Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Quản trị công nghệ Chiến lược phát triển công nghệ 3G của Công ty Viễn thông Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.49 KB, 30 trang )

Bài tập lớn Quản trị công nghệ
MỤC LỤC
Trang 1
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
Lời mở đầu
Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh
chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ở cấp độ khu vực và thế giới, với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về đổi mới kỹ thuật và
kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, không một quốc gia nào có thể sử dụng
một nền tảng công nghệ kỹ thuật cũ kĩ mà có thể phồn vinh được. Trong bối cảnh đó
quản trị công nghệ là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy tiềm
năng kinh tế của các doanh nghiệp trong nước phát triển mạnh mẽ và hội nhập với
nền kinh tế thế giới, phát huy hết những lợi thế so sánh của doanh nghiệp, tận dụng
tiềm năng công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, tạo một môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Quản trị công nghệ là yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của một doanh nghiệp. Để có được sức mạnh công nghệ, sự phát triển công
nghệ một cách nhanh chóng và hợp lý, các doanh nghiệp cần có chiến lược công nghệ
của mình. Chiến lược đó phải phù hợp với môi trường công nghệ và tiềm năng công
nghệ của doanh nghiệp. Một chiến lược công nghệ phù hợp sẽ giúp cho các doanh
nghiệp tăng cường được lợi thế cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách công nghệ với các
doanh nghiệp khác và nâng cao năng lực công nghệ của họ.
Nhận thức được điều đó, Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)cũng đã tập
trung hoạch định ra chiến lược phát triển công nghệ của riêng mình. Với những quyết
sách, chiến lược công nghệ táo bạo, Viettel luôn được khách hàng quan tâm, chờ đón
và ủng hộ. Hiện nay, Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất
Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu
về số lượng thuê bao. Ở trong nước, Viettel đang đi đầu trong việc phát triển mạng di
động 3G. Để tìm hiểu rõ hơn về chiến lược công nghệ của doanh nghiệp này, em đã
chọn đề tài: “ Chiến lược phát triển công nghệ 3G của Công ty Viễn thông


Viettel (Viettel Telecom) .”
Trong quá trình làm bài tập lớn, với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn
Ngọc Điện, em đã hoàn thành xong bài tập này.
Vì kiến thức còn hạn chế, nên bài tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy em kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của thầy để bài tập lớn của em được
hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
I. Giới thiệu về Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom)và sự ra đời
của mạng 3G Viettel
1. Giới thiệu về công ty Viettel
Viettel được biết đến là công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam. Công ty Viễn
thông Viettel (hay còn gọi là Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội. Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập các Công ty
Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng và có một vị thế
lớn trên thị trường viễn thông VN:
– Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64
tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
– Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ Internet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp
dân cư, vùng miền đất nước với hơn 1,5 triệu thuê bao.
– Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp
dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
2. Lịch sử phát triển của Viettel
• Năm 1989: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội (Viettel) được thành lập.
• Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công ty Ðiện tử
Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công nhận là nhà
Trang 3

Bài tập lớn Quản trị công nghệ
cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam, được cấp đầy đủ các giấy phép hoạt
động.
• Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường
dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương hiệu 178 và
đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt Nam, có thêm
một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách hàng cơ hội được lựa
chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho giai đoạn phát triển mới
đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội và của chính Viettel Telecom.
Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng như một sự
tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh
lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.
• Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động
kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới
tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao.
• Năm 2004: Xác đinh dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông cơ bản,
Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính thức khai
trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự xuất hiện của
thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một lần nữa đã gây
tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch vụ, nâng cao chất
lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường thông tin di động Việt
Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông
năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel luôn được đánh giá là mạng
di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới nhanh nhất với những quyết
sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được khách hàng quan tâm chờ đón và
ủng hộ.
• Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty
Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định số
Trang 4

Bài tập lớn Quản trị công nghệ
45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông quân
đội
• Năm 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
• Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh viễn thông!
Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập đoàn Viễn
thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội Viettel) được
thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở sát nhập các
Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.
• Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất
thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
• Năm 2009: chính thức cho ra đời sản dịch vụ 3G trên cả nước
• Năm 2010: Doanh thu 4 tỷ USD. Viettel trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước.
• Năm 2011: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới
Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 đã triển khai khắp 64/64
tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
3. Triết lý kinh doanh :“Mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”.
Trong năm 2009, Viettel đã trúng tuyển giấy phép Thiết lập mạng và cung cấp
dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần số 1900-
2200 MHz (3G) của Bộ Thông tin truyền thông cho 4 nhà cung cấp gồm Mobifone,
Vinaphone, Viettel và liên danh EVNTelecom cùng HanoiTelecom.
Trước khi cung cấp chính thức dịch vụ, Viettel đã có một giai đoạn thử nghiệm
nhằm khắc phục các lỗi ko lường trước được của mạng 3G. Để khởi đầu cho việc
chính thức cung cấp dịch vụ liên lạc di động thế hệ thứ 3 (3G) đến hơn 40 triệu khách
hàng.
II. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ 3G CỦA VIETTEL
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu mà IP đã đặt ra các yêu mới đối với
công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 mặc dù sử dụng công nghệ
số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên
không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G (third generation) công nghệ truyền

Trang 5
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
thông thế hệ thứ ba là giai đoạn mới nhất trong sự tiến hóa của ngành viễn thông di
động khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện thông tin.
Mục đích của IMT – 2000 là đưa ra nhiều khả năng mới nhưng cũng đồng thời đảm
bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) vào
những năm 2000. Tại Việt Nam, trải qua hơn hai thập kỷ phát triển, cho đến nay cả
nước đã có 7 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động sử dụng công nghệ GSM và
CDMA (mạng 2G). Điều đó minh chứng cho cho sự phát triển không ngừng của hạ
tầng mạng thông tin di động trong nước trong xu thể hội nhập và thể hiện sự cạnh
tranh khốc liệt trong lĩnh vực này.
Với việc thi tuyển cấp phép 3G của Bộ bưu chính viễn thông thì Viettel là nhà mạng
có số điểm cao nhất qua vòng thi tuyển. Ngày25/3/2010, Viettel đã chính thức khai
trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơn VinaPhone, Mobifone nhưng
phủ sóng 63 tỉnh thành.
1. Các công nghệ liên quan
 1G : Sự khởi đầu giản đơn
1G là chữ viết tắt của công nghệ điện thoại không dây thế hệ đầu tiên (1st
Generation). Các điện thoại di động chuẩn analog, sử dụng công nghệ 1G với tín hiệu
sóng analog, được giới thiệu trên thị trường vào những năm 1980.
2G : Công nghệ GSM
Sau đó, xuất hiện các điện thoại kỹ thuật số, dùng công nghệ 2G, với sóng
Digital.Thế hệ thứ hai 2G của mạng di động chính thức ra mắt trên chuẩn GSM do
công ty Radiolinja (Nay là một bộ phận của Elisa) triển khai vào năm 1991 tại Hà
Lan.
So với 1G, ba lợi ích chủ yếu của mạng 2G chính là :
- Những cuộc gọi di động được mã hóa kĩ thuật số
- Cho phép tăng hiệu quả kết nối các thiết bị
Trang 6
Bài tập lớn Quản trị công nghệ

