ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG VĂN GIANG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA VIỆC GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP
ĐẾN QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TẠI HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành : Lâm Học
Mã số : 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Hà
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và sử dụng các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hoàng Văn Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và
những lời chỉ dẫn chân tình của tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc
TS. Trần Thị Thu Hà, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt
để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, khoa Lâm
nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc cùng toàn thể bạn bè và đồng
nghiệp giúp tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện đề tài.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn; phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, phòng Thống kê huyện huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; UBND
các xã Quang Phong, Lạng San đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu,
những thông tin cần thiết để thực hiện đề tài này.
Cảm ơn gia đình, các anh, chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hoàng Văn Giang
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu 3
2.1. Mục tiêu tổng quát 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 . Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Giao đất, giao rừng và quản lý tài nguyên rừng trên thế giới 4
1.2. Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao
đất, giao rừng ở Việt Nam 9
1.3. Những nghiên cứu liên quan đến giao và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp
và thực hiện giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam 17
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 20
1.4.1. Tình hình điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội 20
1.4.2. Thực trạng sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp tại huyện Na Rì 30
1.4.3. Khái quát tình hình các xã điều tra nghiên cứu 31
1.4.4. Đánh giá chung 32
iv
Chương 2:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Phạm vi nghiên cứu 33
2.3. Nội dung nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 34
2.4.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài 34
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 34
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Đánh giá kết quả giao đất lâm nghiệp qua các thời kỳ 38
3.1.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp huyện Na Rì 38
3.1.2. Kết quả giao đất lâm nghiệp ở 2 xã điều tra điểm qua các giai đoạn
40
3.1.3. Đánh giá chung về tình hình giao đất lâm nghiệp qua các thời kỳ43
3.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác
động qua các thời kỳ 45
3.2.1. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp 45
3.2.2. Tình hình sử dụng đất tại các xã điều tra từ 2009-nay 52
3.2.3. Tình hình đầu tư sử dụng đất lâm nghiệp 53
3.2.4. Nhận xét chung 55
3.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường sau khi thực hiện
giao đất lâm nghiệp 55
3.3.1. Cơ cấu cây trồng 55
3.3.2. Hiệu quả kinh tế sau khi giao đất lâm nghiệp 58
3.3.3. Hiệu quả đối với lao động và việc làm 60
3.3.4. Hiệu quả đối với môi trường 62
3.3.5. Hiệu quả đối với công tác quản lý đất lâm nghiệp 63
3.4. Tồn tại trong quá trình thực hiện giao đất, quản lý đất lâm nghiệp 66
3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước 67
v
3.4.2. Về phía hộ gia đình nhận đất 68
3.4.3. Tích tụ đất đai trong sử dụng đất nông, lâm nghiệp 68
3.5. Một số giải pháp thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp 68
3.5.1. Giải pháp đối với nông dân có ít và không có đất sản xuất lâm
nghiệp 69
3.5.2 Giải pháp về lập quy hoạch sử dụng đất trước khi giao đất lâm
nghiệp có sự tham gia 69
3.5.3 Giải pháp tổ chức thực hiện 70
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CP
NĐ
QĐ
UBND
FAO
HĐBT
TW
CT
GCN
CNQSD
3PAD
CARD
TN&MT
PTNT
NLKH
: Chính phủ
: Nghị định
: Quyết định
: Ủy ban nhân dân
: Tổ chức Nông Lương thế giới (Food Agriculture Oganization)
: Hội đồng Bộ trưởng
: Trung ương
: Chỉ thị
: Giấy chứng nhận
: Chứng nhận quyền sử dụng đất
: Dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp
: Dự án quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở vùng có
tỷ lệ hộ nghèo cao tại tỉnh Bắc Kạn
: Tài nguyên và Môi trường
: Phát triển nông thôn
: Nông lâm kết hợp
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Tài nguyên rừng thế giới thống kê năm 2010 4
