Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đánh giá nguồn thu ngân sách nhà nước từ các khoản viện trợ trong khoản thời gian thừ 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.76 KB, 23 trang )

BÀI TIỂU LUẬN GVHD: Ths Hoàng Thị Xinh
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình đầy mạnh công cuộc công nghiệp hoá-hiện
đại hoá đất nước. Để có những bước phát triển lớn hơn, chúng ta cần rất nhiều nguồn lực
đặc biệt vốn là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu.Mặc dù đã trải qua hơn một thập kỷ
đổi mới nhưng Việt Nam vẫn được coi là mới bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của tiến
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Bên cạnh việc khơi dậy và phát huy nguồn vốn nội
lực,chúng ta cần tranh thủ mọi nguồn vốn bên ngoài đặc biệt là nguồn viện trợ phát triển
chính thức.Nguồn vốn này ngày càng có vai trò to lớn, quan trọng trong sự nghiệp đổi mới
của chúng ta hiện nay vì đây không chỉ là nguồn vốn có nhiều điều kiện ưu đãi về lãi suất,
thời gian ân hạn, khối lượng, phương thức thanh toán thời gian cho vay mà nó còn có ý
nghĩa trong việc chuyển giao tri thức, công nghệ thích hợp, đào tạo nguồn nhân lực, giúp
xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống ở các vùng nông thôn, miền núi, cải
thiện môi trường, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng...Do đó huy động nguồn thu NSNN từ các
khoản viện trợ được xem là một chiến lược đặc biệt quan trọng cho việc tạo đà phát triển
cho nền kinh tế Việt Nam.
Việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ phát triển chính thức còn có một
ý nghĩa quan trọng trong điều kiện nguồn viện trợ này có xu hướng ngày một khan hiếm.
Do vậy, làm thế nào để tạo nguồn thu và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn viện trợ
trở nên bức thiết hơn bao giờ hết nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội.
Thông qua việc nghiên cứu và đánh giá nguồn thu NSNN từ các khoản viện trợ, đặc
biệt là ODA ở Việt Nam hiện nay để thấy được những bất cập trong quá trình quản lý
nguồn vốn này. Đó là lý do mà nhóm chúng tôi chọn đề tài : “Đánh giá nguồn thu ngân
sách nhà nước từ các khoản viện trợ trong khoản thời gian thừ 2006-2010” để nghiên cứu
và báo cáo.
Nhóm ICE CREAM _ K14QNH1 1
BÀI TIỂU LUẬN GVHD: Ths Hoàng Thị Xinh
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Tổng quan về các khoản viện trợ:
1.Khái niệm:


Viện trợ nước ngoài là một luồng vốn đổ vào hoặc một sự trợ giúp nào đó từ những
nước phát triển cho các nước kém và đang phát triển để tạo ra hoặc làm biến đổi một cách
sâu sắc nền kinh tế của nước đó nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
2.Các dạng viện trợ:
Có bốn dạng viện trợ chính:
Thứ nhất, các khoản cho vay dài hạn phải được thanh toán lại bằng loại ngoại tệ,
thường có thể trả trong vòng 10 hoặc 20 năm. Lợi thế đói với người nhận là tiền thanh toán
hàng năm ít hơn nhiều so với tiền thanh toán của các khoản cho vay ngắn và trung hạn.
Thứ hai là những khoản “vay mềm” có thể được thanh toán lại bằng tiền trong nước.
Một số được trả bằng ngoại tệ nhưng trong một thời gian dài chẳng hạn như 99 năm với lãi
suất rất thấp, trong khi đó số nợ được thanh toán bằng tiền trong nước sẽ được cho vay lại
để nước nhận tiếp tục các công trình phát triển. Đôi khi, trợ cấp trực tiếp được thực hiện.
Dạng thứ ba là việc bán các sản phẩm dư thừa cho một nước để đổi lấy việc thanh toán
bằng tiền trong nước của nước này như chương trình PL 480 của Mỹ. Điều này có thể rất
có ý nghĩa cho một nước chậm phát triển có rất ít ngoại tệ vì nó sẽ giúp những nước này
mua được hàng hóa từ nước ngoài. Các nước này thường phải nhập khẩu lương thực, thực
phẩm và các hàng tiêu dùng khác vì khu vực nông nghiệp của họ không thể sản xuất ra đủ
để nuôi sống công nhân thành thị trong các ngành xây dựng hoặc các công trình đầu tư
khác.
Dạng thứ tư của viện trợ, không hoàn toàn là một luồng vốn mà là sự trợ giúp về kỹ
thuật dành cho các nước chậm phát triển.
3.Vai trò của viện trợ:
Viện trợ nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.Viện trợ nước ngoài có thể góp phần tạo ra hoặc làm
biến đổi một cách sâu sắc một ngành kinh tế hoặc thậm chí một nền kinh tế của một nước.
Viện trợ nước ngoài đã nhằm hai mục tiêu song song:
Nhóm ICE CREAM _ K14QNH1 2
BÀI TIỂU LUẬN GVHD: Ths Hoàng Thị Xinh
Mục tiêu thứ nhất: là thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và giảm nghèo ở những nước đang
phát triển; động cơ chính của mục tiêu này là sự kết hợp giữa tinh thần vị tha và những