- Bắt đầu có khả năng thực hiện các dịch vụ số liệu trên điện thoại di động – khởi đầu
là tin nhắn SMS.
Nhược điểm của 2G :
Ở những nơi dân cư thưa thớt, sóng kĩ thuật số yếu có thể không tới được các
tháp phát sóng. Tại những địa điểm như vậy, chất lượng truyền sóng cũng như chất
lượng cuộc gọi sẽ bị giảm đáng kể
2,5G : Bước đệm
2,5G chính là bước đệm giữa 2G với 3G trong công nghệ điện thoại không dây.
Khái niệm 2,5G được dùng để miêu tả hệ thống di động 2G có trang bị hệ thống
chuyển mạch gói, bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống.
2,5G cung cấp một số lợi ích của mạng 3G (ví dụ chuyển mạch gói), và có thể
dùng cơ sở hạ tầng đang tồn tại của 2G trong các mạng GSM và CDMA. GPAS là
công nghệ được các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM sử dụng. Và giao thức,
như EDGE cho GSM, và CDMA 2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạt chất lượng
như các dịch vụ 3G (vì dùng tốc độ truyền dữ liệu 144Kb/s), nhưng vẫn được xem
như dịch vụ 2,5G bởi vẫn chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thật sự.
Thế nào là công nghệ 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third
Generation).
3G phát triển dựa trên các mạng 2G là GSM và CDMA và thiết kế để hỗ trợ
mạng không giới hạn dành cho người sử dụng có thể di chuyển trong một phạm vi
nhất định trong nội mạng. Nói đến 3G là nhắc đến khả năng thiển khai các dịch vụ
truy cập tốc độ cao tiện ích xu hướng phát triển hiện nay
Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ
điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ
liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 3G cung cấp cả hai hệ thống là chuyển
mạch gói và chuyển mạch kênh.Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn
toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công nghệ này so với công
Trang 7
Bài tập lớn Quản trị công nghệ

nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng
cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với
công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa
phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình
số; Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS); trao đổi E-mail;video trực tuyến…
Thực trạng 3G trên thế giới
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bảnvới ứng dụng
nổi bật không phải điện thoại truyền hình mà là dịch vụ tải nhạc. nhật bản được coi là
quốc gia thành công với 3G nhưng việc triển khai mang 3G cũng bị trì hoãn ở nhiều
quốc gia vì chi phí quá lớn. Vào năm 2001, NTT Docomo là công tynhật bản đầu tiên
ra mắt phiên bản thương mại của mạngW-CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có
mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Marốc vào cuối
tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana.
Thế giới đã có xấp xỉ 3,7 tỉ người sử dụng điện thoại di động, trong đó số
lượng thuê bao hạ tầng GSM là 3,06 tỉ thuê bao, số còn lại chia đều trên các mạng
thuộc CDMA và 3G. Ngày nay, thế giới có hơn 760 triệu thuê bao trên các mạng 3G.
Tăng trưởng của các thuê bao băng thông rộng 3G đang bùng nổ.
Thách thức với 3G hiện nay là khả năng bao phủ kể đến nữa là giá thành. Chúng ta
có thể so sánh 3G với wifi . Khi wifi mới ra thì giá của nó rất đắt, nhưng tới điểm
hiện tại thì rẻ hơn nhiều thậm chí có thể dùng miễn phí ở nhiều nơi. Theo thống kê
của diễn đàn tầm nhìn di động toàn cầu chỉ gần 2 % doanh thu đến từ dịch vụ data,
một con số không mấy vui cho những nhà mạng đầu tư tốn ken cho 3G với mong đợi
và lợi nhuận từ dịch vụ dữ liệu
Thực trạng 3G tại Việt Nam
Tại Việt Nam, 3G xuất hiện khá muộn so với thế giới.Số người quan tâm tới
3G tăng mạnh vào cuối năm 2009 – đầu 2010 đưa Việt Nam trở thành nước
Trang 8
TIỀM KIẾM 3G TỪ ĐẦU 2010 ĐẾN NAY
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
“mê” 3G nhất thế giới. Trong năm 2009, số lượng tìm kiếm 3G của Việt Nam đã xếp

thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau TrungQuốc với mức độ chênh lệch không đáng kể. Tuy
nhiên, đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia tìm
kiếm 3G nhiều nhất trên thế giới. Dưới đây là những dữ liệu “biết nói” cho thấy
người Việt “say mê” với 3G đến mức nào. Các số liệu này cũng chứng tỏ một điều:
Việt Nam đang trở thành thị trường đặc biệt tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ
mạng, thiết bị đầu cuối cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền 3G.
Tại Việt Nam 3 nhà mạng cạnh tranh 3G gay gắt nhất là Viettel, Mobiphone và
Vianaphone.
2. Sự ra đời của Viettel 3G
Với việc thi tuyển cấp phép 3G của Bộ bưu chính viễn thong thì Viettel là nhà mạng
có só điểm cao nhất qua vòng thi tuyển. Ngày25/3/2010, Viettel đã chính thức khai
Trang 9
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
trương mạng 3G sau thời gian thử nghiệm, chậm hơn VinaPhone, Mobifone nhưng
phủ sóng 63 tỉnh thành. Với số trạm lớn nhất trong số các nhà mạng đã ra mắt 3G,
Viettel đã phủ sóng tới tận trung tâm huyện, xã của 63 tỉnh, thành phố cả nước. Cùng
với khai trương sóng 3G, Viettel cũng chính thức giới thiệu các dịch vụ, trong đó 3
dịch vụ cơ bản gồm Video Call, truy cập Internet cho di động và Internet cho máy
tính. Ngoài ra, hãng cũng ra mắt các dịch vụ tải nhạc, xem TV, chơi game trên công
nghệ này.
Quy mô rộng lớn, dịch vụ đa dạng hơn tốc độ nhanh và ổn định…đó chính là những
lý do dẫn đến xu hướng dùng mạng 3G của Viettel chứ không phải của các nhà mạng
khác.
Lợi ích mà 3G mang đến
3G giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu ( như email và tin
nhắn dạng văn bản), download âm thanh và hình ảnh với tốc độ cao.
Các ứng dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động; chụp ảnh và gửi ảnh kỹ
thuật số nhờ điện thoại máy ảnh; gửi và nhận email và file đính kém dung lượng lớn;
tải tệp tin video và MP3; nhắn tin và dạng chữ với chất lượng cao.
Các thiết bị hỗ trợ 3G cho phép chúng ta download và xem phim từ các chương trình