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước năm 2012 14
Bảng 1.3: Tổng diện tích rừng đã giao theo chủ thể quản lý năm 2010 15
Bảng 1.4: Kết quả cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp giai đoạn 2007-2011 16
Bảng 1.5: Tình hình sử dụng đất của huyện Na Rì năm 2013 22
Bảng 1.6. Phân loại đất của huyện Na Rì năm 2013 24
Bảng 1.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2013 27
Bảng 1.8: Hiện trạng đất lâm nghiệp của các xã huyện Na Rì 30
Bảng 3.1. Kết quả giao đất lâm nghiệp giai đoạn 1993- 2008 39
Bảng 3.2: Kết quả giao đất lâm nghiệp từ 2009 - nay 39
Bảng 3.3. Kết quả giao đất lâm nghiệp tại 2 xã điều tra 41
Bảng 3.4. Kết quả giao đất lâm nghiệp tại 2 xã điều tra 42
Bảng 3.5. Tình hình quản lý, sử dụng đất trước và sau khi giao đất giai
đoạn 1993-2008 46
Bảng 3.6.Tình hình quản lý, sử dụng đất trước và sau khi giao đất giai
đoạn 2009-nay 50
Bảng 3.7. Tình hình sử dụng đất của 2 xã năm 2013 52
Bảng 3.8. Tình hình vay vốn đầu tư trồng rừng tại 2 xã năm 2013 53
Bảng 3.9. Tình hình sử dụng rừng sau khi giao 54
Bảng 3.10. Thực hiện trồng rừng qua các năm từ 2009-2013 55
Bảng 3.11. Phương thức và kỹ thuật trồng rừng sau khi giao đất 57
Bảng 3.12. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế hộ của 2 xã 58
Bảng 3.13. So sánh thu nhập từ lâm nghiệp tại 2 xã 59
Bảng 3.14: Cơ cấu cây trồng nông lâm kết hợp qua các thời kỳ 60
Bảng 3.15: Công lao động cho sản xuất lâm nghiệp sau khi giao đất 61
Bảng 3.16. So sánh chỉ tiêu hiệu quả quản lý sử dụng đất 63
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu về quyền sử dụng đất 65
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình1.1: Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng 14
Hình 3.1. Tình hình sử dụng đất tại 2 xã điều tra 52
Hình 3.2: So sánh chỉ tiêu về quản lý sử dụng đất 64
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Việc sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên đất đai là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các
quốc gia.
Ở Việt Nam, chính sách và pháp luật về lĩnh vực quản lý đất đai được
hình thành và hoàn thiện từng bước. Năm 1988, Luật đất đai đầu tiên của
nước ta ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình của nền kinh tế đất nước.
Trước những yêu cầu đổi mới, Luật này được sửa đổi bổ sung phù hợp với
tình hình thực tế ở từng giai đoạn. Luật đất đai đã cụ thể rõ quan hệ sản xuất
trong nông lâm nghiệp và được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình
sử dụng và ổn định lâu dài.
Cùng với sự ra đời của Luật đất đai, Chính phủ đã ban hành một số chính
sách quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý rừng và đất rừng. Nghị định 02/CP
ngày 15/01/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định 01/CP
ngày 01/11/1995 về giao khoán và sử dụng đất vào mục đích nông lâm nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; Nghị định 163/CP
ban hành ngày 29/07/1998 bổ sung và thay thế một số điều trong Nghị định
02/NĐ-CP. Những chính sách này cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà
nước đã tạo động lực, khuyến khích người dân tham gia nhận đất nhận rừng,
đầu tư vốn và nhân lực để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Kinh
nghiệm tại Việt Nam cho thấy một tiền đề thiết yếu cho việc tái sinh rừng và
phát triển kinh tế lâm nghiệp hộ gia đình là việc giao đất cho các hộ dân và
cộng đồng tham gia quản lý. Kinh nghiệm này được phản ánh trong các chủ
trương và chương trình quốc gia như chương trình trồng mới 5 triệu héc ta
rừng và các chương trình quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng.
2
Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã
thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo
thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông
dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được
giao. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, do đặc điểm đa
dạng của các vùng sinh thái nhân văn khác nhau, việc triển khai thực hiện
những chính sách giao đất lâm nghiệp ở mỗi địa phương lại có những thuận
lợi và khó khăn riêng. Chính vì vậy mà tác động của những chính sách này
tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và
mang đặc thù của mỗi vùng.
Tỉnh Bắc Kạn đã triển khai công tác giao đất lâm nghiệp vào những năm
1990 với các cách tiếp cận khác nhau. Vào những năm 1992-1999, giao đất
lâm nghiệp được thực hiện bởi cơ quan Kiểm lâm, giai đoạn 2000 được thực
hiện bởi Sở Tài nguyên và Môi trường thông qua các Công ty ảnh bản đồ.
Giai đoạn 2009-1014, tỉnh đang thực hiện giao đất theo phương pháp có sự
tham gia của người dân và các bên liên quan ở một số huyện vùng sâu, vùng
xa của tỉnh thuộc dự án 3 PAD Bắc Kạn.
