Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đánh giá nguồn thu Ngân sách nhà nước từ vay nợ nước ngoài trong thời gian qua.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.75 KB, 9 trang )

BÀI TẬP TIỂU LUẬN  Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI MÔN : TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
LỜI MỞ ĐẦU
------
Sự nghiệp công nghiệp hoá(CNH), hiện đại hoá(HĐH) đất nước với mục tiêu phấn
đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được một chặng
đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được
những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không những đạt được những thành tựu về
mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt,
tình hình chính trị ổn định, an ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc
tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả
các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng.
Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển nào. Đặc biệt
là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở cữa hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến.
Những năm vừa qua Nhà nước ta đã có nhiều chính sách huy động vốn để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu (còn thiếu hụt) của Chính phủ, kiềm chế được lạm phát đồng thời có nguồn vốn đáp ứng
cho đầu tư phát triển đất nước. Vì vậy, vấn đề huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước là vấn
đề hết sức quan trọng và đặc biệt quan tâm của các nhà quản lý tài chính trong giai đoạn hiện
nay.
Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn vay từ nước ngoài cũng như sự đóng
góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua, nên chúng em đã
chọn đề tài “Đánh giá nguồn thu Ngân sách nhà nước từ vay nợ nước ngoài trong thời
gian qua” Với trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu só và sai lầm. Chúng em rất mong được sự góp ý của thầy cô
giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn.
- K13QNH6 -
BÀI TẬP TIỂU LUẬN  Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI MÔN : TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
PHẦN I


LÍ LUẬN CHUNG
I. Những khái niệm cơ bản :
1. Khái niệm
A. Ngân sách Nhà nước :
- Ngân sách Nhà nước là hệ thống quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh giữa
Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội khi Nhà nước tập trung huy động và phân phối
nguồn lực tài chính quốc gia, để hình thành quỹ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của mình.
B. Thu Ngân sách Nhà nước :
- Thu ngân sách nhà nước bao gồm các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh
trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để huy động các nguồn lực tài
chính trong xã hội,và hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của quốc gia, nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
II. Các hình thức huy động nguồn vốn vay nước ngoài :
1. Nguồn vốn vay nước ngoài :
- Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu
chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc
tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới.
- Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước
đang phát triển. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục
tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn,
có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:
- K13QNH6 -
BÀI TẬP TIỂU LUẬN  Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI MÔN : TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1. Nguồn vốn ODA :
- Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các
khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc
hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế
(IMF, ADB, WB...) giành cho các nước nhận viện trợ.

- ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện
trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD,
nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA
là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một
nguồn lực từ bên ngoài.
A . Phân loại ODA:
 Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODA được xem có mấy loại:
a. Phân theo phương thức hoàn trả : ODA có 3 loại.
 Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không
phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các
bên.
- Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
+ Hỗ trợ kỹ thuật.
+ Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
 Viện trợ có hoàn lại : nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo
một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
- Những điều kiện ưu đãi thường là:
+ Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
+ Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
+ Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
- K13QNH6 -
BÀI TẬP TIỂU LUẬN  Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI MÔN : TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
 ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn
lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát
triển.
b. Nếu phân loại theo nguồn cung cấp : ODA có hai loại:
 ODA song phương : Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia
thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
 ODA đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF,WB1...)

hay tổ chức khu vực (ADB, EU,...) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính
phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như
UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc)... có
thể không.
- Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
+ Ngân hàng thế giới (WB).
+ Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
+ Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).
c. Phân loại theo mục tiêu sử dụng: ODA có 4 loại
 Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của
Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận
ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).
 Tín dụng thương nghiệp : tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện
ràng buộc.
 Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp
định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ
được sử dụng như thế nào.
 Viện trợ dự án : chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được
nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".
B. Đặc điểm của ODA:
- K13QNH6 -
BÀI TẬP TIỂU LUẬN  Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI MÔN : TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC
- Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có
hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau:
 Thứ nhất, Vốn ODA mang tính ưu đãi.
- Vốn ODA có thời gian cho vay( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Chẳng
hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10
năm.
- Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm

phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát
triển có thể nhận được ODA là:
Điều kiện thứ nhất : Tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có
GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA
càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính
sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA.
 Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc.
- ODA có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận
về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác
và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận.
Ví dụ: Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiệnbằng đồng Yên Nhật.
- Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành
được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ.
+ Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang
phát triển
+Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát
triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các
- K13QNH6 -

×