Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

bộ đề và đáp án thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.33 KB, 77 trang )

THI HC SINH GII NM HC 2013-2014
Mụn: Ng vn 8
Thi gian lm bi 150 phỳt ( khụng k thi gian giao )
Cõu 1:( 2 im)
Nờu cm nhn ca em v on th sau:
Nay xa cỏch lũng tụi luụn tng nh
Mu nc xanh, cỏ bc, chic bum vụi,
Thoỏng con thuyn r súng chy ra khi,
Tụi thy nh cỏi mựi nng mn quỏ!
( Quờ hng - T Hanh)
Cõu 2:( 2 im) Cho hai cõu th sau:
Giy bun khụng thm
Mc ng trong nghiờn su.
( ễng - V ỡnh Liờn)
a. Ch ra bin phỏp ngh thut c s dng trong hai cõu th.
b. Nờu tỏc dng ca bin phỏp ngh thut ú.
Cõu 3:( 6 im) Cú ý kin cho rng c mt tỏc phm vn chng, sau mi
trang sỏch, ta c c c ni nim bn khon trn tr ca tỏc gi v s phn
con ngi. Da vo hai vn bn Lóo Hc ( Nam Cao) v Cụ bộ bỏn diờm ( An
- ộc - xen) em hóy lm sỏng t ni nim ú.
Ht
Hớng dẫn chấm: Môn Ngữ Văn 8
Câu 1: ( 2 điểm)
Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Quê hơng Tế Hanh. Nêu
theo các ý sau:
- Nu khụng cú my cõu th ny, cú l ta khụng bit nh th ang xa
quờ. ta thy c mt khung cnh vụ cựng sng ng trc mt chỳng ta, vy
m nú li c vit ra t tõm tng mt cu hc trũ. t ú ta cú th nhn ra
rng quờ hng luụn nm trong tim thc nh th, quờ hng luụn hin hỡnh
trong tng suy ngh, tng dũng cm xỳc. (1 điểm)
- Ni nh quờ hng thit tha bt ra thnh nhng li núi vụ cựng gin


d: Tụi thy nh cỏi mựi nng mn quỏ. Quờ hng l mựi bin mn nng,
quờ hng l con nc xanh, l mu cỏ bc, l cỏnh bum vụi. Mu ca quờ
hng l nhng mu ti sỏng nht, gn gi nht. T Hanh yờu nht nhng
hng v c trng quờ hng y sc quyn r v ngt ngo. Cht th ca T
Hanh bỡnh d nh con ngi ụng, bỡnh d nh nhng ngi dõn quờ ụng, kho
khon v sõu lng. T ú toỏt lờn bc tranh thiờn nhiờn ti sỏng, th mng v
hựng trỏng t i sng lao ng hng ngy ca ngi dõn. (1 điểm)
Câu 2. ( 2 điểm)
a. Bin phỏp ngh thut nhõn hoỏ qua cỏc hỡnh nh Giy - bun;
nghiờn- su. S vt vụ tri vụ giỏc c gỏn cho cỏc trng thỏi cm xỳc ca
con ngi, bit bun, su. (0,5 im)
b. - Bin phỏp ngh thut nhõn hoỏ c s dng hai cõu th cú tỏc dng
nhn mnh ni bun thm, b bng ca ụng . Ni bun ti ca ụng ó lan
sang c nhng vt vụ tri vụ giỏc. (0,5 im)
- T giy c phi ra y m chng c ng n tr thnh b bng, vụ
duyờn. Mu khụng thm lờn c ; nghiờn mc cng vy, khụng h c
chic bỳt lụng chm vo nờn mc ng li bao su ti v tr thnh nghiờn
su . (0,5 im)
- Bin phỏp ngh thut nhõn hoỏ c s dng õy rt c a, khụng th thay
th. Ngụn ng th tht trong sỏng, bỡnh d m vụ cựng hm sỳc, cụ ng; hỡnh
nh th tuy khụng cú gỡ tõn k, c ỏo nhng y gi cm, sỏng to .
(0,5 im)
Câu 3:( 6 điểm)
A.Yêu cầu chung :
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
- Vấn đề cần chứng minh : Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận
con ngời.
- Phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm
( An-đéc-xen)
B.Yêu cầu cụ thể :

I. Mở bài : ( 1 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề : Vai trò, nhiệm vụ của văn chơng : Phản ánh cuộc sống thông
qua cách nhìn,cách cảm của mỗi nhà văn về cuộc đời, con ngời.
- Nêu vấn đề : trích ý kiến
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán
diêm (An-đéc-xen)
II. Thân bài : 1. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận
những ngời nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc: ( 1
điểm)
a. Nhân vật lão Hạc:
- Sống lơng thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhng số phận lại nghèo khổ,
bất hạnh.
+ Sống mòn mỏi, cơ cực : D/C
+ Chết thê thảm, dữ dội, đau đớn : D/C
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con ngời của lão Hạc : "Nếu kiếp chó
là kiếp khổ may ra có sớng hơn kiếp ngời nh kiếp tôi chẳng hạn"
- Triết lí của ông giáo : Cuộc đời cha hẳn theo một nghĩa khác.
b. Nhân vật con trai lão Hạc : Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng
lớp thanh niên nông thôn D/C
2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí
thức nghèo trong xã hội: ( 1 điểm)
- Ông giáo là ngời có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng nhng phải
sống trong cảnh nghèo túng : bán những cuốn sách
3. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo
trong xã hội: ( 1 điểm)
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất : D/C
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thơng, sự quan tâm của gia đình và
xã hội : D/C
4. Đánh giá chung : ( 1 điểm)
- Khắc họa những số phận bi kịch -> giá trị hiện thực sâu sắc

- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con ngời > tinh
thần nhân đạo cao cả.
III. Kết bài : ( 1 điểm)- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ
THI HC SINH GII CP HUYN NM HC 2013-2014
MễN NG VN LP 8
Thi gian :150 phỳt( khụng k thi gian giao )
Cõu 1:( 3 im).
Trỡnh by cm nhn ca em v on th:
"Dõn chi li ln da ngm rỏm nng,
C thõn hỡnh nng th v xa xm.
Chic thuyn im bn mi tr v nm,
Nghe cht mui thm dn trong th v".
( " Quờ hng"- T Hanh)
Cõu 2: ( 7im):
Cú ý kin cho rng: Cỏc tỏc phm vn hc hin thc Vit Nam giai
on 1930-1945 ó miờu t cuc sng nghốo kh, bt hnh ca ngi nụng dõn
ng thi ca ngi nhng phm cht tt p ca h .
Bng hiu bit ca em v 2 vn bn Lóo Hc v Tc nc v b hóy
chng minh nhn xột trờn.
HNG DN CHM HC SINH GII NG VN 8
Cõu 1: ( 3 im)
HS cm nhn sõu sc v p v hỡnh thc v ni dung ca 4 cõu th di dng
mt on hoc mt bi vn ngn.
-Gii thiu tỏc gi, tỏc phm v hon cnh sỏng tỏc bi th, trớch dn 4 cõu th.
(0.5 im)
-Cm nhn v on th:
+ Hai cõu th "Dõn chi li ln da ngm rỏm nng. C thõn hỡnh nng th v
xa xm": Hỡnh nh nhng chng trai sc vúc dn dy súng giú. H l nhng
a con thc s ca i dng "c thõn hỡnh nng th v xa xm". ú l nhng

sinh th c tỏch ra t bin, mang theo v c nhng hng v ca bin xa. Cõu
th tht lóng mn, khoỏng t. Chõn dung ngi dõn chi hin lờn tht tm vúc,
cú hỡnh khi m li rt c trng, ch cú ngi dõn bin mi cú c. (1 im)
+ Hai cõu th: "Chic thuyn im bn mi tr v nm. Nghe cht mui thm
dn trong th v": Ngh thut nhõn hoỏ bin con thuyn thnh mt sinh th
sng .
Cm t "im bn mi" va núi c s ngh ngi th gión ca con thuyn sau
chuyn i vt v tr v, va núi c v yờn lng ni bn .
Con thuyn nh "nghe" thy v mui ca bin khi ang rõm ran chuyn
ng trong c th mỡnh. (1 im)
- õy l nhng cõu th hay trong bi th t cnh on thuyn ỏnh cỏ tr v,
va din t c v p kho khon ca ngi dõn chi, va din t c cuc
sng lao ng ca ngi dõn chi ni quờ hng. Qua ú th hin tỡnh yờu quờ
hng cu tỏc gi. ( 0.5 im)
Câu 2: (7 điểm)
- Về kỹ năng: +Hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
+ Biết cách làm bài nghị luận văn học với bố cục rõ ràng kết cấu hợp lý
,diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, câu từ, ngữ pháp.
- Về nội dung:
Bài làm cần chứng minh đợc nhận định bằng 2 ý lớn:
- Cuộc sống ngèo khổ, bất hạnh của ngời nông dân.
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ
-Phạm vi dẫn chứng: Văn bản Tức nớc vỡ bờ và Lão Hạc . Cụ thể là:
1.Mở bài : ( 1 điểm)
-Ngô Tất Tố và Nam Cao đều là những nhà văn hiện thực xuất sắc.Hầu hết
các tác phẩm của hai nhà văn đều hướng tới thể hiện hình ảnh người nông dân
Việt Nam trước cách mạng tháng 8. “Tức nước vỡ bờ” trích trong tác phẩm
“Tắt đèn” và “Lão Hạc” là những tác phẩm tiêu biểu. Đó là những con người
nghèo khổ bất hạnh nhưng luôn ngời sáng những phẩm chất tốt đẹp.
-Trích dẫn nguyên nhận xét: “ Các nhà văn …… họ”.

2.Thân bài: (5 điểm)
a) Nghèo khổ bất hạnh ( 2.5 đ)
- Họ đều là những người nông dân nghèo khổ bất hạnh bị dồn vào bước
đường cùng . Đến với “Tức nước vỡ bờ”một trích đoạn ngắn trong “Tắt đèn”
ta hiểu được nỗi cơ hàn cực khổ của người nông dân qua nạn sưu thuế .
+Gia đình chị Dậu chỉ là một trong những gia đình nghèo vào hạnh nhất
nhì cùng đinh trong làng. Nghèo vậy nhưng không thể thiếu tiền nộp sưu cho
nhà nước bởi sai nha, lính lệ ngày nào chả đến thúc đòi .
+ Gia đình chị đã phải bán đi những tài sản duy nhất trong nhà, đó là gánh
khoai, ổ chó mới đẻ. Kiệt cùng về tài sản vẫn chưa đủ tiền nộp sưu chị phải đứt
ruột bán đứa con gái đầu lòng chưa đầy bảy tuổi .Người mẹ ấy đau như đứt
từng khúc ruột .
+Anh Dậu đang bị ốm nặng nhưng vẫn bị đánh đập hành hạ… Chị Dậu
cũng bị đánh, bị chửi…
- Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao cũng trải dài những
đau khổ bất hạnh, cũng bị đẩy vào bước đường cùng. Đó là một lão nông
nghèo khổ, vợ mất sớm, gia sản chỉ có một mảnh vườn. Lão ở vậy nuôi con
khôn lớn.
+Lão Hạc còn rơi vào cảnh đói kém. Mất mùa ốm đau do tuổi già nên lão
sống trong lay lắt của cái đói nhiều hôm vớ được gì lão ăn cái nấy như củ
chuối, quả sung, con ốc, con trai. Nhưng rồi ốc, trai, củ chuối, quả sung cũng
hết
+ Lão yêu quí con chó Vàng nhưng vẫn phải bán nó nên rất đau khổ và ân
hận….
+ Lão đã chọn cái chết bởi lão sống sẽ tiêu vào số tiền nhỏ nhoi để dành
cho con
- Số phận của Lão Hạc của chị Dậu cũng là số phận của người nông dân
trước cách mạng tháng Tám. Xã hội thực dân nửa phong kiến đã xô đẩy họ vào
đường cùng không lối thoát.
b) Phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ( 2.5 đ)