Huyện Na Rì là một huyện vùng sâu, vùng xa, nơi triển khai thực hiện
giao đất lâm nghiệp qua nhiều thời kỳ với các phương pháp tiếp cận khác
nhau. Để góp phần thực hiện các chính sách về giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia của người dân có hiệu quả cũng như quản lý bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng ổn định, bền vững lâu dài nâng cao đời sống người dân địa
phương là cấp bách và thiết thực. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và có cơ sở
khoa học lý luận đầy đủ, việc tiến hành nghiên cứu về “Đánh giá tác động
của việc giao đất lâm nghiệp đến quản lý và phát triển rừng tại huyện Na
Rì - tỉnh Bắc Kạn” là cấp thiết và có ý nghĩa.
3
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được tác động của việc giao đất lâm nghiệp đến quản lý và
phát triển rừng, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực hiện các chính
sách giao đất giao rừng, quản lý và phát triển rừng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các kết quả giao đất lâm nghiệp tại địa phương qua các thời kỳ.
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất và các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh tác động.
- Đánh giá hiệu quả của việc giao đất lâm nghiệp qua các thời kỳ.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 . Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu nhằm bổ sung thêm kiến thức thực tế, nhất là phương pháp
luận nghiên cứu các vấn đề có tính chất kỹ thuật và xã hội học, cả tính chất
định tính lẫn định lượng.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết giúp cho cán bộ
khoa học, các sinh viên có cách nhìn nhận vấn đề giao nhận đất lâm nghiệp
một cách tổng quát hơn, nhất là mối liên hệ hữu cơ có thể, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp tại khu vực trung du và
miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính
sách, chính quyền địa phương, người nhận đất, rừng tham khảo trong việc xây
dựng kế hoạch, giám sát và đánh giá việc quản lý và sử dụng đất, rừng sau khi
giao có tính thực tế hơn.
- Những đề xuất từ nghiên cứu này hy vọng cũng sẽ giúp cho các cán bộ
trực tiếp đang và sắp thực hiện quá trình giao đất, giao rừng có những nhìn
nhận kỹ lưỡng và đề xuất tới các phía liên quan trong khi giao, nhận. Có
những thay đổi cần thiết, để tránh được những thiếu sót, bất cập và áp dụng
các phương pháp giao đất, rừng đạt mục tiêu quản lý sử dụng tài nguyên rừng
hiệu quả, bền vững.
4
Chương 1
TỔNG QUAN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giao đất, giao rừng và quản lý tài nguyên rừng trên thế giới
Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết, trong 5 năm qua
tốc độ phá rừng tăng nhanh, nhất là tại các nước Đông Nam Á, đe dọa môi
trường sống của con người cũng như sự tồn tại của nhiều loài động, thực vật.
Theo tài liệu của Tổ chức Nông Lương liên hiệp quốc (FAO) thế giới năm 2008
đang sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đất dốc là 973 triệu ha chiếm
65,9% [1]. Theo số liệu công bố tại Hội nghị thế giới về rừng lần thứ 12 tổ chức
tại thành phố Kuebec, Canada năm 2002 với chủ đề “ Rừng, nguồn sống của con
người” trên thế giới đã có gần 500 vụ thảm họa lớn, làm hơn 10.000 người chết,
600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại về vật chất lên tới 55 tỷ USD nguyên
nhân chính là do nạn phá rừng [2].
Bảng 1.1. Tài nguyên rừng thế giới thống kê năm 2010
Vùng lãnh thổ
Diện
tích tự
nhiên
(triệu ha)
Tổng diện
tích rừng
(triệu ha)
Tỷ lệ so với tổng
diện tích đất tự
nhiên (%)
Diện tích
rừng bình
quân/người
Châu Phi 2.974 674
22,66 0,7
Châu Á 3.091 593
19,18 0,2
Châu Âu 2.215 1.005
45,37 1,4
Bắc & Trung Mỹ 2.135 705
33,02 1,3
Châu Đại Dương 849 191
22,50 5,5
Nam Mỹ 1.746 864
49,48 2,3
Toàn cầu 13.011 4.033 30,99 0,6
( Nguồn FAO: Global Forest Resources Assessment, 2010) [3]
5
Châu Á là nơi có độ che phủ thấp nhất và bình quân ha rừng trên người
thấp nhất.
Đất đai bị thoái hóa cũng là vấn đề rất nghiêm trọng, không những làm mất
đi độ màu mỡ mà còn kéo theo sự mất nước, sự sa mạc hóa và đồng thời gây ra
hàng loạt những hậu quả như lũ lụt, hạn hán và sụt lở. Hàng 100 triệu người
đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng sa mạc hóa và đất đai suy thoái
ngày càng trầm trọng.
