Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận văn: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ TỈNH ĐĂKNÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 78 trang )

NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ NGÂN HÀ. Tháng 06 năm 2009. “Phân Tích Lợi Ích - Chi Phí Dự
Án Xây Dựng Tổ Hợp Công Nghiệp Sản Xuất Alumin – Nhân Cơ - Đăk Nông”.

BUI THI NGAN HA. June 2009. “Analyzing Cost - Benefit of Building
Project Nhan Co Industrial Alumin Production Complex in Dak Nong Province”.
Đề tài dựa vào nhưng số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được liên quan đến dự
án và về địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu những ảnh hưởng của dự án đến văn hóa, kinh
tế - xã hội và môi trường. Nêu một số giải pháp giảm thiểu các tác động của dự án.
Khóa luận thông qua các chỉ tiêu về hiện giá ròng NPV, tỷ số lợi ích chi phí
BCR, suất sinh lợi nội tại IRR để xây dựng bảng phân tích lợi ích chi phí, phân tích và
đánh giá dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp sản xuất Alumin Nhân Cơ ở huyện Đăk
R’Lấp dưới góc độ xã hội, có tính đến chi phí môi trường. Kết quả NPV= 1940,5 tỷ
đồng > 0, BCR = 1,17, IRR = 12%, cho thấy dự án có khả thi.
Thông qua kết quả nghiên cứu và tình hình thực tế cho thấy dự án tuy có những
ảnh hưởng nhất định đến môi trường và con người nhưng đây là một dự án có tính khả
thi, mở đầu cho một ngành công nghiệp chiến lược trong tương lai, có ỹ nghĩa trong
việc nâng cao cải thiện đời sống kinh tế xã hội của địa phương.

v
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii T
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Bố cục luận văn 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 5
2.2.Tổng quan về huyện Đăk Rlấp 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 5
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 7
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 9
2.3.1. Dân số 9
2.3.2. Lao động và việc làm 9
2.4. Tình hình phát triển kinh tế 10
2.4.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10
2.4.2. Cơ cấu GDP huyện Đăk R’lấp 10
2.5. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 11
2.5.1. Nông - lâm - nghiệp 11
2.5.2. Công nghiệp-TTCN – Xây dựng 12
2.5.3. Thương mại – dịch vụ 13
2.6. Thực trạng kết cấu hạ tầng 13
vi
2.6.1. Giao thông 13
2.6.2. Hệ thống điện 13
2.6.3. Hệ thống thủy lợi 14
2.7. Giáo dục-Y tế 14
2.7.1. Giáo dục 14
2.7.2. Y tế 15
2.8.Thực trạng môi trường 15
2.8.1.Đối với môi trường không khí 15

2.8.2.Đối với môi trường nước 15
2.8.3. Đối với môi trường đất 15
2.9. Tổng quan về dự án 16
2.9.1. Thông tin chung về dự án 16
2.9.2. Hình thức đầu tư, phương án sản phẩm, quy mô công suất 16
2.9.3. Giá bán sản phẩm 17
2.9.4. Các nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào 17
2.9.5. Khả năng và điều kiện cung cấp quặng nguyên khai 19
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Nội dung nghiên cứu 20
3.1.1. Phát triển bền vững 20
3.1.2. Tài nguyên bôxit 22
3.1.3. Tài nguyên bôxit ở Đăknông 27
3.2. Phương pháp nghiên cứu 32
3.2.1. Phương pháp Phân tích lợi ích - chi phí 32
3.2.2. Phương pháp hiện giá thuần NPV của khoản thu nhập ròng hàng năm 34
3.2.3. Cơ sở khoa học của việc tính toán thiệt hại ô nhiễm 35
3.2.3. Phương pháp chi phí phòng ngừa 36
3.2.4. Phương pháp chi phí thay thế 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Những ảnh hưởng của dự án đến văn hóa, xã hội và sinh kế cộng đồng dân cư
trong vùng 38
4.1.1. Đặc điểm văn hóa và xã hội của ộng đồng vùng dự án 38
vii

4.1.2. Sinh kế của cộng đồng hiện nay 40
4.1.3. Những ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, sinh kế của cộng đồng dân cư trong
vùng dự án 42
4.1.4. Tình hình thu hồi đất của các hộ chọn khảo sát 44
4.2. Phân tích dự án 47

4.2.1. Các tác động môi trường của dự án 48
4.2.2. Phân tích chi phí và lợi ích của dự án 52
4.2.3. Doanh thu của dự án 59
4.2.4. Phân tích đánh giá dự án có tính thêm chi phí thiệt hại đến môi trường 60
4.2.5. Những tác động của dự án đến đời sống kinh tế xã hội 60
4.3. Các biện pháp của dự án nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi
trường 62
4.3.1. Bảo vệ môi trường không khí 62
4.3.2. Bảo vệ môi trường nước 63
4.3.3. Quản lý chất thải rắn 64
4.3.4. An toàn thi công 64
4.3.5. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội 64
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Kiến nghị 66
5.2.1.Kiến nghị đối với chính quyền các cấp 66
5.2.2. Kiến nghị đối với công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo Vệ Môi Trường
CGCN Chuyển Giao Công Nghệ
CNH – HĐH Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa
CN – TTCN Công nghiệp – Tiểu Thủ Công nghiệp
CN – XD Công nghiệp – Xây Dựng
CP Chi Phí
DT Diện Tích
DTTN Diện Tích Tự Nhiên