Những phẩm chất tốt đẹp đó là sự hi sinh vì người thân, là lòng tự trọng,
yêu chồng thương con.
-Chị Dậu một phụ nữ nông thôn đảm đang thương chồng sức phản kháng
mãnh liệt. Người phụ nữ ấy đã một tay quán xuyến mọi công việc trong gia
đình. Chị chăm sóc anh Dậu chu đáo, thể hiện tình yêu thương chồng tha thiết
+Để bảo vệ chồng chị hạ mình van xin chúng không chỉ một mà đến ba
lần
+ Thương chồng chị bắt đầu vùng dậy bất đầu là sự phản kháng bằng lời
nói, đấu lí, bằng hành động. Sự phản kháng mãnh liệt của chị là rất hợp với
quy luật “có áp bức, có đấu tranh” nhưng sâu thẳm là phát khởi, là tình yêu
thương chồng sâu sắc .
- Lão Hạc yêu con nên đã dành tất cả những gì mình có cho con. Người
cha ấy đã chắt chiu từng chút hoa lợi nhỏ nhoi từ mảnh vườn để dành cho con,
còn mình thì sống trong cái đói lay lắt. Người cha ấy sẵn sàng chết để dành sự
sống cho con .
+Lão Hạc còn giàu lòng tự trọng, nhân hậu, trung tín. Bởi tự trọng lão đã
không nhận sự giúp đỡ của ông giáo, tự trọng nên lão đã gửi món tiền nhỏ dành
dụm nhờ ông giáo và bà con lo hậu sự .
+ Lão còn rất mực trung tín, nhân hậu, ta quên sao tình cảm của lão dành
cho con vàng, một tình cảm chẳng khác nào cha con ông cháu.
3.Kết bài: (1 điểm)
- Khái quát chị Dậu cũng như lão Hạc là hình ảnh điển hình cho người
nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Ở họ hội tụ những phẩm chất
tốt đẹp của người nông dân trong xã hội đương thời làm ta phải trân trọng nể
phục.
- Người nông dân cam chịu số phận của họ mà chưa tìm ra con đường
đấu tranh để tự giải phóng mình.
Năm học: 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn – lớp 8
Thời gian làm bài:150 phút ( Không kể thời gian giao đề)


Câu 1(2 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phầ bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Câu 2: ( 8 điểm)
“Trào lưu hiện thực gồm các nhà văn hướng ngòi bút vào việc phơi bày thực
trạng bất công, thối nát của xã hội và đi sâu phản ánh tình cảnh thống khổ của
các tầng lớp quần chúng bị áp bức bóc lột đương thời. Nói chung,các sang tác
của trào lưu văn học này có tính chân thực cao và thấm đượm tinh thần nhân
đạo.”
( Khái quát về văn học Việt nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám
1945- Văn học lớp 8 tập 1- Nhà xuất bản giáo dục – 1998).
Bằng hiểu biết của mình qua những tác phẩm văn học trong trào lưu văn học
hiện thực, trong chương trình trung học cơ sở, em háy làm sang tỏ nhận định
trên.
Híng dÉn chÊm m«n ng÷ v¨n líp 8 n¨m häc 2013-2014
Câu 1:(2 điểm)
* Hình thức, kĩ năng
- Viết dưới dạng bài văn cảm nhận ngắn, diễn đạt trôi cháy mạch lạc,văn viết có
cảm xúc,lời văn trong sáng, gợi cảm.
* Nội dung cần đạt

- Giới thiệu được cảnh khu rừng được hiện lên gợi nhớ đến dĩ vãng ở đoạn 3
của bài thơ( trích dẫn)
- Đây là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Cả bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi
rừng hùng v, hoành tráng, nổi bật giữa các cảnh là hình ảnh con hổ uy nghi.
- Dáng điệu của nó được khắc họa hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi
thì được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng
tan bên bờ suối;khi thì giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm trời đất
thay đổi sau mưa bão; khi lại như một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu
quanh giấc ngủ; và cuối cùng,nó chính là nó,vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội,
làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ.
- Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ.
+ Mặt trời ở đây không phải là khối cầu lửa vô tri voogiacs mà là một sinh thể.
Trong vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất đượcchúa sơn lâm coi là
đối thủ, đó là mặt trời.
- Nhưng cả đối thủ đáng gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh
bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay gắt nhưng cũng chỉ là một mảnh
- Câu thơ “ Ta đợi chết gay gắt” bàn chân ngạo nghễ của con thú dữ như đã
giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó đã trùm kín cả vũ trụ. Tyaamf vóc của
chúa tẻ rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ
- Câu thơ cuối là một lời than bộc lộ sự nuối tiếc thời quá khứ oanh liệt.
Câu 2 ( 8 điểm)
Yêu cầu chung: Đây là một bài văn nghị luận. Luận điểm chính của bài là:
Văn học hiện thực phê phán đã phơi bày thực trạng bất công thối nát của xã
hội đương thời;
Tình cảnh thống khổ của các tầng lớp bị áp bức bóc lột;
Thấm đượm tinh thần nhân đạo.
Để làm rõ các nội dung trên cần có những nội dung sau:
a/ Nêu hoàn cảnh xã hội những năm đầu thế kỉ xx, sự sa đời của văn học hiện
thực phê phán,trích dẫn được nhận định.
b/ Bất công thối nát của xã hội đương thời và lỗi thống khổ của người dân được

