Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo tổng hợp về công ty viglacera Từ Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.25 KB, 27 trang )

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VIGLACERA TỪ LIÊM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần
Viglacera Từ Liêm.
Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm, tiền thân là nhà máy gạch Từ
Liêm được thành lập theo quyết định số: 190/BKT, ngày 03/3/1959 của Bộ
kiến trúc về việc: Thành lập công trường xây dựng Nhà máy gạch Từ Liêm
(số hiệu là CT - 135) trực thuộc Công ty Kiến trúc Hà Nội đóng tại xã Xuân
Thủy - Hoài Đức - Hà Đông. Qua nhiều lần sáp nhập, chia tách, thực hiện
việc sắp xếp và đổi mới Doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước. Ngày
14 tháng 8 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra quyết định số 1107/QĐ-
BXD, về việc: chuyển Nhà máy gạch Từ Liêm - Công ty Gốm xây dựng
Hữu Hưng thuộc Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng thành Công ty
cổ phần Từ Liêm (nay là Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm) và chính thức
đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 01 tháng 10 năm 2003.
Công ty có trụ sở đặt tại: Thôn Ngọc Mạch, xã Xuân Phương, huyện
Từ Liêm, TP Hà Nội, với tổng số vốn Điều lệ ban đầu là 9.000.000.000 đồng,
hiện nay tăng lên 11.311.900.000 đồng (trong đó vốn nhà nước chiếm 51%,
còn lại 49% là vốn đóng góp của các cổ đông).
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất các loại gạch ngói từ đất sét nung.
- Tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ SX các loại SP gạch ngói
từ đất sét nung trên dây chuyền hầm sấy và lò nung tuynen.
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập trực thuộc Tổng Công
ty Thủy tinh và Gốm xây dựng (nay là Tổng Công ty Viglacera) có tư cách
pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp, có tài khoản và con dấu riêng. Ngành
nghề sản xuất kinh doanh chính là: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
đất sét nung phục vụ chủ yếu thị trường trong nước.
Tháng 10/2006, Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng quyết định


sáp nhập hai nhà máy: Nhà máy Gốm xây dựng Bình Minh và nhà máy Gốm
xây dựng Phú Xuyên từ Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng Viglacera vào
Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm là hai đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty
cổ phần Viglacera Từ Liêm; có con dấu và tài khoản chuyên thu tại ngân hàng,
được tổ chức theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần Viglacera
Từ Liêm và theo quy chế riêng của Nhà máy do Hội đồng quản trị Công ty cổ
phần Viglacera Từ Liêm phê chuẩn.
Với truyền thống cũ của nhà máy gạch Từ Liêm, hàng năm Công ty
tăng trưởng cả về cở vật chất lẫn số lượng lao động. Tính đến nay gần 900
cán bộ công nhân viên Công ty với cơ sở vật chất ban đầu được trang bị khá
đầy đủ, đồng bộ. Mặt khác hàng năm lãnh đạo Công ty thường xuyên đầu tư
đổi mới, cải tạo dây chuyền công nghệ, từng bước cơ giới hóa các công
đoạn, mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh, sản phẩm của Công ty như:
Gạch lát nền, gạch chống nóng, ngói 22 viên/m
2
, ngói hài ….đã có mặt gần
như khắp cả nước, thương hiệu Viglacera Từ Liêm được thị trường tin dùng
và ngày càng phát triển lớn mạnh.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản suất của Công ty.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Trong từng nhà máy chia thành các tổ phù hợp với từng công đoạn
của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Các tổ sản xuất này thực hiện
công việc liên hoàn với nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
 Nhiệm vụ của nhà máy:
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sản xuất sản phẩm và mọi hoạt
động diễn ra trong quá trình sản xuất.
- Luôn luôn phải đảm bảo sản xuất các sản phẩm đủ số lượng và đúng
chất lượng.
- Giám sát nhân công và phân phối thu nhập cho người lao động một
cách trung thực và đúng kỳ.

