Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÌNH HÌNH DU LỊCH THÁI LAN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.27 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa, du lịch nói chung và du
lịch quốc tế nói riêng đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng
ngày càng lớn trong GDP của mỗi quốc gia. Đây là một hoạt động kinh doanh mang lại
nhiều lợi nhuận và có triển vọng phát triển trong xã hội hiện đại. Về mặt xã hội, du lịch
trong thời hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi con người. Ngày
nay, mức độ phát triển, khá giả của đời sống không chỉ đo đếm bằng các con số tiện nghi
vật chất mà còn ở việc con người đã đi du lịch được bao nhiêu nơi, làm giàu có thêm được
bao nhiêu vốn sống của mình. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là mục
tiêu của rất nhiều quốc gia bởi du lịch không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà nó còn là thông
điệp của tình hữu nghị hòa bình và sự hợp tác giữa các quốc gia. Đó cũng chính là mục tiêu
của Thái Lan, một trong những nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam
Á. Du lịch ở Thái Lan là sự lựa chọn của một số lượng lớn du khách du khách, thậm chí
theo tạp chí Economist tỉ lệ du khách quay lại Thái Lan là 50%. Thái Lan là điểm đến hấp
dẫn đối với du khách không chỉ bởi thắng cảnh mà còn do mức giá hấp dẫn, nhiều khuyến
mãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, du lịch Thái Lan đã có nhiều thay đổi do ảnh
hưởng của những bất ổn chính trị. Hiện nay, kinh tế, chính trị Thái Lan nói chung và du
lịch Thái Lan nói riêng đang là mối quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, nhất là khi
đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu đi du lịch, nghỉ ngơi thư giãn của con
người ngày càng tăng cao. Đó là lý do em chọn đề tài này. Bài tiểu luận của em còn nhiều
thiếu sót, mong thầy giúp đỡ để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình và làm tốt hơn
những bài tiểu luận sau này. Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
1.1/ Điều kiện tự nhiên
1
1.1.1 Vị trí địa lý – địa hình
Vương quốc Thái Lan thường gọi là Thái Lan, là một quốc gia nằm ở vùng
Đông Nam Á, trải dài 1.620km từ Bắc đến Nam và 775km từ Đông sang Tây. Phía Bắc
giáp Lào và Myanmar, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái
Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanmar và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía
Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải


Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
Với diện tích 514.000 km² (tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào), Thái
Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và
Myanmar.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các
vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon.
Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía Đông là sông
Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp
với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra
vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. (1)
 Thuận lợi của vị trí địa lý, địa hình cho ngành du lịch Thái Lan: thái lan có
đường bờ biển dài là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các khu nghỉ
dưỡng, bãi tắm ở bờ biển. Vì vậy, Thái Lan nổi tiếng với những bãi biển đẹp
như Phuket, Pattaya,…
1.1.2 Khí hậu
Thái Lan có khí hậu nhiệt đới chia làm ba mùa rõ rệt, mùa nóng và khô ráo từ
tháng 2 đến tháng 5 (nhiệt độ trung bình 34
o
C và ẩm độ 75%), mùa mưa từ tháng 6 đến
2
tháng 10 đầy ánh nắng (nhiệt độ trung bình ban ngày 34
o
C và ẩm độ 87%), và mùa khí
hậu mát mẻ từ tháng 11 đến tháng 1 (nhiệt độ trong khoảng 32
o
C đến dưới 20
o
C và ẩm
độ thấp). Miền Bắc và Đông bắc lạnh hơn vào ban đêm. Miền Nam có nhiệt độ của rừng
mưa nhiệt đới với mức trung bình 28

o
C hầu như quanh năm.(1)
1.2/ Dân cư
Dân số Thái Lan khoảng 65 triệu người trong đó khoảng 89% dân số là dân tộc
Thái, phần còn lại là người gốc Hoa, người Malaysia, dân tộc thiểu số như Môn, Khmer
và các bộ tộc khác.
Dân cư Thái Lan chủ
yếu là những người nói tiếng
Thái. Trong đó gồm có tiếng
Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng
Đông Bắc Thái hay tiếng Isan
còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc
Thái hay tiếng Lanna cũng gọi
là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Số liệu: www.state.gov
Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Đông Bắc
Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan.
Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như
tiếng địa phương của họ. (1)
1.3/ Tôn giáo
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 thì có 93% dân số Thái Lan theo Phật
giáo Tiểu thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 5%. Một số tỉnh, thành phía nam
3
Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của
người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng
đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai.
Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 1% dân số. Ngoài ra còn một số
nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh (chiếm 1%) có thế lực, sống tại các thành
phố.(1)
Nguồn: www.state.gov
 Thuận lợi cho ngành du lịch:

Là một đất nước với 93% dân số
theo đạo Phật, Thái Lan nổi tiếng
với những ngôi chùa độc đáo, uy
4
nghi, tráng lệ. Ước lượng khoảng 27,000 ngôi chùa Phật giáo trong đất nước
Thái Lan. Ngôi chùa Wat Phra Pathom Chedi là ngôi chùa đầu tiên ở Thái
Lan.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DU LỊCH THÁI LAN TRONG NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
2.1/ Tình hình du lịch Thái Lan những năm đầu thế kỉ XXI.
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thái Lan. Hai thập kỷ qua,
ngành du lịch của Thái Lan đã khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mang
lại nhiều hiệu quả, kích thích tăng trưởng, là cứu cánh cho nền kinh tế, đặc biệt là trong
thời kì khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998. Năm 2000, ngành du lịch mang lại thu
nhập trực tiếp trên 4 tỷ Bath/năm và tạo việc làm cho 3,3 triệu lao động. Thái Lan luôn
chiếm hơn 20% thị phần khách quốc tế đến các nước ASEAN, đứng thứ 2 trong khu vực
(sau Malaysia). Đại dịch SARS năm 2003 và thảm họa sóng thần năm 2004 khiến ngành
du lịch của nước này gặp không ít khó khăn. Năm 2004, gần 200.000 nhân viên trong
ngành du lịch Thái Lan bị mất việc làm. Những con sóng thần năm 2004 đã giáng một
cú đòn mạnh vào ngành công nghiệp không khói - cỗ máy in tiền của Thái Lan vì
một phần ba doanh thu của du lịch nước này đến từ các bãi biển và những hòn đảo
thuộc quần đảo Andaman. Năm 2005, lượng khách du lịch quốc đến Thái Lan tăng
trưởng âm so với năm 2004. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đã nhanh chóng khắc
phục những hậu quả của đại dịch và thảm họa sóng thần, đồng thời kịp thời đưa ra
những chính sách để vực dậy ngành du lịch. Năm 2006, Thái Lan là quốc gia xếp thứ
18 về số lượng du khách trong bảng xếp hạng World Tourism rankings với 13,9 triệu lượt
khách. Pháp, một quốc gia có diện tích và dân số tương tự Thái Lan, xếp đầu bảng với hơn
5

×