TIỂU LUẬN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
1.1. Tổng quan về công cụ phái sinh
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về công cụ phái sinh như sau:
Theo Jonh Downes và Jordan Elliot Goodman thì “Công cụ phái
sinh là một hợp đồng có giá trị phụ thuộc vào kết quả hoạt động
của một tài sản, tài chính gốc, một chỉ số hoặc các công cụ đầu tư
khác.”
Trong giáo trình đào tạo của học viện chứng khoán Australia thì
“Công cụ phái sinh là một hợp đồng có xác định thời gian thực
hiện cụ thể để mua hoặc bán một hàng hóa cụ thể (như lúa mì hoặc
len….) hoặc một công cụ tài chính (như cổ phiếu hoặc chỉ số…)”
Qua nghiên cứu một số giáo trình chứng khoán, theo tôi: Công cụ
phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công
cụ đã có như: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất và các
chỉ số thị trường, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi
ro, bản vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển các công cụ phái sinh.
Hợp đồng kỳ hạn đầu tiên có từ thời Trung cổ, được hình thành
nhằm đáp ứng nhu cầu cho những người nông dân và những
thương gia. Nó được hình thành để nổi cung và cầu giữa người
nông dân và nhà buôn.
Sở mậu dịch Chicago (CBT) là sàn giao dịch công cụ phái sinh lớn
nhất trên thế giới, thành lập năm 1848, tại đó các hợp đồng kỳ hạn
trên các loại hàng hóa khác nhau được chuẩn hóa về số lượng và
chất lượng để đưa vào giao dịch.
Hợp đồng quyền chọn đầu tiên được giao dịch ở Châu Aau và Mỹ
vào khoảng thế kỷ 18. Đầu những năm 1900, một nhóm các công
ty đã thành lập Hiệp hội các nhà môi giới và tự doanh quyền chọn
nhằm tạo ra một cơ chế để người mua và người bán có thể gặp
được nhau. Tuy nhiên thị trường quyền chọn của Hiệp hội các nhà
môi giới và tự doanh có hai nhược điểm:
- Không có thị trường thứ cấp
- Không có cơ chế đám bảo rằng người phát hành quyền sẽ tôn
trọng hợp đồng
Vào năm 1973, Sở mậu dịch Chicago đã thành lâp Sở giao
dịch quyền chọn Chicago với mục tiêu giao dịch các quyền
chọn cổ phiếu. Từ đó các thị trường quyền chọn ngày càng
trở nên phổ biến với các nhà đầu tư
Vào những năm 1980, cá thị trường cũng pưhát triển các hợp
đồng quyền cọn ngoại tệ, quyền chọn chỉ số cổ phiếu và các
quyền chọn hợp đồng tương lai. Sở giao dịch quyền chọn
Chicago giao dịch các quyền chọn dựa trên chỉ số S&P100
và S&P500.
1.1.3. Vai trò của công cụ phái sinh trên Thị trường chứng khoán
Sử dụng Công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro có những ưu điểm
nổi bật so với các công cụ tài chính khác như:
- Công cụ phái sinh giúp các nhà đầu tư có thể tiết kiệm đc một
phần chi phí, giảm thiểu rủi ro
- Chứng khoán phái sinh được niêm yết trên sở giao dịch và các
sở đóng vai trò là trung gian giữa bên mua, bên bán đảm bảo
việc thực thi các điều khoản của hợp đồng.
- Công cụ phái sinh là phươn tiện giúp các nhà đầu tư bảo vệ
được lợi nhuận, giảm bớt các khoản lỗ có thể xảy ra đối với tài
sản của mình, công cụ phái sinh giúp những người tham gia
giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh có thể chuyển
rủi ro đối với tài sản của mình sang những người sẵn sàng chấp
nhận rủi ro.
1.1.4. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả.
Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng
từ ccác giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và
hấp dẫn hơn.
Tính thanh khoản trên thị trường cao hơn hản so với thị trường
giao ngay.
Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hợn.
Thị trường phaí sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo.
Công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại,
Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu biết và phát triển
nhất định của bất kỳ nền kinh tế nào.
1.1.5. Hạn chế khi áp dụng công cụ phái sinh.
Một số hạn chế khíuử dụng công cụ phái sinh và thị trường chứng
khoán vào thị trường chứng khoán có thể được tóm tắt như sau:
Công cụ phái sinh được xem như phương tiện để các nhà đầu tư sử
dụng cho các mục đích bất chính như trốn thuế, làm sai lệch báo
cáo tài chính, tránh né các chuẩn mực kế toán, hoặc quy chế giám
sát tài chính.
Với hình thức mở một tài khoản bảo chúng khoảng 1% so với giá
trị hợp đồng cần mua thì một doanh nghiệp có thể khống chế số
lượng hợp đồng hơn 100 lần, dễ dẫn đến xáo trộn trên thị trường.
Đòn bẩy nợ trong nền kinh tế.
Dễ xảy ra tình trạng đầu cơ trục lợi, tạp biến động thị trường nếu
không có giám sát tốt, khả năng biến các sàn giao dịch thành nới
thao túng giá là điều khó tránh khỏi.
Khi ap dụng các công cụ phái sinh vào thị trường chứng khoán tạo
ra nguy cơ mất thanh khoản rất cao đối với một số loại chứng
khoán.
Quy mô thị trường phát triển đến một mức độ nào đó mới áp dụng
được công cụ phái sinh.
1.2. Công cụ phái sinh chủ yếu trên thị trường chứng khoán
Về cơ bản công cụ phái sinh bao gồm những loại cơ bản sau:
1.2.1. Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường
Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán
phái sinh được chia thành 2 nhóm
- Chứng khoán phái sinh trên OTC (Over the counter)
- Chứng khoán phái sinh niêm yết
1.2.2. Căn cứ theo điều kiện hợp đồng
Căn cứ theo điều kiện của hợp đồng chứng khoán phái sinh được
chia thành :
1.2.2.1. Hợp đồng quyền chọn
Là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa
chọn quyền mua hoặc quyền bán một số chứng khoán được xác
định trước trong khoảng thời gian nhất định với một mức giá
xác định, trong đó có ba bên tham gia:
Bên thứ nhất: Người mua quyền lựa chọn
Bên thứ hai: Người viết quyền lựa chọn đồng thời là người bán
quyền.
Bên thứ ba: Cơ quan quản lý, đảm bảo cho giao dịch nêu trong
hợp đồng sẽ được thực hiện đúng.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:
- Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không
thực hiện quyền, còn vị thế bán phái có nghĩa vụ thực hiện
quyền khi bên mua yêu cầu.
- Người mua quyền phái trả cho người bán quyền một khoản phí
được xem như giá của quyền chọn.
- Ngày thực hiện quyền do người mua quyền quyết định ở trong
kỳ hạn.
Mục đích sử dụng quyền chọn và những yếu tố cấu thành một
quyền chọn
Mục đích sử dụng quyền chọn:
- Phòng ngừa rủi ro do biến động của giá cả tài sản cơ sở trong
tương lai.
- Đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự biến động giá của tài sản
cơ sở trong tương lai.
- Kinh doanh chênh lệch giá: Tận dụng các cơ hội chênh lệch giá
để tìm kiếm lợi nhuận.
Những yếu tố cấu thành một quyền chọn:
- Tên của hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua theo quyền
- Loại quyền
- Mức giá thực hiện
+ Những mức giá liên quan đến một quyền chọn. Có nhiều
mức giá và nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến giá của
một quyền chọn: Giá hiện hành của chứng khoán nguồn, giá
thực hiện, thời gian cho đến khi hết hạn, lãi suất ngắn hạn
phi rủi ro trong suốt thời hạn của quyền, mức dao động dự
đoán của các mức lãi suất trong thời hạn của quyền
Giao dịch quyền chọn:
Giao dịch hợp đồng quyền chọn:
- Được tổ chức thực hiện trên các sàn giao dịch hợp đồng tương
lai và quyền chọn một cách chuyên nghiệp
- Việc thực hiện hợp đồng được hỗ trợ bởi sàn giao dịch
- Mọi nhu cầu mua và bán được thể hiện trên bảng điện tử, đối
tác là vô danh
- Những quy định hoạt động của giao dịch luôn được đảm bảo sự
công bằng, công khai và minh bạch
- Đảm bảo trật tự trong hoạt động của thị trường, đặc biệt trong
những điều kiện giao dịch sôi động
- Trên thị trường OTC
Thực hiện quyền chọn : Hiện nay đang tồn tại hai dạng quyền ở
trong kỳ hạn và do người mua quyền quyết định, việc xác định
dàng quyền thực hiện này cũng sẽ dẫn đến mức phí khác nhau khi
mua bán quyền chọn
- Quyền chọn kiểu Mỹ
- Quyền chọn kiểu châu Âu
Lợi nhuận và rủi ro của hợp đồng quyền chọn:
- Đối với vị thế mua: Mua quyền chọn tạo lợi nhuận tiềm năng
không giới hạn nếu giá chứng khoán tăng trong khí khoản lỗ do
rủi ro giá cổ phiếu giảm xuống chỉ trong phạm vi giới hạn
khoản phí đã trả trước cho việc mua quyền chọn. Tương tự, mua
quyền chọn bán sẽ mang lại khoản lợi nhuận không giới hạn
nếu giá cổ phiếu giảm xuống trong khi khoản lỗ tối đa khi giá
cổ phiếu tăng lên chỉ bằng phần phí quyền chọn ban đầu.
