Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 121 trang )

Đặng Kim sơn - Hoàng Thu Hoà
(Chủ biên)



Một số vấn đề về phát triển
nông nghiệp và nông thôn

Tham gia biên soạn
Đặng KIm Sơn
Phan Sĩ HIếu
Đinh Trọng Thắng
Ngô Văn Giang
Trần Hồng Minh
Hoàng Thu HOà









Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW
Trung tâm Thông tin-T liệu
Nhà xuất bản Thống kê
Hà nội- 2002


1



Mục lục

Lời giới thiệu 3

Phần mở đầu: một số quan niệm mới về nền nông
nghiệp phát triển trong một nông thôn phát
triển 4
Phần II Một số vấn đề về phát triển nông
nghiệp và nông thôn trên thế giới 19

Chơng I Những bớc phát triển khoa học, công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp thế giới 19
Chơng II
Toàn cầu hoá kinh tế và phát triển nông nghiệp, nông thôn
34
Chơng III Vai trò của Nhà nớc, của các tổ chức phi chính phủ và của
ngời nông dân trong phát triển nông nghiệp và nông thôn 62
Phần III: Phát triển nông nghiệp và nông thôn
Việt Nam: Đổi mới, thành công, thách thức và
tiếp tục đổi mới. 81
I. Quá trình đổi mới t tởng và chủ trơng phát triển nông nghiệp, nông
thôn 81
II. Những thành tựu đạt đợc sau 15 năm đổi mới 88
III. Những thách thức và khó khăn mới. 92
IV. Một số quan điểm cần làm rõ 99
V. Đề xuất giải pháp 106

2
Lời giới thiệu

Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng, trong phần nói về nhiệm vụ trung
tâm là phát triển kinh tế, đã đặt lên hàng đầu chủ trơng "tăng cờng chỉ đạo và
huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn".
Chiến lợc phát triển kinh tế và xã hội 10 năm 2001-2010, trong phần
định hớng phát triển các ngành kinh tế và các vùng, cũng nhấn mạnh trớc hết
định hớng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp, và kinh tế nông
thôn.
Những điều trên đây thể hiện tầm quan trọng rất to lớn của nông nghiệp
và nông thôn đối với nông dân ta, đất nớc ta.
Cuốn sách này nhằm cung cấp những thông tin và gợi ra một số ý kiến
của các nhà nghiên cứu mong góp phần nhỏ bé vào việc triển khai thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn.
Sau phần mở đầu chừng nào có tính chất tổng quan, Phần II của cuốn
sách giới thiệu một số kiến thức và kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Tiếp đó, Phần III của cuốn sách phân tích tiến trình đổi
mới vừa qua trong nông nghiệp, nông thôn nớc ta, và đề xuất giải pháp tiếp tục
đổi mới trong những năm tới.
Tập thể tác giả





3
Phần mở đầu:
m
ột số quan niệm mới về
Nền Nông

nghiệp phát triển
trong một nông thôn phát triển



I. Sự mở rộng và nâng cao nhiều so với trớc về vai trò của nông
nghiệp và nông thôn

Trong suốt thế kỷ 20, và cho đến nay, giữa các nhà cầm quyền cũng nh
giữa các nhà nghiên cứu luôn diễn ra và sẽ còn tiếp tục tranh luận về vai trò của
nông nghiệp và nông thôn. Trong nhiều ý kiến khác nhau, có thể quy về hai
quan điểm đối nghịch rõ rệt, nh sau:
Quan điểm thứ nhất, căn cứ vào một thực tế đợc coi gần nh một quy
luật của phát triển, là tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm đi trong khi tỷ
trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên, đã nhận định rằng với sự kết thúc của
văn minh nông nghiệp đợc thay thế bằng văn minh công nghiệp, thậm chí hậu
công nghiệp, thì vai trò của nông nghiệp ngày càng thu hẹp và hạ thấp.
Quan điểm thứ hai, căn cứ vào một thực tế cha phổ biến trên thế giới
song bắt đầu xuất hiện từng phần tại những nớc phát triển nhất, nhận định rằng
trong nền kinh tế và xã hội hiện đại ở thế kỷ 21, vai trò của nông nghiệp không
những không bị giảm sút, mà lại có thêm những nét mới và đặc sắc hơn.
Về quan điểm thứ hai, tuy thực tế làm căn cứ phân tích và lập luận mới
chỉ hé mở ở các nớc phát triển, mà cha hề xuất hiện ở hầu hết các nớc đang
phát triển, song cũng đã hoặc sẽ mở ra hớng suy nghĩ và hành động tích cực,
chủ động về vai trò mới của nông nghiệp và nông thôn.
Vai trò mới ấy là :
1. Về nông nghiệp : Nông nghiệp không chỉ là một cơ sở cho sự phát triển
công nghiệp và cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc (cung cấp
lơng thực, thực phẩm, nguyên liệu, đất đai, lao động, tiền vốn, thị trờng cho
công nghiệp). Trái lại, nông nghiệp hiện đại là một loại công nghiệp và dịch vụ

có năng suất và hiệu quả cao, có giá trị sử dụng thiết yếu không gì thay thế
đợc, tạo ra giá trị gia tăng lớn, có thể, cần phải và đang trở thành một ngành rất
quan trọng của kinh tế tri thức.

4
2. Về nông thôn : Nông thôn không phải là địa bàn thứ yếu và hậu phơng
phụ thuộc vào thành thị, có trình độ phát triển về các mặt đều thấp hẳn so với
thành thị, cổ hủ, lạc hậu, lỗi thời về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi con
ngời, nhất là lớp trẻ, luôn hớng ra thành thị.
Trái lại, nông thôn hiện đại là một dạng của thành thị, sự phân biệt giữa
thành thị và nông thôn đang mất dần, trong nông thôn có các thành phố và thị
trấn văn minh, sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn là u việt hơn cho nông
thôn, chứ không phải cho thành thị:
- Nông thôn hiện đại là địa bàn để giữ gìn và tô điểm môi trờng sinh thái
của loài ngời, chứa đựng ''lá phổi và trái tim'' của sự sống trên trái đất.
- Nông thôn hiện đại là không gian rộng lớn tại đó con ngời đợc sống
gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, cây cỏ, chim muông, sông núi, đất trời, không
ngột ngạt trong những thành phố đầy nhà chọc trời, bê tông, kính và sắt thép.
- Nông thôn hiện đại là nơi nghỉ ngơi lành mạnh, là nguồn giải trí phong
phú, là vùng du lịch sinh thái đa dạng, yên tĩnh, thanh bình.
Nh vậy, theo quan điểm này, rõ ràng là vai trò trong tơng lai của nông
nghiệp và nông thôn đã đợc mở rộng và nâng cao nhiều so với trớc.
II. Một số quan điểm mới về nền nông nghiệp bền vững, về kinh
tế nông thôn, về phát triển nông thôn.
A. Nền nông nghiệp bền vững.

Nh một số tổ chức quốc tế và nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, nền
nông nghiệp hiện đại không đóng vai trò thụ động, cung cấp một số nguồn lực,
phơng tiện và điều kiện cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà có
một vai trò rất chủ động, là động cơ phát lực cho toàn bộ nền kinh tế và xã hội.

Trên thế giới ngời ta ngày càng nói nhiều về ''nền nông nghiệp bền vững'',
bộ phận hợp thành thiết yếu của nền kinh tế bền vững hiện đại. Tại hội nghị
thợng đỉnh lần thứ nhất của Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững họp năm
1992, khái niệm ''phát triển bền vững'' hầu nh chỉ nói về việc bảo vệ môi
trờng. Theo định nghĩa đợc đề ra từ năm 1987 : ''phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm thơng tổn
đến khả năng của các thế hệ tơng lai đáp ứng các nhu cầu của chính họ''. Từ
năm 1992 đến nay, dần dần khái niệm phát triển bền vững đợc mở rộng, ngoài
việc bảo vệ môi trờng, còn bao hàm việc tăng trởng kinh tế vững chắc với tốc
độ cao thỏa đáng, và thực hiện công bằng xã hội. Cũng nh vậy, một nền nông
nghiệp bền vững phải đạt đợc cả 3 mục đích :
- Gìn giữ và làm phong phú môi trờng;

