Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

phân tích tình hình tài chính tín dụng và rủi to tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và PTNT Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.84 KB, 95 trang )


















Đề tài: Tình hình hoạt động tín dụng
và rủi ro tín dụng Ngân hàng tại
NHNo & PTNT Hà Nội






1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay nền kinh tế nói chung và ngành thương mại Việt Nam nói
riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thử thách mới. Trước mắt là cả một thế


giới với sự phát triển ngày càng cao về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý và
cả văn hoá xã hội. Với hoàn cảnh đó Đảng và Nhà nước ta đã có những chính
sách kinh tế phù hợp, đúng đắn để tiếp cận với thế giới bên ngoài.
Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) hiện nay Việt nam
đã đặt quan hệ với hơn 70 quốc gia trên cơ sở các hiệp định thương mại, tiếp
tới là việc gia nhập AFTA sẽ giúp cho Việt nam có cơ hội để lớn mạnh hơn.
Như vậy khối lượng hàng hoá sẽ được sản xuất ra ngày càng nhiều, với sự
phát triển của Marketing trong nền kinh tế nói chung và trong các doanh
nghiệp nói riêng sẽ làm cho nguồn cung đáp ứng cầu một cách hài hoà.
Đối với các doanh nghiệp việc xác định thị trường, thời cơ kinh doanh và
kinh tế thị trường là một cách tốt nhất để tồn tạiu và phát triển. Do đó áp dụng
quy trình Marketing vào sản xuất kinh doanh cho phép các doanh nghiệp giải
quyết vấn đề trên theo phương châm của Marketing: "chỉ sản xuất và bán
những gì thị trường cần chứ không sản xuất và bán những gì mình có". Song
cái thị trường cần thì rất nhiều người bán, đây là một vấn đề rất quan trọng để
tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt khi
đó hoạt động xúc tiến thương mại với các công cụ hữu hiệu sẽ làm cho việc
tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn đảm bảo cho nghiệp vụ tồn tại và phát
triển. Hoạt động xúc tiến thươ
ng mại ngày càng chở nen quan trọng trong
chiến lược Marketing của công ty. Tuy nhiên các công cụ của xúc tiến thương
mại là một biến số kinh doanh, nó chỉ đem lại hiệu quả khi vận hành một cách
hợp lý.
Qua quá trình thực tập tại công ty hoá dầu Petrolimex tôi thấy được sự
bức thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để khắc phục những thiếu sót

2
và tăng hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng đòi hỏi có sự
hoàn thiện hơn về vấn đề Marketing.
Xuất phát từ thực tế tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Hoàn thiện công nghệ

Marketing xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex" làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
*Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh
ở công ty hoá dầu Petrolimex trong nhữ
ng năm gần đây. Đồng thời tập hợp hệ
thống về công nghệ xúc tiến thương mại trong các công ty sản xuất kinh
doanh hiện nay. Sau đó đánh giá thực trạng xúc tiến thương mại tại công ty từ
đó đưa ra đề xuất hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại tại
công ty.
*Phạm vi nghiên cứu: với nội dung đề tài cần tiếp cận, trong giới hạn về
thờ
i gian nghiên cứu và khả năng thực tế của một sinh viên chúng tôi nghiên
cứu đề tài ở góc độ tiếp cận môn học Marketing thương mại để xử lý các biện
pháp cơ bản đẩy mạnh công tác tổ chức công nghệ xúc tiến thương mại trên
bình diện phương pháp luận là chủ yếu.
*Phương pháp nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu với sự vận
dụng phương pháp duy vật biện chứng cộng vớ
i quan điểm tư duy kinh tế mới
trong kinh doanh để nhận xét đánh giá từ sơ bộ đến cụ thể về quá trình xúc
tiến thương mại ở công ty.
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố cục gồm 3
chương:
Chương I:
Một số lý luận cơ bản về công nghệ Marketing xúc tiến
thương mại ở các công ty kinh doanh hoạt động trong cơ chế thị trường hiện
nay.
Chương II:
Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại công ty hoá
dầu Petrolimex.
Chương III:

Một số giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến
thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex.

3


Chương I:
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ
MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI Ở CÁC CÔNG TY
KINH DOANH HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ
TRƯỜNG HIỆN NAY.

I/ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
1/Khái niệm xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết trong
quá trình kinh doanh của công ty. Trong nhiều tình thế hiệu lực của hoạt động
này có tác dụng quyết định đến kết quả của hành vi mua bán hàng hoá và
thông báo cho công chúng biết về những thông tin quan trọng về sản phẩm
như chất lượng và tác dụng c
ủa sản phẩm. Có rất nhiều cách tiếp cận đối với
khái niệm xúc tiến thương mại trong kinh doanh.
Theo định nghĩa chung thì xúc tiến thương mại được hiểu là: "Bất kỳ nỗ
lực nào từ phía người bán để thuyết phục người mua chấp nhận thông tin của
người bán và lưu trữ nó dưới hình thức có thể phục hồi lại được".
Xuất phất từ góc độ công ty xúc tiến th
ương mại được hiểu một cách
tổng hợp và cụ thể như sau: " Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động
Marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng chiêu
khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó

với tập khách hangf tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp và triển khai năng
động chiế
n lược và chương trình Marketing- mix đã lựa chọn của công ty".

