , mỗi đối tượng đều có các
loại bài phù hợp để học sinh có thể hiểu ,từ đó có ý thức hơn trong vệ sinh an
toàn thực phẩm.
I. 5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan đến
đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở , kỹ thuật xây dựng bài tập để từ đó xây dựng hệ thống câu
hỏi và bài tập cho đề tài.
I. 6. Đóng góp của đề tài

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

3



- Về mặt lí luận: Góp phần làm sáng tỏ tác dụng của bài tập trong việc
phát triển khả năng sáng tạo và hứng thú học tập cho học sinh.
- Về mặt thực tiễn: Xây dựng một hệ thống bài tập hố học có nội dung
liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức hành động và
đạo đức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh THPT.

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

4


Phần II.

NỘI DUNG

II .1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hiện nay hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều ở nhiều
địa phương trong cả nước. Ngộ độc thực phẩm xảy ra không chỉ ở các nhà ăn
tập thể ( xí nghiệp, trường học , nhà hàng, nhà máy, ..) mà cịn xảy ra ở rất
nhiều ở các gia đình, kể cả ở thành thị và nông thôn. Vấn đề này đã được các
cơ quan chức năng củng như các phương tiện thông tin tuyên truyền và cảnh
báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm , nhưng
vẫn khơng giảm mà cịn có xu hướng gia tăng trong cộng đồng
Thực phẩm không những là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh
dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, thực phẩm còn là
nguồn tạo ra ngộ độc cho con người nếu như ta không tuân thủ đúng những
biện pháp vệ sinh thực phẩm hữu hiệu.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm (do vi sinh vật , các
chất hóa học, các yếu tố vật lý..). Khả năng bị ngộ độc chủ yếu là do thực
phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , ngoài ra do ý thức của

người tiêu dùng đang cịn thói quen sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc
củng như kém chất lượng đang còn phổ biến..
Đối với học sinh phổ thơng thì kiến thức và sự hiểu biết của các em về vệ
sinh an tồn thực phẩm đang cịn rất hạn chế , đặc biệt là những ngộ độc thực
phẩm có liên quan đến các chất hóa học. Vì thế việc lồng ghép , tích hợp hay
ngoại khóa cho các em về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cấp thiết
và quan trọng , đặc biệt là các mơn khoa học thực nghiệm có liên quan đến
thực tiễn cuộc sống như mơn hóa học.
II.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết để làm cơ sở cho
nhận thức và hành vi cá nhân và để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho
cộng đồng. Giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những biện pháp
hữu hiệu giúp con người nhận thức đúng trong việc tìm những nguồn thực
phẩm sạch đảm bảo cho sức khỏe con người.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

5


Thế hệ trẻ đặc biệt là các em học sinh những tương lai của đất nước. Vì
vậy việc giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm ngay trong trường phổ thơng có
vị trí đặc biệt, nhà trường là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất
nước, nên giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho thế hệ trẻ là một việc làm
có tác dụng lớn lâu bền.
Thực tế ở trường phổ thông hiện nay việc đưa nội dung vệ sinh an tồn
thực phẩm vào chương trình mơn học cịn sơ sài ,thiếu tính hệ thống. Vì vậy
việc hiểu biết của các em về vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và
thực sự chưa mang lại hiệu quả.
Với đặc thù mơn hóa học là mơn khoa học thực nghiệm , có liên quan
nhiều đến thực tiễn cuộc sống . Vì vậy trong quá trình dạy học ,việc giáo viên

thiết kế củng như sưu tầm các bài tập hóa học có nội dung giáo dục vệ sinh an
tồn thực phẩm để cung cấp thơng tin và giáo dục sự hiểu biết thêm về kiến
thức an toàn thực phẩm cho học sinh là điều rất quan trọng, nó khơng những
mang lại cho học sinh sự hứng thú cho mơn học mà cịn giúp học sinh tun
truyền và điều chỉnh hành vi cá nhân trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
II.3. THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC VỆ
SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
II.3.1. Nguyên tắc
Dựa vào mục đích, nội dung và phương pháp dạy học hố học, cơ sở
tâm lí học sinh, nội dung chương trình hố học phổ thơng và đặc điểm của bộ
mơn hố học có thể thiết kế các bài tập hố học có nội dung liên quan với thực
tế về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm dựa vào các nguyên tắc sau :
- Cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở các định luật, khái niệm, học thuyết, các
nguyên lí, mệnh đề,... các kiến thức cần truyền thụ, rèn luyện, kiểm tra đánh
giá mà ta phải thiết kế các bài tập phù hợp.
- Cơ sở thực tiễn: Dựa vào các ứng dụng, các quá trình sản xuất, đời
sống lao động sản xuất, các hiện tượng về thiên nhiên, thực tế hàng ngày, các
quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm...
- Như các bài tập hoá học khác, nếu nắm vững được sự phân loại các
kiểu điển hình và các quy luật biến hố của bài tốn, giáo viên có thể biên
soạn những bài tập mới bằng cách vận dụng các quy luật biến hoá. Xuất phát
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

