ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Bùi Thiên Sơn
Hà Nội - 2007
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 76
1. Sự cần thiết của đề tài. 76
2. Tình hình nghiên cứu. 87
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 98
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 98
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 98
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn. 109
7. Bố cục của luận văn. 109
Chƣơng 1 1110
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 1110
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC. 1110
1.1.1. Khái niệm và bản chất của Ngân sách Nhà nƣớc 1110
1.1.2. Chức năng của Ngân sách Nhà nƣớc. 1211
1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẶC BIỆT Ở PHẠM VI CẤP TỈNH. 1413
1.2.1. Vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc đối với phát triển sản xuất kinh
doanh. 1514
1.2.2. Vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc đối với ổn định, phát triển đời
sống và văn hoá xã hội ở nƣớc ta. 1615
1.2.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc đối với các hoạt động, chức năng
khác của Chính phủ. 1716
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC Ở NƢỚC TA. 1817
1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý Ngân sách Nhà nƣớc. 1817
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
1.3.1.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn. 1817
1.3.1.2. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nƣớc. 1817
1.3.1.3. Nguyên tắc cân đối ngân sách. 1918
1.3.1.4. Nguyên tắc công khai hoá ngân sách nhà nƣớc. 2019
1.3.1.5. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác. 2019
1.3.2. Nội dung của quản lý Ngân sách Nhà nƣớc. 2019
1.3.2.1. Quản lý quá trình thu của Ngân sách Nhà nƣớc. 2019
1.3.2.2. Quản lý quá trình chi của Ngân sách Nhà nƣớc. 2625
1.3.2.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc. 3130
Chƣơng 2 3433
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 3433
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 3433
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH
HƢỞNG ĐẾN THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở VĨNH PHÚC.
3433
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. 3433
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. 3534
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC. 4039
2.2.1. Kết quả thu Ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn qua một số năm
(2004 - 2006). 4039
2.2.2 Thực trạng chi Ngân sách địa phƣơng ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2004 - 2006. 4544
2.2.3. Phân cấp quản lý Ngân sách ở Vĩnh Phúc. 5049
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở
VĨNH PHÚC (TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006 ). 5453
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc. 5453
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. 6261
2.3.2.1. Những hạn chế. 6261
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế 6564
Chƣơng 3 6867
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ 6867
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 6867
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010. 6867
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2010. 6968
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH VĨNH PHÚC. 7170
3.3.1. Những giải pháp quản lý thu Ngân sách Nhà nƣớc. 7170
3.3.2. Giải pháp quản lý chi Ngân sách. 7574
3.3.3 Về phân cấp quản lý Ngân sách. 8079
3.3.4. Nâng cao chất lƣợng công tác lập, chấp hành và công tác kế toán,
quyết toán Ngân sách. 8281
3.3.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý Ngân sách
Nhà nƣớc. 8584
3.3.6. Đổi mới bộ máy quản lý Ngân sách Nhà nƣớc. 8786
3.3.7. Một số giải pháp khác. 8887
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 9291
3.4.1. Kiến nghị đối với Trung ƣơng 9291
3.4.2. Khuyến nghị đối với tỉnh Vĩnh Phúc. 9594
KẾT LUẬN 9796
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
CQSDĐ
Chuyển quyền sử dụng đất.
CĐNS
Cân đối ngân sách.
DDI
Đầu tƣ trực tiếp trong nƣớc.
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
GD-ĐT
Giáo dục đào tạo.
HĐND
Hội đồng nhân dân.
NSNN
Ngân sách nhà nƣớc.
NQD
Ngoài quốc doanh.
ODA
Viện trợ phát triển chính thức.
PTTH
Phát thanh truyền hình.
UBND
Ủy ban nhân dân.
TDTT
Thể dục thể thao.
TW
Trung ƣơng.
Tỷ lệ TH/DT
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán.
XDCB
Xây dựng cơ bản.
XDCSHT
Xây dựng cơ sở hạ tầng.
XNQDTW
Xí nghiệp quốc doanh Trung ƣơng.
XNQDĐP
Xí nghiệp quốc doanh địa phƣơng.
VHTT
Văn hóa thể thao.
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ HIỆU
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
2.1
Vĩnh Phúc: Tình hình thu ngân sách địa phƣơng tỉnh
giai đoạn 2004-2006.
41
2.2
Vĩnh Phúc: Tình hình chi ngân sách địa phƣơng tỉnh
giai đoạn 2004-2006.
46
2.3
Phân cấp nguồn thu của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2004-2006.