thể hiện ở:
+ Cảnh đối lập giữa quan đi hộ đê với dân phu trong bài “ Sống chết mặc bay.
Phân tích được cảnh chơi của quan phụ mẫu và cảnh khổ cực của dân; đặc biệt
là cảnh đê vỡ, quan ù bài;
+ Cảnh cai lệ và người nhà lí trưởng tới nhà anh dậu đòi sưu: Chúng đe lẹt,
chửi bới, đánh đập người dân một cách tàn nhẫn; trong khi đó người dân ở đây
( chị Dậu) vì nghèo khó phải van xin, phải chịu nghe chửi, chịu bị đánh
đập còn anh Dậu bị ốm vẵn đánh ,trói, bị điệu ra đình
+ Cảnh mẹ bé Hồng đi tha hương cầu thực, bị bà cô ( Đại diện cho cổ tục
đương thời) trì triết còn bé Hồng bị ghẻ lạnh, bị xúc phạm;
+ Lão Hạc chỉ vì cổ tục cưới xin không đủ tiền cưới vợ cho con mà gia đình tan
nát, con vì phẫn chí đi đồn điền cao su, để bố ở nhà ỗm không có người chăm
sóc và cuối cùng phải chọn cái chết đau thương
c/ Thấm đượm tinh thần nhân đạo:
* Ngoài tố cáo sự bất công thối nát và nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân
dân, các tác giả còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của những người dân
+ Họ là những người giàu tình thương ( Chị Dậu thương chồng, lão hạc thương
con, bé Hồng thương mẹ )
+ Họ là những người chịu khó: ( Chống thiên nhiên trong “ Sống chết mặc bay”
, lão Hạc ốm dậy vẫn bòn vườn để tự kiếm sống )
+ Họ là những người giàu lòng tự trọng
* Các tác giả đã thể hiện tấm lòng thương yêu , trân trọng đối với những người
dân
Những trang viết về người dân đã thể hiện sự sót xa trước khổ cực của họ, trân
trọng tình cảm vợ chồng, cha con, mẹ con của họ
* Các tác giả đồng cảm với họ
d/ Tóm tắt và khái quát lại vẫn đề. Khắng định lại vấn đề vừa nêu ra là đúng:
Nêu tác dụng của dòng văn học hiện thực phê phán với cuộc sống hôm nay/
Cách cho điểm
Phần a: Cho 1 điểm

Phần b cho 3.75
Phần c: cho 2,75
Phần d: cho 0.5 điểm
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ văn – lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Câu 2 : (1 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Trên quê hương quan họ
Một làn nắng cũng mang điệu dân ca”
(Phó Đức Phương)
Câu 3: (6 điểm)
Giá trị nhân đạo trong một số tác phẩm: Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng,
Trong lòng mẹ (Trích trong Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.)
Đáp án
Câu 1
- Hình ảnh ông đồ được miêu tả trong thế đối lập. Trước đó là mầu sắc rực rỡ,
âm thanh tươi vui, tấp lập. Giờ đây là ảm đạm, vắng vẻ, thê lương.
- Nghệ thuật nhân hóa diễn tả thấm thía nỗi buồn. Nỗi buồn thấm vào các vật
vô tri.
- Những câu thơ diễn tả vẻ quạnh hưu cùng nỗi buồn tê tái từ ngoại cảnh đến

lòng người. Ông đồ vẫn ngồi đấy giữa sự vắng lặng bị quên lãng giữa dòng đời.
Câu 2
- Biện pháp tu từ nói quá làm cho sắc nắng có hồn giầu chất trữ tình.
Câu 3
Giá trị nhân đạo trong mỗi tác phẩm văn chương thường được thể hiện ở bốn
khía cạnh sau:
- Đồng cảm với những kiếp đời khổ hạnh.
- Phê phán cái xấu.
- Ca ngợi cái đẹp.
- Vẽ lên ước mơ tươi sáng.
Điều đó được thể hiện rõ trong Cô bé bán diêm, Trong lòng mẹ, Chiếc lá cuối
cùng như sau:
- Các tác giả đồng cảm với những kiếp đời bất hạnh, khổ đau như bé
Hồng, Cô bé bán diêm, Giôn – xi.
- Phê phán xã hội đương thời, phê phán người cha của Cô bé bán diêm, bà
cô của bé Hồng, những cổ tục nặng nề đối với những người phụ nữ…
- Ca ngợi tình cảm đẹp đẽ của những người cùng cảnh như cụ Be man,
Xiu, ca ngợi tình mẹ con của mẹ con bé Hồng…
- Vẽ lên ước mơveef một xã hội không còn những cổ tục, một xã hội công
bằng đẹp đẽ…
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN LƯƠNG TÀI
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 8
NĂM HỌC 2013-2014
M«n: NGỮ VĂN
Thêi gian lµm bµi: 150 phót
(Kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu 1(1 điểm):
Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể thấy rõ Bác Hồ
cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã

từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà
em đã được học. Em hãy cho biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng,
tuyền là suối) ở Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Câu 2: (1 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Quê hương - Tế Hanh)
Câu 3: ( 2 điểm).
a) Em hiểu gì về phẩm chất người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam
qua các văn bản: Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ
b) Viết một đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về phong thái ung
dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ (trong văn bản “Ngắm trăng” – Hồ Chí
Minh) có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân câu cảm thán đó.
Câu 4 (6 điểm):
Nhận xét về hai bài thơ “ Nhớ rừng”( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” (
Tố Hữu), có ý kiến cho rằng :
“ Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do
cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho
tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
…………………………………….Hết……………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỔI MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1: 1 (điểm).
Học sinh giải thích được:
- Điểm giống nhau: thú lâm tuyền là niềm vui trở về với rừng với suối,
sống giao hòa với thiên nhiên. Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên
sâu sắc của hai nhà thơ.
- Điểm khác biệt:
+ Nguyễn Trãi là vị danh nho, ưu thời, mẫn thế, do chán ngán nơi quan

