Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG DƯỢC LÝ HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHĂN NUÔI THÚ Y)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.68 KB, 59 trang )


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
DƯỢC LÝ HỌC
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHĂN NUÔI THÚ Y)
Mã số môn học: CN2315
Số tín chỉ: 03
Lý thuyết: 30 tiết
Thực hành: 15 tiết
Phú Thọ, năm 2012
MỤC LỤC
i
BÀI MỞ ĐẦU
Số tiết: 01 tiết (Lý thuyết: 01, bài tập, thảo luận: 0)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau khi học xong sinh viên hiểu được:
+ Khái niệm, lịch sử phát triển, nhiệm vụ và vị trí của môn học.
+ Mối liên quan với các môn học khác.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được kiến thức đã học để biết phương pháp học tập môn dược lý học từ đó
nâng cao hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Thái độ:
+ Có thái độ nghiêm túc.
+ Tích cực trong học tập chủ động và chú ý nghe giảng.
B) NỘI DUNG
1. Lịch sử phát triển của môn học
Lịch sử phát triển môn dược lý học được bắt đầu từ khi xuất hiện loài người. Nó luôn
luôn tồn tại và phát triển song song cùng với lịch sử đấu tranh sinh tồn của con người với thiên
nhiên trong phòng chống dịch bệnh cho người và động vật nuôi.
Các danh y nổi tiếng của nhân loại: Hyppocrate (640 trước công nguyên), Aristote (384 -
322 trước công nguyên), Galien (131 – 201 trước công nguyên) đã để lại nhiều công trình khoa


học có giá trị về thuốc, những luận điểm, cũng như những lời chỉ giáo quí báu cho việc hành
nghề y dược chữa bệnh cứu người.
Nền công nghiệp dược phẩm được phát triển rất mạnh vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ
20 và những năm đầu của thể kỷ 21. Ngày càng có thêm nhiều loại thuốc (dược phẩm) được
nghiên cứu và đưa ra điều trị cho hiều quả cao. Hiện nay, việc theo dõi tác dụng của thuốc trong
lâm sàng diễn biến rất phức tạp. Do vậy khi dùng thuốc, chúng ta không chỉ biết khai thác triệt
để các mặt có lợi, mà cần biết đầy đủ các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra trên
cơ sở đó có biện pháp phòng trị kịp thời. Người có chuyên môn giỏi phải biết kết hợp tốt các
khâu: chẩn đoán đúng bệnh, chọn đúng thuốc, điều trị kịp thời
2. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí của môn học
- Môn học này giúp cho sinh viên thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y của các ngành nông-
lâm nghiệp nắm được các kiến thức cơ bản về thuốc. Trên cơ sở đó áp dụng thuốc trong điều trị
từng bệnh cụ thể. Đồng thời cũng biết được cách đề phòng, trị những tác dụng có hại của thuốc
trong điều trị.
- Biết cách kê hay thực hiện pha chế được các đơn thuốc theo đúng nguyên tắc, đúng
chuyên môn trong điều trị bệnh cho động vật nuôi.
- Môn học này sẽ giúp người học có đủ kiến thức cơ bản về thuốc để học tiếp các môn
học chuyên môn như: chẩn đoán, nội khoa, ngoại khoa và đặc biệt là các môn truyền nhiễm và
ký sinh trùng, những bệnh lây lan chung giữa người và động vật.
1
- Ngoài ra, môn dược lý học còn có liên quan đến các môn: dược liệu, hoá dược, để biết
được mối liên quan giữa tính chất lý hoá học với tác dụng dược lý của thuốc. Môn độc chất học
để biết được mối liên quan giữa tác dụng dược lý, trúng độc và cách giải độc cho động vật nuôi.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp.
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp.
D) CÂU HỎI, NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Lịch sử phát triển dược lý học ?

2. Sự liên quan dược lý học với các môn học khác ?
2
CHƯƠNG 1
Dược lý học đại cương
Số tiết: 08 tiết (Lý thuyết: 08; bài tập, thảo luận: 0)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau khi học xong sinh viên hiểu được:
+ Đặc điểm về sự hấp thu thuốc của cơ thể qua các con đường khác nhau: sự vận chuyển
thuốc qua màng sinh học, sự hấp thu thuốc theo đường tiêm, đường tiêu hóa.
+ Sự phân bố của thuốc trong huyết tương, trong cơ quan đáp ứng, chuyển hóa và thải trừ
của thuốc trong cơ thể.
+ Cơ chế tác dụng của thuốc: cơ chế tạo chelat, cơ chế tác dụng do ảnh hưởng đến vận
chuyển qua màng sinh học, cơ chế tác dụng do thay đổi sinh hoá.
+ Các cách tác dụng của thuốc: tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân, tác dụng hồi phục
và không hồi phục, tác dụng chọn lọc, tác dụng đối kháng, tác dụng hiệp đồng.
+ Các yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: sự hấp thu thuốc, nhịp
điệu thải trừ thuốc, đường cho thuốc, trạng thái bệnh lý, tuổi, loài, giống gia súc.
+ Các yếu tố bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: các yếu tố thuộc về môi
trường, các yếu tố thuộc về thuốc.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học, hiểu rõ về dược động học của thuốc.
+ Nắm được những ưu nhược điểm của các con đường sử dụng thuốc.
+ Vận dụng được kiến thức đã học về cơ chế và các cách tác dụng của thuốc khi sử dụng
để sử dụng một cách linh hoạt các loại thuốc trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
- Thái độ:
+ Sinh viên có thái độ nghiêm túc.
+ Chủ động trong học tập.
B) NỘI DUNG
1.1. Dược động học của thuốc

1.1.1. Hấp thu thuốc
1.1.1.1. Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học
* Cấu tạo màng sinh học:
- Là những phân tử lipoprotein, ở hai phía trong và ngoài màng là những phân tử protein, ở
giữa là lớp phân tử kép phospholipid.
- Xen kẽ với các phần tử lipoprotein trên bề mặt màng còn có các khe hở còn gọi là
các lỗ lọc.
- Các phân tử thuốc đi qua màng sinh học theo các cách sau:
+ Qua lỗ lọc.
+ Qua lớp màng lipoprotein.
* Vận chuyển thụ động
- Lọc:
+ Vận chuyển nhiều chất có phân tử lượng nhỏ có cực và không có cực, hoà tan trong nước.
+ Khả năng lọc phụ thuộc vào đường kính các lỗ lọc trên màng, kích thước và bản chất
hoá học của thuốc.
3
- Khuếch tán thụ động:
+ Vận chuyển thuốc theo sự chênh lệch nồng độ, không tiêu tốn năng lượng của tế bào.
+ Là cơ chế quan trọng nhất đối với sự vận chuyển thuốc qua màng.
- Sự vận chuyển thuốc do carrier điều khiển:
+ Thực hiện nhờ chất vận chuyển (carrier) nằm ở màng sinh học.
+ Chất vận chuyển có ái lực cao với thuốc, tạo phức với thuốc, dẫn dắt thuốc từ bên này
màng sang bên kia màng. Sau đó chất vận chuyển quay lại nơi cũ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
như trên.
1.1.1.2. Sự hấp thu thuốc theo các đường đưa thuốc
* Theo đường tiêu hoá
- Miệng: Thuốc qua niêm mạc miệng theo tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch hàm trong, tĩnh
mạch cảnh ngoài rồi đến tĩnh mạch chủ trên đổ về tim để vào đại tuần hoàn.
- Dạ dày: Dạ dày thường có môi trường acid do vậy thuốc là acid yếu ở dạng không ion
hóa nhiều sẽ dễ hấp thu.