- Quan tâm trực tiếp đến đời sống và đảm bảo an toàn lao động cho
CB CNV trong nhà máy.
 Các tổ có nhiệm vụ như sau:
- Tổ than: Có nhiệm vụ cung cấp than đầy đủ, liên tục cho quá trình
sản xuất. Nghiền than mịn sau đó đưa qua máy cấp than để đưa vào máy cấp
liệu thùng trộn đều đất và than với nhau. Và vận chuyển than lên lò để phục
vụ cho việc đốt lò.
- Tổ bể ủ: Chuẩn bị nước, tưới nước ngâm ủ. Khi phối liệu đất và
than từ máy cấp liệu thùng được chuyển bằng băng tải lên máy nghiền xa
luân nghiền trộn đều và chuyển sang máy cán, khi máy cán đã cán đất mịn
chuyển qua băng tải đưa vào bể ủ, sau đó dùng nước tưới vào đất để ngâm
ủ.Thời gian ngâm ủ từ 2 đến 3 ngày, xong sử dụng máy xúc gầu múc chuyển
qua băng tải để đưa vào máy nhào 2 trục.
- Tổ tạo hình: Sau khi đất ở bể ủ đưa qua băng tải chuyển đến máy
nhào 2 trục, chuyển sang máy đùn ép đùn ra gạch mộc. Tổ tạo hình có
nhiệm vụ cắt gạch mang ra nhà kính phơi.
- Tổ phơi: Có nhiệm vụ phơi đảo gạch tại nhà cáng kính, đảm bảo cho
gạch phơi khô đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ vận chuyển: Có nhiệm vụ vận chuyển bán thành phẩm từ nhà
cáng kính phơi gạch vào khu lò nung và hầm sấy.
- Tổ xếp goòng: Có nhiệm vụ xếp gạch khô lên các xe goòng chứa
gạch nằm trên lò nung và hầm sấy.
- Tổ đốt lò gạch: Có nhiệm vụ đưa các goòng chứa gạch vào hầm sấy
và lò nung.Tra than dẫn lửa và nâng nhiệt độ theo đường cong nung quy
định đảm bảo cho hầm sấy và lò nung tuynel hoạt động liên tục gạch đạt
chất lượng cao.
- Tổ ra lò: Khi gạch được đốt chín thành SP tổ có nhiệm vụ dỡ, vận
chuyển ra kho chứa SP và phân loại gạch theo từng phẩm cấp: A1, A2,
A3.Sau đó tổ trưởng cùng KCS nghiệm thu sản phẩm kiểm tra nhập kho.
- Tổ xây dựng cơ bản: Sửa chữa nhà xưởng, nhà kính phơi gạch, bảo

dưỡng xe goòng nung gạch
- Tổ vận hành máy: Làm nhiệm vụ vận hành máy, sửa chữa bảo
dưỡng MMTB.
- Tổ bốc xếp: Làm nhiệm vụ đóng gói, bốc sản phẩm lên phương tiện
vận chuyển cho khách mua hàng.
1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất gạch ngói của Công ty cổ
phần Viglacera Từ Liêm được khái quát qua sơ đồ sau:
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH CÔNG TY CỔ PHẦN
VIGLACERA TỪ LIÊM
Kho than
Nhà chứa đất
Cấp liệu thùng
Máy cán thô
Máy cán mịn
Bàn cắt
Phơi đảo bảo quản
Máy nhào 2 trục
có lưới lọc
Máy xúc nhiều gàu
Máy nhào ép
liên hợp
Xếp goòng
Sấy nung lò Tuynel
Nước
Dỡ goòng,
phân loại,
xếp kiêu
Nghiền
Cấp liệu thùng

Độ ẩm 20
0
-22
0
Băng tải
Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia (Bernini), Công ty
tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ. Mỗi ngày Công
ty có thể sản xuất ra khoảng 200.000 đến 350.000 viên gạch các loại QTC.
Đặc điểm chung về quy trình công nghệ sản xuất gạch là công nghệ
sản xuất hàng loạt, tương đối khép kín. Quy trình sản xuất gạch của Công ty
được chia làm 2 khâu chính.
- Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về nhập tại kho để phong hóa từ 2
đến 3 tháng, nếu dự trữ được càng lâu càng tốt. Tưới nước ngâm ủ và dùng
máy ủi trần, bóc từng lớp mỏng đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được
nghiền mịn theo tỷ lệ quy định. Hỗn hợp này theo quy trình công nghệ gồm
máy xa luân, máy cán, máy xúc, máy nhào hai trục, máy đùn ép liên hợp và
bàn cắt tự động tạo thành gạch mộc. Công nhân vận chuyển gạch mộc ra
phơi trong nhà cáng kính. Thời gian thường là 3 ngày vào mùa hè, 5 đến 6
ngày vào mùa đông. Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt
độ ẩm từ 10% đến 14% rồi được tiếp tục xếp lên các xe goòng. Trong khâu
này gạch không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ra và đưa trở lại bãi nguyên vật liệu
ban đầu.
- Khâu nung: Công nhân sử dụng xe phà, bằng tời kéo xe goòng chứa
gạch mộc và dùng kích thuỷ lực đưa goòng vào hầm sấy tuynel rồi qua lò
nung, tra than dẫn lửa và nung đốt. Quá trình này được diễn ra liên tục, cứ
một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác
lại tiếp tục đưa vào hầm sấy. Khi gạch chín ra lò, công nhân vận chuyển
gạch ra bãi thành phẩm, phân thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, xếp
thành các kiêu gạch. Cuối cùng thủ kho cùng KCS và ban nghiệm thu SP:
Kiểm tra, làm thủ tục nhập kho.