trường nên cáo quan về ở ẩn, hưởng cuộc sống thư nhàn gắn bó với thiên
nhiên…
+ Hồ Chí minh, là người chiến sỹ cách mạng, sống gắn bó với rừng với suối
để làm cách mạng,…
Câu 2 ( 1 diểm)
a. Về hình thức : ( 0,25 diểm) Học sinh viết thành bài văn cảm thụ có bố
cục 3 phần : mở – thân – kết rõ ràng ; diễn đạt, trình bày rõ ràng , lưu
loát.
b. Về nội dung : ( 0,75 điểm) Cần chỉ rõ
* Biện pháp nghệ thuật :
- Nhân hoá : con thuyền
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe…
* Tác dụng : Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật
lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang
nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi , say sưa, còn “ cảm thấy” con
thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của
nó.Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như
người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi
của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu không
có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng
chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy
Câu 3 ( 2 diểm)
a. (0,5 điểm)
Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong
lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của
người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với
chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không
chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng,
đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.
b. (1,5 điểm)

- Bài thơ Ngắm trăng được Bác viết trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù,
mọi thứ đều thiếu thốn, bị đọa đầy cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy không làm Bác vướng bận, tâm hồn vẫn tự do,
ung dung, thèm được tận hưởng ánh trăng. Với tư thế “thân thể ở trong lao,
tinh thần ở ngoài lao”, người chiến sĩ cách mạng đã thả tâm hồn vượt ra ngoài
cửa sắt nhà tù để ngắm trăng sáng, để giao hòa với trăng.
- Đó là một cuộc vượt ngục về tinh thần, cho thấy sức mạnh kì diệu của người
chiến sĩ cách mạng. Vượt trên xiềng xích, đói rét của chế độ nhà tù, người
chiến sĩ cách mạng vẫn để tâm hồn mình bay bổng tìm đến với vầng trăng tri
âm.
- Bài thơ Ngắm trăng cho ta thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ
cách mạng vĩ đại, một biểu hiện của tinh thần thép, là sự tự do nội tại, phong
thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
- Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và gạch chân.
Câu 4 ( 6 điểm)
A.Yêu cầu chung :
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
- Vấn đề cần chứng minh : Sự giống và khác nhau về niềm khao khát tự do
trong “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) và “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ).
- Phạm vi dẫn chứng : Hai bài thơ “Nhớ rừng” , “ Khi con tu hú”
-
B. Yêu cầu cụ thể : Cần đảm bảo những ý sau
I. Mở bài : ( 0,75 điểm)
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8 : Dân tộc ta chìm
trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non
sông đất nước đều khao khát tự do.
- Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên
điều đó.
- Trích ý kiến…
II. Thân bài : ( 4 điểm) Lần lượt làm rõ 2 luận điểm sau

1. Luận điểm 1 : ( 2 điểm) Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và
niềm khao khát tự do cháy bỏng :
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ ( d/c : Gậm
một khối căm hờn trong cũi sắt…) , mới uất ức khi bị giam cầm ( d/c :
Ngột làm sao , chết uất thôi…)
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ , luôn hướng tới cuộc sống tự do :
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn :
Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng
bừng…Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương
đầy quyền uy… ( d/c…)
+ Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn
hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn
rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào…( d/c…)
2. Luận điểm 2 : ( 2 điểm ) Thái độ đấu tranh cho tự do khác nhau
- “Nhớ rừng” là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu
nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải
thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến
thắng, đã thôi nghĩ đến hành động…Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực…
(d/c…)
- Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện
cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ
ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo
đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập,
dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây
là thái độ đấu tranh rất tích cực.( d/c…)
3. Kết bài : ( 0,75 điiểm) Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân
phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân
tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong

“Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
Hình thức trình bày : 0,5 điểm
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2013 – 2014
Môn thi: Ngữ văn – lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 2: (2 điểm)
Xác định biện pháp tu từ và phân tích cái hay của những câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Câu 3: (5 điểm)
Khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt qua ba áng văn: Chiếu dời đô
(Lý Công Uẩn), Hịch tướng sỹ (Trần Quốc Tuấn) và Nước Đại Việt ta (trích
Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)

ĐÁP ÁN
Câu 1: - Tế Hanh đăm đắm một nỗi niềm với quê hương. Quê hương luôn
thường trực trong tâm trí. Đó là một làng chài ven biển, mênh mông sông nước
nhìn phía nào cũng thấy chài lưới, và cái mùi vị đặc trưng tanh nồng của tôm
cá.
(1,5 điểm)
- Hình ảnh đặc trưng của làng chài là những con thuyền,cánh buồm, màu nước