5
- Đạt hiệu quả kinh tế cao;
- Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
Những mục đích này cũng chính là những cơ hội và thách thức to lớn của
loài ngời.
Trong phiên họp thứ 8, vào tháng 4 và tháng 5 năm 2000, ủy ban về Phát
Triển Bền Vững của Liên Hiệp Quốc đã nêu lên 4 đặc trng sau đây của nền
nông nghiệp bền vững :
1. Nuôi dỡng các nguồn tài nguyên của toàn thế giới cho thế hệ ngày nay
và các thế hệ mai sau.
2. áp dụng ở mỗi địa phơng những cách làm nông nghiệp của địa phơng.
3. Bảo đảm vai trò đích đáng của nông dân (ngời lao động nông nghiệp và
ngời chủ nông trại) trong mọi khâu của quá trình ra quyết định.
4. Phân phối quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và các sản phẩm nông
nghiệp một cách công bằng hơn.
Nhiều tổ chức của Liên Hiệp Quốc nghiên cứu những nhân tố của một nền
nông nghiệp bền vững, đa chức năng đã nhấn mạnh 4 nhân tố sau đây:

1. Sự tham gia chủ động, tích cực của các cộng đồng nông thôn, bao gồm
các nông hội, các tổ chức phi Chính phủ, khu vực t nhân và các cơ quan Nhà
nớc.
2. Môi trờng chính sách quốc gia thuận lợi, giàu tính khuyến khích, hỗ
trợ.
3. Thông tin minh bạch, thông suốt và có hiệu quả giữa các tác nhân có
liên quan.
4. Tập trung hoạt động nghiên cứu ứng dụng vào những cách làm, những
kỹ thuật thích đáng của từng địa phơng.
Điều đáng chú ý là ngay trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế và cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện nay, nhiều công nghệ mới đợc coi là có giá
trị toàn thế giới, thì cả 4 đặc trng và 4 nhân tố thiết yếu của một nền nông
nghiệp bền vững trên đây đều nêu ra và nhấn mạnh hai điểm :
Một là, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò chủ động, tích cực của đông đảo
nông dân và cộng đồng nông thôn.
Hai là, coi trọng vận dụng (và nâng cao) những cách làm, những kỹ thuật
nông nghiệp của từng địa phơng. (Một số chuyên gia kinh tế và khoa học kỹ
thuật của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã xây dựng
và điều hành một số dự án nông nghiệp theo ''đúng bài bản khoa học hiện đại'' ở

6
một số nớc châu Phi và Nam á, và đã thất bại chính vì bỏ qua truyền thống của
các dân tộc bản địa mà không biết đến những kiến thức, kỹ thuật và kinh
nghiệm dân gian tại địa phơng).
B. Phát triển kinh tế nông thôn và phát triển nông thôn toàn diện
Từ khá sớm, ở nhiều nớc trên thế giới, ngời ta đã xác định tầm quan
trọng của kinh tế nông thôn, bao gồm cả hoạt động nông nghiệp và cả các hoạt
động phi nông nghiệp rất phong phú, đa dạng tại nông thôn. Những hoạt động
phi nông nghiệp này, từ các loại ngành, nghề thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp,
công nghiệp nhỏ và vừa, đến các loại dịch vụ kinh tế, khoa học, công nghiệp và

văn hoá, xã hội, cung ứng đầu vào cho nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chế biến nâng cao giá trị của nông sản,
và khơi luồng tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp. Kinh tế nông thôn tạo thêm
nhiều việc làm ngay tại địa bàn làng xã, nâng cao đời sống của nông dân và c
dân bản địa, làm nên sự giàu có và thay đổi bộ mặt của nông thôn nhờ sự gắn
kết giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, gắn kết giữa nông thôn với
thành thị, tạo ra quá trình đô thị hoá hiện đại, không dồn dân vào một số ít thành
phố, thực hiện phân công lao động mới, phân bổ lại sản xuất, quy hoạch kinh tế,
xã hội, tổ chức đời sống dân chủ, công bằng, văn minh.
Trên cơ sở kinh tế nông thôn nh vậy, sự phát triển nông thôn còn rộng
hơn, bao quát tất cả các mặt, các phạm vi, các chiều cạnh chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, trật tự, an ninh, con ngời vơn lên đáp ứng mọi nhu cầu trong
cuộc sống hiện đại của cộng đồng và mỗi cá nhân.
Từ mấy thập kỷ nay, các quốc gia tập trung vào hợp tác và cạnh tranh kinh
tế. Khi vấn đề trung tâm của loài ngời là sự phát triển (đến mức thế giới lấy
mức độ phát triển làm tiêu chuẩn để phân biệt các nớc), khi xoá đói giảm
nghèo đợc đặt thành một trong những u tiên hàng đầu của các nớc và các tổ
chức kinh tế quốc tế, ở khắp mọi nơi, ngời ta chuyển từ chiến lợc phát triển
nông nghiệp sang chiến lợc phát triển kinh tế nông thôn và phát triển nông
thôn toàn diện.
Ngày nay, loài ngời nhận thức sáng tỏ và sâu sắc hơn điều vốn đợc phát
hiện từ hàng trăm năm trớc, tức là: nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thuần tuý, thì
nông thôn không thể là cơ sở, là bàn đạp của công cuộc công nghiệp hoá đất
nớc, nông dân khó có sức tái sản xuất mở rộng, khó giàu lên, cũng nh khó
xoá bỏ đói nghèo.
Tuy nhiên, cho đến nay, sự chuyển biến rất cần thiết và đúng đắn trên đây
cha đợc thực hiện tốt ở nhiều quốc gia.

7
Hãy lấy một thí dụ giàu ý nghĩa: giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Ngân hàng

Thế giới đã triển khai một chiến lợc phát triển nông thôn rộng lớn có tên gọi là:
"Từ tầm nhìn đến hành động". Bốn năm sau, vào năm 2000, Ngân hàng Thế giới
kiểm điểm chiến lợc đó, và thấy rằng từ quan niệm đến thực hiện đều cha tốt,
cha thể coi là thành công, phải đợc hiệu chỉnh nhiều và thúc đẩy mạnh hơn.
Đặc biệt, một khuyết điểm lớn đáng nêu lên là không chú ý đúng mức những
mặt phi nông nghiệp trong sự phát triển nông thôn.
Khi kiểm điểm, Ngân hàng Thế giới đã đặt ra một câu hỏi hay: Nếu phát
triển nông thôn quan trọng đến nh vậy, thì vì sao nó lại không diễn ra? Ngân
hàng Thế giới đã liệt kê một loạt nguyên nhân, gồm những khiếm khuyết của
các quốc gia đối tác và của bản thân Ngân hàng Thế giới, nh sau:
1. Quan niệm sai lầm rằng nông nghiệp và nông thôn là những lĩnh vực đi
xuống trong nền kinh tế hiện đại.
2. Có thái độ thoả mãn sai lầm trớc tình hình giá lơng thực, thực phẩm
giảm trong 2 thập kỷ vừa qua.
3. Ngời dân ở nông thôn, đặc biệt là ngời nghèo, không có tiếng nói hoặc
thiếu quyền để nói. Các chơng trình, kế hoạch đều theo kiểu "dội từ trên
xuống", quá ít sự tham gia của ngời dân. Các nguồn lực trong nông nghiệp và
nông thôn thờng tập trung trong tay một số ít ngời.
4. Vai trò của Nhà nớc và các thiết chế "nửa Nhà nớc", "gần nh Nhà
nớc" thờng không rõ ràng. ở nhiều quốc gia, Nhà nớc hoạt động kém hiệu
quả, ban hành những chính sách gây thiệt hại cho nông nghiệp, bất công đối với
ngời nông dân, tạo đặc quyền, đặc lợi cho một vài giới đợc u đãi.
5. Những ngời hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn của Ngân
hàng Thế giới và của nhiều quốc gia chỉ đợc đào tạo về nông nghiệp, chỉ có
kiến thức và kinh nghiệm về nông nghiệp, nên thờng thiên lệch và phiến diện.
Nh vậy, phát triển nông thôn ở từng quốc gia cũng nh trên toàn thế giới
theo quan niệm mới mở ra triển vọng tốt đẹp, song quả thực là một công cuộc
khó khăn, lâu dài và gian khổ.
II. Tác động của các xu thế lớn của thời đại- Cơ hội và thách thức
đối với nông nghiệp và nông thôn.

