Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN HỌC THỂ DỤC CỦA HỌC SINH KHỐI 5 TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ TIỂU HỌC THU TÀXÍN MẦN HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.56 KB, 27 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển xã hội như ngày nay thì .Thể dục thể thao là một lĩnh
vực khoa học gắn liền với đời sống của con người, trải qua hàng ngàn năm lịch
sử cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao có nguồn gốc lao
động sản xuất đã không ngừng lớn mạnh về số lượng và trình độ trở thành một
động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội loài người.Vậy với
xã hội phát triển như ngày nay thì sức khỏe của con người càng được quan tâm
nhiều hơn chú ý nhiều hơn điều đó được chứng minh bằng việc các câu lạc bộ
TDTT được mở ra ở các địa phương trên toàn quốc và sự tham gia đông đảo
của mọi tầng lớp
Nhận thức được tác dụng và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức
khỏe của mỗi người và là một công việc tiến hành không tốn kém khó khăn gì.
Ngày 26 tháng 3 năm 1946 Bác viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, chỉ với 6
câu, 148 chữ người đã khẳng định.
“ Hỡi đồng bào toàn quốc
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc sử
dụng cầng có sức khỏe mới thành công”
Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi
người dân khỏe mạnh, là góp phần cho cả nước khỏe mạnh.
Vậy luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức khỏe là bổn phận của mỗi người
dân yêu nước.
Việc đó không tốn kém khó khăn gì, gái trai, già trẻ cũng nên làm và cũng
làm được, mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút, ngày nào cũng tập khí huyết lưu
thông, tinh thần đầy đủ, như vậy thì sức khỏe.
Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục
Tôi tự hào ngày nào cũng tập ”
2
Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của người như ánh dương tỏa chiếu định
hướng cho sự hình thành và phát triển nền thể dục thể thao mới.


Đất nước ta đang tiến lên theo định hướng xây dựng một xã hội mới, xã
hội chủ nghĩa mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi nhân tố hướng vào xây dựng mục
tiêu cao cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, dân tộc
ta con người Việt Nam ta với truyền thống tự lực tự cường, tinh thần yêu nước
sâu sắc, đang quyết tâm phấn đấu thế kỷ XXI là thế kỷ con người Việt Nam có
vị thế xứng đáng về mọi mặt trong tiến trình phát triển của nhân loại. Cũng như
các lĩnh vực kinh tế khác, mục tiêu của công tác thể dục thể thao là xây dựng xã
hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là con người được phát triển toàn diện
về mọi mặt “ Đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục”. Để làm được điều kiện đó
trước hết phải phát triển phong trào TDTT rộng rãi trên phạm vi cả nước đem lại
sức khỏe cho người dân Việt Nam. Ngay sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất
Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và quan tâm xây dựng nền thể thao Việt Nam
vừa dân tộc vừa hiện đại, phục vụ cho đời sống và nhân dân lao động, trươc hết
là đối tượng học sinh từ các trường từ mẫu giáo, phổ thông đến đại học. Ngày
nay mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên các cấp vẫn đang là mối
quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục thể thao Việt Nam.
Để vấn đề giáo dục thể chất mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy
giáo viên cần lựa chọn và áp dụng một số phương pháp so cho phù hợp với đặc
điểm lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, nó đòi hỏi phải luôn đảm
bảo các nguyên tắc. Một trong các nguyên tắc tự giác tích cực, bởi vì tính hiệu
quả của quá trình sư phạm một phần được xác định bởi việc học sinh có thái độ
tự giác và tích cực thực hiện mọi yêu cầu giáo dục. Giảng dạy thể dục thể thao
cho học sinh phổ thông nhằm góp phần bồi dưỡng, giáo dục tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo vận động cơ bản. Đặc điểm qua thực hiện phong trào rèn luyện thân thể,
3
truyền thống thượng võ của dân tộc và các tấm gương tốt trong quá trình giáo
dục thể thao và phong trào học sinh phổ thông, để giúp học sinh hiểu được sự
cần thiết phải rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và ý nghĩa của thể dục
thể thao trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đủ sức khỏe để học tập, lao động