- Đối với vị thế bán: Người bán hợp đồng quyền chọn mục tiêu
cơ bản của người bán hợp đồng là kiếm thêm tiền bằng phí
quyền chọn do người mua trả. Số lợi tức này đôi khi có thể cộng
vào tổng số lợi nhuận trong danh mục đầu tư.
1.2.2.2. Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hàn là một thỏa thuận trong đó một người mua và
một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với
khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai
với mức giá giao dịch được ấn định vào ngày hôm nay
Lợi nhuận và rủi ro của hợp đồng kỳ hạn:
Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia và việc ký kết.
Như vậy, bằng việc tham gia vào một hợp dồng kỳ hạn, cả hai
bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi
nhuận tiềm năng của mình. Vì chỉ có hai bên tham gia vào hợp
đồng, cho nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia
trong việc thực hiện hợp đồng
Điểm khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và giao dịch giao ngay:
Hợp đồng giao ngay, hàng hóa được trao đổi và việc thanh toán
được tiến hành ngay lập tức hoặc trong vòng 2 ngày giao dịch
kể từ khi ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng kỳ hạn, thời hạn
kết thúc giao dịch được để lùi lại một khoảng thời gian trong
tương lai
1.2.2.3. Hợp đồng tương lai.
Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc
chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày
nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm
hiện tại
Lợi nhuận và rủi ro của hợp đồng tương lai:
Điểm khác biệt mà hợp đồng tương lai có thể khắc phục được
những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là:
- Niêm yết tại Sở giao dịch
- Xóa bỏ rủi ro tín dụng
- Tiêu chuẩn hóa
- Điểu chính việc đánh giá theo mức giá thị trường
Điểm khác nhau giữa hợp đòng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai là những hợp đồng được chuẩn hóa, hợp
đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa.
Hợp đồng tương lai được thỏa thuận và mua bán qua người môi
giới còn hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và mua bán trực tiếp
giữa hai bên ký hợp đồng
Hợp đồng tương lai được mua bán trên thị trường chứng khoán
tập trung. Hợp đồng kỳ hạn được mua bán trên thị trường phi
tập trung
1.2.2.4. Hợp đồng hoán đổi
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp
đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh (derivative) trong đó hai
bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác
của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các
dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi
ro tài chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ
phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để
nhằm mục đích đầu cơ.
II. Chức năng và đặc điểm của thị trường chứng khoán phái
sinh.
1. Chức năng
tương tự như thị trường chứng khoán, thị trường CKPS hiểu nôm na là
một cái chợ nơi mà người mua và người bán có thể giao lưu trao đổi hang
hóa với nhau. Vì thế, một mặt thị trường CKPS mang đầy đủ những chức
năng của thị trường hàng hóa nói chung như chức năng tạo tình thanh
khoản, nâng cao tính hiệu quả và liên kết của thị trường; mặt khác, thị
trường này cũng có một số chức năng riêng biệt của nó như: chức năng
dự báo và phát hiện giá, chức năng chuyển đổi rủi ro. Sau đây là các chức
năng của thị trường CKPS:
1.1.Chức năng dự báo và phát hiện giá.
Điều này xuất phát từ chính đặc điểm của hang hóa thị trường này: các
hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,… Các mức giá trong tương lai
được ấn định trong mỗi một hợp đồng chính là sự phản ánh dự báo của
chính người mua và người bán về giá cả của loại hàng hóa đó trong tương
lai. Như vậy, trên các thị trường có tổ chức, mức giá chung được các sở
giao dịch tổng hợp chính là sự phản ánh dự báo của cả thị trường về giá
cả, mức cung cầu loại hàng hóa đó trong tương lai. Dĩ nhiên điều này rất
có ích đối với những nhà quản lí, nhà hoạch định chiến lược bởi vì những
thông tin này chính là cơ sở cho họ lập nên kế hoạch sản xuất kinh doanh
một cách hợp lí hơn, có cơ sở hơn khi mà các câu hỏi về giá cả, mức cung
cầu của thị trường hang hóa đó trong tương lai đã được thị trường dự báo
trước. Ví dụ, mức giá thống kê mà sở giao dịch CME đưa ra về hang hóa
X trong hợp đồng tương lai 1 năm chính là dự đoán của thị trường về
hàng hóa đó thời điểm 1 năm sau, do đó thông tin này rất có ích với
những người tham gia sản xuất kinh doanh hàng hóa X.
1.2. Chức năng chuyển đổi rủi ro.
Như đã đề cập về hàng hóa CKPS, đây thực chất là sự “đóng gói rủi ro”
để mua đi bán lại trong thị trường. Tất nhiên là rủi ro cao luôn luôn đi
kèm với lợi nhuận kì vọng lớn, vì thế các gói rủi ro này sẽ được chuyển
từ những chủ thể không muốn chấp nhận rủi ro( các hoạt động kinh
doanh) sang những chủ thể muốn sở hữu rủi ro đấy để tìm kiếm lợi
nhuận( các nhà đầu cơ).
Rủi ro của sự thay đổi giá cả luôn tồn tại. những nhà kinh doanh luôn
mong muốn giá cả ít biến động để có thể xây dựng một kế hoạch lâu dài
cho riêng mình, còn người đầu cơ thì hi vọng giá cả biến động để tìm
kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Vậy nên xảy ra sự trao đổi rủi ro giữa
các bên
1.3 Chức năng tạo tính thanh khoản cho chứng khoán phái sinh.
Tính thanh khoản cho chứng khoán ở đây có nghĩa là khả năng luân
chuyển của chứng khoán đó. Tính thanh khoản càng cao có nghĩa là sự
luân chuyển của chứng khoán đó trong thị trường càng dễ dàng.
Thị trường CKPS được tạo ra nhằm mục đích kết nối một cách nhanh
nhất giữa người mua và người bán với số lượng người mua và bán vô
cùng lớn với nhu cầu đa dạng. Việc cho phép các nhà đầu tư thực hiện các
giao dịch thông qua sàn điện tử, sử dụng phương thức bù trừ tất cả các
giao dịch, sở giao dịch cho phép các hợp đồng được mua bán một cách
nhanh chóng.
Ví dụ một người bán muốn bán một hợp đồng tương lai hàng hóa X với
thời han 3 tháng, anh ta không thể đợi một thời gian để chờ đợi người có
nhu cầu phù hợp với sản phẩm của anh ta. Khi có thị trường, việc tham
gia vào thị trường và niêm yết sản phẩm đó trên thị trường giúp cho anh
ta có thể bán được sản phẩm của mình một cách nhanh chóng.
1.4 Chức năng nâng cao tính hiệu quả và liên kết của các thị trường.
Một thị trường tương lai hoạt động như một tâm điểm nơi mà người mua
và người bán có thể gặp nhau nhanh chóng. Điều này làm nâng cao tính
hiệu quả của thị trường băng cách cắt giảm chi phí tìm kiếm đối tác.
Người bán luôn luôn biết tìm kiêm người mua ở đâu va ngược lại, họ
không cần phải tìm nhau nữa. Vậy thị trường sẽ tiết kiệm được chi phí
cũng như thời gian.
Hơn nữa, một thị trường tương lai mang tính toàn cầu sẽ liên kết các thị
trường nhỏ lại với nhau. Với thị trường lớn, số lượng người tham gia
đông đảo cùng với lượng sản phẩm đa dạng sẽ giúp cho thị trường tránh
được tình trạng độc quyền địa phương( thị trường nhỏ thì sẽ dễ bị chi
phối hơn là thị trường lớn). Một thị trường có quy mô lớn hơn sẽ giúp
cho các mối quan hệ giữa các sản phẩm liên quan với nhau trở nên ổn
định hơn, dẫn đến rủi ro được giảm đáng kể.