TV, kiểm tra tài khoản ngân hàng, thanh toán hóa đơn điện thoại qua mạng và gửi
bưu thiếp kỹ thuật số.
Và điều quan trọng nhất 3G mang lại cho người dùng là họ có thể truy cập mạng
internet với tốc độ cao ở mọi lúc, mọi nơi.
Sản phẩm sử dụng công nghệ 3G
Thiết bị dùng cho công nghệ 3G: Đi cùng với sự phát triển của dịch vụ 3G, các thiết
bị 3G được đưa vào sản xuất đồng loạt
Trang 10
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
Song song với việc cung cấp mạng 3G, Viettel cũng giới thiệu 1 vài sản phẩm điện
thoại của các hãng có tích hợp chức năng sử dụng mạng này. Đi đầu trong trào lưu
phát triển thiết bị 3G là các như Nokia, Apple,BlackBerry, Samsung, HTC, Dell,
Lenovo, Ericsson …Các thiết bị di động 3G ngoài việc sở hữu camera phía trước màn
hình dành cho video call còn tích hợp rất nhiều những tính năng hữu íchkhác.
Để phục vụ cho nhu cầu kết nối internet tốc độ nhanh nhất, các nhà sản xuất đã có
nhiều cải tiến, biến đổi một chiếc điện thoại đơn thuần chỉ dùng cho việc đàm thoại
thành một công cụ giải trí đa phương tiện. Smartphone là đại diện tieu biểu cho thiết
bị sử dụng công nghệ 3G.
Tablet là một trong những thiết bị 3G phổ biến nhất. Ưu điểm của dòng máy tính
bảng chính là màn hình cỡ lớn, rất tiện lợi cho việc duyệt web .Hai đại diện tiêu biểu
Trang 11
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
cho dòng máy tính bảng là iPad của Apple và Dell Streak. Cả hai thiết bị này đều có
khả năng kết nối 3G tốc độ cao, thao tác truy cập đơn giản. So với các thiết bị 3G
khác thì iPad và Dell Streak kết nối 3G mượt mà hơn rất nhiều.
Ngoài smartphone và tablet, một thiết bị quan trọng không kém là Dcom 3G , ADSL
đã từng là giải pháp thay thế cho Dial up một cách hoàn hảo cả về tốc độ lẫn cước phí
truy cậpinternet. Tuy nhiên tính chất cố định được giữ nguyên khi người ta vẫn phải
kéo dây mới có thể mang ADSL về nhà, điều này gây bất lợi rất lớn đối với những
người hay phải di chuyển hoặc những khu vực “không thể kéo dây”.

Để giải quyết vấn đề này, “ADSL di động” chính là những gì Viettel muốn mang lại
cho nguời dùng thông qua Dcom 3G – gói dịch vụ mang thông điệp “internet cho mọi
người, mọi nhà”. Sản phẩm D-com 3G của Viettel ra đời như một lời khẳng định cho
mục tiêu đó. Năm 2008, khái niệm Internet chỉ quen thuộc đối với người dân ở các
khu đô thị, thậm chí ngay cả với một số thành phần người dân ở các thị trấn, thành
phố, việc đưa Internet về nhà được coi là những chi tiêu xa xỉ, còn với người dân ở
nông thôn là điều gì đó quá xa vời. Từ khi có D-com 3G của Viettel, Internet đang
dần được đưa đến với người dân ở khu vực nông thôn, vùng quê và trở thành một
phương tiện hữu hiệu và tiện lợi để mọi người có thể nghiên cứu, tìm hiểu thông tin,
tiếp cận tri thức, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, và với cả thế
giới. Theo thống kê, đến nay nhà mạng này đã có hơn 20.000 trạm 3G trên toàn quốc
Trang 12
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
và 100% số huyện, xã trên toàn lãnh thổ đã có trạm phát sóng 3G. Theo tính toán, số
lượng trạm 3G của Viettel đã xấp xỉ số trạm 2G hiện có và không ngừng tăng lên.
Dcom 3G sử dụng thiết bị USB 3G như một modem để truy cập internet tốc độ cao,
tuy nhiên, khác với ADSL, khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức trả
trước hoặc trả sau, và hai loại dịch vụ một loại dành cho các máy tính cố định (gói
PC), một loại dành cho máy tính xách tay (gói Laptop).
3. Khả năng cạnh tranh của Viettel 3G
Lợi thế của Dcom 3G so với ADSL chính là tính phủ sóng của dịch vụ. Nếu như
trong 15 năm nắm giữ thị trường internet tốc độ cao, ADSL vẫn bỏ sót 19 triệu hộ gia
đình (trong tổng số 23 triệu hộ) không có mạng internet ADSL – một con số đáng để
người ta phải suy nghĩ. Bên cạnh các yếu tố khách quan khác như ( dân trí, địa hình,
trình độ…), cũng không thể phủ nhận là có những khu vực mà người dân có muốn
dùng ADSL cũng không được do khu vực hết cổng kết nối hoặc không kéo được dây.
Có nhiều người dân ở ngay thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng rất khó
tiếp cận internet chỉ vì khu vực sinh sống khó triển khai lắp đặt hạ tầng.
Bên cạnh đó, D-com 3G ngoài ưu điểm gọn nhẹ, có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi…
thì loại hình dịch vụ này có mức cước và một số chế độ hấp dẫn hơn nhiều so với