A- Cách mạng khoa học và công nghệ
Có một quan niệm khá quen thuộc là công cuộc công nghiệp hoá nông
nghiệp bao hàm 4 hoá : thủy lợi hoá, hoá học hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá (các

8
nớc xã hội chủ nghĩa trớc đây thờng thêm một hoá nữa là : hợp tác hoá, hoặc
tập thể hoá, và có khi đặt hợp tác hoá ở hàng đầu).
Trên 100 năm qua, trong giai đoạn 3 của sự phát triển khoa học và công
nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp có nhiều chặng khác nhau, mỗi chặng ứng
với một bớc tiến của cách mạng khoa học và công nghệ, và ứng với một bớc
biến chuyển lớn trong nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia.
Giữa các chặng đờng đó, có sự khác nhau rất lớn về nội dung, phơng
pháp, công nghệ, bớc đi, cách tổ chức và quản lý công cuộc công nghiệp hoá
nông nghiệp.
Ngày nay, thủy lợi hoá, hoá học hoá, cơ khí hoá, điện khí hoá nông nghiệp
so với hồi đầu thế kỷ 20 khác biệt rất lớn, hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, hiện
đại hơn, nhờ tác động của các công nghệ mới, các công nghệ cao, mang lại
những khả năng to lớn mà chỉ 50 - 60 năm trớc đó, không một nhà tơng lai
học nào dự báo nổi.
Tính chất cách mạng của các công nghệ mới trong nông nghiệp, đặc biệt là
công nghệ sinh học, công nghệ tin học, chẳng những ở chỗ chúng thâm nhập vào
và làm biến đổi sâu xa "4 loại hoá truyền thống", mà còn ở chỗ chúng trực tiếp
tác động thẳng đến nông nghiệp, mở ra một chân trời mới và những cách thức
phát triển nông nghiệp mới, có năng suất và chất lợng cao vọt trớc đây khó
tởng tợng.
Đó là cơ hội có ý nghĩa lịch sử và thời đại đối với cả loài ngời và nhất là
đối với các nớc đi sau. Tuy nhiên, thách thức và nguy cơ nằm ngay trong bản
thân sự vận dụng các công nghệ cao (có những sự vận dụng rất nguy hại) và
trong sự phân phối (rất bất công) những hiểu biết và thành quả công nghệ cao.
Việc vận dụng công nghệ sinh học (tác động vào mật mã di truyền, biến đổi

gen, sinh sản vô tính ) chứa đựng những nguy hại thực tế đã xảy ra và những
hiểm họa tiềm tàng khủng khiếp đối với chất lợng và sự đa dạng của môi trờng
sinh thái, thậm chí đối với sự tồn vong của loài ngời. Việc vận dụng công nghệ
tin học chứa đựng khả năng của một số thế lực có thể thao túng nhiều mặt cuộc
sống con ngời, truyền bá những văn hoá, t tởng xa lạ.
Việc phân phối những hiểu biết và thành quả công nghệ cao trên thế giới,
giữa các nớc và trong từng nớc, hiện rất bất công, có lẽ là sự bất công vào loại
lớn nhất, từ đó sinh ra hoặc làm trầm trọng thêm nhiều loại bất công khác.
Những nớc và những ngời cần công nghệ cao nhất lại không có hoặc chỉ có
quá ít công nghệ cao. Ngời ta nói nhiều đến sự phân cách (hoặc khoảng cách)
số hoá. Cần nói thêm rằng sự phân cách (hoặc khoảng cách) sinh học cũng sâu
rộng và đáng phẫn nộ không kém.
Đứng trớc những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
nớc nào sáng suốt và khéo léo kết hợp đợc các khả năng của các chặng đờng

9
công nghiệp hoá nông nghiệp trong 100 năm qua thì thành công lớn. Trái lại, nếu
ở đầu thế kỷ 21 mà còn kh kh bám lấy cách nghĩ, cách làm của đầu thế kỷ 20,
hoặc vội vã, hồ đồ nhẩy vào công nghệ cao nhất một cách sai lầm, thì lãng phí
công của và thời gian, không tránh khỏi thất bại.
B. Toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Nói vắn tắt, toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực có đặc trng
nổi bật là tự do hoá mạnh thơng mại quốc tế, đầu t quốc tế, các dịch vụ quốc
tế, đợc thúc đẩy bởi cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
tin học và viễn thông.
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế là một quá trình đang biến
chuyển, gồm hai mặt vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia, các tổ chức
kinh tế có mục tiêu và quyền lợi phần nào giống nhau hoặc gần nhau, phần nào
khác nhau, thậm chí đối lập nhau. ở từng thời điểm, trong hai mặt hợp tác và
đấu tranh, mặt nào nổi lên giữ vị trí chủ yếu tuỳ thuộc vào từng quan hệ đối tác,

từng lĩnh vực, từng vấn đề. Nội dung và cách thức toàn cầu hoá và hội nhập kinh
tế trong thế kỷ 21 sẽ đợc định hình do kết quả cuộc đấu tranh của các nớc
đang phát triển và các lực lợng tiến bộ trên thế giới chống lại sự chi phối của
một vài siêu cờng và những thế lực xung quanh họ.
Riêng về nông nghiệp và nông thôn, có lẽ nên nhắc lại câu nói có ý nghĩa
của Tổng giám đốc Tổ chức lao động quốc tế: "Chúng ta cần vạch rõ sự lừa dối
của ý kiến cho rằng tất cả những gì chúng ta có thể làm là thích nghi với toàn
cầu hoá. Điều đó giản đơn là không đúng sự thật. Trong nông nghiệp, hơn bất cứ
đâu, các quốc gia có thể thực sự cần phải can thiệp và quyết định tốc độ cũng
nh chiều hớng của toàn cầu hoá".
Về cơ hội của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đối với nông nghiệp, có
thể nói gọn lại là: một quốc gia, dẫu là nớc đang phát triển có sức cạnh tranh
của sản phẩm nông nghiệp lúc đầu không cao, nếu có chính sách và cách làm
đúng, hoàn toàn có cơ hội tranh thủ đợc nguồn vốn, thiết bị, vật t, công nghệ,
kỹ năng quản lý từ bên ngoài để nâng cao năng suất, chất lợng và hiệu quả
nông nghiệp, phát huy các thế mạnh đã có hoặc tiềm tàng, tạo thêm nhiều công
ăn việc làm, gắn bó công nghiệp với nông nghiệp để tinh chế nông sản, mở rộng
thị trờng xuất khẩu ở khu vực và trên thế giới.
Cố nhiên, đạt đợc thành công trong hội nhập kinh tế không phải dễ dàng
ngay đối với khu vực công nghiệp chế tác, và càng khó khăn hơn đối với nông
nghiệp.
Về thách thức và nguy cơ của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
đối với nông nghiệp, có thể tóm tắt nh sau:

10
1. Tự do hoá nông nghiệp đang là vấn đề tranh cãi lớn trong vòng đàm
phán hiện nay của WTO giữa các cờng quốc với các nớc đang phát triển và
giữa Mỹ với châu Âu.
Mỹ và một số cờng quốc muốn các nớc khác chấm dứt hoặc hạn chế
đến mức thấp nhất trợ cấp cho nông nghiệp, đồng thời nhanh chóng hạ thấp thuế

quan và giảm hẳn hàng rào phi thuế quan đối với nông sản, nhng chính họ lại
không làm nh thế.
Mỹ và nhiều cờng quốc khác nêu ra đòi hỏi cao về tiêu chuẩn lao động
trong nông nghiệp và trong kinh tế nói chung, nh cấm không đợc dùng lao
động trẻ em, bảo đảm phụ nữ đợc hởng thù lao nh nam giới nếu làm việc
ngang nhau, chăm lo bảo hiểm xã hội cho nông dân Những tiêu chuẩn nh vậy
là có lẽ phải, song lẽ phải ấy trong trờng hợp này lại đợc dùng để gây cản trở
cho sự phát triển nông nghiệp của các nớc đang phát triển. Những đòi hỏi về
tiêu chuẩn lao động, cộng với những tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, thực tế khiến
cho nông sản của các nớc đang phát triển khó tiếp cận thị trờng các nớc phát
triển khác, trong khi hàng nông sản chế biến tinh và chất lợng cao của các
nớc phát triển có thể dễ dàng tràn vào các nớc đang phát triển.
Chính vì thế, cuộc đấu tranh của các nớc đang phát triển và các lực
lợng tiến bộ trong các cuộc đàm phán về thơng mại nông sản là rất quan
trọng, và đang diễn ra quyết liệt. Đồng thời, việc phấn đấu của các nớc đang
phát triển để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nớc mình có ý nghĩa quyết
định.
2. Các nớc đang phát triển, ngoài phần phát huy nội lực, cần có thêm
nguồn đầu t từ nớc ngoài để phát triển nông nghiệp.
Nguồn ODA (viện trợ của chính phủ, thờng đợc dịch một cách khó
hiểu theo nghĩa đen của từ tiếng Anh là "viện trợ chính thức"), gồm phần rất
nhỏ là viện trợ không hoàn lại và phần rất lớn là cho vay lãi suất tơng đối thấp
với ân hạn tơng đối dài. Hiện nay, luồng ODA toàn cầu đang trong xu hớng
giảm.
Nguồn đầu t trực tiếp và gián tiếp của các công ty t nhân vào nông
nghiệp thờng không dễ tranh thủ và ít hơn hẳn so với phần hớng vào công
nghiệp chế tác tại các thành thị và khu công nghiệp, vì đầu t vào nông nghiệp
thờng có lãi suất thấp hơn và rủi ro nhiều hơn. Các nớc đang phát triển cần có
chính sách hấp dẫn, môi trờng thuận lợi, cách làm đáng tin cậy để thu hút đợc
FDI vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, khi theo nhịp tiến triển của toàn cầu hoá, đầu t nớc ngoài
vào nông nghiệp ở các nớc đang phát triển tăng lên, thì nhiều nhà nghiên cứu