2. Đặc điểm của thị trường CKPS
Thị trường CKPS được hình thành từ rất sớm, giao dịch đầu tiên của thị
trường vào đầu thế kỷ 18, đó là giao dịch về giá lúa tương lai ở thị trường
giao dịch lúa gạo dojima. Qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, thị
trường CKPS hiên nay đã xuất hiện ở khắp nhiều nơi trên thế giới với hai
hình thức tổ chức chính đó là thị trường tập trung( sở giao dịch) và thị
trường phi tập trung( còn gọi là OTC). Sau đây là tổng hợp những điểm
giống nhau và khác nhau giữa 2 thị trường này
Thị trường OTC Thị trường sở giao dịch
Điểm giống nhau
• Đều là các thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý của Nhà nước.
• Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống luật lệ của nước sở tại.
Điểm khác nhau
• Không có địa điểm cụ thể • Có địa điểm cụ thể
• Giao dịch bằng cơ chế thương lượng
và thỏa thuận giá là chủ yếu.
• Giao dịch bằng phương thức đấu giá
tập trung
• Trên thị trường có nhiều mức giá đối
với một chứng khoán phái sinh trong
cùng một thời điểm.
• Chỉ có một mức giá đối với một
chứng khoán trong cùng một thời
điểm.
• Độ rủi ro trong giao dịch cao • Độ rủi ro trong giao dịch thấp hơn
• Giao dịch diễn ra trực tiếp nên rất tốn
thời gian của người tham gia
• Giao dịch diễn ra nhanh chóng thuận
lợi và tốn ít chi phí
• Khối lượng giao dịch lớn • Khối lượng giao dịch nhỏ
III. Một số thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới
1. Thị trường chứng khoán phái sinh Anh
Năm 1982, SGD HĐTL quốc tế London (LIFFE) được thành lập với các
sản phẩm phái sinh lãi suất và tiền tệ. Đến năm 1992, LIFFE sáp nhập với
The London Traded Options Market (LTOM) và đổi tên thành SGD
HĐTL và quyền chọn quốc tế London. Sau đó LIFFE tiếp tục sáp nhập
với The London Comodity Exchange (LCE) năm 1996 và cung cấp cho
thị trường các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm HĐTL,
quyền chọn đối với tiền tệ, chứng khoán vốn và hàng hóa. Năm 2002,
LIFFEtrở thành thành viên của Euronext. Năm 2007,NYX được hình
thành từ việc sáp nhập Euronext với NYSE Group[4]. NYX bao gồm 8
SGD tại 6 quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha, hoạt
động trên hai lĩnh vực chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh. Tính
đến cuối năm 2007, có 4.000 công ty niêm yết trên NYXvới trị giá vốn
hóa khoảng 30,5 nghìn tỷ USD và KLGD chứng khoán vốn bình quân
141 tỷ USD/ngày, tương đương với 1/3 tổng giá trị giao dịch toàn thế
giới[5]. Như vậy, hiện nay SGDCK phái sinh London là một thành viên
của NYX, thương hiệu LIFFE trở thành biểu tượng cho mảng giao dịch
chứng khoán phái sinh của NYX ở châu Âu bao gồm các TTCK phái sinh
Amsterdam, Brussels, Lisbon, London và Paris.
Xét về hệ thống luật pháp, mỗi thành viên của NYX phải tuân theo
luật của nước sở tại và những quy định chung của tập đoàn. Mỗi thị
trường có những quy định riêng biệt về chi tiết hợp đồng, ví dụ như về
loại tiền giao dịch, về thời gian giao dịch, độ lớn hợp đồng… do vậy
không thể có một quy định chung cho các thị trường của NYX. Tại Anh,
SGDCK phái sinh London chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của The
Financial Services Authority (FSA). FSA là một tổ chức độc lập không
trực thuộc chính phủ và hoạt động theo luật Financial Services and
Markets Act 2000. Tuy nhiên, là một thành viên của tập đoàn liên sở
NYX tại thị trường châu Âu, Sở London cũng phải tuân theo một số quy
định chung của Euronext như MiFID (Market in Financial Instruments
Directive) và những quy định tại Rule I, trong đó bao gồm những quy
định chung cho tất cả 5 thị trường phái sinh ở châu Âu thuộc Euronext.
Khác với CBOE của Mỹ, HĐTL được giao dịch nhiều hơn so với
hợp đồng quyền chọn tại London nói riêng và tại LIFFE nói chung. Năm
2007, số HĐTL chiếm 72% tổng khối lượng giao dịch (KLGD) của SGD
London và 60% đối với LIFFE[6]. Một đặc điểm dễ nhận thấy qua thống
kê hàng năm của SGD chứng khoán phái sinh London là KLGD của
HĐTL đối với lãi suất ngắn hạn và quyền chọn đối với HĐTL đối với lãi
suất ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số khối lượng hợp đồng
được giao dịch.
Từ năm 2007, LIFFE mở rộng thời gian giao dịch từ 1 giờ sáng đến
21 giờ (giờ London), để hợp đồng Three month Euribor future được giao
dịch trên bốn thị trường lớn của châu Á và châu Úc như Singapore, Hong
Kong, Tokyo và Sydney. Việc mở rộng sang thị trường châu Á và châu
Úc cũng là một yếu tố đóng góp vào mức tăng cao của khối lượng hợp
đồng giao dịch năm 2007.
Tất cả các giao dịch của SGDCK phái sinh London đều được thực
hiện qua hệ thống giao dịch LIFFE CONNECT®, hệ thống được Sở tự
thiết kế và phát triển và thay thế hoàn toàn cho phương thức giao dịch
đấu giá mở từ năm 2000. Hiện tại, LIFFE CONNECT® được sử dụng
cho tất cả các thị trường phái sinh ở châu Âu trong hệ thống liên sở NYX
và 837 khách hàng từ 31 quốc gia trên thế giới.
2.Thị trường chứng khoán phái sinh Singapore
TTCK phái sinh Singapore được xây dựng từ năm 1984. Vào thời
điểm này, phương thức giao dịch chủ yếu vẫn là khớp lệnh tại sàn. Từ
2004, SGDCK Singapore (SGX) đưa giao dịch trực tuyến vào hoạt động,
tạo thành bước ngoặt thật sự cho thị trường. Hiện nay 92% KLGD chứng
khoán phái sinh chủ yếu thực hiện qua giao dịch trực tuyến. Singapore
đứng thứ 8 trên thế giới về tổng KLGD quyền chọn cổ phiếu, và đứng thứ
4 ở Châu Á trong lĩnh vực này. Phương châm phát triển thị trường phái
sinh của quốc đảo này là: (i) Phát triển một thị trường phái sinh bền vững
với sự tham gia của các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin; (ii) Đảm bảo một
thị trường có tính thanh khoản cao, trật tự, hiệu quả và công bằng; (iii)
Khuyến khích sự phát triển của những sản phẩm sáng tạo đáp ứng được
mọi nhu cầu cân đối lợi nhuận - rủi ro của các thành viên tham gia thị
trường.
Trên thị trường phái sinh Singapore có 04 loại hợp đồng phái sinh
chủ yếu là: Các hợp đồng phái sinh cổ phiếu; Các hợp đồng phái sinh
hàng hóa; Các hợp đồng phái sinh lãi suất; Các hợp đồng phái sinh ngoại
hối. Các sản phẩm phái sinh tài chính phổ biến nhất tại thị trường
Singapore là: HĐTL chỉ số Nikkei, HĐTL chỉ số cổ phiếu MSCI Đài
Loan, HĐTL chỉ số cổ phiếu MSCI Singapore, quyền chọn cổ phiếu
(structured warrant). Singapore hiện đứng trong nhóm 10 thị trường giao
dịch HĐTL chỉ số cổ phiếu lớn nhất trên thế giới.
Các sản phẩm phái sinh hàng hóa ở Singapore chủ yếu giao dịch
trên thị trường OTC, thông qua công ty SGX AsiaClear, trực thuộc
SGDCK Singapore – là CtyTNHH về thanh toán, bù trừ các giao dịch
chứng khoán phái sinh OTC nhằm phòng ngừa rủi ro giao dịch. Hiện
Singapore đứng thứ 8 trên thế giới về giao dịch chứng khoán phái sinh
hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng của TTCK phái sinh OTC từ năm 2004
đến 2006 là 46%/3 năm. Các sản phẩm phái sinh hàng hóa ở Singapore
chủ yếu là vận tải biển và dầu khí.
3. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ
TTCK phái sinh Mỹ có bề dày lịch sử 160 năm, bằng sự ra đời của thị
trường hợp đồng tương lai hàng hóa Chicago Board of Trade (CBt) năm
1848, và sau đó là Chicago Mercantile Exchange (CME) năm 1898. Tiếp
đó một loạt các thì trường hợp đồng tương lai và quyền chọn được ra đời.
Hiện tại, có 6 thị trường quyền chọn đăng ký hoạt động với U.S.