1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất.
Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu
tham mưu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban tham mưu trực
tuyến cho Giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp Giám
đốc đề ra các quyết định quản lý phù hợp với tình hình thực tế và có lợi cho
Công ty. Bộ máy quản lý của công ty gồm có:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại
hội cổ đông. Hội đồng quản trị quyết định phương hướng tổ chức sản xuất,
kinh doanh và các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù
hợp với pháp luật.
- Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
- Giám đốc điều hành: Là người đại diện cho pháp luật Công ty, trực
tiếp điều hành và chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng… Đồng thời là người
chịu trách nhiệm trước cổ đông, Hội đồng quản trị và ban kiểm soát về toàn
bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc thực hiện các công vệc như
lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham mưu, đề xuất các biện pháp nhằm
khai thác có hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn các phòng ban chức năng khác:
- Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các
nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời theo đúng phương pháp quy
định nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đặc biệt là để
phục vụ cho việc quản lý và điều hành Công ty của Ban giám đốc. Bộ máy
kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Phòng kế toán
thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán. Ngoài ra, dưới phân xưởng có
bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, thực hiện hạch toán
ban đầu, thu nhập kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hàng ngày và

chuyển số liệu lên phòng kế toán. Cuối mỗi quý, kế toán trưởng tập hợp số
liệu, lập báo cáo kế toán và gửi trình lên Giám đốc phê duyệt.
- Phòng kinh doanh: Ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, xây
dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các hoạt động marketing, tìm
hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng tổ chức – lao động: Giúp Giám đốc thực hiện đúng chính
sách của Nhà nước đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao
động. Ngoài ra chịu sự quản lý của phòng tổ chức – hành chính còn có 3 bộ
phận nhỏ: Bộ phận y tế, bộ phận tạp vụ, bộ phận bảo vệ.
Ngoài các phòng ban chính đó, Công ty còn có các bộ phận chức
năng khác như: Văn thư, bảo vệ, công đoàn… Trong mỗi phân xưởng, ngoài
quản đốc phân xưởng có nhân viên giám sát quá trình sản xuất, còn có các
nhân viên Ban kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, chấm công, tính toán tiền
lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
VIGLACERA TỪ LIÊM
HĐ Cổ đông
HĐ Quản trị
Giám đốc
Phòng
Tổ
Chức

Phòng
Tài
Vụ
Phòng
Kinh
Doanh
Phó

Giám
Đốc
PX
Sản
Xuất
PX
phụ
Ban KS
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nguồn vốn 98.158.322.889 106.693.829.227 117.571.195.262
Nợ phải trả 73.868.461.129 80.291.805.575 86.014.760.629
Vốn chủ sở hữu 24.289.861.760 26.610.624.327 31.556.434.633
Tài sản 98.158.322.889 106.693.829.227 117.571.195.262
Tài sản ngắn hạn 37.037.360.854 40.258.000.928 43.721.872.630
Tài sản dài hạn 61.120.962.035 66.435.828.299 73.849.322.632
Doanh thu 69.647.945.268 73.313.626.598 109.271.653.447
Chi phí 67.295.142.835 73.146.894.406 103.808.525.950
Lợi nhuận 2.352.802.433 166.732.192 5.463.127.497
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 năm 2009, năm
2010
Phân tích sơ lược ý nghĩa các thông tin kinh tế trong năm 2009-
2010
Phân tích cơ cấu và sự biến động của vốn
Tổng tài sản năm 2010 so với năm 2009 tăng 10.877.366.035 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,19% (trong đó tài sản ngắn hạn năm 2010 so
với năm 2009 tăng 3.463.871.702 đồng với tỷ lệ tăng 8,6%, tài sản dài hạn
năm 2010 so với năm 2009 tăng 7.413.494.333 đồng vơi tỷ lệ tăng tương
ứng 11,16%). Việc tăng tổng tài sản nói trên cùng với sự tăng lên của vốn