6


từ những bài tập mẫu sơ đẳng điển hình, nội dung bài tập có thể biến đổi thành
những dạng khác nhau. Có thể theo sáu cách sau:
1. Nghịch đảo giữa điều kiện (cho) và u cầu (tìm)
2. Phức tạp hố điều kiện

3. Phức tạp hoá yêu cầu
4. Ghép nội dung nhiều bài toán lại với nhau
5. Phức tạp hoá cả điều kiện lẫn yêu cầu
6. Biến đổi bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm khách quan và
ngược lại.
Nguyên tắc trên giúp ta nắm được cơ chế biến hoá nội dung bài tập theo
những hướng có mức độ phức tạp, khó khăn khác nhau phù hợp với từng mục
đích dạy học.
- Thiết kế những bài tập hố học có nội dung liên quan đến thực tế về
giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm nhưng khơng q xa rời nội dung chương
trình hố học.
- Bài tập hố học có tính chất tổng hợp kiến thức, phát triển tư duy
sáng tạo và gây hứng thú ham hiểu biết, tìm tịi sáng tạo của học sinh.
Thông qua các bài tập này học sinh có thể tìm hiểu nguồn gốc các chất
gây ngộ độc thực phẩm, thành phần hoá học của chúng, cũng như các chất bảo
quản thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm .Từ đó học sinh có nhận thức
đầy đủ hơn về hiện tượng ngộ độc thực phẩm. cách phịng chống ngộ độc thực
phẩm cũng như xử lí các trường hợp ngộ độc thực phẩm, góp phần nâng cao ý
thức và trách nhiệm của bản thân với sức khỏe cộng đồng.
II.3.2. Xây dựng bài tập có nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm
II.3.2.1. Bài tập có kiến thức về các chất gây ngộ độc thực phẩm
Bài tập 1: 3- MCPD là chất gây ung thư có trong một số loại nước tương, tên
hố học 3- monocloro propan- 1, 2- điol. CTCT của 3-MCPD là:
A. CH2OH-CHCl-CH 2OH

B. CH 2OH-CHOH-CH2Cl

C. CH 2Cl-CHOH-CH2Cl

D. CH2OH-CHCl-CH 2Cl


Hướng dẫn: Từ tên gọi, học sinh sẽ chọn đáp án đúng là B
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

7


Thơng qua bài tập này học sinh có thể biết được cơng thức hố học của 3MCPD và trong một số loại nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư ( trên
các phương tiện truyền thông đã cảnh báo) từ đó biết cách lựa chọn những
loại nước tương an tồn cho sức khỏe .
Bài tập 2: Lá của cây thuốc lá có chứa một loại amin rất độc với cơ thể
chất đó là:
A. Cơcain

B. Hêroin

C. Nicơtin

D. Anilin

Hướng dẫn: Qua bài amin, học sinh sẽ trả lời được đó là Nicơtin.
Thơng qua bài tập này học sinh biết được trong thuốc lá có chứa một amin rất
độc hại với cơ thể. Giáo dục ý thức cho học sinh không hút thuốc lá.
Bài tập 3: Thuốc diệt chuột là hoá chất độc hại, gây tử vong nếu rơi vào thực
phẩm .Thành phần thuốc diệt chuột có chứa:
A. Ba3P2

B.ZnSO4

C. PH3


D. Zn3P2

Hướng dẫn: Qua bài phốt pho học sinh trả lời được đó là Zn3P2
Thông qua bài tập này học sinh thấy được thuốc chuột là hoá chất rất độc hại
với sức khỏe con người từ đó có ý thức sử dụng thuốc bẫy chuột một cách hợp
lí tránh rơi vãi vào thực phẩm gây ngộ độc.
Bài tập 4 : Phân bón , thuốc trừ sâu , thuốc kích thích sinh trưởng,...có tác
dụng giúp cho cây phát triển tốt , tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác
dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người . Sau khi bón phân
đạm hoặc phun thuốc trừ sâu ,thuốc kích thích sinh trưởng cho một số loại rau
,quả ,thời hạn tối thiểu cho thu hoạch để sử dụng đảm bảo an toàn thường là :
A. 1-2 ngày

