Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Luận văn: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÀ RỊAVŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.18 KB, 76 trang )



NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ ĐOAN DUNG. Tháng 7 năm 2009. “Giải Pháp Nâng Cao Hoạt
Động Đảm Bảo Tiền Vay Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”.

BUI THI DOAN DUNG. July 2009. “Measures to improve the capital
mobilization at Agribank Ba Ria-Vung Tau Province”

Khóa luận tìm hiểu về hoạt động đảm bảo tiền vay tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nội dung gồm hoạt động kinh
doanh, tình hình dư nợ cho vay, tình hình nợ xấu, tình hình dư nợ có tài sản đảm bảo.
Từ đó khái quát được những thành tựu và hạn chế trong hoạt động đảm bảo tiền vay
của Ngân hàng qua 3 năm từ 2006 đến 2008. Tác giả đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao
hoạt động đảm bảo tiền vay của Chi nhánh trong thời gian sắp tới.
Để thấy được sự biến động về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín
dụng của Ngân hàng, tác giả dùng phương pháp thống kê - phân tích và so sánh dữ liệu
bằng cách tính toán, so sánh chênh lệch qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 để thấy
được vấn đề cần nghiên cứu.
Tình hình kinh doanh của Ngân hàng đạt được những kết quả khả quan. Nhưng
bên cạnh đó, cũng còn một số vướng mắc trong hoạt động đảm bảo tiền vay cần sớm
được giải quyết như: vướng mắc trong thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở; vướng mắc
trong vấn đề thế chấp đất thuê; vướng mắc trong việc cầm cố tài sản là hàng hóa, trong
việc xử lý tài sản…







- v -

MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc của đề tài 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 3
2.1 Đặc điểm thị trường hoạt động 3
2.2 Sơ lược về NHNo&PTNT Việt Nam 4
2.3 Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT tỉnh BR-VT 5
2.3.1 Quá trình hình thành 5
2.3.2 Lĩnh vực hoạt động 6
2.3.3 Phương hướng hoạt động 7
2.4 Cơ cấu tổ chức 8
2.4.1 NHNo&PTNT tỉnh BR-VT 8
2.4.2 Phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh BR-VT 12
2.5 Quy trình thực hiện một hợp đồng tín dụng 13
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Cơ sở lý luận 19
3.1.1 Rủi ro tín dụng 20

3.1.2 Tài sản đảm bảo 27
3.2 Phương pháp nghiên cứu 35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
- vi -

4.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Bà Rịa-Vũng Tàu trong
thời gian qua 37
4.1.1 Hoạt động huy động vốn 37
4.1.2 Hoạt động tín dụng 40
4.2 Tình hình thực tế cho vay có bảo đảm ở Chi nhánh 52
4.3 Những vướng mắc trong qui trình định giá xử lý tài sản đảm bảo tại
NHNo&PTNT tỉnh BR-VT 57

4.3.1 Vướng mắc trong thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở 57
4.3.2 Vướng mắc trong vấn đề thế chấp đất thuê 59
4.3.3 Vướng mắc trong thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo
đảm 60
4.3.4 Vướng mắc trong việc cầm cố tài sản là hàng hóa 61
4.3.5 Vướng mắc trong việc xử lý tài sản 61
4.4 Giải pháp- kiến nghị nhằm giải quyết vướng mắc trong quá trình xử lý tài
sản đảm bảo 63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
5.1 Kết luận 67
5.2 Kiến nghị 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70













- vii -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BR-VT Bà Rịa-Vũng Tàu
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CBTD Cán bộ tín dụng
CP Chính phủ
DN Doanh nghiệp
DN Dư nợ
DNCV Dư nợ cho vay
DNNN Doanh nghiệp Nhà Nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
HĐBT Hội đồng bộ trưởng
KH Khách hàng
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
NĐ Nghị định
NH Ngân hàng
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHTM Ngân hàng thương mại

QĐ Quyết định
TSĐB Tài sản đảm bảo
TCTD Tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tỷđ Tỷ đồng
VHĐ Vốn huy động
VN Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới

- viii -

DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự tại Chi nhánh 8
Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn qua các năm 38
Bảng 4.2 6 dự án được phê duyệt cho Chi nhánh 40
Bảng 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 41
Bảng 4.4 Dư nợ theo thời hạn qua các năm 44
Bảng 4.5 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 46
Bảng 4.6 Dư nợ tín dụng phân theo ngành nghề 48
Bảng 4.7 Nợ xấu phân theo nhóm nợ 51
Bảng 4.8 Tình hình dư nợ có tài sản bảo đảm 53
Bảng 4.9 Dư nợ cho vay có bảo đảm đối với các loại hình doanh nghiệp 54
Bảng 4.10 Dư nợ có TSĐB theo các hình thức bảo đảm 56























- ix -

DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 9
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 12
Hình 2.3 Quy trình thực hiện một hợp đồng bảo đảm tín dụng 13
Hình 4.1 Nguồn vốn huy động qua các năm 39
Hình 4.2 Tốc độ tăng thu nhập và chi phí 42
Hình 4.3 Tốc độ tăng trưởng DNCV ngắn hạn, trung hạn và dài hạn 45

Hình 4.4 Cơ cấu DNCV theo thành phần kinh tế 47
Hình 4.5 Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề 49
Hình 4.6 Tình hình nợ xấu 51
Hình 4.7 Tình hình dư nợ có tài sản bảo đảm 53
Hình 4.8 Dư nợ có tài sản bảo đảm 54
Hình 4.9 Dư nợ cho vay tín chấp 55
Hình 4.10 Tỷ trọng các hình thức cho vay có bảo đảm 56,57













CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng nhất, mang lại nguồn thu nhập
chủ yếu cho Ngân hàng. Tỷ trọng thu nhập có thể thay đổi theo hoạt động dịch vụ,
hoạt động đầu tư và các hoạt động nghiệp vụ kèm dịch vụ có thu phí khác. Tuy nhiên
tín dụng cũng là hoạt động có rủi ro lớn nhất. Ngân hàng cho vay dựa trên nguyên tắc
hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Điều này yêu cầu các Ngân hàng phải có những biện

pháp bảo đảm sau khi giải ngân đồng vốn sẽ quay trở về Ngân hàng và có thêm lãi. Do
đó, để hoạt động có hiệu quả, an toàn, tăng qui mô thì các Ngân hàng phải chú trọng
đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng song song với việc tìm cách mở rộng
hoạt động tín dụng.
Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các Ngân hàng hạn chế được rủi ro
tín dụng là bảo đảm tiền vay. Ngay tại những nước có nền tài chính - tín dụng được
hình thành và phát triển đã lâu thì trong công tác cấp tín dụng thông thường, họ vẫn rất
quan trọng tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tuy nhiên, do những điều kiện hạn chế của
nền kinh tế và của bản thân các Ngân hàng mà hoạt động tín dụng có bảo đảm tiền vay
còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Và NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không
phải là trường hợp ngoại lệ. Khóa luận “Giải pháp nâng cao hoạt động đảm bảo tiền
vay tại NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”, đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động đảm bảo tiền vay tại NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng và các Ngân
hàng thương mại nói chung.
1.2 Mục tiêu ngiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- 2 -

Giải pháp nâng cao hoạt động đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
9 Tìm hiểu về rủi ro tín dụng và tài sản đảm bảo.
9 Phân tích thực trạng đảm bảo tiền vay tại NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu.
9 Thông qua việc phân tích, nhận diện các nguyên nhân nhằm đưa ra những
kiến nghị để nâng cao hoạt động đảm bảo tiền vay tại chi nhánh.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động đảm bảo tiền vay
tại NHNo&PTNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phạm vi thời gian: Từ ngày 2/3/2009 đến ngày 10/5/2009.

1.4 Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu khái quát các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Việt Nam.
Sơ lược về tình hình cơ bản của NHNo&PTNT tỉnh BR-VT.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, chỉ tiêu và ý nghĩa của từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt
động đảm bảo tiền vay tại chi nhánh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đưa các kết quả thu thập và tính toán được ứng với các mục tiêu cụ thể để phân tích,
tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp khả thi.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Rút ra một số kết luận và kiến nghị về hoạt động đảm bảo tiền vay tại chi nhánh.





CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm thị trường hoạt động
Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có
nhiều lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế, thương mại, du lịch. Phía Bắc giáp tỉnh
Đồng Nai, phía Nam dựa lưng vào biển Đông, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía
Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh. Bà Rịa – Vũng Tàu có những thuận lợi to lớn về
điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch như: về đất đai chiếm 0,6 % diện tích đất tự
nhiên của cả nước, có khí hậu thích hợp; với tổng số 156 km bờ biển, Bà Rịa-Vũng
Tàu có khả năng to lớn để phát triển mạnh kinh tế biển, có cảng nước sâu để phát triển

các dịch vụ cảng biển, vận tải biển; với thềm lục địa rộng lớn đến hơn 100.000 km
2
,
vùng biển ngoài khơi BR-VT có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt rất lớn, có thể khai thác
hàng năm vài chục triệu tấn dầu và vài ba tỷ mét khối khí đốt; về tài nguyên khoáng
sản dồi dào bao gồm đá xây dựng, các mỏ nước khoáng, đất sét, cát thuỷ tinh…
Dân số toàn tỉnh là 913.100 người với 3 dân tộc, mật độ dân số là 453
người/km
2
. Dân số đa phần tham gia lao động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp,
nông nghiệp
Kinh tế trên địa bàn đã đạt tốc độ phát triển khá, chuyển dịch đúng hướng
CNH-HĐH với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu
hạ tầng kinh tế-xã hội của tỉnh tăng nhanh. Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa-
Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch,
cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và nhà máy điện Bà Rịa chiếm
40% tổng công suất điện năng của cả nước(trên 4000 MW trên tổng số gần 1000 MW
của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm Urê(800.000 tấn/năm); sản
xuất Polyethylene(100.000 tấn/năm), sản xuất thép. Về lĩnh vực cảng biển: Bà Rịa –
Vũng Tàu là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, các cảng lớn tập
- 4 -

trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Về lĩnh vực du lịch, Bà Rịa- Vũng Tàu là một trong
những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Bà Rịa- Vũng Tàu có 11 khu công
nghiệp với hơn 100 dự án đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động, hơn 1995 doanh
nghiệp, cơ quan, 35 cảng bến thuỷ…
2.2. Sơ lược về NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988
theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) về việc thành
lập các NH chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam

hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương
mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp
nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình
trước pháp luật.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về tài sản và
mạng lưới hoạt động, bao gồm 1 trụ sở chính ở Hà Nội, 3 văn phòng đại diện( 1 ở
TPHCM, 1 ở TP.Đà Nẵng và 1 ở Campuchia), 5 trung tâm trực thuộc, 10 công ty trực
thuộc, 1 Ngân hàng liên doanh( Ngân hàng liên doanh Việt Thái Vinasiam), 108 chi
nhánh cấp I.
Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ đạt gần 12.373 tỷ VNĐ, tổng tài sản có trên
250 ngàn tỷ VNĐ, hơn 2.000 chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc và 29.429 cán
bộ, nhân viên, cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ
USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập năm 1988. Tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70%
với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với
gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn
là vốn huy động.
- 5 -

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm phát triển của Agribank và
cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ
trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở
thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực.
Agribank là Ngân hàng có quan hệ Ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên

979 Ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 2/2007. Là
thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp nông thôn Châu Á Thái Bình dương(
APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp quốc tế( CICA) và Hiệp hội Ngân hàng
Châu Á( ABA).
Agribank là Ngân hàng giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và
triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới, Ngân
hàng phát triển Châu Á, cơ quan phát triển Pháp.
Với những thành tựu to lớn, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của Đất nước, được Đảng và Nhà nước
trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
2.3. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT tỉnh BR-VT
2.3.1. Quá trình hình thành
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu là đơn vị thành viên trực thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 336/NH – QĐ ngày 27/11/1993 của
Tổng Giám đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam.
Địa chỉ: 21Nguyễn Hữu Thọ- P.Phước Trung - Thị Xã Bà Rịa- Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Tháng 1/1994 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba chi nhánh Ngân hàng Công
thương huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc.
Khi mới thành lập, chi nhánh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Hơn nữa lại hoạt động trên địa bàn đã có nhiều Ngân hàng quốc doanh khác đã thành
lập và kinh doanh rất lâu, có bề dày kinh nghiệm và có số lượng khách hàng nhất định.
Bài toán đầu tiên của Ngân hàng là tìm được thị trường và chiếm được thị phần hoạt
động. Đó là thị trường hộ sản xuất ở nông thôn, duyên hải, các thị trấn, thị xã… Với
chính sách bước đầu hỗ trợ cho nông nghiệp-nông thôn, hoạt động Ngân hàng đã khởi
- 6 -