11
quốc tế đã vạch ra những thách thức và nguy cơ do thơng mại nông sản và có
thể cả sản xuất nông sản bị chi phối bởi một số công ty đa quốc gia, dẫn đến sự
phá sản của nhiều nông trại nhỏ và vừa và của nhiều doanh nghiệp trong nớc,
sự thua thiệt của nhiều hộ gia đình, mất công ăn việc làm của nông dân, mai một
nhiều kiến thức và kỹ năng nông nghiệp rất quý của quốc gia hoặc địa phơng
bản địa (có khi những kiến thức và kỹ năng này bị chiếm đoạt thành sở hữu trí
tuệ của công ty đa quốc gia), làm sâu rộng thêm khoảng cách giàu, nghèo, khai
thác quá mức tài nguyên thiên nhiên Đó là những thách thức và nguy cơ có
thực mà từng quốc gia phải có cách thích hợp để ứng phó có hiệu quả.
C. Vai trò mới của Nhà nớc, của các cộng đồng nông thôn phi chính
phủ và của quần chúng nông dân
Cùng với toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, từ mấy thập kỷ nay,
trên thế giới đã diễn ra sự biến đổi quan trọng trong vai trò của Nhà nớc.
Một số trào lu t tởng đề ra chủ trơng: "tăng thị trờng, bớt Nhà
nớc", hoặc "thị trờng mọi lúc, mọi nơi có thể, Nhà nớc lúc nào, nơi nào cần
thiết".
Qua thực tiễn, ngời ta nhận ra rằng vấn đề không phải là làm sao cho
Nhà nớc càng bé đi càng tốt, mà là làm sao cho Nhà nớc có hiệu lực và hiệu
quả cao, không ôm đồm bất hợp lý về công việc và không cồng kềnh về tổ chức.
Vai trò mới của Nhà nớc đi liền với hai biến chuyển nh sau:
Một là, vai trò và tác dụng ngày càng lớn của các tổ chức phi chính phủ,
và sự cần thiết tổ chức tốt quan hệ hiệp đồng, quan hệ đối tác, giữa Nhà nớc
với các tổ chức phi chính chủ.
Hai là, vai trò và tác dụng ngày càng quan trọng của bản thân quần chúng
nhân dân trong quá trình ra quyết định, thực hiện và kiểm tra thực hiện quyết
định. Đây chính là công việc cực kỳ quan trọng và cực kỳ khó khăn nhằm mở

rộng dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp một cách thực sự chứ không phải
hình thức.
Ba biến chuyển trên đây, tức là vai trò mới của Nhà nớc, vai trò mới của
các tổ chức phi chính phủ và vai trò mới của quần chúng nhân dân, tạo nên
những hệ quả sâu xa, gồm cả cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp.
Thách thức lớn là làm sao xác định đúng và thực hiện tốt từng vai trò
trong sự kết hợp hài hoà chung. Làm đợc nh vậy mới tranh thủ đợc cơ hội,
đạt thành công rực rỡ trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, và phát
triển nông thôn toàn diện.

12
Vai trò của Nhà nớc với nông nghiệp (và nông thôn) thể hiện trên 3
điểm:
1. Nhà nớc đảm nhận một phần quan trọng (nhng không phải tất cả)
công việc xây dựng kết cấu kinh tế hạ tầng cho nông nghiệp và nông thôn.
2. Nhà nớc hớng dẫn (mà không can thiệp vào) hoạt động nông nghiệp
từ cung ứng đầu vào, tiến hành sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Trong
thời gian và mức độ hợp lý, Nhà nớc không chỉ hớng dẫn mà còn trợ cấp và
giúp đỡ hoạt động nông nghiệp bằng những cơ chế và phơng pháp thích hợp.
3. Nhà nớc đảm nhận một phần quan trọng (nhng không phải tất cả)
công việc tổ chức và cung ứng các dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá cho
nông dân.
Mức độ có hiệu quả cao (cha nói đến tối u) của việc xác định và thực
hiện 3 điểm trên đây là tế nhị. Quá ôm đồm, nặng là đến bao cấp, hoặc ngợc lại
quá rút lui, nặng là đến rũ sạch, phó thác cho thị trờng đều đa lại thua thiệt và
thất bại. Đó chính là nguy cơ nằm ngay trong cơ hội.
Nhận thức khá phổ biến hiện nay về vai trò của Nhà nớc là nh sau: Do
kết quả của cải cách kinh tế trong từng nớc cũng nh do yêu cầu tuân thủ các
quy tắc của Tổ chức Thơng mại thế giới, nên việc hình thành hệ thống giá cả
ngày càng dựa vào thị trờng, dẫn tới sự chuyển biến cơ bản vai trò của Nhà

nớc từ một ngời can thiệp tích cực vào thị trờng sang một ngời xây dựng và
gìn giữ các "luật chơi". Mấy thập kỷ trớc đây trong nông nghiệp và nông thôn,
Nhà nớc xây dựng kết cấu hạ tầng, cung ứng các đầu vào, cấp tín dụng, hớng
dẫn, thậm chí chỉ đạo sản xuất, trợ giúp, tiếp thị v.v. Nay vai trò của Nhà nớc
thay đổi hẳn, tập trung vào việc chế định các luật chơi, sửa chữa những khuyết
điểm và thất bại của chính sách Nhà nớc và của thị trờng.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng trong sự phát triển thành công của một số
nớc Châu á, nhất là ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, Nhà nớc đã trực
tiếp đầu t rất lớn, đã ban hành nhiều chính sách và tiến hành nhiều hoạt động
u đãi, trợ giúp nông nghiệp và nông thôn.
Quan trọng không kém gì việc đổi mới và tăng hiệu quả của vai trò Nhà
nớc, là nâng cao tác dụng của các tổ chức phi Chính phủ trong mọi khâu soạn
thảo, quyết định và mọi hoạt động liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông
thôn. Điều đầu tiên là bảo đảm cho những tổ chức đó, từ các hội nông dân, các
hợp tác xã đến các loại hiệp hội khác ở nông thôn, thực sự không phải là những
tổ chức nửa Nhà nớc hoặc gần nh Nhà nớc, mà thực sự là tổ chức của nông
dân.

13
III. Một số vấn đề lớn của nông nghiệp và nông thôn.
A. An ninh lơng thực và cung ứng thực phẩm.
Đây là mối quan tâm số một và đòi hỏi hàng đầu của loài ngời đối với
nông nghiệp và nông thôn.
Đầu thế kỷ 21, nếu lấy sản lợng lơng thực, thực phẩm của thế giới chia
bình quân cho dân số toàn cầu, thì mỗi ngời hàng ngày nhận đợc hơn 3000
ca-lo, tức là một mức dinh dỡng còn hơn cả no đủ. Vậy mà thực tế hiện nay, do
sự phân phối bất công nên gần một tỷ ngời thiếu ăn, hàng trăm triệu ngời bị
đói, hầu hết ở nông thôn các nớc đang phát triển.
Xét về sản xuất để bảo đảm an ninh lơng thực, có thể dễ nhận thấy rằng:
Trong nửa cuối thế kỷ 20, nói chung hàng năm sản lợng nông nghiệp của thế

giới tăng nhanh hơn mức tăng của dân số thế giới. Sang thế kỷ 21, với việc các
quốc gia tăng cờng thực hiện chính sách dân số, chắc rằng mức tăng hàng năm
của dân số thế giới sẽ tiếp tục giảm, trong khi đó nhờ các công nghệ cao, mức
tăng trởng hàng năm của sản lợng nông nghiệp chẳng những đợc giữ vững,
mà còn đợc nâng cao.
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng trong nền nông nghiệp
thế giới đã bắt đầu diễn ra một cuộc cách mạng xanh mới, đợc gọi là "cuộc
cách mạng xanh kép", với ba cách hiểu:
- Cách hiểu thứ nhất: đây là cuộc cách mạng xanh về giống cây trồng và
cuộc cách mạng xanh về nớc cho nông nghiệp (cấp nớc và tiêu nớc kịp thời,
đầy đủ, đúng cách), khắc phục mối lo lớn của loài ngời trong thế kỷ 21 là thiếu
nớc, đặc biệt là thiếu nớc cho nông nghiệp, mà những nớc đã và sẽ thiếu
nớc nhất lại là những nớc nghèo đói nhất.
- Cách hiểu thứ hai: đây là cuộc cách mạng xanh về kinh tế và cuộc cách
mạng xanh về xã hội (với nội dung công bằng xã hội, tiến bộ xã hội trong phân
phối sản phẩm nông nghiệp và tổ chức đời sống ở nông thôn).
- Cách hiểu thứ ba: đây là cuộc cách mạng xanh về kỹ thuật và cuộc cách
mạng xanh về môi trờng.
Có lẽ nên kết hợp cả ba cách hiểu trên đây, và nh vậy cuộc cách mạng
xanh mới không chỉ có hai chiều cạnh, mà có đến nhiều chiều cạnh. Dẫu sao, về
mặt sản xuất, loài ngời trong thế kỷ 21 bảo đảm đợc an ninh lơng thực, kể cả
khi dân số thế giới lên tới 12 đến 14 tỷ ngời vào nửa cuối thế kỷ 21.
Phân phối sản lợng lơng thực, thực phẩm mới là vấn đề lớn và nan giải.
Không thể có ảo tởng dựa vào tình đoàn kết quốc tế, lòng nhân đạo, hoặc sự