4
Về nguyên tắc xúc tiến thương mại phân theo đặc trưng của kênh truyền
thông, lựa chọn có hai lớp: xúc tiến thương mại đại chúng/gián tiếp và xúc
tiến thương mại cá nhân/trực tiếp.
Trong mỗi lớp trên lại được phân loại tiếp theo tiêu thức loại công cụ
xúc tiến thương mại chủ yếu được sử dụng thành các nhóm xúc tiến đặc
trưng:
-Lớp thứ nhất: xúc tiến qu
ảng cáo đại chúng, cổ động chiêu khác, gián
tiếp, quan hệ công chúng.
-Lớp thứ hai: khuyến mại bán hàng trực tiếp, cá nhân, Marketing trực
tiếp. Như vậy tuỳ thuộc từng loại sản phẩm, từng loại công cụ xúc tiến thương
mại có những chương trình xúc tiến thương mại phù hợp nhằm đảm bảo đạt
hiệu quả cao.
2/Bản chất và vai trò của xúc tiến thương mại:
2.1/Bản ch
ất xúc tiến thương mại:
Hoạt động xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng, là vấn đề cốt
lõi của bất kỳ tổ chức nào để thực hiện chiến lược và chương trình Marketing.
Thực chất xúc tiến thương mại là cầu nối giữa cung và cầu để người bán thoả
mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm được chi phí và rủi ro
trong kinh doanh. Nhờ có xúc ti
ến thương mại mà người tiêu dùng biết được
rằng có những sản phẩm gì trên thị trường? được bán ở đâu? hay sản phẩm
muốn mua thì loại nào tốt nhất?
Mặt khác các biện pháp xúc tiến thương mại các nhà kinh doanh không

bán được hàng hoá mà tác động vào thay đổi cơ cấu tiêu dùng để tác động
tiếp cận phù hợp với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu.
Hiệ
u quả kinh doanh tăng lên rõ rệt khi thực hiện các biện pháp xúc tiến
thương mại cho dù phải bỏ ra một lượng chi phí không nhỏ cho công tác này.
Ngoài ra xúc tiến thương mại còn làm cho công việc bán hàng được dễ
dàng và năng động hơn, đưa hàng hoá vào kênh phân phối và quyết định lập
các kênh phân phối hợp lý. Do đó xúc tiến thương mại không chỉ là chính

5
sách hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, chímh sách giá và chính sách phân
phối mà còn làm tăng kết quả thực hiện các chính sách đó.
Vì vậy để đạt được hiệu quả truyền thông lớn nhất công ty cần phối hợp
kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống Marketing-mix của mình để phát huy tác dụng xúc
tiến thương mại tối đa nhất.


B.H 1.1 Mô hình xúc tiến thương mại
2.2/ Vai trò của xúc tiến thương m
ại:
Xúc tiến thương mại là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh của công ty là một bộ phận không thể thiếu được trong quản lý do
đó nó có một số vai trò cơ bản sau:
-Xúc tiến thương mại đóng vai trò trung gian giữa các công ty qua việc
sử dụng một loạt các công cụ của mình.
-Xúc tiến thương mại thúc đẩy tạo điều kiện cho các công ty trong quá
trình tham gia tồn tại và phát triển trên thị trường mộ
t cách có hiệu quả nhất,
hay nói một cách khác xúc tiến thương mại có vai trò hỗ trợ cho các công ty
hoạt động một cách bình đẳng và lành mạnh trong nền kinh tế.

-Xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng trong Marketing chính
nhờ việc giao tiếp có hiệu quả giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các
công ty với khách hàng mà sự vận động của nhu cầu và hàng hoá xích lại gần
nhau hơn mặc dù nhu cầu của khách hàng làm phong phú và biến đổi không
ngừng.
Quảng cáo thương mại ,
marketting trực tiếp , bán
hàng trực tiếp , quan hệ
công chúng

Phối thức xúc tiến
thương mại hỗn hợp


Thị trường
mục tiêu

6
-Xúc tiến thương mại tác động và làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Với bất
kỳ khách hàng nào cũng thường có nhiều nhu cầu cùng một lúc các nhà thực
hàng Marketing của công ty có thể thực hiện các biện pháp xúc tiến để gợi mở
nhu cầu, kích thích người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho nhu cầu này hay là
nhu cầu khác.
-Xúc tiến thương mại làm cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn,
đưa hàng vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý.
Qua việc xúc ti
ến thương mại các nhà kinh doanh có thể tạo ra được những
lợi thế về giá bán.
Do vậy xúc tiến thương mại không phải chỉ là những chính sách biện
pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá và phân phối mà còn làm tăng

cường kết quả thực hiện các chính sách đó, điều đó có nghĩa là xúc tiến
thương mại còn tạo ra tính ưu thế trong cạnh tranh.
3/Mô hình quá trình xúc tiến thương mại:
Một quá trình xúc tiến thương m
ại có liên quan đến 9 yếu tố như là:
người gửi, mã hoá, thông điệp, kênh truyền thông, giả mã, người nhận, đáp
ứng nhu cầu, phản hồi và nhiễm tạp.
Hai yếu tố đầu là những người tham gia chủ yếu để truyền thông tức là
người gửi và người nhận. Hai phần tử tiếp theo là những công cụ truyền thông
cơ bản tức là thông tin và những phương tiện truyền tin. Bốn phầ
n tử nữa là
những thành phần chức năng cơ bản mã hoá, giải mã, đáp ứng lại và liên hệ
ngược. Phần tử cuối cùng là sự nhiễu tạp.
Thông điệp
Người gửi Mã hoá Giải mã Người nhận
Kênh truyền thông

Sự nhiễu tạp


7
Phản hồi Đáp ứng
B.H 1.2 Mô hình quá trình xúc tiến thương mại
Trong đó:
+Người gửi: bên gửi thông điệp cho bên còn lại.
+Mã hoá: tiến trình biến ý tưởng thành những có tính biểu tượng.
+Thông điệp: tập hợp tất cả những biểu tượng chứa đựng nội dung giao
tiếp mà bên gửi cần truyền.
+Kênh truyền thông: là phương tiện để thông điệp đi từ n
ơi gửi đến nơi

nhận.
+Giải mã: bên nhận quy ý nghĩa biểu tượng do bên kia gửi tới.
+Người nhận: bên nhận thông điệp do bên kia gửi tới.
+Người đáp ứng: tập hợp những phản ứng mà bên nhận có được sau khi
tiếp nhận truyền thông.
+Phản hồi: một phần đúng của bên nhận truyền thông trở lại cho bên kia.
+Sự nhiễu tạp: tình trạng ồn hay s
ự biến lệch ngoài dự kiến trong quá
trình truyền dẫn đến kết quả của người nhận được một thông điệp không
chuẩn.
Từ mô hình trên, hàng loạt vấn đề đặt ra cần phải sử lý và giải quyết
trong quá trình triển khai và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại ở các
thời gian xác định như: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông.
Toàn bộ nhữ
ng vấn đề này đòi hỏi nhà tiếp thị của công ty phải nghiên
cứu và có quyết định thích hợp.