Để quản lý lâu dài, bền vững tài nguyên rừng thì theo FAO, một trong
những biện pháp cần tập trung là thành lập các đối tác liên khu và xuyên quốc
gia trên cơ sở cùng có lợi. Theo FAO (2010) từ giai đoạn năm 2000-2010, mỗi
năm toàn cầu có 13 triệu héc-ta rừng bị biến mất bởi các hoạt động của con
người hoặc do nguyên nhân thiên tai gây ra [1].
Trong những năm gần đây, FAO đã đánh giá cao nỗ lực của các nước
Châu Á - Thái Bình Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan tới
rừng, đặc biệt là chính sách giao đất rừng và rừng cho các hộ gia đình và các
tổ chức xã hội, những nỗ lực này đã khẳng định những cam kết chính trị của
các nước trong khu vực đối với quá trình bảo vệ và phát triển bền vững [2].
Trên thế giới, khoa học về sử dụng rừng và đất rừng theo hướng lâm sinh
được phát triển từ rất sớm nhưng phần lớn ít chú trọng đến thực chất vấn đề
quản lý bảo vệ rừng và đất rừng mà chỉ chú trọng tới việc lợi dụng khai thác
lâm sản. Tình trạng mất rừng ở nhiều quốc gia cũng chính là do việc quản lý
tài nguyên rừng và đất rừng chưa đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của người dân,
nhất là người dân sống gần rừng và dựa vào rừng.
Nghiên cứu về chính sách giao đất giao rừng, đối tượng hưởng lợi và các
chính sách liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới
được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Đối với vấn đề quyền sở hữu đất đai, do đặc điểm lịch sử và bản chất của
giai cấp thống trị nên ở hầu hết các nước trên thế giới quyền sở hữu về rừng
và đất rừng phần lớn thuộc quyền sở hữu tư nhân.
6
Ở Nepal, Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các
khu rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương,
thông qua sử dụng các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng.
Chính phủ yêu cầu các tổ chức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam
kết quản lý những vùng rừng ở địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy
nhiên sau một thời gian người ta nhận ra các tổ chức đó không phù hợp với
việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị
hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau. Tiếp theo, Nhà
nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng. Quyền sở hữu rừng
chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu Nhà nước. Trong sở hữu Nhà
nước chia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau như: Rừng cộng đồng
theo các nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà nước. Nhà
nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng
rừng. Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9.000 ha rừng quốc gia cho
các cộng đồng. Từ năm 1993, chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các
nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ các nhóm sử dụng
rừng, thay đổi chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh
sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó
rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn (FAO 2003-2007)[1].
Ở Thái Lan, đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao được
khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, nhà nước trợ cấp tối đa cho mỗi hộ
50 rai và tối thiểu là 5 rai (1 rai = 1.600 m
2
). Thái Lan dự kiến áp dụng một
chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi
trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở (FAO 1976)[17].
Ở Phần Lan hiện nay có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc quyền sở hữu tư
nhân. Cả nước có trên 430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có
khoảng 33 ha. Sở hữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và
liên quan chặt chẽ đến sản xuất nông nghiệp (FAO 1976) [17].
7
Ở Inđônêxia, nét đặc biệt trong chính sách đất đai ở nước này là Nhà
nước quy định mỗi hộ nông dân ở gần rừng được nhận khoán 2.500 m
2
đất để
trồng cây, hai năm đầu được phép trồng cây nông nghiệp trên diện tích đó và
được quyền hưởng toàn bộ sản phẩm, không phải nộp thuế. Quá trình sản xuất
của nông dân được sự hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới hình
thức cho vay. Sau khi thu hoạch người nông dân phải hoàn trả lại giống đã
vay, còn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ phải trả 70 %, nếu mất mùa
thì không phải trả vốn vay đó [20]. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động
khuyến nông, khuyến lâm, Nhà nước còn tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, tập
huấn làm nghề cho người dân, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại nơi họ sinh
sống. Từ đó, việc quản lý rừng và đất rừng ở Inđônêxia bước đầu đã thu được
những kết quả đáng kể [20].