53
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở nƣớc ta từ một nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung mang nặng tính mệnh lệnh hành chính chuyển sang nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nƣớc cần phải đổi
mới cơ bản và toàn diện hệ thống cơ chế chính sách kinh tế nói chung trong
đó có cơ chế quản lý tài chính. Từ đó thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng
cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
sử dụng và quản lý Ngân sách Nhà nƣớc, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng
tiết kiệm, có hiệu quả Ngân sách và tài sản của Nhà nƣớc, tăng tích luỹ nhằm
đảm bảo cho nền kinh tế thị trƣờng phát triển đúng hƣớng để xây dựng “một
xã hội dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân làm
chủ”.
Vì mục tiêu đó, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng đƣờng
lối đúng đắn đó là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc” nhằm khai thác tốt nội lực của đất nƣớc cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời đa dạng hoá việc sử dụng nguồn vốn xã
hội cho đầu tƣ phát triển, làm giàu đất nƣớc. Nhờ vậy, trong thời gian qua
chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành quả to lớn về kinh tế - xã hội.
Trong hoàn cảnh đó, tăng cƣờng quản lý Ngân sách Nhà nƣớc, đổi mới
quản lý thu, chi ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng
ngân sách quốc gia tiết kiệm, có hiệu quả hơn giúp chúng ta sớm đạt đƣợc
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Thực tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, sau 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới
toàn diện do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
dịch mạnh theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từ một tỉnh nghèo và
thuần nông đến nay Vĩnh Phúc đứng thứ 7 cả nƣớc về giá trị sản xuất công
nghiệp. Nhờ đó mà thu Ngân sách của tỉnh tăng cao, bình quân tăng
36,5%/năm, từ một tỉnh phải dựa vào Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ, từ năm
2004 với số thu ngân sách trên địa bàn khoảng gần 3000 tỷ đồng, tỉnh đã tự
cân đối đƣợc thu chi ngân sách và có đóng góp đáng kể cho Ngân sách Trung
ƣơng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc đáng khích lệ, công tác
quản lý Ngân sách Nhà nƣớc còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém gây thất thoát
Ngân sách Nhà nƣớc, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ biến động mạnh
mẽ dẫn đến tình trạng xây dựng kế hoạch ngân sách đối với một số chỉ tiêu
thu chƣa sát với thực tế… Do vậy vấn đề tăng cƣờng quản lý Ngân sách Nhà
nƣớc càng trở nên cấp bách. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là
thực sự cần thiết cả về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay, ở nƣớc ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu
xung quanh vấn đề này nhƣ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều
hành Ngân sách Nhà nƣớc ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam”(năm 2004)
- Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Nhứt, “Quản lý Ngân sách Nhà
nƣớc ở Việt Nam và các nƣớc” của tập thể nhiều tác giả do Giáo sƣ Võ Đình
Hảo chủ biên, “Chi Ngân sách Nhà nƣớc và hỗ trợ phát triển chính thức dịch
vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (năm 2004) - Luận
văn thạc sỹ kinh tế của Nghiêm Thị Thuỷ, “Đổi mới Ngân sách Nhà nƣớc”
của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp (năm 1992)…Mỗi công trình
nghiên cứu đều có mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận
riêng về Ngân sách Nhà nƣớc. Các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào các
vấn đề chủ yếu của Ngân sách Nhà nƣớc là thu, chi, phân cấp quản lý, áp
Fo rmatted: Font: Times New Roman, Dutch
(Netherlands)
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
dụng luật Ngân sách Nhà nƣớc trong quá trình quản lý… giải quyết nhiều vấn
đề về việc quản lý Ngân sách Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề Ngân sách Nhà nƣớc tại cấp tỉnh thì chƣa
có đề tài nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý Ngân sách Nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, vấn đề quản lý Ngân sách Nhà
nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần đƣợc nghiên cứu cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng quản lý Ngân sách Nhà nƣớc
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách
Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên luận văn có nhiệm vụ làm rõ những
vấn đề lý luận chung về Ngân sách Nhà nƣớc và quản lý Ngân sách Nhà nƣớc
trong nền kinh tế thị trƣờng, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu để hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nƣớc trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn chọn công tác quản lý Ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc làm đối tƣợng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là tình hình thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc và vấn đề
phân cấp quản lý Ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm từ 2004
đến năm 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong Luận văn là phƣơng pháp
duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp quy nạp, phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh…để hoàn thành công trình.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn.
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách Nhà nƣớc và
quản lý Ngân sách Nhà nƣớc cấp tỉnh.
- Phân tích rõ thực trạng công tác quản lý Ngân sách Nhà nƣớc của tỉnh
Vĩnh Phúc, tình hình thu, chi ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách ở tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
Ngân sách Nhà nƣớc ở tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, các bảng biểu và tài liệu tham
khảo; luận văn đƣợc bố cục thành 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Ngân sách Nhà nƣớc và nội dung quản lý Ngân sách Nhà
nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng.
Chƣơng 2: Những vấn đề về thực trạng công tác quản lý Ngân sách
Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách
Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
Chƣơng 1
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC.
