Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.3 KB, 12 trang )

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1- Khái niệm, vai trò và yêu cầu về cán bộ quản lý
1.1.1- Khái niệm cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý là những người thực hiện các chức năng quản lý nhằm đảm
bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao.
Một cán bộ quản lý được xác định bởi ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, có vị thế
trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định. Thứ
hai, có chức năng thể hiện những công việc cần thực hiên trong toàn bộ hoạt động
của tổ chức. Và thứ ba, có nghiệp vụ thể hiện phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định
của công việc.
1.1.2 -Vai trò của cán bộ quản lý:
Có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vai trò của các cán bộ quản lý tổ chức
trong đó có môt quan điểm được nhiều người chia sẻ là quan điểm của Henry
Mintzberg. Ông cho rằng các cán bộ quản lý là nhân tố cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của đường lối phát triển tổ chức. Trong hoạt động hàng ngày, các
nhà quản lý thường xuyên thực hiện ba vai trò là vai trò liên kết con người, vai trò
thông tin và vai trò ra quyết định
Vai trò liên kết bao hàm những công việc trực tiếp với những người khác.
Nhà quản lý là người đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp mặt chính thức
(vai trò người đại diện), tạo ra và duy trì đôộng lực cho người lao động nhằm
hướng cố gắng của họ tới mục đích chung của tổ chức (vai trò lãnh đạo), đảm bảo
mối quan hệ với các đối tác (vai trò người liên lạc).
Vai trò thông tin bao hàm sự trao đổi thông tin với những người khác. Nhà
quản lý tìm kiếm những thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý (vai trò người giám
sát), chia sẻ thông tin với những người trong đơn vị (vai trò người truyền tin), và chia
sẻ thông tin với những người bên ngoài (vai trò người phát ngôn).
Vai trò quyết định bao hàm việc ra quyết định để tác động lên con người.
Nhà quản lý tìm kiếm cơ hội tận dụng, xác định vấn đề để giải quyết (vai trò người
ra quyết định), chỉ đạo việc thực hiện quyết định (vai trò người đIều hành), phân
bổ nguồn lực cho những mục đích khác nhau (vai trò người đảm bảo nguồn lực),


và tiến hành đàm phán với những đối tác (vai trò người đàm phán).
Những vai trò trên của các nhà quản lý là tất yếu, giúp họ thực hiện có kết
quả và hiệu lực chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.1.3 -Yêu cầu đối với cán bộ quản lý:
Cán bộ nói chung là những người làm công tác có nghiệp vụ, có chuyên
môn trong các cơ quan Nhà nước, trong cả hệ thống chính trị, có trình độ từ đại
học, cao đẳng trở lên, được hình hành trong quá trình đào tạo ở nhà trường. Số
người có trình độ thấp hơn như trung cấp, sơ cấp được gọi là nhân viên. Cán bộ
lãnh đạo là những người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức
cả trong hệ thống chính trị thông qua con đường bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm; Cán bộ
lãnh đạo chủ chốt là người đứng đầu quan trọng nhất, có tác dụng chi phối toàn bộ
hoạt động của một tổ chức nhất định.
Nội dung quá trình quản lý biểu hiện ở hệ thống cơ cấu các chức năng; để
thực hiện hiệu quả các chức năng này trong quá trình quản lý phải được hình thành
hệ thống những cán bộ chức năng có cấu trúc chuyên môn hoá chặt chẽ, đó là bộ
máy quản lý. Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp là người lao động thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ nhất định trong các quá trình quản lý, là những
người làm việc trong bộ máy quản lý. Cán bộ lãnh đạo quản lý là người đứng đầu
một tổ chức, điều hành hoạt động của tổ chức, sử dụng công cụ, phương tiện để
điều khiển một hoạt động nào đó của tổ chức. Cán bộ quản lý là người có trách
nhiệm, nghĩa vụ quyền hạn và lợi ích nhất định tuỳ theo vị thế vai trò đảm nhiệm
chức năng quản lý.
Quản lý ngày nay có vị trí cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội. Trong đó đội ngũ cán bộ quản lý đang là những nhân tố có tính quyết
định đến hiệu quả hoạt động và sự thành công hay thất bại của mỗi hệ thống kinh
tế xã hội. Xét trong một tổ chức cụ thể thì cán bộ quản lý là khâu nối có tính quyết
định đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả các hoạt động trong mỗi tập thể để thực hiện
mục tiêu chung. Ngày nay, cán bộ quản lý là khâu nối quyết định đảm bảo sự thống
nhất giữa Đảng, Nhà nước và người lao động trong xây dựng và thực hiện các mục
tiêu phát triển Đất nước; là khâu nối quyết định trong việc đảm bảo hài hoà giữa