ADSL. Theo công bố bảng giá thiết bị và các mức cước của D-com 3G của Công ty
Viễn thông Viettel cho biết, D-com 3G có 2 loại, loại 3,6 Mbps và 7,2 Mbps. Đối với
bộ D-com 3,6 Mbps hiện đang có giá khuyến mại là 680.000 đồng/cái (gồm cả phí
hòa mạng 65.000 đồng đối với trả trước và phí hòa mạng 119.000đồng đối với trả
sau). Đối với bộ D-com 7,2 Mbps thì gái trọn bộ là 780.000 đồng.
Còn về mức cước của D-com 3G cũng khá linh hoạt và được đánh giá là hấp dẫn
hơn nhiều so với mức cước của ADSL hiện nay trên thị trường. Cụ thể, D-com 3G trả
sau dành cho khách hàng có it nhu cầu di chuyển: loại 30.000 đồng/tháng (600 MB
Trang 13
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
miễn phí), 100.000 đồng (2.5 GB miễn phí), 200.000 đ (5.5 GB miễn phí), cước phí
lưu lượng vượt mức được tính 50 đồng/MB. D-com 3G trả sau dành cho những người
có nhu cầu di chuyển thường xuyên cũng có 3 mức cước 40.000 đồng, 120.000 đồng,
250.000 đồng với lưu lượng miễn phí tương tự là 600 MB, 2.5 GB, 7GB và cước
vượt mức lưu lượng là 65 đồng/MB. Đối với gói cước D-com 3G trả trước, Viettel
công bố mức giá là 50 - 65 đồng/MB, còn tin nhắn nội ngoại mạng là 500 đồng/SMS
và quốc tế là 2.500 đồng/SMS.
D-com 3G của Viettel đang có được những lợi thế để thu hút khách hàng, tạo dựng vị
thế cho mình trong phân khúc thị trường dịch vụ truy cập Internet băng rộng không
dây trong thời gian tới.
Theo thông tin từ các nhà mạng, trong số các dịch vụ 3G thì chủ yếu khách hàng sử
dụng Mobile Internet và truy cập Internet từ máy tính qua sóng di động 3G. Tiếp đến
mới là các dịch vụ gọi thấy hình (video call), xem tivi,… sự phát triển này đã gián
tiếp đe doạ tới sự tồn tại của dịch vụ ADSL. Dần dần, thay vì đại bộ phận người dùng
sử dụng ADSL mạng cố định, họ sẽ chuyển sang sử dụng mạng 3G dùng thiết bị
Dcom để tạo sự thuận tiện trong việc đi lại, giao tiếp mà tốc độ truy cập vẫn tương
đương.
Việc phát triển mạnh thiết bị di động 3G của Viettel, với tốc độ 3G nhanh nhất trong
các nhà mạng hiện nay ở Việt Nam, cơ sở hạ tầng rộng lớn nhất với mức độ phủ sóng
rộng nhất, Viettel là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất so với các doanh nghiệp

khác.
Tại thời điểm hiện nay, thị trường dịch vụ 3G tại Việt Nam đang trong chu kỳ tăng
trưởng mạnh. Trên thế giới, các thành tựu về dịch vụ di động 3G đang được nghiên
cứu và ứng dụng ở trình độ cao. Với khả năng huy động vốn, tập trung vốn vừa
nhanh vừa mạnh, rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh thấp bởi vì là đơn vị thành viên
của tập đoàn Viễn thông Quân đội, Viettel đã có cơ hội hợp tác liên kết liên doanh
Trang 14
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
với các công ty doanh nghiệp quốc tế để đưa ra thị trường các sản phẩm thiết bị di
động sử dụng mạng 3G với chất lượng cao, đảm bảo mẫu mã, bền với giá cả hợp lý,
chế độ bảo hành đúng đắn.
Hiện nay, mỗi nhà mạng có ưu thế khác nhau về dịch vụ 3G. 3G của Viettel có độ
phủ sóng rộng nhất, độ ổn định tốt nhất tuy nhiên mức cước cũng đắt nhất,
3G của Vinaphone thì có ưu điểm với việc cung cấp gói cước trọn gói
không giới hạn dung lượng, điều đáng tiếc là tốc độ tối đa hiện tại của
Vinaphone cho phép chỉ là 3.6Mbps và diện phủ sóng của Vinaphone kém nhất trong
ba nhà mạng. Mobifone có thể nói là dung hòa giữa hai nhà mạng trên với mức cước
rẻ hơn Viettel và độ phủ sóng tốt hơn Vinaphone tuy nhiên tốc độ truy cập lại không
được cao. Từ đầu năm đến nay, thị trường đã chứng kiến nhiều đợt khuyến mãi 3G
rầm rộ của MobiFone,Viettel và VinaPhone. Nhưng chừng đó xem ra cũng chưa đủ.
Từ ngày 1/7, Viettel tiếp tục giảmtừ 30 - 45% giá thiết bị đầu cuối USB nhằm
lôi kéo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ D-Com3G.
Từ năm 2007 đến nay, Viettel là doanh nghiệp có số thuê bao dẫn đầu thị trường vượt
qua cả Mobifone và Vinaphone. Mức tăng trưởng thuê bao bình quân của Viettel đạt
83,31%/năm trong giai đoạn 2005-2011, từ khi cung cấp dịch vụ 3G, thị phần thuê
bao sử dụng dịch vụ 3G liên tục tăng trong các năm qua, chiếm 40,45%, đứng đầu thị
trường. Từ khi cung cấp dịch vụ viễn thông 3G, Viettel đã duy trì tốc độ tăng trưởng
trung bình gần 90%, từ một Tổng Công ty có doanh thu nhỏ, đến nay đã là một trong
5 tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất, là doanh nghiệp đứng hàng đầu về doanh thu và
lợi nhuận.