B. 2 - 3 ngày

C .12 - 15 ngày

D. 30 - 35 ngày

Hướng dẫn : Đáp án C.
Qua bài tập này cung cấp thêm kiến thức cho học để từ đó phổ biến cho mọi
người biết cách sử dụng rau, quả an toàn nhất là sau khi bón phân , phun
thuốc trừ sâu , thuốc kích thích sinh trưởng ,...
Bài tập 5 : Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho
photpho trắng vì lý do nào sau đây?

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

8



A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người.
B. Photpho đỏ không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng.
C. Photpho trắng là hóa chất độc hại.
D. Cả A, B, C.
Hướng dẫn:
+ Photpho trắng dễ bốc cháy. Photpho trắng rất độc, gây bỏng khi rơi vào da.
+ Photpho đỏ không độc hại.
 Đáp án D.

Bài tập 6: Cách bảo quản thực phẩm (thịt ,cá, ...) bằng cách nào sau đây được
coi là an toàn ?
A. Dùng fomon , nước đá

B. Dùng phân đạm,nước đá

C. Dùng nước đá và nước đá khô

D. Dùng nước đá khô ,fomon

Hướng dẫn: Phương án C
Cách bảo quản thực phẩm ( thịt ,cá, ...) bằng cách dùng fomon , phân đạm rất
độc hại với cơ thể , từ đó biết cách lựa chọn cách bảo quản thực phẩm an toàn
cho sức khỏe.
Bài tập 7: Nồng độ tối đa cho phép của PO43- theo tiêu chuẩn nước ăn uống
của tổ chức sức khỏe thế giới là 0, 4 mg/l. Để đánh giá sự nhiễm bẩn của nước
máy sinh hoạt ở một thành phố người ta lấy 2 lít nước đó cho tác dụng với
dung dịch AgNO 3 dư thì thấy tạo 2, 646.10-3 (g) kết tủa. Xác định nồng độ
PO43- trong nước máy và xem xét có vượt quá giới hạn cho phép không?

A. 0, 6 mg/l, vượt quá giới hạn cho phép.
B. 0, 3 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép.
C. 0, 2 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép.
D. Tất cả đều sai.
Hướng dẫn: Phương trình phản ứng:
3Ag+ + PO43-  Ag3PO4 
 nAg 3 PO 4 =

2, 464
.10 -3 = 6, 315.10-6 (mol)
419
-6

 nPO 3 = 6, 315.10 (mol)
4

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

9


-3

 mPO 3 = 0, 6.10 (g) = 0, 6 (mg)  CPO 3 =
4
4

0, 6
= 0, 3 (mg/l)
2


 Đáp án: Phương án B.

Bài tập 8 : Amoni được coi là độc tố đối với cá ở nồng độ rất nhỏ 0,01 mg/l,
từ 0,2 - 0,5 mg/l đã gây độc cấp tính. Amoni là một hợp phần thường thấy của
các loại thuốc tẩy rửa kính, nồng độ của nó thường khá cao. Đối với các mẫu
amoni lỗng, có thể xác định hàm lượng amoniac trong thuốc tẩy kính bằng
cách chuẩn độ amoniac - một bazơ yếu bằng axit mạnh.
Lấy một mẫu nước (100ml) chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,02M với chỉ
thị bromcresol lục, mỗi lần 20 ml, kết quả trung bình cho ta V (HCl)= 42,11 ml.
Tính hàm lượng của amoniac trong thuốc tẩy kính. Xác định xem nước
đó có thể dùng trong sinh hoạt được khơng? Biết tiêu chuẩn cho phép của NH3
trong nước là 0,5mg/l.
Hướng dẫn: Phương trình chuẩn độ: NH3 + HCl  NH4Cl.
Ta có phương trình: 0,02.CNH3 = 0,04211.0,02  CNH3 = 0,04211 M
 Hàm lượng của NH3 trong nước là:

0,04211.17,03061 = 0,71715 (g/l) = 717,15 (mg/l) >> 0,5 mg/l.
Nước bị ô nhiễm amoniac quá mức cho phép, không dùng được trong sinh
hoạt
Bài tập 9. Trong khói thuốc lá có 0,5 đến 1%CO, chất gây ô nhiễm môi
trường, gây tác hại cho sức khỏe. Phương pháp nào sau đây dùng chứng minh
điều đó?