ĐTH Đô Thị Hóa
ĐTM Đánh Giá Tác Động Môi Trường
ĐTXDCT Đầu Tư Xây Dựng Công Trình
ĐVT Đơn Vị Tính
GTGT Giá Trị Gia Tăng
GTSX Giá Trị Sản Xuất
HT Hệ Thống
N-L-T Nông – Lâm – Thủy
NN Nông Nghiệp
QLMT Quản Lý Môi Trường
SEV Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế
TCCP Tiêu Chuẩn Cho Phép
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam
TH Tiểu Học
THCS Trung Học Cơ Sở
TKV Tập Đoàn Công Nghiệp Than – Khoáng Sản Việt Nam
TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp
TP HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy Ban Nhân Dân
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2. 1. Hiện Trạng Dân Số Huyện 9
Bảng 2. 2. Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế 10
Bảng 2.3. Cơ Cấu GDP Huyện 11
Bảng 2.4. Nhu Cầu Nguyên, Nhiên Liệu Đầu Vào 18
Bảng 3.1. Thiệt Hại Gây Ra Bởi Xói Lở Đất Tính Theo Giá Trị Dinh Dưỡng của 1 Ha
Đất Nông Nghiệp 32
Bảng 4.1. Số Liệu về Dân Số và Dân Tộc của Các Xã 39

Bảng 4.2. Tình Hình Sử Dụng Đất của 3 Xã Vùng Dự Án 41
Bảng 4.3. Diện Tích Cây Công Nghiệp của Các Xã Vùng Dự Án (năm 2008) 42
Bảng 4.4. Tình Hình Thu Hồi Đất Của Các Hộ Khảo Sát 45
Bảng 4.5. Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Khảo Sát 46
Bảng 4.6. Nguồn Gây Ô Nhiễm và Các Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Thực
Hiện Dự Án 49
Bảng 4.7: Bảng Chi Phí Của Dự Án 55
Bảng 4.8. Bảng Tính GTSX Nông – Lâm – Ngư Bình Quân/1ha Đất NN 56
Bảng 4.9. Bảng Ước Tính GTSX Nông – Lâm – Ngư bị Mất 56
Bảng 4.10. Dự Toán Kinh Phí Các Công Trình Xử Lý Môi Trường đối với Các Chất
Thải của Dự Án 57
Bảng 4.11. Bảng Ước Tính Chi Phí Bảo Vệ Môi Trường Hàng Năm 58
Bảng 4.12. Bảng Ước Tính Chi Phí Phục Hồi Môi Trường Sau Dự Án 58
Bảng 4.13. Bảng Sản Lượng Lũy Tiến Dự Kiến 59
Bảng 4.14. Doanh Thu Dự Kiến Hàng Năm của Dự Án 60

x
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 3.1. Chu Trình Vòng Đời Công Nghiệp Nhôm 22
Hình 3.2. Biểu Đồ Tài nguyên Bôxit Trên Thế Giới 23
Hình 3.3. Quặng Bôxit 24
Hình 3.4. Bản Đồ Vị Trí Phân Bổ Quặng Bôxit Việt Nam 25
Hình 4.1. Bản Đồ Quy Hoạch Dự Án Alumin Nhân Cơ 47
xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Bảng 4.15. Các Chỉ Tiêu của Dự Án




CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Tài nguyên không thể tái tạo bao gồm các nhiên liệu dầu, khí đốt tự nhiên,
bôxit, đồng, sắt, than, v.v. Những tài nguyên này đã được hình thành từ các quá trình
địa lý kéo dài hàng triệu năm. Vì thế ta có thể xem loại tài nguyên này là có trữ lượng
cố định không thể tái tạo.
Bôxit cũng thuộc nhóm tài nguyên không thể tái sinh này. Chúng cũng có
những thuộc tính như trên. Trong nền kinh tế của quốc gia thì bôxit không đóng vai trò
chủ đạo như dầu, than, sắt, v.v. nhưng nó cũng quan trọng vì nó là đầu vào để tạo ra
sản phẩm nhôm các loại.
Quặng Bôxit là cơ sở hình thành một ngành công nghiệp có quy mô lớn và
đồng bộ về khai thác bôxit, sản xuất Alumin và luyện nhôm, là nguồn lực quan trọng
trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế xã hội.
Bôxit là một trong những tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam.
Tổng trữ lượng quặng bôxit đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn, trong
đó khu vực miền Bắc khoảng 91 triệu tấn, khu vực miền Nam khoảng 5,4 tỷ tấn. Hiện
nay trữ lượng Bôxit tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (91,4%), trong đó là vùng
Đăknông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum, Bình Phước. Để phục vụ chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, Chính Phủ Việt Nam đã xác định ngành công nghiệp Bôxit là một trong
những hạng mục công nghiệp ưu tiên, vì vậy ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định 167/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò,
khai thác, chế biến, sử dụng quặng bôxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025. Theo
quyết định này Tập Đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn
vị được Thủ tướng giao làm cơ quan đầu mối quản lý các dự án khai thác bôxit, sản
xuất alumin và luyện nhôm. Hiện nay một số mỏ bôxit như Tân Rai (Lâm Đồng), và

