Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Giáo án lịch sử lớp 6 new

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.22 KB, 66 trang )

GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tiết 1 - Tuần 1
PHẦN MỞ ĐẦU
Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
A/MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- HS cần hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học.
- Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và
hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
- Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học, thích hợp.
2/ Tư tưởng
- Trên cơ sở kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương
pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm lệch lạc tước đây là: Học lịch sử chỉ cần học thuộc
lòng.
- Bằng nội dung cụ thể gây hứng thú cho các em học tập, để các em yêu thích môn lịch sử.
3/ Kĩ năng
- Giúp các em có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn
xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được câu hỏi cuối bài.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
- Tranh ảnh trong SGK( phóng to)
- Sưu tậm một số tư liệu lịch sử.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ Giới thiệu bài mới
Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết lịch sử ở bộ môn “Tự nhiên và xã hội”, thường nghe
và sử dụng từ “lịch sử”.Vậy lịch sử là gì ? Hôm Nay ta cùng tìm hiểu .
II/Dạy Bài mới
Hoạt động của GV-HS Hoạt động của GV-HS
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về lịch
sử
- GV Gọi hs kể sơ lược thời nhỏ các em từ khi
bắt đầu đi học đến nay.


- HS trả lời
- GV: sơ kết và giảng:
1) Vậy theo em lịch sử là gì?
2) Sự khác nhau giữa lịch sử con người và
lịch sử xã hội loài người ?
GV: hướng dẫn hs xem hình1 SGKvà yêu cầu
các em So sánh nhận xét:
3) Vì sao có sự khác nhau đó?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò, tác dụng
của bộ môn lịch sử.
4) Tại sao học lịch sử là một nhu cầu không
thể thiếu được của con người?
- GV Kết luận yêu cầu HS ghi nhớ:
5) Vì sao ta phải học lịch sử ?
6) Học lịch sử có tác dụng và ý nghĩa như thế
nào ?
1.Lịch sử là gì ?
- Là những gì đã diễn ra trong quá khứ .
- Lịch sử là một môn khoa học tìm hiểu và
dựng lại toàn bộ những hoạt động của con
người và xã hội loài người.
2. Học lịch sử để làm gì?
. Học lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc,
biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha
ông.
· Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và đấu
tranh chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập
dân tộc.
· Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra
những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và

1
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu các tư liệu về lịch
sử
GV cho học sinh quan sát tranh SGK
7) Trên bia ghi gì?
- Trên bia ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh và
năm đỗ của tiến sĩ.
- GV giới thiệu Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh
Gióng. =>. đó gọi là tư liệu truyền miệng.
8) Căn cứ vào đâu mà người ta biết được lịch
sử?
GV: Hướng dẫn HS trả lời.
tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử?
· Căn cứ vào tư liệu truyền miệng (truyền
thuyết)
· Hiện vật người xưa để lại (trống đồng, bia đá)
· Tài liệu chữ viết (văn bìa), tư liẹu thành văn
(Đại Việt sử ký toàn thư)
III/ Đánh giá HĐNT :
* Câu hỏi :: HS trả lời các câu hỏi sau.
1. Trình bày một cách ngắn gọn: Lịch sử là gì?
2. Lịch sử giúp em hiểu biết những gì?
3. Tại sao chúng phải học lịch sử?
IV/ Bài tập về nhà
+ Sau khi học, các em trả lời 3 câu hỏi cuối bài
+ Xem trước bài 2
2
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG

Tiết 2 - Tuần 2
Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
A: MỤC TIÊU
1 Kiến thức: Thông qua nội dung bài giảng GV cần làm rõ.
+ Tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
+ HS cần phân biệt được các khái niệm Dương lịch, Âm lịch và Công lịch.
+ Biét cách đọc, ghi và tính năm tháng theo Công lịch chính xác.
2. Tư tưởng:
+ Giúp cho HS biết quý thời gian, biết tiết kiệm thời gian.
+ Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
3. Kĩ năng: Bồi dưỡng cho HS cách ghi, tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỉ chính
xác.
B: CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
+ Tranh ảnh trong SGK lịch treo tường
+ Quả địa cầu
C: TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. Kiểm tra bài cũ:
1. Trình bày ngắn gọn Lịch sử là gì?
2. Tại sao chúng ta phải học Lịch sử?
II. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Giải thích vì sao cần phải xác
định thời gian trong lịch sử.
- Gv tóm tắt : Bài trước chúng ta đã khẳng
định: Lịch sử là những sự vật, hiện tượng xảy ra
trong quá khứ, muốn hiểu rõ những sự kiện
trong quá khứ, cần phải xác định thời gian
chuẩn xác. Từ thời nguyên thuỷ, con người đã
tìm cách ghi lại sự việc theo trình tự thời gian.
1) Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu

Quốc Tử Giám được lập cùng một năm
không?
2) Dựa vào đâu, bằng cách nào, con người
sáng tạo ra thời thời gian?
- HS đọc SGK đoạn “Từ xưa, con người …thời
gian được bắt đầu từ đây”
- GV Giải thích thêm và sơ kết.
tạo ra thời thời gian?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách tính thời gian
của người xưa.
3)Trên thế giới hiện nay có những cách tính
lịch chính nào?
4) Em cho biết cách tính của âm lịch và dương
lịch?
- HS dựa vào SGK Trả lời
- Âm lịch: dựa vào sự di chuyển của Mặt
1. Tại sao phải xác định thời gian.
- Cách tính thời gian là nguyên tắc cơ bản của
môn lịch sử.
- Người xưa dựa vào chu kì hoạt động của Trái
Đất ,Mặt Trời, mặt trăng để tính thời gian .
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
- Âm lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của Mặt
Trăng xung quanh Trái Đất
- Dương lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của
Trái Đất xung quanh Mặt Trời
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay
không?
+ Vì sự giao lưu giữa các quốc gia dân tộc ngày
càng tăng, do vậy cần phải có lịch chung để tính

thời gian.
+ Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giêsu
ra đời làm năm đầu tiên của công nguyên.
+ Những năm trước đó gọi là trước công
3
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Trăng xung quanh Trái Đất (1vòng) là 1
năm (360 ngày)
- Dương lịch: dựa vào sự di chuyển của Trái
Đất xung quanh Mặt Trời (1vòng) là 1 năm
(365 ngày)
* Hoạt động 3: Giải thích vì sao trên lịch của
chúng ta có cả lịch âm - lịch dương
- GV cho HS xem quyển lịch và các em khẳng
định đó là lịch chung của cả thế giới, được gọi là
Công lịch.
nguyên (TCN)