A. Cho khói thuốc qua CuO, t0.
B. Cho khói thuốc qua dung dịch PdCl2.
C. Cho khói thuốc qua MnO2, rồi cho sản phẩm qua nước vơi trong.
D. Cho khói thuốc lá qua I2O 5.

Hướng dẫn: Phương án B.

Cho CO qua dung dịch PdCl2 làm đổi màu dung dịch sang đỏ thẫm do những
hạt rất nhỏ của Pd tách ra trong dung dịch.
Phương trình phản ứng: CO + PdCl2 + H2O  Pd + 2HCl + CO 2 

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

10


Bài tập 10: Dẫn xuất halogen có tác dụng diệt sâu bọ (trước đây được dùng
nhiều trong nông nghiệp)một trong những nguyên nhân gây ngộ độc rau quả
là:

A. ClBrCH - CF3

B. CH 3C6H 2 (NO 2)3

C. C6H6Cl6

D. Cl2CH - CF2 - OCH 3

Hướng dẫn: Phương án C.
Chất C6H 6Cl6 (666) trước đây dùng làm thuốc trừ sâu trong nông nghiệp
,nhưng do rất độc hại với cơ thể và ô nhiễm môi trường nên hiện nay đã thay
thế bằng loại thuốc khác.
Bài tập 11: Ancol nào mà chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây ra
mù lồ, lượng lớn có thể gây tử vong (thường có trong rượu sắn) ?
A.CH3OH

B.C2H5OH


C.CH3CH2CH2OH

D.CH 3 CH(OH)CH 3

Hướng dẫn : Phương án A.
Bài tập 12: Vì sao khi ăn sắn tươi và măng muối chua thường bị say nếu
lượng lớn có thể dẫn đến tử vong ?
Hướng dẫn: Xianua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng... (liều tử vong đối
với người 50-90 mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số
enzym trong ruột người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộ độc cấp
tính.
Bài tập 13: Axit oxalic - chất chống calci thường có ở khế, me...(5g acid
oxalic đủ gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg ). Công thức cấu tạo
của axit oxalic là:
A. CH 3COOH

B. HOOC- COOH

C. HCOOH

D. H 2CO 3

Hướng dẫn : Đáp án B
II.3.2.2. Bài tập có kiến thức về q trình biến đổi các chất gây ngộ độc
thực phẩm
Bài tập 1: Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc
với hoá chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
A. HCl
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014


B. NaOH
11


C. CuSO4

D. Na2CO 3

Hướng dẫn: Photpho trắng rất độc nên các dụng cụ tiếp xúc với hoá chất
này cần phải khử độc:
2P + 5 CuSO 4 + 8 H2O  2H3PO 4 + 5H2SO4 + 5Cu 
 Phương án đúng: C.

Bài tập 2:
a) Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2. Nếu khơng quản lí được
thuốc khi sử dụng, để lâu ngày trong khơng khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi
trường do phản ứng thuỷ phân sinh ra PH 3 là chất khí khơng màu, mùi trứng
thối. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Thuốc diệt chuột loại này thường có lẫn tạp chất là kẽm kim loại.
Hồ tan một ít thuốc bằng dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí có tỉ
khối so với H2 bằng 15, 435. Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính % khối
lượng Zn tạp chất có trong thuốc.
Hướng dẫn:
a) Phản ứng thuỷ phân
Zn3P2 + 6H 2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3
b) Phương trình phản ứng
Zn3P 2 + 6HCl → 3 ZnCl2

+ 2PH3


a(mol)
Zn

2a
+ 2 HCl → ZnCl2

b

H2
b

Ta có phương trình tỷ khối
=> a = 4,612b

+

34.2a  b
 15, 435.2
2a  b

=> % Zn trong thuốc chuột là :

65 b
65 b
100% 
100%  5, 2%
257.a  65 b
257.4, 612 b  65 b


Bài tập 3: Melamin có cơng thức C3N3(NH2)3. Đưa melamin vào thực phẩm
nhằm mục đích gì ? Nêu một số tác hại mà melamin gây nên ?
Hướng dẫn:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