8
II/ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHỆ
MARKETING XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1/ Xác định mục tiêu và ngân quỹ của công nghệ Marketing xúc tiến
thương mại
1.1/Phân định mục tiêu của xúc tiến thương mại:
Một khi nhận ra thị trường mục tiêu và những đặc tính của nó, nhà quản
trị xúc tiến phải quyết định về những đáp ứng kỳ vọng ở tập người nh
ận tin
trọng điểm. Những hành vi chịu mua là kết quả của một quá trình lâu dài đi
tới quyết định của người tiêu dùng. Nhà quản trị xúc tiến cần phải biết cách
đưa dẫn những người nhận trọng điểm mục tiêu những tình trạng sẵn sàng
mua cao hơn.

Nêu các chương trình xúc tiến được nhà quản trị bằng một cách thức rõ
ràng và hợp lý đầy đủ, đòi hỏi xác l
ập các mục tiêu được giải trình cẩn thận,
tương thích với mỗi chương trình và cho mỗi kỳ ngân quỹ. Các mục tiêu này
phải thoả mãn các điều kiện sau:
-Phải dựa trên sự hiểu biết về mục đích của công ty.
-Phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ đối tượng mục tiêu và khuynh hướng
đáp ứng họ với các mức độ thông tin khác nhau.
-Có thể lượng hoá được.
-Phả
n ánh càng nhiều càng tốt hiệu quả thực tế của hoạt động.
-Phải có tính khả thi.
-Có thể thực hiện được trong khuân khổ thời gian thực hiện được.
Thông thường các công ty trong quá trình kinh doanh định mục tiêu một
chương trình xúc tiến chủ yếu là:
-Đảm bảo danh tiếng của một mặt hàng của một nhãn hiệu.
-Làm nổi bật một yếu tố, một đặc tính (một lợi ích nổ
i trội) của một mặt
hàng hay một nhãn hiệu.
-Đưa lại một hình ảnh cho một mặt hàng, một nhãn hiệu, một công ty.
-Kích đẩy sự thương mại hoá sản phẩm.

9
Kích đẩy những hình thức khác của xúc tiến thương mại như: quảng cáo,
khuyến mại hay chào bán trực tiếp.
Việc xác định mục tiêu này không những giúp cho việc hoạch định chiến
dịch xúc tiến mà còn tạo cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện. Các mục
tiêu của xúc tiến thương mại không đến với chúng ta một cách tình cờ xuất
phát từ việc xem xét bao quát các yếu tố ả
nh hưởng tới lợi nhuận của công ty

nói chung và xúc tiến nói riêng. Mục tiêu tốt phải bao quát rộng hơn chứ
không phải chỉ có yếu tố bản thân hoạt động, phải là kết quả của việc phân
tích kỹ lưỡng tất cả các yếu tố có tác động lên lợi ích của công ty và sự phối
hợp giữa các mục tiêu công ty và môi trường của các lĩnh vực khác.


10


























B.H 1.3 Qui trình xác định mục tiêu chương trình xúc tiến thương mại
1.2/Quyết định ngân sách để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại.
Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu mà chiến lược tiếp thị cần đạt được
và lập kế hoạch triển khai thì công ty cần phải quyết định ngân quỹ để thự
c
Môi trường
marketting
ngoại vi công ty
Mục tiêu chung
của công ty
Môi trường
marketting
nội tại công
ty
Mục tiêu
marketting công
ty
Mục tiêu
quảng cáo
Mục tiêu
khuyến mại
Mục tiêu bán
hàng trực
tiếp
mục tiêu tuyên
truyền cổ động
Phối thức giao tiếp
Mục tiêu

marketting xúc
tiến thương mại

11
thi xúc tiến đó, bao gồm có quyết định tổng ngân quỹ dành cho chường trình
xúc tiến và quyết định phân bổ ngân quỹ cho công cụ xúc tiến.
Các công ty thường quyết định ngân quỹ xúc tiến thương mại theo 4
phương pháp sau:
-Phương pháp tuỳ theo khả năng: theo phương pháp này các công ty xác
định ngân sách cho việc xúc tiến tuỳ theo khả năng công ty có thể chi được,
phương pháp này bỏ qua ảnh hưởng của xúc tiến đối với khối lượng tiêu thụ

nên ngân sách chi cho xúc tiến thương mại hàng năm không ổn định.
- Phương pháp tính theo phần trăm của doanh số: theo phương pháp này
công ty xác định ngân sách xúc tiến thương mại theo một tỷ lệ phần trăm
xác định nào đó trên doanh số hiện tại hay mức doanh số ước định của
năm tới, ví dụ 5%; 10% phương pháp này có ưu điểm là chi phí gắn liền
với kết quả kinh doanh nên dễ hoạch toán và kiểm soát và nó cho phép
đảm bảo sự ổn định cạnh tranh. Cạnh đó cũng có một số điểm hạn chế đó
là: việc dành ngân sách cho xúc tiến thương mại tuỳ vào khả năng của
ngân quỹ hơn là theo cơ hội kinh doanh, gặp khó khăn trong việc lập kế
hoạch xúc tiến dài hạn và nó hạn chế việc xây dựng ngân sách xúc tiến
thương mại theo định vị mặt hàng hay theo khu vực thị trườ
ng.
- Phương pháp ngang bằng cạnh tranh: theo phương pháp này công ty xác
định mức ngân sách xúc tiến của công ty mình ngang bằng với mức chi phí
của các đối thủ cạnh tranh cùng cỡ. Tuy nhiên do uy tín, tài lực, mục tiêu
và cơ may của từng công ty khác nhau nên kết quả xúc tiến cũng rất khác
nhau.
-Phương pháp mục tiêu và công việc: phương pháp này đòi hỏi nhà quản

trị xúc tiến lập ngân sách xúc tiến thương mại bằng cách:
+xác định mục tiêu của doanh nghiệp.
+xác định nh
ững công việc, chương trình cần làm để đạt mục tiêu trên.
+ước tính chi phí để hoàn thành công việc. Tổng số chi phí này chính là
mức ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại.