- 1000 năm là 1 thiên niên kỉ.
- 100 năm là 1 thế kỉ.
- 10 năm là 1 thập kỉ.
IV/ Đánh giá HĐNT :
* Câu hỏi : GV gọi HS trả lời những câu hỏi cuối bài
1. Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang
6 SGK so với năm nay?
1. Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
V/ Baøi taäp về nhaø:
+ HS học theo câu hỏi trong SGK. + Nhìn vào bảng ghi chép trang 6 SGK để xác định ngày
nào là dương lịch, ngày nào là âm lịch.
4

GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tuần 3 - Tiết 3
Phần Một : LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 3 : XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn gốc loài người. Các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ
thành người hiện đại.
- Biết đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy, nguyên nhân của sưu tan
rã xã hội nguyên thủy.
2.Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự
phát triển của xã hội loại người.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV - HS :
I/ Thầy
- Tham khảo tài liệu có liên quan.
- Tranh ảnh, hiện vật các công cụ lao động, đồ trang sức.
- Thiết kế giáo án.
II/ Trò :
- Soạn bài ( đọc tìm hiểu bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa)
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ Kiểm tra bài cũ :
1/ Tại sao phải xác định thời gian ?
2/Ngày xưa, người ta tính thời gian như thế nào ?
II/ Dạy bài mới :
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự xuất hiện và
cuộc sống của con người trên trái đất.

- HS đọc sgk
1) Loài ngươì có nguồn gốc từ đâu ?
2) Người tối cổ có hình dáng, cuộc sống như
thế nào ? xuất hiện thời gian khi nào ? ở đâu
- GV giảng
* Hoạt động 2 : Phân biệt sự khác nhau giữa
người Tối cố và người tinh khôn.
-HS đọc SGK
3) Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian
nào ? Ở đâu ?
4) * Thảo luận : Quan sát hình 5 trong sgk
Em thấy người tinh khôn khác với người
tối cổ ở những điểm nàovề hình dáng, bộ
óc , cuộc sống ?
1, Con người đã xuất hiện như thế nào ?
- Nguồn gốc : từ một loài vươn cổ có hình
dáng người đi bằng hai chi sau, hai chi trước
biết cầm, nắm hòn đá cành cây làm công cụ
lao động -> Gọi là Người tối cổ
- Thời gian xuất hiện : Khoảng 3 -4 vạn năm
Nơi tìm thấy : ở miền đông châu phi,đảo
Giava. Bắc kinh TQ
- Cuộc sống : Sống theo bầy, săn bắt hái lượm.
2, Người tinh khôn sống như thế nào?
* Thời gian xuất hiện : Cách đây khoảng 4 vạn
năm.
* Nơi tìm thấy : Ở khắp các châu lục.
* Cuộc sống :
- Sống từng nhóm nhỏ ( thị tộc ).
- Biết trồng rau, chăn nuôi, làm đồ trang sức.

5
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
- HS Thảo luận theo tổ nhóm-> tranh luận kết
quả GV: Thống nhất kết quả.
* Hoạt động 3 : Phân tích nguyên nhân tan
rã của xã hội nguyên thuỷ.
5) Thảo luận cặp : Theo em, vì sao xã hội
nguyên thủy tan rã?
6) Công cụ lao động bằng kim loại có tác dụng
gì? ( Làm tăng năng suất lao động, xuất hiện
sản phẩm dư thừa, xa hội phân hóa giàu nghèo
-> xã hội có giai cấp )
3, Vì sao xã hội nguyên thủy ta rã?
- Phát hiện ra kim loại -> tăng năng năng suất
lao đông -> sản phẩm dư thừa-> xã hội công xã
nguyên thuỷ tan rã.
IV/ Đánh giá HĐNT :
* Câu hỏi : - Con người xuất hiện khi nào ?
- Cuộc sống người tinh khôn có gì khác so với người tối cổ ?
- Do đâu mà xã hội nguyên thủy tan rã ?
V/ BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Học bài theo câu hỏi sgk
Tập quan sát hình và phân tích
Đọc nghiên cứu bài mới " Các quốc gia cổ đại phương Đông ", sưu tầm tranh ảnh
6
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tiết 4 - Tuần 4.
Bài 4 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

- Sự xuất hiện của nàh nước và xã hội có giai cấp.
- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở Phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,
trung Quốc) cuối Thế kỉ II đầu Thế kỉ III trước Công Nguyên.
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước của các quốc gia này.
2.Tư tưởng, tình cảm:
- Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và nhà nước chuyên
chế.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích bản đồ.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS :
I/ Thầy :
- Tham khảo tài liệu có liên quan.
- Tranh ảnh, hiện vật các công cụ lao động, đồ trang sức.
II/ Trò :
- Soạn bài ( đọc tìm hiểu bài và trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa)
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ Kiểm tra bài cũ :
1. Con người xuất hiện từ đâu ?
2. Cuộc sống của người tinh khôn như thế nào ?
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
II./ Giới thiệu bài mới :
III/ Dạy bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự hình thnh cc
quốc gia cổ đại phương đông.
- HS đọc sgk
1)các quốc gia cổ đại Phương Đông hình
thành ở đâu ? khi nào? ?em hãy kể tên ?
2) Thảo luận : Vì sao các quốc gia lại hình
thành ở lưu vực sông lớn ?

* Hoạt động 2 : Tìm hiểu thành phần kinh tế
của các quốc gia cố đại Phương đông.
3) Ngành nào là ngành sản xuất chính ? Vì
sao ?
4) Em thử mô tả cảnh lao động của người Ai
Cập cổ đại
5) Ở phương đông cổ đại, người nông dân
giữ vai trò ntn ? tại sao?
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu cơ cấu x hội
phương đông .
6)Thảo luận : Ở các quốc gia cổ đại Phương
Đông gồm có những tầng lớp nào?
- Nêu đặc điểm nhiệm vụ của từng tầng lớp
1, Các quốc gia cổ đại Phương Đông đã được
hình thành ở đâu? Và từ bao giờ ?
* S ự hình thành :
- Từ TNK IV đến TNK III TCN bn lưu vực
sơng lớn cc quốc gia cổ đại phương đông được
hình thnh như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,
Trung Quốc
• Kinh tế :Nông nghiệp là nghành kinh tế
chính.
2, Xã hội cổ đại Phương Đông bao gồm
những tầng lớp nào?
- Gồm 3 tầng lớp.
+ Quý tộc, quan lại, thống trị có nhiều của cải.
+ Nông dân công xã người laođộng sản xuất
chính.
+ Nô lệ: hầu hạ phục dịch quý tộc, vua quan lại.
3, Nhà nước chuyên chế cổ đại Phương