sắc và sôi động. Trên đà đó, Ngân hàng đã phát triển nhiều hình thức huy động phong
phú, thu hút đáng kể nguồn vốn trong dân cư. Chính sách tập trung đầu tư cho nông

nghiệp của Ngân hàng đã góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
vật nuôi tại địa phương. Ngân hàng đã tiên phong trong việc rót vốn cho vay cải tạo
vườn tạp với nguồn vốn cho vay trung hạn. Năm 2007, tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất và
cá nhân ở khu vực nông nghiệp-nông thôn trên tổng dư nợ chung và chiếm trên tổng
dư nợ Hộ sản xuất & Cá nhân 70%. Nguồn vốn của chi nhánh còn hỗ trợ, tác động đến
việc hình thành các trang trại, hỗ trợ cho lĩnh vực khai thác, đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản đạt được nhiều kết quả tốt.
Cho vay nông nghiệp là thế mạnh của Ngân hàng nhưng các loại hình cho vay khác
như cho vay doanh nghiệp và đầu tư các dự án vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong trong toàn
bộ hoạt động của Ngân hàng. Ngoài ra thì hiện nay việc cho vay tiêu dùng đang trên
đà phát triển mạnh và hiệu quả.
Cho đến nay, Ngân hàng hiện có: 01 chi nhánh cấp 1 - 07 chi nhánh cấp 2 - 03 chi
nhánh cấp 3 - 12 phòng giao dịch và có mạng lưới hoạt động phủ rộng khắp tỉnh và
chiếm được vị thế quan trọng so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
2.3.2. Lĩnh vực hoạt động
+ Huy động vốn
- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và TCTD khác dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của các tổ chức, cá nhân.
- Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của chính phủ, chính quyền địa phương
và các tổ chức Kinh tế, cá nhân.
- Vay vốn các Tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và Tổ chức Tín
dụng nước ngoài.
- Các hình thức huy động vốn khác
+ Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các loại cho vay khác.
Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán
quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu Bộ chứng từ và các dịch vụ về ngoại hối.
+ Cung ứng các nghiệp vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
- 7 -


- Cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước cho
khách hàng, các dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác: Thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy
rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác,
thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính tín dụng, tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước; đại lý cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm,…
+ Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, thực
hiện dịch vụ cầm đồ, thực hiện đồng tài trợ.
+ Bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng. Kinh doanh vàng bạc, tư vấn
tài chính, tín dụng cho khách hàng, tư vấn xây dựng dự án, điều hòa vốn kinh doanh
đối với các chi nhánh loại 3 phụ thuộc, thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối
thu nhập.
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, tổ chức phổ biến, hướng dẫn
và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản Pháp luật của Nhà
Nước, Ngân hàng Nhà Nước và NHNo&PTNT VN liên quan đến hoạt động của các
chi nhánh.
+ Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề
ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa
phương.
+ Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, lưu trữ các hình ảnh
làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng
bá thương hiệu của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.3.3. Phương hướng hoạt động trong năm 2009
Năm 2009 là năm rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
nhiều Ngân hàng với số vốn điều lệ nhỏ sẽ gặp khó khăn có thể dẫn đến phá sản và đòi
hỏi sáp nhập lại. Đây chính là cơ hội để Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam nói chung,
chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng phát huy tốt thương hiệu của mình. Trên cơ
sở đó, chi nhánh xây dựng các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2009:

- Phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn 20% so với năm 2008, trong đó tiền gửi dân cư
chiếm tỷ lệ 59%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 10% tổng nguồn huy động.
- 8 -