trong cuộc sống sau này. Từ đó học sinh hình thành thói quen tự giác và tích cực
tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện thân thể.
Giảng dạy TDTT không những là phương tiện, phương pháp giáo dục mà
còn là một quá trình sư phạm, thống nhất với các hoạt động đời sống học sinh.
Mặt khác phải giúp học sinh nâng cao dần nhận thức những điều đúng sai, nên
làm cần làm, xây dựng động cơ đúng, thực hành tích cực các yêu cầu của giáo
viên và cha mẹ.
Về mặt giáo dục ở lớp, ở trường và gia đình. Giảng dạy TDTT cho học
sinh phổ thông là quá trình giáo dục mang tính sư phạm, cần có mục đích rõ
ràng, dễ hiểu và có ý nghĩa giáo dục thiết thực hàng ngày. Giáo viên không
những cần dạy cho học sinh biết thực hiện đúng động tác, mà còn biết phối hợp
các động tác riêng lẻ với nhau một cách nhịp nhàng liên tục, Qua đó bồi dưỡng
cho học sinh các phẩm chất đạo đức “ Lòng yêu thích luyện tập TDTT, tính tự
giác, tích cực, lòng dũng cảm, tự tin ” Khả nằn chịu đựng và vượt qua khó
khăn, khả năng tập trung tư tưởng, chú ý thực hiện nhiệm vụ, nội quy tập luyện
và bài học trên lớp cũng như ở nhà
Phát huy tính tích cực trong tập luyện của học sinh chính là tạo điều kiện
để học sinh có tinh thần hứng thú thực sự trong tập luyện. Giáo viên cần gợi ý,
tạo điều kiện để có thể đáp ứng nhu cầu chính đáng của HS. Trong quá trình
giảng dạy cần lựa chọn nội dung tập luyện hấp dẫn, các hình thức tập luyện phải
đa dạng, tránh đơn điệu, dễ gây buồn chán. Trong quá trình giảng dạy TDTT,
một bài học có nhiều động tác, bài học có liên quan hữu cơ tới cảm giác vui
mừng, sảng khoái và cảm xúc tốt đẹp khác. Biết tổ chức hợp lý bài học, buổi tập
4
thì tác động của nhân tố đó sẽ ảnh hưởng tốt, trở thành một trong những các yếu
tố cơ bản để khêu gợi và phát triển sự hứng thú, say mê tập luyện phấn đấu đạt
thành tích thể thao cao của học sinh.
Giáo viên cần có phương pháp đánh giá đúng mức, hệ thống, kết hợp với
việc biểu dương kịp thời và đúng mức thành tích học tập, rèn luyện của học
sinh, để tạo nên tác dụng tốt trong sự phát huy tính tự giác tích cực, say mê

luyện tập, đặc biệt đối với học sinh phổ thông các lớp đầu cấp, những việc đánh
giá đúng mức của giáo viên trong quá trình tập luyện TDTT có tác dụng bồi
dưỡng tính tự lập, thúc đẩy học sinh gắn hoàn thành bài tập. Khi thực hiện trò
chơi, khi giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi các lớp đầu cấp, như giao nhiệm vụ học tập, luyện tập nên
đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, sau đó nâng dần những yêu cầu lên để phát huy
tính vươn lên và vượt khó của học sinh. Để đảm bảo nguyên tắc tự giác và tích
cực trong giảng dạy TDTT, giáo viên không ngừng lựa chọn, cải tiến phương
pháp, nội dung giảng dạy phù hợp vừa sức đối với đối tượng dạy học, và các
điều kiện thực tiễn của nhà trường.
Xuất phát từ những yêu cầu trên của nguyên tắc tự giác và tích cực, cũng
như thực trạng về môn học thể dục của học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú
tiểu học Thu Tà – Xín Mần- Hà Giang Tôi đi đến nghiên cứu và lựa chọn đề tài
sau:
“BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN HỌC THỂ
DỤC CỦA HỌC SINH KHỐI 5 TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ TIỂU HỌC THU TÀ-XÍN
MẦN- HÀ GIANG”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục đích xác định thực trạng, sự biểu
hiện tính tự giác, tích cực, tìm ra các nguyên nhân đến thực trạng đó. Trên cơ sở
này đưa ra một số giải pháp phù hợp và áp dụng chúng nhằm phát huy tính tự
5
giác – tích cực trong môn học thể dục của học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú
tiểu học Thu Tà
3. Đối tượng và nghiên khách thể nghiên cứu
Đối tượng khách thể là học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú tiểu học
Thu Tà – Xín Mần- Hà Giang.
Đối tượng chủ thể: Lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao tính tự giác
tích cực của học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú tiểu học Thu Tà – Xín Mần-
Hà Giang.

4. Gỉa Thiết Khoa Học
- Đánh giá thực trạng nhằm phát huy tính tự giác tích cực trong môn học
thể dục của học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú tiểu học Thu Tà – Xín Mần-
Hà Giang.
- Đề xuất một số biện pháp cơ bản có hiệu quả nhằm nâng cao tính tự giác
tích cực của học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú tiểu học Thu Tà – Xín Mần-
Hà Giang
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài, cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
5.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất và mức độ biểu hiện thái độ, tính tự
giác tích cực .
5.2. Lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao thái độ tính tực giác, tích cực t
6. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/6/2013 đến tháng30/6/2013.
Giai đoạn 1: Từ tháng 05/6/2013 đến tháng/15/6/2013
- Xác định tên đề tài nghiên cứu
- Xác định đề cương nghiên cứu khoa học
Giai đoạn 2: Từ tháng 16/2013 đến tháng 30/6/2013
- Giải quyết nhiệm vụ 1 và hoàn thành chương trình tổng quan của đề tài
6
- Xử lý kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1, viết kết quả nghiên cứu nhiệm
vụ 1.
- Giải quyết nhiệm vụ 2 – hoàn thiện luận văn và chuẩn bị bảo vệ kết
quả nghiên cứu.
-Trường PTDT Bán Trú tiểu học Thu Tà – Xín Mần- Hà Giang
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ của đề tài đặt ra đề tài đã sử dụng các
phương pháp sau đây.
7.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Đã đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu và thông tin cần thiết có liên