1.1.1. Khái niệm và bản chất của Ngân sách Nhà nước.
Trong tiến trình lịch sử, Ngân sách Nhà nƣớc đã xuất hiện và tồn tại từ
lâu. Với tƣ cách là công cụ tài chính rất quan trọng của Nhà nƣớc, Ngân sách
Nhà nƣớc ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở hai tiền đề khách quan là Nhà
nƣớc và nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Về thực chất Ngân sách Nhà nƣớc là
một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà nƣớc, gắn liền
với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của Nhà nƣớc, sự
tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những điều kiện cần và đủ cho sự phát
sinh, tồn tại và phát triển của Ngân sách Nhà nƣớc. Hai tiền đề nói trên xuất
hiện rất sớm trong lịch sử, nhƣng thuật ngữ "Ngân sách Nhà nƣớc" lại xuất
hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ
nghĩa. Khi phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ra đời, giai cấp tƣ sản cần
một không gian kinh tế, tài chính thông thoáng cho sự tự do kinh doanh. Song
những quy định về thể chế kinh tế tài chính của giai cấp phong kiến đã cản trở
sự tự do kinh doanh của giai cấp tƣ sản. Chế độ thuế khoá vô lý, tuỳ tiện, chế
độ chi tiêu thiếu rõ ràng, rành mạch của giai cấp phong kiến đã gây nên sự
phản ứng mạnh mẽ đối với giai cấp tƣ sản. Vì vậy họ đấu tranh để có một chế
độ thuế khoá theo luật định, đảm bảo tính pháp lý, tính công bằng, đòi hỏi
những khoản thu của Nhà nƣớc và những khoản chi tiêu chung của Nhà nƣớc
phải đƣợc thể chế thành pháp luật và đƣợc đại diện của công chúng kiểm soát.
Kết quả cuộc đấu tranh của giai cấp tƣ sản trên lĩnh vực thuế khoá và chi tiêu
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
của Nhà nƣớc đã đƣa đến những thay đổi lớn trong quản lý tài chính của Nhà
nƣớc và thuật ngữ "Ngân sách Nhà nƣớc" cũng chính thức đƣợc sử dụng từ đó
để chỉ các khoản thu - chi của Nhà nƣớc đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật.
Trong thực tiễn, từ nhiều cách tiếp cận khác nhau mà có khái niệm về
Ngân sách Nhà nƣớc, có quan niệm cho rằng: Ngân sách Nhà nƣớc là bản dự
toán thu - chi tài chính của Nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định,
thƣờng là một năm, gọi là năm ngân sách. Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc
của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 2002, có hiệu lực
từ năm 2004 thì "Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước"[20].
Về bản chất của Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), đằng sau các hoạt động
thu chi tài chính chứa đựng các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nƣớc với các
chủ thể khác nhƣ doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nƣớc gắn
liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
Ngân sách Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay bao gồm: Ngân sách trung
ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của
đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Phù
hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà nƣớc ta hiện nay ngân sách địa
phƣơng bao gồm: Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (gọi
chung là ngân sách cấp tỉnh), ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (gọi chung là Ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phƣờng,
thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
1.1.2. Chức năng của Ngân sách Nhà nước.
Chức năng phân phối của ngân sách nhà nước: Đó là phân phối các
nguồn lực tài chính, thu nhập mới sáng tạo ra có liên quan đến nhà nƣớc, phần
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
do nhà nƣớc làm chủ sở hữu, gắn liền với khả năng thu, chi, vay mƣợn của
Chính phủ; với việc hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của nhà
nƣớc (quỹ ngân sách nhà nƣớc, quỹ dự trữ tài chính…) và có quan hệ chặt chẽ
với các chủ thể khác của nền kinh tế nhƣ doanh nghiệp, hộ gia đình, cá
nhân…Phạm vi phân phối ngân sách nhà nƣớc đƣợc giới hạn ở các nghiệp vụ
có liên quan tới quyền chủ sở hữu và quyền lực chính trị của nhà nƣớc.