14
hảo tâm của con ngời để thờng xuyên cứ mỗi mùa vụ lại viện trợ lơng thực,
thực phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Cách duy nhất là các nớc đang thiếu thốn phải phấn đấu vơn lên, và các
nớc phát triển phải giúp đỡ các nớc thiếu thốn tự bảo đảm an ninh lơng thực

của mình, một phần bằng tăng sản lợng lơng thực, một phần nữa bằng xuất
khẩu sản phẩm mà mình có thế mạnh để thu ngoại tệ mua lơng thực. Đồng
thời, các nớc đang phát triển và các lực lợng tiến bộ cần đấu tranh chống mọi
sự bất công trong thơng mại (mua, bán) lơng thực.
Trong phạm vi từng quốc gia, có trờng hợp tính chung cả nớc thì an
ninh lơng thực đợc bảo đảm, nhng do sự phân phối không đều, một số vùng
và một bộ phần dân c thờng bị thiếu hoặc bị đe doạ thiếu lơng thực. Nh
vậy, an ninh lơng thực cho mọi ngời chỉ có thể đợc bảo đảm nhờ thành công
của công cuộc xoá đói giảm nghèo.
B. Phát triển nông nghiệp bền vững.
Đây là một nhiệm vụ rất trọng yếu trong toàn bộ công cuộc công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, tiến lên nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, có lẽ chuẩn
xác hơn là nền kinh tế của trí tuệ sáng tạo và xã hội của con ngời đợc giải
phóng và phát triển tự do. Nhiệm vụ đó đặt ra cho mọi quốc gia, mọi dân tộc,
song đặc biệt cấp thiết, nặng nề và khó khăn với các nớc đang phát triển.
ở phần trên đã phân tích về những đặc trng và những nhân tố của nền
nông nghiệp bền vững. Phần này chỉ nêu cụ thể hơn về một số việc quan trọng
cần thực hiện. Đó là:
1. Bảo đảm an ninh lơng thực, phát triển các loại nông sản thế mạnh,
giải quyết thông suốt và thoả đáng vấn đề tiêu thụ nông sản trên thị trờng trong
nớc và thị trờng quốc tế, bằng cách vận dụng những hình thức tổ chức và quản
lý tiên tiến, những loại công nghệ cao thích hợp, những chính sách đúng đắn của
Nhà nớc, sự chủ động, sáng tạo của quần chúng nông dân và sự hội nhập kinh
tế quốc tế có hiệu quả.
2. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
ở tất cả mọi nớc, đó là con đờng có tính quy luật để hiện đại hoá cơ
cấu nông nghiệp, và rộng hơn nữa, hiện đại hoá cơ cấu kinh tế và xã hội nông
thôn, nâng cao chất lợng, giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, phát huy
ngành, nghề truyền thống của từng dân tộc, mở mang dịch vụ đa dạng có hiệu
quả cao, giảm bớt lao động nông nghiệp mà vẫn thu xếp đợc công ăn việc làm

và tăng thu nhập cho dân c nông thôn, phát triển hài hoà công nghiệp và nông
nghiệp, không tạo nên những luồng đông đảo dân nông thôn ồ ạt chạy ra thành

15
thị, không đô thị hoá tập trung vào một số ít thành phố lớn (là kiểu đô thị hoá
dẫn đến nhiều nguy haị nhất).
Công nghiệp và dịch vụ nông thôn là loại công nghiệp và dịch vụ xuất
phát từ nông thôn, luôn luôn gắn bó hữu cơ với nông thôn, dùng nguồn lực của
nông thôn, đáp ứng nhu cầu của nông thôn và nhu cầu cả nớc, kể cả nhu cầu
xuất khẩu, coi trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết hợp công nghệ truyền thống
với công nghệ cao, kinh nghiệm thực tiễn bản địa với kiến thức và kỹ năng hiện
đại của thế giới.
Xem nhẹ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, chỉ chăm chú phát triển công
nghiệp và dịch vụ ở thành thị và các khu kinh tế, khu công nghiệp là một sai lầm
tai hại mà một số nớc đã mắc vào, và đã phải trả giá.
C. Phát triển dân chủ trong nông nghiệp và nông thôn.
Đây là vấn đề quyết định của những vấn đề quyết định. Cuộc đấu tranh bi
tráng của loài ngời để phát triển nền dân chủ nói chung cũng nh nền dân chủ
trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng đã diễn ra mấy nghìn năm nay, mà
cha thời nào, cha ở đâu đạt đợc kết quả thật sự mỹ mãn, đáng hài lòng.
Từ khoảng giữa thế kỷ 20 và nhất là từ vài chục năm gần đây cho đến
nay, khi nói về nền dân chủ trong nông nghiệp và nông thôn, những việc sau đây
thờng đợc nhắc đi nhắc lại nhiều:
1. Mở mang giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo ngời lao động nông
nghiệp, thực hiện xã hội học tập ở nông thôn.
2. Phát triển dân chủ (bao gồm cả dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp),
dành trọng lợng lớn cho vai trò của quần chúng nông dân trong việc ra các
quyết định và thực hiện quyết định.
3. Phi tập trung hoá (phân cấp) thẩm quyền và hoạt động của Nhà nớc,
mở rộng quyền hạn, trách nhiệm và phơng tiện cho chính quyền cơ sở ở nông

thôn trong phạm vi và mức độ đích đáng (không dồn mọi việc cho cơ sở, không
biến cơ quan dân cử ở cơ sở thành Nghị viện cơ sở và cơ quan hành chính ở cơ
sở thành Chính phủ cơ sở).
4. Cung cấp rộng rãi và dễ dàng các loại thông tin cho quần chúng, thực
hiện sự minh bạch, công khai trong mọi hoạt động ở nông thôn, trớc nhất là
các hoạt động của chính quyền.
5. Thực hiện trách nhiệm giải trình, báo cáo của chính quyền cơ sở trớc
nhân dân một cách định kỳ, và cả bất thờng khi cần thiết, tạo điều kiện thật sự
thực hiện sự kiểm tra, phê bình, phán xét của nhân dân đối với các hoạt động và
các cán bộ của chính quyền cơ sở.

16
6. Thiết lập quan hệ đối tác có hiệu quả giữa chính quyền cơ sở với các tổ
chức phi chính phủ của nông dân ("quan hệ đối tác" là dịch từ nguyên văn tiếng
Anh "partnership". Có nhà nghiên cứu đề nghị dịch cho rõ nghĩa là "quan hệ
tham tác" - cùng nhau tham gia tác động - hoặc giản dị hơn, "quan hệ cộng
tác").
7. Tổ chức đời sống xã hội nông thôn lành mạnh, tốt đẹp, con ngời gắn
kết thân ái với nhau, bản sắc văn hoá bản địa đợc phát huy, kết hợp hài hoà với
những thành tựu của văn hoá, văn minh hiện đại.
IV. Phát triển nông nghiệp và nông thôn ở nớc ta trong thập kỷ
đầu thế kỷ 21.
Trong Báo cáo chính trị đã đợc Đại hội lần thứ IX của Đảng ra nghị quyết
thông qua, có một đoạn tuy ngắn gọn song rõ ràng về chủ trơng phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Đoạn đó nh sau:
"Tăng cờng sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát
triển và đa nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp lên một trình độ mới bằng
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh
thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới

cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu đợc trên đơn vị diện tích; giải quyết
tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đầu t nhiều hơn cho phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các
ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông
nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất
lợng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân c ở nông thôn".
Qua đoạn vừa trích, có thể thấy hầu hết những điều đã đợc nêu lên trong
những mục trên.
ở đây, chỉ xin nhấn mạnh hai điểm:
1. Đảng ta và Nhà nớc ta chủ trơng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn. Cả nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nông nghiệp là
phát triển một bộ phận rất quan trọng của kinh tế nông thôn, chứ không phải tất
cả kinh tế nông thôn. Còn phát triển nông thôn thì bao quát rộng lớn hơn nhiều,
chẳng những về kinh tế, mà cả về chính trị, văn hoá, xã hội, con ngời.
Phát triển nông nghiệp tạo ra một cơ sở và tiền đề thiết yếu để phát triển
nông thôn; mặt khác phát triển nông thôn có tác động quyết định đến phát triển