Đầu năm 2009, Khi mạng 3G bắt đầu được đề cập đến. Lúc đó, ngoài các chuyên gia
và nhà báo chuyên theo dõi ngành thì biết, còn lại hầu hết người dân chỉ biết 3G là
một thế hệ di động mới, nhờ điện thoại người ta có thể thấy hình của nhau, hay xem
phim trực tuyến trên điện thoại… Và chắc chắn giá sẽ rất đắt!
Trang 15
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
Nhưng, lãnh đạo Viettel lại tuyên bố, cũng như 2G, 3G cũng chỉ là một dịch vụ
viễn thông. Mà đã là viễn thông, chắc chắn phải là bình dân với 2 tiêu chí cơ bản là
rộng và rẻ, đến cuối năm 2010 sẽ phủ sóng 3G rộng như 2G và giá cũng sẽ rẻ như 2G
vậy.
Và thực tế đã chứng minh điều đó, hiện nay giá cước thoại trên sóng 3G đã tương
đưong giá cước thoại trên sóng 2G. Hiện nay, hệ thống mạng lưới 3G của Viettel đã
phủ sóng đến toàn quốc bao gồm tất cả các thành phố, thị xã và các khu vực tập trung
dân cư, các tuyến quốc lộ, các vùng biên giới, cửa khẩu, tất cả các khu công nghiệp,
du lịch, hải cảng và các đảo lớn. Với tốc độ tăng trạm phát sóng binh quân năm
37,89% trong giai đoạn 2006 – 2010, Viettel đã phát triển nhanh hơn 2 đối thủ trực
tiếp của mình là Mobifone và Vinaphone.
III. Đánh giá sự phù hợp của công nghệ
1. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Ngay từ khi khai trương dịch vụ 3G cách đây 2 năm, Viettel đã tuyên bố 80% lưu
lượng 3G là dành cho máy tính và sẽ từng bước “bình dân hóa dịch vụ 3G” để hiện
thực hóa giấc mơ “đưa Internet đến mọi nhà” Cùng với tuyên bố đó, nhà mạng này
không ngần ngại triển khai hạ tầng 3G với quy mô lớn và vùng phủ tới tận làng, xã.
Ngay cả đến thời điểm này, trong khi các nhà mạng khác đang “chùn chân” trong
việc đầu tư vào các dịch vụ 3G, thì Viettel vẫn không ngừng đẩy mạnh hoạt động xây
dựng mạng lưới và phát triển dịch vụ. Với thế mạnh vượt trội về mạng lưới 2G sẵn
có, việc tung ra gói cước 3G giá rẻ với nhiều tiện ích xem ra đã rất đúng lúc và chính
là lời giải hữu ích cho bài toán tối ưu hóa việc khai thác mạng lưới của Viettel. Tạo ra
một thị trường 3G giá rẻ, đi theo đó giá cả của các thiết bị di động sử dụng 3G cũng
sẽ giảm theo, tạo điều kiện cho người dùng có thêm cơ hội sở hữu nhiều sản phầm

chất lượng cao với giá cả hợp lý. Mục tiêu bảo đảm chất lượng 3G cũng đươc tăng
lên khi Viettel liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng 3G và liên tục ra mắt các thiết bị di
động 3G mới mẻ. Với ưu thế công nghệ 3G tốc độ cao thị phần người sử dụng 3G
Trang 16
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
internet ở Việt Nam ngày càng mở rộng mà nhiều người dùng ưa chuộng sử dụng 3G
Viettel.
Bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường trong nước, Viettel đang cho thấy tham
vọng rất lớn khi không ngừng mở rộng đầu tư và tìm kiếm các thị trường mới ở quốc
tế.Chỉ sau hai năm xây dựng mạng lưới, Telemor – thương hiệu mà Viettel đầu tư tại
Timor Leste đã trở thành mạng viễn thông lớn nhất Timor Leste về hạ tầng mạng lưới
và thuê bao, phủ sóng 96% dân số; 2500 điểm bán, đại lý. Chính thức cung cấp dịch
vụ từ tháng 7/2013, đến nay Telemor đã vươn lên dẫn đầu thị trường với 400.000
khách hàng trên tổng 1,2 triệu dân, tương đương con số khách hàng nhà mạng đối thủ
là Timor Telecom đã phát triển trong gần 10 năm kinh doanh độc quyền trước đó.
Tổng doanh thu của công ty tính đến hết tháng 6/2014 là 17 triệu USD, lợi nhuận ước
tính thu về hơn bốn triệu USD. Telemor là công ty duy nhất chỉ trong vòng sáu tháng
kể từ khi khai trương đã đem lại lợi nhuận cho Viettel.Thành tích đạt được là nhờ vào
cách làm khác biệt để đáp ứng được nhu cầu dịch vụ viễn thông 3G của thị trường. Vì
3/4 diện tích của Timor Leste là đồi núi nên rất khó triển khai xây dựng hạ tầng mạng
lưới cũng như phát triển hệ thống kênh phân phối. Trong khi các nhà mạng khác chỉ
tập trung đầu tư vào thành thị hoặc khu đông dân cư thì Viettel chủ trương xây dựng
hạ tầng mạng lưới và kênh phân phối rộng khắp đất nước để cung cấp dịch vụ 3G tới
từng người dân.
Bên cạnh đó, tại Haiti, ngày 24/8/2012, cơn bão kinh hoàng - Issac quét qua Haiti, vô
hiệu hóa hầu hết mạng viễn thông. Trong tình hình đó, hệ thống cầu truyền hình nội
bộ của Chính phủ Haiti do Natcom (thương hiệu của Viettel ở Haiti) xây dựng là
công cụ duy nhất để Tổng thống Michel Martelly liên lạc và điều hành công tác
chống bão lũ, khắc phục hậu quả tới các tỉnh. Sau đó, đại diện Chính phủ Haiti đã gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới Natcom vì đóng góp xã hội của họ kể từ khi có mặt tại nước

này.Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Viettel đã phải vượt qua vô số khó khăn trong
triển khai xây dựng mạng 3G. Nhưng hạ tầng dựa trênmạng 3G đã thể hiện sự ưu việt
của băng thông rộng, đem lại tốc độ cao, độ ổn định và chất lượng kết nối tốt. Cùng
với việc hạ tầng mạng lưới bền vững, băng thông lớn và khả năng truy cập mọi nơi
của mạng 3G là cơ sở để Natcom trở thành công ty duy nhất có thể đưa toàn bộ dịch
vụ của mình tới tất cả mọi miền của Haiti.Lần đầu tiên tại quốc đảo này, dịch vụ
Internet di động 3G được triển khai trên toàn quốc, đem lại cơ hội truy cập Internet
băng rộng tới từng người dân. Natcom cũng là công ty viễn thông duy nhất có thể
cung cấp dịch vụ cầu truyền hình độ phân giải HD tới tất cả các tỉnh của Haiti. Nhờ
Trang 17
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
phát triển trên hạ tầng bền vững, Natcom trở thành đầu mối kết nối chính cho các nhà
cung cấp dịch vụ Internet (ISP) khác tại Haiti.
Đến nay, mạng đi động và 3G của Viettel đã có mặt tại nhiều nước châu Á, Mỹ
Latinh, châu Phi. Thần tốc chiếm lĩnh thị trường là chiến thuật dễ nhận thấy của tập
đoàn này ở các thị trường mới, đặc biệt là châu Mỹ Latinh, châu Phi. Với những bộ
hồ sơ táo bạo, Viettel đang lần lượt chinh phục các quốc gia như Haiti, Timor-Leste,
Mozambique, Cameroon và tới đây sẽ là Burundi, Burkina Faso, Kenya, Tanzania,
Swaziland và Côte D'Ivoire.
Nhờ vào việc phát triển dịch vụ viễn thông 3G, năm 2010 Viettel tăng trưởng trên
50% . Năm 2010, Viettel đã đạt tổng doanh thu đạt 91.561 tỷ đồng, tăng 52% so với
năm 2009, lợi nhuận đạt 15.500 tỷ đồng, tăng 52% và nộp ngân sách Nhà nước 7.628
tỷ đồng, tăng 45%. Với những kết quả ấn tượng này, Viettel tiếp tục là đơn vị dẫn đầu
tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận trong ngành viễn thông.
Việc đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình, nâng cao
tính cạnh tranh. Các sản phẩm từ 2G đang dần trở nên bão hòa khi người dùng đã
quen thuộc làm nảy sinh nhu cầu cho các sản phẩm mới bắt buộc doanh nghiệp phải
đổi mới công nghệ để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Phổ biến kết nối Internet
công nghệ 3G trong giáo dục đào tạo
Bộ GD&ĐT vừa hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT)