chủ sở hữu điều đó cho thấy quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lên. Khả
năng sang năm 2011 quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
mở rộng.
Phân tích cơ cấu phân bổ tài sản
Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2009 chiểm
62,27%, năm 2010 chiếm 62,81% (so với năm 2009 thì tỷ trọng tài sản dài
hạn năm 2010 tăng 0,545%) trong khi đo tài sản ngắn hạn năm 2009 chiếm
37,73%, năm 2010 chiếm 37,19% (so với năm 2009 thì tỷ trọng tài sản ngắn
hạn năm 2010 giảm 0,545%) việc giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn nói trên là
do giảm tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho và tăng tỷ
trọng tài sản dài hạn nói trên là do giảm tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính
dài hạn.
Tóm lại: Qua phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn nói trên ta
thấy, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp nói trên là hoàn toàn hợp lý
bởi vì việc tăng tổng tài sản của doanh nghiệp thể hiện quy mô của doanh
nghiệp đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất sản
xuất kinh doanh, giảm các loại tài sản không cần thiết nhằm sử dụng vốn có
hiệu quả
Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Tổng nguồn vốn năm 2010 so với năm 2009 tăng 10.877.366.035
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,19% (trong đó nợ phải trả năm 2010 so
với năm 2009 tăng 5.722.055.054 đồng với tỷ lệ tăng 7,13%, vốn chủ sở hữu
năm 2010 so với năm 2009 tăng 4.945.810.306 đồng với tỷ lệ tăng tương
ứng 18,59%). Việc tăng tổng nguồn vốn nói trên cùng với sự tăng lên của tài
sản dài hạn điều đó cho thấy quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lên. Điều
này cho thấy trong năm 2010 doanh nghiệp đã huy động vốn và thực tế khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp đã tăng lên.
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 tăng
4.945.810.306 đồng vơi tỷ lệ tăng 18,59% với mức tăng và tỷ lệ tăng như
trên là khá cao. Điều này có thể dự đoán trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh

có lãi, hiệu quả kinh doanh tăng, từ đó để lạ một khối lượng lợi nhuận khá
lớn để bổ sung vốn, đáp ứng nhu cầu tăng vốn trong năm của doanh nghiệp,
hoặc do trong năm tăng được hiệu quả kinh doanh từ đó thu hút được vốn
đầu tư của chủ sở hữu. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có nhiều thuận
lợi trong việc huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp khá cao.
Đối với nợ phải trả năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.722.055.054
đồng với tỷ lệ tăng 7,13% với mức tăng như trên là khá cao, điều này chứng
minh cho việc doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất kinh doanh làm tăng
khoản phải trả cho người bán
Phân tích cơ cấu phân bổ nguồn vốn
Trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nợ phải trả năm 2009 chiểm
75,25%, năm 2010 chiếm 73,16% (so với năm 2009 thì tỷ trọng nợ phải trả
năm 2010 giảm 2,095%) trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2009 chiếm
24,94%, năm 2010 chiếm 26,94% (so với năm 2009 thì tỷ trọng vốn chủ sở
hữu năm 2010 tăng 1,899%) việc giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn nói trên là do
giảm tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho và tăng tỷ trọng
tài sản dài hạn nói trên là do giảm tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài
hạn.
Như vậy trong năm 2009 và năm 2010 khả năng tài chính, mức độ tài
chính của doanh nghiệp đều cao và năm 2010 lại cao hơn. Với cơ cấu
nguông vố như trên thì mức độ an toàn tài chính cao, rủi ro tìa chính thấp
nhưng trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả cao, nó không
khuếch trương được tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ và nó sẽ làm
giảm tính hấp dẫn cổ phiếu của doanh nghiệp.
Tóm lại: Trong năm 2009 và 2010 khả năng tài chính, khả năng huy
động vốn của doanh nghiệp đều cao. Cơ cấu nguồn vốn là hợp lý, nó thể
hiện mức độ tự chủ về tài chính ở cả trong năm 2009 và năm 2010, có được
kết quả trên đó là do tác động tích cực từ kết quả và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.

Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Năm 2010 so với năm 2009 các chỉ tiêu Doanh thu, lợi nhuận của
doanh nghiệp đều có biến động tăng, điều này cho thấy kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp năm sau đều cao hơn năm trước, nó thể hiện sự cố gắng
của doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho
thấy sự phát triển của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Xem xét cụ thể chỉ tiêu doanh thu, chi phí: Số liệu trên bảng cho ta
thấy sự biến động về doanh thu đã tăng nhanh hơn chi phí, điều này chứng
tỏ công tác bán hàng, quản lý chi phí của doanh nghiệp năm sau toort hơn
năm trước. Đó là những nhân tố giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP VIGLACERA TỪ LIÊM
2.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty.
2.1. 1. Bộ máy kế toán ở Công ty.
Toàn bộ công việc kế toán đều tập trung về phòng tài chính kế toán
của Công ty. Dưới nhà máy không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố
trí một nhân viên thống kê có nhiệm vụ thống kê tập hợp số liệu ban đầu
theo yêu cầu của kế toán trưởng, theo dõi chấm công, thanh quyết toán
lương và các chế độ cho công nhân viên nhà máy, hàng ngày gửi thông tin
kinh tế về phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán Công ty gồm: kế toán trưởng và năm cán bộ
kế toán. Mỗi một nhân viên trong bộ máy kế toán phụ trách một phần hành
kế toán nhất định, mỗi một người đều có chức năng và nhiệm vụ riêng. Cụ
thể là:
- Kế toán trưởng: Phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm, hướng
dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng. Có nhiệm vụ
lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tín dụng ngân hàng hàng
năm, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty theo quy
định của pháp luật. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Giám đốc

Công ty về công tác kế toán tài chính, báo cáo quản trị và thống kê. Điều
hành chung mọi công việc có liên quan của phòng kế toán tài chính, kiểm tra
các báo cáo tài chính, soạn thảo các văn bản có liên quan. Kế toán trưởng
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
- Kế toán tổng hợp, TSCĐ: Làm công tác kế toán tổng hợp, kế toán
giá thành và kế toán TSCĐ. Chịu trách nhiệm kiểm tra các sổ kế toán chi tiết
do các nhân viên kế toán khác lập, theo dõi tài khoản 142 và 335. Lập báo
cáo quyết toán tài chính hàng quý, năm và các báo cáo liên quan đến tài
chính kế toán, thống kê, báo cáo giao ban hàng tháng. Lập danh mục TSCĐ
và tính khấu hao TSCĐ.
- Kế toán vật tư: Kiểm tra theo dõi chứng từ vật tư đầu vào, viết các
phiếu nhập kho, xuất kho nguyên liệu, xác định số tồn kho cả về số lượng và
giá trị. Hàng tháng đối chiếu với số liệu của thủ kho.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi các tài khoản công nợ (Mở sổ
chi tiết và lập biên bản đối chiếu 6 tháng và cuối năm) đồng thời chịu trách
nhiệm về việc thu hồi công nợ.
- Kế toán thanh toán: Lập phiếu thu chi hàng ngày, kiểm tra chứng từ
thanh toán đầu vào, quản lý và theo dõi việc thanh toán tạm ứng, cuối mỗi
tháng đối chiếu công nợ và quyết toán công nợ mở sổ theo dõi các loại tiền
vay, tiền gửi từng ngân hàng, lập báo cáo ngân hàng hàng quý.
- Thủ quỹ: Là người chuyên thu tiền, chi tiền khi có các nghiệp vụ liên
quan tới tiền mặt phát sinh, hàng ngày ghi sổ quỹ tiền mặt.
- Nhân viên thống kê nhà máy: Có nhiệm vụ chấm công hàng ngày
cuối tháng tổng hợp lại. Ngoài ra còn lập bảng nghiệm thu sản phẩm hàng
ngày theo từng loại SP, từng thứ hạng phẩm cấp. Cuối tháng kiểm kê khối
kượng sản phẩm dở dang dưới phân xưởng, tính lương cho công nhân trực
tiếp sản xuất, tập hợp số liệu về vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong
tháng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG


Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp số liệu
2.1. 2. Hình thức kế toán tại Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, Công
ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế toán FAST
ACCOUNTING. Hình thức Nhật ký chung đơn giản và rất phù hợp với việc
sử dụng máy vi tính.
Hệ thống sổ kế toán ở Công ty bao gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái tài
khoản, các sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản, các loại bảng kê, các bảng phân
bổ. Trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, Công ty sử dụng sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ chi tiết các TK
621, 622, 627, 154, tờ kê chi tiết các tài khoản liên quan. Ngoài các sổ sách
theo đúng chế độ của nhà nước Công ty còn yêu cầu lập thêm các bảng biểu
khác để công tác kế toán quản lý chặt chẽ hơn.
2.1.4.3. Phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty. Xuất phát từ đặc
điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty, hiện nay
phòng TCKT của Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung
trên phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING.
FAST ACCOUNTING là phần mềm cho phép nhiều lựa chọn khác
nhau nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp: Lựa chọn hình
thức của sổ kế toán, sổ sách kế toán (Chứng từ ghi sổ, nhật ký chung) lựa
chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên, kiểm kê
THỦ QUỸ KẾ TOÁN
THANH TOÁN,
NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN VẬT