- Ruột non: Là nơi hấp thu thuốc rất tốt vì:
+ Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn, có van ngang.
+ Niêm mạc được tưới máu nhiều.
+ Nhu động ruột thường xuyên nhào nặn, phân phối thuốc đều trên diện tích rộng lớn đó.
- Ruột già: Nguyên tắc hấp thu ở đây giống ruột non, nhưng khả năng hấp thu kém hơn.
+ Niêm mạc nhẵn do không có van ngang và nhung mao như ruột non
+ Khi sử dụng thuốc qua trực tràng thuốc có thể được hấp thu tốt, nhưng vì trực tràng
chứa rất ít dịch, nên nồng độ thuốc ở đây đậm đặc.
* Cho thuốc theo đường tiêm:
- Tiêm tĩnh mạch:
+ Đưa thuốc trực tiếp vào máu.
+ Có thể dự đoán được nồng độ của thuốc trong huyết tương và thường cho một đáp ứng
ngay về tác dụng dược lý do thuốc được chuyển nhanh về cơ quan cảm ứng thuốc và các tế bào
cảm thụ thuốc.
- Tiêm bắp và tiêm dưới da:
+ Thuốc hấp thu tương đối nhanh.
+ Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào tình trạng mạch quản ở vị trí tiêm và diện tích bề mặt
hấp thu tiếp xúc với thuốc.
- Phương pháp tiêm khác:
+ Tiêm phúc mạc.
+ Tiêm xương.
+ Tiêm bao khớp.
+ Tiêm tuỷ sống.
+ Tiêm động mạch.
+ Tiêm cạnh dây thần kinh.
+ Tiêm phong bế đám rối thần kinh
* Theo các đường khác:
- Qua đường hô hấp: Thuốc được hấp thu tốt do:
+ Diện tích trao đổi khí của nhu mô phổi lớn.
+ Tính thấm cao và được tưới máu nhiều.

4
- Qua da:
+ Da có lớp bảo vệ thuốc khó ngấm qua, khi da tổn thương thuốc dễ bị hấp thu.
+ Các thuốc hoà tan trong lipid có thể hấp thu qua da, thuốc hoà tan trong nước ít hoặc
không hấp thu qua da.
1.1.2. Phân bố thuốc
Thuốc sau khi hấp thu, nó được phân phối trong phần dịch thể của cơ thể như: máu, dịch
lâm ba, dịch nội, ngoại bào và được vận chuyển tới các mô, cơ quan, tổ chức, nơi đáp ứng.
1.1.2.1. Thuốc trong huyết tương
- Sau khi hấp thu vào huyết tương tồn tại dưới hai dạng:
+ Dạng kết hợp với protein huyết tương.
+ Dạng tự do.
- Thuốc được gắn với albumin hoặc globulin, tạo thành những phức hợp không thấm qua
được màng của mạch máu và tổ chức.
1.1.2.2. Thuốc ở trong các cơ quan đáp ứng
- Thuốc tự do trong huyết tương đến các cơ quan đáp ứng, tại đây một phần thuốc ở dạng
tự do, phần quan trọng là thuốc kết hợp với chất liệu của tổ chức đó (các receptor).
- Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào mối liên kết giữa thuốc và receptor, độ
bền của phức này được đảm bảo bởi các liên kết: liên kết hydro, liên kết ion, liên kết lưỡng cực -
lưỡng cực, tương tác kỵ nước, liên kết cộng hoá trị.
- Aceptor chỉ là nơi kết hợp với thuốc, không tạo ra hoạt tính.
- Chất chủ vận (agonist): là chất gây ra một tác dụng sinh lý.
+ Chất chủ vận hoàn toàn (full agonist).
+ Chất chủ vận không hoàn toàn (partial agonist).
- Chất đối kháng (antagonist): là chất ức chế đáp ứng do chất chủ vận gây ra. Chất đối
kháng chỉ có ái lực với receptor nhưng phức này không tạo nên hiệu lực.
+ Đối kháng cạnh tranh (competitive antagonism).
+ Đối kháng không cạnh tranh (non - competitive antanogism).
- Receptor dự trữ (spare receptor): khái niệm này đề cập đến sự sản sinh ra một đáp ứng
tối đa của tổ chức khi chỉ một phần trong tổng số của các receptor bị chiếm chỗ.

1.1.2.3. Thuốc ở nơi tích luỹ
Thuốc tự do được đưa đến nơi dự trữ, đó là các tổ chức mỡ, gan, thận thuốc được gắn
với protein hoặc những yếu tố khác và được giữ lại.
Từ các cơ quan dự trữ, thuốc được di chuyển trở lại máu.
- Sự di chuyển này phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương.
- Nồng độ thuốc trong huyết tương phụ thuộc sự khử hoạt tính và sự thải trừ của thuốc.
Cũng như kết hợp với protein huyết tương, có hai khả năng cần quan tâm đến:
+ Dự trữ (dự trữ sắt, dự trữ vitamin ).
+ Khả năng gây độc cho cơ thể, với khả năng này chúng ta đặc biệt quan tâm đến thuốc
hoà tan trong lipid, như DDT, 666 Được dự trữ rất lâu trong cơ thể và gây độc, tử vong khi cơ
thể có những biến đổi đột ngột.
1.1.3. Chuyển hoá thuốc
1.1.3.1. Phản ứng pha I (những phản ứng giáng hoá)
- Quá trình oxy hoá: Quá trình oxy hoá nhất thiết phải có oxy và enzime oxy hoá xúc tác.
- Quá trình khử: ít xảy ra hơn các quá trình khác.
5
- Quá trình thuỷ phân: Xảy ra trong máu hoặc trong dịch tổ chức. Quá trình thuỷ phân
thuốc do các enzyme esterase đặc hiệu xúc tác.
- Quá trình trung hoà: Trong dạ dày, natribicacbonate bị trung hòa bởi HCl dịch vị.
1.1.3.2. Phản ứng pha II (những phản ứng liên hợp)
Sau khi đã giáng hóa, chất chuyển hóa có thể liên hợp với các chất để tăng tính phân cực,
dễ thải trừ và hết độc, cụ thể:
- Liên hợp với acid acetic.
- Liên hợp với acid sulfuric.
- Liên hợp với acid mecapturic.
- Liên hợp với glycocol (glycin).
- Liên hợp với acid glucuronic.
1.1.3.3. Ý nghĩa của chuyển hóa thuốc
- Qua chuyển hóa thuốc mất tác dụng - đây là trường hợp thông thường.
- Qua chuyển hóa, thuốc bắt đầu mới có tác dụng.

- Qua chyển hóa, thuốc vẫn giữ được tác dụng của chất mẹ.
- Qua chuyển hóa, thuốc sẽ tăng độc tính.
- Đa số thuốc được khử hoạt tính ở gan, khi dùng thuốc luôn chú ý trạng thái của gan.
- Đa số các phản ứng khử độc đều cần oxy.
- Các chất vừa được chuyển hoá thường có tính phân cực cao, ít tan trong lipid, nhưng lại
dễ tan trong nước, dễ thải trừ qua nước tiểu hay dịch mật hơn chất mẹ.
1.1.4. Thải trừ thuốc
Đại đa số thuốc đều là chất lạ đối với cơ thể. Vì vậy các tế bào sẽ tìm cách đào thải
chúng. Có nhiều đường thải trừ các thuốc. Quan trọng nhất là thận, đường tiêu hóa.
1.1.4.1. Thải trừ qua thận
Thải trừ qua thận là quan trọng nhất. Thải thuốc ở thận phụ thuộc vào ba quá trình:
- Lọc qua mao mạch cầu thận:
+ Hầu hết các thuốc được lọc ở đây.
+ Những chất thay huyết tương và những chất đang còn gắn với protein huyết tương
không lọc ở cầu thận.
- Thải qua tế bào của biểu mô ống thận.
- Tái hấp thu qua tế bào biểu mô ống thận.
pH nước tiểu có liên quan tới tái hấp thu và thải thuốc.
1.1.4.2. Thải trừ qua bộ máy tiêu hóa
- Qua nước bọt:
+ Nhiều loại gia súc tiết nước bọt rất lớn, như trâu, bò và ngựa có thể lên tới 10 lít/ ngày.
+ Một số thuốc qua nước bọt: iodid, salixilat, paracetamol, sulfamid, penicilin….
- Qua dạ dày: Các thuốc khó hấp thu ở dạ dày, ruột sẽ thải trừ qua đường này.
1.1.4.3. Thải trừ qua mật
- Các chất có phân tử lượng lớn hơn 300 và có mặt các nhóm có cực.
- Thải trừ qua mật là cơ chế thải trừ quan trọng đối với các cation và anion hữu cơ quá
phân cực, không tái hấp thu ở ruột.
1.1.4.4. Thải trừ qua cơ quan khác
- Tuyến sữa:
+ Thuốc qua sữa có thể chữa bệnh cho con đang bú, cũng có thể gây độc cho con.