Ở Trung Quốc, đất canh tác được Nhà nước bảo hộ đặc biệt, khống chế
nghiêm ngặt việc chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất khác. Mỗi hộ
nông dân chỉ được dùng một nơi làm đất ở với diện tích giới hạn trong định
mức quy định tại địa phương. Đất thuộc sở hữu tập thể thì không được chuyển
nhượng, cho thuê vào mục đích phi nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp
trước những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã chỉ đạo nông dân trồng cây
bằng biện pháp hành chính, nên hiệu quả trồng rừng thấp, chưa có sự phối kết
hợp giữa lợi ích cộng đồng với lợi ích của người dân. Để khắc phục tồn tại đó,
bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã quan
tâm, khuyến khích hỗ trợ nông dân kinh doanh lâm nghiệp phát triển, bên
cạnh đó coi trọng vấn đề bảo vệ rừng. Hiến pháp đã quy định phải tổ chức
thuyết phục nhân dân trồng cây bảo vệ rừng. Kể từ năm 1984, Luật Lâm
nghiệp quy định “xây dựng rừng, lấy phát triển rừng làm cơ sở, phát triển
mạnh mẽ việc trồng cây, mở rộng phong trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác
rừng trồng ”. Từ đó ở Trung Quốc toàn xã hội tham gia công tác lâm nghiệp,
Chính phủ chỉ đạo cán bộ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mỗi cấp hoàn
8
thành nhiệm vụ, quá trình thực hiện chính sách này có thưởng, phạt nghiêm
minh [18].
Ở Ấn Độ, vào những năm 70 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã phát triển lâm
nghiệp xã hội (LNXH). Năm 1986, nước này đã hoàn thành mục tiêu phát triển
LNXH tại các bang khác nhau. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản
lý những vùng đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng
được sử dụng tất cả các sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền
lợi cây gỗ lại có sự thay đổi nhiều giữa các bang, gỗ được sử dụng làm chất đốt
ở Bi Har và được phép sử dụng ở Orissa thì ở Rajas than có đến 60% nguồn thu
nhập của cộng đồng là từ buôn bán gỗ. Tại Ấn Độ, liên kết quản lý rừng đã
đem lại những lợi ích nhất định cho cả hai bên: Chính phủ (cơ quan lâm
nghiệp) và cộng đồng địa phương. Theo Hobley, M, (1996) chính sách lâm
nghiệp quốc gia năm 1988 khẳng định sự tham gia của người dân vào sự phát
triển và bảo vệ rừng, một trong những điểm thiết yếu của quản lý rừng chính
là các cộng đồng tại rừng phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của
bản thân họ trong phát triển và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó. Một
số quy định cụ thể về cơ chế hưởng lợi được thể hiện như sau:
- Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người
hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xã tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ chức
này có thể là những tổ chức chính quyền cấp cơ sở hay hợp tác xã hay hội đồng
lâm nghiệp làng. Những nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những sản phẩm
như: cỏ, cành, ngọn và các vật phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng thành công, họ
có thể được hưởng một phần từ thu nhập do bán gỗ đã thành thục.
- Cùng với cây làm củi, gỗ và thức ăn gia súc, cộng đồng địa phương
cũng được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng
rừng chung. Các loài cây bụi, cây họ đậu và cỏ được trồng nhằm đáp ứng nhu
cầu tại chỗ, bảo vệ đất và nguồn nước, làm giàu rừng, ngay cả cây dược liệu
cũng có thể trồng theo yêu cầu.
9
- Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đã trưởng thành. Các cơ
quan lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng
đồng bảo vệ trừ trường hợp theo kế hoạch [41].
1.2. Các giai đoạn phát triển và chính sách có liên quan đến công tác giao
đất, giao rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chính sách giao đất lâm nghiệp được thực hiện từ năm 1968
đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn với nhiều nghị định, quyết định của Chính
phủ về chính sách giao đất lâm nghiệp được ban hành như: Quyết định
272/CP ngày 03/10/1977 về việc ban hành chính sách đối với Hợp tác xã mở
rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới,
thực hiện định canh định cư; Quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 đẩy
mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng,…Nhiều
tác giả nghiên cứu về chính sách giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam đã tổng kết
kết quả giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam được chia làm các giai đoạn 1968-
1982, 1982-1992, 1993-2003 và từ 2003 đến nay.
* Giai đoạn 1968-1982
Đây là thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trên cơ sở phát triển
quốc tế quốc doanh và hợp tác xã, chưa giao đất cho hộ gia đình.
Các Lâm trường quốc doanh là loại chủ rừng chủ yếu, được Nhà nước
đầu tư để trồng rừng và giữ quyền sở hữu chủ yếu khoảng 70% tổng diện tích
rừng trồng tập trung, hợp tác xã trồng rừng chủ yếu là để nhận tiền công lao
động do Nhà nước trả là chính. Chưa có quyền sở hữu trồng rừng nên chưa
quan tâm kết quả rừng của mình gây trồng nên, do đó còn nhiều thiếu sót
trong nhận thức về vai trò của người dân trong kinh doanh rừng, việc tổ chức
thực hiện giao đất lâm nghiệp chưa chặt chẽ, mang tính hình thức, chạy theo
số lượng về diện tích, chưa quy hoạch cụ thể theo 3 loại rừng để giao cho
từng đối tượng cụ thể. Tuy vậy cũng có một số ít hợp tác xã sử dụng nhân lực
và nguồn vốn của mình để trồng nên có quyền sở hữu một số khu rừng do hợp
tác xã đầu tư [45].