7
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
- HS đọc điều luật trong sgk
Qua 2 điều luật, có thêm tầng lớp nào? Họ
phải làm việc ra sao? (dân cày nghèo, thuê
ruộng, nộp thóc tô cho chủ, cày ruộng đủ
mới trả cho chủ)
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu về thể chế nhà
nước của cc quốc gai cổ đại Phương đông.
7) Nhà nước ra đời để làm gì? Do ai đứng
đầu? (để cai trị).Vua cóa quyền ntn? (đặt
luật, xét xử người có tội, chỉ huy quân đội.
V v )
8) Dưới Vua có những ai giúp việc? Giúp
những gì? Lo việc thu thúê, xây dựng cung
điện .v.v
9) Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế ?
Đông?
- Vua ( Thiên tử, Pha-ra-ôn En-si) đứng đàu
nắm mọi quyền hành.
- Dưới có bộ máy hành chính từ TW -> điạ
phương (gồm quý tộc) giúp việc.
Sơ đồ bộ máy nhà nước
VUA

QUAN LẠI,QUÍ TỘC
NÔNG DÂN CÔNG XĂ
NÔ TÌ
IV/ ĐÁNH GIÁ HĐNT :
* Câu hỏi :

1/ Em hãy kể tên các quốc gia cổ Đại? Hình thành ở đâu ?
2/ Xã hội PĐ cổ đại bao gồm những tầng lớp nào ?
3/ Thế nào là nhà nước chuyên chế ?
V/ BÀI TẬP VỀ NHÀ :
- Xem lại nội dung vỡ ghi, học bài cũ
- Xem bi các quốc gia cổ đại Phương Tây.
8
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tuần 5:
Tiết 5: BÀI 5 CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
I/. MỤC TIÊU:
Kiến thức : - Giúp HS nắm được:
- Tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Những đặc điểm về nền tảng kinh tế, cơ cấu xaz hội và thể chế nhà nướcở Hi Lạp và Rô-
ma cổ đại.
- Những thành tựu tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Tư tưởng , :
Gíup HS có ý thức hơn về sự bất bình đẳng trong xã hội.
Kĩ năng :
Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
II/. CHUẨN BỊ :
- GV: SGK , SGV, Tài liệu tham khảo (Lịch sử thế giới cổ đại ; bài tập lịch sử 6 ; kiến thức cơ
bản lịch sử 6…) - Bản đồ thế giới cổ đại; bản đồ các quốc gia cổ đại .
- HS: SGK ,Vở ghi , tìm hiểu trước bài .
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG :
Vấn đáp , trực quan , thảo luận
IV/ BÀI CŨ : GV yêu cầu hs làm bài tập 2 ở SBT
V/ BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu bài mới :

2/ Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành các quốc gia cổ
đại phương Tây, so sánh với phương Đông.
- GV Giới thiệu trên lược đồ các quốc gia cổ đại , vị trí các
quốc gia cổ đại phương Tây và thời gian hình thành ( Hi Lạp
va Rơ-ma cổ đại ).
1) Tại sao ở phương Tây, các quốc gia cổ đại lại hình
thành muộn hơn so với phương Đông?
- HS suy nghĩ trả lời.
2) Thảo luận : Nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương
Tây chủ yếu là phát triển ngành gì ?Vì sao ?
-HS dựa vào SGK trả lời.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai cấp trong xã hội cổ đại
phương Tây.
- HS đọc “ Đầu……… biết nói”
3) Sự phát triển về TCN và TN dẫn đến sự thay đổi về x
hội ntn?
4) Cuộc sống của những người nô lệ ở Hylạp và Rôma cổ
đại ra sao?
-HS dựa vào SGK trả lời.
* Hoạt động 3: : Tìm hiểu về chế độ chiếm hữu nô lệ.
5) Theo em, trong xã hội cổ đại phương Tây, người nô lệ
phải làm những việc gì? Quyền hạn ra sao?
1 . Sự hình thnh cc quốc gia cổ
đại phương Tây
- Tại các bán đảo Ban Căng và
Italia vào khoảng TNK I TCN
được hình thành hai quốc gia
Hylạp và Rôma.

- Nền tảng kinh tế ở đây là thủ
công nghiệp và thương nghiệp.
2 . Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-
Ma gồm những giai cấp nào ?
- Giai cấp chủ nô
- Giai cấp nôlệ
- Nhiều cuộc nổi dậy của nô lệ,
tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do
Xpactacut lãnh đạo
(73-71 TCN)
9
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
6) Chủ nô có những quyền hành gì?
-HS suy nghĩ trả lời
7) Theo em, thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ?
- HS trao đổi theo cặp, trả lời.
8) NN cổ đại Hilạp, Rôma thuộc về ai? NN đó được tổ
chức ntn?
-HS làm việc theo nhóm: So sánh chế độ chính trị ở các
quốc gia cổ đại phương Tây với các quốc gia cổ đại
phương Đông ?
3 . Chế độ chiếm hữu nô lệ.
- Nô lệ là lực lượng chính tạo ra
của cải vật chất….song họ không
có quyền hành gì.
-Chủ nô nắm mọi quyền hành về
chính trị, kinh tế.
- Chế độ chính trị : dân chủ chủ
nô.
3/ Sơ kết bài học : Qua tiết học hôm nay các em cần phải nắm được điều kiện hình thành ,

nền tảng kinh tế và thể chế nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây từ đó so sánh với các nước
phương Đông .
4/ Đánh giá hoạt động nhận thức và bài tập về nhà:
*Đánh giá hoạt động nhận thức :
Câu hỏi :
- Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?
- Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?
* Bài tập về nhà :
- học bài cũ . Làm bài tập ở sgk và sbt
- Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại PĐvà PT.
- Tìm hiểu trước bài 6
* *
10
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tiết 6 - Tuần 6
Bài 6 : VĂN HOÁ CỔ ĐẠI
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được
- Những di sản văn hoá đồ sộ, quý giá của thời Cổ đại đã để lại cho loài người.
- Những thành tựu văn hoá: (chữ viết, chữ số, lịch, văn học, khoa học, nghệ thuật…) của người
Phương Đông và Phương Tây cổ đại.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại, bước đầu ý
thức về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh
ảnh.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS :
Gv : - Tham khảo tài liệu có liên quan.
- Tranh ảnh một số công trình tiêu biểu.

- Thiết kế giáo án.
HS : - Đọc và trả lời những câu hỏi sgk
- Sưu tầm tranh ảnh.
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/Kiểm tra bài cũ :
1. Các quốc gia cổ đại Phương Tây được hình thành như thế nào ? Vì sao kinh tế chủ đạo của
các quốc gia cổ đại Phương Tây lại là thủ công , thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương phát
triển?
2. Thế nào là chế độ chiếm hữu nô lệ ?
3. Bài tập trắc nghiệm.
II/ Giới thiệu bài mới : Các quốc gia cổ đại đựoc hình thành theo thời gian khác nhau, với cơ
cấu xã hội, thành phần kinh tế , thể chế xã hội khác nhau nhưng đã để lại cho nhân loại một kho
tàng văn hóa đồ sộ phong phú , có nhiều thành tựu mà hiện nay chúng ta vẫn còn đang sử
dụng . Đó là những thành tựu gì ? Ai là người sáng tạo ? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
III/ Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu những thành tựu
văn hoá của người cổ đại Phương Đông.
1) Người Phương Đông đã để lại những gì cho
văn hoá nhân loại ?
- HS đọc sgk
2). Thảo luận : Em hãy nêu những thành tựu
khoa học lớn của các dân tộc cổ đại Phương
Đông?
- HS thảo luận nhóm -> đại diện trả lời, nhận xét
- GV gợi mớ và phân tích thêm
3) Người Phương Đông dựa vào đâu để sáng
tạo ra lịch ?
4) Chữ tượng hình thường viết ở đâu ?
- Gv cho HS quan sát mô tả hình trong sách

giáo khoa.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những thành tựu
1 Các dân tộc Phương Đông cổ đại đã có những
thành tựu văn hoá gì ?