Nhân Cơ (Đăknông) đã được triển khai thực hiện.
2
Do tính chất quan trọng nên việc khai thác tiềm năng bôxit, sản xuất alumin và
luyện nhôm trong thời gian qua đã trở thành một trong những vấn đề có tính thời sự
được nhiều cơ quan, ban, ngành và các tổ chức xã hội quan tâm phản ánh. Theo quy
trình, bôxit sau khi được khai thác sẽ qua quá trình tuyển rửa, trung hòa axit để tách
quặng alumin. Quặng alumin sau đó có thể được xuất khẩu hay điện phân tại các nhà
máy điện phân nhôm. Quá trình mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, tuy nhiên cũng
có nhiều ý kiến lo ngại về những tác động tiêu cực của quá trình này đến vấn đề văn
hóa, xã hội và môi trường tại các vùng khai thác và chế biến bôxit. Thậm chí có ý kiến
đề xuất nên dừng ngay chương trình bôxit vì các tác động tiêu cực của nó.
Đăk Nông là tỉnh mới thành lập được 5 năm, tách ra từ tỉnh Đăklăk có tiềm
năng rất lớn về nguồn tài nguyên này. Hứa hẹn sẽ là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Hiện tại, TKV đã tiến hành dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Alumin tại
xã Nhân Cơ, huyện Đăk Rlấp. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay
không nên khai thác bôxit ở Đăknông và Tây nguyên, chúng ta chưa biết được cụ thể
mức độ tác động là bao nhiêu, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào ước tính các tác
động đó. Vì vậy chúng ta cần phải có những nghiên cứu đưa ra những lợi ích và thiệt
hại về mặt kinh tế và môi trường khi thực hiện dự án. Để từ đó tính toán hiệu quả của
dự án đầy đủ hơn và có những quyết định đúng đắn hơn. Vậy lợi ích mang lại và chi
phí phải bỏ ra khi tiến hành dự án khai thác quặng bôxit và sản xuất alumin như thế
nào? Và tác động môi trường của dự án ra sao? Trước tình hình thực tế này, xin tiến
hành nghiên cứu đề tài: “PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG TỔ
HỢP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ALUMIN NHÂN CƠ- TỈNH ĐĂKNÔNG”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
“Phân tích lợi ích chi phí dự án xây dựng tổ hợp công nghiệp sản xuất Alumin
Nhân Cơ- tỉnh Đăknông”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và sinh kế các cộng đồng dân

cư trong vùng thực hiện dự án.
- Các tác động môi trường của dự án.
- Tiến hành phân tích lợi ích chi phí của dự án.
3
- Lợi ích kinh tế, xã hội do dự án mang lại.
- Tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 02/03/2009 đến ngày
20/06/2009.
b) Phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng thực hiện dự án
xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ- Đăknông.
1.4. Bố cục luận văn
Đề tài được chia thành 5 chương chính:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương 1 gồm có các phần chính là đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Chương 2 trình bày về tổng quan gồm có hai nội dung là trình bày về tổng quan
về vấn đề nghiên cứu và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Mục này sẽ nêu lên những
đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, dân số của huyện Đăk R’Lấp và
một số thông tin về dự án.
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về nội dung nghiên cứu nêu lên các định nghĩa, khái niệm, công thức cả khái
quát lẫn cụ thể có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Về phương pháp nghiên cứu sẽ
trình bày những phương pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng để tìm ra kết quả chính như
phương pháp phân tích lợi ích chi phí, phương pháp thu thập số liệu, phân tích và tính
toán để có được kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Đây là nội dung chính của đề tài trình bày chi tiết về kết quả đạt được của
nghiên cứu như các ảnh hưởng của dự án đối với cộng đồng dân cư trong vùng dự án,

bảng lợi ích, chi phí của dự án.
4
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn ý nghĩa, những
mặt được và hạn chế của đề tài. Đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền các cấp
và đối với Công ty cổ phần Alumin Nhân Cơ.


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi đã trình bày ở chương một tài liệu nghiên cứu của đề
tài không chỉ gói gọn ở một mặt nhất định nào đó mà được tổng hợp từ nhiều nguồn
lĩnh vực khác nhau. Chúng bao gồm các lĩnh vực về phân tích lợi ích chi phí, về môi
trường sinh thái huyện Đăk Rlấp, các đặc điểm về kinh tế xã hội của Huyện, các tài
liệu, các bài báo, internet nói về vấn đề bôxit. Còn tài liệu về phân tích lợi ích - chi phí
của hoạt động khai thác bôxit thì chưa có tài liệu nghiên nào cứu cụ thể. Vì vậy đã gặp
nhiều khó khăn trong việc thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài có tham khảo các tài liệu liên quan đến
chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường cũng như tham khảo các luận văn tốt
nghiệp của các sinh viên khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm TPHCM
2.2.Tổng quan về huyện Đăk Rlấp
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Đăk Rlấp nằm về phía Tây-Nam tỉnh Đăknông, cách trung tâm thị xã
Gia Nghĩa khoảng 30 km, giáp với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách
TP.HCM khoảng 220 km, có tuyến quốc lộ 14 dọc theo chiều dài của huyện nối liền
Bắc Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và TP.HCM:

Phía Bắc giáp huyện Tuy Đức, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp
Thị xã Gia Nghĩa, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước.
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 63.420 ha, với 68.403 khẩu, hiện nay được
phân bố trên 11 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm: các xã Đăk Wer, Nhân
Đạo, Nhân Cơ, Đạo Nghĩa, Nghĩa Thắng, Kiến Thành, Quảng Tín, Đăk Sin, Đăk Ru,
Hưng Bình và thị trấn Kiến Đức; có 108 thôn bon, tổ dân phố.
6
Huyện Đăk Rlấp được nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh bởi hệ
thống quốc lộ và tỉnh lộ, rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa, thương mại, du
lịch, dịch vụ, v.v.
b) Địa hình
Địa hình của huyện nhìn chung mang đặc trưng của địa hình vùng cao nguyên,
bao gồm chủ yếu là các dãy đồi có mức độ chia cắt khác nhau tùy theo khu vực, hướng
dốc chính từ phía Đông – Bắc xuống Tây – Nam. Căn cứ vào cao độ phổ biến và mức
độ chia cắt, có thể chia thành 2 dạng địa hình chính như sau:
- Dạng địa hình đồi núi đỉnh bằng lượn sóng: Phân bố tập trung ở các xã Đạo
Nghĩa, Nhân Cơ, Kiến Thành.
- Dạng địa hình núi thấp sườn dốc: Phân bố tập trung ở khu vực phía Nam, bao
gồm phần lớn diện tích của các xã : Nhân Đạo, Quảng Tín, Đăk Ru.
c) Khí hậu
Khí hậu của khu vực huyện Đăk Rlấp được pha trộn giữa khí hậu cao nguyên
mát dịu với khí hậu nóng và mưa nhiều của miền Đông Nam Bộ, với những đặc trưng
chính sau:
Nắng nhiều (trung bình 2000 – 2200 giờ/năm), nhiệt độ đều cao quanh năm
(trung bình cả năm 24 – 25
o
C, tối thấp trung bình 20 – 21
o
C và tối cao trung bình 29 –
30