Securities and Exchange Commision (SEC) và 12 thị trường hợp đồng
tương lai chịu sự giám sát của Commodity Futures Trading Commission
(CFTC).
3.1 Quy chế kinh doanh hợp đồng phái sinh Mỹ
Xét về tổng thể, các thị trường chứng khoán phái sinh của Mỹ hoạt
động trong khuôn khổ hệ thống luật hai cấp: luât lien bang và các quy
định của các tổ chức tự quản như Sở giao dịch, hiệp hội các công ty
chứng khoán, Hiệp hội các nhà giao dịch hợp đồng tương lai. Có 2 cơ
quan của trực thuộc quôc hội thực hiện việc giám sát đối với các thị
trường chứng khoán phái sinh là SEC và CFTC. Trong đó SEC là ủy ban
chứng khoán và giao dịch Mỹ, có nhiệm vụ cơ bản là cưỡng chế thi hành
luật chứng khoán lien bang và quản lý thị trường chứng khoán hoặc
ngành công nghiệp chứng khoán. SEC được tổng thống F.D. Roosevelt
thành lập để gây dựng lại lòng tin của thị trường sau cuộc Đại khủng
hoảng của thị trường chứng khoán vào năm 1929 và Đại suy thoái kinh
tế. SEC cũng bảo vệ nhà đầu tư, duy trì thị trường công bằng, trật tự, và
hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo vốn. Thực tế SEC là
một cơ quan thiên về quản lý thị trường chứng khoán với các công cụ vốn
cơ bản như cổ phiếu, trái phiếu, tuy nhiên SEC lại vẫn phải tham gia quản
lý thị trường chứng khoán phái sinh. Bởi vì trên các thị trường chứng
khoán phái sinh có cả giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai chỉ số
chứng khoán, và do đó có thể nảy sinh hiện tượng thao túng thị trường cổ
phiếu thướng thông qua việc mua bán quyền chọn.
Cơ quan quản lý trực tiếp với thị trường chứng khoán phái sinh
hợp đồng tương lai Mỹ là CFTC, đây là một cơ quan của Quốc hội được
thành lập năm 1974, có chức năng hành pháp về giao dịch tương lai.
CFTC giúp chính phủ theo dõi chặt chẽ toàn bộ thị trường tương lai.
CFTC có quyền yêu cầu Cục tư pháp truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với các trường hợp vi phạm. CFTC có thẩm quyền đối với tất cả các nhà
buôn bán, nhà tư vấn, nhà điều hành quỹ và nhân viên hợp tác kinh doanh
hợp đồng tương lai. Đội ngũ nhân viên của sàn giao dịch, dưới sự giám
sát của CFTC, chịu trách nhiện tiến hành kinh doanh và trách nhiệm tài
chính của các công ty thành viên. Vi phạm các quy tắc sàn giao dịch vó
thể bị phạt nặng, đình chỉ hoặc thu hồi đặc quyền kinh doanh, và bồi
thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch sàn khác.
Ngoài CFTC và SEC thì một tổ chức khác cũng tham gia vào việc
giám sát thị trường chứng khoán phái sinh đó là National Futures
Asocation (NFA). NFA được thành lập năm 182, là một tổ chức dạng phi
chính phủ, với tư cách như một hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực kinh
doanh và giao dịch tương lai Hoa Kỳ với các sản phẩm như nông nghiệp,
kim loại quý, dầu lửa, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và các chỉ số tài
chính, ngoại hối. Mục tiêu của NFA là quản lý rủi ro trong giao dịch
tương lai và quyền chọn. NFA xây dụng các quy tắc và các chương trình
cung cấp dịch vụ để vận hành một cách ổn định thị trường, bảo vệ quyền
lợi của các nhà đầu tư và hỗ trợ các thành viên hiệp hội thực thi các trách
nhiệm đã cam kết. Có khoảng 4200 tổ chức và 55000 cá nhân là thành
viên của NFA. NFA đương đầu với các hành vi gian lần trên thị trường
thông qua: (i) Các yêu cầu đăng ký chặt chẽ, (ii) (ii) Các qui tắc đòi hỏi
tuân thủ toàn diện, (iii) Năng lực thực thi mạnh mẽ, (iv) Công tác giám
sát thị trường và kiểm soát giao dịch.
3.2 Các hàng hóa trên thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ.
Các sản phẩm trên thị trường hàng hóa Mỹ cũng bắt đầu hình thành
từ các quyền chọn hàng hóa thông thương dạng vật chất như các sản
phẩm nông nghiệp bơ, trứng, bột mỳ, gạo … Ngày nay các công cụ phái
sinh đã có sự phát triển rất phong phú và đa dạng, ngày càng mang tính
sáng tạo và phức tạp. Các hàng hóa công nghiệp khác như nguyên liệu,
năng lượng : dầu thô, điện, cao su,…, các kim loại quý như sắt, thép,
vàng bạc cũng được đưa vào làm hàng hóa cơ sở trong giao dịch phái
sinh. Tiếp đến là các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất,
tiền tệ được tiến hành giao dịch trong các hợp đồng quyền chọn và tương
lai. Các hàng hóa phái sinh tài chính này có sự phát triển rất nhanh chóng
và ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong các giao dịch, đặc biệt là phái sinh về
chỉ số chứng khoán và lãi suất. Trong thời gian gần đây, các sản phẩm trịu
tượng như chỉ ssos biến động giá cả của quyền chọn, thời tiết một số
vùng cững được giao dịch trên các sàn chứng khoán phái sinh Mỹ. Tất cả
tạo nên một sự phong phú và thể hiện sự phát triển cao của thị trường
chứng khoán phái sinh lớn nhất thế giới.
3.3 Sở giao dịch chứng khoán phái sinh Mỹ
Ở Mỹ hiện có rất nhiều sàn giao dịch chứng khoán phái sinh khác
nhau, tuy nhiên CME là sàn giao dịch mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần
biết. CME là sàn giao dịch lâu đời nhất trên thế giới và cũng là sàn giao
dịch hợp đồng tương lai lớn nhất thế giới. CME là sự kết hợp lịch sử của
hai thị trường chứng khoán phái sinh tương lai và quyền chọn là CBOT
và CME. CBOT được thành lập từ năm 1848, là thị trường đầu tiên bán
hợp đồng kỳ hạn. Năm 1865, các hàng hóa quyền chọn đã được tiêu
chuẩn hóa CBOT. Năm 1898, CME ra đời và trở thành một đối thủ đáng
dờm cho CBOT. Nguyên gốc CME được gọi là Chicago Butter and Egg
Boad khi mới mở cửa vào năm 1898 và lấy tên CME từ năm 1919. Để có
thể nhanh chóng phát triển và đối chọi lại được với các đối thủ tầm cỡ,
CMe đã bắt đầu với nhưng sản phẩm và dịch vụ tiên tiến. Vào cùng năm
lấy tên chính thức, Cme đã cho ra đời trung tâm thanh toán bì từ CME
nhằm bảo đảm cho tất cả các giao dịch trên CME. Đến năm 1961, CME
bắt đầu đưa ra các sản phẩm tương lai đầu tiên về thị đông lạnh. Vào
những năm 1970, 1980 CME bắt đầu đưa ra các sản phẩm tương lai tài
chính và chuyển đổi từ giao dịch sàn sang giao dịch điện tử. Năm 2002,
CME đã trở thành sàn giao dịch công khai đầu tiên, cổ phiếu của CME
được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán New York. Năm 2007 là
năm đánh dấu cho sự sáp nhập hoành tráng giữa hai cường quốc phái
sinh, CBOT và CME hợp nhất với tên CME Group.
Hiện nay CME Group là sàn giao dịch phái sinh đa dạng nhất và
hàng đầu thế giới, cung cấp các hợp đồng tương lai và quyền chọn với
một phạm vi rộng nhất các sản phẩm chuẩn mực có sẵn trên bất kì sàn
giao dịch nào. Trong năm 2010, khối lượng giao dịch đạt hơn 3 tỷ hợp
đồng, trị giá 9, nghìn tỷ USD, với 83% các giao dịch được thực hiện bằng
điện tử.
Các thành phần tham gia cờ thị trường rơi vào hai loại chính: các
nhà bảo hiểm rủi ro (hedger) và các nhà đầu cơ. Hedger tham gia thị
trường bao gồm: nông dân, thương nhân, nhà chế biến thực phẩm, sản
xuất thức ăn chăn nuôi, các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu.
Có thể nói CME và thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ là thị trường
phát triển nhất trên thế giới. Bởi lẽ nếu so sánh CME với Singapore
Exchange hay Korea Exchange ta sẽ thấy CME có sự đa dạng và hoàn
thiện hơn rất nhiều.