KẾ TOÁN TỔNG
HỢP CPSX, TÍNH

GIÁ THÀNH SP VÀ
KẾ TOÁN TSCĐ
KẾ TOÁN TIÊU
THỤ SẢN PHẨM,
THỐNG KÊ NM
định kỳ), lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng bán, có trường thông tin
riêng do người sử dụng tự định nghĩa.
FAST ACCOUNTING cho phép bảo mật bằng mật khẩu và phân
quyền truy cập và cập nhật chi tiết. Phần mềm kế toán FAST Công ty áp
dụng được thiết kế xử lý dữ liệu trực tiếp, nghĩa là các dữ liệu được cập
nhập và lưu giữ trong một tệp dữ liệu duy nhất, từ tệp dữ liệu này chương
trình cho phép đưa ra các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết và báo cáo kế toán
theo hình thức kế toán mà Công ty áp dụng và đã cài đặt sẵn trong máy.
Chứng từ phát sinh hàng ngày được mã hoá và cập nhật trong những menu
cụ thể. Hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp được lưu giữ trong máy, có thể
được in ra khi cần thiết.
Quy trình hạch toán, xử lý chứng từ, luân chuyển chứng từ, cung cấp
thông tin kinh tế của Công ty đều được thực hiện trên máy. Việc này giúp
các nhân viên phòng kế toán giảm nhẹ được công việc và thực hiện cung cấp
thông tin số liệu nhanh và kịp thời.
Số liệu cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình ngoài ra
còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ khác tuỳ theo từng
trường hợp cụ thể và chuyển sang phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ
sách kế toán, các báo cáo tài chính,báo cáo quản trị chi phí và giá thành.
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU TRÊN MÁY VI TÍNH.



Chứng từ kế toán
Các phân hệ nghiệp vụ

Tệp nhật ký
Tệp sổ cái
Sổ sách kế toán
Báo cáo kế toán
Nhập chứng từ
Chuyển sổ sang sổ cái
Lên sổ cái


 Tổ chức khai báo mã hóa ban đầu.
FAST ACCOUNTING cho phép người dùng quản lý các đối tượng kế
toán theo các danh mục kế toán. Danh mục kế toán là một tập hợp dữ liệu
dùng để quản lý một cách có tổ chức và không nhầm lẫn các đối tượng thông
qua việc mã hóa các đối tượng đó. Mỗi danh mục gồm nhiều danh điểm.
Một danh điểm là một đối tượng cụ thể cần quản lý như một tài khoản kế
toán, một loại vật tư hàng hóa và được xác định bằng một mã duy nhất.
Việc mã hóa được thực hiện sao cho đảm bảo phục vụ được công tác quản
lý, lên được các báo cáo cần thiết đồng thời dễ nhớ dễ sử dụng.
Việc mã hóa các danh mục được thực hiện ngay từ khi bắt đầu sử
dụng phần mềm và có thể thay đổi, thêm bớt trong quá trình sử dụng sao cho
phù hợp với công tác kế toán của DN. Trên màn hình danh mục của FAST
có hiện các phím chức năng phục vụ cho việc mã hóa (F3: sửa, F4: thêm,
F8: xóa ).
 Danh mục tài khoản kế toán: Căn cứ vào danh mục tài khoản mẫu
do Bộ tài chính ban hành theo quyết định QĐ15/2006/QĐ – BTC, Công ty
cổ CP Viglacera Từ Liêm đã xây dựng được một hệ thống tài khoản riêng
phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình.
Trường hợp muốn sửa thông tin như số hiệu tài khoản, tên tài khoản
chọn menu Kế toán tổng hợp/ Danh mục từ điển/ Danh mục tài khoản. Ấn
phím F3 để sửa, trường hợp doanh nghiệp muốn thêm tài khoản con thì ấn