o
C), biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch lớn (vào mùa khô chênh lệch 8 – 10
o
C), hầu
như không có bão, v.v. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để nâng cao năng suất
cũng như chất lượng của nông sản, đặc biệt là đối với các cây công nghiệp như cà phê,
cao su, điều, v.v.
Lượng mưa bình quân năm khá cao (trung bình 2200 – 2300 mm/năm), số ngày
mưa nhiều (trung bình gần 156 – 170 ngày/năm), nhưng phân bố không đồng đều giữa
các tháng trong năm và chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, trong đó:
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 với lượng mưa chiếm trên 90% tổng
lượng mưa cả năm, đặc biệt vào tháng 9 và tháng 10 lượng mưa bình quân tháng lên
đến 300 – 400 mm và thường mưa thành đợt 5 – 7 ngày liên tục kèm theo những cơn
giông lớn, trong khi hầu hết sông suối trên địa bàn Huyện ngắn, dốc, có nhiều đoạn
hẹp và gấp khúc nên nước thoát chậm đã gây ra tình trạng lũ cục bộ khu vực đất bằng
trũng, ven suối và tình trạng xói mòn mạnh ở khu vực sườn dốc có độ che phủ thấp.
7
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm
gần 10% lượng mưa cả năm, đặc biệt là tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa, cộng với
nhiệt độ không khí cao, gió Đông – Bắc thổi mạnh (trung bình 3,5 – 4,5 m/s, cao nhất
15 – 16 m/s), ẩm độ không khí xuống thấp dưới 80%, đã gây ra tình trạng khô hạn,
làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng – vật nuôi, những
năm hạn nặng nhiều diện tích cây trồng bị chết khô. Vì vậy, việc xây dựng các công
trình thủy lợi (hồ chứa, đập dâng) để trữ và cung cấp nước trực tiếp cho sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân trong mùa khô có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của Huyện, đồng thời còn có tác dụng điều hòa khí hậu tiểu vùng.
Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông lâm
nghiệp, tuy nhiên có yếu tố không thuận lợi là lượng mưa trong năm phân bố rất không
đều, vào các tháng mùa mưa thừa nước, gây xói mòn mạnh ở những vùng đất dốc và
ngập úng trong những vùng thấp trũng. Mùa khô quá dài cùng với cường độ khô bình

quân cao nên làm cây trồng thiếu nước trầm trọng. Độ ẩm không khí thấp vào nhiều
ngày trong mùa khô nên dễ gây cháy rừng. Đây là vấn đề hết sức bức xúc đòi hỏi phải
có những giải pháp đồng bộ, đặc biệt chú trọng tăng cường diện tích rừng, vườn rừng,
đai rừng, cây che bóng, cây xanh trong Huyện, nâng cao tỷ lệ che phủ, kéo dài thời
gian giữ ẩm trong mùa khô, giảm thiểu tình trạng khô kiệt, xây dựng và cải tạo nâng
cấp hệ thống các hồ đập, v.v. để đảm bảo sự phát triển một cách bền vững.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hai hệ thống suối chính
là suối Đăk R’Lấp và suối Đăk R’Tih. Ngoài ra còn có các suối nhỏ với mật độ phân
bố khá dày và đều. Tuy nhiên, hầu hết các suối này có lưu vực nhỏ, ngắn, lòng suối
dốc nên nước mưa tập trung về nhanh, gây nên tình trạng ngập úng cục bộ ở một số
khu vực thấp trũng ven sông suối, nhưng về mùa khô nhiều suối thường cạn kiệt. Tuy
nhiên, trên các sông suối này có nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng hồ chứa, đập dâng
phục vụ tưới tiêu và thủy điện nhỏ.
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động, tàng trữ trong tầng đất
tạo thành phun trào bazan, độ sâu phân bố 15 – 120 m, trữ lượng nước nghèo (0,1 –
8
0,4 lit/s), chất lượng nước khá tốt, hiện đang được nhân dân khai thác phục vụ sinh
hoạt và một phần phục vụ sản xuất như tưới cho cà phê, cây ăn trái, v.v.
b) Tài nguyên đất
So với các huyện khác trong tỉnh, đất đai của huyện khá tốt, chủ yếu là đất đỏ
bazan (88,9%) có tầng canh tác dày và khá giàu dinh dưỡng, thích hợp cho trồng cây
lâu năm. Yếu tố hạn chế chính là hầu hết phân bố trên địa hình dốc, dễ bị rửa trôi trong
mùa mưa, nên quá trình sử dụng nên chú ý các biện pháp bảo vệ đất.
c) Tài nguyên rừng
Theo thống kê năm 2006, diện tích đất rừng huyện Đăk R’Lấp còn 15.342,8 ha,
trong đó đất rừng sản xuất 1.800,78 ha, đất rừng phòng hộ 13.542,02 ha. Ngoài ra còn
1.967,4 ha đất đồi núi chưa sử dụng cần phải được trồng cây lâm nghiệp trong thời
gian tới.