cho năm học 2011- 2012 tới các đơn vị.Theo đó, Bộ yêu cầu các sở địa phương triển
khai thực hiện nhiệm vụ CNTT nhằm đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy,
học tập và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và đào tạo. Trú trọng vào 2 điểm
mới là: phổ biến kết nối Internet bằng công nghệ 3G đến mọi giáo viên; triển khai kết
nối bằng cáp quang đến các sở, phòng GD&ĐT và một số trường THPT có nhu cầu
và có điều kiện kinh phí. Viettel đã nắm bắt cơ hội và là nhà cung cấp chính về dịch
vụ mạng 3G cho các cơ sở giáo dục trẻn toàn quốc.
- Việc đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả và liên tục tung ra các
gói cước 3G giá cả phong phú, hợp lý đã tạo lợi thế khác biệt cho Viettel, làm cho các
doanh nghiệp cạnh tranh không thể bắt chước được công nghệ.
Trang 18
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
- Viettel từ chỗ tay không 10 năm trước giờ trở thành doanh nghiệp có hạ tầng viễn
thông hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2010, việc đầu tư cơ sở hạ
tầng có những thành tựu vượt bậc như hạ tầng 3G. Số liệu cho thấy Viettel có hơn
42.000 trạm BTS 2G và 3G, lớn nhất Việt Nam và hơn cả Vinaphone và MobiFone
cộng lại. Có hơn 9.000 xã đã được Viettel quang hoá. Viettel cũng đạt được là đã có
có gần 120.000 km cáp quang. Tương lai trong 10 năm tới là băng rộng, mà băng
rộng lại phụ thuộc vào hạ tầng cố định, đặc biệt là cáp quang. Như vậy, Viettel đã
chuẩn bị được cho tương lai trong 10 năm tới.
- Viettel đã làm chủ được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường quốc
tế là thị trường Lào và Campuchia. Viettel sang 2 nước này có 2 mặt vừa là lợi ích,
vừa là nhiệm vụ
- Viettel đã xây dựng được mô hình bộ máy sản xuất kinh doanh năng động phù hợp
với thị trường và doanh nghiệp theo hướng thống nhất cao và chuyên môn hoá.
Viettel tách được hạ tầng tập trung, kinh doanh phân tán và hoàn thiện mô hình này
trong thời gian ngắn. Xây dựng được hệ thống bán hàng tới cấp huyện, hệ thống nhân
viên địa bàn tới tận phường, xã. Hay việc tuyển dụng, đào tạo và đào thải nguồn nhân
lực rất phù hợp, hiệu quả với phương châm nước muốn trong thì phải chảy để đảm
bảo bộ máy, con người hoàn thiện.

- Hạ tầng mạng truyền dẫn có dung lượng đạt 320 Gigabyte/s và 14 hướng kết nối
quốc tế với dung lượng trên 80Gb/s; 27.000 node mạng truyền dẫn; đáp ứng 55 triệu
thuê bao bật máy
Sau 1 năm chính thức khai trương mạng di động thế hệ thứ 3 (3G), số trạm
phát sóng BTS của Viettel đã tăng gấp đôi, từ 8.000 trạm lên trên 17.000 trạm (tính
đến tháng 4 năm 2011), trở thành nhà mạng có số trạm 3G lớn nhất trong khu vực
Đông Nam Á.
1.444 là tổng số trạm phát sóng của Viettel phủ vùng ven biển, ngoài khơi, trên
đảo và nhà giàn tính đến 30/6/2011, năng lực phục vụ gần 7 triệu thuê bao.
90% là số xã, phường, thị trấn đã được cáp quang Viettel phủ tới tính đến hết
tháng 3/2011.
Số trạm 3G của Viettel đã vượt con số cam kết với Bộ Thông tin và Truyền
thông trong hồ sơ thi tuyển là 15.000 trạm sau 3 năm triển khai dịch vụ. Tại thời điểm
khai trương tháng 3/2010, số lượng BTS 3G Viettel cũng gấp hơn 1,5 lần.
Trang 19
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
Với số trạm 3G bằng 65% trạm 2G (ở các tỉnh, thành phố lớn tỷ lệ này trên
80%), Viettel đã thực hiện được chiến lược đưa Internet băng rộng không dây tới
người dân thông qua dịch vụ Dcom 3G. Theo thống kê, lưu lượng sử dụng bình quân
của Dcom 3G tương đương 60% so với thuê bao ADSL đã cho thấy chỉ sau 1 năm
mạng 3G chính thức được khai trương, khách hàng đã bắt đầu hình thành thói quen
truy nhập Internet băng thông rộng không dây. Xu hướng này càng rõ nét hơn khi
trong những tháng đầu năm nay, lưu lượng sử dụng dịch vụ Dcom 3G của khách
hàng đã tăng gần 30% so với tháng cuối năm 2010. Khi có điều kiện sử dụng, khách
hàng dùng Internet 3G còn cao hơn ADSL. Tốc độ kết nối tải xuống dữ liệu mạng 3G
của Viettel trên lý thuyết lên tới 14,4 Mb/giây, trong khi tốc độ tải lên là 5,7 Mb/giây.
Tuy nhiên, đại diện của hãng cũng cho biết, tốc độ này phụ thuộc vào vị trí và server
của các nhà cung cấp nội dung.
2. Ảnh của công nghệ với môi trường kinh doanh
- Việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng 3G phủ sóng khắp cả nước đã tạo việc