10
* Giai đoạn 1982-1992
Vào những năm đầu 1980 là thời kì nhà nước đang nghiên cứu cải thiện
quản lí hợp tác xã. Trong nghành lâm nghiệp nhất là giai đoạn cuối của thời kì
này, chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình đã cụ thể
và đẩy mạnh hơn.
Ngày 6/11/1982 Hội Đồng Bộ Trưởng ra Quyết định số 24 về việc đẩy
mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng [27].
Ban chấp hành TW Đảng ra chỉ thị số 29/CT – TW ngày 12/11/1983 về
việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng xây dựng và tổ chức kinh doanh theo nông
lâm kết hợp.
Sau đại hội Đảng toàn quốc khoá VI (1988) Đảng và Nhà nước có chủ
trương đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế nhiều
thành phần, phát triển kinh tế hàng hoá gắn với kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. Chú trọng phát triển
kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản tự chủ.
Thông tư số 01/TT/LB ngày 06/02/1991 đã hướng dẫn việc giao đất,
giao rừng cho các tổ chức, cá nhân vào mục đích lâm nghiệp.
Ngày 15/09/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng đã ra Quyết định số
447-CT về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi
bồi ven biển và mặt nước trong đó ban hành chính sách hỗ trợ 40% tổng vốn
đầu tư cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc lấy lãi, việc hoàn trả vốn vay
bắt đầu từ lúc có sản phẩm. Ngày 22/01/1992 chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng
đã ra Quyết định số 264/CT về chính sách đầu tư phát triển rừng. Quyết định
này giải quyết khó khăn về vốn cho nhân dân trồng cây lâm nghiệp ở vùng
định canh định cư. Nhà nước hỗ trợ vốn không lấy lãi và cũng từ đây nghành
lâm nghiệp đã cùng với các địa phương vận dụng và thực hiện giao đất giao
11
rừng đã có những tiến bộ đáng kể mang lại khởi sắc cho nghề rừng nước ta.
Tại những nơi thực hiện đúng chính sách giao đất, giao rừng thì rừng có
người làm chủ cụ thể không còn tình trạng chủ rừng chung chung mà thực
chất là vô chủ. Vì vậy người nông dân đã yên tâm vào việc kinh doanh rừng
và bồi bổ đất đai, nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá, diện tích đất trống đồi
núi trọc đã được đưa vào khai thác sử dụng ngày càng tăng, nhiều mô hình
sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp, làm vườn rừng làm trang trại
khá phổ biến ở nhiều địa phương. Qua nhận đất rừng đời sống của người dân
được nâng lên rõ rệt, những hộ nông dân và công nhân lâm trường thường
nhận đất, nhận rừng thu hoạch từ rừng vài chục triệu đồng hàng năm không
còn là hiện tượng hiếm thấy. Đây là những tiến bộ ban đầu đáng khích lệ của
công tác giao đất, khoán rừng giai đoạn này.
* Giai đoạn 1993- 2003
Đầu năm 1993, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các nghị quyết, chủ
trương và chính sách nhằm thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng.
Nghị quyết TW lần thứ V về việc tiếp tục đổi mới và phát triển nông thôn, đã
nhấn mạnh “Đổi mới cơ chế ngành lâm nghiệp phổ biến giao khoán rừng và
đất rừng phù hợp với quy định và phương thức phát triển từng vùng, từng loại
rừng” [21].
Luật đất đai đã được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực
từ ngày 15/10/1993. Đây là một sắc lệnh quan trọng về đất đai, cụ thể hoá
điều 17, 18 Hiến pháp năm 1992, Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc Quốc hội thông qua Luật đất đai vừa đảm bảo phát huy quan hệ sở hữu
toàn dân về đất đai, vừa phù hợp với cách vận hành mới của một nền kinh tế
hàng hoá, bắt đầu tiếp cận cơ chế thị trường hiện đại.
Nghiên cứu tổng quát về những sửa đổi bổ sung về chính sách đất đai
thời kỳ này có thể nhận thấy những vấn đề lưu ý nổi bật sau:
12
- Củng cố tăng cường sở hữu toàn dân về đất đai, tăng cường vai trò
quản lý thống nhất của cả nước.