quan để giải quyết các nhiệm vụ trên.
7.2. Phương pháp phỏng vấn
- Đã phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát các giờ học chính khóa của các học sinh khối 9 trong
môn học thể dục và các khối học khác trong trường
7.4 Phương pháp toán học thống kê.
Sử dụng phương pháp toán học thống kê trong quá trình nghiên cứu để
tổng hợp những số liệu thu được và tính tỷ lệ %. Từ đó rút ra những kết luận có
căn cứ khoa học.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Phát huy được tối đa tính tích cực tự giác học môn GDTC của học sinh.
- Đánh giá thực trạng nhằm phát huy tính tự giác tích cực trong môn học
thể dục của học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú tiểu học Thu Tà – Xín Mần-
Hà Giang.
1.9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu:
- Để thực hiện hoàn thành tốt đề tài nay tôi xin trình bày kế hoạch thực hiện đề
tài như sau:
7
- Đầu tháng 6 năm 2013 nghiên cứu và đăng ký tên đề tài.
- Vào 30 tháng6 năm 2013, tìm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và liên hệ
thực tế ở điểm trường cũng như ở địa phương nơi công tác giảng dạy. Lập thành
đề cương nghiên cứu.
- Cuối tháng 6 năm 2013 soạn hoàn thành
10. Dự kiến cấu trúc đề tài
Đề tài dự kiến cấu trúc gồm 3 phần đó là:
Phần 1: Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

1.4. Đối tượng khách thể nghiên cứu.
1.5. Giả thiết khoa học.
1.6. Phạm vi nghiên cứu.
1.7. Phương pháp nghiên cứu.
1.8. Những đóng góp mới của đề tài.
1.9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chứ nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Ý nghĩa của động cơ và hứng thú tập luyện TDTT
-Tiền đề cần thiết của động cơ và hứng thú tập luyện TDTT và việc tham gia
hoạt động đó và nó dựa chủ yếu trên nguyên tắc tự giác, tích cực.
-Sự hứng thú vững chắc đối với hoạt động TDTT
-Nguyên tắc tự giác tích cực còn đòi hỏi xa hơn và cụ thể hơn.
- Mức độ nhận thức về mục đích và nhiệm vụ
- Cần phát huy hứng thú thường xuyên tập luyện thể dục thể thao,
2. 1.2. Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất trường học
- Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất với quan điểm tâm lý người tập.
8
- Nhà sư phạm bao gồm những thủ thuật thúc đẩy sự phát triển hoạt tính trí tuệ
và thể chất động viên sự nỗ lực ý chí của người tập
- Cần thiết phải thông báo cho người tập các phương pháp nâng cao trình độ ổn
định chú ý, tập trung,
- Quá trình giảng dạy phải nâng cao được các hoạt tính của tất cả các quá trình
tâm lý nhận thức
- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kích thích sự nỗ lực chú ý tạo cho
người tập biểu hiện các khả năng
- Cần thiết phải hình thành ở người tập hứng thú thể thao bền vững và sâu
sắc.
- Giáo dục đạo đức luôn gắn liền trong một hệ thống hữu cơ với nhau
- Mục đích của hoạt động giáo dục thể chất là hoàn thiện thể chất một bộ

phận không thể tách rời của sự phát triển hài hòa về nhân cách.
2. 1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 5.
- Đối với các em bắt đầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc
biệt đến sự phát triển thái độ có ý thứ đối với hoạt động của mình
- Hứng thú các em xuất hiện thêm nhiều nét mới so với học sinh Mầm non
Hứng thú đã được xuất hiện rõ rệt hơn, mang tính chất bền vững, sâu sắc và
phong phú hơn
- Một đặc điểm nữa của hứng thú là thực sự kỹ thuật này có ỹ nghĩa,
người dạy tạo được hứng thú với môn học này
- Do hứng thú phát triển rộng rãi nên giáo viên và cha mẹ phải hướng và
điều chỉnh hứng thú cho phù hợp để hướng dẫn các em hoạt động có hiệu quả.
- Lứa tuổi này cảm xúc diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kích
động, kém tự chủ.
- So với học sinh tiểu học, thì học sinh phổ thông trung học cơ sơ các
phẩm chất ý chí được phát triển
9
- Như vậy tuổi học sinh lứa tuổi tiểu học là tuổi quá độ nên cũng là giai
đoạn rất sinh động, các em phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt toàn bộ nhân
cách. Dựa trên tính tích cực, phát huy tính sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức
hoạt động cho các em tạo điều kiện phát triển tốt khả năng của các em.
2.1.4. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh khối 5 trường PTDT Bán Trú
tiểu học Thu Tà – Xín Mần- Hà Giang
Hệ thần kinh
Não bộ đang thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định,
hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng
nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thần
kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Do hoạt động thần kinh linh
hoạt đó là điều kiện dễ dàng hình thành phản xạ có điều kiện. Do vậy nội dung
tập luyện phải phong phú, phương pháp giảng dạy tổ chức giờ học phải linh
hoạt, không cứng nhắc đơn điệu, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm chính xác

đúng lúc, đúng chỗ. Ngoài ra cần tăng cường hoạt động thể dục thể thao ngoài
giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và
phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện.
Hệ vận động
Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ thống
sụn sại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện, do vậy
giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú
ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh sự phát triển sai lệch của
xương và kìm hãm sự phát triển chiều dài. Đặc biệt đối với các em gái xương
chậu chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị lệch lạc nếu quá trình hoạt động
không hợp lý.
Hệ cơ của các em phát triển chậm. Hơn sự phát triển của hệ xương, hệ cơ
chủ yếu phát triển về chiều dàu thiết điện cơ chậm. Phát triển nhưng đến tuổi 15-
10
16 thì thiết diện cơ phát triển mạnh đặc biệt là cơ co, cơ tơ phát triển nhanh hơn
các cơ duỗi và cơ nhở. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các
em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy trong giáo dục thể
chất cần chú ý phát triển tăng cường và phát triển toàn diện.
Hệ tuần hoàn
Tim phát triển nhanh hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp còn
yếu khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên hoạt động quá nhiều,
quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn, sự hoạt động của tim
dần dần được thích ứng và có khả năng thích ứng với khối lượng lớn sau này.
Nhưng trong quá trình tập luyện thể dục thể thao cần phải đảm bảo nguyên tắc
vừa sức và nguyên tắc tăng dần yêu cầu trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động
quá sức và quá đột ngột.
Hệ hô hấp
Phổi các em phát triển chưa toàn diện, phê nang còn nhỏ, hệ cơ hô hấp
chưa phát triển dung lượng phổi còn bé, vì vậy khi hoạt động các em thở nhiều,

thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Cho nên việc rèn luyện thể chất cho các em
không những phải toàn diện mà còn phải biết chú ý phát triển các cơ hô hấp và
hướng dẫn các em biết thở xâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như
vậy mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và hiệu quả.
Lưu ý : Ở lứa tuổi cáp trung học cơ sở, các em đang trong giai đoạn phát
triển dậy thì ( gái sớm hơn trai 1-2 tuổi) do phát triển đột biến của một số tuyến
nội tiết gây ra sự mất ổn định nên một số chức năng của các hệ thống cơ quan và
tâm lý đều có khác biệt rõ rệt.
Do vậy trong quá trình tập luyện TDTT phải thận trọng đối xử hợp lý với
từng em, từng giới tính khác nhau.
11
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.3. Các bài tập.
2.4. Các biện pháp.
Phần 3: Kết luận
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị đề xuất
PHẦN NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Ý nghĩa của động cơ và hứng thú tập luyện TDTT
-Tiền đề cần thiết của động cơ và hứng thú tập luyện TDTT và việc tham gia
hoạt động đó và nó dựa chủ yếu trên nguyên tắc tự giác, tích cực.
-Sự hứng thú vững chắc đối với hoạt động TDTT cũng được phát triển cùng với
nhận thức về bản chất của hoạt động này.
-Nguyên tắc tự giác tích cực còn đòi hỏi xa hơn và cụ thể hơn. Cần làm cho
người tập nhận thức được ý nghĩa cụ thể các nhiệm vụ cần được thực hiện
- Mức độ nhận thức về mục đích và nhiệm vụ phụ thuộc vào khả năng, theo lứa
tuổi và mức độ chuẩn bị của người tập.
- Cần phát huy hứng thú thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, và phối hợp
chặt chẽ với việc giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn về ý của hoạt động thẻ

dục thể thao.
2. 1.2. Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất trường học
- Đặc điểm của hoạt động giáo dục thể chất với quan điểm tâm lý thì quá trình
tiếp thu những kiến thức chuyên môn hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và
những phẩm chất tâm lý cá nhân tốt ở người tập.
- Nhà sư phạm bao gồm những thủ thuật thúc đẩy sự phát triển hoạt tính trí tuệ
và thể chất động viên sự nỗ lực ý chí của người tập trong những điều kiện khắc
phục những khó khăn mới nảy sinh,
12
- Cần thiết phải thông báo cho người tập các phương pháp nâng cao trình độ ổn
định chú ý, tập trung,
- Quá trình giảng dạy phải nâng cao được các hoạt tính của tất cả các quá trình
tâm lý nhận thức
- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kích thích sự nỗ lực chú ý tạo cho
người tập biểu hiện các khả năng dự trữ của mình biến các khả năng đó thành
hiện thực một cách có hiệu quả.
- Cần thiết phải hình thành ở người tập hứng thú thể thao bền vững và sâu
sắc.
- Giáo dục đạo đức luôn gắn liền trong một hệ thống hữu cơ với nhau
- Mục đích của hoạt động giáo dục thể chất là hoàn thiện thể chất một bộ
phận không thể tách rời của sự phát triển hài hòa về nhân cách.
Tóm lại giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó
thể hiện ở việc giảng dạy các động tác và giáo dục các tố chất thể lực của con
người.
2. 1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học.
So với học sinh tiểu học, phổ thông trung học cơ sở chiếm vị trí nhiều hơn
và các em gạp một loạt hoàn cảnh mới. Phải thực hiện yêu cầu không phải của
một giáo viên mà của nhiều giáo viên, học sinh phải hoạt động độc lập với khối
lượng tăng một cách đáng kể và các em có một địa vị mới ở gia đình và trường
học. Đối với các em bắt đầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt

đến sự phát triển thái độ có ý thứ đối với hoạt động của mình. Nguyện vọng đó
giúp các em tích cực hơn trong hoạt động, nâng cao ý thức trách nhiệm, phát
triển sự sáng tạo trong hoạt động. Tuy nhiên nếu giáo dục không đúng thì tính
độc lập trong tư duy của các em phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn
đến kết quả không tốt ( học đòi, cáu kỉnh, thô lỗ, hỗn láo, hút thuốc lá, sống vô
13
chính phủ) và dễ dàng mắc phải những tệ nạn xã hội, đặc biệt là những lứa tuổi
cuối cấp học phổ thông THCS.
Hứng thú các em xuất hiện thêm nhiều nét mới so với học sinh cấp I.
Hứng thú đã được xuất hiện rõ rệt hơn, mang tính chất bền vững, sâu sắc và
phong phú hơn. Hứng thú của các em rất năng động, các em sẵn sàng đi vào
lĩnh vực tri thức ưa thích của mình. Do vậy giảng dạy TDTT cũng như các môn
học khác đóng vai trò chủ yếu trong vấn đề này. Giờ học TDTT sẽ tạo cho các
em hiểu được ý nghĩa, vai trò của TDTT đối với cá nhân và xã hội, giúp các em
tự giác tích cực trong tập luyện trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại khóa.
Song tính chất lượng giảng dạy và nhân cách giáo viên có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự nảy sinh và phát triển hứng thú của các em đối với môn học ( thầy này
dạy thì mình thích học môn này, nếu thầy khác dạy thì mình sẽ không thích
nữa).
Một đặc điểm nữa của hứng thú là thực sự kỹ thuật này có ỹ nghĩa, người
dạy tạo được hứng thú với môn học này càng phân hóa được thể hiện khi các em
ham mê một lĩnh vực tri thức nào đó thì coi thường các giờ học nhưng môn học
mà các em không ưa thích. Lứa tuổi này các em rất thích hoạt động các môn học
thể thao khác nhau và thường quan tâm đến các sự kiện thể thao xảy ra, buồn khi
đội mình thích bị thua, vui khi đội đó thắng.
Do hứng thú phát triển rộng rãi nên giáo viên và cha mẹ phải hướng và
điều chỉnh hứng thú cho phù hợp để hướng dẫn các em hoạt động có hiệu quả.
Lứa tuổi này cảm xúc diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kích
động, kém tự chủ. Nhưng các em có những mối quan hệ bạn bè thân thiết, gần
gũi nhau trên cơ sở có cùng chung hứng thú, cùng thống nhất trong một hoạt

động nào đó ( đá bóng, chơi các trò chơi ) và các em tạo nên nhóm bạn thân
thiết hàng ngày.
14
So với học sinh tiểu học, thì học sinh phổ thông trung học cơ sơ các phẩm
chất ý chí được phát triển. Song việc tự ý thức và tự nhận thức không phải các
em bao giờ hiểu đúng và hiểu đúng người khác, nhưng những nét ý chí và các
em sợ mang tiếng là yếu đuối cho mình vẫn còn là “ trẻ con” Vì vậy việc giáo
viên xem thường kết quả học tập của học sinh hoặc không đánh giá động viên
kịp thời thì học sinh sẽ chóng chán nản, tập luyện thể dục thể thao đôi khi lôi
kéo những bạn cùng nhóm không tích cực tập luyện nữa.
Như vậy tuổi học sinh phổ thông THCS là tuổi quá độ nên cũng là giai
đoạn rất sinh động, các em phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt toàn bộ nhân
cách đang trên con đường “ rẽ”, vì vậy trong cá tính của các em có rất nhiều cái
chưa vững chắc và mong muốn thử sức mình theo các phương pháp khác nhau,
nên nhân cách của các em phức tạp hơn và nhiều mâu thuẫn hơn tuổi học sinh
cấp tiểu học. Do vậy cần phải thường xuyên giáo dục cho phù hợp trên cơ sở
dựa trên tính tích cực, phát huy tính sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt
động cho các em tạo điều kiện phát triển tốt khả năng của các em.
2.1.4. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học Thu Tà
Hệ thần kinh
Não bộ đang thời kỳ hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định,
hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng
nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thần
kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Do hoạt động thần kinh linh
hoạt đó là điều kiện dễ dàng hình thành phản xạ có điều kiện. Do vậy nội dung
tập luyện phải phong phú, phương pháp giảng dạy tổ chức giờ học phải linh
hoạt, không cứng nhắc đơn điệu, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm chính xác
đúng lúc, đúng chỗ. Ngoài ra cần tăng cường hoạt động thể dục thể thao ngoài
giờ và các hình thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và
phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện.

15
Hệ vận động
Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ thống
sụn sại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện, do vậy
giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú
ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh sự phát triển sai lệch của
xương và kìm hãm sự phát triển chiều dài. Đặc biệt đối với các em gái xương
chậu chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị lệch lạc nếu quá trình hoạt động
không hợp lý.
Hệ cơ của các em phát triển chậm. Hơn sự phát triển của hệ xương, hệ cơ
chủ yếu phát triển về chiều dàu thiết điện cơ chậm. Phát triển nhưng đến tuổi 15-
16 thì thiết diện cơ phát triển mạnh đặc biệt là cơ co, cơ tơ phát triển nhanh hơn
các cơ duỗi và cơ nhở. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các
em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. Vì vậy trong giáo dục thể
chất cần chú ý phát triển tăng cường và phát triển toàn diện.
Hệ tuần hoàn
Tim phát triển nhanh hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp còn
yếu khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên hoạt động quá nhiều,
quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường
xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến sự hoạt động của hệ tuần hoàn, sự hoạt động của tim
dần dần được thích ứng và có khả năng thích ứng với khối lượng lớn sau này.
Nhưng trong quá trình tập luyện thể dục thể thao cần phải đảm bảo nguyên tắc
vừa sức và nguyên tắc tăng dần yêu cầu trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động
quá sức và quá đột ngột.
Hệ hô hấp
Phổi các em phát triển chưa toàn diện, phê nang còn nhỏ, hệ cơ hô hấp
chưa phát triển dung lượng phổi còn bé, vì vậy khi hoạt động các em thở nhiều,
thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Cho nên việc rèn luyện thể chất cho các em
16
không những phải toàn diện mà còn phải biết chú ý phát triển các cơ hô hấp và