* Về Thiên văn học :
Sáng tạo ra lịch, đồng hồ đo thời gian
* Thành tựu khoa học :
+ Chữ viết : Chữ tượng hình .
+ Toán học :
- Người Ai cập nghĩ ra phép đếm đên 10 , giỏi
về hình học số pi = 3,14
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học.
- Người An độ sáng tạo ra chữ số từ
1 -> 0
* Kiến trúc điêu khắc:
- Kim Tự Tháp (Ai Cập),
- Thành Babilon (Lưỡng Hà)
11
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
văn hoá của người phương tây.
5). Người Hy lạp và Rô ma có những thành
tựu văn hoá gì ?
- HS đọc SGK
6) Cách tính lịch của người Phương Tâycó gì
khác so với người Phương Đông ?
7) Nêu tên các thành tựu chính của toán học,
vật lý, lịch sử, địa lý và tên các nhà khoa
học nổi tiếng?
- Gv có thể cho học sinh lập bảng để thống kê.

Lĩnh vực Tên nhà khoa
học
Phát
minh
Toán
Vật lý
….
8) Người Phương Tây có những công trình
kiến trúc nổi tiếng nào ?
- Nêu trong SGK GV đưa tranh ảnh để giới
thiệu
9) Nêu những thành tựu về nghệ thuật sân
khấu?
2. Người Hilạp và Rôma đã có những đóng
góp gì về văn hoá ?
* Thiên văn học : tạo ra lịch dương ( DL)
* Chữ viết : Tạo chữ cái: a,b,c gồm 20 chữ về
sau là 26 chữ
* Khoa học:
- Toán học vật lí, triết học, sử học, văn học, địa
lí .v.v đều phát triển ( SGK)
* Công trình kiến trúc, điêu khắc:
- Đền Pac nê tông ở Aten Hilạp
- Đấu trường Côlide ở Rôma
- Tượng lực sĩ ném đĩa , tượng thần vệ nữ ở
Mi-lô Hilạp
* Nghệ thuật sân khấu : Có hài kịch, bi kịch
IV/ ĐÁNH GIÁ HĐNT :
* Câu hỏi :1 :
1. Em hãy nêu lại những thành tựu nổi bật của người Phương Đông cổ đại ?

2. Người Phương Tây cổ đại đã có những đóng góp gì ?
V/ BÀI TẬP VỀ NHÀ:
- Làm bài tập 3
- Sưu tầm tranh ảnh, tên của những công trình nổi tiếng của thời cổ đại để lại
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập
12
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tiết 7 - Tuần 7
ÔN TẬP
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức:
- HS biết và hiểu được kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế gới cổ đại
- Sự xuất hiện của con người trên trái đất
- Các giai đoạn phát triển của thời Nguyên Thuỷ thông qua lao động sản xuất
- Những thành tựu văn hoá của thời cổ đại.
2. Tư tưởng :
- Giáo dục lòng yêu thích khám phá lịch sử.
3. Kĩ năng:
Bồi dưỡng kỹ năng khái quát ,so sánh.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS :
Gv : - Lược đồ thế giới cổ đại
- Tranh ảnh, công trình nghệ thuật.
- Thiết kế bài giảng
HS : Trả lời những câu hỏi trong sgk
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ Kiểm tra bài cũ :
1. Em hãy nêu thành tựu nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông ?
2. Các quốc gia Cổ đại Phương Tây có những thành tựu văn hóa nổi bật nào ?
II/ Giới thiệu bài mới :
- Nhận xét bài cũ giới thiệu bài mới

III/ dạy và học bài mới :
HĐ THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1 : Hệ thống những
kiến thức cơ bản về loài người.
- GV lập bảng cho HS thảo luận.
- HS lần lượt trình bày các ý chính
theo bảng
1) Dấu viết người tối cổ được phát
hiện ở đâu? Khi nào ?
2) Những điểm khác nhau giữa
người tối cổ và người tinh khôn?
- Về con người, về công cụ SX, về
tổ chức xã hội , về cuộc sống…
- HS: Thảo luận -> đại diện lên bảng:
-> nhận xét.


* Hoạt động 2 : Hệ thống những
kiến thức cơ bản về các quốc gia cổ
1 Dấu vết người tối cổ ?Sự khác nhau giữa người tối cố
và người tinh khôn ?
Người tối cổ Người tinh khôn
TG.xuất
hiện
3 ->4 triệu năm
TCN
4 vặn năm TCN
Địa điểm
XH
Đông phi, Gia va,

gần Bắc kinh
Đông phi, Gia va,
gần Bắc kinh
Sự khác
nhau
Dáng cong, cằm
nhô, chân tay vụng
về, bộ óc nhỏ
Dáng thẳng, trán cao,
hàm lùi răng nhọn
chân tay khéo léo bộ
óc phát trển
Công cụ
SX
Cành cây, đá Đá, sừng , tre , gỗ ,
đồng
Tổ chức
xã hội
Sống thành bầy Sống thành thị tộc
Cuộc
sống
Săn, bắt, hái lượm,
phụ thuộc TN
Trồng trọt, chăn nuôi,
đời sống ổn định
2/ Các quốc gia cổ đại – tấng lớp xã hội – thành tựu văn
hóa.
Phương đông Phương tây
13
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG

đại.
- GV lập bảng
- HS thảo luận và trình bày thảo luận
3) Thời cổ đại có các quốc gia nào
4)Trong thời cổ đại có những tầng lớp
chính nào ?
5)Thể chế nhà nước :
6) Em hãy liệt kê những thành tựu
văn hoá của thời cổ đại ?
7) Em hãy đánh giá thành tựu trên
H/S: Thảo luận.
- Đại diện trả lời
- Góp ý, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung
Tên các quốc
gia
Ai Cập, Trung
Quốc,Lưỡng Hà,
Ấn Độ
Hi lạp, Rôma
Thời gian ra
đời
Cuối TNK I đầu
TNK III TCN
Đầu TNK
ITCN
Tấng lớp xã hội Quý tộc nông dân
công xã, nô lệ.
Chủ nô. Nô lệ
Thể chế nhà

nước
Chuyên chế Chiếm hữu nô
lệ
Thành tựu văn
hoá
…… …
IV/ ĐÁNH GIÁ HĐNT :
* Câu hỏi :
- Sự khác nhua cơ bản nhất giữa người tối cổ và người tinh khôn là gì ?
- Ý nghĩa của việc sáng toạ ra chữ viết ?
V/ BÀI TẬP VỀ NHÀ :
- Lập bảng thống kê những thành tựu văn hoá cổ đại
- Xem lại nội dung bài ôn
- Chuẩn bị làm bài tập lịch sử
14
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tiết 8 - Tuần 8
PHẦN II: LICH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
BÀI 8 : THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết được đất nước ta từ xưa đã có người sinh sống
- Trải qua hạng chục vạn năm, những con người đã chuyển dần từ người tối cổ đến người
tinh khôn.
- Thông qua sự quan sát công cụ, giúp học sinh phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển
của người tinh khôn, nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về lịch sử lâu đời của nước ta, ý thức về lao động
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện cách quan sát, nhận xét, bước đầu so sánh.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GV – HS :
- Thầy : Lược đồ một số di tích khảo cổ ở Việt Nam.
- Các mẫu kênh hình.
- Trò : Đọc trước bài ở nhà
- Tranh ảnh mẫu vật trong sgk
C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I/ kiểm tra bài cũ :
Sự chuẩn bị của học sinh
II/ Giới thiệu bài mới :
Việt Nam được coi là cái nôi của loài người . Vậy vì sao Việt Nam được gọi như vậy ? Dấu tích
đấu tiên tìm thấy người tối cổ trên đất nước ta ở đâu ? Sự phát triển của người tối cổ ra sao ?

III/ Hoạt động dạy và học bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Xác định địa điểm tìm thấy
dấu tích của người tối cổ trên đất nước ta.
- GV treo bản đồ giới thiệu điều kiện tự nhiên.
1) Trên đất nước ta, người ta đã tìm thấy
những dấu tích nào của người tối cổ và ở
đâu
(răng người, công cụ đá ghế đẽo thô sơ).
2) Những dấu tích đó tồn tại cách đây bao
lâu ?
3) Em có nhận xét gì về địa điểm trên ? (trên
khắp đất nước).
4) Người tối cổ sống như thế nào ? -> (dựa
vào thiên nhiên).
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những dấu tích,
đặc điểm của người tinh khôn thời kỳ
đầu .

5) Người tinh khôn trên đất nước ta sinh
sống vào thời gian nào ? ở đâu ?
1/ Những dấu tích của người tối cổ ?
* Địa điểm :
- Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
- Núi Đọ, Quan yên (Thanh Hoá).
- Xuân Lộc (Đồng nai)
* Thời gian : Cách đây 3 – 4 vạn năm.
* Cuộc sống : Săn, bắt, hái lượm, phụ thuộc
thiên nhiên
2/ Cuộc sống của người tinh khôn ở giai đoạn
đầu?
* Địa điểm :
- Mái đá Ngườm (Thái nguyên),
- Sơn Vi (Phú Thọ)
15
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
- H/S: Thảo luận theo nhóm -> đại diện trả lời
- GV: Thống nhất kết quả
6) Cuộc sống và công cụ sản xuất của người
tinh khôn có gì khác người tối cổ ?
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự tiến bộ của
người tinh khôn giai đoạn phát triển .
7) Giai đoạn phát triển của người tinh khôn
được tìm thấy ở đâu? Khi nào ?
- HS quan sát hình trong sách giáo khoa
8) Em có nhận xét gì về công cụ lao động
trong 24. so với hình 20. (ghè đẽo, thô sơ, có
hình thù rõ ràng
9) Điểm mới rõ nhất công cụ bắc sơn là gì

? ( cộng cụ bằng đá được mài lưỡi sắc )
10) Theo em, ngoài công cụ bằng đá, người
thời hoà bình, bắc sơn, Quỳnh văn còn biết
làm gì?
11) Tác dụng của công cụ mới ? ( lao động
hiệu qủa, làm ra nhiều thức ăn -> sống
theo nhóm trong hang động không lang
thang
- Lai Châu, Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái, Ninh
bình, Thanh Hoá, nghệ An.v.v
* Thời gian : Cách đây từ 3 – 2 vạn năm.
* Cuộc sống :
* Công cụ lao động : chiếc rìu đá, có hình thù
rõ ràng.
3/ Giai đoạn phát triển của người tinh khôn ?
* Địa điểm :
- Hoà bình, Bắc Sơn
- Quỳnh Văn (Nghệ An)
- Hạ long (Quảng Ninh).
- Bầu Tró (Quảng bình)
* Thời gian : Cách đây 10 ngàn-4 ngàn năm
* Công cụ lao động : Có tiến bộ công cụ bằng
đá được mài lưỡi sắc.công cụ bằng xương,
sừng, làm đồ gốm.
* Cuộc sống : Cuộc sống ổn định.
IV/ Đánh giá HĐNT :
* Câu hỏi :
Nêu các giai đoạn phát triển của người tối cổ - người tinh khôn về thời gian xuất hiện, địa
điểm tìm thấy, công cụ lao động?
V/ Bài tập :

- Xem nội dung bài học, kết hợp sgk
- Làm bài tập trong sgk
- Xem trước bài: Những chuyển biến về mặt xã hội
16
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tuần 9:
Tiết 9:
BÀI 9
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đời sống mới về vật chất và tinh thần thời Hoà
Bình, Bắc Sơn.
- Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh
thần của họ
Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.
Kĩ năng:
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng, nhận xét và so sánh.
II/ CHUẨN BỊ :
GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo ( Kiến thức cơ bản lịch sử 6 )
- Tranh ảnh, hiện vật phục chế trong sgk
- Thiết kế bài giảng
HS : SGK, Vở ghi - Quan sát tranh ảnh tròn sgk
- Trả lời những câu hỏi trong sgk
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG :
Trực quan , so sánh , thảo luận …
IV/ BÀI CŨ :
1. Em hãy nêu những dấu tích của người tối cổ ?
2. Cuộc sống của người tinh khôn giai đoạn đầu đầu và sau như thế nào ?