12
Phương pháp này có ưu điểm buộc nhà quản trị phải giải trình rõ các giả
định của mình về mối liên quan giữa số tiền chi ra, số lần quảng cáo, tỷ lệ thử
và số lần sử dụng chính thức
*Quyết định phân bổ ngân sách cho công cụ xúc tiến thương mại.
Mỗi công cụ đều có những tác dụng, tầm quan trọng khác nhau và được
nhằm vào các mục tiêu khác nhau. Do vậy tuỳ vào t
ừng điều kiện, hoàn cảnh
và mục tiêu cụ thể mà công ty ưu tiên cho công cụ nào nhiều hơn, tuy nhiên
việc phân bổ này yêu cầu phải thật hợp lý, linh hoạt thì chiến lược xúc tiến
thương mại mới đạt được hiệu quả cao.
2/Xác định đối tượng nhận tin:
Để chương trình xúc tiến thương mại có hiệu quả thì công ty cần phải
xác định tập người nhận tin trọng đi
ểm. Việc lựa chọn tập khách hàng trọng
điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xúc tiến thương mại, nếu như lựa
chọn sai không phù hợp với yêu cầu của quá trình xúc tiến thương mại không
đem lại kết quả cho công ty thậm chí còn làm hụt ngân sách của công ty.
Nếu việc hoạch định chương trình Marketing được thực hiện một cách
hữu hiệu, các đoạn thị trường s
ẽ được chỉ định và trọng điểm sẵn sàng. Các
khách hàng trên mỗi đoạn trở thành tập người nhận tin trọng điểm cho các
chương trình xúc tiến của công ty. Tập khách hàng trọng điểm có thể là người

mua trọng điểm của công ty, người mua hiện có, những người thông qua
quyết định hay có ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định. Mỗi tập khách
hàng khác nhau lại có nh
ững hoạt động xúc tiến thương mại khác nhau.
3/Lựa chọn nội dung thông điệp:
Các công ty thương mại có thể thông tin cho khách hàng tiềm năng về
sản phẩm, giá, địa điểm bán hàng. Một cố gắng thuyết phục khách hàng tiềm
năng có thể tập trung vào những thúc đẩy mua dùng thử mặt hàng và thay đổi
lượng giá mặt hàng và cung cấp những tái bảo hành sau mua, những điều này
là cơ sở tất yế
u của một thương vụ hoàn hảo. Một thông điệp lý tưởng là một

13
thông điệp tạo ra được sự nhận biết, gây thích thú, quan tâm kích thích được
ham muốn và thúc đẩy đến hành động mua.
Thông điệp là sự tập hợp thông tin có định hướng thuyết phục đối với
khách hàng trọng điểm của mình dưới hình thức xúc tiến khác nhau. Việc
thiết lập thông điệp đòi hỏi giải quyết ba vấn đề: nói cái gì (nội dung thông
điệp), nói như thế nào cho hợp lý (c
ấu trúc thông điệp) và nói như thế nào cho
biểu cảm (hình thức thông điệp).
Để xác định được nội dung thông điệp thì người truyền thông điệp phải
xác định ý tưởng muốn chuyển đến và được chấp nhận bởi đối tượng nhận.
Trong nội dung của thông điệp làm sao phải nêu bật được lợi ích của sản
phẩm đem lại cho khách hàng trình bày được ích lợi củ
a sản phẩm. Người
phát thông điệp phải biết rằng đối với sản phẩm khác nhau sẽ có những gợi
dẫn khác nhau tác động vào khách hàng. Những gợi dẫn đó có thể là: những
gợi dẫn duy lý liên hệ tới lợi ích riêng của tập người nhận. Chúng trình bày
rằng mặt hàng sẽ mang lại những ích dụng theo nhu cầu. Những gợi dẫn cảm

tính cố gắng kích đẩy những tình cả
m tích cực hay tiêu cực nào đó đưa đến
quyết định mua. Người phát ngôn có thể nhắc đến sự sợ hãi, tội lỗi hay xấu hổ
khiến người ta phải làm cái việc mà người ta phải làm (đánh răng, quàng
khăn, đội mũ) hay ngưng làm cái việc không nên làm (hút thuốc, rượu chè
quá độ). Những gợi dẫn có tính cách gây sợ hãi chỉ có hiệu quả ở chừng mực
nhất định, những tập ngườ
i nhận nhận thấy có quá nhiều điều gây tình trạng
khó chịu (ngưng thở, ngáp ) họ sẽ né tránh. Nếu thông điệp được thực hiện
trên ti vi hay giao tiếp trực tiếp, thì phải cộng thêm vào những thứ khác như
ngôn ngữ thân thể (những gợi ý không lời). Người phát ngôn phải chú ý tới sự
biểu lộ của nét mặt, cử chỉ trang phục, tư thế, kiểu tóc. Nếu thông điệp
được
truyền qua nhãn hiệu hay bao bì phối thức mặt hàng, người phát ngôn phải
chú ý tới cách sắp xếp hương thơm màu sắc kích thước và hình dạng. Người
phát ngôn cũng sử dụng những kêu gọi hướng về tình cảm tích cực như yêu
thương, khôi hài, tự hào hay vui nhận. Tuy nhiên, không có bằng chứng thực
tế cho thấy chẳng hạn cung một thông điệp hài ước nhất thiết hữu hiệu hơn
một thông đ
iệp nghiêm túc với cùng một nội dung như nhau, những gợi dẫn
đạo đức hướng tới sự ý thức về cải thiện nơi khách hàng. Chúng thúc giục