hướng dẫn các em biết thở xâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như
vậy mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và hiệu quả.
Lưu ý : Ở lứa tuổi cáp trung học cơ sở, các em đang trong giai đoạn phát
triển dậy thì ( gái sớm hơn trai 1-2 tuổi) do phát triển đột biến của một số tuyến
nội tiết gây ra sự mất ổn định nên một số chức năng của các hệ thống cơ quan và
tâm lý đều có khác biệt rõ rệt.
Do vậy trong quá trình tập luyện TDTT phải thận trọng đối xử hợp lý với
từng em, từng giới tính khác nhau.
2.2.Thực trạng về mức độ biểu hiện thái độ tính tự giác tích cực trong môn
học thể dục của HS khối 9 – trường THCS Tân Lang-Phù Yên –Sơn La.
Để xác định mức độ biểu hiện thái độ tính tự giác tích cực trong môn học
thể dục của học sinh khối 9 một cách khách quan và mang tính tích thực tiễn đã
tiến hành điều tra. Do điều kiện không cho phép, nên chỉ tiến hành điều tra với
200 em học sinh nam và nữ đang theo học ở trường và thu được kết quả sau.
Bảng 1 : Mức độ hứng thú tập luyện TDTT của học sinh khối 9 ( n =200)
STT Các ý kiến Số người đồng ý Tỷ lệ %
1 Rất thích 55 27.5
2 Thích 75 3735
3 Không thích 40 20
4 Chán 30 15
Phân tích đánh giá chung có 27.5% học sinh “ rất thích” học môn thể dục,
tỷ lệ này tương đối cao sẽ giúp học sinh có hứng thú đối với việc học môn thể
dục, đây là một biểu hiện đáng khích lệ, tạo động cơ tốt nhất cho việc nâng cao
thái độ tự giác tích cực trong quá trình học tập. Một tỷ lệ cao học sinh có ảnh
hưởng là thích là 37.5% tỷ lệ này phản ánh đúng tâm lý của học sinh, bởi vì
những giờ học thể dục các em có thể vui đàu thoải mái. Riêng đối với học sinh
17
không thích hoặc chán chiếm tỷ lệ thấp có thể do các em nhác hoặc do tình trạng
sức khỏe không đảm bảo để các em theo học môn thể dục.
2.2. Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến thái độ tính tự giác tích

cực của học sinh khối 5 TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ TIỂU HỌC THU TÀ
Qua kết quả thu được bảng 2 để quá trình nghiên cứu mang tính chính xác
hơn, điều tra những nguyên nhân khiến học sinh thích và rất thích học môn thể
dục để từ đó có thể đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn và khách quan
hơn, và nó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Kết quả điều tra những nguyên nhân thích học môn thể dục của
học sinh khối 9 ( n =130)
STT Các lý do Số lượng Tỷ lệ %
1 Môn học có ý nghĩa 18 13.8
2 Thầy dạy hay 09 6.9
3 Xã hội đánh giá cao 0 0
4 Tập luyện để trở thành vận động viên 05 3.9
5 Tập luyện để có thể hình đẹp 13 10
6 Được chơi thỏa mái 25 19.2
7 Học đạt kết quả cao 21 16.2
8 Có năng khiếu 12 9.2
9 Dễ học 27 20.8
Tổng 130 100
Kết quả kiểm tra cho thấy 130 học sinh chỉ có 5 ý kiến là có tỷ lệ học sinh
trả lời đồng ý trên 100%, trong đó có tỷ lệ học sinh cho rằng ký do chủ yếu
khiến các em thích học mon thể dục là do dễ học, 20.8% và 19.2% được chơi
thoải mái, môn học có ý nghĩa và đạt kết quả cao cũng đạt tỷ lệ phần trăm cao,
kết quả này hoàn toàn phù hợp với điều kiện khách quan. Còn các lý do các em
chỉ thích đùa vui vẻ chứ chưa nhận thức đúng đắn những gì môn học mang lại.
Do vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần nêu được vai trò ý nghĩa của tập
luyện thể dục thể thao đối với bản thân để từ đó nhằm phát huy được tính tự giác
tích cực trong môn học thể dục.
18
Bảng 3: Kết quả điều tra những nguyên nhân không thích học môn thể dục
của học sinh khối 9 ( n= 70)

STT Các lý do Số lượng Tỷ lệ %
1 Môn học có ý nghĩa 4 5.7
2 Hình thức tập luyện nghèo nàn 3 4.3
3 Xã hội đánh giá thấp 6 8.6
4 Thiếu sự quan tâm của nhà trường 7 10
5 Khó học 5 7.1
6 Điều kiện sân bãi không phù hợp 6 8.6
7 Thấy ngại ngùng trước bạn bè 7 10
8 Không phải là môn học chính 7 10
9 Học đạt kết quả thấp 6 8.6
10 Thiếu dụng cụ tập luyện 8 11.4
11 Không có năng khiếu 9 12.9
12 Thầy dạy không hay 2 2.7
Tổng 70 100
Kết quả điều tra cho thấy trên tổng số 70 học sinh có 21.4% học sinh cho
rằng thiếu dụng cụ tập luyện và thiếu sự quan tâm của nhà trường, các ý kiến
khác như hình thức tập luyện nghèo nàn, điều kiện sân bãi tập không phù hợp và
thầy dạy không hay chiếm tỷ lệ dưới 10% và những lý do đó hầu hết là điều kiện
khách quan mang lại và có thể khắc phục được, còn có tỷ lệ khác có số lượng
hịc sinh đồng ý thấp nên không được xem là lý do chủ yếu. Như vậy qua bảng
số 3 đã rút ra được lý do khiến các em không thích học môn thể dục, từ đó giúp
đưa ra những giải pháp sẽ mang tính chính xác.
2.3. Đề xuất các biên pháp mới
2.3.1. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả một số giải pháp nhằm nâng cao thái độ
tích cực tự giác trong môn học thể dục của học sinh khối 9.
Trên cơ sở giải quyết nhiệm vụ 1 đề tài đã tìm hiểu thực trạng công tác
giáo dục thể chất và những biểu hiện của tính tự giác và tích cực, từ đó rút ra
được những nguyên nhân chủ yếu được thể hiện rõ qua bảng 3. Do vậy việc lựa
chọn giải pháp được khách quan và chính xác sẽ giúp các em tích cực tự giác
19