các lợi ích quốc gia - tập thể - người lao động tạo động lực cho sự phát triển. Do vị
trí, ý nghĩa quan trọng của cán bộ quản lý đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống
tổ chức từ kinh tế đến chính trị, xã hội đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải đáp ứng những
yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực sau:
Yêu cầu về phẩm chất chính trị: Người cán bộ quản lý phải có quan điểm lập
trường chính trị vững vàng, kiên định; phải nắm được đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn; có khả năng tự hoàn thiện, tự đánh giá kết
quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn
chính trị; biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của mọi người;
tạo được lòng tin và lôi cuốn được mọi người cùng tham gia.
Yêu cầu về pháp lý: Cán bộ quản lý phải am hiểu và nắm được pháp luật,
nhất là những ngành luật có liên quan đến chuyên môn, ngành nghề của mình sao
cho trong quá trình làm việc không vi phạm pháp luật.
Yêu cầu về chuyên môn: Cán bộ quản lý phải am hiểu tri thức chuyên môn,
đủ tri thức để quản lý ngành nghề chuyên môn. Có trình độ cao và am hiểu tường
tận chuyên môn của ngành mình quản lý sẽ giúp cán bộ quản lý hoạch định được
chiến lược phát triển ngành đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý của
mình hiệu quả nhất.
Yêu cầu về năng lực tổ chức quản lý: Là người vạch mục tiêu và thông qua
các cộng sự thực hiện mục tiêu đã đề ra. Vì vậy cán bộ quản lý phải là người có
bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát, nắm được các nhiệm
vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức hệ thống hoạt động linh hoạt, đồng bộ và có
hiệu quả; là người biết cách tổ chức lao động, biết sử dụng đúng tài năng của từng
cộng sự, đánh giá đúng con người và biết xử lý tốt các mối quan hệ trong và ngoài
hệ thống.
Yêu cầu về phẩm chất đạo đức tác phong: Đạo đức là chuẩn mực về phẩm
chất của con người, được xã hội chấp nhận. Tiêu chuẩn đạo đức đòi hỏi cán bộ
quản lý phải tuân theo các chuẩn mực nhất định biểu lộ qua ý thức đối với xã hội;
qua thái độ công tác; qua hành vi đối với lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, được
mọi người đồng tình ủng hộ và thừa nhận. Tác phong thể hiện thông qua các

phương pháp và nghệ thuật ứng xử để thực hiện nhiệm vụ. Tuỳ thuộc vào phẩm
chất đạo đức, tài năng cá nhân và môi trường cụ thể, mỗi người cán bộ quản lý có
tác phong riêng. Nhưng muốn quản lý và động viên được người khác thì tác phong
thích hợp nhất là tác phong quần chúng, có nghĩa là xuất phát từ quần chúng, vì
quyền lợi của quần chúng, tranh thủ được sự ủng hộ của quần chúng. Muốn vậy
người cán bộ quản lý phải biết lắng nghe quần chúng, thuyết phục quần chúng, tin
yêu quần chúng.
Ngoài ra các cán bộ quản lý phải đạt được ở mức nhất định những yêu cầu
về kỹ năng quản lý và phẩm chất đạo đức cá nhân.
1.1.3.1- Những yêu cầu về kỹ năng đối với cán bộ quản lý
Kỹ năng là khả năng của con người có thể đưa kiến thức vào thực tế nhằm
đạt được những kết quả mong muốn với hiệu quả cao. Daniel Katz đã phân các kỹ
năng cần thiết đối với các nhà quản lý thành ba nhóm: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng
thực hiện các mối quan hệ con người, kỹ năng nhận thức.
*Kỹ năng kỹ thuật
Kỹ năng kỹ thuật là khả năng của nhà quản lý thể hiện được kiến thức và tài
năng trong quá trình quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
Nó bao gồm kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn và kỹ năng thực hiện
các quy trình quản lý. Muốn quản lý tốt những hoạt động nhất định, nhà quản lý
phải hiểu và thực hiện được những hoạt động đó.
Cụ thể như là các thợ cơ khí làm việc với các dụng cụ, và người đốc công
phải có khả năng dạy các kỹ năng sử dụng dụng cụ cho cấp dưới của mình. Các kế
toán viên thực hiện các quy trình kế toán và người kế toán trưởng phải có khả năng
hướng dẫn cho họ những quy trình đó. Để quản lý bộ phận marketing, trưởng
phòng phải nắm được công nghệ thực hiện các hoạt động mảketing cơ bản. Đồng
thời mọi nhà quản lý phải có khả năng thực hiện các quá trình quản lý bao gồm
việc lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra đối với các hoạt động trong phạm
vi trách nhiệm của mình.
Gắn liền với việc sử dụng các phương pháp, quá trình và công cụ cụ thể, để
có kỹ năng kỹ thuật nhà quản lý phải được đào tạo và phải được trải qua kinh

nghiệm thực tế. Điều đó chứng tỏ được tại sao khi tuyển dụng cán bộ vào các chức
vụ quản lý, bên cạnh yêu cầu về bằng cấp bao giờ cũng có những yêu cầu về kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của tổ chức.
*Kỹ năng nhận thức
Kỹ năng nhận thức là khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn
đề phức tạp.
Nhà quản lý phải thấy được bức tranh toàn cảnh thực trạng và xu thế biến
động của đơn vị do mình phụ trách, của toàn tổ chức và của môi trường, nhận ra
được những yếu tố chính trong mỗi hoàn cảnh, nhận thức được mối quan hệ giữa
các phần tử, bộ phận trong tổ chức và mối quan hệ của tổ chức với môi trường.
Trong tất cả kỹ năng được cho là cần phải có đối với người quản lý có lẽ kỹ
năng được đánh giá cao và được nhấn mạnh nhất chính là năng lực phân tích và
giải quyết vấn đề. Người quản lý phải có khả năng xác định rõ các vấn đề, hiểu rõ
và giải thích được dữ liệu thônh tin, sử dụng được thông tin để xây dựng các giải

×