xanh, mùi vị mặn nồng… Đó là tất cả cảnh sắc, hương vị của làng chài, nơi Tế
Hanh đã hòa mình cả tuổi thơ không thể lẫn. (1,5 điểm)
Câu 2:
- Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng rất đắt. Nỗi buồn tủi lan sang cả
những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến
trở thành bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được;
nghiên mực cũng vậy, không hề được chiếc bút lông chấm vào, nên mực như
đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu. (2 điểm)
Câu 3:
I .Mở bài: (0,5 điểm)
- Ba áng văn là sản phẩm tinh thần của ba thời đại khác nhau nhưng gặp nhau ở
một điểm chung nhất. Đó là khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt.
II. Thân bài: (4 điểm)
- Dân tộc Đại Việt đã trải qua thời k ỳ dài đen tối của cảnh mất nước nô lệ.
Niềm khát khao độc lập trở thành sức mạnh quật cường, trở thành lý tưởng của
thời đại. Văn học đã phản ánh khát vọng cao đẹp ấy. (0,75 điểm)
- Buổi đầu mới giành độc lập, đất nước còn chưa cường thịnh. Không để kẻ thù
có cơ hội đặt lại nền thống trị. Không những phải giữ yên giang sơn mà còn
phải đưa đất nước phát triển hùng cường. Đó là nguyện vọng của một vị hoàng
đế và còn là nguyện vọng của muôn dân trăm họ. Ý nguyện đó đã thôi thúc Lý
Thái Tổ dời đô. (0,75 điiểm)
- Khát vọng độclập trong Chiếu dời đô thể hiện ở nguyện vọng xây dựng một
đất nước phồn thịnh, thì ở Hịch tướng sỹ khát vọng ấy lại được biểu lộ bằng
tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù. (0,75 điiểm)
- Bên cạnh việc phản ánh khát vọng về một đất nước hùng cường các áng văn
còn nêu cao khí phách của dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Đó là bản lĩnh là tư
thế của một dân tộc dám hiên ngang đứng giữa đất trời. (0,75 điiểm)
- Khí phách Đại Việt càng trở lên kiên cường hơn trong tinh thần xả thân vì
nước. (0,5điiểm)
- Trong Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định vị thế của Đại Việt ngang

hàng với các cường quốc lớn phương Bắc. (0,5 điểm)
III. Kết bài: (0,5 điểm)
- Chính khát vọng độc lập và khí phách Đại Việt đã làm nên vẻ đẹp tinh thần
của ba áng văn chương kiệt tác này.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
N¨m häc 2013-2014
Môn: Ngữ văn Lớp 8
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1: ( 2điÓm )
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 dòng nêu lên cảm giác sung sướng cực
điểm của bé Hồng khi gặp lại và nằm trong lòng mẹ ( trong hồi kí những ngày
thơ ấu của Nguyên Hồng )
Câu 2 : (2 điểm)
Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
khổ thơ sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 3:(6 điểm): Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm
trăng”, “Đi đường”- (Ngữ văn 8-tập 2)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8
Câu 1 ( 2điÓm )
Học sinh viết đoạn văn đảm bảo được các ý sau:
Bé Hồng cảm thấy sung sướng cực điểm khi được gặp lại và ở trong lòng
mẹ.Chú bé khao khát được gặp mẹ,chạy theo mẹ vội vàng , lập cập . Vừa được
ngồi lên xe cùng mẹ , chú bé oà lên khóc nức nở. Những giọt nước mắt vừa hờn
tủi vừa hạnh phúc đến mãn nguyện. Khi được ở trong lòng mẹ , bé Hồng bồng
bềnh trôi trong cảm giác sung sướng , rạo rực, không mảy may nghĩ ngợi gì.

Những lời cay độc của người cô , những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng
cảm xúc miên man ấy. Tình mẫu tử thiêng liêng tạo ra một không gian của ánh
sáng, màu sắc, hương thơmvừa lạ lùng, vừa gần gũi, làm bừng nở, hồi sinh một
thế giới dịu dàng đầy ắp những kỉ niệm êm đềm.
*** Cách cho điểm:
-Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu (0,5 đ)
-Nội dung:
+Có những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nêu bật cảm giác sung sướng đến
cực điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ. Viết rõ ràng, mạch
lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc có sáng tạo.(0,5đ)
+Có những cảm nhận sâu sắc, nêu bật cảm giác sung sướng đến cực
điểm khi bé Hồng được gặp lại và nằm trong lòng mẹ . Viết khá rõ ràng, mạch
lạc, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc .(0,5đ)
+Nêu được cảm giác sung sướng đến cực điểm khi bé Hồng được gặp lại
và nằm trong lòng mẹ. Viết đủ ý, có cảm xúc, đôi chỗ còn lan man, lủng củng.
(0,5đ)
Câu 2 : (2điểm)
Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc
thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên
hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao
thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa
như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với
sóng gió. (1điểm)
- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế
hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0.5 điểm) -
Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng
các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên
tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của
người dân làng chài.

(0,5điểm)
C©u 3:(6 điểm):
a.Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh(0,5 điểm)
b.Th©n bài:
*Hoàn cảnh sáng tác bài thơ(0,5đ)
*Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh(3đ)
-Đại nhân:(1đ)
+Yªu tổ quốc
+Yªu thiªn nhiªn
+Yêu thương con người
“Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
(Tố Hữu)
-Đại trí:(1đ)
+Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự, l·nh đạo:
“Lạc nước hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời một Tốt cũng thành c«ng”
(Nhật kÝ trong tï)
-Đại dũng:(1đ) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại (trong 1 số
bài của Bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong
tù”, nhưng bài nào, dũng nào, cõu nào cũng ỏnh lờn tinh thần thộp:
+Đi đường: Rèn luyện ý chÝ nghị lực
+Ngắm trăng:Vượt lên hoàn cảnh
+Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan, tin tưởng cuộc sống.
*Mở rộng, nâng cao vấn đề:(1,5đ) Liên hệ thú lâm tuyền của Bác với
người xưa
-Nguyễn Tr·i, Nguyễn Khuyến: Sống ẩn m×nh, gửi t©m sự với
cảnh, quay về với thiªn nhiªn
-Hồ ChÝ Minh: T×nh yªu thiªn nhiªn gắn liền với hoạt động yêu
nước, cứu nước ->Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh

-H×nh ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế
hệ trẻ hôm nay.
c.Kết bài:(0,5 điểm)
-Cảm nghĩ về ch©n dung Hồ ChÝ Minh
-H×nh ảnh về người chiến sĩ cộng sản.
PHÒNG GD-ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 150 Phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 2 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí
Minh, em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
Câu 2: ( 3 điểm) Chỉ ra nét nghệ thuật độc đáo trong truyện “ Chiếc lá cuối
cùng” của O.Hen-ri. Vì sao chiếc lá cuối cùng trở thành một kiệt tác?
Câu 3: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng
tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách
mạng tháng tám.
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” ( Ngô Tất Tố), “ Lão Hạc” ( Nam Cao), em
hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NGỮ VĂN 8.
Năm học : 2013 - 2014
Câu 1. ( 2 điểm) Chép đúng bài thơ, không sai chính tả: (0,5 điểm), sai một từ
trừ đi 0,25 điểm
- Chỉ ra được câu thơ yêu thích và nêu rõ lí do: (1,5 điểm)
Câu 2. ( 3 điểm)
- Nghệ thuật độc đáo: đảo ngược tình huống hai lần: (0,5 điểm)
+ Cô họa sĩ trẻ Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi nặng, cô rất tuyệt vọng và nghĩ
rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời (0,5
điểm)

+ Ông họa sĩ già Bơ-men biết được suy nghĩ của Giôn-xi đã vẽ chiếc lá cuối
cùng trong một đêm mưa tuyết, cứu sống được Giôn-xi nhưng ông đã chết vì bị
bệnh viêm phổi (0,5 điểm)
- Chiếc lá cuối cùng trở thành kiệt tác vì:
+ Vẽ bằng trái tim và lòng nhân hậu của cụ Bơ-men (0,5 điểm)
+ Bức họa đã cứu sống được Giôn-xi, giúp cô có niềm tin vào sự sống (0,5
điểm)
+ khẳng giá trị, sức mạnh của nghệ thuật (0,5 điểm)
Câu 3: ( 5 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít
sai chính tả.
- Bài làm đúng thể loại
* Yêu cầu về nội dung:
a.Mở bài: Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão
Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông
dân trước cách mạng tháng tám.( 0,5 điểm)
b.Thân bài:
* Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp
của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. ( 1,5 điểm)
- Chị Dậu: là người gần gũi, mẫu mực vừa cao đẹp của người phụ nữ nông dân
Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền
thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại
+ Là người vợ giàu tình yêu thương: ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa
vụ sưu thuế
+ Là người phụ nữ cứng cỏi dũng cảm để bảo vệ chồng.
- Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân ở:
+ Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu( dẫn chứng)
+ Là một lão nông nghèo khỏ và mà trong sạch, giàu lòng tự trọng( dẫn chứng)
* Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của
người nông dân Việt Nam trước cách mạng: ( 1,5 điểm)

- Chị Dậu nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm bị đánh trói, cùm kẹp
tưởng chết nhưng vẫn có thể bị đánh, trói cùm kẹp trở lại. Tính mạng chồng chị
luôn bị đe dọa
- Lão Hạc đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai không đủ tiền
cưới vợ bỏ lão đi đồn điền cao su lão đành sống thui thủi, cô đơn một mình
+ tai họa dồn dập lên đôi vai của lão: Ốm yếu , mất mùa, đa khổ vì phải bán cậu
vàng.
+ Muốn để tiền dành dụm cho con lão đã ăn bả chó để tự vẫn.
+ Lão là người giàu lòng tự trọng: Không muốn liên lụy đến hàng xóm
* Bức chân dung của Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và
nhân đạo ( 1 điểm)
- Bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai đều có sự đồng
cảm, xót thương đối với số phận, bi kịch của người nông dân
- Đau đớn, phê phán xã hội bất công tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy nông dân
vào hoàn cảnh bần cùng
- Đều cảm thương và tin tưởng vào nhân cách tốt đẹp của những người nông
dân. Tuy vậy mỗi nhà văn lại có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng
nhìn về người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu
đi sâu vào phản ánh sự thơcs tỉnh trong nhận thức về nhân cách con người…
Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân cách nhân vật qua hành động còn Nam Cao
đi sâu về miêu tả tâm lí nhân vật.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề( 0,5 điểm)
* Yêu cầu: Trừ điểm các lỗi sau
Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm
Trình bày bẩn, chữ viết xấu trừ 0,5 điểm
Tổng điểm trừ không quá 2 điểm
PHÒNG GD-ĐT LƯƠNG TÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian: 150 Phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3 điểm) Người xưa nói “ Thi trung hữu họa”( Trong thơ có tranh) em
cảm nhận điều đó như thế nào qua đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
Câu 2: ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ( theo cách quy nạp) trình bày cảm nhận
của em về vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật của hai câu thơ sau:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
(Tế Hanh – “Quê hương”)
Câu 3: (5 điểm) Phân tích bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG NGỮ VĂN 8.
Năm học : 2013 - 2014
Câu 1. ( 3 điểm) HS trình bày được bức tranh tứ bình( bốn hình ảnh) nổi bật
trong đoạn thơ:
- Cảnh đêm vàng bên bờ suối
- Cảnh mưa chuyển bốn phương ngàn
- Cảnh bình minh rộn rã
- Cảnh hoàng hôn buông xuống
Nhận xét: Ngôn từ sống động, giàu hình ảnh. Đây là đoạn thơ đặc sắc thể hiện
tài năng quan sát, xây dựng hình ảnh, vận dụng trí tưởng tượng, sắp xếp, tổ