12


Trong cơng thức melamin có 66% là nitơ. Đưa melamin vào thực phẩm
thì khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta hiểu
lầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao “giả” (vì nitơ trong
melamin khơng có tính dinh dưỡng như nitơ trong protein thật). Có hai cách
đưa melamin vào thực phẩm:
+ Trộn melamin vào các bột gạo protein (có tiêu chuẩn hàm lượng
protein cao, gọi là gluten) để làm thức ăn cho chó mèo, gia súc (phát hiện
tháng 4-2007 tại Mỹ).
+ Cho melamin vào nước, tạo ra một hỗn dịch giống sữa, rồi trộn với
sữa tươi sẽ làm tăng lượng sữa tươi lên, rồi đem bán cho nhà máy sản xuất sữa
bột. Melamin có trong sữa bột sẽ làm tăng cân nặng của sữa bột (phát hiện
năm 2008, tại Trung Quốc).
Có rất ít cơng trình nghiên cứu về độc hại của melamin. Với người: Trẻ
em chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh, melamin sẽ làm cho trẻ em bị sỏi
thận và có thể tử vong (nếu trẻ quá nhỏ và melamin tích tụ nhiều). Người lớn
ít bị độc hơn trẻ nhưng cũng có thể phá hủy bộ máy sinh sản, gây suy thận, sỏi
thận.
Bài tập 4 : Khi làm các thí nghiệm giữa HNO 3 đặc nóng với Fe, Cu, P, S cần
tiến hành như thế nào để đảm bảo an tồn thí nghiệm và khơng ảnh hưởng đến
mơi trường? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn : Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hố chất cần thiết
khơng q 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thoát ra cần làm ở trong tủ

hút hoặc nơi thống khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bơng tẩm dung dịch
kiềm NaOH, xử lí sản phẩm sau phản ứng trước khi thải: trung hoà axit sau
phản ứng H3PO4, đổ bỏ đúng nơi quy định.
Phương trình phản ứng:
0

t
M + 2nHNO3 đặc  M (NO3)n + nNO2  + nH 2O

0

t
P + 5HNO3 đặc  H3PO4 + 5NO2  + H 2O

0

t
S + 4HNO3 đặc  SO2  + 4NO 2  + 2H 2O


Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

13


2NO 2 + 2NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H 2O
SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O
Bài tập 5: Cây trồng hấp thu hiệu quả lượng chất dinh dưỡng từ phân bón thì
tránh được sự dư thừa trong đất gây ô nhiễm và ngộ độc rau quả. Bón phân

đúng thời điểm làm tăng hiệu quả hấp thu của cây trồng. Thời điểm nào sau
đây là thích hợp để bón phân ure cho lúa?
A. Buổi sáng sớm.
B. Buổi trưa nắng.
C. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng.
D. Buổi chiều tối, mặt trời vừa lặn.
Hướng dẫn: Cây hấp thụ đạm ure dưới dạng ion NH4+ và đạm dễ phân huỷ
dưới ánh sáng mặt trời. Vì thế, muốn bón đạm cho lúa thì cần có nước và
nhiệt độ thích hợp nên phải bón đạm lúc chiều tối khi tắt ánh sáng mặt trời,
đêm sương xuống cây sẽ hấp thụ đạm tốt.
(NH2)2CO + H2O  (NH4)2CO3
(NH4)2CO3  2NH4+ + CO32Bón buổi sáng sớm sương cịn đọng trên lá khi đó cây chưa hấp thụ
đạm được nhiều thì ánh sáng mặt trời phân huỷ một lượng đạm đáng kể. Còn
buổi tưa nắng hoặc chiều vẫn còn ánh nắng thì đạm bị phân huỷ dưới ánh sáng
mặt trời và cây bị héo.
Bài tập 6: Khi bón phân vơ cơ hoặc phân chuồng có thể gây ơ nhiễm mơi
trường và ngộ độc các loại rau quả vì:
A. Tích luỹ các chất độc hại, thậm chí nguy hiểm cho đất do phân để lại.
B. Tăng nồng độ các chất, làm có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi
C. Tích luỹ nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.
D. Làm tăng lượng NH 3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do
q trình nitrat hố phân đạm dư hoặc bón khơng đúng chỗ.
E. Tất cả các trường hợp trên.
Hướng dẫn : Phương án E

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

14



II.3.2.3. Bài tập có kiến thức chất bảo quản thực phẩm
Bài tập 1: Nước đá “ khơ ” khơng nóng chảy mà thăng hoa nên thường dùng
để tạo môi trường lạnh và khô thuận tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước
đá khô là:
A. CO rắn