V/ BÀI MỚI :
1/ Giới thiệu bài mới :
Bằng những dấu tích tìm thấy của người tối cổ và người tinh khôn trên đất nước ta đã khẳng
định rằng Việt Nam ta là cái nôi của loài người, Vậy đời sống vật chất của người nguyên thuỷ
trên đất nước ta có những đặc điểm gì ? Cách tổ chức xã hội của họ có gì khác biệt ?
2/ Nội dung :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu đời sống vật chất của
người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn.
- HS đọc SGK
1) Em hãy quan sát hình trong SGK đồ dùng
nào mới xuất hiện thời Hoà Bình, Bắc Sơn ?
Trong số này công cụ nào là quan trọng ?
2) Về đời sống vật chất người Hoà Bình - Bắc
Sơn có những điểm gì mới?
3) Ý nghĩa của việc trồng trọt, chăn nuôi ?
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tổ chức xã hội của
người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn.
- GV giới thiệu người nguyên thuỷ đã biết sống định
cư một nơi
4) Căn cứ vào đâu mà khẳng định người
nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn sống
1/ Đời sống vật chất?
- Công cụ : Có Rìu mài lưỡi, lưỡi cuốc
đá, bôn, công cụ bằng xương, sừng, tre. -
Biết làm đồ gốm.

- Biết trồng trọt, chăn nuôi tạo ra nguồn
lương thực.
- Sống ở các hang động, túp liều.

2/ Tổ chức xã hội:
- Người nguyên thuỷ sống định cư lâu dài
ở 1 nơi => Quan hệ xã hội được hình
thành .
=> Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ
17
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
định cư lâu dài một nơi ?
- Người ta phát hiện lớp vỏ sò dài 3-4m. chứa nhiều
công cụ, xương thú.
5) Việc sống định cư lâu dài một nới đã nảy
sinh quan hệ gì giữa người nguyên thuỷ ?
6) Quan hệ xã hội đầu tiên được hình thành
được gọi là chế độ gì ?
7) Thế nào là chế độ mẫu hệ ?
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu đời sống tinh thần
của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc
Sơn .
8) Người nguyên thuỷ đã biết làm những đồ
trang sức gì ?
9) Sự xuất hiện đồ trang sức có ý nghĩa gì ?
( bước tiến mới về tinh thần, làm đẹp).
- H/S quan sát hình vẽ trong sgk?
10) Những hình ảnh trên mô tả những gì ?
Việc chôn người chết ùng với đồ vật nói lên quan
niệm gì ?( quan niệm thế giới khác, vẫn lao động sinh
sống.).
11) Nhờ đâu mà đời sống tinh thần phát triển ?( đời
sống vật chất phát triển).
- Chế độ thị tộc mẫu hệ là những người

cùng huyết thống sống chung với nhau tôn
người mẹ lớn tuổi,có uy tín lên làm chủ .
3/ Đời sống tinh thần?
- Biết làm đồ trang sức: vòng tai đá,
khuyên đá…
- Biết vẽ trên vách hang động
- Chôn người chết cùng với đồ vật.
3/ Sơ kết bài học : Qua tiết học đã giúp các em hiểu được sự xuất hiện của loài người ở trên
thế giới cũng như ở Việt Nam đều giống nhau . Từ đó có thế khẳng định Việt Nam là cái nôi của loài
người . …
4/ Đánh giá HĐNT và bài tập về nhà :
* Đánh giá HĐNT :
1.Nêu điểm mới về đời sống vật chất ?
2.Thế nào là chế độ thị tộc mẫu hệ?
3. Nêu sự bước tiến về đời sống tinh thần.
*/ Bài tập về nhà :
- Xem nội dung bài học, kết hợp sgk
- Làm bài tập trong sgk , chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết
18
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tuần 10:
Tiết 10:
KIỂM TRA MỘT TIẾT

I/. MỤC TIÊU :
Kiến thức:
- Giúp HS nắm chắc kiến thức, khắc sâu kiến thức đã học về lòch sử thế giới
cổ đại, buổi đầu lòch sử Việt Nam .
- Kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS để có hướng khắc phục.
Tư tưởng:

- Giáo dục HS ý thức đánh giá và tự đánh gía.
- Tính trung thực, thật thà, nghiêm túc trong công việc.
Kó năng:
- Rèn luyện kó năng phân tích đánh giá các sự kiện lòch sử.
- Cách làm bài tập trắc nghiệm khách quan, trình bày bài tự luận.
II/ CHUẨN BỊ :
GV: Ma trận , đề , đáp án.
HS: Ơn tập chuẩn bị trước.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG :
Làm việc cá nhân .
IV/ BÀI CŨ :
V/ BÀI MỚI:
1/ Giới thiệu tiết kiểm tra.
2/ Nội dung : GV phát đề cho hs.
3/ Sơ kết tiết kiểm tra .
4 / Đánh giá HĐNT và bài tập về nhà .
* ĐGHĐNT: GV nhận xét tiết kiểm tra.
* Bài tập về nhà: Tìm hiểu trước bài 10.
*/ MA TRẬN ĐỀ :
Mức độ
Nội dung
Nhận biết Thơng hiểu Vận dụng Tổng
TN TL TN Tl TN TL
Sơ lược về mơn lịch sử C1: 0,25đ C1:

2,25 đ
Cách tính thời gian
trong lịch sử
C5: 0,25đ C2:
0,25d

0,5 đ
Xã hội ngun thuỷ C4: 0,25 đ C9:0,25đ
C11:0,25
0,75 đ
Xã hội cổ đại phương
đơng và phương tây
C3:0,25đ
C8:0,25đ
C10:0,25đ 0,75đ
Văn hố cổ đại C7:0,25đ
C12:0,25đ
C2:

3,5 đ
Thời ngun thuỷ trên
đất nước ta
C3:2đ 2 đ
19
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Đời sống của người
ngun thuỷ trên đất
nước ta
C6: 0,25 đ 0,25 đ
Tổng cộng 4 đ 2,75 đ 3,25 đ 10 đ