quan tâm tính toán mang tính cá nhân các nhà tài trợ hơn là nhằm vào những lợi ích lâu dài
về an ninh kinh tế chính trị khi các nước nghèo tăng trưởng.
Mục tiêu thứ hai: là tăng cường lợi ích chiến lược và chính trị ngắn hạn của các nước
tài trợ, hoặc nhằm vào những chế độ là đồng minh chính trị của các cường quốc phương
Tây.
Tuy vậy viện trợ nước ngoài không phải luôn luôn tạo ra hiệu quả giống nhau mà phụ
thuộc vào chính sách tiếp nhận viên trợ của từng nước
Có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, có hai lý do quan
trọng khiến người ta quan tâm theo dõi, nghiên cứu về vấn đề này. Thứ nhất, những thay
đổi sâu sắc trong môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu trong thời gian vừa qua - nhất là
việc kết thúc chiến tranh lạnh và dòng vốn tư nhân ồ ạt đổ vào các nước đang phát triển.
Thứ hai, ngày nay chiến lược phát triển kinh tế của những nước cung cấp viện trợ cũng
như tiếp nhận viện trợ đã được điều chỉnh, thay đổi và do đó đã đòi hỏi phải có một
phương thức viện trợ mới.
Tóm lại, không thể phủ nhận tác dụng to lớn của viện trợ quốc tế trong quá trình phát
triển kinh tế của một quốc gia, chúng ta tin tuởng rằng, cùng với việc thực hiện đường lối
Đổi mới về kinh tế, Việt nam đã và sẽ tiếp tục nhận được sự tài trợ mạnh mẽ của các nhà
tài trợ quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh.
Trong đó, vốn ODA là một phần chủ yếu của nguồn tài chính mà chính phủ các nước phát
triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển
kinh tế và phúc lợi xã hội cho các quốc gia này. Hơn 15 năm qua Việt Nam đã có được
những thành công đáng kể trong lĩnh vực này, nhưng đồng thời cũng nổi lên nhiều bất cập
đòi hỏi Chính Phủ và Quốc Hội phải quan tâm đúng mức.
II.Tổng quan về nguồn viện trợ ODA:
1.Khái niệm về ODA( Official Development Assistance):
Nhóm ICE CREAM _ K14QNH1 3
BÀI TIỂU LUẬN GVHD: Ths Hoàng Thị Xinh
Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là viện trợ phát triển chính thức (ODA -
Official Development Assistance) là các khoản viện trợ không hoàn lại, khoản vay với

những điều kiện ưu đãi hoặc hỗn hợp các khoản trên được cung cấp bởi các nhà nước, tổ
chức kinh tế, tài chính quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho phát triển
kinh tế - xã hội ở những nước đang và chậm phát triển được tiếp nhận nguồn vốn này.
2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
- Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế
đối với các nước đang và chậm phát triển.
Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu
đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện:
+ Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.
+ Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả
lãi, chưa trả nợ gốc). Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và
thời gian ân hạn là 10 năm.
+ Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25%
tổng số vốn vay. Ví dụ OECD cho không 20-25% tổng vốn ODA. Đây chính là điểm phân
biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.
+ Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi suất giao
động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên
7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là
1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá.
Ví dụ từ năm 1997-2000 thì lãi suất là 1,8%/năm.
Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng
của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư
vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung
cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể.
- Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định:
Nhóm ICE CREAM _ K14QNH1 4
BÀI TIỂU LUẬN GVHD: Ths Hoàng Thị Xinh
Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo
những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc

một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc
về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm,
cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Ví dụ,
Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của
nước mình… Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%,
hai nước này được coi là nhữngnước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ
của Nhà tài trợ thấp. Nhìn chung, 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng
hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi
cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không
quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ.
- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ:
Vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi
việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng
sao cho có hiệu quả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ.
3. Phân loại nguồn vốn ODA
3.1 Theo tính chất:
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước tiếp nhận không phải
hoàn trả lại cho các Nhà tài trợ.
- ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi
về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi
là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với
các khoản vay không ràng buộc;
- ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được
cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố
không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các
khoản vay không ràng buộc.
Nhóm ICE CREAM _ K14QNH1 5

×