Theo đánh giá ban đầu, rừng Đăk R’lấp khá phong phú về chủng loại thú, chim
và lưỡng cư – bò sát, trong đó có nhiều loài thuộc diện quý hiếm có trong sách đỏ Việt
Nam, nhất là ở khu vực vùng đệm rừng bảo tồn Quốc gia Cát Tiên.
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất 6 (Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam), các loại khoáng sản trên địa bàn huyện không nhiều. Ngoài
một số mỏ đá có thể khai thác phục vụ xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, còn lại là
quặng bôxit phân bố nhiều nhất tại Đạo Nghĩa, Nhân Cơ, v.v. trữ lượng khá lớn, đang
được các nhà đầu tư triển khai xây dựng nhà máy khai thác chế biến Bôxit.
e) Tài nguyên du lịch
Trên địa bàn huyện có nhiều khả năng phát triển du lịch. Về phi vật thể có văn
hóa lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc như : Đâm trâu, Mừng lúa mới, Tơm bao
(đám cưới theo phong tục M’Nông), Sử thi, Dân ca, Dân vũ, v.v. Về vật thể có Cồng
chiêng, Nhạc cụ dân tộc, Đàn đá tại Bon Bu Bia và suối Đăka xã Quảng Tín, cảnh
quan rừng, vườn cây, suối thác, hồ nước, v.v. có thể xây dựng phát triển thành các khu
du lịch văn hóa, sinh thái hấp dẫn.
9
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.1. Dân số
Dân số của huyện (tính theo số liệu thống kê năm 2006) là 65.324 người, trong
đó nam chiếm 52,25% với 33.495 người, nữ chiếm 48,75% với 31.859 người.
Trong tổng dân số của huyện thì tỉ lệ dân thành thị chiếm 11,02%, còn lại
88,98% dân cư sống ở vùng nông thôn (thôn, bon).
Mật độ dân số bình quân toàn Huyện: 103 người/km
2
được phân bổ không đồng
đều, dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn Kiến Đức (mật độ bình quân 456 người/km
2
)
trong khi đó các xã còn lại dân cư sống thưa thớt (mật độ bình quân 48 người/km

2
).
Tỷ lệ tăng tự nhiên toàn huyện năm 2006 là 1,883%/năm.
Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2001-2006 là 4,28%/năm, trong đó tăng
tự nhiên bình quân 2,09%/năm và tăng bình quân cơ học là 2,19%/năm.
Bảng 2. 1. Hiện Trạng Dân Số Huyện
ĐVT: Người
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tốc độ tăng bq
(%)
50.836 54.541
57.708 60.461 63.568 64.844 65.354 4,28
Nguồn : Niên giám thống kê huyện 2007
-Về cơ cấu thành phần dân tộc
Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Huyện có 2.096 hộ, 10.480 khẩu
chiếm khoảng 15% dân số, trong đó dân tộc tại chỗ 833 hộ với 4.757 khẩu chiếm 7% ,
đồng bào dân tộc khác 1.263 hộ với 5.723 khẩu chiếm 8%. Đời sống đồng bào nhìn
chung ngày càng được cải thiện.
2.3.2. Lao động và việc làm
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52,16% trong tổng số toàn Huyện, nếu so
sánh (2000 - 2006) thì dân số trong độ tuổi lao động tăng bình quân 7,06%/năm. Tổng
số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2006 là khoảng 30.157 người.
Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2001 - 2006 tăng bình quân
5,32%/năm, năm 2006 tăng hơn năm 2000 là 8.061 người. Tức trong vòng 6 năm tăng
thêm 8.061 chỗ làm việc, bình quân mỗi năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng
1.344 người. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học: 2.837
10
người – chiếm 8,3%. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ: 1.042
người – chiếm 3,06%.
Bảng 2. 2. Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế

ĐVT: Người
2000 2004 2005 2006
Năm
Số người% Số
người
% Số
người
% Số người %
N-L-T 19.120 86,53 21.445 81,41 21.423 78,84 25.209 83,59
CN-XD 244 1,10 361 1,37 544 2 630 2,09
Dịch vụ 2.732 12,36 4.536 17,22 5.206 19,16 4.318 14,32
Tổng 22.096 100 26.342 100 27.173 100 30.157 100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện 2007
Cơ cấu lao động trong những năm qua, khu vực nông- lâm-thủy của huyện đang
chiếm phần lớn và có xu hướng giảm. Trong khi đó ở khu vực CN-XD và khu vực
Dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng đang có xu hướng tăng. Đây là xu hướng tiến bộ,
tuy nhiên cơ cấu lao động CN-XD tăng chậm.
2.4. Tình hình phát triển kinh tế
2.4.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2005 : 13,7%/năm. Giá trị tổng sản
phẩm xã hội: 1.325,9 tỷ đồng. (Trong đó nông – lâm nghiệp tăng 13,63%; thương mại
– dịch vụ tăng 11,33%; CN-TTCN – Xây dựng tăng 22,35%).
Thu nhập bình quân: 6.980.000 đồng/người – năm ~ 441,78 USD. L
ương thực
bình quân: 73,7kg/người- năm. Tỷ lệ hộ nghèo: 14,28% (theo tiêu chí cũ). Tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng: 33%.
2.4.2. Cơ cấu GDP huyện Đăk R’lấp
Nền kinh tế trên địa bàn Huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giảm cơ cấu
nông nghiệp và tăng cơ cấu các ngành phi nông nghiệp. Năm 2007, cơ cấu GDP nông
nghiệp chiếm tỷ trọng 47,30%, giảm 36,1% so với năm 2000, khu vực Công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh nhưng còn thấp, dịch vụ tăng khá. Nhìn chung, thế
mạnh nền kinh tế của Huyện hiện nay vẫn là ngành nông nghiệp.