17
nông nghiệp. Nếu nông thôn kém phát triển thì không thể có nông nghiệp phát
triển.
Do cách t duy và hành động quá thiên lệch về kinh tế, hoặc do quan
niệm hẹp hòi về một sự phân công chức năng, mà quá chăm chú vào phát triển
nông nghiệp, coi nhẹ phát triển nông thôn, thì ngay chỉ riêng về nông nghiệp
cũng không thể có thành công bền vững.
2. Trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, để xác định chủ
trơng, chính sách và thực sự tiến hành mọi công việc, nói một cách giản đơn,
nguồn căn cứ của chúng ta gồm có hai phần:
Một là, những kiến thức và kinh nghiệm do ông cha ta để lại qua mấy
nghìn năm lịch sử của đất nớc, và những hiểu biết tích luỹ đợc thêm từ khi

chúng ta có chế độ xã hội mới. Đây là một kho tàng vô giá và cực kỳ phong phú
mà chúng ta cha làm chủ, cha kiểm kê và tổng hợp đợc đầy đủ, cha vận
dụng và phát huy đạt kết quả nh mong muốn.
Hai là, những kiến thức và kinh nghiệm của loài ngời, đặc biệt là trong
thời đại ngày nay, và trớc hết là của những nớc có điều kiện gần với điều kiện
của nớc ta. Đây cũng là một kho tàng vô giá và cực kỳ phong phú nhng chúng
ta cha tìm hiểu đợc nhiều, cha tiếp thu và áp dụng đến mức trở thành nguồn
tri thức của chính chúng ta.
Phân tích nh trên là đơn giản và thô thiển, khiến cho cả hai nguồn kiến
thức và kinh nghiệm trong nớc và ngoài nớc có vẻ tách rời nhau. Đúng ra,
chúng ta phải kết hợp đợc nhuần nhuyễn cả hai nguồn đó, trong kết hợp có
sàng lọc và nâng cao, để chỉ còn một nguồn duy nhất giúp chúng ta thành công
trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và nông thôn toàn diện.

18
Phần II
Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp
và nông thôn trên thế giới


Chơng I
Những bớc phát triển khoa học, công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp thế giới

Nông nghiệp là ngành sản xuất kinh tế ra đời sớm nhất trong lịch sử loài
ngời. Quá trình phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
đợc chia ra thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn thứ nhất hay còn đợc gọi là
nền văn minh nông nghiệp kéo dài từ một vạn năm trớc Công nguyên (TCN)
đến thế kỉ XVIII sau Công nguyên (SCN).
Giai đoạn thứ nhất có thể đợc chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên gắn

liền với thời gian con ngời bắt đầu chuyển từ cuộc sống hoang dã sang trồng
trọt và thuần hoá thú hoang, từ một vạn đến 7 ngàn năm TCN. Trong thời kỳ thứ
2, từ 7 ngàn năm TCN đến thế kỷ XVIII SCN, sản xuất nông nghiệp ngày càng
phát triển, con ngời sáng tạo ra các công cụ sản xuất tiện lợi hơn, cho năng
suất cao hơn nh cầy, cuốc, liềm làm bằng đồng, bằng sắt. Sức kéo gia súc, máy
sử dụng sức nớc và sức gió dần thay thế cho lao động bằng tay của con ngời.
Đặc trng cơ bản của kỹ thuật sản xuất giai đoạn thứ nhất là phụ thuộc nhiều
vào sức cơ bắp của ngời, gia súc, và năng lợng tự nhiên nh gió và nớc. Do
đó, sức sản xuất của con ngời cha vợt qua giới hạn tự cung, tự cấp. Trong
những thế kỷ cuối của thời kỳ này, nhiều thành tựu khoa học quan trọng thuộc
nhiều lĩnh vực ở phơng tây đã đợc phát minh và tạo tiền đề cho cuộc cách
mạng nông nghiệp lần thứ 2.
Giai đoạn thứ hai là thời kỳ sản xuất nông nghiệp gắn liền với quá trình
cơ khí hoá nông nghiệp, từ đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX. Quá trình này
tiếp thu những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ
XVIII ở Anh. Rất nhiều phát minh công nghiệp đợc đa vào sản xuất nông
nghiệp nh máy gieo hạt, máy gặt, máy cầy v.v Các máy móc này ban đầu
chạy bằng động cơ hơi nớc và đến cuối thế kỉ XIX, thay thế bằng các động cơ
chạy bằng dầu diesel, điện. Cuộc cách mạng kỹ thuật này nâng cao hiệu quả sản
xuất và giúp con ngời mở rộng diện tích canh tác, chinh phục thiên nhiên, vợt
qua giới hạn của nền văn minh nông nghiệp với các công cụ sản xuất thô sơ.
Quá trình cơ giới hoá nông nghiệp đem lại năng suất lao động cao, cho phép con

19
ngời mở rộng qui mô sản xuất nhng vẫn cha nâng cao năng suất đất nông
nghiệp. Thực tế này đã dẫn đến sự ra đời quan điểm của nhà kinh tế học ngời
Anh Thomas Malthus: sớm muộn sản lợng nông nghiệp sẽ ngừng tăng trởng
vì trong thời gian dài, tài nguyên đất đai là giới hạn so với dân số liên tục tăng
trởng không ngừng.
Giai đoạn thứ 3 kéo dài từ giữa cho đến cuối thế kỉ XX. Sản xuất nông

nghiệp trong giai đoạn này tăng trởng mạnh dựa trên các tiến bộ mới của di
truyền học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Việc tìm ra các qui luật
di truyền cho phép lai tạo vật nuôi, cây trồng có năng suất cao cha từng thấy
trong lịch sử. Mức tăng sản lợng lơng thực vợt xa tốc độ tăng dân số và mở
ra cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ 3. Từ thập niên 70 thế kỉ XX, công nghệ
sinh học phát triển cho phép con ngời đi vào tìm hiểu cấu trúc gen của cây
trồng và vật nuôi, mở ra khả năng biến đổi gen để nâng cao năng suất, khả năng
kháng bệnh của cây trồng và vật nuôi. Gần nh đồng thời với sự phát triển của
công nghệ sinh học, việc áp dụng công nghệ thông tin nh máy vi tính, các dây
truyền sản xuất tự động .v.v đã nâng cao năng lực suy nghĩ của con ngời,
tăng khả năng quản lý sản xuất lên nhiều lần, cho phép rút ngắn thời gian từ
nghiên cứu đến triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
1
Do
những thành tựu to lớn tiềm ẩn mà công nghệ sinh học và công nghệ thông tin
có thể đem lại trong tơng lai, nhiều ngời đã gọi những năm cuối thế kỉ XX là
bớc khởi đầu của cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ lần thứ 4. Sau đây là các
bớc phát triển cụ thể của khoa học công nghệ nông nghiệp trong lịch sử loài
ngời.
I. Nền văn minh nông nghiệp: từ 10000 năm TCN đến thế kỉ XVIII
SCN
Các nhà khảo cổ học đã dày công nghiên cứu xem nhân loại bắt đầu
chuyển từ cuộc sống hoang dã sang nền văn minh nông nghiệp - trồng trọt và
thuần hoá thú rừng từ khi nào và ở đâu. Trớc khi có những nghiên cứu chính
thống, giả thuyết đợc chấp nhận rộng rãi là nền văn minh nông nghiệp đợc
hình thành đầu tiên ở Trung Đông, khoảng 7 ngàn năm TCN. Tuy nhiên, các
nghiên cứu hiện đại, thông qua các cổ vật và di tích lịch sử tìm thấy, đã bác bỏ
giả thuyết này. Họ đa ra kết luận nền văn minh nông nghiệp đã phát triển sớm
hơn rất nhiều, từ 1vạn đến 7 ngàn năm TCN và phát triển độc lập ở nhiều khu
vực khác nhau trên thế giới.