Thứ nhất, CME được tách riêng và hoàn toàn độc lập với sàn giao dịch cổ
phiếu và trái phiếu. Trên CME chỉ có các giao dịch phái sinh và sản phẩm
phái sinh. Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc giao dịch
của mình, tuy nhiên cũng có một sự hạn chế đó là gây khó khăn cho các
cơ quan giám sát nhà nước. Trong khi đó SGX và KRX lại là những sàn
kết hợp cả chứng khoán cơ bản và chứng khoán phái sinh.
Thứ hai, các sản phẩm trên CME có sự đa dạng và phong phú hơn bất kì
sàn giao dịch nào khác. Cụ thể các sản phẩm trên CME bao trùm rất
nhiều lĩnh vực trong đời sống, tù nông nghiệp đến năng lượng, vốn,
forex, kim loại, bất động sản, lãi suất, và cả thời tiết. Trong khi đó trên
SGX chỉ có 3 nhóm sản phẩm là vốn, cổ tức và lãi suất. Trong từng nhóm
sản phẩm thì sàn CME cũng có số lượng sản phẩm nhiều hơn hẳn SGX.
Ví dụ như với nhóm sản phẩm phái sinh vốn, CME có tới trên 40 sản
phẩm thì SGX chỉ có 10 sản phẩm.
Thứ ba, các sản phẩm trên CME được tiêu chuẩn hóa một cách hoàn thiện
hơn cả. Nó trở thành tiêu chuẩn để rất nhiều sàn phái sinh khác trên thế
giới áp dụng với sản phẩm của mình.
CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH THẾ
GIỚI
I, Thị trường phái sinh OTC sẽ trở thành trung tâm của thị trường
phái sinh toàn cầu
Trong năm 1987, số hợp đồng lãi suất, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ và hợp
đồng quyền chọn lãi suất trên thị trường OTC lớn hơn 20% so với số
lượng lưu hành thị trường phái sinh có tổ chức, đến năm 1995 thì lớn hơn
95%. Càng ngày thị trường phái sinh càng thể hiện vị trí vượt trội của
mình với tính mềm dẻo, tùy biến của các hợp đồng OTC và những quy
định hoạt đông rất thuận lợi của chúng.
• Bảng 1 : thị trường OTC phái sinh toàn cầu
Đơn vị : tỷ USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 T6/2011
Hợp
đồng
ngoại hối
40.179 56.238 49.753 49.181 57.796 64.698
HD lãi
suất
291.987 393.138 418.678 449.875 465.260 553.880
HD cổ
phiếu
7.485 8.469 6.494 5.937 5.635 6.841
HD hàng
hóa
6.938 8.455 4.427 2.944 2.922 3.197
Phái sinh
tín dụng
28.650 57.894 41.868 32.693 29.898 32.409
Tổng 428.131 595.341 591.963 603.900 601.046 707.569
• Bảng 2 : thị trường có tổ chức phái sinh toàn cầu
Đơn vị : tỷ USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 T6/2011
Giao dịch
tương lai
Hợp đồng lãi
suất
24.476 26.769 18.732 20.627 21.013 28.933
HD ngoại hối 161 158 95 144 170 205
HD cổ phiếu 1030 1110 656 966 1.128 1.197
Tổng 25.668 28.038 19.483 21.737 22.311 30.335
Giao dịch
quyền chọn
HD lãi suất 38.116 44.281 33.978 46.429 40.930 47.105
HD ngoại hối 78 132 124 147 144 183
HD cổ phiếu 5.527 6.624 4.272 4.803 4.560 5.219
Tổng 43.722 51.039 38.376 51.379 45.634 52.507
II, Giá trị các hợp đông phái sinh lãi suất có vị trí dẫn đầu
1, Tại thị trường OTC
Các hợp đồng phái sinh lãi suất chiếm tỉ trọng trên 80%, tiếp sau
đó là các hợp đồng phái sinh về ngoại hối chiếm tỷ trọng khoảng
10% tổng giá trị thị trường. Các hợp đồng phái sinh về tín dụng, cổ
phiếu và hàng hóa chỉ chiếm tỷ rất nhỏ.
2, Tại thị trường có tổ chức
Các hợp đồng phái sinh lãi suất chiếm tỷ trọng trên 90%, hợp đồng
cổ phiếu là 8%, còn lại chiếm những tỉ lệ rất nhỏ
BIỂU ĐỒ
Mức độ tăng trưởng mạnh cũng như tỷ trọng lớn nhất của các
hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường toàn cầu cho thấy
tầm quan trọng của công cụ này trong thực tế phòng ngừa rủi ro
lãi suất của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng
thương mại. Phản ứng của các nhà đầu tư trước sự biến động
của lãi suất thị trường dẫn đến sự gia tăng nhu cầu phòng ngừa
rủi ro. Nghiên cứu của See M Micu và S Jeanneau cho thấy hệ
số tương quan giữa mức độ dao động của lãi suất và giá trị các
giao dịch phái sinh lãi suất gần đạt mức tương quan dương hoàn
hảo , gần 80%.
III, Sự hợp nhất của các thị trường
Tại thị trường chứng khoán phái sinh OTC Mỹ, 8 ngân hàng
đứng đầu chiếm khoảng 94% ( xấp xỉ 19 nghìn tỷ USD vào cuối
năm 1996) trong tổng số các hợp đồng chủ yếu đang lưu hành
trên thị trường. Sự hợp nhất các thị trường chứng khoán phái
sinh có tổ chức được minh họa bằng sự gia tăng không ngừng
việc kết nối giao dịch giữa các Sở giao dịch với nhau. Tại châu
âu, sự hợp nhất cũng đã xuất hiện thông qua việc sát nhập hay
giải thể các Sở giao dịch. Ví dụ,tại London, LIFFE thôn tính Sở
giao dịch hàng hóa London làm mở rộng đáng kể sản phẩm giao
dịch trên thị trường, và Sở giao dịch hợp đồng tương lai và
quyền chọn Ireland và Irish phải đóng cửa vào 1996.
IV, Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm phái sinh
Các sản phẩm phái sinh chiếm ưu thế như hợp đồng hoán đổi sẽ
được tiêu chuẩn hóa. Khuynh hướng tiêu chuẩn hóa các sản
phẩm phái sinh trong những năm qua khi mà rủi ro đã không
được hiểu biết đầy đủ. Mặc dù những khoản lỗ không phải là
luôn luôn liên quan tới các sản phẩm phái sinh đặc biệt, nhưng
chúng lại thúc đẩy sự hiểu biết và tái đánh giá lại những giảm
sút đột ngột về nhu cầu đối với các sản phẩm có cấu trúc đặc
biệt mà thay vào đó là những sản phẩm có cấu trúc đơn giản,
đặc biệt là hợp đồng hoán đổi lãi suất và tiền tệ. Tuy nhiên một
vài sản phẩm truyền thống ( như quyền chọn tất cả hoặc không
có gì, quyền chọn độc lập) đã trở thành những sản phẩm tiêu
chuẩn hóa.
Ngày nay, các sản phẩm phái sinh tương lai và quyền chọn trên
các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh đều được tiêu chuẩn
hóa. Nó giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc mua bán
các sản phẩm phái sinh, vì không cần phải mất thời gian tìm
hiểu về số lượng hay chất lượng của sản phẩm, công việc đó
được sàn giao dịch thực hiện. Ví dụ trên CME, một hợp đồng
tương lai Dầu thô Brent được tiêu chuẩn hóa là 1000 barrels và
đơn vị tiền tệ là USD và cent với mức biến động tối thiểu là
0.01USD trên một barrel. Đối với sản phẩm phái sinh chỉ số cổ
phiếu S&P500 thì CME cũng quy định mỗi điểm của chỉ số
S&P500 sẽ tương ứng với 250USD. Nghĩa là nếu S&P500 tăng
1 điểm thì người mua hợp đồng tương lai sẽ lãi 250$ và người
bán sẽ lỗ 250$. Các sản phẩm nông nghiệp hay lãi suất, forex
trong các hợp đồng tương lai cũng đều được tiêu chuẩn hóa
bằng các đơn vị định lượng phù hợp. Với sản phẩm nông nghiệp
thì đó là khối lượng hàng và chất lượng của hàng nông nghiệp.
Với forex thì là khối lượng tiền tệ cho một hợp đồng mua bán
và số lượng hợp đồng tối đa có thể mua. Nhờ sự chuẩn hóa này,
những người tham gia thị trường phái sinh không cần để ý nhiều
tới khối lượng lô hàng và chất lượng sản phẩm nữa, điều mà họ
quan tâm chỉ là giá. Nó tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho
việc giao dịch và tính toán lợi nhuận hay thua lỗ của nhà đầu tư.
Đồng thời cũng là một biện pháp hiệu quả để tránh gian lận vì
chất lượng của sản phẩm được sàng giao dịch kiểm soát.