làm cho hàng triệu nhân công trên toàn quốc
- Viettel vẫn làm các nhiệm vụ công ích và vẫn thực hiện các lợi ích chung vì
cộng đồng. Viettel đã hình thành được mạng dự phòng cho hệ thống thông tin
quân sự.
- Viettel đầu tư cho công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông theo hướng
nghiên cứu, phát triển công nghệ lõi và từng bước nội địa hoá các sản phẩm.
Mặc dù kết quả còn khiêm tốn, nhưng Bộ TT&TT đánh giá cao ở tinh thần,
cách làm, bước đi, dám nghĩ, dám làm vào nhiệm vụ khó của Viettel
- Việc phát triển công nghệ 3G trên nền tảng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, truyền
tải hình ảnh Doanh nghiệp có thể phát triển ứng dụng thương mại điện tử,
ngân hàng, giải trí Ví dụ điển hình là hiện nay, người dân có thể truy nhập
Internet di động, sử dụng dịch vụ ngân hàng như xác thực, chuyển tiền với độ
tin cậy cao và tốc độ nhanh.
Trang 20
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
- Khi có được 3G, Doanh nghiệp có thêm băng tần nên chi phí đầu tư sẽ tiết
kiệm được rất nhiều vì đã tận dụng được mạng lõi của 2G, chỉ phải đầu tư thêm
phần mạng vô tuyến.
- Việc Viettel phủ sóng 3G toàn quốc, đối với vùng sâu, vùng xa, 3G sẽ giúp đưa
Internet về các trung tâm, bưu điện, trường học với chi phí rẻ hơn so với việc
sử dụng công nghệ vệ tinh, hoặc kéo cáp Điều đó cho thấy, 3G không chỉ có
lợi trước mắt mà cả lợi ích kinh tế, chính trị lâu dài và bền vững.
- Với mục tiêu mạng mạng Internet 3G bình dân khắp mọi miền tổ quốc, Viettel
đã tạo điều kiện cho tất cả mọi người dân trên đất nước có cơ hội tiếp xúc với
các nên văn hóa, tri thức trẻn toàn thế giới thông qua Internet.
3. Khó khăn của công nghệ 3G
Công nghệ 3G mà Viettel xây dựng bên cạnh thế mạnh của mình như internet
không dây, có thể truy cập trên di động, sử dụng mọi lúc mọi nơi thay vì cố định một
chỗ so với ADSL,… để làm nên một cuộc cách mạng, bắt buộc 3G phải đảm bảo ba
yếu tố cạnh tranh là giá cả, tốc độ truy cập và cơ sở hạ tầng.

Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom cho biết, vấn đề khó khăn của
các doanh nghiệp khi triển khai 3G trước hết chính là cơ sở hạ tầng, triển khai xây
dựng nhà trạm, mạng lưới. Đây là khó khăn mà mạng nào cũng sẽ gặp phải khi triển
khai 3G. Rồi nhu cầu về băng thông, không phải doanh nghiệp nào cung có đủ khả
năng cung cấp dịch vụ.
Khi đầu tư lớn mà thu hồi vốn chậm.
Khi nhìn dài hạn trong vấn đề này, chúng ta sẽ thấy rằng đây mới là giai đoạn 3G bắt
đầu phát triển khi xuất hiện ngày càng nhiều thiết bị dùng 3G giá hợp lý. Sự phổ biến
của thiết bị cùng mức chi phí hợp lý sẽ đẩy nhanh sự phổ cập của 3G. Sự hình thành
công nghệ và thực sự công nghệ đi vào cuộc sống diễn ra là quá trình. Một ví dụ về
Trang 21
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
chính 3G: 3G xuất hiện đầu tiên vào năm 2001 nhưng phải đến năm 2009 doanh thu
của Ericsson từ 3G mới vượt doanh thu từ 2G.
Viễn thông Viettel xây dựng 3G đều dựa trên hai tiêu chí cơ bản là nhu cầu sử dụng
và khả năng chi trả của khách hàng. Đây cũng chính là khó khăn của các mạng triển
khai 3G hiện nay. Và dự tính mất khoàng vài năm mới thu hồi lại vốn đầu tư ban
đầu. Vì thế, giải pháp tốt nhất là “lôi kéo” được cả những người dùng máy tính vào.
Những thử nghiệm đầu tiên cho hướng này chính là việc các mạng di động lần lượt
cung cấp USB 3G cho người dùng máy tính.
Công nghệ luôn phát triển và luôn đi trước, nhưng việc đưa công nghệ vào thị trường
để cuộc sống hóa là do bản thân người dân, xã hội đòi hỏi, và 3G cũng không ngoại
lệ. Ở trên thế giới do nhu cầu sử dụng đặc biệt là công nghệ hình ảnh nên việc sử
dụng 3G là rất sớm. Từ năm 2002 - 2003 ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đã sử dụng
công nghệ này, còn ở Việt Nam thời điểm đó nhu cầu chủ yếu là điện thoại liên lạc,
giao lưu tình cảm là chính. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, khi nhu cầu sử dụng dữ
liệu hình ảnh đòi hỏi băng thông rộng, chất lượng cao nên việc triển khai 3G tại thời
điểm này là phù hợp nhất.
Một lý do nữa là khi mới triển khai thì giá thiết bị mạng lưới, thiết bị đầu cuối của
công nghệ này rất đắt, chưa phù hợp với mức thu nhập của người dân Việt Nam. Và