Đặc điểm cơ bản của phân phối Ngân sách nhà nƣớc là:
- Phân phối dƣới hình thức giá trị, chủ yếu sử dụng tiền tệ làm đơn vị
tính, làm phƣơng tiện phân phối;
- Tham gia không đầy đủ vào quá trình phân phối các yếu tố đầu vào
(chủ yếu là Nhà nƣớc đầu tƣ trực tiếp, cấp vốn kinh doanh, trợ cấp đối với
nền kinh tế);
- Thực hiện phân phối kết quả của quá trình sản xuất, cung ứng hàng
hoá, dịch vụ (chủ yếu thông qua thuế, phí, lệ phí, thu nhập quyền sở hữu cũng
nhƣ các khoản chi từ ngân sách nhà nƣớc cho cộng đồng);
- Quá trình phân phối ngân sách nhà nƣớc tác động đến cả bên cung và
bên cầu của nền kinh tế gắn liền với sự hình thành và sử dụng quỹ ngân sách
nhà nƣớc của nhà nƣớc;
- Nhà nƣớc luôn là chủ thể trong các quan hệ phân phối có liên quan
đến ngân sách nhà nƣớc, nhà nƣớc sử dụng tối đa quyền lực chính trị và
quyền chủ sở hữu của nhà nƣớc trong quá trình thực hiện chức năng phân
phối ngân sách nhà nƣớc;
- Về cơ bản, quá trình phân phối của ngân sách nhà nƣớc mang đặc tính
không hoàn trả, không phát sinh nghĩa vụ vay trả nợ, không hình thành trái
chủ.
Chức năng giám đốc của ngân sách nhà nước: Thực hiện chức năng
này ngƣời ta giám sát, đôn đốc, kiểm tra một cách thƣờng xuyên, liên tục
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
cùng với quá trình vận động của các đối tƣợng phân phối ngân sách nhà nƣớc.
Về nội dung giám đốc ngân sách nhà nƣớc bao gồm giám đốc tuân thủ và
giám đốc hiệu quả. Xét về phạm vi giám đốc ngân sách nhà nƣớc thực hiện ở
cả tầm vĩ mô và vi mô, cả trực tiếp và gián tiếp. Thông qua chức năng giám
đốc của ngân sách nhà nƣớc, Nhà nƣớc kiểm soát tình hình tài chính vĩ mô
bằng các chỉ tiêu cơ bản, chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu
giám sát tài chính của mỗi quốc gia. Xét theo quá trình quản lý, việc giám đốc
ngân sách nhà nƣớc cung cấp thông tin về các cân đối thu, chi ngân sách nhà
nƣớc, về thực tế thu chi và tồn ngân quỹ ngân sách nhà nƣớc tại các thời điểm
cần thiết, cũng nhƣ về thực trạng gánh nặng nợ nhà nƣớc và khả năng thanh
toán của Chính phủ…
Chức năng giám đốc của ngân sách nhà nƣớc gắn liền với chức năng phân
phối ngân sách nhà nƣớc, thông qua phân phối mà thực hiện giám sát, kiểm
tra. Ngƣợc lại, nhờ có kiểm tra, giám sát mà quá trình phân phối ngân sách
nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng pháp luật, có hiệu quả.
Giám đốc ngân sách nhà nƣớc, về nguyên tắc, đƣợc thực hiện bởi Nhà nƣớc
nhƣng trong thực tế, đƣợc thực hiện bởi các đại diện chính thức nhƣ Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan có trách nhiệm đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền
nhƣ Kiểm toán nhà nƣớc, thanh tra nhà nƣớc.
1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐẶC BIỆT Ở PHẠM VI CẤP TỈNH.
Ngân sách Nhà nƣớc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội. Ngân sách nhà nƣớc không thể tách rời với vai trò của Nhà nƣớc.
Nhà nƣớc quản lý và sử dụng ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của mình. Vai trò của Ngân sách nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua các điểm sau:
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
1.2.1. Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với phát triển sản xuất kinh
doanh.
Vai trò của Ngân sách nhà nƣớc trong phát triển sản xuất kinh doanh
đƣợc thể hiện trên các mặt nhƣ kích thích sự phát triển kinh tế, tạo hành lang
pháp lý, tạo môi trƣờng đầu tƣ…
Nhà nƣớc thực hiện chính sách thuế để vừa kích thích, vừa gây sức ép
đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thông qua công cụ thuế với
các mức thuế suất khác nhau và ƣu đãi về thuế, ngân sách nhà nƣớc có vai trò
định hƣớng đầu tƣ, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế theo định hƣớng phát
triển của nhà nƣớc cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ. Đối với các
địa phƣơng, trên cơ sở các quy định của nhà nƣớc có thể có các chính sách
thuế để góp phần kích thích sản xuất ở địa phƣơng phát triển, thu hút đƣợc
các doanh nghiệp và cá nhân bỏ vốn đầu tƣ vào các ngành nghề cần thiết, là
tiềm năng của địa phƣơng và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế của tỉnh theo các
định hƣớng phát triển.
Ngân sách nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi trên các mặt tài chính để
khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả. Tập trung đầu tƣ
vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng trọng điểm kinh tế phát triển,
những vùng đặc biệt khó khăn, lạc hậu có tiềm lực, điểm xuất phát thấp để có
mức tăng trƣởng cao, đồng thời trợ vốn cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất
hàng hoá, dịch vụ thiết yếu có sự ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã
hội. Việc phân bổ sử dụng các khoản chi đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc trở
thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế mới.