IV, Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt
Nam
Thực tiễn hoạt động thị trường phái sinh tại Việt Nam
TTCK Việt Nam đã hình thành và phát triển hơn 12 năm nhưng
vẫn chưa có thị trường phái sinh dựa trên các công cụ là chứng
khoán để hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Thực tế, mặc dù chưa có quy định pháp lý cụ thể hướng dẫn
thực hiện, các loại chứng khoán phái sinh phi chính thức vẫn tự
phát ra đời. Trong giai đoạn tăng trưởng nóng của thị trường
(2007-2008), các hợp đồng quyền chọn dựa trên cổ phiếu đã
được giao dịch trên thị trường OTC mà CTCK là một bên giao
dịch trực tiếp với khách hàng. Trong đó, có một số trường hợp
UBCK đã có công văn yêu cầu ngừng triển khai vì chưa có
khung pháp lý như việc Công ty Vàng thế giới (VTG) ra mắt
sản phẩm mới gần giống hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để
đầu tư vào chỉ số chứng khoán Việt Nam và CTCK VnDirect
cung cấp sản phẩm hợp đồng hợp tác đầu tư như một hợp đồng
quyền chọn cổ phiếu.
Sự xuất hiện của các sản phẩm phái sinh đã thể hiện nhu cầu
của các nhà đầu tư và đặt ra yêu cầu thiết lập một thị trường
phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở là chứng khoán, có cơ chế
pháp lý đầy đủ.
Tại Việt Nam, phái sinh tiền tệ là công cụ phái sinh xuất hiện
sớm nhất, chủ yếu ở các ngân hàng (Vietcombank,
Techcombank, Eximbank, HSBC, Citibank…) nhưng số lượng
khách hàng còn ít với khối lượng giao dịch khá nhỏ so với nhu
cầu có thật của thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi
suất.
Bên cạnh đó, trên thị trường hàng hóa, các giao dịch kỳ hạn và
tương lai đối với các hàng hóa cơ bản như gạo, cà phê, cao su,
thép được các doanh nghiệp sử dụng nhiều trên các Sở giao dịch
phái sinh nước ngoài như COMEX (SDG vàng, cao su, tơ lụa và
gia súc) hoặc LME (SGD kim loại London). Trong nước có ba
sàn giao dịch là Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, Sở
giao dịch hàng hóa Việt Nam và Sàn giao dịch hàng hóa Sài
Gòn Thương tín đã bước đầu triển khai một số sản phẩm phái
sinh. Cụ thể, SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) thực hiện niêm
yết và giao dịch hợp đồng tương lai của cà phê, cao su và thép
thỏi cán nóng. Tuy nhiên, đa phần các giao dịch phái sinh mới
chỉ dừng ở mức thăm dò, thử nghiệm, sự tham gia của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà đầu tư còn hạn chế.
I. Lộ trình cho chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
1. Mô hình tổ chức thị trường CKPS
Thị trường phái sinh tập trung hay thị trường phái sinh phi tập trung
(OTC) là hai thị trường hoàn toàn khác nhau và đối tượng tham gia
cũng khác nhau. Việc phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường phái sinh
tập trung cũng đòi hỏi nhiều hơn so với cơ sở hạ tầng dành cho thị
trường phái sinh phi tập trung và lựa chọn này cũng dần đến các lựa
chọn tiếp theo về loại công cụ phái sinh, hệ thống giao dịch, hệ thống
thanh toán, bù trừ và cơ chế quản lý, giám sát.Tuy nhiên, trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, nếu để thị trường
phái sinh phát triển tuần tự từ OTC lên tập trung sẽ mất thời gian khá
dài và đánh mất lợi thế của quốc gia đi sau. Do đó, việc Ủy ban Chứng
khoán dự kiến sẽ xây dựng một thị trường phái sinh tập trung, dựa trên
các chứng khoán cơ sở đang được niêm yết tại 2 Sở giao dịch Hà Nội
và TP HCM trong điều kiện hiện nay được đánh giá là phù hợp với
điều kiện thực tiễn và cho phép cơ quan quản lý có những chuẩn bị kỹ
lưỡng về hành lang pháp lý cho vận hành thị trường cũng như bảo vệ
nhà đầu tư trước những rủi ro giao dịch và thanh toán.
2. Những loại tài sản cơ sở và công cụ phái sinh sẽ được phép sử
dụng trên TTCKPS
Ở Việt Nam có rất nhiều loại tài sản có thể cho phép thực hiện giao
dịch phái sinh. Với dân số khoảng 90 triệu người và 1 nền kinh tế sản
xuất nhiều hàng hóa thì các lựa chọn là rất rộng. Nhưng hiện nay các
tài sản cơ sở khác nhau được quản lý bởi các cơ quan chủ quản khác
nhau: phái sinh hàng hóa đặt dưới sự quản lý của Bộ Công Thương và
đã được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005; các giao dịch phái
sinh tiền tệ được quy được bởi một văn bản riêng của NHNN, chưa có
văn bản quy định thống nhất; lĩnh vực chứng khoán do Bộ Tài chính
quản lý trực tiếp là UBCKNN
Tài sản/Cơ quan
quản lý
Ngoại tệ
Vàng
Lãi suất
Chỉ số chứng khoán
Trái phiếu Chính
phủ
Trái phiếu doanh
nghiệp
Cổ phiếu
Cao su
Hạt điều
Cà phê
Cơ quan quản lý thị
trường phái sinh
NHNN UBCKNN
Bộ Công
Thương
Cơ quan quản lý NHNN UBCKNN Bộ Công
giao dịch tài sản cơ
sở Thương
Việc lựa chọn các thị trường phái sinh dựa trên công cụ cơ sở (gốc) là
chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán… là cơ sở
ban đầu cho hoạt động giao dịch. Các chứng khoán cơ sở phải đáp ứng
được một số tiêu chí về tính thanh khoản, chất lượng của dòng thông
tin về giao dịch tài sản cơ sở và các liên kết về công nghệ thông tin,
thẩm quyền quản lý đối với tài sản cơ sở…
Các sản phẩm phái sinh ban đầu đưa vào hoạt động cần được chuẩn
hóa ngay từ đầu và đi từ mức độ thấp đến cao, phù hợp với năng lực
quản lý, giám sát và mức độ chấp nhận rủi ro của thị trường. Theo
kinh nghiệm của các thị trường phái sinh trong khu vực, các sản phẩm
pháo sinh dựa trên chỉ số (index duture; index option), phái sinh dựa
trên trái phiếu (bond future) là sản phẩm giao dịch đầu tiên, sau đó
phát triển lên các sinh dựa trên cổ phiếu (stock option, stock future) và
về lâu dài cần thống nhất xây dựng một thị trường phái sinh cho tất cả
các công cụ gốc là chứng khoán, vàng, lãi suất, hối đoái và hàng hóa.
3. Thành viên trung gian của thị trường phái sinh
Hiện nay, số lượng các CTCK hiện có trên TTCK Việt Nam là khá lớn
(trên 100 công ty); trong đó đa phần là các công ty quy mô nhỏ và
vừa. Theo số liệu mà UBCKNN tính toán năm 2010, 12 CTCK chiếm
gần 50% thị phần môi giới, mỗi CTCK trong số 93 CTCK còn lại chỉ
có thị phần là 1% hoặc thấp hơn. Do cơ chế thanh toán trên thị trường
phái sinh sẽ là cơ chế sẽ thanh toán/sẽ chuyển giao (quá trình thanh
toán/chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai) thay vì cơ chế
thanh toán trước/chuyển giao trước như hiện nay (quy định pháp lý
hiện hành yêu cầu nhà đầu tư muốn mua chứng khoán phải có đủ tiền
và muốn bán chứng khoán phải có đủ chứng khoán trên tài sản).Vì
vậy, khi tham gia thị trường phái sinh, các CTCK thành viên phải có
trách nhiệm cao hơn trong việc đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán, là
người đứng sau các giao dịch của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải
tăng các yêu cầu về vốn và một số yêu cầu khác (ví dụ: công nghệ,
kinh nghiệm…) so với các yêu cầu vốn trên TTCK cơ sở. Và với yêu
cầu tăng vốn, không phải CTCK nào cũng đủ điều kiện cũng như sẽ
lựa chọn tham gia thị trường.
Ở góc độ kinh doanh, chi phí cho việc tham gia vào thị trường phái
sinh (ví dụ như làm thành viên của Đối tác trung tâm (CPP) và khoản
tiền đặt cọc theo yêu cầu) có thể lớn hơn lợi nhuận kỳ vọng do thị
phần của các công ty này là thấp. Trên cơ sở đó, chỉ một bộ khác của
CTCK mà đáp ứng được các điều kiện của UBCKNN mới có thể làm
tổ chức trung gian trên TTCK phái sinh. Về phía các ngân hàng hay
các tổ chức tài chính khác, do các sản phẩm phái sinh được nhìn nhận
là các loại “chứng khoán” theo Luật Chứng khoán nên vai trò trung
gian trong chứng khoán có thể chỉ được thực hiện thông qua các
CTCK.