1
Quang Huy, 1999, trang 1941.

20
Trong thời kỳ đồ đá, con ngời sinh sống thành từng bầy trong các hang
động. Công việc tìm kiếm lơng thực thực phẩm là hoạt động rất quan trọng của
nhân loại trong thời kỳ này. Đàn ông thờng lo việc săn bắn, phụ nữ chuyên
chọn lựa những loại thực vật gần nơi ở có thể chế biến thành lơng thực. Con
ngời thời kỳ này chủ yếu sử dụng đá làm công cụ sản xuất và săn bắn. Cùng
với thời gian, dân số ngày một tăng, các công cụ sản xuất cũ không đáp ứng
đợc nhu cầu của con ngời. Trong khoảng thời gian từ 1 vạn đến 7 ngàn năm
TCN, con ngời đã biết chọn lựa những hạt giống tốt và những vùng đất tốt để
trồng ngũ cốc. Họ cũng dần biết cách thuần hoá thú rừng. Nền văn minh nông
nghiệp thứ nhất bắt đầu phát triển từ đó.
Theo các bằng chứng khảo cổ học, con ngời chuyển từ săn bắn, hái lợm
sang trồng trọt và thuần hoá thú rừng theo thời gian khác nhau tuỳ theo vùng. ở
Trung Đông, Palestin, các nhà khảo cổ học tìm thấy các loại liềm dùng để gặt
lúa đợc làm từ 7 ngàn năm TCN. Tại Shanidar, Iraq, họ cũng tìm thấy những
dấu vết cừu đợc nuôi thành từng bầy vào thời gian 7 ngàn năm TCN, chúng có
hình dáng và sinh lý gần giống với cừu hoang. ở Châu á, Thái Lan, hạt dẻ đã
đợc trồng khoảng 9 ngàn năm TCN. ở Châu Mỹ, Mexico, bí ngô và bầu đợc
trồng ở vùng Đông Bắc khoảng 7 ngàn năm TCN. ở Châu Phi, hoạt động trồng
trọt bắt đầu sớm hơn, từ 1vạn năm TCN tại thung lũng sông Nile, và dọc theo
thung lũng sông Jordan.
Cùng với số lợng vật nuôi và diện tích canh tác ngày càng nhiều, con
ngời hình thành nhu cầu sống thành từng cụm làng xã để hỗ trợ nhau trong sản
xuất, chống đỡ thiên tai và thú rừng tấn công. Những ngời sống trong các làng
xã không phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nh cha ông họ trong thời kỳ đồ

đá. Trong thời gian từ thế kỉ 7 TCN đến những năm trớc và sau công lịch, cơ
cấu làng xã nông nghiệp phát triển mạnh, trồng trọt và vật nuôi ngày càng đa
dạng, phong phú hơn. Nhiều loại cây trồng và vật nuôi vẫn tồn tại cho đến ngày
nay. ở Trung Đông, loài lợn đợc thuần hoá rất sớm, từ khoảng 6750 năm TCN.
Loài bò vào khoảng 6000 năm TCN. ở Châu Âu, lúa mì, lúa mạch đã đợc
trồng từ 7500 năm TCN. Bò rừng đợc thuần hoá vào khoảng 6000 năm TCN,
và lợn cũng đợc thuần hoá trong cùng thời gian này. ở Châu Mỹ, sự phát triển
các làng xã nông nghiệp chậm hơn, khoảng 3500 năm TCN. Lúc đó, ngô, đậu,
hồ tiêu bắt đầu đợc trồng rộng rãi. ở Châu á, Trung Quốc, kê đợc trồng vào
khoảng 5 thiên kỉ TCN, gạo là 4 thiên kỉ TCN. Lúa mì xuất hiện trớc năm 1300
TCN. Lúa mạch đợc trồng sau năm 1300 TCN và đậu tơng đợc trồng vào
năm 1100 TCN.

21
Trong thời kỳ từ cuối thiên kỉ thứ IV TCN đến những thế kỉ trớc và sau
công nguyên, ở Châu á và ở Đông bắc Châu Phi, các làng xã nông nghiệp đã
phát triển thành 4 trung tâm văn minh lớn, Ai Cập, Lỡng Hà, ấn Độ và Trung
Quốc. Có một điểm chung nổi bật là cả 4 trung tâm văn minh này đều nằm ở
vùng châu thổ của những con sông lớn. Đó là châu thổ sông Nile ở Ai Cập,
sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây á, sông ấn và sông Hằng ở ấn Độ, sông
Hoàng Hà và Trờng Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những con
sông lớn này nên đất đai ở những châu thổ này thờng rất mầu mỡ, nguồn nớc
ngọt thuận tiện, giao thông trên sông dễ dàng, địa hình bằng phẳng. Nông
nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ.
2

Trong các nền văn minh này, ngời ta đều tìm thấy bằng chứng về sự phát
triển của các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, thung lũng sông Nile ở Ai
Cập là một trong những nền văn minh hình thành sớm nhất của nhân loại từ
5000 năm TCN. Từ những hình vẽ trên các ngôi mộ và các đồ tạo tác khác,

ngời ta thấy các loài động vật nh hơu nai, linh dơng, linh cẩu, cừu, đã đợc
thuần hoá và nuôi giữ. Vào thiên kỉ I TCN, ngời cổ đại đã biết đắp kênh, đào
hồ điều tiết nớc ở sông Nile phục vụ tới tiêu; Cây trồng đợc thu hoạch bằng
liềm cải tiến từ các dụng cụ có cán cong; Thóc lúa đợc dự trữ trong những hầm
trữ lớn.
Bên cạnh những nền văn minh lớn, các nhà nghiên cứu và khảo cổ học
cũng tìm thấy dấu vết của những nền văn minh nhỏ hơn. Ví dụ nh trên địa bàn
Châu thổ sông Hồng Việt Nam ngày nay, từ thời Âu Lạc, vào thế kỷ thứ 3 TCN,
đã hình thành nền văn hóa Đông Sơn. Trong đó kỹ thuật nông nghiệp đã có
những bớc tiến đáng kể. Các công cụ bằng đồng nh cày, liềm, hái rìu, các
công cụ bằng sắt nh mai cuốc và sức kéo trâu bò đã đợc sử dụng rộng rãi.
Ngời Việt cổ trồng lúa, khoai, đậu, cây ăn quả, trồng rau, nuôi trâu bò, lợn,
chó, và làm đờng, dệt lụa.
Muộn hơn một chút, ở phơng Tây đã xuất hiện nền văn minh Hy Lạp và
La Mã cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên kỉ thứ III TCN.
Đến thế kỉ thứ VI TCN, nền văn minh La Mã bắt đầu hình thành. Do những đặc
điểm tơng đồng giữa hai nền văn minh này nên ngời ta gọi chung là nền văn
minh Hy - La. Văn minh Hy-La rất phát triển và là cơ sở của văn minh phơng
Tây thời kỳ trung đại từ thế kỉ VI SCN cho đến thế kỉ thứ XIII SCN.
3
Trong nền
văn minh này, các công cụ sản xuất không ngừng hoàn thiện nh rìu, cầy cuốc
làm bằng sắt. Sức kéo của bò, trâu và ngựa đợc sử dụng rộng rãi cả trong sản


2
Vũ Dơng Minh, 1998, trang 9-11.
3
Vũ Dơng Minh, 1998, trang 10.


22
xuất và vận tải. Các máy sử dụng sức gió (cối xay gió) và sức nớc (guồng
nớc) hình thành ở nhiều nơi thay thế cho lao động bằng tay của con ngời. Nhờ
có các công cụ sản xuất tiện lợi hơn, con ngời chinh phục tự nhiên, khai hoang,
lấn biển, mở rộng đất đai canh tác .
Đến cuối thế kỷ XIII SCN, nền văn minh phơng Tây bắt đầu đi xuống.
Chiến tranh và thời tiết là những nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái sản xuất
nông nghiệp. Nạn đói xuất hiện do thời tiết xấu vào năm 1314, 1315 và 1316.
Các trận lụt đã phá huỷ toàn bộ đất canh tác ở Hà Lan. Hàng trăm cuộc chiến
tranh đã xẩy ra trong thời gian này và phá hủy phần lớn những thành quả đã đạt
đợc của nền văn minh phơng Tây. Năm 1347, ngời ta ớc tính gần 1/3 dân
số châu Âu bị chết do thiếu lơng thực và chiến tranh. Kết thúc thời kỳ Trung
Cổ đen tối, trì trệ, nền văn minh phơng tây bớc vào thời kỳ Phục Hng. Ngời
ta phục hồi lại những kiến thức, những phát minh từ thời Cổ đại của ngời Hy
Lạp và La Mã, đồng thời cải tiến, phát triển những phát minh mới. Hàng loạt các
phát minh quan trọng ra đời trong thời kỳ này nh: máy in, la bàn. Năm 1608,
nhà quang học ngời Hà Lan sáng chế ra kính viễn vọng. Năm 1609, Galilê phát
minh ra kính thiên văn, đánh dấu bớc ngoặt lớn trong ngành thiên văn. Năm
1656, Critian Huygen chế tạo ra đồng hồ quả lắc. Năm 1590, hai nhà khoa học
Hà Lan đã chế tạo ra kính hiển vi. Cuối thế kỷ XVIII, James Watt phát minh ra
động cơ hơi nớc và mở ra cuộc cách mạng công nghiệp. Những thành tựu khoa
học kỹ thuật thuộc nhiều lĩnh vực đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng nông
nghiệp lần thứ 2 - cơ khí hoá nông nghiệp diễn ra vào đầu thế kỉ XIX ở Châu
Âu.
II. Cách mạng nông nghiệp lần thứ hai: quá trình cơ khí hoá nông
nghiệp từ đầu thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX
Khác với nền văn minh nông nghiệp thứ nhất - cùng một lúc phát triển ở
nhiều nơi tơng đối độc lập với nhau - cuộc cách mạng nông nghiệp thứ hai bắt
đầu diễn ra ở Châu Âu, đánh dấu việc sử dụng máy móc trong sản xuất. Có
nhiều ý kiến khác nhau về thời gian diễn ra cuộc cách mạng nông nghiệp này.