6
+ Thuốc qua sữa làm giảm chất lượng sữa, tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, ảnh
hưởng tới hiệu quả của các quá trình chế biến các sản phẩm từ sữa (format, sữa chua)…
+ Các thuốc hòa tan tốt trong lipoid được thải trừ mạnh qua sữa.
Các loại thuốc qua được tuyến vú vào sữa:
+Kháng sinh: benzylpenicilin, ampicilin, cephalosporin, tetracyclin…
+ Hóa dược trị liệu như một số sulfamid
+ Các ancaloid: atropin, quinin, strychnin và một số chất diệt côn trùng như DDT, 666.
- Thải qua phổi: Gồm một số loại thuốc:
+ Các thuốc bay hơi tốt, được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp.
+ Một số dịch thể như cồn, para andehyt, chất rắn như long não (comphora)
- Qua mồ hôi: nhiều chất được thải trừ qua mồ hôi như quinin, hợp chất kim loại nặng,
các tinh dầu, sulfamid, nhiều chất vi lượng.
- Qua da, sừng, lông, tóc: hợp chất chứa As, F
1.2. Cơ chế tác dụng và các cách tác dụng của thuốc
1.2.1. Cơ chế tác dụng của thuốc
1.2.1.1. Cơ chế tác dụng do tính chất lý hoá không đặc hiệu
- Gồm các thuốc có tác dụng bằng những hiện tượng vật lý và phản ứng hóa học thông
thường. các thuốc này hoàn toàn không có ái lực với một kết cấu sinh hóa nào trong tế bào và
thường đòi hỏi nồng độ cao trong cơ thể.
- Một số thuốc có tính chất lý hóa không đặc hiệu thường gặp như:
+ Thuốc tẩy chứa các ion Mg
++
, SO
4
++
, PO
4

.

+ Thuốc lợi niệu.
+ Các chất hập phụ như than hoạt tính, cao lanh.
1.2.1.2. Cơ chế tạo chelat
- Hiện nay hay dùng các chất tạo chelat – “chất càng cua”.
- Các chất này đều chứa các nhóm có cực: -OH, -SH, -NH
2
hay chứa ion hóa như: -O-,
COO-, khi vào cơ thể sẽ tham gia phản ứng tạo phức mới.
- Các phức mới này sẽ không qua được màng sinh học, dễ thải, giảm độc như chất EDTA
calci – dinatri với Pb.
- Các thuốc kháng sinh cũng có cơ chế tạo chelat như:
+ Tetracycline.
+ Một số thuốc thuộc nhóm Quinolon.
1.2.1.3. Cơ chế tác dụng do ảnh hưởng đến vận chuyển qua màng sinh học
Các thuốc tê ngăn cản sự xâm nhập của ion Na
+
vào trong tế bào, làm ổn định nạng tế bào
thần kinh tại Synap. Do đó xung động không được truyền đi.
1.2.1.4. Cơ chế tác dụng do thay đổi sinh hoá
- Thuốc ức chế enzym: các thuốc chống viêm phi steroid khi vào cơ thể ức chế enzym
cyclorxygenase làm giảm sự tổng hợp prostaglandin nên có tác dụng hạ sốt, giảm đau.
- Thuốc hoạt hóa enzym: các thuốc thuộc nhóm phenobarbital gây cảm ứng enzym
cytocrom P
450
của tế bào gan, nên đã làm tăng quá trình oxy hóa của thuốc warfarin hay làm tăng
phản ứng glucoro – hợp của sắc tố mật – bilirubin dùng trong điều trị bệnh vàng da.
- Các thay đổi khác: các thuốc ngủ làm tăng GABA và glycocol trong não.
1.2.2. Các cách tác dụng của thuốc
1.2.2.1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân
7

- Tác dụng tại chỗ là tác dụng xuất hiện ngay tại chỗ ở nơi mà ta cho thuốc:
+ Các thuốc sát khuẩn.
+ Thuốc bôi vết thương.
+ Các thuốc gây tê cục bộ.
+ Thuốc bọc đường tiêu hóa.
+ Tuy nhiên, vẫn có một phần nhỏ thuốc sẽ hấp thu vào máu và đi đến các khí quan khác.
- Tác dụng toàn thân là tác động đến toàn bộ cơ thể:
+ Gồm những thuốc có cơ chế tác dụng trên những hệ cơ quan điều khiển hoạt động sống
của toàn cơ thể.
+ Ví dụ: Morphine, strychnin, caphein…
1.2.2.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ
- Tác dụng chính là tác dụng điều trị của thuốc.
- Tác dụng phụ là tác dụng không cần khi điều trị, thậm chí có thể gây hại cho cơ thể.
Ví dụ: + Chloralhydrat:
Tác dụng chính là gây ngủ.
Tác dụng phụ là kích ứng niêm mạc dạ dày và tá tràng.
+ Ephedrin:
Tác dụng chính làm giãn phế quản.
Tác dụng phụ là làm mất ngủ, bồn chồn.
- Trong điều trị tìm cách giữ tác dụng chính và làm giảm tác dụng phụ.
1.2.2.3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục
- Tác dụng phục hồi: Sau khi đưa thuốc vào cơ thể dẫn đến biến đổi trạng thái cơ thể,
nhưng sau một thời gian lại khôi phục trạng thái bình thường.
Ví dụ: Dùng novocain gây tê dây thần kinh cảm giác, tác dụng gây tê chỉ xảy ra nhất thời
trong một khoảng thời gian ngắn, hết thuốc tê cơ thể sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
- Tác dụng không phục hồi: Sau khi cơ thể biến đổi trạng thái bởi thuốc, cơ thể không trở
lại trạng thái ban đầu.
Ví dụ: Nitrat bạc làm cháy da, đốt các tổ chức thịt lồi ra ở ngoài mặt da.
1.2.2.4. Tác dụng chọn lọc
- Tác dụng chọn lọc: là tác dụng của thuốc với một cơ quan nào đó mặc dù khi được hấp

thu vào máu thuốc được phân bố khắp cơ thể.
Ví dụ: Oxytoxin tác dụng ưu tiên lên tử cung.
- Tác dụng đặc hiệu là tác dụng dược lý của thuốc thông qua sự kết hợp đặc hiệu giữa
thuốc với receptor giống như khóa với chìa.
- Tác dụng không đặc hiệu gồm: những thuốc có tác dụng dược lý do đặc tính vật lý hay
phản ứng hóa học. Những thuốc này hoàn toàn không có ái lực với một kết cấu sinh học nào và
thường đòi hỏi nồng độ cao.
1.2.2.5. Tác dụng đối kháng
- Tác dụng đối kháng cạnh tranh: Hai chất chủ vận và chất đối kháng cạnh tranh nhau
trên cùng một nơi với receptor.
Ví dụ: Pilocarpin và atropin.
- Tác dụng đối kháng không cạnh tranh: Chất đỗi kháng tác dụng khác nơi trên receptor với
chất chủ vận, nếu tăng liều lượng của chất chủ vận lên cũng không đạt được hiệu lực.
Ví dụ: Phối hợp penicillin và tetracyclin.
8
- Đối kháng chức phận: 2 chất chủ vận và receptor của chúng khác hẳn nhau nhưng tác
động đối kháng của chúng thể hiện trên cùng một cơ quan.
Ví dụ: Pilocarpin và adrenalin.
- Đối kháng hóa học: là sự tương kỵ, do đối kháng và tác dụng hóa học.
Ví dụ: Penicillin và vitamin C.
1.2.2.6. Tác dụng hiệp đồng
- Hai hay nhiều loại thuốc khi phối hợp với nhau sẽ làm tăng tác dụng của nhau hay tăng
hiệu quả điều trị.
- Nếu hiệp đồng hai thuốc mà hiệu quả chung bằng hiệu quả của từng loại thuốc cộng lại
gọi là hiệp đồng cộng.
Ví dụ: Gây tê bằng ête có thêm pantotan tiêm tĩnh mạch sẽ có hiệp đồng cộng.
- Nếu hiệu quả chung cao hơn gọi là hiệp đồng trội.
Ví dụ: Khi gây tê bằng novocain có thêm vài giọt adrenalin trong dung dịch thuoocd tế
thì tác dụng gây tê sẽ mạnh hơn và kéo dài hơn.
- Trái ngược với tác dụng hiệp đồng là tác dụng đối lập. Khi dùng chung 2 thuốc chúng