4. Mô hình để tổ chức giao dịch phái sinh và thực hiện việc thanh
toán bù trừ
Việc triển khai xây dựng TTCK phái sinh được gắn với việc tái cấu
trúc mô hình tổ chức thị trường (đề án hợp nhất các SGDCK) và lộ
trình đầu tư công nghệ thông tin cho toàn TTCK (gói thấu CNTT 04).
Theo đó, sàn giao dịch chứng khoán phái sinh là một trong ba sàn giao
dịch thuộc SGDCK Việt Nam theo mô hình tái cấu trúc hai SGDCK
hiện hành (SGDCK TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội) thành một Sở thống
nhất. Sàn giao dịch phái sinh vận hành song hành cùng sàn giao dịch
cổ phiếu, sàn giao dịch trái phiếu. Hệ thống giao dịch chứng khoán
phái sinh sẽ được tổ chức gần giống với hệ thống giao dịch trên thị
trường cổ phiếu đó là hệ thống đấu giá khớp lệnh với các phiên giao
dịch khác nhau.
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) sẽ vần là đơn vị tổ
chức việc thanh toán bù trừ (TTBT) cho các khoán phái sinh. Hệ
thống thanh toán sẽ cần một Trung tâm TTBT (Clearing house) đóng
vai trò là đối tác trung tâm (CCP-central counterparty) bên cạnh hệ
thống đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán hiện nay của
VSD.
Bộ phận TTBT với chức năng CCP sẽ đóng vai trò là người bán của
mọi người mua và người mua của mọi người bán. Rủi ro trong thanh
toán sẽ được đảm bảo bởi CCP sẽ là người chịu rủi ro cuối cùng. Với
cơ chế lý quỹ chặt chẽ bởi các thành viên tham gia thị trường, hệ
thống TTBT có một vai trò cần thiết trong việc đảm bảo hạn chế các
rủi ro đổi vỡ.
5. Khung pháp lý cho thị trường CKPS
UBCKNN đang xây dựng một Nghị định hướng dẫn riêng về tổ chức
và giao dịch khoán phái sinh để trình Chính phủ ban hành trong năm
2013. Nghị định là một văn bản dưới Luật và hướng dẫn Luật Chứng
khoán. Trên cơ sở Nghị định, SGDCK Việt Nam (theo mô hình định
hướng) và VSD sẽ xây dựng các quy chế hướng dẫn về giao dịch và
thanh toán và bù trừ cho các khoán phái sinh gắn với các hoạt động
nghiệp vụ của mình. UBCKNN cũng sẽ trình Bộ Tài chính để bổ sung
các quy định về tổ chức, hoạt động của các đối tượng tham gia hành
nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên
TTCK phái sinh, quy điịnh về công bố thông tin, quy định về cấp
chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về
thuế, phí trên TTCK phái sinh… để bảo đảm một hành làng pháp lý
tương đối đầy đủ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả, ổn định.
II. Bài học kinh nghiệm và giải pháp trong việc phát triển chứng
khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán
Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển các thị trường chứng khoán phái
sinh (TTCKPS) trên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam như sau:
1. Hệ thống luật pháp hoàn chỉnh cho việc tạo lập và giao dịch
Nếu như hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán (TTCK) tại đa
số các nước đều chỉ được xây dựng sau khi TTCK đã ra đời một cách
tự phát thì với những thị trường phái sinh thành công, hầu hết các
quốc gia đều lựa chọn phương án xây dựng một khuôn khổ luật pháp
hoàn chỉnh về giao dịch chứng khoán phái sinh (CKPS) rồi mới thiết
lập thị trường này. Ví dụ trường hợp của Đài Loan và Hàn Quốc, cơ
quan quản lý thị trường tài chính đều có những bước chuẩn bị trong
gần 10 năm, xây dựng các luật về giao dịch CKPS, thậm chí dự kiến
trước những hành vi vi phạm tiềm ẩn để có thể luật hóa các vấn đề về
giám sát và xử lý những hành vi vi phạm trên thị trường trước khi thiết
lập thị trường.
Khuôn khổ pháp lý về CKPS phải bao gồm những quy định về thể
chế, cấu trúc thị trường, tổ chức vận hành thị trường, thành viên tham
gia thị trường, các sản phẩm được giao dịch trên thị trường, việc thanh
toán và bù trừ, các thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc duy trì
một thị trường trật tự, công bằng và minh bạch.
Khuôn khổ pháp lý này cần quy định cụ thể các tiêu chuẩn, điều kiện
liên quan tới giao dịch CKPS và cần có các ưu đãi nhất định ban đầu
đối với những thành viên tham gia thị trường. Ví dụ, đối với các nhà
tạo lập thị trường, khuôn khổ pháp lý cần đưa ra các ưu đãi về thuế và
không giới hạn về vị thế giao dịch trên thị trường.
Bên cạnh đó cần tiến hành soạn thảo, hoàn thiện và sửa đổi một số nội
dung cơ bản như:
• Mở rộng hoạt động trên TTCK, bao gồm hoạt động chào bán
riêng lẻ, chào bán và niêm yết nước ngoài.
• Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, công bố thông tin.
• Đối với CKPS cũng cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể
về vị trí, thẩm quyền của cơ quan quản lý trực tiếp thị trường để
duy trì một TTCKPS an toàn, trật tự, công bằng và minh bạch;
hướng dẫn cụ thể từng hàng hóa phái sinh từ phát hành, đăng ký
chào bán đến công bố thông tin…
2. Cấu trúc thị trường phù hợp và cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm đáp
ứng tính phức tạp và thanh khoản của giao dịch phái sinh
• Cấu trúc thị trường là một trong những nhân tố quyết định sự thành
công của thị trường phái sinh. Mọi TTCK đều có thể thành công
cho dù các định chế hay nhà đầu tư nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ chi phối trên
thị trường. Tuy nhiên, thị trường phái sinh dường như là sân chơi
của các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường.
Kinh nghiệm của các quốc gia cũng cho thấy các nhà tạo thị trường
là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc của một thị trường
phái sinh. Thị trường Mỹ, Anh, Úc đều có những ưu đãi đặc biệt
cho các tổ chức và cá nhân đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường để
đảm bảo tính lưu hoạt của TTCKPS. Thị trường Singapore chỉ biết
đến sự thành công sau 20 năm, khi đã đưa hệ thống giao dịch trực
tuyến vào hoạt động và có sự tham gia của các nhà tạo lập thị
trường. Thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc đều chú trọng
và dành một số ưu đãi về thuế và điều kiện giao dịch cho những
định chế đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường để đảm bảo thị
trường vận hành liên tục với tính thanh khoản cao.
• Cơ sở hạ tầng thị trường, đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại
trong giao dịch và thanh toán bù trừ các giao dịch phái sinh là một
nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của thị trường vì
giao dịch công cụ phái sinh đòi hỏi các giao dịch phải được khớp
liên tục, với tốc độ cao. Kinh nghiệm của Singapore cho thấy chỉ
đến khi hệ thống giao dịch trực tuyến được đưa vào hoạt động thì
thị trường này mới có được sự thành công cho việc giao dịch các
hợp đồng quyền chọn. Tạo dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho thị
trường phái sinh, đưa giao dịch trực tuyến vào áp dụng ngay từ ban
đầu thành lập thị trường, đáp ứng yêu cầu giao dịch khớp lệnh
nhanh chóng là nền tảng để duy trì tính thanh khoản của thị trường.
Từ kinh nghiệm của các thị trường phái sinh đi trước cho thấy, Việt
Nam không thể có một thị trường phái sinh thành công nếu không
xây dựng một cấu trúc thị trường phù hợp, chú trọng vai trò của
các nhà kinh doanh chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường,
cũng như có đủ năng lực để thiết lập một hệ thống công nghệ thông
tin hiện đại.
Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin sẽ được tiến hành theo
hướng sau: đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, đồng bộ hóa giải pháp
CNTT, gồm hệ thống giao dịch, hệ thống giám sát, hệ thống công
bố và phân phối thông tin, hệ thống lưu ký, hệ thống thanh toán và
bù trừ, hệ thống đăng ký… các hệ thống phải được xây dựng và
thiết kế hiện đại, tiên tiến và theo tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống công bố thông và phân phối thông tin phải có tính
tự động hóa cao, nhằm đảm bảo tính minh bạch, tức thời,
bảo mật và toàn vẹn thông tin.