14
khách hàng ủng hộ những mục tiêu có tính chất xã hội như vấn đề làm sạch
môi trường, cải thiện quan hệ giữa các chủng tộc, bình quyền cho phụ nữ,
giúp đỡ người khó khăn.
4/Lựa chọn cấu chúc thông điệp:
Hiệu năng của một thông điệp cũng phụ thuộc vào cấu trúc của nó,
người phát ngôn phải giải quyết ba vấn đề:
-Có nên đưa ra k

ết luận rõ ràng hay để người nhận tự quyết định lấy.
Đưa ra một kết luận thường hiệu quả hơn.
-Trình bầy luận chứng theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến. Thông
thường luận chứng đơn tuyến đạt hiệu quả hơn trong việc giới thiệu mặt hàng
ngoại trừ với khách hàng có trình độ giáo dục cao hoặc đã có thái độ tiêu cực.
-Nên đưa ra luận chứ
ng đanh thép nhất vào đầu hay cuối thông điệp.
Giới thiệu luận chứng đanh thép vào đầu thông điệp tạo được chú ý mạnh,
nhưng có thể dẫn đến một kết cục có tính nghịch biến.
5/Lựa chọn kênh truyền thông:
Sau khi đã giải quyết xong cac vấn đề thông điệp các nhà quản trị xúc
tiến phải tìm được kênh truyền thông điệp có hiệu quả cao, có hai loại kênh
l
ớn có tính chất cá biệt và kênh có tính chất đại chúng.
5.1/Kênh truyền thông có tính chất đại chúng:
Các kênh truyền thông chung là các phương cách truyền thông truyền đi
các thông điệp mà không có sự tiếp xúc hay phản hồi cá nhân. Chúng bao
gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm hướng tới tập người nhận
chuyên biệt. Bầu không khí là những khung cảnh có chủ tâm tạo dựng, việc
quy hoạch nội thất cửa hàng, địa điểm phân bố, sự nă
ng động phục vụ của
nhân viên bán hàng tạo nên không khí nhộn nhịp ở cửa hàng tạo cho khách
hàng cảm giác thoải mái tin tưởng
5.2/Kênh truyền thông có tính chất cá biệt:
Là loại kênh mà phía công ty và khách hàng trao đổi hai chiều với nhau,
có thể giao tiếp mặt đối mặt qua điện thoại, thư từ, nối mạng
Các kênh truyền thông cá biệt có hiệu lực cao bởi vì nó tạo cơ hội giao
tiếp và phản hồi cá nhân, phía công ty có thể đưa ra những giả
i pháp kịp thời
để đáp ứng lại những phản ứng của khách hàng.


15
Kênh truyền thông cá biệt có ba loại chính đó là:
-Kênh có tính chất biện hộ. Là các nhân viên bán hàng tiếp xúc với
khách hàng mua trọng điểm.
-Kênh có tính chất chuyên gia. Là việc các chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao phát biểu với khách hàng mua trọng điểm.
-Kênh có tính chất xã hội. Là những người bạn, thành viên trong gia
đình, đoàn thể nói chuyện với khách hàng mua trọng điểm, loại kênh này có
tác dụng rất rộng rãi vì nó có tính chất truyền miệng.
6/Xác lập phối thức xúc tiến thương mạ
i hỗn hợp.
Các công ty luôn luôn tìm phương cách để đạt hiệu năng xúc tiến thương
mại cao bằng việc thế công cụ xúc tiến thương mại này bằng công cụ xúc tiến
khác nếu thấy hiệu năng hơn. Nhiều công ty đã thay thế một số hoạt động bán
hàng tại cơ sở bằng việc bán hàng qua điện thoại và qua thư trực tiếp . Những
công ty khác thì gia tăng chi phí của xúc tiến bán liên quan tớ
i quảng cáo, để
đạt được doanh số tăng nhanh hơn, khả năng hoán chuyển được giữa các công
cụ xúc tiến thương mại. Việc tạo lập được một phối thức xúc tiến thương mại
sẽ phức tạp và tinh tế hơn khi một công cụ sẽ được dùng để tạo ra một công
cụ khác. Nhiều nhân tố đã ảnh hưởng tới sự lựa chonh và phối thuộ
c các công
cụ xúc tiến thương mại của nhà tiếp thị.
6.1/Bản chất, đặc tính, ưu nhược điểm của từng công cụ xúc tiến
thương mại:
Mỗi công cụ xúc tiến, quảng cáo, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán và
tuyên truyền đều có những đặc tính và chi phí riêng. Các nhà tiếp thị phải
hiểu những đặc tính này khi chọn.
6.1.1/Quảng cáo:

Quảng cáo là một trong những công cụ chủ yếu mà các công ty sử d
ụng
để hướng thông tin thuyết phục vào người mua và công chúng mục tiêu.
Quảng cáo là bất cứ loại hình nào của sự hiện diện không trực tiếp của
hàng hoá dịch vụ hay tư tưởng hoạt động mà người ta phải trả tiền để nhận
biết người quảng cáo.
Quảng cáo có những đặc tính sau:

16
-Giới thiệu có tính đại chúng: quảng cáo là một kiểu truyền thông có tính
đại chúng cao. Tính đại chúng của nó khiến sản phẩm có được một dạng như
sự một hợp thích hoá, cũng như nảy ra một ý nghĩa về một chào hàng đã được
chuẩn hoá. Vì có nhiều người cùng nhận được thông điệp như nhau nên các
khách mua yên tâm rằng việc mua hàng của mình sẽ được mọi người thông
hiểu.
-Tính lan truyền: quả
ng cáo là phương tiện truyền thông có tính lan
truyền, điều này cho phép công ty lặp lại nhiều lần một thông điệp, nó cũng
cho phép người tiếp nhận và so sánh các thông điệp của các công ty cạnh
tranh khác nhau. Việc quảng cáo ở quy mô lớn ở một công ty cũng nói lên
một số điều tích tụ và tầm cỡ, danh tiếng và mức thành công của công ty ấy.
-Sự diễn đạt khuyếch đại: quảng cáo cung cấp thời cơ
cho công ty và phổ
mặt hàng của nó ngoại mục hơn nhờ khéo sử dụng các kỹ thuật ngôn ngữ, âm
thanh, mầu sắc, hình ảnh và biểu tượng. Tuy nhiên có sự diễn đạt quá hay làm
loãng thông điệp hoặc khiến người nhận khó tập trung và nhận biết.
-Tính vô cảm: quảng cáo chỉ truyền đi một cuộc đối thoại trực tiếp với
người nhận nên khó đo lường được tính hiệu quả
truyền thông quảng cáo.
*Phạm vi và tầm hiệu lực của quảng cáo: như đã đề cập ở tren quảng cáo