Ngoài ra ngân sách nhà nƣớc còn là công cụ góp phần ổn định thị
trƣờng, giá cả và chống lạm phát. Sự điều tiết của Nhà nƣớc lên thị trƣờng
hàng hoá đƣợc thực hiện bằng việc bố trí các khoản chi của Ngân sách nhà
nƣớc từ dự trữ tài chính, dự trữ nhà nƣớc trong ngân sách hàng năm bao gồm
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
dự trữ bằng tiền, vàng, ngoại tệ, các hàng hoá vật tƣ chiến lƣợc. Nhà nƣớc có
thể điều tiết giá cả bằng cách sử dụng tiền để mua hàng hoá đó trên thị trƣờng
với giá thích hợp khi giá mặt hàng đó giảm mạnh hoặc đƣa dự trữ loại hàng
hoá đó ra thị trƣờng nếu giá mặt hàng đó đang tăng cao do cầu vƣợt quá cung.
Nhà nƣớc cũng sử dụng ngân sách nhà nƣớc là một công cụ quan trọng để
điều tiết thị trƣờng tài chính nhƣ phát hành các loại trái phiếu, tranh thủ các
khoản vay vốn viện trợ của nƣớc ngoài bằng các biện pháp thu hút và gọi
vốn…tác động tích cực vào mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị
trƣờng tài chính đồng thời vừa tạo nguồn tài chính cho ngân sách, lại vừa thúc
đẩy giao lƣu các nguồn vốn góp phần điết tiết lƣợng tiền trong lƣu thông,
kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
1.2.2. Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với ổn định, phát triển đời
sống và văn hoá xã hội ở nước ta.
Thông qua hoạt động thu - chi, Ngân sách nhà nƣớc thực hiện tái phân
phối thu nhập, đảm bảo cho sự công bằng xã hội. Công cụ thuế đƣợc sử dụng
với chức năng tái phân phối thu nhập đó là đánh thuế luỹ tiến vào thu nhập
cao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hoá mà
những ngƣời có thu nhập cao mới có khả năng tiêu dùng và tiêu dùng phần
lớn hoặc với mục tiêu chặn bớt, không khuyến khích tiêu dùng, giảm thuế cho
các hàng hoá thiết yếu thƣờng do những ngƣời có thu nhập thấp sử dụng và sử
dụng phần lớn. Đồng thời sử dụng công cụ chi ngân sách vào việc trợ giá cho
các mặt hàng thiết yếu và trợ cấp xã hội cho những ngƣời có thu nhập thấp,
ngƣời nghèo, ngƣời gặp hoàn cảnh khó khăn.…Vai trò của ngân sách nhà
nƣớc đối với ổn định, phát triển đời sống xã hội thể hiện qua việc nhà nƣớc
chi đầu tƣ để phát triển các dịch vụ công cộng nhƣ văn hoá, giáo dục, y tế, tài
trợ cho việc thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, hỗ trợ
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
tài chính cho việc thực hiện các biện pháp phòng chống các tệ nạn xã hội, giải
quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo trợ xã hội.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng với những khuyết tật của
nó đặc biệt về mặt xã hội thì việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc để giải quyết
các vấn đề xã hội là thực sự cần thiết. Những khoản chi của ngân sách nhà
nƣớc cho vấn đề này phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, chi đúng đối
tƣợng, đúng sự việc. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc tác dụng của các khoản
chi ngân sách trong việc ổn định, phát triển đời sống và văn hoá xã hội.
Đối với ngân sách địa phƣơng, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ chi của ngân
sách từng cấp đƣợc phân bổ để thực hiện nhiệm vụ ổn định đời sống, phát
triển văn hoá xã hội trong phạm vi quản lý.
1.2.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước đối với các hoạt động, chức năng
khác của Chính phủ.
Ngân sách nhà nƣớc giữ vai trò quan trọng trong ổn định chính trị, bảo
vệ thành quả cách mạng. Thông qua ngân sách nhà nƣớc, Nhà nƣớc đảm bảo
các nhu cầu và điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc, phát
huy vai trò của bộ máy nhà nƣớc trong việc quản lý mọi lĩnh vực của đất
nƣớc, đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ và phát triển các thành tựu đã đạt
đƣợc của sự nghiệp cách mạng. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng
đó là đảm bảo cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội phần giao cho
địa phƣơng quản lý. Ngân sách nhà nƣớc còn giúp duy trì hoạt động của các
cơ quan nhà nƣớc, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội ở địa phƣơng.
Thông qua ngân sách nhà nƣớc, Nhà nƣớc kiểm tra quá trình phát triển
kinh tế quốc dân, cũng nhƣ các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhằm
thúc đẩy, phát hiện, khai thác tiềm năng kinh tế; kiểm tra, bảo vệ tài sản quốc
gia, tài sản nhà nƣớc, chống thất thoát lãng phí; kiểm tra việc chấp hành pháp
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
luật về ngân sách nhà nƣớc, kỷ luật tài chính, đảm bảo trật tự kỷ cƣơng trong
hoạt động tài chính.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC Ở NƢỚC TA.