phím F4 rồi khai báo tên, số hiệu tài khoản và các thông tin cần thiết.
 Danh mục kho hàng: bao gồm các kho thành phẩm, kho sản phẩm
dở dang, kho vật tư. Việc mã hóa kho bắt đầu bằng chữ cái ký hiệu tên kho
sau đó đánh số chi tiết cho nhà máy.
Cách khai báo như sau: Từ nền giao diện chung ta vào Kế toán hàng
tồn kho/ Danh mục từ điển/ Danh mục kho hàng. Ấn phím F4, máy sẽ
hiện ra màn hình khai báo, giả sử khai báo kho vật tư Từ Liêm:
+ Mã kho: VT01
+ Tên kho: Kho vật tư Bình Minh
Cuối cùng kích chuột vào nút “ Nhận ” để kết thúc khai báo.
 Danh mục vật liệu sản phẩm hàng hóa: việc mã hóa bắt đầu bằng
chữ cái ký hiệu tên nhóm vật liệu sản phẩm hàng hóa sau đó đánh số chi tiết
cho từng loại trong nhóm.
Ví dụ: Gạch R60 có mã là G01; Gạch R60 PP có mã là G010
Gạch R60 A1: G011
Gạch R60 A2 : G012
Cách khai báo như sau: Từ nền giao diện chung ta vào Kế toán hàng
tồn kho/ Danh mục từ điển/ Danh mục hàng hoá/ vật tư. Ấn phím F4 và
tiến hành nhập dữ liệu về vật liệu cần khai báo, giả sử khi khai báo Đất sét
trắng sản xuất gạch ở công ty thực hiện như sau:
+ Mã vật tư: DG03
+ Tên vật tư: Đất sét trắng sản xuất gạch
+ Đơn vị tính: M3
+ Theo dõi tồn kho: 1 ( Số 1: có theo dõi tồn kho, số 0: không theo dõi
tồn kho )
+ Cách tính giá tồn kho: 1 ( Số 1: tính theo giá trung bình tháng, số 2:
tính theo giá đích danh, số 3: tính theo giá nhập trước xuất trước, số 4: tính
theo giá trung bình di động )
+ Tk kho: 1521 - Nguyên liệu, vật liệu chính
+ Sửa Tk kho: 1 ( Số 1: được sửa, số 0: không được sửa)

Sau khi kết thúc khai báo kích chuột vào nút “ Nhận ”.
2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty.
Niên độ kế toán tại Công ty là từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: Hạch toán theo từng tháng.
Đồng tiền sử dụng: Đồng Việt nam
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng theo quyết định số
15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Đường thẳng.
2.2.1.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu. kiểm tra
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ kế toán, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung( các
phân hệ phù hợp), sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để
chuyển sang Sổ cái tài khoản toán phù hợp, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể
và chuyển sang phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, các báo
cáo tài chính, báo cáo quản trị chi phí và giá thành.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Từ ngày: 01/01/2011 đến ngày: 31/01/2011
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Ngày Số Nợ Có
07/01 PN 01 Nhập than sản xuất gạch
Nguyên vật liệu chính 1522 499 679 000
Thuế GTGT được khấu trừ 133 24 983 950
Phải trả cho người bán 331 524 662 950
09/01 PX 15 Xuất CCDC phục vụ sản xuất
Chi phí sản xuất chung 6273 21 271 906
Công cụ dụng cụ 1531 21 271 906
09/01 PX 18 Xuất vất tư phục vụ sản xuất
Chi phí sản xuất chung 6272 658 012
Vât liệu 1528 658 012
18/01 PC 335 Thanh toán tiền thuê xe
Chi phí sản xuất chung 6277 2 000 000
Tiền mặt 1111 2 000 000
24/01 PN 87 Nhập đất sản xuất gạch
Nguyên vật liệu chính 1521 394 469 710
Thuế GTGT được khấu trừ 133 19 723 485.5
Phải trả cho người bán 331 414 193 195.5
31/01 PX 141 Xuất đất sản xuất gạch
Chi phí NVLTT 621
645 745 000 000