- Tăng trưởng tín dụng 15% so với năm 2008, trong đó:
+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu <3%.
+ Tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn chiếm 50% tổng dư nợ.
- Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2008.
- Thu dịch vụ tăng thêm 20% so với năm 2008.
2.4. Cơ cấu tổ chức
2.4.1. NHNo&PTNT tỉnh BR-VT
a. Tình hình nhân sự tại chi nhánh
Bảng 2.1: Tình Hình Nhân Sự Tại Chi Nhánh
Phân theo giới tính Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
Nam 157 52,50
Nữ 142 47,5
Tổng số CBCNV 299 100
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Với đội ngũ, cán bộ, nhân viên nhiều như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn là chi nhánh có số nhân viên thuộc vào hàng đông nhất trong tổng số
các chi nhánh của ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam. Lực lượng lao động của
NHNo&PTNT tỉnh BR-VT không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn được chú ý
đào tạo về trình độ lý luận, nhận thức và năng lực tác nghiệp, hoàn toàn có khả năng
tiếp thu và ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ Ngân hàng, đủ
điều kiện hòa nhập vào hoạt động của các Ngân hàng trong khu vực.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh
Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh BR-VT








- 9 -

































- 10 -

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
+ Phòng hành chính và nhân sự
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng,
hoạt động tố tụng … Lưu trữ các văn bản pháp luật và văn bản định chế của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, quản lý con dấu của chi nhánh,
thực hiện công tác hành chính và công tác xây dựng cơ bản.
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm, quản lý lao động, quản lý hồ
sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu

Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo
cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
+ Phòng kế hoạch tổng hợp
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt.
Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm
đề xuất chiến lược khách hàng, huy động vốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn
hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam.
Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch,
thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro tín dụng, nguồn vốn và huy động vốn.
Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và

kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quản lý rủi ro, tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ
hạn).
Phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết,
tổng hợp báo cáo chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh
giao.
+ Phòng kế toán và ngân quỹ
Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN
và NHNo & PTNT VN, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết định kế hoạch thu
chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NHNo&PTNT
phê duyệt.
- 11 -

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên
địa bàn; tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định; thực hiện các dịch vụ chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước
ngoài.
Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định; thực hiện các
nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định, chấp hành chế độ báo cáo và
kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với công tác kiểm tra, kiểm
soát của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Tổ chức thực
hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác, kiểm tra, kiểm soát của
NHNo & PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị kiểm soát.
Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổ
chức giao ban hàng tháng đối với các kiểm tra viên chi nhánh loại 3. Tổng hợp và báo
cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán…
Đầu mối phối hợp các đoàn kiểm tra của NHNo&PTNT Việt Nam, các cơ quan
thanh tra, kiểm toán để thực hiện các đợt kiểm tra tại chi nhánh theo quy định; tổ chức
kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền.

Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra vụ
việc theo quy định; thực hiện quản lý thông tin (bảo mật hồ sơ kiểm tra nội bộ, thu
thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp) và lập các báo cáo về kiểm tra nội bộ theo quy định.
+ Phòng điện toán
Tổng hợp, thống kê, lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi
nhánh; xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống
kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh
doanh.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy
định; quản lý, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc, thiết bị tin học; làm dịch vụ tin học.
+ Phòng dịch vụ và Marketing
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản
phẩm, dịch vụ NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ. Đề xuất
tham mưu với Giám đốc về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới,
cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, tuyên
truyền …
Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đơn vị; trực
tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT
Việt Nam; thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy
định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ;
quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu mối; giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý
các tranh chấp, khiếu nại, phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa
bàn phạm vi quản lý; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
+ Quầy giao dịch chứng khoán là đại lí nhận lệnh và fax lên công ty trách
nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam.
2.4.2. Phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh BR-VT
a. Sơ đồ cơ cấu
Hình 2.2: Sơ Đồ Cơ Cấu Phòng Tín Dụng NHNo&PTNT Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu


- 12 -









Trưởng phòng
Phó phòng
2CB thống kê 3CB TTQTế 2CB tín dụng 3CB tín dụng 4CB tín dụng



Cho vay DN,
công ty, DNQD
Cho vay hộSX,
kinh doanh, cá
thể
Cho vay cầm cố,
tdùng, cầm cố
chứng từ có giá
Các công tác
khác:báo cáo
thống kê.
Nguồn: TTTH
Cho vay, chiết
khấu bộ chứng

từ hàng XK.
b. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tín dụng
Tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng
tín dụng, phân loại KH và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề, danh mục khách hàng để lựa chọn biện
pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín
dụng; thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài, đánh giá, sơ kết, tổng kết, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá
hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng: thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống
khách hàng, giới thiệu sản phẩm tín dụng, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của
khách hàng, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ
của Ngân hàng.
Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng
theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp)
thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi), công tác
thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT; thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh
ngoại tệ liên quan đến thanh toán quốc tế; tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề
theo quy định.
2.5. Quy trình thực hiện một hợp đồng tín dụng
Quy trình thực hiện một hợp đồng tín dụng được thể hiện dưới sơ đồ sau:
Hình 2.3 Quy Trình Thực Hiện Một Hợp Đồng Bảo Đảm Tín Dụng