là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị, là
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh. Một mặt quảng cáo có thể được
dùng để xây dựng một hình ảnh lâu dài cho mặt hàng, mặt khác quảng cáo
làm đẩy nhanh việc tăng doanh số bán. Quảng cáo là dạ
ng thức xúc tiến
thương mại hữu hiệu để đáp ứng tập người mua phân tán trong một khu vực
thị trường rộng lớn, với mức chi phí không cao cho mỗi lần quảng cáo, việc
sử dụng các phương tiện quảng cáo khác nhau thì có mức chi phí khác nhau


Quyết định
phương tiện
quảng cáo

17


B.H 1.4
Những quyết định trong quảng cáo

Quyết định về mục tiêu quảng cáo: mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ
mục tiêu trong kinh doanh của công ty và các mục tiêu tiếp thị như các mục
tiêu về doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu nâng cao uy tín của công ty
của sản phẩm
Các mục tiêu của quảng cáo thường được phân loại thành: mục tiêu để
thông tin, mục tiêu để thuyết phụ
c, mục tiêu để nhắc nhở
+Mục tiêu để thông tin áp dụng với giai đoạn giới thiệu nhằm tạo nên
nhu cầu ban đầu. Quảng cáo với mục tiêu này nhằm giới thiệu cho thị trường
biết một sản phẩm mới, về cách sử dụng sản phẩm hay sự thay đổi về giá cả

+Quảng cáo với mục tiêu thuyết phục, rất cần thiết trong giai đoạn c
ạnh
tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu, thuyết phục khách hàng mua ngay.
+Quảng cáo với mục tiêu nhắc nhở, áp dụng trong giai đoạn bão hoà của
sản phẩm để nhắc nhở khách hàng tìm mua lại sản phẩm.
-Quyết định về ngân sách quảng cáo: sau khi xác định được các mục tiêu
của quảng cáo công ty phải quyết định ngân sách quảng cáo cho mỗi sản
phẩm nhằm đáp ứng mục tiêu bán hàng, có 4 phương pháp xác đị
nh ngân
sách:
+Phương pháp tuỳ khả năng.
+Phương pháp tính theo phần trăm của doanh số.
+Phương pháp cân bằng cạnh tranh (chi phí cho quảng cáo ngang với đối
thủ cạnh tranh)
Quyết định lời
rao quảng cáo
Quyết định về
mục tiêu
quảng cáo
Quyết định về
ngân sách quảng
cáo
Đánh giá
hiệu quả
quảng cáo

18
+Phương pháp mục tiêu và công việc.
-Quyết định về lời giao quảng cáo, thường gồm 3 bước là: tạo ra lời rao,
đánh giá về tuyển chọn người rao, thực hiện lời rao. Lời rao quảng cáo phải

có một văn phong ngữ điệu và sự trình bày hợp lý, nếu quảng cáo trên truyền
hình, người trình bày phải chú ý sự biểu lộ rõ nét mặt, cử chỉ, trang phục, tư
thế, đầu tóc
-Quyế
t định về phương tiện quảng cáo: phương tiện quảng cáo là
phương tiện vật chất, kỹ thuật mà các công ty sử dụng nhằm đạt được mục
tiêu nhất định. Chọn phương tiện quảng cáo là nhằm đúng đối tượng quảng
cáo để ít tốn kém và thu được hiệu quả cao. Khi chọn lựa phương tiện quảng
cáo cần phối hợp với các mục tiêu đã định tr
ước. Hiện nay thường được sử
dụng các phương tiện để quảng cáo đó là:
Báo chí, radio, tivi, phim ảnh quảng cáo, quảng cáo bằng thư gửi qua
bưu điện, bằng panô, áp phích
-Đánh giá hiệu quả của quảng cáo: để đánh giá hiệu quả của quảng cáo
cần phải xem xét mức độ thực hiện các mục tiêu quảng cáo đặt ra. Hiệu quả
của quảng cáo phụ thuộc vào 2 yế
u tố là hiệu quả của tin tức, lời rao quảng
cáo và hiệu quả của phương tiện quảng cáo.
Từ phân tích trên, quảng cáo có những ưu điểm và nhược điểm sau:
*Ưu điểm:
+Có thể tiếp xúc với nhiều khách hàng trong cùng một thời gian.
+Chi phí khá thấp cho mỗi lần quảng cáo.
+Rất tốt trong việc tạo ra hình ảnh về nhãn hiệu.
+Tính năng động và sự lựa chọ
n của phương tiện cao.
*Nhược điểm:
+Quảng cáo cho nhiều khách hàng không phải là khách hàng tiềm năng
dẫn tới lãng phí tiền của.
+Tính không trông thấy được cao dẫn tới quảng cáo đó trở thành một
mục tiêu của những chỉ trích marketing.