Nguyên vật liệu chính 1521
645 745 000 000
31/01 PKT TS Trích KHTSCĐ trong tháng
Chi phí khấu khao TSCĐ 6274 185 173 893
Hao mòn TSCĐ 2141 185 173 893
31/01 PX 141 Xuất than sản xuất gạch
Chi phí NVLTT 621 1 304 290 000
Nhiên liệu 1523 1 304 290 000
31/01 PKT82 Phân bổ tiền lương CNTT
Chi phí NCTT 622 1 716 465 060
Tiền lương phải trả 3341 1 716 465 060
31/01 PKT83 Các khoản trích theo lương
Trích BHXH 3383 81 553 600
Trích BHYT 3384 15 291 300
Trích BHTN 3389 5 097 100
Trích KPCĐ 3382 34 329 301
Tiền lương phải trả 3341 136 271 301
31/01 PKT89 Chi phí nhân viên NM
Chi phí sản xuất chung 6271 75 778 252
Phân bổ tiền lương tháng 334 75 788 252
31/01 PKT90 Các khoản trích theo lương
Chi phí sản xuất chung 6271 11 421 765
Trích BHXH 3383 7 924 960
Trích BHYT 3384 1 485 930
Trích BHTN 3389 495 310
Trích KPCĐ 3382 1 515 565
31/01 PKT Kết chuyển CPNVLTT
Chi phí SXKD dở dang 1541
1 950 039 000
Chi phí NVL TT 621

1 950 039 000
31/01 PKT Kết chuyển CPNCTT
Chi phí SXKD dở dang 1541 1 852 736 361
Chi phí NCTT 622 1 852 736 361
31/01 PKT Kết chuyển CPSXC
Chi phí SXKD dở dang 1541 780 535 317
CPSXC 627 780 535 317
31/01 PN 128 Nhập kho thành phẩm
Thành phẩm 155 4 458 227 635
Chi phí SXKD dở dang 1541 4 458 227 635
Ngày 31, tháng 01, năm 2011
NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG
2.2.2.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Kỳ lập báo cáo: Hạch toán theo từng tháng
Nơi gửi báo cáo: Tổng công ty Viglacera , Cục thuế Thành phố Hà
nội
Các loại báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
PHẦN 3
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA TỪ LIÊM
Về công tác quản lý
Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm là một đơn vị sản xuất kinh
doanh độc lập, có 51% vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Công ty đã chủ động
tìm ra được mô hình quản lý hạch hoán tương đối khoa học và hợp lý, phù
hợp với đặc điểm và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trong nền kinh tế
thị trường.
Công ty luôn quan tâm tới việc đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân
có tay nghề cao cùng với hệ thống máy móc chuyên dùng hiện đại và kinh
nghiệm tích luỹ trong quá trình phát triển, do vậy chất lượng sản phẩm

không ngừng nâng cao, tạo uy tín đối với khách hàng, có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, thực
hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Có thể nói Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm có đầy đủ khả năng
sản xuất các sản phẩm theo đúng lĩnh vực kinh doanh của mình trên địa bàn
trong và ngoài nước.
3.1. Đánh gía về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần
Viglacera Từ Liêm.
Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ phù hợp với
đặc điểm tổ chức quản lí cũng như đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty.
Hiện nay phòng TCKT có 5 người trong đó 3 người có trình độ đại học
TCKT. Mỗi người chịu trách nhiệm một phần hành kế toán. Với đội ngũ cán
bộ nhân viên có năng lực nhiệt tình trong công việc lại được bố trí
hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người đóng góp tích cực vào
công tác hạch toán, kế toán và quản lý kinh tế tài chính của Công ty nói
chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói
riêng.
3.2. Đánh gía về tổ công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Viglacera
Từ Liêm.
 Về hệ thống chứng từ kế toán.
Nhìn chung, về hệ thống chứng từ của Công ty được luân chuyển tổ
chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo quy chế tài chính đã ban hành. Công ty
đã quan tâm và tổ chức thực hiện tương đối tốt công tác kế toán từ việc kiểm
tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tới việc phản ánh ghi chép vào các
sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.
 Về hình thức sổ kế toán.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức ‘Nhật ký chung’’ - việc lựa
chọn hình thức này là rất khoa học. Toàn bộ công việc ghi chép vào các sổ
phần lớn là được thực hiện trên máy vi tính nên đã giảm nhẹ đáng kể khối
lượng công việc của phòng kế toán rất nhiều mà vẫn đảm bảo được tính

chính xác và kịp thời của các số liệu, trong đó phải nhắc đến kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 Về phương pháp kế toán của Công ty.
Phương pháp kế toán được sử dụng ở Công ty là phương pháp kê khai
thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất
kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Nó cho phép phản ánh kịp thời
và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, cung cấp đầy
đủ các thông tin cho nhà quản lý.
 Về phần mềm kế toán sử dụng: Công ty đang sử dụng FAST
ACCOUNGTING – một phần mềm kế toán có khá nhiều tính năng ưu việt
đã góp phần giúp các nhân viên Phòng kế toán giảm nhẹ được công việc và
thực hiện cung cấp thông tin số liệu nhanh và kịp thời.
 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc

×