* ĐỀ:
I- Phần trắc nghiệm: 3đ
*Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Con người biết và dựng lại lòch sử là dựa vào:
a.Tư liệu chữ viết; b. Tư liệu hiện vật; c. Tư liệu truyền miệng; d. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Năm 210 TCN cách chúng ta hiện nay :
a. 2017 năm. b. 2210 năm. c.2219 năm d. 2317 năm.
Câu3: Lực lượng lao động chính trong xã hội chuyên chế cổ đại phương Đông là :
a. Nông nô. b. Lãnh chúa. c. Đòa chủ . d. Nông dân.
Câu 4: Tổ tiên đầu tiên của loài người là:
a.Vượn cổ. b. Người tối cổ. c.Người tinh khôn. d.Tất cả đều sai.
Câu 5: Năm 1789 thuộc:
a. TK XVI b. TK XVII c. TK XVIII d. TK XIX
Câu 6: Người nguyên thủy trên đất nước ta thường chôn theo người chết:
a. Công cụ. b. Con vật. c. Hòn đá. d.Gốc cây.
Câu 7: Thành tựu lớn về kiến trúc của người Ai Cập là:
a.Bình gốm. b.Thành Ba-bi-lon. c. Khải hoàn môn. d. Kim tự tháp.
Câu 8: Trong xã hội cổ đại phương Tây gồm các giai cấp cơ bản là:
a. Lãnh chúa và đòa chủ. b. Chủ nô và nô lệ
c. Đòa chủ và nông nô. d. Đòa chủ và nông dân tá điền.
Câu 9: Xã hội nguyên thủy tan rã do:
a.Kim loại xuất hiện. b. Công cụ đá. c.Đồ gốm. d.Tấ cả đều sai.
Câu 10: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành vào khoảng:
a. Cuối T NK IV- đầu TNK III TCN b. Cuối TK I TCN c. Cuối TK III SCN
d. Cuối TK I SCN
Câu 11: Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ, có họ hàng gọi là:
a. phụ hệ. b. Mẫu hệ. c. Mẫu tộc. d. Thò tộc.
Câu 12: Chữ cái mà ngày nay chúng ta đang dùng là sự sáng tạo của:
a. Người tối cổ. b. Người vựơn cổ. c.Người phương Đông
d. Người phương Tây
I/ TỰ LUẬN (7đ).
Câu 1: (2đ). Lòch sử là gì? Tại sao phải học lòch sử.
Câu 2: (3đ). Thời cổ đại, người phương Đông đã có những thành tựu văn hóa gì?
Em hãy nhận xét về những thành tựu văn hóa đó.
Câu 3: (2đ). Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?


*/ ĐÁP ÁN
I/TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3 đ
20
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Câu : 1. d 2.c 3.d 4.a 5.c 6.a 7.d 8.b 9.a 10.a 11.b 12.d
( Mỗi ý đúng được 0.25 đ ).
II/ TỰ LUẬN: 7 đ
Câu 1: - Lòch sử là:
+ Những gì diễn ra trong quá khứ (0.5đ)
+ Môn khoa học tìm hiểu và dựng lại hoạt động cong người, xã hội (0.5đ)
- Học lòch sử để:
+ Biết cội nguồn dân tộc, nhân loại. (0.5đ)
+ Từ đó biết ơn, q trọn, biết mình phải làm gì (0.5đ)
Câu 2 : - Thành tựu:
+ Sáng tạo kính thiên văn, lòch, đồng hồ. (0.75đ)
+ Sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ số. (0.75đ)
+ Nhiều công trình nổi tiếng như: Kim tự tháp, Ba-bi-lon (0.75đ)
- Nhận xét :
Nhiều thành tựu lớn, cần gìn giữ, phát huy… (0.75đ)
Câu 3: - Tìm thấy :
+ Răng người tối cổ ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (1đ)
+ Công cụ đá ghè đẽo ở Núi Đọ, Xuân Lộc (1đ)
21
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tuần 11:
Tiết 11 :

CHƯƠNG II:
THỜI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC

BÀI 10 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I . MỤC TIÊU :
- . Kiến thức : -Giúp HS hiểu:
- Những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên
thủy :
- Nâng cao kĩ thuật mài đá .
- Phát minh kĩ thuật luyện kim .
- Phát minh nghề nông trồng lúa nước .
- . Tư tưởng :
- Nâng cao trình độ sáng tạo trong lao động .
- . Kĩ năng :
- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét , so sánh , liên hệ thực tế .
II . CHUẨN BỊ :
GV: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo ( Hỏi đáp lịch sử 6; Kiến thức cơ bản lịch sử 6…)
-Tranh ảnh, bản đồ
-Bộ phục chế
HS: SGK , Tìm hiểu trứoc bài .
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG :
So sánh , trực quan , thảo luận , nêu vấn đề …
III/ BÀI CŨ :
IV/ BÀI MỚI :
1/ Giới thiệu bài mới :
Sự xuất hiện của đồ gốm và ngành trồng trọt, chăn nuôi đã thúc đẩy đời sống của người
nguyên thủy ngày càng ổn định. Đặc biệt là thời Phùng Nguyên, Hoa Lộc,để thấy rõ cơng cụ sản
xuất được cải tiến ra sao? Thuật luyện kim được phát minh ntn? Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở
đâu và trong điều kiện nào?chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 10.
2/ Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV Vối HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu những cải tiến trong
công cụ lao động.

- HS đọc “Đầu……để đánh cá”
1) Trong qúa trình sinh sống người nguyên thủy
đã mở rộng địa bàn cư trú của mình ntn?Tại sao
lại biết được điều đó?
-HS: Quan H28-29-30, nhận biết
2) Qua hình 28-29-30 có những công cụ, đồ dùng
gì?
- Cho HS so sánh với các H22-23-25(Mài rộng 2 mặt-
> mài nhẵn toàn bộ, gốm có hoa văn đẹp)
3) Những công cụ được cải tiến được tìm thấy ở
đâu? Vào thời gian nào?
-GV:Những hiện vật mới được tìm thấy là gì?
1 . Công cụ sản xuất được cải tiến như
thế nào ?
- Rìu đá, bôn đá, được mài nhẵn toàn bộ,
có hình dạng cân xứng, đồ trang sức,
nhiều loại đồ gốm khác nhau có hoa văn
-Tìm thấy ở Phng Nguyên(P.Thọ), Hoa
Lộc(T.hoá ), Lung Leng(Kon Tum). Có
niên đại 4000-3500 năm.
22
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
4) Em có nhận xét gì về trình độổan xuất công cụ
của con người thời kỳ đó .
- HS: Nhận xét về trình độ sản xuất công cụ (Trình độ
cao của kĩ thuật chế tác đá, đồ gốm kĩ thuật cao hơn)
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu tác dụng, ý nghĩa của
thuật luyện kim.
- HS đọc SGK
5) Cuộc sống của người thời Phùng Nguyên-Hoa

Lộc có gì thay đổi?
6) Kim loại đầu tiên được tìm thấy là kim loại gì ?
Thuật luyện kim ra đời trên cơ sở nào ?
-GV giảng giữa nghề làm đồ gốm và thuật luyện kim
có gì liên quan với nhau
( Người ta lọc từ quặng ra kim loại đồng dùng đất
làm khuôn đúc (theo phương thức làm đo gốm, nung
chảy đồng và rót vào khuôn nhờ kinh nghiệm làm đồ
gốm (khuôn, độ nung cao).
7) Thảo luận :Việc phát minh ra thuật luyện kim
có ý nghĩa như thế nào ?
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu sự ra đời của nghề
nông trồng lúa nước.
8) Nghề nông trồng lúa ra đời ở đâu? Nêu dẫn
chứng?
- HS nêu Những dấu tích đó là công cụ , đồ đựng , dấu
vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa .
9) Người ta trồng lúa ở đâu? Trong điều kiện nào ?
10) Vì sao con người có thể định cư ở các đồng
bằng ven sông lớn ?
( Đất đai màu mỡ , đủ nước tưới cho cây lúa , thuận
lợi cho cuộc sống của con người .)
11) Thảo luận :Việc phát minh ra nghề nông trồng
lúa nước có ý nghĩa gì?
(Lúa gạo là nguồn LT chính->cuộc sống ổn định-
>định cư lâu dài->xây dựng xóm làng->tăng thêm các
hoạt động vui chơi, giải trí.)
2/Thuật luyện kim được phát minh như
thế nào?
- Nghề làm đồ gốm phát triển  phát