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử
dụng lâu dài vào mục đích do Nhà nước quyết định.
- Nhà nước xác định các loại đất tính thuế, chuyển quyền sử dụng đất
thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê, đánh giá tài sản khi giao đất, bồi thường
thiệt hại về đất khi họ thu hồi.
Về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp
quyền sử dụng đất đã được xác định tạo tính pháp lý về những lợi ích cụ thể
để người sử dụng đất thực sự làm chủ về sản xuất kinh doanh trên đất được
giao. Theo Nghị định của Chính phủ đã ban hành như Nghị định 64/NĐ-CP
(1993), Nghị định 02-CP (1994), Nghị định 163/CP (16/11/1999),… Sự ra đời
của các chính sách này nhằm gắn lao động với đất đai, tạo thành động lực để
phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công tác giao đất lâm nghiệp được
thực hiện theo những nguyên tắc và quy định mới.
Những quy định về giao đất lâm nghiệp như sau:
- Các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu là thu
nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó, được UBND xã nơi có đất lâm
nghiệp xác nhận.
- Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất theo Nghị định 02/CP
từ trước ngày 01/11/1999 thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn đã
được giao và được cấp GCN.
- Quy định rõ về quỹ đất, hạn mức, cũng như thời hạn giao, cho thuê và
thẩm quyền giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp [27].
* Giai đoạn 2003 đến nay
Trên quan điểm tiếp cận, quản lý nguồn tài nguyên có sự tham gia đặc
biệt quản lý nguồn tài nguyên dựa vào cộng đồng, đối với ngành lâm nghiệp
13
giai đoạn 2001 – 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề cập ra
các biện pháp và cơ chế chính sách xác định rõ quyền sử dụng đất đai và tài
nguyên rừng cho các tổng công ty, công ty lâm nghiệp, các lâm trường quốc
doanh, các thành phần kinh tế khác và hộ gia đình để ổn định sản xuất lâu dài.
Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng trên cơ sở nghiên
cứu cơ chế và ban hành các quy định cụ thể trong việc bảo vệ, phát triển, sử
dụng và kinh doanh các loại rừng này.
Nhìn chung giai đoạn này Nhà nước đã đầu tư nguồn lực để ban hành
và sửa đổi điều chỉnh nhiều chính sách liên quan đến quản lý nguồn tài
nguyên rừng như: Luật đất đai năm 2003, Luật quản lý và phát triển rừng
và Nghị định số 163/NĐ-CP về giao khoán đất lâm nghiệp cho chủ hộ gia
đình và tổ chức.
Những nghị quyết, quyết định và chỉ thị trên đây đã đánh dấu sự thay
đổi cơ bản trong chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước công nhận sự
tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế hộ gia đình trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội, bảo đảm bình đẳng quyền làm ăn chính đáng và thu nhập
hợp pháp của các hộ gia đình, cá nhân trên diện tích đất lâm nghiệp được
giao. Đây chính là động lực trực tiếp kích thích người dân nhận đất, nhận
rừng để sản xuất kinh doanh, kinh tế hộ gia đình có điều kiện phát triển hơn.
Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên cả nước:
Theo Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành ngày 10/9/2012, tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2012 cả nước có
gần 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, được phân thành 3 loại phân theo chức năng
khác nhau như đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
Theo Quyết định này, gần 79% (12,1 triệu ha) diện tích đất lâm nghiệp của cả
nước đã được giao cho các đối tượng để sử dụng, phần còn lại (21% tương
đương trên 3,2 triệu ha) hiện chưa được giao mà đang được quản lý bởi cộng
đồng và UBND xã [39]. Cụ thể tại bảng 1.2 như sau:.