làm yếu hoặc làm mất tác dụng của nhau đi.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
1.3.1. Các yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
1.3.1.1. Loài, giống gia súc
- Các loài vật nuôi có cấu tạo đặc điểm sinh lý, sinh hóa khác nhau:
+ Khả năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ của thuốc khác nhau.
+ Sự phản ứng của cơ thể với thuốc khác nhau.
1.3.1.2. Tính biệt
- Trong cùng loài cũng có sự mẫn cảm với thuốc khác nhau giữa các giống.
- Do hoạt động của các tuyến sinh dục, các hormon có vai trò đối với hoạt tính của các
men chuyển hóa thuốc.
-> Vì vậy sự mẫn cảm với thuốc khác nhau giữa con đực và cái.
1.3.1.3. Tuổi
- Tuổi ảnh hưởng trọng lượng cơ thể: Liều thuốc tính theo trọng lượng.
- Tính cảm thụ thuốc của gia súc non khác với gia súc trưởng thành.
1.3.1.4. Yếu tố cá thể
- Mỗi cá thể phản ứng với thuốc là khác nhau: Dùng lặp lại một loại thuốc nhiều lần có
thể dẫn đến hiện tượng:
+ Tích lũy tác dụng, làm tác dụng của thuốc tăng lên.
+ Hoặc có thể dẫn đến hiện tượng quen thuốc: tác dụng dược lý của thuốc giảm đi hoặc
không còn tác dụng.
1.3.1.5. Trạng thái bệnh lý
- Có những thuốc chỉ có tác dụng ở trạng thái bệnh lý.
+ Ví dụ: thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng khi cơ thể bị sốt.
+ Trường hợp bệnh lý ở trạng thái ưu năng, thuốc tác dụng điều chỉnh trở lại bình thường
nhanh, rõ.
+ Các quá trình bệnh lý thiểu năng, thuốc tác dụng điều chỉnh trở lại bình thường kém.
- Các tế bào bệnh lý mẫn cảm với thuốc hơn tế bào bình thường.
9
1.3.1.6. Đường cho thuốc

- Các phương thức cho thuốc vào cơ thể khác nhau thì ảnh hưởng tới tác dụng dược lý
của thuốc cũng khác nhau.
- Sự hấp thu, phân hủy và thải trừ thuốc ở các đường dẫn khác nhau là khác nhau.
1.3.1.7. Sự hấp thu thuốc
- Thuốc muốn có tác dụng phải được hấp thu vào máu.
- Sự hấp thu thuốc:
+ Phụ thuộc vào đường đưa thuốc.
+ Phụ thuộc vào đặc tính lý hóa của thuốc.
1.3.1.8. Nhịp điệu thải trừ thuốc
- Có nhiều thuốc có tính tích lũy do thời gian tồn tại lâu trong cơ thể, nếu dùng liên tục sẽ
bị trúng độc.
- Ngược lại, có thuốc hấp thu chậm nhưng lại thải trừ nhanh nên không đảm bảo nồng độ
hữu hiệu có tác dụng chữa bệnh trong máu.
- Các thuốc chứa những kim loại nặng như Hg, Pb, As… thải trừ chậm gây tích lũy.
1.3.2. Các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
1.3.2.1. Các yếu tố thuộc về thuốc
- Tính chất của thuốc:
+ Những thuốc dễ phân ly tác dụng nhanh.
+ Thuốc khó phân ly tác dụng chậm.
- Thuốc ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn.
- Thuốc tan nhiều, bay hơi, khuếch tán mạnh tác dụng nhanh, mạnh hơn loại ít tan hay
khuếch tán chậm.
- Dạng thuốc, cách thức bào chế, điều kiện bảo quản, dung môi pha chế ảnh hưởng sâu
sắc đến tác dụng dược lý của thuốc.
- Liều dùng cũng như nồng độ thuốc trong cơ thể quyết định tác dụng dược lý của thuốc:
+ Liều thấp không tác dụng.
+ Liều cao gây độc hoặc giết chết vật.
- Cường độ tác dụng của thuốc tỷ lệ thuận với số lượng receptor gắn vào thuốc:
+ Số lượng receptor cao thuốc tập trung ở đó nhiều nên tác dụng dược lý ở đó cao.
+ Số lượng receptor thấp thuốc tập trung ở đó nhiều nên tác dụng dược lý ở đó cao.

- Liều lượng thuốc:
+ Liều tính theo thời gian: một lần, một ngày, một liệu trình.
+ Liều tối thiểu: Là lượng thuốc tối thiểu có trong cơ thể để thuốc có tác dụng chữa bệnh,
dưới nồng độ này thuốc không có tác dụng.
+ Liều chỉ định: Thuốc có tác dụng phòng trị hay khôi phục lại chức năng sinh lý, chức phận
bình thường cho vật nuôi, không gây nên những rối loạn bệnh lý nào, thường giới hạn khoảng.
+ Liều tối đa: Nếu vượt quá gây độc cho vật nuôi.
+ Liều độc: Khi sử dụng thuốc sẽ có những dấu hiệu biến đổi bệnh lý độc hại.
+ Liệu trình dùng thuốc là số lần dùng thuốc trong ngày và dùng trong bao nhiêu ngày thì
tạm ngưng hay ngưng hẳn.
+ Hiệu lực phòng trị bệnh cao, triệt để cần tuân theo đúng chỉ định.
+ Tùy loại động vật liệu trình của từng thuốc khác nhau.
- Có thay đổi nhỏ trong cấu trúc hóa học ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của thuốc.
10
1.3.2.2. Các yếu tố thuộc về môi trường
- Yếu tố dinh dưỡng.
- Điều kiện nuôi nhốt.
- Thời điểm dùng thuốc.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp.
2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp. Dược lý học thú y. Nxb Nông nghiệp, 1997.
4. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp.
5. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000) Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp.
6. Richhar Adams H. Veterinary pharmacology and therapentics. 8
th
Editon. Lowa University
Press/AMES, 1995.
D) CÂU HỎI, NỘI DUNG ÔN TẬP CỦA CHƯƠNG

1. Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học như thế nào?
2. Thuốc hấp thu như thế nào theo các đường cho thuốc?
3. Sự phân bố thuốc trong cơ thể động vật sau khi hấp thu?
4. Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể?
5. Các đường thải trừ thuốc khỏi cơ thể?
6. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng thuốc qua đường cho uống, tiêm?
7. Cơ chế tác dụng do tính chất lý hóa không đặc hiệu của thuốc?
8. Cơ chế tạo chelat và cơ chế tác dụng do thay đổi sinh hóa như thế nào?
9. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân?
10. Anh (chị) hãy so sánh tác dụng chính và tác dụng phụ của thuốc. Cho ví dụ minh họa.
11. Theo anh (chị) tác dụng hiệp đồng và tác dụng đối kháng của thuốc khác nhau cơ bản ở điểm
nào? Cho ví dụ và phân tích sự khác nhau đó.
12. Thế nào là tác dụng chọn lọc của thuốc, cho ví dụ?
13. Các yếu tố cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc? Theo anh (chị) yếu tố nào là quan trọng
nhất, tại sao?
14. Các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như thế nào?
15. Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cho gia súc, để thuốc có tác dụng tốt nhất cần lưu ý gì?
16. Làm rõ ảnh hưởng của đường đưa thuốc tới tác tác dụng của thuốc?
11
CHƯƠNG 2
Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh
Số tiết: 08 tiết (Lý thuyết: 08; bài tập, thảo luận: 0)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau khi học xong sinh viên cần hiểu được:
+ Thuốc ức chế thần kinh trung ương: cơ chế tác dụng, sự phân bố, thải trừ, hấp thu và
cách sử dụng của thuốc.
+ Thuốc kích thích thần kinh trung ương: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị.
+ Thuốc gây tê: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị.
+ Thuốc bảo vệ và kích thích đầu mút dây thần kinh cảm giác: tác dụng dược lý, ứng