minh ra thuật luyện kim . Kim loại đầu
tiên là đồng
-Mở ra một thời đại mới trong việc chế tạo
công cụ lao động-> năng suất lao động
tăng.
3 . Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở
đâu và trong điều kiện nào ?
- Ở các đồng bằng ven sông , ven biển đất
đai màu mỡ , đủ nước tưới cho cây lúa 
Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
- Cây lúa trở thành cây lương thực chính
-> Cuộc sống con người ổn định hơn.
3/ sơ kết bài học : Gv hệ thống nội dung cơ bản của tiết học.
4/ Đánh giá HĐNT và bài tạp về nhà :
*Đánh giá HĐNT:
Người nguyên thuỷ phát minh ra thuật luyện kim thông qua :
- Quá trình tìm đá chế tác công cụ.
- Quá trình chế tác đá .
- Quá trình làm đồ gốm.
* Bài tập vè nhà :
-Học bài cũ , làm bài tập ở sgk và sbt.
- Tìm hiểu trước bài 11
23
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
Tuần 12:
Tiết 12:
BÀI 11 : NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
I . MỤC TIÊU :
- . Kiến thức :
-Do tác động của sự phát triển kinh tế , xã hội nguyên thủy đã có những chuyển biến trong

quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực .
-Sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước ,chuẩn bị bước sang thời kì
dựng nước,trong đó đáng chú ý nhất là văn hóa Đông Sơn .
Tư tưởng :
- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc .
- . Kĩ năng :
- Bồi dưỡng kĩ năng biết nhận xét, so sánh sự việc , bước đầu sử dụng bản đồ .
II . CHUẨN BỊ :
GV: SGK ,SGV ,Tài liệu tham khảo ( Ôn luyện lịch sử 6 , Kiến thức cơ bản lich sử 6…)
-Bản đồ Việt Nam . ( lược đồ hình 24 tr 26 phóng to )
-Tranh ảnh và hiện vật phục chế .
HS: SGK , Tìm hiểu trước bài
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG :
Trực quan , thảo luận , giải thích …
IV/. BÀI CŨ :
1. Trình bày sự hình thành Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước?
2. Tác dụng của các phát minh đó trong đời sống xã hội ?
V/ BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài mới :
Với sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước là những điều kiện dẫn đến
những sự thay đổi của xã hội. Vậy xã hội thời Văn Lang- Âu Lạc đã có sự thay đổi gì ? Xã
hội có những bước phát triển mới gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
2/Nội dung :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu quá trình hình
thành sự phân công lao động.
- HS: Đọc hết mục 1.
1)Theo em đúc một đồ dùng bằng đồng hay
làm một hình bằng đất nung có gì khác làm
một công cụ bằng đá ?

- Đúc một đồ dùng bằng đồng hay bằng đất nung
đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn .
2) Về nghề nông, muốn có thóc lúa người nông
dân phải làm gì và vào lúc nào?
3) Phân công lao động được hình thành như
thế nào? Phụ nữ làm gì? Đàn ông làm gì?
4) Sự phân công lao động có tác động như thế
nào tới sản xuất ?
* HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu những điểm mới
về xã hội khi có sự phân công lao động.
5) Vào cuối thời nguyên thủy, xã hội có gì đổi
1 . Sự phân công lao động đã hình thành
như thế nào ?
- Sản xuất phát triển, lao động ngày càng
phức tạp đòi hỏi phải có sự phân công lao
động.
- Sự phân công này dự trên cơ sở về giới …
 Sản xuất thuận lợi , hiệu quả cao
2 . Xã hội có gì đổi mới ?
24
GIÁO ÁN SỬ 6 GV : TRẦN THẾ PHƯƠNG
mới?
- Dân cư nhiều làng bản sống trong một khu vực
lớn có quan hệ với nhau ngày càng nhiều
->bộ lạc.
6) Bộ lạc là gì?
7) Điểm mới trong xã hội thị tộc là gì?
- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ. Vai
trò của người đàn ông trong sản xuất công cụ ,
nghề nông ….

8) Đứng đầu làng bản là ai? Họ có vai trò gì ?
- Hình thành tổ chức quản lí làng bản.
-HS đọc đoạn: “Ở các di chỉ trang sức”
9) Em nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi
mộ này?
- GV kết luận có hiện tượng người giàu - người
nghèo trong xã hội .
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu những điểm mới
nảy sinh trong xã hội.
- HS đọc đoạn 1 mục 3 trong SGK
- GV sử dụng bản đồ chỉ các khu vực theo SGK
và nhấn mạnh sự phát triển đồng đều trên cả nước
ta .
10) Những nền văn hóa lớn nảy sinh ở đâu?
Vào lúc nào?
11) Nền văn hóa Đông Sơn hình thành trên
những vùng nào? Chủ nhân của nó là ai? Vì
sao nền văn hoá này đươch coi là nền văn hoá
tiêu biểu nhất ?
- Đồng bằng sông Hồng, s Cả, s Mã- Người Lạc
Việt.
- HS quan sát và đọc tên các hình 31, 32, 33, 34
trong SGK.
12) Đồ đồng có tác động như thế nào đối với sự
chuyển biến trong xã hội ?
- Hình thành chiềng chạ  bộ lạc .
- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Người lớn tuổi có vai trò quan trọng
-Xã hội đã xuất hiện sự phân biệt kẻ giàu,
người nghèo.

3 . Bước phát triển mới về xã hội được
nảy sinh như thế nào ?
- Từ TK VIII đến TK I TCN đã hình thành
các nền văn hóa phát triển cao: Óc Eo ở Tây
nam bộ, Sa Huỳnh ở nam trung bộ và Đông
Sơn ở Bắc bộ và Bắc trung bộ.
- Đồ đồng thay thế đồ đá góp phần tạo
nên bước chuyển biến trong xã hội .
3/ Sơ kết bài học : Bên cạnh nền kinh tế phát triển thì xã hội cũng có nhiều chuyển biến .
qua tiết học hôm nay đã giúp các em hiểu rõ hơn về sự biến đổi đó .
4/ Đánh giá HĐNT và bài tập về nhà :
* Đánh giá HDNT:
-Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào ?
-Xã hội có gì đổi mới ?
-Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào ?
* Bài tập về nhà :
-Học thuộc các phần đã ghi .
-Xem trước bài 12 : NƯỚC VĂN LANG
Chú ý các câu hỏi in đậm trong SGK
25

×