đến đầu những năm 2000 ở Việt Nam chỉ mới triển khai thông tin di động 2G. Lúc
đó, nếu đầu tư sẽ phải bỏ một số tiền đầu tư tương đối lớn mà hiệu quả không cao.
Còn bây giờ, khi công nghệ sử dụng dữ liệu, hình ảnh đã phát triển, khi mà giá cả các
thiết bị, mạng lưới đã rẻ đi rất nhiều và nhất là DN đã được hoàn vốn từ đầu tư công
nghệ 2G. Do vậy việc đầu tư vào công nghệ 3G tại thời điểm lúc này là thích hợp
nhất.
Với tỉ lệ người dân ở vùng nông thôn cao ở Việt Nam
Trang 22
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
Tỷ lệ hơn 70 % dân số sống ở vùng nông thôn với đặc điểm người dân sống cộng
đồng làng xã, thu nhập thấp, . Khó có cơ hội tiếp cận với thế giới thông tin cho người
dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa do triển khai Internet ADSL còn gặp
nhiều khó khăn. Việc tiếp cận sản phẩm từ 3G (Dcom 3G) sẽ là phù hợp, tuy nhiên
vẫn gặp trở ngại về giá cộng thêm trở ngại về năng lực sử dụng dẫn đến phần lớn
người dân ở nông thôn khó có thể tiếp cận các thiết bị công nghệ cao từ 3G và là
yếu tố kìm hãm đổi mới công nghệ.
Để người dân nghèo được tiếp cận với Internet, cần có sự hộ trợ từ các dự án của nhà
nước hay các tổ chức quốc tế. Ví dụ Liên Hiệp Quốc trong dự án “Millenium
Village” (Làng Thiên Niên Kỷ). Dự án này tạo nên sự thay đổi lớn trong cuộc sống
của người dân ở các làng Châu Phi khi 500.000 người dân nghèo được tiếp cận với
Internet, từ đó thay đổi cơ bản các phương thức giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin
và tiến hành kinh doanh. Đó là cách thu hẹp khoảng cách số, khoảng cách giàu nghèo
một cách bền vững. Các dịch vụ y tế từ xa, trong giáo dục đào tạo… thể hiện rõ lợi
ích của viễn thông trong việc tạo thêm giá trị cho các ngành khác và đồng thời mang
lại lợi ích cho xã hội.
Đối với thành phố các lợi ích của 3G đã là rõ ràng. Còn ở vùng sâu, vùng xa, nếu chỉ
sử dụng điện thoại thông thường thì công nghệ 2G như hiện nay đã có thể đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng công nghệ 3G trong
việc đưa internet về các trung tâm, bưu điện, trường học ở các vùng sâu, vùng xa sẽ
còn rẻ hơn việc sử dụng công nghệ vệ tinh, hoặc kéo đường cáp để cung cấp internet

về vùng sâu, vùng xa. Việc hạ giá thành đến mức thấp nhất và cách sử dụng dịch vụ
một cách đơn giản nhất là điều cần thiết để Viettel có thể chiếm lĩnh được nhiễu thị
trường 3G hơn ở nông thôn.
Trên nền tảng cơ sở hạ tầng
Trang 23
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
Ở Việt nam đã có 2 hệ thống di động GSM và CDMA, hai hệ thống này phù hợp khi
từ GSM tiến lên WCDMA. Vì vậy Bộ bưu chính viễn thông quyết định các doanh
nghiệp đi lên 3G thì sử dụng 2 tiêu chuản mà cũng được thế giới chấp nhận là hệ
thống băng tần IMT 2000 và trong đó có 2 hệ thống là CDMA 2000 và WCDMA.
3G là sự phát triển tiếp theo của thế hệ 2G. Dịch vụ 3G không phải chỉ mang lại lợi
ích cho nguời dùng mà còn cho cả nền kinh tế. Khi có được 3G thì doanh nghiệp có
thêm được băng tần nên chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vì đã tận
dụng được mạng lõi của 2G, chỉ phải đầu tư thêm phần mạng vô tuyến. Tuy nhiên,
việc đầu tư này cũng không phải là đầu tư toàn bộ mà cũng là cải tiến từ hệ thống 2G.
Khía cạnh dịch vụ
Các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam hầu như vẫn chưa sẵn sàng cho
3G, thậm chí, một kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất máy đầu cuối 3G cũng chưa có.
Một khó khăn nữa cần phải có cách giải quyết hợp lý đó là từ phía khách hàng.
Không cần hiểu công nghệ 3G như thế nào song đòi hỏi của người sử dụng đó là dịch
vụ mà nhà khai thác đưa ra có gì tốt hơn, ưu việt hơn so với những dịch vụ đã có.
Phải tiếp thị từng bước để người dùng hiểu.
Cùng với đó là sự tương thích về thiết bị đầu cuối, làm sao giá thành của những thiết
bị đầu cuối công nghệ 3G khi đến tay người dùng phải ở mức hợp lý.
Cần một thị trường dịch vụ nội dung phong phú
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng những
dịch vụ cao cấp đa phương tiện 3G như truyền hình di động, nghe nhạc, xem phim
theo yêu cầu…
Các dịch vụ nội dung cho mạng 3G còn ít:Điều này phản ánh thực tế, người sử dụng
di động ở nước ta chủ yếu vẫn là thoại và tin nhắn, họ chỉ dùng 3G để "lướt net", số ít

Trang 24
Bài tập lớn Quản trị công nghệ
dùng video call (gọi điện thấy hình). Tuy nhiên, xét ở một góc độkhác, là các nhà
cung cấp dịch vụ di động gồm cả : Vinaphone, Mobifone, EVN Telecom chứ không
riêng gì Viettel đã đưa ra quá ít dịch vụ nội dung cho loại hình này, có nghĩa là các
ứngdụng trên nền công nghệ 3G còn nghèo và chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút khách
hang
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, doanh thu đạt được từ những dịch vụ này không
cao, nếu như không nói là khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính là nội dung của dịch vụ
chưa có nhiều, chưa hấp dẫn được khách hàng. Để cung cấp được các dịch vụ nội
dung 3G, các nhà khai thác mạng khó có thể làm một mình phải có những đối tác nội
dung cùng phối hợp.
Dịch vụ là yếu tố quyết định thành công trong 3G, nếu không có dịch vụ nội dung
đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì khó có thể phát triển 3G.
IV. Giải pháp khắc phục nhược điểm công nghệ 3G
1. Có 3 điều mà nhà cung cấp mạng 3G nói chung và công nghệ 3G của
Viettel nói riêng cần quan tâm.
- Trước tiên là tính thân thiện và đơn giản: bởi đa số mọi người trước đây chưa biết
nhiềuvề Internet do đó tính thân thiện giúp họ sử dụng lần đầu tiên mà không bị nhầm
lẫn.
- Thứ hai là nội dung tiếng Việt
- Thứ ba, là giá cả hợp lý, để khuyến khích sử dụng dịch vụ trả trước.
Đa số người sử dụng không hiểu về sự liên quan giữa Megabyte và giá cả nên chính
sách giá phải dễ hiểu. Sự khởi đầu với những dịch vụ như vậy sẽ khuyến khích người
tiêu dùng sử dụng,cung cấp nội dung, đóng góp ứng dụng và đó là cơ sở để có sự
sáng tạo và hoàn thiện. Đối vớithị trường châu Á, các dịch vụ cao cấp chỉ chiếm phần
nhỏ. Họ cần những dịch vụ giúp tiết kiệmthời gian, tiền bạc và có ích cho cuộc sống
như chăm sóc sức khoẻ, giao dịch ngân hàng.Công nghệ 3G và những chức năng đa
Trang 25

×