dụng trong điều trị bệnh.
+ Thuốc tác dụng trên hệ giao cảm: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị thuốc kích thích
và thuốc ức chế hệ giao cảm.
+ Thuốc tác dụng trên hệ phó giao cảm: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị của thuốc
kích thích và thuốc ức chế hệ phó giao cảm.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được kiến thức đã học vào điều trị bệnh cho vật nuôi. Biết cách sử dụng
thuốc tác dụng trên dây thần kinh cảm giác, thuốc tác dụng trên hệ giao cảm, thuốc tác dụng trên
hệ phó giao cảm trong điều trị các bệnh cụ thể.
+ Biết cách sử dụng thuốc để can thiệp trong những trường hợp cơ thể bị trúng độc.
- Thái độ:
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
+ Chủ động và chú ý nghe giảng.
B) NỘI DUNG
2.1. Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương
2.1.1. Thuốc ức chế thần kinh trung ương
2.1.1.1. Thuốc gây mê
- Mê: sự tê liệt có hồi phục các chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương.
- Gây mê: làm ngừng tạm thời hoạt động của các cơ quan bị chi phối trực tiếp bởi hệ thần
kinh trung ương, trừ hoạt động của các trung khu quan trọng: hô hấp tuần hoàn ở hành tuỷ vẫn
được duy trì.
- Thuốc mê gồm các thuốc gây ra trạng thái mê. Trong khi mê, bất kỳ hoạt động mạnh
mẽ nào lên con vật cũng không bị nó phản lại.
- Ý nghĩa của thuốc mê: Thuốc có tác dụng mất cảm giác đau, mất phản xạ vận động,
mềm các cơ giúp cho sự phẫu thuật nhanh chóng.
12
- Khi sử dụng thuốc mê với liều thấp tuỳ mục đích để giảm đau, an thần, phòng choáng,
gây ngủ cho súc vật tạo điều kiện phục hồi sức khoẻ nhanh chóng.
- Cơ chế tác dụng: tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, song do tính chất lý hoá, công
thức phân tử của thuốc khác nhau nên chúng có cơ chế và cường độ gây mê khác nhau.

- Các giai đoạn xảy ra trong quá trình mê:
+ Giai đoạn giảm đau.
+ Giai đoạn hưng phấn.
+ Giai đoạn ngủ.
+ Giai đoạn mê.
+ Giai đoạn trúng độc (Bình thường quá trình gây mê chỉ xẩy ra 4 giai đoạn trên, nhưng
khi cho thuốc mê quá liều hay gia súc yếu quá thường xẩy ra trúng độc).
- Các tai biến xảy ra:
+ Tiết nước bọt, nôn mửa hay sảy ra với thuốc mê bay hơi.
+ Ngừng tim và ngừng hô hấp.
+ Ngừng tim, ngừng hô hấp trực tiếp.
+ Choáng.
+ Hạ thân nhiệt.
* Thuốc gây mê theo đường hô hấp
- Gồm các thuốc ở dạng khí hay lỏng, dễ bay hơi, có tác dụng gây mê.
- Thuốc chỉ có tác dụng gây mê qua đường hô hấp. Các đường đưa thuốc khác không có
tác dụng gây mê.
- Sự hấp thu: không khí trong phổi khi nào đạt được sự thăng bằng nồng độ thuốc ở
không khí hít vào với không khí của phổi, thuốc sẽ thấm qua mao mạch vào máu, theo tuần hoàn
đến các khí quan trong đó thuốc ở trong não nhiều hơn là do cấu tạo nàng của các tế bào thần
kinh có nhiều lipid và do lưới mao mạch của não dầy hơn các tổ chức khác.
- Sự phân bố: Sau khi vào máu, theo tuần hoàn đến khắp các tổ chức. Thuốc có nhiều
trong các tổ chức giàu lipoid, nhiều mao quản.
- Sự thải trừ: chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng còn nguyên.
- Các loại thuốc gây mê bay hơi:
+ Clorform CHCl
3
.
+ Ether etylic C
2

H
5
O C
2
H
5
.
+ Dinitơ oxyd N
2
O.
+ Halothan – fluothan.
* Thuốc gây mê ngoài đường hô hấp
- Những chất ở dạng rắn hay lỏng, không có khả năng bay hơi, nhưng lại có tác dụng gây
mê. Ngoài tác dụng gây mê, thuốc mê không bay hơi còn được dùng với liều lượng khác tuỳ mục
đích để đạt được các tác dụng dược lý.
- Ưu điểm: Cách sử dụng đơn giản
- Nhược điểm: Khó theo dõi, tác dụng giảm đau và mềm cơ kém hơn thuốc mê bay hơi.
Nếu không tính toán kỹ liều, khi bị tai biến do quá liều sẽ rất nguy hiểm.
- Các loại thuốc mê không bay hơi:
+ Các dẫn xuất của bacbituric.
+ Chloral hydrate.
+ Rượu ethylic ( Ethanol - C
2
H
5
OH).
13
2.1.1.2. Thuốc ngủ
- Dẫn xuất của piperidindion:Gồm glutethimid, methyprylon.
- Dẫn xuất quinazolon Gồm: methaqualon, mecloqualon.

- Dẫn xuất của benzodiazepin: Gồm: nitraqualon, flurazepam, diazepam, seduxen,
oxazepam, clorazepat, medazepam
2.1.1.3. Thuốc giảm đau
- Thuốc thuộc nhóm này gồm có thuốc phiện, các dẫn xuất của thuốc phiện, các piopat
tổng hợp được.
- Tác dụng làm giảm cảm giác đau, ức chế thần kinh trung ương ngay với liều điều trị.
* Alcalaid của thuốc phiện
Nhựa thuốc phiện:
+ Tincture of opium (Laudanum) có khoảng 10% nhựa thuốc phiện.
+ Các ancaloid của thuốc phiện ở dạng nuối hydrochlorides (pantopon).
* Morphin
- Khi uống, thuốc được hấp thu chủ yếu ở ruột, một phần rất ít qua dạ dày, tiêm hấp thu
hoàn toàn. Phân bố đều khắp cơ thể, tham gia phản ứng metyl và gluco - liên hợp ở gan.
- Có khoảng 30% thải qua thận. Một lượng nhỏ qua dạ dày, mật và phân. Một phần qua
mồ hôi, sữa, và nước bọt.
- Tác dụng dược lý:
+ Gây hưng phấn ở mèo, chuột, loài nhai lai, nhất là bê, nghé, cá. Gây ức chế ở người,
chó, thỏ, chuột lang.
+ Giảm đau do thuốc ức chế đặc hiệu trung khu đau.
+ Gây ngủ do làm giảm hoạt động của thần kinh. Gây sảng khoái, ngay ở liều điều trị đã
có tác dụng
- Ứng dụng:
+ Dùng làm thuốc giảm đau cho tất cả các loại động vật ở dạng trưởng thành.
+ Dùng làm thuốc tiền mê, tiêm trước khi gây mê 30 phút.
+ Dùng làm thuốc giảm ho hay khi gia súc bị trúng độc Strychnin.
2.1.1.4. Thuốc giảm sốt, chống viêm
Các thuốc thuộc nhóm này gồm 3 nhóm chính: Các dẫn xuất của salicylat, pyrazolon và
anilin, ngoài ra còn thêm indol và một số thuốc khác.
- Cơ chế tác dụng:
+ Giảm đau.

+ Hạ sốt.
+ Tác dụng chống viêm.
- Tác dụng phụ: Thromboxan synthetaza là enzym giúp chuyển endoperoxyd của
PGG
2
/H
2
thành thromboxan A
2
(chỉ tồn tại 1 phút). Do đó tiểu cầu chảy trong mạch bình thường
không bị vón. Các thuốc CVPS ức chế thromboxan sythetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A
2
của tiểu cầu -> chống ngưng kết tiểu cầu.
* Các loại thuốc giảm sốt
- Dẫn xuất anilin.
- Dẫn xuất của acid salicylic.
- Dẫn xuất Pyrazonlon.
14
- Indonmetacin – dẫn xuất indol.
- Dẫn xuất oxicam, piroxicam và tenoxicam.
- Dẫn xuất propionic.
- Dẫn xuất của phenulacetic.
2.1.1.5. Thuốc an thần
* Thuốc an thần chủ yếu
- Các thuốc thuộc nhóm này ngoài tác dụng trên hệ thần kinh chủ động, còn có ảnh
hưởng thêm đến hệ thần kinh thực vật.
- Các dẫn xuất hay dùng gồm: phenothiazin, thioxanthen, butyrophenol; dẫn xuất của
benzamid: loại sulpirid (dogmatil).
* Thuốc an thần thứ yếu
- Thuốc chỉ ảnh hưởng đến nhẹ đến các trung khu thần kinh cảm giác, vị giác, khứu giác,