hơn trong môn học thể dục của học sinh khối 9 trường THCS Tân Lang-Phù
Yên –Sơn La qua đó sẽ nâng cao nhận thức của các em về môn học cũng như
nâng cao các kết quả học tập của các em hơn.
2.3.2. Yêu cầu đối với những biên pháp
- Các giải pháp phải gắn liền với thực tiễn
- Giải pháp phải có tính hiệu quả do quá trình học tập mang lại
- Giải pháp phải mang tính sư phạm
- Các giải pháp phải thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định và
thường xuyên.
2.3.3. Cơ sở thực tiễn lựa chọn các biện pháp
Để đánh giá một cách chính xác, có độ tin cậy cao, có căn cứ thực tiễn.
Chúng tôi đã lựa chọn các giải pháp có tính thường xuyên, sau đó tiến hành
phỏng vấn các giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trong môn học
thể dục của trường THCS và một số giáo viên của một số trường trên địa bàn
huyện, từ đó có thể chọn ra những giải pháp phù hợp cho học sinh khối 9 và thu
được kết quả sau.
Bảng 4 : Kết quả phỏng vấn những giải pháp nhằm phát huy tính tự giác
tích cực cho học sinh khối 9 ( n= 14)
STT Những giải pháp Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 Người giáo viên cần học tập nâng cao trình độ chuyên môn 14 100
2 Giải thích ý nghĩa tầm quan trọng của môn học 13 92.9
3 Thẩy dạy phải nghiêm khắc 6 42.8
4 Phát huy tính tích cực chủ động của người học 14 100
5 Ưu tiên những học sinh yếu 10 71.4
6 Sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng 13 92.9
7 Đổi mới phương pháp học 10 71.4
8 Giáo dục phẩm chất ý chí cho người tập 11 78.6

9 Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập 12 85.7
10 Đầu tư cơ sở vật chất 14 100
11 Đánh giá kết quả học tập một cách khách quan công bằng 13 92.9
12 Giao nhiệm vụ cho người tập 9 64.3
20
13 Quán triệt nguyên tắc trong giảng dạy 14 100
14 Tổ chức thêm các buổi ngoại khóa 13 92.9
15 Giảm nhẹ lượng vận động 10 71.4
16 Động viên kịp thời những em đạt kết quả cao 14 100
17 Các hình thức tập luyện phải phong phú có sức lôi cuốn 14 100
Đa số ý kiến của giáo viên về các giải pháp được vận dụng nhằm phát huy
tự giác tích cực của học sinh, tập trung vào cá giải pháp 1,4,13,16,17 và số
người đồng ý là 100%.
Ngoài ra còn nhiều giải pháp 2,6,9,11,14 được đánh giá cao có số người
đồng ý trên 85%.
Trên đây là các ý kiến được nhiều người đồng ý nhất và sẽ áp dụng vào
thực tiễn trong quá trình học tập của học sinh khối 9. Còn một số ý kiến khác số
người đồng ý không cao nên không được lựa chọn, sau đây xin đề xuất lựa chọn
các giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực tự giác trong môn học thể dục cho
học sinh khói 5 trường PTDTBT tiểu học Thu Tà
Người giáo viên cần học tập nâng cao trình độ chuyên môn
Phát huy tính tích cực chủ động của người học
Đầu tư cơ sở vật chất
Quán triệt nguyên tắc trong giảng dạy
Động viên kịp thời những em đạt kết quả cao
Các hình thức tập luyện phải phong phú có sức lôi cuốn
Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng
Giải thích ý nghĩa tầm quan trọng của môn học
Đánh giá kết quả học tập một cách khách quan công bằng

Tổ chức thêm các buổi ngoại khóa
Sau khi phỏng vấn các giáo viên và thu được các giải pháp trên, đè tài tiến
hành áp dụng chúng vào trong quá trình học tập của học sinh và đánh giá các
biện pháp có phù hợp với thực tiễn hay không. Đề tài tiến hành đánh giá kiểm
21
tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể một lần nữa khi áp dụng những giải pháp trên
và thu được kết quả sau.
Bảng 5 : Kết quả môn học thể dục sau khi áp dụng những giải pháp
nâng cao tính tự giác tích cực ( n = 200)
Mức Nội dung thi
Số
người
n=118
Tỷ lệ
%
Số
người
n=82
Tỷ lệ
%
Không
đạt
1. Chạy 60m (s)
2. Bật xa (cm)
3. Chạy 500(m)
4. Ném bóng trúng đích (bóng)
2 1.7 6 7.3
Đạt 1. Chạy 60m (s)
2. Bật xa (cm)
3. Chạy 500(m)