Ký hợp đồng bảo đảm. Quyết định cho vay.
Nhận và thẩm định

tài sản đảm bảo.







Bàn giao tài sản và
giấy tờ liên quan.
Xử lý tài sản đảm bảo
trong trường hợp
khách hàng không trả
được nợ.
Hạch toán xuất
ngoại bảng và trả
hồ sơ khi hết nợ
Hạch toán nhập ngoại
bảng, gửi kho quỹ.
Đăng ký giao dịch
bảo đảm.
- 13 -

- 14 -

Qui trình định giá-xử lý tài sản đảm bảo tại NHNo&PTNT tỉnh BR-VT
a. Nhận và thẩm định tài sản đảm bảo
Nhận tài sản đảm bảo
CBTD chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể để khách hàng vay hoặc
bên bảo lãnh có thể hiểu đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản của bên vay đối

với tài sản đảm bảo. CBTD liệt kê các loại tài sản giấy tờ cần thiết để thực hiện đảm
bảo tiền vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Thẩm định tài sản đảm bảo

Nguồn thông tin để thẩm định
Việc thẩm định tài sản đảm bảo được tiến hành trên cơ sở 3 nguồn thông tin:
- Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp: Đây là nguồn thông tin
chủ yếu để xem xét đánh giá tình trạng và giá trị của tài sản đảm bảo.
- Khảo sát thực tế: nhằm khẳng định các thông tin thu thập được từ khách hàng
và phát hiện những vấn đề mới cần thẩm định tiếp.
- Các nguồn khác: chẳng hạn như chính quyền địa phương, công an, cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm, các NH khác, báo chí…
Nội dung thẩm định
Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo phải tập trung làm rõ những vấn đề sau:
+ Quyền sở hữu tài sản đảm bảo của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh.
+ Tài sản không có tranh chấp.
+ Tài sản được phép giao dịch.
+ Tài sản dễ chuyển nhượng.
+ Xác định giá trị tài sản đảm bảo(định giá tài sản đảm bảo):
• Định giá tài sản đảm bảo không phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- Đối với tài sản là ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín
dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ: Giá trị tài sản đảm bảo bằng đúng với giá trị ngoại
tệ bằng tiền mặt hoặc số dư tiền Việt Nam trên tài khoản.
- Đối với tài sản là giấy tờ có giá: NH căn cứ vào mệnh giá, giá thị trường của chứng
từ có giá và các nguồn thông tin khác để thỏa thuận với khách hàng mức giá trị của tài
sản đảm bảo.
- 15 -

- Đối với tài sản là máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng:
NH căn cứ vào giá trị ghi trên hóa đơn mua hàng, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau

khi trừ đi giá trị khấu hao… để thỏa thuận với khách hàng về giá trị của tài sản đảm
bảo.
• Định giá tài sản đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Tại từng thời điểm, tổng giám đốc NHNo VN sẽ ban hành quy định cụ thể về việc định
giá tài sản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay đang thực hiện văn bản số
1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007, xác định giá trị quyền sử dụng đất như sau:
giá trị quyền sử dụng đất được xác định không quá 70% giá đất thực tế chuyển nhượng
ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp.
Sau khi thẩm định CBTD viết báo cáo thẩm định trình phụ trách phòng tín
dụng. Phụ trách phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo
cáo thẩm định. Yêu cầu CBTD khác tái thẩm định nếu nhận thấy báo cáo thẩm định
không đạt yêu cầu. Phụ trách phòng ký vào báo cáo thẩm định và trình giám đốc hoặc
phó giám đốc NH.
b. Lập hợp đồng bảo đảm
CBTD tiến hành lập hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo đảm phải có các
nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của NH cho vay, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh, ngày tháng năm ký
kết hợp đồng bảo đảm.
- Cam kết bên bảo lãnh(nếu biện pháp bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh của bên thứ
ba).
- Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp: danh mục, số lượng, đặc điểm kỹ thuật, hoa lợi, lợi
tức phát sinh, nếu là bất động sản, quyền sử dụng đất thì phải ghi rõ vị trí, diện tích,
ranh giới.
- Giá trị tài sản cầm cố, thế chấp.
- Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
- Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
- Các thỏa thuận khác.
c. Đăng ký giao dịch bảo đảm
- 16 -