Một số ý kiến cho rằng cuộc cách mạng này bắt đầu từ thế kỉ XV thậm trí còn
sớm hơn, gắn liền với hoạt động khoanh ruộng đất của giai cấp t sản Anh để
làm đồng cỏ chăn nuôi cừu và sau đó tiếp tục mở rộng sang các nớc Châu Âu
khác cho đến những năm đầu của thế kỉ XIX. ý kiến khác đợc nhiều ngời
chấp nhận hơn cho rằng cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ hai chỉ thực sự bắt
đầu khi máy móc đợc áp dụng rộng rãi vào sản xuất nông nghiệp những năm
đầu thế kỉ XIX (1837), tức là đi sau một chút so với cách mạng công nghiệp vào
cuối thế kỉ XVIII (1769).

23
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ II ở
châu Âu. Nguyên nhân thứ nhất là sự mở rộng của thị trờng nông sản nhờ
những khám phá địa lý diễn ra từ cuối thế kỉ XV nh cuộc hành trình của Vaxco
đơ Gama men theo bờ biển Châu Phi đến điểm cực nam của Châu lục này (mũi
Hy vọng) rồi vợt qua ấn độ dơng, cập bến ấn độ; chuyến vợt Đại Tây
Dơng của Crixtốp Côlông đã phát hiện ra Châu Mỹ, khi đó đợc gọi là Tân Thế
giới hoặc nhầm lẫn với Tây ấn độ; và cuộc thám hiểm của Magenlan đi vòng
quanh thế giới.
4
Các cuộc thám hiểm này mở ra những thị trờng mới rộng lớn
cho nông sản xuất khẩu. Do đó, các phơng tiện sản xuất dựa trên sức ngời,
sức kéo gia súc, sức gió và sức nớc đến thời điểm này không thể đáp ứng đợc
nhu cầu ngày càng lớn của thị trờng. Ví dụ, năng suất lao động thời kỳ này đại
để nh sau: hai ngời đàn ông và tám con bò làm việc cả ngày chỉ có thể làm
xong khoảng 0,4 ha và nếu làm việc liên tục từ sáng sớm tới tối mịt, một ngời
chỉ có thể gieo 4 ha.
Nguyên nhân thứ 2 là công nghiệp dệt ở Anh phát triển đòi hỏi phải thay
thế những loại máy móc chạy bằng sức nớc vì các công xởng đều phải đặt gần
sông và mùa đông nớc đóng băng, các công xởng không hoạt động đợc.
Nguyên nhân thứ 3 là thắng lợi của phong trào cách mạng t sản diễn ra ở Anh

do Ôlivơ Crômoen lãnh đạo giữa thế kỉ XVIII, thiết lập nền thống trị của giai
cấp t sản và tầng lớp quý tộc t sản. Giai cấp thống trị mới làm giàu bằng cách
cớp ruộng đất của nông dân để chăn nuôi cừu trên qui mô hàng hóa lớn cung
cấp lông đủ cho công nghiệp dệt len đang phát triển nhanh. Hậu quả là nhiều
nông dân mất đất phải ra thành phố làm thuê, chủ yếu cho các nhà máy dệt. Do
đó, lao động làm việc ở nông thôn thiếu và sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải
thay thế bằng máy móc.
5

Năm 1769, James Watt, một thực nghiệm viên của trờng đại học ở Luân
Đôn đã sáng chế ra động cơ hơi nớc. Đến năm 1784, động cơ hơi nớc trở
thành động cơ nhiệt vạn năng có thể áp dụng cho mọi loại máy nh máy bơm,
tầu hoả, búa máy, .v.v Sau đó, nhiều nhà phát minh khác đã sáng chế ra các
máy móc khác nhau chạy bằng động cơ hơi nớc và áp dụng vào sản xuất nông
nghiệp. Máy đập lúa chạy bằng động cơ hơi nớc đợc John Wilkinson giới
thiệu năm 1798. Máy gặt chạy bằng động cơ hơi nớc đợc đa vào sử dụng lần
đầu tiên vào năm 1833.
Tuy nhiên, đến năm 1837, sản xuất nông nghiệp ở Châu Âu vẫn chủ yếu sử
dụng sức ngời, sức kéo gia súc cũng nh các loại máy sử dụng sức gió và sức


4
Vũ Dơng Minh, 1998, trang 304.
5
Nguyên Gia Phú, 1998, trang 73.

24
nớc do máy móc vẫn cha hoàn toàn thuyết phục đợc ngời sản xuất. Kể từ
năm 1837, khi giá ngày công lao động trong nông nghiệp lên cao, máy móc mới
thực sự đợc đa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và năm 1837

đợc xem là năm đánh dấu cuộc Cách mạng nông nghiệp lần thứ 2. Năm 1850,
máy cầy chạy bằng động cơ hơi nớc đợc đa vào sử dụng rộng rãi. Năm 1870,
một phần t các hoạt động thu hoạch ở Anh đợc thực hiện bằng máy gặt. Động
cơ hơi nớc vẫn đợc áp dụng mạnh cho đến khi nó đợc thay thế các loại động
cơ u việt hơn chạy bằng dầu diesel, và điện.
Nh vậy, cơ giới hoá nông nghiệp là đặc điểm chính của cách mạng nông
nghiệp lần thứ II. Nhờ áp dụng máy móc, con ngời có thể dễ dàng thực hiện
đợc điều mà nhân loại sinh sống trong thời gian trớc không thể làm đợc là
mở rộng diện tích canh tác. Tuy nhiên, cơ giới hoá nông nghiệp không tạo nên
tăng trởng đột biến về năng suất đất nông nghiệp và diện tích đất canh tác
trong dài hạn bị hạn chế. Trong khi đó tốc độ tăng dân số ở phơng Tây trong
thời kỳ này rất cao, ở Anh năm 1800 là 10%/năm
6
, nhiều ngời đã thấy rằng cơ
giới hoá nông nghiệp không thể làm tăng sản lợng lơng thực đáp ứng đủ cho
nhu cầu tăng lên của con ngời.
7
Đây chính là điểm hạn chế của cuộc cách
mạng này.

III. Cuộc cách mạng nông nghiệp lần thứ 3: sản xuất nông nghiệp dựa trên
di truyền học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin.
Sản xuất nông nghiệp thế giới, sau đại chiến lần thứ II, dựa trên cơ khí hoá
bắt đầu bộc lộ những yếu điểm, không đáp ứng đợc tốc độ tăng dân số quá
nhanh, đặc biệt ở các nớc chậm phát triển. Tháng 9 năm 1999, dân số thế giới
đạt mức 6 tỷ ngời. Trong khi đó vào năm 1930 con số này chỉ là 2 tỷ ngời.
Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng 70 năm, dân số thế giới đã tăng thêm 4 tỷ
ngời, gấp đôi mức dân số đạt đợc từ năm 1930 trở về trớc. Đây là tốc độ tăng
dân số nhanh nhất trong lịch sử. Do đó, tình trạng suy dinh dỡng, đói nghèo rất
phổ biến. Bên cạnh đó, khoảng cách giầu nghèo ngày càng tăng giữa các nớc

phát triển và đang phát triển. Điều này đã đặt ra đòi hỏi phải có một cuộc cách
mạng mới mà cung lơng thực đáp ứng đợc nhu cầu ngày càng tăng của nhân
loại và quá trình phân phối khoa học công nghệ không chỉ trong sản xuất nông
nghiệp mà cả trong các lĩnh vực sản xuất khác phải công bằng giữa các nớc
phát triển và đang phát triển.


6
Vũ Dơng Minh, 1998, trang 319.
7
Hunt, D., 1989, trang 13-14.

25

×