chức sáng tạo ngôn từ thành những câu thơ tuyệt bút.
Câu 2. ( 2 điểm) viết đúng đoạn văn quy nạp, phân tích giá trị nội dung nghệ
thuật của hai câu thơ:
- Nghệ thuật so sánh: lấy cái cụ thể để so sánh với cái trừu tượng, nhằm làm
nổi bật cánh buồm là linh hồn của làng chài.
- Hình ảnh nhân hóa: giương, rướn…khiến câu thơ trở nên sống động, có hồn.
cánh buồm trắng như vẻ đẹp của dân làng chài
Câu 3: ( 5 điểm)
a.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( 0,5 điểm)
b.Thân bài:
- Câu thơ đầu: Hiện thực u ám, nghiệt ngã của nhà lao:
- Điệp từ không nhấn mạnh ý trong nhà tù chỉ có xiềng xích bạo lực đàn áp tù
nhân chứ không có rượu, hoa nguồn cảm hứng cho thi sĩ ( 1 điểm)
- Câu thứ hai: Cảm xúc người tù Hồ Cí Minh trước cảnh:
Thể hiện tâm trạng rạo rực xao xuyến của Bác trước vẻ đẹp của đêm trăng
sáng. Tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ vốn rất dễ rung động trước mọi vẻ đẹp của
cuộc đời, càng khó hững hờ trước đêm làn, trăng đẹp ( 1 điểm)
- Câu thứ ba và thứ tư: Cách thưởng trăng của người tù
Hoàn cảnh lao tù chói buộc nên việc thưởng nguyệt chỉ gói gọn vào một cử chỉ
âm thầm lặng lẽ của người tù.
+ Không gian trăng chỉ là khung cửa nhỏ của nhà lao nhưng cảm xúc thì
khoáng đạt, vô biên. ( 0,5 điểm)
+ Từ ngắm thể hiện tình cảm yêu mến say mê cảu Bác đối với vầng trăng sáng
tự do tuyệt đối giữa vũ trụ bao la. Bắc tìm thấy ở trăng người bạn để chia sẻ
tâm tình
( 0,5điểm)
+ Trăng như hiểu lòng người yêu trăng, khao khát tự do như trăng nên cũng có
cử chỉ đền đáp lại: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Nghệ thuật nhân hóa
biến trăng thành nhân vật có đời sống tâm hồn như con người, thông cảm, xót
xa trước cảnh ngộ trớ trêu của thi nhân trong chốn tù đầy.( 0,5 điểm)

+ Sự im lặng gần như tuyệt đối của không gian làm nổi bật tiếng nói tâm trạng
bồi hồi xao xuyến của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh ( 0,5 điểm)
c. Kết bài: ( 0,5 điểm)
- Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc hoàn hảo về nghệ thuật và sâu sắc về ý
nghĩa.
- Trong cảnh lao tù Bác vẫn sóng ung dung, thanh thản và ti tưởng tuyệt đói
vào tươn lai tươi sáng của cách mạng.
- Bài thơ là bài học thấm thía về thái độ sống và quan điểm sống tích cực, lành
mạnh của người chiến sĩ cộng sản chân chính.
* Yêu cầu: Trừ điểm các lỗi sau
Sai mỗi lỗi chính tả trừ 0,25 điểm
Trình bày bẩn, chữ viết xấu trừ 0,5 điểm
Tổng điểm trừ không quá 2 điểm
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học (2013- 2014)
Môn thi : Ngữ Văn - Lớp 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao
đề)
Câu 1:( 2 điểm)
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!’’
( Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2:( 2 điểm)
Cho hai câu thơ sau:
“ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.’’
( Ông đồ - Vũ Đình Liên)

- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ.
- Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 3:( 6 điểm)
Có ý kiến cho rằng “ Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta
đọc được cả nỗi niềm băn khoăn trăn trở của tác giả về số phận con người”.
Dựa vào hai văn bản Lão Hạc ( Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An - đéc - xen)
em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
Hết
Hướng dẫn chấm: Môn Ngữ Văn 8
Câu 1: ( 2 điểm)
Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ “ Quê hương” Tế Hanh. Nêu
theo các ý sau: Mỗi ý 1 điểm
- Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê.
ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó
lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê
hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng
suy nghĩ, từng dòng cảm xúc.
- Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi
thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương
là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là
những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc
trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị
như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu
lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ
đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Câu 2. ( 2 điểm)
a.(0,5 điểm): Biện pháp nghệ thuật nhân hoá qua các hình ảnh “Giấy đỏ-
buồn”; “nghiên- sầu”. Sự vật vô tri vô giác được gán cho các trạng thái cảm
xúc của con người, biết “buồn, sầu”.
b.(1,5 điểm):

- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được sử dụng ở hai câu thơ có tác dụng nhấn
mạnh nỗi buồn thảm, bẽ bàng của ông đồ. Nỗi buồn tủi của ông đã lan sang cả
những vật vô tri vô giác.
- Tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng được đụng đến trở thành bẽ bàng, vô
duyên. Màu đỏ không “thắm” lên được ; nghiên mực cũng vậy, không hề được
chiếc bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi và trở thành “nghiên
sầu” .
- Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được sử dụng ở đây rất đắc địa, không thể thay
thế. Ngôn ngữ thơ thật trong sáng, bình dị mà vô cùng hàm súc, cô đọng; hình
ảnh thơ tuy không có gì tân kỳ, độc đáo nhưng đầy gợi cảm, sáng tạo .
Câu 3:( 6 điểm)
A.Yêu cầu chung :
- Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
- Vấn đề cần chứng minh : Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận
con người.
- Phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm
( An-đéc-xen)
B.Yêu cầu cụ thể :
I. Mở bài: ( 1,5 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề : Vai trò, nhiệm vụ của văn chương : Phản ánh cuộc sống
thông qua cách nhìn,cách cảm của mỗi nhà văn về cuộc đời, con người.
- Nêu vấn đề : trích ý kiến
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng : Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán
diêm (An-đéc-xen)

×