1.3.1. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý Ngân sách Nhà nước.
1.3.1.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: mọi khoản thu, mọi khoản chi phải
đƣợc ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, mọi khoản chi phải đƣợc vào sổ và
quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ, trọn vẹn mới phản
ánh đúng mục đích chính sách và đảm bảo tính minh bạch của các khoản thu,
chi.
Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức Nhà nƣớc lập
và sử dụng quỹ đen. Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi NSNN đều
phải đƣa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn, nếu không việc phê
chuẩn ngân sách của Quốc hội sẽ không có căn cứ đầy đủ, không có giá trị.
1.3.1.2. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý Ngân sách Nhà nƣớc bắt nguồn từ
yêu cầu tăng cƣờng sức mạnh vật chất của Nhà nƣớc. Biểu hiện cụ thể sức
mạnh vật chất của Nhà nƣớc là thông qua hoạt động thu - chi của Ngân sách
Nhà nƣớc. Một Ngân sách bị chia cắt, phân tán, hoạt động thu - chi không
tuân thủ theo những quy định của pháp luật, thì sức mạnh vật chất của Nhà
nƣớc sẽ suy yếu.
Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN đƣợc thể hiện ở chỗ:
- Mọi khoản thu - chi của NSNN phải tuân thủ theo những quy định của
Luật Ngân sách Nhà nƣớc và phải đƣợc dự toán hàng năm đƣợc cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
- Tất cả các khâu trong chu trình ngân sách nhà nƣớc khi triển khai thực
hiện phải đặt dƣới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở trung ƣơng
là Quốc hội, ở địa phƣơng là Hội đồng nhân dân.
- Hoạt động ngân sách nhà nƣớc đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt
động kinh tế, xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia là
nền tảng của hoạt động ngân sách nhà nƣớc. Hoạt động ngân sách nhà nƣớc
phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất
kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội.
Nắm chắc nguyên tắc thống nhất trong quản lý ngân sách nhà nƣớc để
hoạch định chính sách ngân sách nhà nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử là một
yêu cầu quan trọng đối với mỗi cán bộ công tác trong lĩnh vực ngân sách nhà
nƣớc cả ở trung ƣơng và địa phƣơng.
1.3.1.3. Nguyên tắc cân đối ngân sách.
Kế hoạch ngân sách nhà nƣớc đƣợc lập ra hàng năm và thu, chi ngân
sách phải đƣợc cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ đƣợc phép
thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. "Ngân sách nhà nƣớc đƣợc cân
đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi
thƣờng xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tƣ phát triển;
trƣờng hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tƣ phát triển,
tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách."[20].
Về nguyên tắc, ngân sách địa phƣơng đƣợc cân đối với tổng số chi
không vƣợt quá tổng số thu; trƣờng hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng
có nhu cầu đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân
sách tỉnh đảm bảo, thuộc danh mục đầu tƣ trong kế hoạch 5 năm đã đƣợc Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhƣng vƣợt quá khả năng cân đối của
ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì đƣợc phép huy động vốn trong nƣớc và
phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
Mức dƣ nợ từ nguồn vốn huy động không vƣợt quá 30% vốn đầu tƣ xây dựng
cơ bản trong nƣớc hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.[20].
1.3.1.4. Nguyên tắc công khai hoá ngân sách nhà nước.
Về phƣơng diện chính sách, thu chi ngân sách nhà nƣớc là một chƣơng
trình của Chính phủ đƣợc cụ thể bằng các số liệu. NSNN phải đƣợc quản lý
rành mạch, công khai để mọi ngƣời dân đều có thể biết nếu họ quan tâm.
Nguyên tắc công khai của NSNN đƣợc thể hiện trong suốt chu trình
ngân sách nhà nƣớc (lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nƣớc) và
phải đƣợc áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách
nhà nƣớc.
1.3.1.5. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác.
Nguyên tắc này đòi hỏi:
- Ngân sách nhà nƣớc đƣợc xây dựng rành mạch, có hệ thống.
- Các dự toán thu, chi phải đƣợc tính toán một cách chính xác và đƣợc
đƣa vào kế hoạch ngân sách.
- Không đƣợc phép che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu,
chi ngân sách nhà nƣớc; không đƣợc phép lập quỹ đen, ngân sách phụ.