Hệ thống giám sát trực tuyến có khả năng xử ký các tiêu chí
giám sát phức tạp, có khả năng tái tạo thị trường và đảm bảo
truy suất khối lượng dữ liệu giao dịch lớn.
Hệ thống giao dịch hỗ trợ nhiều phương thức giao dịch,
nhiều hình thức giao dịch, hỗ trợ cơ chế chuyển lệnh giao
dịch thông sàn từ cái CTCK, đảm bảo tự động hóa quy trình
của nhà đầu tư, hướng tới mô hình xử lý thẳng.
Giám sát giao dịch trực tuyến theo thời gian thực, kết nối
trực tiếp vào hệ thống giao dịch và giám sát của các SGDCK
đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động theo
thông lệ quốc tế.
3. Đào tạo và phổ cập kiến thức cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và
cá nhân tham gia TTCKPS
TTCKPS chỉ có thể thành công nếu cơ quan quản lý thị trường tài
chính có được sự chuẩn bị đầy đủ và hiệu quả, nhất là về mặt kiến
thức và kinh nghiệm cho các thành viên thị trường. Đài Loan đã lựa
chọn phương thức thiết lập một kênh để cộng đồng đầu tư và kinh
doanh trong nước tiếp cận dần dần với các giao dịch phái sinh nước
ngoài 3 năm trước khi thiết lập TTCKPS trong nước. Đây là một mô
hình rất thiết thực bởi không có gì hiệu quả hơn việc để cho cộng đồng
kinh doanh tự đào tạo mình thông qua thực tiễn kinh nghiệm giao dịch
tại các thị trường nước ngoài.
Hàn Quốc lại lựa chọn phương án mở các khóa đào tạo bồi dưỡng và
nâng cao trình độ cho các nhân viên công ty chứng khoán (CtyCK),
quỹ đầu tư và mở các khóa phổ cập kiến thức về CKPS cho công
chúng đầu tư do Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Hàn Quốc, Ủy
ban Giám sát Tài chính (SFC) phối hợp với các CtyCK, các quỹ đầu
tư thực hiện. Việc đào tạo này sẽ giúp được đông đảo nhà đầu tư nhỏ
lẻ tiếp cận được với kiến thức về giao dịch phái sinh.
Do đó, muốn phát triển thị trường CKPS thì UBCKNN cần phải có
một kế hoạch đào tạo, phổ biến kiến thức rất cụ thể, chi tiết và có lộ
trình theo sự phát triển của TTCK. Tiến hành đào tạo các kiến thức cơ
bản về chứng khoán và các công cụ tài chính trong đó cần đặc biệt coi
trọng và chú ý đến CCPS và TTCKPS. Sau khi đã có một số lượng
kiến thức cơ bản nhất định giai đoạn tiếp theo đó là quá trình đào tạo
chuyên sâu thậm chí là cấp chứng chỉ. Hình thức đào tạo có thể đào
tạo tập trung, đào tạo cập nhật, phổ biến kiến thức hoặc tuyên truyền
dưới hình thức báo chí, truyền hình… Tuy nhiên, về lâu dài cần đào
tạo bài bản và có quy trình cụ thể
4. Các công cụ CKPS ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu của thị
trường
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu như mọi thị trường đều bắt đầu với
các sản phẩm phái sinh hàng hóa trước khi giao dịch các sản phẩm
phái sinh tài chính. Hầu hết các thị trường đều đi vào giai đoạn thử
nghiệm với các giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số trước khi
đưa vào giao dịch hợp đồng quyền chọn chỉ số, HĐTL và hợp đồng
quyền chọn cổ phiếu đơn lẻ. Tùy theo đặc thù của mỗi thị trường mà
sau đó các quyền chọn hoặc HĐTL chiếm đa số trong khối lượng giao
dịch.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thì lựa chọn duy nhất là HĐTL chỉ số.
Việc lựa chọn chỉ số chứng khoán làm công cụ cơ sở vì: Về bản chất,
CKPS là một công cụ trước hết nhằm giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi
ro về biến động giá, sau đó mới nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận dựa
trên những dự đoán về biến động giá tương lai. Chính vì thế, việc lựa
chọn một chỉ số chứng khoán làm công cụ cơ sở cho sản phẩm phái
sinh đầu tiên là một bước đi phù hợp cho cộng đồng đầu tư và kinh
doanh còn bỡ ngỡ với công cụ bởi việc dự báo về biến động tương lai
của chỉ số chứng khoán nói chung là việc quen thuộc và thu hút sự
quan tâm hàng ngày của giới đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
Lựa chọn HĐTL vì: HĐTL là công cụ phái sinh đơn giản nhất được
chuẩn hóa để được giao dịch trên thị trường tập trung. Dạng sơ khai
hơn của HĐTL là hợp đồng giao sau (forwards). Tuy nhiên, hợp đồng
giao sau hình thành một cách tự phát trên thị trường phái sinh hàng
hóa, trên cơ sở thỏa thuận giữa các đối tác đơn lẻ về giá, điều kiện và
thời hạn thanh toán. Trên thị trường phái sinh tài chính, HĐTL chính
là dạng công cụ phái sinh cơ bản nhất để hình thành nên những hợp
đồng phức tạp hơn như hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng swap.
Theo các đại diện của Ủy ban chứng khoán nhà nước, hợp đồng tương
lai của chỉ số chứng khoán (cụ thể là Vn-Index) sẽ là chứng khoán
phái sinh đầu tiên được dự kiến giao dịch trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, một khó khăn khi xây dựng sản phẩm phái sinh từ Vn-
Index là chỉ số này, mặc dù mang tính đại diện cao cho thị trường,
nhưng vẫn được tính theo công thức cũ. “Do Vn-Index hiện được tính
từ toàn bộ rổ cổ phiếu niêm yết tại sàn TP HCM nên có những cổ
phiếu thanh khoản thấp, hoặc không có giao dịch vẫn có thể gây ảnh
hưởng lớn. Do vậy Vn-Index chưa thực sự phản ánh chính xác diễn
biến của thị trường”, Phó vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cho biết.
Để giải quyết vấn đề này, giải pháp được Ủy ban Chứng khoán đưa ra
là xây dựng bộ chỉ số rút gọn Vn-Index 30 hoặc Vn-Index 50, tương tự
như thông lệ của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới hiện
nay. Bộ chỉ số này sẽ được tính cố định từ 30 hoặc 50 mã chứng khoán
có thanh khoản tốt và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên sàn chứng khoán
(có thể thuộc hoặc không thuộc một nhóm ngành). Do đó, tránh được
việc thường xuyên phải tính lại Vn-Index khi có thêm cổ phiếu mới
lên sàn.
Sau khi thử nghiệm thành công hợp đồng tương lai của Vn-Index, Ủy
ban Chứng khoán dự kiến sẽ mở rộng sản phẩm sang các loại hình
chứng khoán khác (trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) và xa hơn là
các “hàng hóa” khác như vàng, lãi suất, hối đoái, dầu mỏ, cà phê…
Các giao dịch trên thị trường phái sinh sẽ được thanh toán bằng tiền,
thay vì các loại hàng hóa cơ sở.
5. Cần xây dựng cơ chế và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong giao
dịch CKPS
Giao dịch phái sinh là những giao dịch nhằm phòng ngừa rủi ro. Tuy
nhiên, chính bản thân những giao dịch này cũng hàm chưa những yếu
tố rủi ro nhất định. Người ta giao dịch các công cụ phái sinh nhằm làm
giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro
pháp lý nhưng bản thân chúng cũng mang lại rủi ro nếu người sử dụng
chúng thiếu những hiểu biết sâu sắc và biện pháp kiểm soát phù hợp
thì chính những giao dịch phái sinh có thể tác động tiêu cực đến sự an
toàn và lành mạnh tài chính của tổ chức. Chính vì vậy, hầu hết các thị
trường phái sinh đều đưa ra những quy định về kiểm soát rủi ro chặt
chẽ như:
Kiểm soát rủi ro tài chính của định chế tham gia kinh doanh phái sinh,
bao gồm:
Quy định về giám sát giao dịch phái sinh chặt chẽ của Hội đồng Quản
trị và Ban Quản lý;
Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát rủi ro bao gồm các quy
định cụ thể về hạn mức rủi ro, thủ tục đánh giá mức độ lành mạnh, hệ
thống thông tin, quy định về giám sát rủi ro liên tục và báo cáo thường
xuyên về quản lý rủi ro;
Quy trình kiểm toán và kiểm soát nội bộ chặt chẽ, toàn diện.
Kiểm soát nhằm ngăn ngừa rủi ro thanh toán trong giao dịch phái sinh
bao gồm việc thiết lập cơ chế ký quỹ chặt chẽ và phù hợp.