Sau khi hợp đồng bảo đảm tiền vay được ký kết, NH và khách hàng thực hiện
việc đăng ký giao dịch bảo đảm trong các trường hợp sau:
- Việc cầm cố, thế chấp bằng tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu.
- Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở
hữu nhưng các bên thỏa thuận bên cầm cố, thế chấp, bên thứ ba giữ tài sản.
- Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại
nhiều tổ chức tín dụng.
- Khi có yêu cầu thì việc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cũng phải đăng ký.
Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thực
hiện theo quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của Hội đồng quản
trị NHNo&PTNT Việt Nam; căn cứ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
của Chính phủ về giao dịch bảo đảm; thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP
BTNMT ngày 13/06/2006/TTLT-BTP-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn thủ tục đăng ký giao
dịch bảo đảm. Theo đó cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo
đảm là:
- Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp(gọi tắt Cục đăng ký) và
các chi nhánh của Cục đăng ký đặt tại một số địa phương thực hiện việc đăng ký giao
dịch bảo đảm cho các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu(trừ tàu bay, tàu biển,
quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất).
- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực: nơi đã đăng ký tàu biển thực hiện
việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tàu biển.
- Cục hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối
với tàu bay.
- Sở địa chính hoặc Sở địa chính-nhà đất: nơi có bất động sản thực hiện việc đăng ký
giao dịch bảo đảm đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền
với đất trong trường hợp bên bảo đảm là tổ chức.

- 17 -

- Phòng tài nguyên môi trường TP, thị xã, huyện, thị trấn nơi có bất động sản đăng ký
giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất trong
trường hợp bên bảo đảm là hộ gia đình, cá nhân.
d. Bàn giao tài sản bảo đảm
Sau khi hợp đồng bảo đảm có hiệu lực, NH và khách hàng thực hiện bàn giao
hồ sơ, tài sản bảo đảm và lập biên bản bàn giao. Tùy theo từng loại tài sản, phương
thức giữ tài sản bảo đảm có thể được thực hiện một trong ba phương thức sau: Ngân
hàng giữ và quản lý tài sản. Khách hàng vay bên bảo lãnh được quản lý tài sản, Ngân
hàng giữ hồ sơ. Bên thứ ba được giao thuê giữ tài sản, NH cho vay giữ hồ sơ.
Đối với tài sản cầm cố: khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có nghĩa vụ giao tài sản
cầm cố cho NH giữ.
Đối với tài sản thế chấp: thì tài sản thế chấp do khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh giữ.
e. Quản lý tài sản đảm bảo và các giấy tờ liên quan
Đây được hiểu là quá trình theo dõi, kiểm tra đánh giá nhằm bảo đảm tài sản và
các loại giấy tờ vẫn đang trong tình trạng bình thường hoặc kịp thời phát hiện các sự
cố liên quan làm giảm giá trị của tài sản bảo đảm.
Đối với tài sản
¾ Trường hợp tài sản bảo đảm do bên khách hàng hoặc bên thứ ba giữ:
CBTD cần chủ động đề xuất và thực hiện kiểm tra tài sản đảm bảo ít nhất 6 tháng một
lần theo các nội dung sau:
- Đánh giá tình trạng tài sản hiện thời.
- Tình hình sử dụng và bảo quản tài sản đảm bảo.
- Các trường hợp vi phạm cam kết của khách hàng hoặc bên thứ ba theo quy định tại
hợp đồng bảo đảm. Khi phát hiện các vi phạm cam kết, CBTD cần phải tiến hành:
+ Lập biên bản nêu rõ tính chất nghiêm trọng của sự việc, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ
thể mà bên vi phạm phải gánh chịu.
+ Báo cáo cho lãnh đạo phòng hoặc Giám đốc biết, đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
¾ Trường hợp tài sản đảm bảo do chính NH giữ và bảo quản:

- Đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá: CBTD chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục
bàn giao và bảo quản tài sản tại phòng ngân quỹ.
- Đối với tài sản đảm bảo khác: NH tự chịu trách nhiệm bảo quản.
- 18 -

Đối với các loại giấy tờ liên quan
Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo là những bằng chứng pháp lý
quan trọng chứng minh việc cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng, đồng thời là biện
pháp quan trọng để NH có thể quản lý tốt tài sản đảm bảo. Chính vì vậy, cần hết sức
quan tâm và bảo quản chặt chẽ các loại giấy tờ này.
f. Xử lý tài sản bảo đảm
Nguyên tắc cơ bản
Tài sản đảm bảo được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo đảm tiền vay. Trường hợp các bên không xử lý được theo phương thức đã thỏa
thuận thì NH có quyền lựa chọn một trong các phương thức xử lý sau: Bán tài sản đảm
bảo, nhận chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo
đảm, ủy quyền bán đấu giá tài sản cho trung tâm bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán
đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý tài sản đảm bảo phải tuân thủ nguyên tắc công khai, thủ tục đơn
giản, thuận tiện, nhanh chóng, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên.
Trình tự xử lý tài sản đảm bảo
Tùy theo các phương thức xử lý tài sản đảm bảo khác nhau mà trình tự thực
hiện xử lý tài sản đảm bảo cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung có các bước sau:
Bước 1: Thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo
đảm
Bước 2: Xử lý tài sản đảm bảo theo phương thức đã thỏa thuận giữa các bên.
Trường hợp bán tài sản bảo đảm có các hình thức
¾ Hình thức tự bán công khai trên thị trường
Việc bán tài sản công khai trên thị trường phải được tiến hành thông qua hội
đồng xử lý TSĐB, các thành viên hội đồng tiến hành biểu quyết thông qua các vấn đề

sau: Giá khởi điểm bán tài sản, quy chế bán đấu giá tài sản của hội đồng, thời gian và
địa điểm đăng ký mua, bán tài sản, phương thức bán và địa điểm thanh toán.
¾ Hình thức bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá
Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo hình thức này được thực hiện theo quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản thông qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài
sản.
- 19 -

¾ Hình thức bán tài sản cho công ty mua bán nợ Nhà nước
Người có thẩm quyền được ký hợp đồng bán tài sản bảo đảm với công ty mua
bán nợ của Nhà nước. Việc xác định giá bán tài sản do hội đồng xử lý TSĐB quy định.
Trường hợp nhận tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được
bảo đảm
NH và bên bảo đảm lập biên bản nhận tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Sau khi nhận tài sản đảm bảo để thay thế nghĩa vụ được
bảo đảm, NH được làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thực hiện việc xóa đăng ký xử lý tài sản, xóa đăng ký giao dịch bảo
đảm.
Sau khi xử lý tài sản đảm bảo, NH hoặc bên bảo đảm thực hiện việc xóa đăng
ký xử lý tài sản, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành thủ tục bàn giao tài sản đảm bảo và các loại giấy tờ pháp lý
có liên quan đến tài sản cho tổ chức, cá nhân đã mua tài sản đảm bảo đó.
Bước 5: Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo
Việc thanh toán thu nợ được tiến hành theo thứ tự sau:
- Các chi phí cần thiết để xử lý tài sản đảm bảo: chi phí bảo quản, quản lý, quảng cáo
bán tài sản, lệ phí bán đấu giá, chi phí làm thủ tục để chuyển quyền sử dụng, quyền sở
hữu…
- Thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước(nếu có).
- Nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn tính đến ngày bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản giao tài

sản cho NH để xử lý.
- Xử lý số tiền chênh lệch do bán tài sản bảo đảm:
Trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản lớn hơn số nợ phải trả thì phần
chênh lệch thừa được hoàn trả cho bên bảo đảm.
Trường hợp số tiền thu được khi bán tài sản nhỏ hơn số nợ phải trả thì bên bảo
đảm có nghĩa vụ tiếp tục trả nợ cho NH hoặc các bên có liên quan.

×