1.3.2. Nội dung của quản lý Ngân sách Nhà nước.
1.3.2.1. Quản lý quá trình thu của Ngân sách Nhà nước.
Thu ngân sách nhà nƣớc là quá trình Nhà nƣớc sử dụng quyền lực để
huy động một bộ phận giá trị của cải xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc. Thu ngân sách nhà nƣớc bao gồm
nhiều loại, ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệ phí; còn có các khoản
thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc; các khoản đóng góp của các tổ chức
và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp
luật.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
Để cung cấp thông tin tài chính một cách có hệ thống, công khai, minh
bạch, đảm bảo trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu quản lý của các đối tƣợng thì
việc phân loại các khoản thu theo các tiêu thức nhất định là hết sức quan
trọng.
Hiện nay trong quản lý Ngân sách nhà nƣớc thƣờng dùng hai cách phân
loại thu ngân sách chính đó là phân loại theo phạm vi phát sinh và theo nội
dung kinh tế.
Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc
chia thành: Thu trong nƣớc và thu ngoài nƣớc.
Thu trong nƣớc là các khoản thu ngân sách phát sinh tại Việt Nam bao
gồm:
- Thu từ các loại thuế nhƣ: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập đối với những ngƣời có thu nhập
cao…Ngoài ra còn có các khoản thu từ phí, lệ phí, tiền thu hồi vốn ngân sách,
thu hồi tiền cho vay (cả tiền gốc và tiền lãi), thu từ vốn góp của Nhà
nƣớc…Các khoản thu này thƣờng đƣợc báo cáo theo các khu vực doanh
nghiệp Nhà nƣớc trung ƣơng, địa phƣơng; thu các doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài; thu ngoài quốc doanh; thu từ khu vực khác; thu hải quan nhƣ:
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu,…
- Thu ngoài nƣớc là các khoản thu phát sinh không tại Việt Nam bao
gồm: các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ
các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho
Chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc thì các khoản vay
nợ trong nƣớc, ngoài nƣớc nhƣ phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA
(Viện trợ phát triển chính thức) trở thành nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và
đầu tƣ phát triển rất quan trọng.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
Qua việc phân loại Ngân sách nhà nƣớc căn cứ vào phạm vi phát sinh
cho phép đánh giá đƣợc mức độ huy động các nguồn thu ở các khu vực kinh
tế khác nhau trong nền kinh tế cũng nhƣ tổng quan thu trong nƣớc, ngoài
nƣớc. Từ đó có chính sách, biện pháp khai thác các nguồn thu cho hợp lý ở
các khu vực, cân đối giữa thu trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu ngân sách nhà nƣớc ở nƣớc
ta gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp
luật.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nƣớc theo quy định của
pháp luật.
- Thu từ các hoạt động sự nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền cho thuê đất,
cho thuê mặt nƣớc; thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nƣớc.
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ
chức, cá nhân ở ngoài nƣớc cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và
các cơ quan, đơn vị Nhà nƣớc.
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính; thu kết dƣ ngân sách.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật gồm: các khoản phạt,
tịch thu; thu hồi dự trữ nhà nƣớc; thu chênh lệch giá, phụ thu; thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trƣớc
chuyển sang.
Qua cách phân loại ngân sách nhà nƣớc căn cứ vào nội dung kinh tế
giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính chất và hình thức huy động
vào ngân sách, đánh giá tính cân đối, bền vững, hợp lý về cơ cấu của các
nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định chính sách cũng nhƣ tổ
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
chức điều hành ngân sách phù hợp với các mục tiêu mà nhà nƣớc theo đuổi
trong từng thời kỳ.
Quản lý quá trình thu Ngân sách nhà nƣớc chính là quản lý các hình
thức huy động ngân sách nhà nƣớc đó.
Yêu cầu cơ bản của quản lý quá trình thu ngân sách nhà nước là:
- Đảm bảo tập trung một bộ phận cơ bản, chủ yếu nguồn lực tài chính
quốc gia vào tay Nhà nƣớc để trang trải các khoản chi phí cần thiết của Nhà
nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử.
Điều này là yêu cầu cơ bản, không thể thiếu đƣợc đối với mọi Nhà
nƣớc. Mức độ tập trung nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc tuỳ
thuộc vào chức năng nhiệm vụ mà Nhà nƣớc đảm nhận, tuỳ thuộc vào cách
thức sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nƣớc cũng nhƣ khả năng tạo ra
nguồn lực tài chính của nền kinh tế.
Thông thƣờng, đứng trên góc độ kinh tế, mức huy động nguồn lực tài
chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc thƣờng chịu sự tác động của các yếu tố sau
đây:
+ Mức thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời;
+ Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế;
+ Khả năng khai thác và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên;
+ Tỷ lệ tiết kiệm của khu vực tƣ nhân để đầu tƣ;
+ Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nƣớc;
+ Tổ chức bộ máy thu nộp và công tác hành thu.