11
Bảng 2.3. Cơ Cấu GDP Huyện
Đơn vị: %
TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007
1 Nông - lâm - ngư nghiệp 83,40 74,90 47,30
2 Công nghiệp - TTCN 5,80 12,12 28,60
3 Thương mại – Dịch vụ 10,80 12,98 24,10

Tổng 100 100 100
Nguồn: Số liệu thống kê Huyện tháng 5/2007
2.5. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.5.1. Nông - lâm - nghiệp
a) Nông nghiệp
i) Trồng trọt:
Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích đất nông nghiệp toàn huyện 40.814,9
ha chiếm 64,36% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong đó: - Đất trồng cây hàng năm chiếm 12,75% với 5.205,63 ha.
- Đất trồng cây lâu năm chiếm 86,9% với 35.466,6 ha.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi chiếm 0,33% với 133 ha.
Trong diện tích đất trồng cây hàng năm thì diện tích đất tồng lúa rất thấp với
319,347 ha (chiếm 6,13%), còn lại là đất trồng màu, cây công nghiệp và rau, đậu.
+ Giá trị sản xuất của ngành đạt 548.550 triệu đồng (năm 2006 – giá cố định).
Trong đó, trồng trọt chiếm 93,98% với 515.524 triệu đồng, chăn nuôi chiếm
2,76% với 15.157 triệu đồng, dịch vụ chiếm 3,26% với 17.869 triệu đồng.
+ Sản lượng lương thực quy thóc đạt 3.053 tấn (thóc đạt 1.714 tấn chiếm
56,14%; màu đạt 1.339 tấn chiếm 43,86%). So sánh 6 năm (2000 - 2006) sản lượng
lương thực trong huyện tăng bình quân 7,75%/năm (lúa tăng bình quân 9,3%/năm;

màu 6%/năm). Lương thực bình quân đạt 46,7 kg/người-năm (bao gồm cả lúa và màu).
Năng suất lúa đạt 3,99 tấn/ha (trong đó lúa đông xuân 5,4 tấn/ha; lúa mùa 1,96 tấn/ha).
Với sản lượng lương thực quy thóc nêu trên, để đảm bảo mức tiêu thụ tối thiểu
của người dân trong huyện, hàng năm huyện phải nhập sản lượng gạo không nhỏ từ
các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long đến huyện.
ii) Chăn nuôi:
12
Giá trị sản xuất đạt: 15.157 triệu đồng. Trong đó, gia súc chiếm: 45,98%, gia
cầm: 22,13%, chăn nuôi khác: 31,89%
b) Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp trong huyện là 15.342,8 ha, với độ che phủ rừng chiếm
24,2% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong diện tích đất lâm nghiệp thì tỷ lệ đất
rừng tự nhiên là chủ yếu còn lại là rừng trồng.
Huyện Đăk R’lấp có khu rừng đệm Nam Cát Tiên, vì vậy vấn đề quản lý, bảo
vệ rừng là cần thiết hằm hạn chế việc phá rừng và khai thác bừa bãi.
c) Ngư nghiệp
Giá trị sản xuất của ngành thủy sản đạt 2.320,8 triệu đồng (ở đây tính theo giá
cố định năm 1994). So sánh tốc độ tăng trưởng 5 năm (2001- 2006), giá trị sản xuất
của ngành tăng bình quân 1,56%/năm.
Trong giá trị sản xuất chủ yếu là nuôi trồng (chiếm 83,06%), còn lại là sản
lượng khai thác chiếm 16,94%. Loại thủy sản huyện nuôi trồng và khai thác chính là
cá, ngoài ra còn có tôm và một số thủy sản khác, song hai loại này chiếm tỷ lệ nhỏ
trong sản lượng thủy sản của Huyện.
2.5.2. Công nghiệp-TTCN – Xây dựng
Giá trị sản xuất của ngành có những bước tăng trưởng đáng kể, chỉ tính riêng 6
năm trở lại đây (2000 – 2006), cho thấy giá trị sản xuất của ngành năm 2006 tăng 26,8
lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất của năm 2006 đạt 27.400 triệu đồng (giá cố định
năm 1994).
Trong đó, công nghiệp chế biến chiếm 89,38% với 24.492 triệu đồng, công
nghiệp khác chiếm 10,62% với 2.908 triệu đồng.

Sản phẩm chủ yếu của ngành bao gồm: đá xây dựng, quần áo, chế biến nông
sản, cơ khí công cụ, mộc dân dụng (hiện đang được đầu tư xây dựng khu công nghiệp
tập trung tại xã Nhân Cơ).
13
2.5.3. Thương mại – dịch vụ
Thương mại-dịch vụ trên địa bàn huyện trong thời gian qua phát triển khá
nhanh, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, tổ chức còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hóa
chưa phong phú, chưa đa dạng, chất lượng còn thấp.
Năm 2000, có 829 cơ sở kinh doanh trong ngành thương mại và dịch vụ, năm
2006 toàn huyện có 1.344 cơ sở. Trong đó, kinh doanh thương mại: 1.142 cơ sở, kinh
doanh dịch vụ: 202 cơ sở.
Hầu hết các cơ sỏ này ở dạng cá thể và tư nhân, chỉ có 1 cơ sở nhà nước.
Năm 2006, tỷ trọng các cơ sở thương mại chiếm 85%, khách sạn nhà hàng
chiếm 15%. Giá trị sản xuất của ngành đạt 229.044 triệu đồng (tính theo giá hiện
hành).
2.6. Thực trạng kết cấu hạ tầng
2.6.1. Giao thông
Trên địa bàn huyện có Quốc lộ QL14 xuyên suốt theo chiều dài huyện, là tuyến
giao thông quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên nối liền Duyên hải Nam Trung Bộ -
Tây Nguyên – Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối với đường xuyên Á, là đầu mối
giao lưu với các nước trong tương lai.
Đến cuối năm 2007, tổng chiều dài hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện có 183,1
km, trong đó nhựa hóa là 598,7 km, đạt tỷ lệ nhựa hóa bình quân là 30,6%, chia ra:
Đường quốc lộ 14 dài 35 km, trong đó nhựa hóa 35 km, đạt 100%.
Đường tỉnh lộ 49,5 km, trong đó nhựa hóa 33,5 km, đạt 67,7%.
Đường huyện 133,8 km, trong đó láng nhựa 83,5 km, đạt 62,4%.
Đường xã, thị trấn 380,35 km, trong đó láng nhựa 31,1 km, chiếm 8,2%.
Nhìn chung mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, hình thành các trục giao
thông đối ngoại, đối nội, các đường trục chính đô thị, .v.v. Tuy nhiên, hiện tại chất
lượng đường chưa tốt, đường cấp phối và đường đất chiếm tỷ lệ khá lớn.