vui, buồn trên vỏ não.
- Thú y dùng các thuốc này để loại trừ các tác nhân stress có hại của môi trường và chống
co giật. Các thuốc hay dùng: Benzodiazepin, meprobamat, seduxen, trioxazin và MgSO4 25%
dùng ngoài đường tiêu hoá.
2.1.2. Thuốc kích thích thần kinh trung ương
Gồm các thuốc có cấu trúc hoá học khác nhau có nguồn gốc từ thiên nhiên hay do tổng
hợp, nhưng đều có tác dụng kích thích hệ thần kinh chức phận và làm giảm ức chế của hệ thần
kinh trung ương. Tuỳ theo vị trí tác dụng của thuốc để chia thành:
- Loại kích thích ưu tiên trên não.
- Loại kích thích ưu tiên trên hành não.
- Loại kích thích ưu tiên trên tuỷ sống.
2.1.2.1. Thuốc tác dụng ưu tiên trên vỏ bán cầu đại não
* Caphein và các dẫn xuất của xanthin (Purin, theophylin, theobrolin)
- Nguồn gốc: là ancaloid được chiết ra từ lá chè (thea sinensis), hạt coca, cacao, cà phê
(coffea arabica). Hiện nay có thể tổng hợp được từ axit uríc.
- Tác dụng dược lý.
+ Trên bán cầu đại não caphein có tác dụng làm tăng cường hưng phấn vỏ đại não, mất cảm
giác mệt nhọc, buồn ngủ, tăng cường sự nhận biết của thần kinh cảm giác, khứu giác, vị giác…
+ Hệ thống tim mạch: caphein tác dụng trực tiếp trên tim làm tim đập nhanh mạnh dẫn
đến huyết áp tăng.
+ Hệ hô hấp: kích thích trung tâm hô hấp ở hành tuỷ.
- Ứng dụng :
+ Dùng phòng trị các trường hợp bệnh làm giảm hoạt động của tim.
+ Dùng kích thích hoạt động của hệ cơ xương khi cơ bắp bị yếu gia súc lười vận động.
+ Dùng khi gia súc bị trúng độc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
+ Dùng làm thuốc lợi tiểu khi gia súc bị phù nề.
2.1.2.2. Thuốc tác dụng ưu tiên trên hành não
* Camphora (Long não)
- Nguồn gốc: là chất thơm - tinh dầu được chiết ra từ gỗ long não - Camphora
officinarum . Thuốc ở dạng tinh thể mầu trắng, mùi thơm, vị đắng the hắc.

- Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng với tim mạch: tác dụng kích thích rất rõ: tăng tâm thu, tim đập nhanh.
15
+ Tác dụng giảm sốt do thuốc ức chế trung khu điều hoà thân nhiệt và làm giãn mạch
quản ngoại vi.
+ Tác dụng sát trùng.
+ Tác dụng cục bộ trên da, thuốc thấm qua da, kích thích trực tiếp mạch quản cục bộ gây
dãn mạch, chống tụ máu.
- Ứng dụng điều trị:
+ Dùng kích thích hệ thần kinh trung ương khi bị trúng độc các thuốc ức chế gây rối loạn
hô hấp, tụt huyết áp như thuốc ngủ, thuốc mê…
+ Thuốc giảm sốt, đặc biệt bị sốt kèm hiện tượng nhiễm trùng và rối loạn nhịp tim.
+ Kích thích hoạt động của tim khi bị suy tim, yếu tim.
+ Xoa bóp ngoài da, điều trị viêm nhiễm trùng cục bộ.
- Liều dùng: Dung dịch long não 10% (5ml/ống), tiêm dưới da đại gia súc 2 ống/ngày;
tiểu gia súc 1 – 2 ống (2ml/ống)/ ngày.
2.1.2.3. Thuốc tác dụng ưu tiên trên tuỷ sống
* Strychnin
- Nguồn gốc: là ancaloid được chiết ra từ hạt mã tiền, trong hạt chứa 2 – 3% strychnine.
Thuốc ở dạng kết tinh hình kim, không mầu, không mùi, vị rất đắng.
- Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng chủ yếu trên tuỷ sống. Ở liều điều trị, thuốc có nhiệm vụ khôi phục lại chức
phận thần kinh vận động cơ, xương bị suy giảm: yếu, tê, bại liệt các chi.
+ Thuốc có tác dụng trên hai bán cầu đại não, nhưng yếu hơn. Khi dùng thuốc các hoạt
động của tai, mũi, mắt… đều được tăng cường.
+ Với hành tuỷ, thuốc kích thích trung khu hô hấp, làm tăng mức nhạy cảm với khí CO
2
trong máu, chống thở nhát gừng.
+ Với hệ tiêu hoá, ở nồng độ 1/50000 – 100000 vẫn còn vị đắng có tác dụng kích thích
tiêu hoá, tăng tiết dịch vị, dịch ruột, mật…

- Dược động học:
+ Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, tiêm hấp thu hoàn toàn.
+ Thuốc có chu kỳ gan – dạ dày – ruột – lại về gan -> thời gian bán thải lâu.
+ Tích luỹ trong gan.
- Ứng dụng điều trị:
+ Phòng, trị bại liệt sau khi đẻ của trâu, bò, lợn…
+ Nồng độ thấp: cho uống để kích thích tiêu hoá, tăng khả năng phục hồi sức khoẻ.
+ Dùng giải độc khi gia súc bị trúng độc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
2.2. Thuốc tác dụng trên dây thần kinh cảm giác
2.2.1. Thuốc gây tê
2.2.1.1. Định nghĩa
+ Thuốc tê làm mất cảm giác (đau, nhiệt độ ) của một vùng cơ thể tại chỗ dùng thuốc,
trong khi đó chức phận vận động vẫn không ảnh hưởng.
+ Thuốc tê ngăn cản việc truyền những xung động thần kinh từ nơi kích thích qua vùng
thần kinh nơi tiêm thuốc đến hệ thần kinh trung ương.
2.2.1.2. Tác dụng dược lý
- Tác dụng tại chỗ:
16
+ Thuốc tê tác dụng lên mọi sợi của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật lần lượt
từ sợi bé đến sợi to tuỳ theo nồng độ thuốc.
+ Thứ tự mất cảm giác: đau, lạnh, nóng, xúc giác nông, xúc giác sâu. Khi hết thuốc tác
dụng hồi phục theo chiều ngược lại.
- Tác dụng toàn thân:
+ Xuất hiện khi thuốc ngấm vào được vòng tuần hoàn với nồng độ cao, hay gặp nhất với cocain.
+ Thuốc kích thích thần kinh trung ương: sảng khoái, hết mệt, ảo giác.
- Tương tác thuốc:
+ Các thuốc làm tăng tác dụng của thuốc tê: morphin và các dẫn xuất của nó, thuốc an
thần thuộc nhóm clopromazin. Tác dụng hiệp đồng với adrenalin (trừ cocain) và curazơ kéo dài
thời gian gây tê.
+ Các thuốc làm tăng độc tính của thuốc tê: quinidin, thuốc phong toả β-adrenergic gây

rối loạn dẫn truyền xung động trong cơ tim.
+ Tác dụng đối kháng gồm các thuốc tê là dẫn xuất từ para amino benzoic như novocain
(procain) có đối kháng 2 chiều với các sulphamid -> không dùng chung trong lâm sàng.
2.2.1.3. Các thuốc hay dùng
* Cocainum – thuốc tê tự nhiên độc bảng A
- Nguồn gốc: Là ancaloid được chiết ra từ lá cây coca Erythroxylon coca, nhựa thuốc phiện.
- Tác dụng dược lý.
+ Tại chỗ không gây kích ứng niêm mạc.
+ Tác dụng gây tê.
+ Tác dụng trên hệ giao cảm.
+ Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
- Ứng dụng:
+ Gây tê mắt, dùng cocain 2% phối hợp với adrenalin 1% nhỏ gây tê trước khi mổ mắt.
+ Trị các vết thương ngoại khoa: bỏng.
* Novocain – procain
- Nguồn gốc: Thuốc ở dạng kết tinh hạt nhỏ, vị đắng, tan nhiều trong nước.
- Tác dụng dược lý:
+ Chủ yếu kết hợp với thuốc mê dùng trong tiểu hay đại phẫu thuật.
+ Chữa sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày ruột.
- Ứng dụng điều trị:
+ Gây tê thấm, dung dịch 0,25 – 0,5% nên phối hợp với adrenalin.
+ Gây tê dây thần kinh dùng trong tiểu phẫu thuật các tổ chức xa thần kinh trung ương.
+ Phong bế hạch thần kinh.
+ Gây tê ngoài màng cứng hay tuỷ sống.
+ Chữa sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dầy – ruột.
Liều lượng: Tổng liều điều trị trong ngày không quá 3mg/kg thể trọng.
* Anaesthesium – benzocainum
- Nguồn gốc: Là ester của rượu ethylic với para-aminobenzoic.
- Tác dụng dược lý: Gây tê tại chỗ, dùng gây tê các vết thương, viêm dạ dày ruột…
* Lidocainum - lignocain