Do đó, nội dung quản lý quá trình thu Ngân sách Nhà nƣớc không chỉ
đơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu ngân sách nhà nƣớc mà còn
phải tổ chức quản lý các yếu tố quyết định đến số thu của Ngân sách nhà
nƣớc.
Fo rmatted: Font: Times New Roman, Dutch
(Netherlands)
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
- Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu
của ngân sách nhà nƣớc ngày càng lớn hơn.
Thực hiện đầy đủ yêu cầu này, chính là khắc phục tƣ tƣởng thu đơn
thuần, thu thoát ly thực trạng kinh tế. Vì vậy, trong quản lý thu ngân sách nhà
nƣớc từ việc hoạch định chính sách, chế độ thu cho đến việc tổ chức thực hiện
phải luôn luôn phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng hoạt động sản
xuất kinh doanh để có chính sách, chế độ, biện pháp chỉ đạo thu thích hợp.
Không vì yêu cầu đảm bảo nhu cầu trang trải các khoản chi phí của Nhà nƣớc
mà gia tăng các khoản thu một cách phi thực tế, gây cản trở cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, làm hạn chế nguồn thu ngân sách nhà nƣớc trong tƣơng lai.
Quản lý quá trình thu ngân sách nhà nƣớc phải coi mục tiêu bồi dƣỡng nguồn
thu là mục tiêu có tính chất quyết định đến sự ổn định và phát triển của thu
ngân sách nhà nƣớc.
- Coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc,
đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thu ngân sách nhà nƣớc xét ở một góc độ nào đó là sự phân phối lại
thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ thông qua bộ máy quyền lực của Nhà nƣớc.
Sự phân phối đó là cần thiết cả về khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã
hội. Song sự phân phối đó cũng luôn luôn chứa đựng trong nó những mâu
thuẫn về mặt lợi ích. Một sự huy động thiếu công bằng sẽ khoét sâu thêm
những mâu thuẫn đó. Khi mức độ mâu thuẫn đạt đến cực điểm sẽ bùng nổ
những bất ổn, các cuộc đấu tranh xã hội làm phƣơng hại đến tính ổn định và
phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.
Chính vì lẽ đó, trong quá trình quản lý thu ngân sách nhà nƣớc phải
luôn luôn coi trọng khía cạnh công bằng xã hội. Công bằng xã hội trong quản
lý thu ngân sách nhà nƣớc đòi hỏi việc huy động phải sát với khả năng đóng
góp của ngƣời dân theo nguyên tắc công bằng theo chiều ngang và chiều dọc.
100
Fo rmatted: Dutch (Netherlands)
Để đảm bảo đƣợc yêu cầu của công bằng xã hội, trong quá trình tổ chức, quản
lý, huy động các khoản thu của ngân sách nhà nƣớc không thể tiến hành một
cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải tuân thủ đầy đủ chính sách, chế độ thu do cơ
quan có thẩm quyền ban hành. Bởi vì, nói chung các chính sách, chế độ thu
đó đã đƣợc dân chúng thừa nhận gián tiếp qua cơ quan quyền lực đại diện cho
lợi ích của họ. Ở nƣớc ta cơ quan quyền lực đó là Quốc hội.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu kể trên, điều quan trọng là cần
xác lập đƣợc cách thức quản lý và sử dụng các công cụ quản lý thích hợp.
Trong thực tế có nhiều cách thức, phƣơng pháp quản lý thu ngân sách
nhà nƣớc. Song cách thức, phƣơng pháp quản lý thu Ngân sách nhà nƣớc phổ
biến hiện nay là:
* Xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thực trạng
của nền kinh tế. Hệ thống chính sách thu đó không chỉ quan tâm đến lợi ích
tạo ra nguồn thu trƣớc mắt cho Nhà nƣớc mà phải có tác động đến quá trình
phát triển kinh tế theo hƣớng có lợi nhất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo ra
công ăn việc làm nhiều hơn, kiềm chế và hạn chế lạm phát, thực hiện chủ
trƣơng mở cửa, từng bƣớc cân đối cán cân thanh toán quốc tế.
* Trên cơ sở chính sách, chế độ thu, gắn với diễn biến của quá trình
hoạt động kinh tế, cần xây dựng kế hoạch thu sát, đúng, phù hợp với diễn biến
thực tế khách quan của tình hình kinh tế hàng năm.
Kế hoạch thu sát đúng là biện pháp quan trọng để tổ chức quá trình
quản lý thu cụ thể. Đồng thời kết quả thực hiện kế hoạch thu sẽ cho phép nhìn
nhận lại các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế, cũng nhƣ các biện pháp
tổ chức thu thích hợp.
* Xác lập các biện pháp tổ chức thu phù hợp với từng khoản thu cụ thể
của ngân sách nhà nƣớc. Ở đây cần phải tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:
- Xây dựng quy trình thu cho từng loại thu cụ thể.