4. Ném bóng trúng đích (bóng)
55 46.6 38 46.3
Khá 1. Chạy 60m (s)
2. Bật xa (cm)
3. Chạy 500(m)
4. Ném bóng trúng đích (bóng)
37 31.4 20 24.4
Giỏi 1. Chạy 60m (s)
2. Bật xa (cm)
3. Chạy 500(m)
22
4. Ném bóng trúng đích (bóng) 24 20.3 18 22
Qua bảng 5 chúng ta nhận thấy rằng những biện pháp áp dụng cho học
sinh khối 9 là có hiệu quả, số người không đạt đã giảm xuống riêng ở mức đạt
cũng giảm không đáng kể, những người học sinh ở mức khá và giỏi lại tăng lên
đây là dấu hiệu đáng mừng, vì những biện pháp chúng tôi đưa ra là khả thi nên
cần phát huy chúng trong quá trình học.
23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau và phân tích các
kết quả nghiên cứu được những kết luận sau:
- Qua kết quả điều tra về tính tự giác tích cực trong môn học thể dục của
học sinh khối 9 để tìm ra 65% học sinh thích học môn học thể dục, còn 35% học
sinh thấy chán và không thích học môn thể dục. Như vậy học sinh thích học môn
thể dục chiếm tỷ lệ cao nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thành tích học tập của học
sinh tăng lên.
Vì vậy trong quá trình nghiên cứu đã lựa chọn một số giải pháp để nâng
cao tính tự giác tích cực cho học sinh, từ đó giúp các em nhận thức được ý nghĩa
tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với cơ thể, từ đó giảm được tỷ lệ học

sinh không thích và chán học. Mặc dù bên cạnh những động cơ tự giác tích cực
còn có một số ý kiến của học sinh chưa thực sự có thái độ nghiêm túc trong học
tập vì vậy nghệ thuật của người thầy giáo là làm sao cải tạo được động cơ hứng
thú học tập cho học sinh.
- Những giải pháp để nâng cao thái độ tự giác tích cực trong môn học thể
dục của học sinh khối 5 bao gồm.
Người giáo viên cần học tập nâng cao trình độ chuyên môn
Phát huy tính tích cực chủ động của người học
Đầu tư cơ sở vật chất
Quán triệt nguyên tắc trong giảng dạy
Động viên kịp thời những em đạt kết quả cao
Các hình thức tập luyện phải phong phú có sức lôi cuốn
Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Sử dụng phương pháp phù hợp với mỗi đối tượng
24
Giải thích ý nghĩa tầm quan trọng của môn học
Đánh giá kết quả học tập một cách khách quan công bằng
Sau khi áp dụng một số giải pháp đề tài đã sử dụng tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể để đánh giá kết quả học tập môn thể dục của học sinh, cụ thể là số
người ở mức không đạt của nam là 5 người, giảm xuống còn 2 người là nữ 10
người giảm xuống còn 6 người, số người mức đạt nam là 62 người giảm xuống
còn 55 người nữ là 42 người giảm xuống còn 38 người, riêng số người mưc khá
ở nam là 29 người bây giờ tăng lên 37 người, nữ là 15 người bây giờ tăng lên 20
người, số người ở mức giỏi nam là 20 người bây giờ tăng lên 24 người, số người
nữ là 14 người tăng lên 18 người, vì vậy những giải pháp chúng tôi đã lựa chọn
và áp dụng vào thực tiễn là có hiệu quả trong môn học thể dục của học sinh.
2. Kiến nghị
Với thời gian và khả năng nghiên cứu nhất định, chúng tôi không tham
vọng đi sâu nghiên cứu toàn bộ tính chất phức tạp và phong phú của động cơ,
hứng thú học tập ở học sinh Tiểu học Tuy nhiên cần căn cứ vào kết quả thu

được xin có một số kiến nghị sau:
Cần xem xét và áp dụng các giải pháp đề tài đã lựa chọn để nâng cao tính
tự giác tích cực của học sinh trường THCS trường Tân Lang – Phù Yên-Sơn La
nói riêng và học sinh các trường THCS nói chung.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 113/TT ngày 7/3/1945 của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng
quy hoạch phát triển TDTT, về công tác GDTC trường học chỉ thị đã ghi
rõ “ Bộ giáo dục và đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà
trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định
tiêu chuẩn ”
2. Nguyễn Đức Văn – Phương pháp toán học thống kê trong TDTT – NXB
thể dục thể thao năm 1987
3. Vũ Đức Thu – Giáo trình phương học dạy TDTT trường học năm 2011
4. Vũ Thị Thanh Bình - Vũ Đức Thu Phương pháp nghiên cứu khoa học
TDTT, nhà xuất bản ĐH sư phạm
5. Vũ Đức Thu - Sách giáo viên thể dục 9 – NXB giáo dục năm 2003
6. PGS Nguyễn Quang Uẩn - Tâm lý học đại cương NXB giáo dục năm
1997
7. Vũ Thị Thanh Bình - Vũ Đức Thu Phương pháp nghiên cứu khoa học
TDTT, nhà xuất bản ĐH sư phạm
8. Nguyễn Toán, Phạm Trọng Thanh, Phạm Danh Tốn – Lý luận và phương
pháp TDTT, NXB TDTT.
9. Hồ Chủ tịch – Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ngày 26/3/1946
10.Một số tài liệu có liên quan khác.

×