- Thuốc được tổng hợp 1948. Bột kết tinh, tan trong nước, trong cồn.
- Tác dụng dược lý:
17
+ Gây tê bề mặt và gây tê dẫn truyền tốt, tác dụng mạnh hơn novocain 3 lần nhưng cũng
độc hơn 2 lần.
+ Thuốc có tác dụng nhanh, kéo dài, chuyển hoá chậm.
2.2.2. Thuốc bảo vệ đầu mút dây thần kinh cảm giác
Các thuốc thuộc nhóm này không có tác dụng ngăn cản trực tiếp các kích thích có hại.
Chúng chỉ bảo vệ các ngọn dây thần kinh cảm giác bằng cách hình thành lên các lớp che phủ trên
niêm mạc.
2.2.2.1. Thuốc săn
Kết hợp với albumin trên niêm mạc thành albuminat che phủ niêm mạc, không cho kích
thích có hại tác dụng trực tiếp lên ngọn thần kinh.
Thuộc nhóm này gồm những chất chát – tanin.
- Nguồn gốc:
+ Gồm những chất có từ thực vật, vị chát có tính thuộc da.
+ Các dược liệu có vị chát: búp sim, ổi, búp chè, hồng xiêm, chuối xanh, sung, xi đều
chứa tanin.
- Tác dụng dược lý:
+ Kết tủa anbumin trên bề mặt.
+ Kết tủa protein – các chất lạ gây tiêu chảy.
+ Tác dụng làm se vết thương, chống chẩy nước vàng, cầm máu.
+ Tác dụng kết tủa kim loại nặng, và một số ancaloid trừ morphin .
- Ứng dụng trong điều trị:
+ Trị tiêu chảy.
+ Giải độc khi động vật bị trúng độc kim loại nặng, ancaloid, protein, gluxid độc.
+ Trị vết thương ngoại khoa: nấm, bỏng, bệnh của móng.
+ Với gia súc non hay chế dưới dạng tanogelatin hay tanoanbumin tránh kích thích quá
mạnh gây nôn.
2.2.2.2. Thuốc làm mềm

- Gồm các chất mỡ có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật hay tổng hợp lên, giúp
cho da, niêm mạc trở nên mềm, đàn hồi giảm độ căng khi bị viêm.
- Thuốc có tác dụng bảo vệ tránh các kích thích từ bên ngoài.
2.2.2.3. Thuốc bọc
- Gồm các chất keo cao phân tử có nhiệm vụ che kín vết thương, tránh các kích thích trực tiếp.
- Trên đường tiêu hoá có tác dụng chống nôn, cầm tiêu chảy, cản trở hấp thu các chất độc.
2.2.2.4. Thuốc hấp phụ
- Gồm các chất bột mịn, không có hoạt tính hoá học dùng hấp phụ các chất độc, hơi độc.
- Dùng khi động vật bị đầy bụng, chướng hơi cấp.
* Than hoạt tính carbon – activation
- Chế từ xương động vật hay thực vật. Hiện nay dùng than sọ dừa.
- Khả năng hấp phụ: hấp phụ phân tử tích điện âm và dương, các chất hoá học, vi trùng
và độc tố của chúng.
- Trộn than hoạt cùng thuốc hoá học trị liều rắc vết thương ngoại khoa. Cũng có thể trộn
lẫn với kaolin tạo viên đặt trong tử cung, trực tràng khi bị viêm nhiễm.
18
* Kaolinum – đất
- Chất bột màu trắng, hơi vàng mang điện tích âm nên chỉ có tác dụng hấp phụ các chất
có điện tích dương (ancaloid, các loại phẩm kiềm, vi khuẩn, và các độc tố của nó).
- Khi uống cũng tạo thành lớp mỏng trên niêm mạc chống viêm.
* Các hợp chất kim loại – Bisut kiềm natri
- Thuốc dạng bột, tinh thể nhỏ mịn, màu trắng, không mùi
- Dùng điều trị hội chứng viêm dạ dày ruột của động vật nuôi.
- Cơ chế: Thuốc bám vào các vết thương trên niêm mạc, phủ toàn bộ nơi viêm. Một phần Bi
tan vào dịch chứa của ống dạ dày, ruột tạo thành Bi
2
S
3
, giảm nhu động ruột, tạo trạng thái yên tĩnh.
* Bột tale – talcum (Magie silicat - 4SIO

2
.3MGO.H
2
O)
+ Chất bột màu xám nhẹ, không mùi, rất trơn.
+ Khi uống nó sẽ bám trên niêm mạc đường tiêu hoá, có nhiệm vụ hấp phụ chất độc.
2.2.3. Thuốc kích thích đầu mút dây thần kinh cảm giác
2.2.3.1. Các thuốc nhuận tràng
- Các chất nhầy:
+ Các chất gôm, nhựa có trong thực vật: tăng thể tích phân vì chúng không được hấp thu, nên
giữ nước lại: dây khoai lang, cây lô hội, gôm, thạch, pectin trong cùi bưởi, bòng.
+ Thường dùng trước bữa ăn đồng thời phải uống nhiều nước đề phòng hiện tượng tắc
nghẽn dạ dày, ruột gây đau bụng.
- Dầu paraphin:
+ Dạng dầu trung tính, không tan trong nước, không màu, không mùi, không vị.
+ Dùng làm thuốc tẩy khi bị nhiểm độc thức ăn, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, nấm mốc.
+ Tác dụng kéo dài 12 – 24h có khi đến 36 h tuỳ liều dùng.
- Thuốc nhuận tràng ngọt: Gồm đường glucoza, sacharoza, lactoza, glycerin, mật ong.
2.2.3.2. Thuốc tẩy
* Thuốc tẩy muối gồm các muối gây cản trở sự hấp thu
- MgSO
4
.7H
2
O hay Na
2
SO
4
.
10

H
2
O.
+ Tuỳ mục đích và mức loại gia súc mà sử dụng liều lượng khác nhau.
+ Không nên dùng cho động vật có chửa kỳ cuối và đang cho bú.
- Phenolphtalein:
+ Tăng nhu động ruột già do kích thích niêm mạc.
+ Khoảng 10 – 20% được hấp thu vào máu, chuyển hoá ở gan thải qua thận, nếu nước
tiểu kiềm tính sẽ có mầu hồng.
* Thuốc tẩy dầu
- Thầu dầu (Ricin).
+ Thầu dầu chứa triglycerid, khi uống bị thuỷ phân thành acid ricinoleic -> tăng tiết dịch,
tăng nhu động ruột.
+ Khi acid ricinoleic chuyển sang dạng muối của natri -> làm tăng áp lực thẩm thấu kích
thích nhu động ruột -> tẩy.
- Dầu ba đậu:
+ Dầu ba đậu thuốc rất độc, khi dùng cũng phải giảm liều đi 30 lần.
+ Trong thú y hay dùng ba đậu xương (bã đã ép lấy dầu, sao vàng hay cháy).
* Thuốc tẩy chứa nhóm anthraquinol
+ Là glucozid có trong nhiều loại thực vật: lô hội, đại hoàng
19
+ Khi uống, glucoziS chứa anthraquinon bị thuỷ phân chủ yếu ở ruột già thành nhóm anthraxen
và acid chrysophanic -> phong toả sự trao đổi cation qua thành ruột, giữ nước -> tăng áp lực sẽ
kích thích đầu mút thần kinh niêm mạc ruột già -> làm tăng nhu động -> tẩy.
2.3. Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật
2.3.1. Thuốc tác dụng trên hệ giao cảm
2.3.1.1. Thuốc kích thích hệ giao cảm
*Adrenalin
- Tác dụng:
+ Là hormon tủy thượng thận, hiện đã tổng hợp được.