19
+Thời gian quảng cáo xuât hiện thường ngắn.
+Các khách hàng thường lãng quên nhanh chóng.
6.1.2/Bán hàng trực tiếp:
Bán hàng trực tiếp là một công cụ có hiệu quả nhất trong những giai
đoạn nhất định của tiến trình mua, nhất là trong việc tạo ra cho người mua sự
ưa chuộng, tin chắc và hành động. Lý do là việc chào hàng so với quảng cáo
có 3 đặc trưng riêng:
-Sự vun trồng: Việc bán hàng trực tiếp cho phép phát triển mọi quan hệ
từ việc bán hàng giao d
ịch thông thương cho đến tình hữu nghị sâu đậm,
người bán hàng hiệu quả thường ghi nhớ những lợi ích, thói quen của khách
hàng nếu muốn giữ mối quan hệ lâu dài. Sự đáp ứng: bán hàng trực tiếp khiến
người mua cảm thấy có sự bó buộc nào đó phải nghe người bán nói, người
mua nhất thiết phải chú ý và đáp ứng, dù chỉ là một câu cám ơn lịch sự.
Cá nhân đối mặt: việc chào bán trực ti
ếp bao hàm một quan hệ sống
đọng tức thời và tương tác giữa hai hay nhiều người. Mỗi bên có thể quan sát
tận mắt nhu cầu và cá tính của nhau và dàn xếp ổn thoả với nhau.
*Tầm quan trọng của bán hàng trực tiếp:
Hầu hết các nhà kinh doanh đều thừa nhận rằng việc kinh doanh các sản
phẩm của họ không thể thành công nếu thiếu hình thức bán hàng cá nhân.
Tầm quan trọng của chức năng bán hàng cá nhân phụ thuộc m
ột phần vào bản
chất sản phẩm mới. Những hàng hoá mới phức tạp về mặt kỹ thuật, đắt tiền
đòi hỏi sự nỗ lực của bán hàng cá nhân nhiều hơn. Người bán đóng một vai
trò quan trọng trong việc cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về những
sản phẩm nhằm giảm bớt hoặc trượt tiêu những rủi ro trong việc mua bán vận
dụng.

Tầm quan trọng c
ủa bán hàng cá nhân cũng được xác định tăng thêm bởi
nhu cầu của người tiêu dùng. Trong trường hợp cạnh tranh thuần tuý (có một
số lượng lớn người mua nhỏ có kiến thức thị trường tốt về một hàng hoá
thuần nhất) thì việc bán hàng cá nhân ít cần thiết. Ngược lại khi một sản phẩm

20
có sự khác biệt cao như nhà đất, máy móc mà bán cho người mua ít kiến
thức về sản phẩm thì bán hàng cá nhân trở nên hết sức quan trọng trong phối
thức khuyếch trương.
*Những ưu điểm và nhược điểm của bán hàng trực tiếp.
-Ưu điểm:
+Là công cụ có sức thuyết phục nhất, các nhân viên bán hàng có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến hành vi mua hàng.
+Cho phép trao đổi thông tin hai chiều.
+Thường c
ần thiết cho các sản phẩm kỹ thuật phức tạp.
-Nhược điểm:
+Chi phí cao cho mỗi lần giao dịch.
+Đào tạo bán hàng và tạo hoạt động thúc đẩy có thể rất tốn kém và khó
thực hiện.
+Các đại diện bán hàng tồi có thể làm tổn thương đến việc bán hàng
cũng như công ty, sản phẩm và hình ảnh của nhãn hiệu.
6.1.3/Khuyến mại:
Mặc dù khuyến mại có nhiều công cụ
khác nhau- phiếu thưởng, thi đố,
quà tặng- nhưng các công cụ đều chung ba đặc điểm sau:
-Sự truyền thông có tính xung đột nhất thời chúng thu hút sự chú ý và
thường cung cấp những thông tin có thể dẫn khách đến với mặt hàng bán.
-Sự khích lệ: chúng kết hợp sự tưởng thưởng, sự sui khiến hay sự cống

hiến có thể đưa lại giá trị bổ xung cho người tiêu dùng.
-Sự mời chào: hàm chứa rõ nét lời mời chào kích
đẩy khách hàng nhanh
hơn.
*Các quyết định chính trong khuyến mại:
-Quyết định về mục tiêu khuyến mại: mục tiêu khuyến mại rút ra từ mục
tiêu tiếp thị cơ bản đối với mỗi sản phẩm. Những mục tiêu riêng của khuyến
mại sẽ thay đổi tuỳ theo loại thị trường.

21
+Đối với người tiêu dùng: mục tiêu là thúc đẩy họ mua tiêu dùng nhièu
hơn khuyến khích dùng thử và thu hút khách hàng mới.
+Đối với nhân viên bán hàng: mục tiêu là khuyến khích lực lượng bán
hàng về sự cải tiến sản phẩm và làm ổn định một mô hình bán hàng đang dao
động
+Đối với các trung gian tiếp thị: dẫn dụ họ bán những mặt hàng mới, tồn
kho nhiều hơn cố gắng, tìm những khách hàng tiêu thụ mới, kích thích bán
hàng trong mùa bán khách
-Quyế
t định chọn công cụ khuyến mại: ta biết rằng có nhiều công cụ
khuyến mại khác nhau để đạt được mục tiêu khuyến mại, việc lựa chọn các
công cụ sao cho đạt được hiệu quả tối ưu là tuỳ thuộc vào thị trường, sản
phẩm và điều kiện cạnh tranh sau đây là một số công cụ chính.
+Hàng mẫu: có thể gửi đến từng nhà qua bưu đi
ện hoặc nhận tại cửa
hàng.
+Quà tặng: thường tặng miễn phí như áo, mũ, túi sách, băng đĩa.
+Gói hàng chung: đó là một gói hàng chung thường đi kèm nhau trong
sử dụng được bán với giá hạ. Ví dụ: một bàn chải kèm một ống kem đánh
răng.