B. H 2O rắn

C. SO2 rắn

D. CO2 rắn

Hướng dẫn: Nước đá khô là CO 2 chọn đáp án D.
Bài tập 2: Urê là loại hóa chất không được phép sử dụng bảo quản thực
phẩm. Với hàm lượng nhỏ, nó có thể gây ngộ độc thực phẩm và nếu tích lũy
lâu ngày dẽ gây ra ung thư.
a. Viết phương trình phản ứng điều chế urê trong cơng nghiệp ?
b. Vì sao urê lại được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm?
Hướng dẫn:
a. Phản ứng điều chế urê trong công nghiệp
NH3 + CO2 - (NH2)2CO
b. Khi urê hịa tan trong nước, nó thu một lượng nhiệt khá lớn, vì vậy
làm lạnh mơi trường xung quanh (sự hòa tan thu nhiệt), nhờ vậy ngăn cản khả
năng hoạt động của vi sinh vật. Một số người buôn bán đã lợi dụng tính chất
này để bảo quản thịt, cá được tươi lâu
Bài tập 3: Trong nước mắm với hàm lượng urê quá mức cho phép sẽ gây ngộ
độc thực phẩm. Người ta cho thêm urê vào nước mắm với mục đích gì ?
A. Tăng độ đạm

C. Tạo màu


B. Bảo quản nước mắm

D. Tăng thể tích

Hướng dẫn : do chứa hàm lượng nitơ cao nên người ta cho thêm urê vào để
tăng độ đạm ( tương tự cho melamin vào nước mắm)
Bài tập 4: Trong kỹ nghệ, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản
thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực
phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các
thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Tuy nhiên thực
tế chất bảo quản này thường gây ngộ độc thực phẩm. Hãy xác định cơng thức
hóa học của sodium benzoate và giải thích vì sao chất này lại gây độc cho
thực phẩm?
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

15


Hướng dẫn:
+ Cơng thức hố học của sodium benzoate là Na O-C6H5.
+ Vì sodium benzoate được điều chế từ phênol nên thường có lẫn
phênnol do đó gây ngộ độc.
Bài tập 5: Như diêm tiêu, thường được dùng trong việc chế biến các sản
phẩm thịt như lạp xưởng, xúc xích, jambon nhằm duy trì màu đỏ. Chỉ cần
vượt quá giới hạn cho phép, nó đã trở thành một nguyên nhân tiềm tàng gây
bệnh ung thư. Cho biết cơng thức hố học của diêm tiêu:
A. KNO3

B. KClO3


C. KNO 2

D. HNO3

Hướng dẫn: Đáp án A.
Bài tập 6: Chất nào được dùng làm bột nở khi làm bánh (với hàm lượng cho
phép):
A. (NH4)2CO3

B. Na2CO3

C. NH4HCO 3

D. NaHCO3

Hướng dẫn: Đáp án D.
II.3.2.4. Bài tập về cách xử lí chất gây ngộ độc thực phẩm
Bài tập 1: Để loại bỏ ion amoni trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm
hóa dung dịch nước thải bằng natri hidroxit đến pH = 11, sau đó cho chảy từ
trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, cịn khơng khí
được thổi ngược từ dưới lên. Phương pháp này loại bỏ khoảng 95% lượng
amoni trong nước thải.
a) Giải thích cách loại bỏ amoni nói trên, viết các PTHH?
b) Kết quả phân tích 2 mẫu nước thải ban đầu được xác định như sau
Mẫu nước thải

Tiêu chuẩn hàm lượng
amoni cho phép (mg/l)


Hàm lượng amoni trong
nước thải (mg/l)

Nhà máy phân đạm

1, 0

18

Bãi chôn lấp rác

1, 0

160

Sau khi được xử lý theo phương pháp trên thì 2 mẫu nước đó đã đạt tiêu
chuẩn để thải ra mơi trường chưa?
Hướng dẫn:
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

16


a) Kiềm hóa amoni để chuyển thành amoniac, sau đó oxi hóa bằng oxi
khơng khí. Phương pháp ngược dịng và các đệm sứ nhằm mục đích tăng diện
tích tiếp xúc giữa amoniac với oxi khơng khí.
NH4+ + OH-  NH3 + H 2O (1)
4NH 3 + 3O2  2N2 + 6H2O (2)
b) Phương pháp xử lý trên loại bỏ 95% amoni. Lượng amoni còn lại là:
Loại nước thải ở nhà máy phân đạm:

18.5% = 0, 9 (mg/l) < 1,0 (mg/l): đạt tiêu chuẩn cho phép.
Loại nước thải ở bãi chôn lấp rác:
160.5% = 8 (mg/l) > 1,0 (mg/l): chưa đạt tiêu chuẩn cho phép
Bài tập 2: Nêu phương pháp để loại bỏ một lượng lớn khí SO2, NO2, HF
trong khí thải cơng nghiệp?
Hướng dẫn: Dùng nước vơi trong dẫn khí thải qua bể nước vơi trong,
khí độc sẽ bị giữ lại. Do:
SO2 + Ca (OH)2  CaSO3 + H 2O.
4NO 2 + 2Ca (OH)2  Ca (NO2)2 + Ca (NO3)2 + 2H 2O
2HF + Ca (OH)2  CaF2 + 2H2O
Bài tập 3: Trong các nhà máy sản xuất rượu bia, nước ngọt, nươc là nguyên
liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm. Nước khử trùng bằng Clo thường có mùi khó chịu. Do vậy các nhà máy
đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozơn để khơng có mùi lạ. Ozơn
được bơm vào nước với hàm lượng 0, 5 - 5g/m3.
a. Vì sao ozơn có tính sát trùng?
b. Tính khối lượng ozơn cần dùng để khử trung lượng nước đủ sản xuất
400 l rượu (để sản xuất một lít rượu cần 5 l nước).
Hướng dẫn:
a. Vì ozơn có tính oxi hố mạnh nên có khả năng sát trùng.
b. VH2O = 5.400 = 2000 l = 2 m3
Khối lượng ozôn cần dùng: (2.0, 5)g

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

17


Bài tập 4: Hơi Brôm rất độc, Brôm rơi vào da sẽ gây bỏng nặng rơi vào thực
phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nếu hít phải hơi Brơm có thể cho

người đó hít một trong các dung dịch nào sau đây:
A. NaOH đậm đặc

B. NH3 loãng

C. HCl

D. NaOH loãng

Bài tập 5: Hơi thủy ngân rất độc và có thể gây ngộ độc thực phẩm, do đó phải
thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. Nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
B. Nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. Rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
D. Rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Hướng dẫn: : Đáp án C vì thuỷ ngân có thể tác dụng với lưu huỳnh ngay ở
nhiệt độ thường: Hg + S - HgS.
Bài tập 6: Photpho trắng là chất độc có thể gây ngộ độc thực phẩm, phốt pho
trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong:
A. dầu hoả

B. nước

C. benzen

D. ete

Hướng dẫn : Đáp án A.
Bài tập 7: Những người đau dạ dày do dư axit người ta thường uống trước
bữa một loại thuốc chứa chất nào trong các chất sau:

A. (NH4)2CO 3

B.Na2CO3

C. NH4HCO 3

D.NaHCO 3

Hướng dẫn : Đáp án D.
Bài tập 8: Cách tốt nhất để làm sạch khơng khí trong phịng thí nghiệm có lẫn
lượng lớn khí clo là:
A. Phun nước

B. Phun dung dịch Ca(OH)2

C. Phun khí NH3

D. Phun khí H2
(vào khơng khí trong phịng thí nghiệm đó).

Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

18


Phần III.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản

và toàn diện nền giáo dục, để đưa chất lượng giáo dục nước nhà lên một tầm
cao mới , tiến đến ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực và
trên thế giới . Để làm được điều đó thì ngồi đổi mới chương trình sách giáo
khoa , đổi mới kiểm tra đánh giá , đổi mới phương pháp dạy học và phải có sự
nỗ lực cố gắng của toàn ngành giáo dục...
Đối với mỗi giáo viên muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và tạo
được sự say mê hứng thú cho học sinh thì ngồi việc cần phải kiên trì, tâm
huyết, say mê, sáng tạo, nghiên cứu tài liệu, tiếp cận công nghệ thông tin để
tìm hiểu , vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học để có những bài giảng
thu hút thì cần phải thường xuyên liên hệ các bài học với thực tiễn cuộc sống ,
để làm cho bài học thêm sinh động hơn ,giúp học sinh có những hiểu biết và
có kiến thức tồn diện hơn ,đặc biệt là những mơn học thực nghiệm có liên
quan đến thực tiễn cuộc sống như mơn hố học, nhằm mang lại hiệu quả cao
trong q trình giảng dạy.
III.1. Những việc đã hồn thành của đề tài
Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, trong q trình
hồn thành đề tài “ giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm thơng qua bài tập hố
học trong chương trình hố học bậc THPT ”, đã thực hiện được những nhiệm
vụ sau:
- Xây dựng và sưu tầm hệ thống bài tập trong chương trình hố học THPT
có nội dung liên quan đến giáo duc vệ sinh an toàn thực phẩm, định hướng
cách giải theo hướng phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng phân tích các hiện
tượng hoá học và nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình hố học
trung học phổ thơng.
- Đã tiến hành dạy cho học sinh ở các khối lớp 11,12 trong một số tiết tự
chọn và ngoại khoá và rút ra các kết luận sau:
III.2. Các kết luận
Hệ thống bài tập đưa ra đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu sau :
- Đã giúp học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết , phát triển tư duy sáng tạo.
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014