14
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước năm 2012
Mục đích sử dụng (Ha)
TT
Hạng mục
Đất lâm
nghiệp
Đất rừng
sản xuất
Đất rừng
phòng hộ
Đất rừng
đặc dụng
Tổng diện tích 15.373.063
7.406.558
5.827.314
2.139.191
I
Diện tích phân theo đối
tượng sử dụng
12.134.259
5.967.676
4.174.140
1.992.443
1 Hộ gia đình cá nhân 4.463.214
3.120.377
1.331.487
11.377
2 UBND xã 142.449
92.157
48.588
1.704
3 Tổ chức kinh tế 2.234.577
1.813.968
399.447
21.162
4 Cơ quan nhà nước 4.536.056
779.930
1.981.469
1.774.657
5 Tổ chức khác 457.645
84.912
189.209
183.523
6 Liên doanh 51
32
0
20
7 100% nước ngoài 19.238
18.592
645
0
8 Cộng đồng 281.002
57.708
223.294
0
II
Diện tích theo đối
tượng được quản lý
3.238.804
1.438.881
1.653.174
146.748
1 Cộng đồng 524.713
186.580
327.048
11.085
2 UBND xã 2.714.091
1.252.301
1.326.126
135.663
(Nguồn: Quyết định 1482/QĐ-BTNMT, 2012)
UBND xã
1%
Tổ chứ c kinh tế
19%
Cơ quan nhà
nướ c
37%
Cộ ng đồ ng
2%
Hộ gia đình cá
nhân
37%
Tổ chứ c khá c
4%
(Nguồn: Quyết định 1482/QĐ-BTNMT, 2012)
Hình 1.1: Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng
15
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định số
2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011, tính đến 31/12/2011 như sau:
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc là: 16.240.000 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất có rừng: 13.515.064 ha (bao gồm cả rừng trồng tuổi 1)
+ Diện tích đất chưa có rừng: 2.724.936 ha
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn 6.093 xã.
- Trong 5 năm (2006 - 2011) diện tích rừng cả nước tăng 0,78 triệu ha,
độ che phủ tăng 2,5% (trung bình tăng 0.5 %/ năm), độ che phủ rừng năm
2011 đạt 39,7% [31].
Theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại Quyết định số 1828/QĐ-
BNN-KL ngày 11/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến 31/12/2010
như sau:
- Tổng diện tích rừng đã giao: 11,28 triệu ha chiếm 84,2% diện tích rừng
toàn quốc (13,38 triệu ha) và chiếm 69,1% so với tổng diện tích đất quy hoạch
cho lâm nghiệp (16,24 ha). Trong đó phân chia theo chủ quản lý như sau:
Bảng 1.3. Tổng diện tích rừng đã giao theo chủ thể quản lý năm 2010
Đơn vị tính: triệu ha
Đất có rừng
TT Chủ thể quản lý
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Tổng
1 Ban quản lý rừng 3,954,911
532,902
4,487,813
2 Doanh nghiệp nhà nước 1,491,391
526,882
2,018,273
3 Tổ chức kinh tế khác 26,814
83,714
110,528
4 Đơn vị vũ trang 195,220
51,855
247,075
5 Hộ gia đình 2,012,653
1,418,902
3,431,555
6 Cộng đồng 227,506
30,759
258,265
7 Các tổ chức khác 628,686
97,723
726,409
8 UBND xã (chưa giao) 1,767,636
340,522
2,108,158
Tổng 10,304,817
3,083,259
13,388,076
(Nguồn: Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/8/2011 )
16
- Tổng diện tích rừng chưa giao hiện đang do UBND xã quản lý là 2,1
triệu ha chiếm 15,7% (Diện tích rừng do UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha
năm 2005 xuống còn 2,1 triệu ha năm 2010).
Theo kết quả tổng hợp của Cục Đăng ký thống kê - Tổng Cục quản lý
đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 306/CĐKTK-ĐKĐĐ
gửi Cục Kiểm lâm ngày 30/12/2011, tính đến tháng 9 năm 2011 như sau:
- Tổng số Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ rừng
là 2.629.232 giấy.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là: 10.371.482 ha, chiếm 63,86 % tổng diện tích quy hoạch cho lâm
nghiệp (16,24 triệu ha) và chiếm 67,58 % so với diện tích đất lâm nghiệp
thống kê năm 2010 (15.346.126 ha). Kết quả cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp
giai đoạn 2007 - 2011 như sau:
Bảng 1.4. Kết quả cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp giai đoạn 2007-2011
Năm
TT Nội dung
2007 2011
Tăng
1
Số GCN QSDĐ đã được cấp (giấy) 1.109.451
2.629.232
1.519.781
2
Diện tích đất LN đã được cấp (ha) 8.111.891
10.371.482
2.259.591
(Nguồn: Công văn số 306/CĐKTK-ĐKĐĐ-Bộ TN&MT,2011)
Tuy nhiên, trong quá trình giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như:
- Công tác quy hoạch, sử dụng đất lâm nghiệp chưa sát với thực tế, chậm
điều chỉnh và thường xuyên bị phá vỡ quy hoạch. Việc xác định ranh giới các
khu rừng phòng hộ, đặc dụng chưa rõ ràng, gây khó khăn và làm chậm tiến độ
giao đất lâm nghiệp.
- Diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình và cá nhân bình quân đến
2010 là 3,9ha/hộ. Tuy nhiên, việc giao đất lâm nghiệp chưa gắn với các chính