+ Có tác dụng trên cả alpha và Beta receptor adrenergic gây co thắt động mạch nhỏ, giãn
phế quản, tăng nhịp tim và lưu lượng tim.
- Công dụng: Sốc quá mẫn, tai biến dị ứng khi tiêm penicillin hoặc huyết thanh, ngất do
bloc nhĩ thất hoàn toàn, hôn mê do giảm glucose huyết.
- Chống chỉ định: cường giáp, suy tim, đau thắt ngực, tăng huyết áp, đái tháo đường hen
nặng hoặc quá mẫn với thuốc.
- Tác dụng phụ: lo âu, run rẩy, mạch nhanh, loạn nhịp, khô miệng, lạnh các chi.
- Cách và liều dùng:
+ Tiêm dưới da hoặc bắp thịt.
+ Liều 1 mg/lần, liều tối đa: 2 mg/24 giờ.
* Noradrenalin
- Tác dụng:
+ Tác dụng trên receptor alpha, yếu hơn với receptor beta.
+ Làm co mạch ngoại vi nên tăng huyết áp tối thiểu và huyết áp trung bình mạnh hơn
adrenalin1,5 lần.
- Công dụng: dùng khi độn vật bị tụt huyết áp, suy tim mạch, shock do nhiễm độc, nhiễm
khuẩn, dị ứng.
2.3.1.2. Thuốc ức chế hệ giao cảm
*Resenrpin
- Nguồn gốc: Là ancaloid được chiết xuất ra từ rễ cây ba gạc, cây dừa cạn.
- Cơ chế tác dụng:
+ Làm giải phóng từ từ catecholamin trong hạt dự trữ ra ngoài bào tương để MAO phân
hủy làm cho lượng catecholamin giảm cả trên hệ thần kinh trung ương và trên thần kinh ngoại vi.
+ Thuốc còn cản trở sự gắn catecholamin vào các hạt dự trữ.
- Ứng dụng: Khi gia súc bị suy tim, bí đái, phù nề.
2.3.2. Thuốc tác dụng trên hệ phó giao cảm
2.3.2.1. Thuốc kích thích hệ phó giao cảm
* Pilocarpin
- Tác dụng:
+ Gây co bóp cơ trơn của ruột, làm tăng nhu động ruột.

+ Tác dụng nhẹ đến sự co thắt của cơ trơn khí quản và tử cung, gây tiết nước bọt, mồ
hôi gây co đồng tử và làm giảm nhãn áp, làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp.
- Công dụng:
+ Điều trị chướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, dạ cỏ không tiêu, tắc dạ lá sách, tắc thực quản,
giảm nhãn áp khi nhỏ mắt dung dịch 1-2% .
20
+ Chú ý: Các trường hợp tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, thú mang thai, thú mắc bệnh tim,
suy tim không sử dụng.
-Liều và cách dùng:
+ Tiêm dưới da.
+ Tĩnh mạch.
* Acetylcholin
- Tác dụng:
+ Làm giảm nhịp tim, tăng nhu động ruột, co thắt phế quản, co đồng tử, tăng tiết nước bọt
+ Lâm sàng ít sử dụng vì thuốc có thời gian tác dụng ngắn do bị men cholinesterase phân
giải. Tiêm tĩnh mạch thời gian tác dụng chỉ có 10 – 20 phút. Tiêm dưới da tác dụng lâu hơn.
2.3.2.2. Thuốc ức chế hệ phó giao cảm
* Atropin
- Nguồn gốc: Được chiết ra từ cây cà độc dược hay từ thiên tiên tử.
- Cơ chế: Thuốc đối kháng cạnh tranh cới acetycholin ở receptor của hệ muscarin.
- Tác dụng:
+ Làm thuốc tiền mê chống co thắt do lồng ruột, xoắn ruột.
+ Dãn phế quản trong trường hợp sốt gây co thắt phế quản.
+ Dãn đồng tử, tăng nhịp tim.
+ Giải độc trong trường hợp trúng độc phospho hữu cơ như thuốc diệt côn trùng, diệt chuột
+ Cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài và mất nước.
- Liều dùng: Đại gia súc: 0,02 – 0,1 g; tiểu gia súc: 0,005 – 0,05g/con/ngày.
- Chú ý: không sử dụng cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp.

2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học
thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997) Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp.
4. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp.
5. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000) Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp.
D) CÂU HỎI, NỘI DUNG ÔN TẬP CỦA CHƯƠNG
1. Những hiểu biết của anh (chị) về thuốc mê? Ứng dụng trong điều trị bệnh?
2. Các thuốc giảm đau thường sử dụng trong điều trị cho vật nuôi và cơ chế tác dụng của chúng?
3. Các thuốc giảm sốt chống viêm khi vào trong cơ thể có tác dụng như thế nào trên các cơ quan
bộ phận, ứng dụng trong điều trị?
4. Các loại thuốc tác dụng ưu tiên trên bán cầu đại não và cơ chế tác dụng của chúng?
5. Các loại thuốc tác dụng ưu tiên trên hành não và cơ chế tác dụng của chúng?
6. Những hiểu biết của anh (chị) về thuốc tác dụng ưu tiên trên tủy sống?
7. Những hiểu biết của anh (chị) về thuốc tê?
8. Các thuốc bảo vệ đầu mút dây thần kinh cảm giác khi vào trong cơ thể có tác dụng như thế
nào trên các cơ quan, bộ phận?
9. Các thuốc kích thích đầu mút dây thần kinh cảm giác và cơ chế tác dụng của chúng?
10. Một số loại thuốc gây tê được sử dụng hiện nay? Ứng dụng trong điều trị?
11. Tác dụng dược lý của Adrenalin và Noradrenalin? Ứng dụng trong điều trị bệnh?
12. Hiểu biết của anh (chị) về các thuốc có tác dụng ức chế hệ giao cảm?
21
13. Các thuốc gây ức chế hệ phó giao cảm? Ứng dụng trong điều trị bệnh?
14. Hiểu biết của anh (chị) về các thuốc có tác dụng kích thích hệ phó giao cảm?
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ
1. Nội dung ôn tập: chương 2.
2. Yêu cầu: nắm được nội dung cơ bản về cơ chế và các cách tác dụng của thuốc, các yếu tố ảnh
hưởng đến tác dụng của thuốc, thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
3. Thời gian làm bài: 1 tiết (50 phút).
22
CHƯƠNG 3

Thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn, tiết niệu
Số tiết: 02 tiết (Lý thuyết: 02; bài tập, thảo luận: 0)
A) MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Sau khi học xong sinh viên cần hiểu được:
+ Thuốc tác dụng trên tuần hoàn: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị cảu thuốc tác dụng
trên tim mạch, thuốc tác dụng trên máu.
+ Thuốc tác dụng trên hệ tiết niệu: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị.
- Kỹ năng:
+ Vận dụng được kiến thức về thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn, tiết niệu để ứng dụng
trong điều trị bệnh cho vật nuôi.
- Thái độ:
+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
+ Chủ động và chú ý nghe giảng.
B) NỘI DUNG
3.1. Thuốc tác dụng trên tim mạch
3.1.1. Thuốc kích thích hoạt động của tim
+ Gồm các glucozid có tác dụng trực tiếp trên tim – thuốc cường tim của những cây
thuốc: Dương địa hoàng – digitalis; cây strophanthus; trúc đào – neriolin; thông thiên –
thevertin.
+ Tác dụng làm giảm sự tiêu hao oxy ở cơ tim, tác dụng trực tiếp trên tâm thu và tác dụng
phản xạ trên tâm trương.
+ Trên hệ thần kinh tự động làm giảm tính dẫn truyền của bó hiss.
3.1.2. Thuốc tác dụng trên mạch máu
* Thuốc làm co mạch
- Làm co mạch do kích thích trung khu vận mạch nervus splanchnicus: caphein, long não,
pentetrazol, niketamid.
- Làm co mạch do kích thích hệ giao cảm – adrenesgis.
- Thuốc tác dụng trực tiếp lên cơ trơn thành mạch.
- Các thuốc này làm co mạch, tăng huyết áp nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động của

tim và hoạt động cơ xương.
- Thú y dùng khi động vật bị shock, hôn mê.
* Thuốc gây giãn mạch
- Cơ chế: trung khu vận mạch bị ức chế, thuốc làm giãn trực tiếp cơ trơn thành mạch, các
thuốc ức chế hệ giao cảm – antiadrenesgis, các nitrat, nitrit.
3.2. Thuốc tác dụng trên máu
3.2.1. Thuốc chống thiếu máu
- Khái niệm: Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố hay cả hai đều
bị giảm dưới mức bình thường so với động vật cùng loài ở điều kiện sinh lý bình thường.
- Nguyên nhân gây thiếu máu:
23

×