19


- Đã góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức của
học sinh , nhằm giúp cho học sinh có sự hiểu biết nhất định về vệ sinh an tồn
thực phẩm có liên quan đến các chất hoá học. Những lớp được dạy nội dung
này thì học sinh tiếp thu rất sơi nổi, tích cực và hứng thú và mang lại hiệu quả
cao trong học tập so với những lớp khơng được học.
- Đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học ở trường trung học phổ
thông.
III.3. Hướng phát triển của đề tài
Do thời gian có hạn, nên tơi chỉ mới nghiên cứu nội dung về giáo dục vệ
sinh an toàn thực phẩm trong một số chương bài của khối lớp khối 10,11 cơ
bản theo hướng phát triển tư duy và nâng cao hứng thú học tập bộ mơn hố
học ở trường trung học phổ thơng.
Nếu có điều kiện tơi sẽ tiếp tục phát triển đề tài theo hướng thiết kế các bài
tập có nội dung về giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm trong tồn bộ chương
trình hố học bậc THPT .
Sử dụng các thí nghiệm mơ phỏng, các bài tập hố học có nội dung sinh
động bằng hình vẽ, vi deo... có nội dung về giáo dục vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm gây được hứng thú cho học sinh.
III.4 . Một số kiến nghị và đề xuất
Trong quá trình thực hiện đề tài này tơi có một số kiến nghị và đề xuất sau :
Đối với giáo viên : Giáo viên dạy bộ mơn hố học ở các trường trung học
phổ thông , cần đổi mới phương pháp dạy và học hoá học, để làm thế nào gắn
liền hoá học với thực tế về giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm.
Trong giảng dạy hóa học chúng ta có thể lồng ghép những nội dung vệ sinh
an toàn thực phẩm để qua đó khai thác kiến thức, hay tổ chức thành các bài
học có nội dung như “Hố học và vấn đề an tồn thực phẩm”. Bản thân tơi là

giáo viên đang trực tiếp giảng dạy hoá học ở THPT tơi nhận thấy một trong
những hình thức giáo dục vệ sinh và an toàn thực phẩm cho học sinh thơng
qua mơn hố học là tích hợp nội giáo dục vệ sinh an tồn thực phẩm cho học
sinh thơng qua bài tập thực tiễn có nội dung về giáo dục vệ sinh an toàn
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

20


thựcphẩm. Để qua đó, học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Đối với nhà trường : Cần tạo điều kiện trang bị thêm cho giáo viên nhiều tài
liệu tham khảo cần thiết để bổ sung , hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình
giảng dạy, cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy và học tốt hơn nữa.
Đối với sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm có nhiều đề tài kinh nghiệm
giảng dạy mơn hố học được sở Giáo dụcvà đào tạo xếp bậc cao , nên chọn
một số đề tài tốt nhất phổ biến cho các đơn vị trường học tổ chức báo cáo ở
dạng chuyên đề ,để các giáo viên có điều kiện học hỏi trao đổi để áp dụng vào
giảng dạy một cách thiết thực hơn.
Để việc giáo dục an tồn thực phẩm trong dạy học hố học ở trường
phổ thơng có hiệu quả tồn diện hơn và dễ thực hiện hơn. Khi biên soạn sách
giáo khoa nên có những bài có nội dung về giáo dục về vệ sinh và an toàn
thực phẩm theo kiểu bài tự chọn, bài ngoại khố, và bài có chủ đề cụ thể
tương tự như bài “Hoá học và các vấn đề môi trường” mà sách giáo khoa đã
đưa vào.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song bài viết sẽ khơng thể tránh khỏi thiếu
sót, rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, của các đồng nghiệp để
bài viết của tơi được hồn thiện hơn nhằm góp phần vào nâng cao chất lượng
giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn !


Sáng kiến kinh nghiệm năm 2014

21



×