2.6.2. Hệ thống điện
Trong những năm qua, Chi nhánh điện Đăk R’lấp chịu trách nhiệm phát triển
mạng lưới và phân phối điện cho cả 2 địa bàn huyện, huyện Đăk R’lấp và huyện Tuy
Đức mới chia tách.
14
Riêng trên địa bàn huyện Đăk R’lấp hiện nay có 1 trạm biến áp trung gian
110KV, và 88 trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 10.405 KVA.
Đối với huyện, trong những năm qua, đã huy động nhiều nguồn vốn đầu tư phát
triển mạng lưới điện trên địa bàn. Đến nay, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia. Tuy
nhiên, đến nay còn một số thôn, bon vùng sâu của một số xã chưa có điện. Tỷ lệ số hộ
sử dụng điện năm 2006 đạt 55%, năm 2007 đạt 65%.
Ở khu vực thị trấn Kiến Đức, mạng điện chiếu sáng đang được triển khai xây
dựng, mạng lưới điện sinh hoạt đã được đầu tư mở rộng hầu hết đến các hộ dân cư.
2.6.3. Hệ thống thủy lợi
Hiện nay trên địa bàn huyện có 28 công trình thủy lợi, thủy điện, trong đó có 4
công trình thủy điện, với năng lực tưới của các công trình là 2.869 ha, trong đó 2.407
ha, 367 ha lúa và 95 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, có 7 công trình trong số này nay đã xuống
cấp, hư hỏng cần đầu tư nâng cấp.
Nhìn chung, phần lớn người dân dựa vào nguồn nước mưa, bơm nước từ sông
suối, tự khoan giếng để lấy nước tưới là chủ yếu. Thực tế cho thấy, mùa khô tình trạng
thiếu nước gay gắt vẫn thường xảy ra, nhiều năm, thiên tai hạn hán làm tổn thất rất lớn
cho nền kinh tế của Huyện.
2.7. Giáo dục-Y tế
2.7.1. Giáo dục
Trên địa bàn Huyện, bình quân có 2.617 học sinh/1 vạn dân. Từ năm 2000 cho
đến nay, trên địa bàn huyện đã được công nhận xóa mù và phổ cập giáo dục tiểu học.
Hiện nay, ngành giáo dục địa phương đang hoàn chỉnh hồ sơ công nhận đạt chuẩn phổ
cập THCS. Số giáo viên phổ thông năm học 2006 - 2007 là 120 giáo viên. Tỷ lệ giáo
viên đạt chuẩn là 100%.
Về cơ sở vật chất trường lớp: năm học 2006 - 2007 có 30,7% phòng học kiên

cố, 61,1% phòng học bán kiên cố, và 8,2% phòng học tạm. Hiện nay đã chấm dứt tình
trạng học 3 ca, các trang thiết bị dạy học đã được đầu tư nhưng còn thiếu.
Theo đánh giá chung, sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện trong
những năm qua tiếp tục được đầu tư, xây dựng và phát triển toàn diện, 100% số xã, thị
trấn đã có trường mẫu giáo, trường TH và THCS. Chất lượng giáo dục đã có sự
chuyển biến tích cực và ngày càng được nâng lên. Đội ngũ giáo viên từng bước được
15
nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay cũng còn một số vấn đề cần quan tâm đó là: giáo viên,
cơ sở vật chất phục vụ dạy và học như phòng thực hành, thư viện, v.v. còn thiếu, và
còn 37 phòng học tạm xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp cần được đầu tư xây mới.
2.7.2. Y tế
- Năm 2006 hệ thống y tế huyện Đăk R’lấp gồm có Phòng y tế, 1 bệnh viện
huyện, 9 trạm y tế xã, thị trấn, và hệ thống y tế thôn, bon.
- Tổng số giường bệnh hiện có 107 giường, trong đó bệnh viện 70 giường, các
trạm y tế xã, thị trấn, 37 giường. Bình quân có 16,4 giường /1 vạn dân.
Về nhân lực ngành y, hiện có 104 cán bộ y tế, trong đó 21 bác sĩ và trình độ cao
hơn, 30 y sĩ kỹ thuật viên, 48 y tá và nữ hộ sinh. Bình quân có 3,2 bác sĩ, 4,6 y sĩ kỹ
thuật viên, và 7,3 y tá nữ hộ sinh/1 vạn dân. Về nhân lực ngành dược, có 5 người,
trong đó 1 dược sĩ cao cấp, trung cấp 3, dược tá 1.
2.8.Thực trạng môi trường
2.8.1.Đối với môi trường không khí
Hiện trạng môi trường không khí vùng thực hiện dự án còn tương đối trong
lành. Hàm lượng bụi lơ lửng đều nằm trong TCCP. Nhìn chung, môi trường không khí
chưa bị ô nhiễm bởi các thông số quan trắc. Hàm lượng các chất khí nhìn chung đều
nằm trong giới hạn cho phép.
2.8.2.Đối với môi trường nước
Chất lượng nước mặt trong khu vực thực hiện dự án tốt. Chất lượng nước chưa
có dấu hiệu bị ô nhiễm, đạt TCVN 5942 - 1995 (Gh B).
Chất lượng nước ngầm (xét theo TCVN 5944 – 1995) tốt, các thông số phân
tích đều đạt TCCP.

Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt (xét theo TC 1329/2002/ BYT – QĐ) nhìn
chung là tốt, không bị ô nhiễm các chỉ tiêu vật lý, hóa học. Song về mặt vệ sinh dịch tễ
học là chưa đạt yêu cầu do các mẫu xét nghiệm đều có sự xuất hiện Coliform.
2.8.3. Đối với môi trường đất
Đất trong khu vực thực hiện dự án là loại đất phát triển trên đá phong hóa
Bazan, tuy nhiên hàm lượng pH thấp do đó đất mang tính chất chua nhẹ. Nhìn chung,
chất lượng đất trong khu vực tương đối tốt, thích hợp cho trồng các cây công nghiệp
dài ngày.
16
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình phát triển.
Môi trường huyện Đăk R’lấp so với một số đơn vị khác trên địa bàn Tây Nguyên là
tương đối khá. Năm 2006, tỷ lệ che phủ rừng đạt 24,2%, tỷ lệ che phủ tính cả diện tích
cao su, điều, cây ăn trái, v.v đạt 49,8%. Tuy nhiên, dưới góc độ tự nhiên bền vững còn
một số vấn đề cần quan tâm là:
- Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, 1.967,4 ha, chiếm 3,1% DTTN của
huyện, trong đó chủ yếu là đất đồi núi.
- Tình trạng khai thác và phá rừng trái phép, nạn cháy rừng vẫn còn xảy ra.
- Việc canh tác và phân bố các loại cây trồng trên đất dốc một số nơi chưa hợp
lý. Chưa chủ động tổ chức các phương án luân canh các loại cây trồng trên một diện
tích, vì vậy năng suất cây trồng chưa cao, đất bị thoái hóa.
- Tại trung tâm Huyện, dân số tăng, các hoạt động kinh tế, dịch vụ tăng lên,
trong khi đó hệ thống nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa được xây dựng hoàn chỉnh.
Rác thải y tế, chất thải công nghiệp, rác thải dân cư chưa được xử lý, tỷ lệ nhà vệ sinh
tự hoại thấp, là những vấn đề tiềm ẩn đe dọa tới môi sinh trong tương lai không xa.
Đặc biệt, khi công nghiệp khai thác và chế biến bôxit khởi động, vấn đề bảo vệ
môi trường là hết sức quan trọng.
Vì vậy trong thời gian tới Huyện cần có chính sách nhằm tăng cường quản lý
mọi mặt về môi trường nói chung, nhất là có các giải pháp phòng ngừa và khắc phục,
giải quyết những vấn đề nêu trên.
2.9. Tổng quan về dự án

2.9.1. Thông tin chung về dự án
Tên dự án: Nhà máy tuyển quặng Bôxit và sản xuất Alumin Nhân Cơ –
Đăknông.
Chủ đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
Nguồn vốn: Vốn của Tập đoàn và các nguồn huy động khác.
Mục tiêu: Khai thác quặng Bôxit, sản xuất Alumin đạt tiêu chuẩn chất lượng
tiên tiến của thế giới để xuất khẩu dùng cho điện phân nhôm.
2.9.2. Hình thức đầu tư, phương án sản phẩm, quy mô công suất
a) Hình thức đầu tư
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước.
17
b) Phương án sản phẩm
Phương án sản phẩm của dự án là ôxit nhôm – Alumin dùng để điện phân nhôm. Sản
phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
c) Quy mô công suất dự kiến
Nhà máy tuyển quặng Bôxit: đạt 900.000 tấn quặng tinh/năm, có khả năng mở
rộng lên 1.800.000 tấn quặng tinh/năm và cấp thẳng cho nhà máy Alumin.
Nhà máy sản xuất Alumin: 1 nhà máy có công suất 300 ngàn tấn Alumin/năm,
có khả năng mở rộng lên 600 ngàn tấn/năm.
2.9.3. Giá bán sản phẩm
Giá bán sản phẩm tính cho phương án xuất khẩu 100% alumin để điện phân
nhôm (không tính đến một phần nhỏ hydroxit nhôm có thể được tiêu thụ trong nước
dùng để sản xuất phèn). Giá alumin sẽ được tính theo giá FOB (Free On Board) tại
cảng TP.HCM hoặc cảng Hòn Hồng, Bắc Bình, Ninh Thuận nếu xuất khẩu theo đường
biển, hoặc tại ga Bình Thuận nếu xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường sắt. Giá bán
sản phẩm sẽ được xác định dựa trên các yếu tố phân tích sau:
Giá Alumin được biến đổi gắn với giá nhôm trên thị trường và thường bằng
12,5 – 13% (có khi là 15%) giá nhôm giao dịch ở thị trường LME (London Metal
Exchange) hoặc NYMEX (New York Mercantile Exchange).
Theo phân tích dự báo thị trường cung cầu của hãng Mitsui & co. Metals LTD

(Primary Aluminum Key Data) thì dự báo thị trường tới năm 2020 giá nhôm thế giới
sẽ có xu hướng tăng dần do giá năng lượng tăng và nhu cầu vật liệu cơ bản cho xây
dựng và công nghiệp tăng. Do vậy giá alumin sẽ tăng theo giá nhôm thế giới.
Trong báo cáo tóm tắt dự án ĐTXDCT Nhà máy Alumin Nhân Cơ, dựa trên
những tổng quan chung về phát triển kinh tế thế giới và nhu cầu nhôm trên thế giới đã
dự báo giá Alumin trong tương lai sẽ không xuống dưới 260 USD/tấn.
2.9.4. Các nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào

×