+Các tài liệu chào hàng, các cuộc thi có thưởng các khoản ưu đãi, trợ
cấp, giảm giá khi mua hàng với khối lượng lớn
-Quyết định triển khai chương trình khuyế
n mại có một số quyết định
cần thiết của nhà quản trị xúc tiến khi triển khai chương trình khuyến mại là:
+Quyết định về quy mô khích lệ, cần phải có một kích thích đủ lớn ở
mức nào đó để đảm bảo cho chương trình tiếp thị thành công.
+Quyết định về điều kiện tham gia, có thể giành cho mọi khách hàng
tham gia mua hàng hoặc cho riêng đối tượng là học sinh, sinh viên
+Quyết định v
ề thời hạn cổ động. Nếu thời hạn quá ngắn nhiều khách
hàng sẽ không kịp tham gia, nếu quá dài thì chương trìng sẽ mất đi tính thúc

22
đẩy "làm ngay". Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tần số thuận lợi nhất là 3
tuần trong một quý và cần phải quy định ngày cụ thể.
-Triển khai thử nghiệm. Nếu điều kiện cho phép thì tiến hành làm thử
nghiệm xem chương trình khuyến mại có phù hợp với mục tiêu và quy mô đặt
ra hay không, có thể đưa ra các giải pháp điều chỉnh cần thiết để đảm bảo cho
sự thành công cao nh
ất.
-Thực hiện và kiểm tra đánh giá. Thực hiện theo kế hoạch đã được lập
trước đó và đánh giá kết quả dựa vào việc so sánh doanh số trước trong và sau
khi cuộc khuyến mại kết thúc.
*Đánh giá ưu nhược điểm của khuyến mại
-Ưu điểm:
+Là một phương pháp tốt để giá bán trong một thời gian ngắn nhằm
khuyến khích nhu cầu.
+Có nhiề
u công cụ khuyến mại để lựa chọn.

+Dễ dàng kết hợp các công cụ khuyến mại khác.
-Nhược điểm:
+ảnh hưỏng tới khách hàng ban đầu vì họ có thể mua nhiều với giá rẻ
trong khi đó lại thu hút được ít khách hàng mới.
+Có ảnh hưởng trong ngắn hạn.
+Sử dụng nhiều công cụ khuyến mại có liên quan đến giá cả dẫn đến gây
hại cho hình ảnh nhãn hiệu và lợi nhuậ
n.
6.1.4/Tuyên truyền cổ động:
Tuyên truyền cổ động là một hình thức thông tin phong phú. Mục đích
của nó là tạo nên hình ảnh thuận lợi cho sản phẩm hay công ty. Tuyên truyền
cổ động có thể mang tính gián tiếp hay trực tiếp. Tuyên truyền cổ động có đặc
tính sau:
-Độ tin cậy cao hơn: các câu chuyện và tình tiết có vẻ xác thực và đáng
tin đối với người nhận tin hơn là quảng cáo.

23
-Vượt qua phòng bị: Tuyên truyền cổ động có thể vươn tới nhiều khách
hàng tương lai vốn từng lẩn tránh những người chào hàng và quảng cáo.
Thông điệp đến với họ như thể tin tức hơn là sự giao tiếp nhau để bán hàng.
-Kịch tính hàng hoá: giống như quảng cáo tuyên truyền có tiềm năng hay
mặt hàng trở nên hấp dẫn hơn.
*Một số hình thức quan hệ với công chúng chủ yế
u:
-Để tuyên truyền cho công ty người ta có thể mời các nhà chính trị lỗi
lạc, các nhà nghệ thuật nổi tiếng đến thăm công ty mình hoặc mua sản phẩm
của công ty. Cũng có thể tổ chức những bữa tiệc lớn mời phóng viên báo chí,
đài phát thanh, đài truyền hình và các quan chức đến dự nhân ngày thành lập
công ty, ngày đón nhận huân chương lao động, ngày được cấp chứng nhận
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế


Về lâu dài công ty có thể làm các hoạt động như:
-Tham gia hiệp hội kinh doanh: trên thị trường cạnh tranh các nhà kinh
doanh tự nguyện hợp tác giúp đỡ nhau và đó là cơ sở quan trọng để hình
thành hiệp hội. Thông qua sự hoạt động của hội, các công ty hiểu sâu sắc hơn
về thị trường, về nhu cầu thị trường và quan hệ cung- cầu. Cũng thông qua
hội để các công ty giới thiệu quảng cáo sản phẩm khuyếch tr
ương uy tín của
mình.
-Xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tuỳ theo những điều kiện cụ
thể mà công ty quyết định có xây dựng cửa hàng quầy bán hàng, gian hàng
sản phẩm hay không, với những mặt hàng đơn giản, thông thường có thể
không cần các hình thức giới thiệu sản phẩm trên.
Xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm cần đảm bảo yêu cầu về địa
đ
iểm phải thuận lợi cho quảng cáo, điều kiện mua bán phải thuận tiện thu hút
khách hàng, gian hàng giới thiệu sản phẩm là nơi diễn ra rất nhiều các hoạt
động giao tiếp, phía công ty lợi dụng vào đó để tuyên truyền cho hình ảnh uy
tín của công ty và cho nhãn hiệu sản phẩm của mình.
*Tuyên truyền cổ động có những ưu nhược điểm sau:

24
-u im:
Chi phớ xõy dng v thc hin chng trỡnh tớnh trờn u ngi c
tip cn thp v thng nhm vo mt i tng c th.
-Nhc im:
+Nh tip th ớt cú kh nng iu khin trc tip. N lc ca mi nh tip
th u gp phi s cnh tranh mnh m t cỏc nh ti
p th cng quan tõm n
i tng v phng tin ging nhau.

+Cỏc nh qun tr cụng ty hin nay cú xu hng xem nh tuyờn truyn
c ng hoc s dng nú nh mt phng tin d b. Th nhng mt chin
dich tuyờn truyn c ng tt phi hp vi cỏc cụng c xỳc tin khỏc cú th
em li kt qu cao m tn ớt chi phớ.
6.2/Cỏc nhõn t nh hng n ph
i thc xỳc tin thng mi:
Cỏc cụng ty phi xem xột nhiu yu t khi pha trn v trin khai phi
thc xỳc tin thng mi ca mỡnh. ú l cỏc yu t:
6.2.1/c trng cp mt hng- th trng:
Hiu nng ca cỏc cụng c xỳc tin thng mi thay i tu theo th
trng tiờu dựng hay th trng k ngh. S khỏc bit ny th hin rừ hỡnh.


Quảng cáo
Bán hng trực tiếp
Tuyên truyền cổ động
Khuyến mại
Tuyên truyền cổ động
Khuyến mại
Bán hng trực tiếp
Quảng cáo
Thị trờng hng
tiêu dùng
Thị trờng hng
mỹ nghệ

×